Luận văn Tìm hiểu tính tích cực học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường đại học Trà Vinh

1 TLỜI CAM ĐOAN1 T.3

1 TLỜI CẢM ƠN1 T.4

1 TMỤC LỤC1 T .5

1 TDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT1 T .7

1 TMỞ ĐẦU1 T.8

1 T1. Lí do chọn đề tài1 T.8

1 T2. Mục đích nghiên cứu1 T .9

1 T3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu1 T .9

1 T4. Giả thuyết nghiên cứu1 T .10

1 T5. Nhiệm vụ nghiên cứu1 T.10

1 T6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu1 T .10

1 T7. Phương pháp nghiên cứu1 T.10

1 T8. Đóng góp của đề tài1 T.13

1 T9. Cấu trúc luận văn: Bao gồm 03 phần1 T .13

1 TCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN CHO VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ

TÀI1 T.15

1 T1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương1 T.15

1 T1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tính tích cực1 T.15

1 T1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tính tích cực học tập1 T .24

1 T1.1.3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương ở

Việt Nam1 T .33

1 T1.2. Những vấn đề lí luận về tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương1 T .34

1 T1.2.1. Hoạt động học1 T.34

1 T1.2.2. Tính tích cực1 T .36

1 T1.2.3. Tính tích cực học tập1 T.37

1 T1.2.4. Tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương1 T .37

1 T1.2.5. Những nguyên nhân của việc có và không có tính tích cực học tập 1 T.39

pdf110 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu tính tích cực học tập môn tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường đại học Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên năm thứ nhất của 4 ngành học Quản trị kinh doanh, Kế toán, Luật, Ngữ văn Khmer. - Môn Tâm lý học đại cương được tổ chức dạy riêng cho từng lớp với thời lượng là 45 tiết. - Nội dung môn học gồm 6 chương: Chương 1. Tâm lý học là một khoa học Chương 2. Cơ sở hình thành tâm lý người Chương 3. Sự hình thành và phát triển Tâm lý – Ý thức Chương 4. Hoạt động nhận thức Chương 5. Tình cảm – Ý chí Chương 6. Nhân cách - Toàn bộ nội dung môn học được tổ chức giảng dạy ở trên lớp, do các giảng viên của trường Đại học Trà Vinh và trường Cao đẳng Sư phạm Trà Vinh hướng dẫn, Giảng viên tham gia giảng dạy đều tốt nghiệp chuyên ngành Tâm lý giáo dục hoặc Giáo dục học, có trình độ Cao học, Thạc sĩ và đa số có kinh nghiệp công tác dưới 5 năm. - Hình thức đánh giá môn học (bao gồm cả đánh giá quá trình và hết môn) do giảng viên giảng dạy tự quyết định và tiến hành. 2.2. Kết quả nghiên cứu về tính tích cực học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh 2.2.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng, ý nghĩa của việc học tập môn Tâm lý học đại cương Tính tích cực học tập môn TLHĐC của sinh viên trước hết thể hiện ở nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu môn học. Qua quá trình khảo sát nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu môn TLHĐC, chúng tôi thu được kết quả sau: Bảng 2.1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của môn TLHĐC Các mức độ Số lượng Phần trăm Rất quan trọng 91 44.4 Quan trọng 108 52.7 Không quan trọng 6 2.9 Tổng 205 100 Qua số liệu ở bảng 2.1 cho thấy đa số sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập và nghiên cứu môn TLHĐC. 