M. Lermôntôp (1814-1841) là nhà thơ Nga kiệt xuất, người kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại
của A. Puskin, người sẽ còn được đọc và yêu mến mãi mãi “chừng nào người Nga còn nói tiếng
Nga”.
Bài thơ Cánh buồmđược xem như một trong những bài thể hiện rõ nhất “chất” Lermôntôp -
tính triết lý, chất lãng mạn, anh hùng kiểu Bairơn, chứa đựng những bi kịch nội tâm sâu sắc. Cuộc
sống, tình yêu, hạnh phúc nhưng trên hết là sự bình yên của cuộc đời không tồn tại trên con đường
bằng phẳng mà ở rất gần với bão tố cuộn dâng. Đến được với nó, con người cần hoà mình vào với
sóng gió, phải biết vị trí của mình là ở đâu giữa sóng gió cuộc đời. Đối mặt là điều mà Lermôntôp
mong muốn những ai muốn tìm sự ngọt ngào của tình yêu trong giông bão cuộc đời. Vì thế, Cánh
buồmtrở thành viên ngọc quý trong mảng thơ trữ tình của Lermôntôp, là bản tuyên ngôn tư tưởng
của tác giả.
130 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2184 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tìm hiểu việc xây dựng chương trình văn học Nga ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong bão tố, lúc lắng
sâu dịu êm như biển cả sau cơn bão bùng càng làm cho những chuyến phiêu lưu tăng sức hấp dẫn.
3.4.2 . Trung học phổ thông
3.4.2.1. CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG - PUSKIN
a. Giới thiệu tác giả: ALÊCHXANĐƠ XECGÂYÊVICH PUSKIN
Alêchxanđơ Xecgâyêvich Puskin (06.06.1799 - 10.021837) sinh ra trong một gia đình thuộc
dòng quý tộc lâu đời và quyền quý.
Năm 1811, ông vào học tại trường Litxi (trường trung học dành cho con em quý tộc). Trong
cuộc thi thơ do nhà trường tổ chức năm 1815, ông đã viết bài thơ Những kỉ niệm Hoàng thôn và đạt
giải nhất.
Năm 1817, sau khi tốt nghiệp, ông được bổ nhiệm làm viên chức Bộ ngoại giao ở Xanh
Petecbua. Tuy vậy, ông đã từ bỏ cuộc sống huy hoàng để đến với phong trào đấu tranh chống chế độ
nông nô do những nhà quý tộc dấy lên. Từ đây, ông xác định lập trường chính trị và nghệ thuật của
mình: chống Sa hoàng và nguyện làm “người ca sĩ của tự do”. Nhiều bài thơ chống Sa hoàng xuất
hiện như Gửi Sađaep (1818), Làng (1819). Đó là lí do khiến ông bị Sa hoàng thù ghét và buộc đi
đày biệt xứ ở Sibiri.
Những bài thơ ra đời trong thời gian này trầm lắng và chất chứa nhiều tâm sự như Ánh mặt
trời ban ngày đã tắt (1820), Người tù (1822), Con chim nhỏ (1823), Hỡi sóng cả ai ngăn ai chặn
(1823)... cùng nhiều bản trường ca lãng mạn như Rutxlan và Lutmila (1820) Người tù Kapkadơ
(1820 - 1821), Đoàn người Sưgan (1824)... đánh dấu sự thay đổi về phương pháp sáng tác mới,
phương pháp lãng mạn.
Ông tiếp tục bị Nga Hoàng đày lên phương Bắc, sống trong sự quản thúc chặt chẽ tại làng
Mikhailôpxcôie. Ông tiếp tục thử nghiệm phương pháp sáng tác mới với tiểu thuyết Epghênhi
Ônêghin và bắt tay vào viết vở bi kịch lịch sử Bôrit Gôđưnôp (1825) - tác phẩm kịch hiện thực đầu
tiên của văn học Nga.
Năm 1825, ông gặp lại Anna Kêrônô - người phụ nữ ông đã gặp ở Petecbua cách đây sáu
năm. Sự gặp gỡ tình cờ này gợi nhớ những kỉ niệm xưa cũ trong ông và bài thơ Gửi K ra đời.