44.4% sinh viên cho rằng việc học tập môn TLHĐC là rất quan trọng và 52.7% sinh viên cho là quan trọng. Bạn N.T.H, sinh viên lớp Đại học Quản trị kinh doanh 2009 cho biết “em thấy việc học môn TLHĐC là rất quan trọng và cần thiết đối với sinh viên”. Kết quả khảo sát ở giảng viên cũng cho thấy kết quả tương tự. Đa số giảng viên cho rằng phần đông sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập môn TLHĐC. Bảng 2.2. Nhận định của GV về nhận thức của SV về tầm quan trọng của môn TLHĐC Các mức độ Số lượng Phần trăm Rất quan trọng 1 20 Quan trọng 3 60 Không quan trọng 1 20 Tổng 5 100 Khi được phỏng vấn, Thầy H.T.H - giảng viên giảng dạy môn TLHĐC tại trường Đại học Trà Vinh cho biết “tôi nhận thấy đa số sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của môn học và đa số các em cho rằng việc học môn TLHĐC là cần thiết”. Tuy nhiên vẫn còn 2.9% sinh viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập môn TLHĐC. Kết quả phỏng vấn bạn H.V.T, sinh viên lớp Đại học Kế toán 2009, bạn T cho biết “em học chuyên ngành Kế toán, em thấy học môn TLHĐC là không cần thiết nên chỉ cần học cho qua là được”. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết số sinh viên này thường xuyên bỏ giờ, thờ ơ, không ghi chép bài và tỏ ra không quan tâm đến môn học nên kết quả học tập không cao. Bảng 2.3. Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học tập môn TLHĐC TT Các mức độ 1 2 3 Σ TB Ý nghĩa SL SL SL 1 Giúp sinh viên có những hiểu biết về tâm lý của bản thân và của người khác 1 31 173 582 2.84 1 2 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào trong giao tiếp và ứng xử nhằm đạt hiệu quả tốt nhất 0 33 172 582 2.84 1 3 Vận dụng kiến thức TLH để học tập các môn chuyên ngành một cách hiệu quả hơn 7 125 73 476 2.32 5 4 Vận dụng kiến thức TLH vào việc học tập, rèn luyện và phát triển tâm lý, nhân cách của bản thân 0 58 147 557 2.71 2 5 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào nghề nghiệp tương lai 2 75 128 536 2.61 3 6 Vận dụng kiến thức TLH để giải thích các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, chính xác 4 93 108 514 2.50 4 Điểm trung bình chung 2.64 (Ghi chú:1.Không đúng, 2. Có phần đúng, 3. Đúng) Kết quả điều tra thể hiện ở bảng 2.3 cho thấy hầu hết sinh viên nhận thức được ý nghĩa của việc học tập môn TLHĐC đối với sinh viên ( X = 2.64). Xếp ở vị trí thứ nhất là ý nghĩa “giúp sinh viên có những hiểu biết về tâm lý của bản thân và của người khác” và “giúp sinh viên có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào trong giao tiếp và ứng xử nhằm đạt hiệu quả tốt nhất” với X = 2.84. Bạn N.T.H, sinh viên lớp Đại học Quản trị kinh doanh 2009 cho biết “em nhận thấy những nội dung được giảng dạy trong môn TLHĐC rất có ý nghĩa với sinh viên. Nó giúp chúng em hiểu hơn về tâm lý của chính mình và của mọi người, biết thêm những cái trong tâm lý con người mà từ trước đến giờ chúng em chưa từng được học”. Như chúng ta đã biết môn TLHĐC là môn học nghiên cứu và giải thích tất cả các hiện tượng tâm lý trong đời sống tâm lý của con người. Chính vì vậy, khi học xong môn TLHĐC sinh viên có thể hiểu được đời sống tâm lý của bản thân và của người khác. Thông qua đó sinh viên có thể vận dụng những kiến thức TLH vào trong giao tiếp và ứng xử với mọi người nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Xếp ở vị trí thứ 2 là ý nghĩa “vận dụng kiến thức TLH vào việc học tập, rèn luyện và phát triển tâm lý, nhân cách của bản thân” với X = 2.71. Mục đích của học tập và rèn luyện là lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm xã hội, lịch sử nhằm hình thành và phát triển nhân cách của bản thân. Học môn TLHĐC sinh viên sẽ được giảng viên trang bị những kiến thức tâm lý về quá trình hình thành và phát triển nhân cách để từ đó có thể vận dụng một cách hiệu quả vào quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của bản thân. Tiếp theo là ý kiến sinh viên cho rằng học môn TLHĐC sẽ giúp cho sinh viên có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào nghề nghiệp tương lai ( X = 2.61); vận dụng kiến thức TLH để giải thích các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, chính xác ( X = 2.50) và vận dụng kiến thức TLH để học tập các môn chuyên ngành một cách hiệu quả hơn. Môn TLHĐC là môn học thuộc khối kiến thức đại cương nhưng lại là môn học có liên quan đến nhiều môn học chuyên ngành, đặc biệt là các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Chính vì vậy việc học tập môn TLHĐC sẽ giúp sinh viên có được những kiến thức cơ bản, kiến thức nền tảng để học các môn chuyên ngành một cách hiệu quả và đặc biệt là có kiến thức tâm lý để vận dụng vào nghề nghiệp trong tương lai. Xét theo ngành học cũng như giới tính, kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt nhiều trong việc nhận thức các ý nghĩa của môn TLHĐC. Bảng 2.4. Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của việc học tập môn TLHĐC xét theo ngành học và giới tính TT Ý nghĩa Ngành học Giới tính KT XH Nam Nữ 1 Giúp sinh viên có những hiểu biết về tâm lý của bản thân và của người khác 2.85 2.82 2.84 2.84 2 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào trong giao tiếp và ứng xử nhằm đạt hiệu quả tốt nhất 2.83 2.85 2.88 2.82 3 Vận dụng kiến thức TLH để học tập các môn chuyên ngành một cách hiệu quả hơn 2.18 2.52 2.43 2.26 4 Vận dụng kiến thức TLH vào việc học tập, rèn luyện và phát triển tâm lý, nhân cách của bản thân 2.65 2.80 2.76 2.69 5 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào nghề nghiệp tương lai 2.60 2.63 2.65 2.60 6 Vận dụng kiến thức TLH để giải thích các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, chính xác 2.50 2.55 2.55 2.49 Số liệu ở bảng trên cho thấy sự khác biệt thể hiện rõ nhất ở ý nghĩa “Vận dụng kiến thức TLH để học tập các môn chuyên ngành một cách hiệu quả hơn” được sinh viên khối XH đề cao hơn. Theo nhân định của nhà nghiên cứu, nguyên nhân của vấn đề này là do các môn học trong chương trình đào tạo của các ngành XH có liên quan nhiều hơn đến kiến thức tâm lý. Kết quả khảo sát nhận định của giảng viên về nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của môn TLHĐC cho thấy kết quả thấp hơn ( X = 2.33). Bảng 2.5. Nhận định của GV về nhận thức của sinh viên về ý nghĩa của môn TLHĐC TT Ý nghĩa Chung X Std 1 Giúp sinh viên có những hiểu biết về tâm lý của bản thân và của người khác 3.00 0.00 2 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào trong giao tiếp và ứng xử nhằm đạt hiệu quả tốt nhất 2.60 0.00 3 Vận dụng kiến thức TLH để học tập các môn chuyên ngành một cách hiệu quả hơn 2.40 0.00 4 Vận dụng kiến thức TLH vào việc học tập, rèn luyện và phát triển tâm lý, nhân cách của bản thân 2.00 0.00 5 Có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào nghề nghiệp tương lai 2.00 0.00 6 Vận dụng kiến thức TLH để giải thích các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, chính xác 2.00 0.00 Trung bình chung 2.33 Đa số giảng viên nhận định phần lớn sinh viên mới chỉ nhận thức tốt việc học tập môn TLHĐC giúp họ “có những hiểu biết về tâm lý của bản thân và của người khác”, “có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào trong giao tiếp và ứng xử nhằm đạt hiệu quả tốt nhất”, còn các ý nghĩa khác của môn TLHĐC như “vận dụng kiến thức TLH để học tập các môn chuyên ngành một cách hiệu quả hơn”, “vận dụng kiến thức TLH vào việc học tập, rèn luyện và phát triển tâm lý, nhân cách của bản thân”, “có kiến thức về tâm lý để vận dụng vào nghề nghiệp tương lai”, “vận dụng kiến thức TLH để giải thích các hiện tượng tâm lý trong cuộc sống hàng ngày một cách khoa học, chính xác”, đa số sinh viên chưa nhận thức được một cách đầy đủ. Tóm lại, kết quả nghiên cứu cho thấy đa số sinh viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập môn TLHĐC. Tuy nhiên vẫn còn một số ít sinh viên chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc học tập và nghiên cứu môn học này. 2. 2.2. Thái độ học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên. Kết quả học tập môn TLHĐC của sinh viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bên cạnh yếu tố nhận thức thì thái độ học tập là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực cũng như kết quả học tập của sinh viên. Kết quả nghiên cứu nhu cầu, động cơ, hứng thú, tâm trạng, thái độ học tập môn TLHĐC của sinh viên cho thấy: 2.2.2.1. Nhu cầu học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên Bảng 2.6. Nhu cầu học tập môn TLHĐC của sinh viên Nhu cầu Số lượng Phần trăm Mong muốn 67 32.7 Bình thường 128 62.4 Không mong muốn 10 4.9 Tổng 205 100 Kết quả ở bảng 2.6 cho thấy, nhu cầu học tập môn TLHĐC của sinh viên chưa cao: 32.7% SV được khảo sát có mong muốn học môn TLHĐC, 62.4% SV đánh giá bản thân có nhu cầu ở mức độ bình thường và 4,9% sinh viên không mong muốn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính tích cực, tự giác, đến động cơ, hứng thú, thái độ, cũng như kết quả học tập của sinh viên. Kết quả khảo sát đánh giá của giảng viên về nhu cầu học tập môn TLHĐC của sinh viên còn thấp hơn (20% sinh viên có mong muốn và 60% có mong muốn ở mức độ bình thường và 20% sinh viên không có mong muốn). Bạn N.V.Q – sinh viên ngành Luật cho biết “khi coi lịch học thấy được học môn Tâm lý em rất thích, ngày đầu đi học rất hào hứng nhưng học hai, ba bữa bắt đầu em thấy nản vì môn học khó hiểu, hơn nữa thầy chỉ dạy lý thuyết nên em không khí lớp học rất căng thẳng”. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự chênh lệch về nhu cầu học tập môn TLHĐC giữa sinh viên khối KT và sinh viên khối XH, giữa sinh viên nam và sinh viên nữ. Bảng 2.7. Nhu cầu học tập môn TLHĐC của sinh viên xét theo ngành học và giới tính TT Ngành học Giới tính KT XH Nam Nữ 1 Mong muốn học môn TLHĐC 1.70 1.75 1.56 1.80 Sinh viên ngành XH có nhu cầu học môn TLHĐC cao hơn sinh viên ngành KT ( X KT = 1.70; X XH = 1.75), sinh viên nữ có nhu cầu học môn TLHĐC cao hơn sinh viên nam ( X Nam = 1.56; X Nữ = 1.80). Theo nhận định của nhà nghiên cứu thì nguyên nhân của vấn đề này là do sinh viên các ngành xã hội thấy rõ hơn mối quan hệ giữa tâm lý học và các ngành khoa học xã hội; sinh viên nữ thường quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề về tâm lý. Bạn N.A.T – sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cho biết “Tụi em học để làm kinh doanh nên rất cần đến kiến thức về tâm lý, cần phải hiểu được tâm lý khách hàng”. Kết quả nghiên cứu ở giảng viên cho thấy đa số giảng viên đều cho rằng nhu cầu học môn TLHĐC của sinh viên ở mức bình thường. Bảng 2.8. Nhận định của GV về nhu cầu học môn TLHĐC của sinh viên Nhu cầu Số lượng Phần trăm Mong muốn 1 20 Bình thường 3 60 Không mong muốn 1 20 Tổng 5 100 2.2.2.2. Động cơ học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên Động cơ học tập là một trong những thành tố quan trọng của hoạt động học tập, là yếu tố tạo nên động lực thúc đẩy, lôi cuốn và kích thích người học tích cực học tập. Kết quả khảo sát động cơ học môn TLHĐC của sinh viên hệ đại học trường Đại học Trà Vinh cho thấy: Bảng 2.9. Động cơ học tập môn TLHĐC của sinh viên TT Các mức độ 1 2 3 Σ TB Động cơ SL SL SL 1 Vì khát khao được mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết về kiến thức tâm lý học 15 122 68 463 2.26 5 2 Vì nội dung môn Tâm lý học đại cương có ý nghĩa đối với bản thân 12 90 103 501 2.44 3 3 Vì có hứng thú, niềm vui trong quá trình học tập môn học 29 137 39 420 2.02 8 4 Vì muốn được điểm cao ở môn học 45 85 75 440 2.14 6 5 Vì phải thực hiện yêu cầu của GV 108 66 31 333 1.62 9 6 Vì phải học cho hoàn thành chương trình để đủ điều kiện tốt nghiệp 58 74 73 425 2.07 7 7 Vì mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai 1 71 133 542 2.64 1 8 Vì mong muốn có được một nghề nghiệp ổn định 7 70 128 531 2.59 2 9 Vì mong muốn có cơ hội tìm việc làm tốt khi ra trường 23 74 108 495 2.41 4 (Ghi chú:1: Ít, 2: Vừa phải, 3: Nhiều) Số liệu ở bảng 2.9 cho thấy sinh viên học môn TLHĐC vì nhiều lí do khác nhau. Xếp ở vị trí số 1 là động cơ “mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai” ( X = 2.64) và ở vị trí số 2 là “mong muốn có được một nghề nghiệp ổn định” ( X = 2.59). Trong khi đó, lí do “vì khát khao được mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết về kiến thức tâm lý học” xếp ở vị trí thứ 5 ( X = 2.26) và “vì nội dung môn Tâm lý học đại cương có ý nghĩa đối với bản thân” đứng ở vị trí số 3 ( X = 2.44). Kết quả này cho thấy sinh viên học môn TLHĐC vì những những động cơ xã hội hơn những động cơ chiếm lĩnh tri thức. Tuy nhiên kết quả này cũng phản ánh đa số sinh viên đã ý thức được tầm quan trọng của việc tích lũy kiến thức nói chung và kiến thức TLH nói riêng đối với cuộc sống và nghề nghiệp tương lai của họ. Qua phỏng vấn, sinh viên N.T.N ngành Ngữ văn Khmer cho biết “em đi học đại học vì muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai”. Các động cơ “vì muốn được điểm cao ở môn học” ( X = 2.14) và “vì phải học cho hoàn thành chương trình để đủ điều kiện tốt nghiệp” ( X = 2.07) là những động cơ có ảnh hưởng đến hoạt động học tập của sinh viên ở mức độ trung bình. Động cơ “vì có hứng thú, niềm vui trong quá trình học tập môn học” chỉ chiếm mức điểm trung bình X = 2.02 và xếp ở vị trí thứ 8, kết quả này cho thấy mức độ hứng thú của sinh viên đối với môn học chưa cao. Kết quả khảo sát nhận định của giảng viên về động cơ học tập môn TLHĐC của sinh viên cho thấy có sự khác biệt. Bảng 2.10. Nhận định của GV về động cơ học tập môn TLHĐC của sinh viên TT Động cơ Chung X Std 1 Vì khát khao được mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết về kiến thức tâm lý học 1.80 0.83 2 Vì nội dung môn Tâm lý học đại cương có ý nghĩa đối với bản thân 1.80 0.83 3 Vì có hứng thú, niềm vui trong quá trình học tập môn học 2.00 0.70 4 Vì muốn được điểm cao ở môn học 2.80 0.45 5 Vì phải thực hiện yêu cầu của GV 3.00 0.00 6 Vì phải học cho hoàn thành chương trình để đủ điều kiện tốt nghiệp 3.00 0.00 7 Vì mong muốn có được một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai 2.00 0.70 8 Vì mong muốn có được một nghề nghiệp ổn định 2.00 0.70 9 Vì mong muốn có cơ hội tìm việc làm tốt khi ra trường 2.00 0.70 Đa số giảng viên cho rằng những động cơ quan hệ xã hội là những động cơ thúc đẩy mạnh hoạt động học tập môn TLHĐC của sinh viên (“vì muốn được điểm cao ở môn học”, “vì phải thực hiện yêu cầu của GV”, “vì phải học cho hoàn thành chương trình để đủ điều kiện tốt nghiệp” ( X = 3.00)); còn các động cơ chiếm lĩnh tri thức chỉ tác động ở mức độ nhỏ (“Vì khát khao được mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết về kiến thức tâm lý học” ( X = 1.80)). 2.2.2.3. Hứng thú học môn Tâm lý học đại cương của sinh viên Bảng 2.11. Hứng thú học môn TLHĐC của sinh viên Mức độ Số lượng Phần trăm Thích 61 29.8 Bình thường 116 56.6 Không thích 28 13.7 Tổng 205 100 Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 2.1 và 2.11 cho thấy có sự chênh lệch rõ rệt giữa mức độ nhận thức và mức độ hứng thú của sinh viên đối với môn TLHĐC. Nếu ở bảng 2.1 đa số sinh viên nhận thức được việc trang bị kiến thức TLH là quan trọng thì ở bảng 2.11 sinh viên bày tỏ thái độ không phù hợp với những gì họ nhận thức. Chỉ có 29.8% sinh viên nói rằng họ thích học, 56.6% sinh viên cho biết hứng thú của họ đối với môn TLHĐC ở mức độ bình thường và còn đến 13.7% sinh viên cho biết họ không thích học môn TLHĐC. Kết quả này cho thấy mức độ hứng thú của sinh viên đối với môn học là không cao. Nguyên nhân của vấn đề này là do môn TLHĐC là môn học bao gồm nhiều nội dung khó, bao gồm những khái niệm mới, trừu tượng (75.6% sinh viên nhận định môn TLHĐC là một môn học khó hiểu). Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy của sinh viên chưa thực sự hiệu quả (sinh viên đánh giá phương pháp giảng dạy của sinh viên ở mức điểm trung bình thấp X = 2.20) . Khi được phỏng vấn, bạn Đ.T.H – sinh viên lớp Đại học Quản trị kinh doanh 2009 cho biết “em thấy môn TLHĐC là môn học rất khó, không chỉ em mà các bạn khác trong lớp đều rất sự bị rớt môn học này”; bạn Đ.T.H trao đổi thêm “phương pháp giảng dạy của giảng viên còn nặng về dạy lý thuyết, ít tổ chức cho sinh viên thảo luận, làm bài tập”. Trao đổi với sinh viên chúng tôi được biết những sinh viên không có hứng thú với việc học tập môn TLHĐC là những sinh viên cho rằng môn học này là môn phụ, không cần thiết. Xét theo ngành học, kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên khối ngành XH có mức độ hứng thú ( X = 1.95) cao hơn so với sinh viên khối ngành KT ( X = 1.75). Ngoài việc tìm hiểu hứng thú của sinh viên đối với môn học, chúng tôi còn tìm hiểu hứng thú của sinh viên đối với từng nội dung của môn học. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Bảng 2.12. Hứng thú của sinh viên đối với các nội dung trong môn TLHĐC TT Các mức độ 1 2 3 Σ TB Ý nghĩa SL SL SL 1 Chương 1. Tâm lý học là một khoa học 45 141 19 384 1.87 5 2 Chương 2. Cơ sở hình thành tâm lý người 8 139 58 460 2.24 3 3 Chương 3. Sự hình thành và phát triển Tâm lý – Ý thức 8 139 58 460 2.24 3 4 Chương 4. Hoạt động nhận thức 8 148 49 451 2.20 4 5 Chương 5. Tình cảm – Ý chí 4 56 145 551 2.69 1 6 Chương 6. Nhân cách 12 55 138 536 2.61 2 (Ghi chú: 1. Không thích; 2. Bình thường; 3. Thích) Bảng số liệu trên cho thấy đa số sinh viên có hứng thú cao với nội dung chương Tình cảm ( X = 2.69) và chương Nhân cách ( X = 2.61) của môn học còn các nội dung khác sinh viên có hứng thú ở mức độ trung bình và đối với nội dung chương Tâm lý học là một khoa học sinh viên có mức độ hứng thú thấp nhất ( X = 1.87). Xét theo giới tính và khối ngành học cho thấy không có sự khác biệt lớn về mức độ hứng thú đối với từng nội dung của môn TLHĐC giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, sinh viên khối ngành XH và khối ngành KT . Bảng 2.13. Mức độ hứng thú của SV đối với các nội dung của môn TLHĐC xét theo ngành học và giới tính TT Ý nghĩa Ngành học Giới tính KT XH Nam Nữ 1 Chương 1. Tâm lý học là một khoa học 1.86 1.88 1.85 1.88 2 Chương 2. Cơ sở hình thành tâm lý người 2.27 2.20 2.22 2.26 3 Chương 3. Sự hình thành và phát triển Tâm lý – Ý thức 2.24 2.24 2.26 2.23 4 Chương 4. Hoạt động nhận thức 2.21 2.17 2.21 2.19 5 Chương 5. Tình cảm – Ý chí 2.68 2.69 2.67 2.70 6 Chương 6. Nhân cách 2.58 2.65 2.59 2.62 Kết quả khảo sát trên giảng viên cho kết quả tương tự: Bảng 2.14. Nhận định của GV về mức độ hứng thú của sinh viên đối với các nội dung được giảng dạy trong môn TLHĐC TT Nội dung Chung X Std 1 Chương 1. Tâm lý học là một khoa học 1.60 0.55 2 Chương 2. Cơ sở hình thành tâm lý người 1.80 0.45 3 Chương 3. Sự hình thành và phát triển Tâm lý – Ý thức 1.80 0.45 4 Chương 4. Hoạt động nhận thức 2.00 0.70 5 Chương 5. Tình cảm – Ý chí 2.80 0.45 6 Chương 6. Nhân cách 2.60 0.54 Trung bình chung 2.10 Đa số giảng viên nhận định mức độ hứng thú của sinh viên với môn học còn thấp ( X = 2.10), đa số sinh viên thích học các nội dung hấp dẫn và dễ tiếp thu như nội dung chương 5 và chương 6 còn các nội dung khác mức độ hứng thú đều thấp. Giảng viên H.T.H nhận định “sinh viên chỉ thích học các nội dung dễ hiểu, hấp dẫn, gần gũi với bản thân như các chương Tình cảm và Nhân cách còn các nội dung khác thì sinh viên không thích và ít quan tâm” 2.2.2.4. Tâm trạng học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên Tâm trạng học tập môn học là một trong những yếu tố thể hiện thái độ học tập tích cực hay không tích cực của sinh viên và là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. Nếu trong quá trình học tập sinh viên có tâm trạng vui vẻ, thoải mái sẽ góp phần nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên và ngược lại. Bảng 2.15. Tâm trạng học tập môn Tâm lý học đại cương của sinh viên Tâm trạng Số lượng Phần trăm Sảng khoái, vui vẻ, thích thú, thấy giờ học trôi qua nhanh 50 24.4 Bình thường, không vui vẻ, không thích 112 54.6 thú cũng không buồn chán Buồn chán, nặng nề, uể oải, thấy giờ học trôi qua chậm chạp, lâu hết giờ 43 21 Tổng 205 100 Bảng số liệu trên cho thấy, chỉ có 24.4% sinh viên có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, thích thú khi học TLHĐC, 54.6% sinh viên có tâm trạng bình thường và 21% sinh viên có tâm trạng buồn chán, nặng nề, uể oải. Như vậy, đa số sinh viên chưa có tâm trạng tích cực khi học môn TLHĐC. Bạn N.T.T chia sẻ “các bạn trong lớp em đi học rất đầy đủ nhưng trong giờ học chưa thực sự nghiêm túc, các bạn nói chuyện nhiều và luôn đòi giáo viên cho về sớm. Em nhận thấy các bạn rất mệt mỏi khi phải học môn Tâm lý 5 tiết/1 buổi”. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế tính tích cực học tập của sinh viên. Khảo sát vấn đề này ở giảng viên cho thấy kết quả tương tự. Đa số giảng viên nhận định sinh viên chưa có tâm trạng tích cực khi học môn TLHĐC. Bảng 2.16. Nhận định của GV về tâm trạng học tập môn TLHĐC của SV Tâm trạng Số lượng Phần trăm Sảng khoái, vui vẻ, thích thú, thấy giờ học trôi qua nhanh 1 20 Bình thường, không vui vẻ, không thích thú cũng không buồn chán 4 80 Buồn chán, nặng nề, uể oải, thấy giờ học trôi qua chậm chạp, lâu hết giờ 0 0 Tổng 5 100 Xét theo ngành học, kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên ngành XH có tâm trạng tích cực hơn sinh viên ngành KT khi học môn TLHĐC. Nguyên nhân của kết quả này là do sinh viên ngành XH có nhu cầu và hứng thú học tập cao hơn so với sinh viên ngành KT ( X KT = 1.89; X XH = 2.07). 2.2.2.5. Thái độ học tập môn TLHĐC của sinh viên Bảng 2.17. Thái độ học tập môn TLHĐC của sinh viên TT Các mức độ 1 2 3 Σ TB Thái độ SL SL SL 1 Tự giác, chủ động, độc lập trong học tập 17 161 27 420 2.04 4 2 Coi trọng việc học tập môn học và tìm đọc thêm các tài liệu về TLH 29 120 56 437 2.13 3 3 Tích cực học tập để đạt kết quả cao nhất 12 154 39 437 2.13 3 4 Không hài lòng với bản thân khi chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập 32 95 78 456 2.22 1 5 Có ý thức phấn đấu, vươn lên đạt kết quả cao v môn TLH 15 145 45 440 2.14 2 Điểm trung bình chung 2.13 (Ghi chú: 1. Ít; 2. Thỉnh thoảng; 3. Thường xuyên) Xét chung toàn mẫu số liệu bảng 2.17 cho thấy, thái độ học tập môn TLHĐC của sinh viên chưa được tích cực ( X = 2,13). Trong đó thái độ “Tự giác, chủ động, độc lập trong học tập” là thái độ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của sinh viên chỉ được đánh giá ở mức điểm trung bình ( X = 2.04). Các thái độ khác cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của sinh viên nhưng cũng chỉ được biểu hiện ở mức điểm trung bình ( X từ 2.13 đến 2.22). Đặc biệt hầu hết sinh viên chưa “coi trọng việc học tập môn học và tìm đọc thêm các tài liệu về TLH” ( X = 2.13). Trao đổi với bạn V.V.T – ngành Luật, bạn T cho biết: “em chỉ học và đọc cuốn giáo trình mà giảng viên cung cấp, ngoài ra em không có cuốn tài liệu nào khác và cũng thỉnh thoảng em mới đọc vì đọc khó hiểu quá nên cũng nản”. Kết quả khảo sát trên giảng viên cho thấy kết quả thấp hơn. Đa số giảng viên nhận định thái độ tích cực học tập môn TLHĐC của sinh viên ở mức độ thấp ( X = 1.72) Bảng 2.18. Nhận định của GV về thái độ học tập môn TLHĐC của sinh viên TT Thái độ Chung X Std 1 Tự giác, chủ động, độc lập trong học tập 1.60 0.54 2 Coi trọng việc học tập môn học và tìm đọc thêm các tài liệu về TLH 1.80 0.45 3 Tích cực học tập để đạt kết quả cao nhất 1.80 0.45 4 Không hài lòng với bản thân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5883.pdf
Tài liệu liên quan