Bài thơ đăng báo lần đầu tiên vào năm 1827 và tạo được những ấn tượng tốt. Sau này, bài thơ
được nhạc sĩ Glinca phổ nhạc và trở thành một trong những viên ngọc quý của nền thơ ca Nga.
Sau sự kiện này, những sáng tác kiệt xuất về tình yêu, thiên nhiên lần lượt ra đời Con đường
mùa đông, Lá thư bị đốt cháy...
Khi cuộc khởi nghĩa tháng Chạp 1825 nổ ra và thất bại ở Peterburg, ông đã viết những bài
thơ ca ngợi anh em đồng chí hãy vững lòng tin (Gửi tới Xibiri - 1827), khẳng định lòng trung thành
với sự nghiệp cách mạng (Ariôn - 1827) và vạch trần chế độ chuyên chế Sa hoàng (Cây Antxsa -
1828).
Tháng 12 năm 1829, ông gặp Natalia Gôncharôva - người phụ nữ đẹp nhất kinh thành và yêu
say đắm. Hai người tổ chức đám cưới vào ngày 18 tháng 12 năm 1831. Cùng năm này, ông hoàn
thành tiểu thuyết Epghênhi Ônêgin, tập truyện ngắn Những truyện ngắn của ông Beckin, tiểu thuyết
lịch sử Người con gái viên đại úy cùng hàng chục truyện cổ tích thơ, bi kịch nhỏ... cũng ra đời.
Ngày 10 tháng 2 năm 1837, để bảo vệ danh dự gia đình, Puskin đã quyết đấu với Đantex -
một sĩ quan lưu vong Pháp - và bị sát hại.
“Puskin là tất cả những gì chúng ta có, là đại diện cho tinh thần, sắc nét của chúng ta - những
gì còn lại sau khi chúng ta đối mặt với những điều xa lạ, với một thế giới khác” (Apôlôn Grigôriep).
b. Vài nét về tác phẩm
Con đường mùa đông được Puskin viết năm 1826, thời kì nhà thơ bị tù đày ở
Mikhailôpxcôie. Bài thơ mang phong vị của một bức tranh thiên nhiên mùa đông với một không
gian mờ ảo, đắm chìm trong ánh trăng bàng bạc. Tuy nhiên, đối tượng chính của bài thơ lại là nỗi
buồn cô đơn của nhân vật trữ tình ẩn mình trong không gian mênh mông của thiên nhiên.
c. Lí do lựa chọn
Puskin là nhà thơ vĩ đại nhất của nền thơ ca Nga, người đặt nền móng cho nền văn học Nga
mới, người được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”. Nhà thơ, kiêm nhà phê bình văn học
Apôlôn Grigôriep đã nói rằng: “Puskin là tất cả những gì ta có” bởi những sáng tác của ông từ thơ
văn cho đến kịch đều trở thành những mẫu mực của nền văn học Nga. Được khẳng định là người đã
sáng tạo nên tiếng Nga văn học, là “bách khoa toàn thư về đời sống nước Nga”, Puskin viết cho mọi
đối tượng bạn đọc, từ con trẻ cho đến những người lớn tuổi, nhưng trên hết bạn đọc đến với ông
bằng những vần thơ tình yêu chan chứa sắc màu.
Mặc dù nổi tiếng và quen thuộc với người yêu thơ bởi những bài thơ tình nồng đượm, riêng
Con đường mùa đông lại mang một phong vị khác của Puskin. Bài thơ thể hiện đầy đủ vẻ đẹp tâm
hồn cũng như thiên nhiên nước Nga cổ kính, hoang sơ. Khung cảnh thiên nhiên Nga hiện diện trong
bài thơ mang một vẻ đẹp thuần khiết, trong sáng với dáng vẻ u buồn của một tâm hồn nhạy cảm.
Nhưng Con đường mùa đông không là bức tranh phong cảnh thuần túy. Tâm trạng của nhân
vật trữ tình ẩn sâu trong lớp vỏ thiên nhiên khiến con đường mùa đông trở thành con đường của tâm
trạng, của những xúc cảm tràn đầy.
Ngoài ra, bài thơ còn thể hiện được vẻ đẹp đặc sắc trong cách miêu tả không gian, thời gian
và nhịp điệu của bài thơ mang đậm dấu ấn của những bài dân ca Nga. Điều đó làm nên sức hấp dẫn
cho bài thơ.
3.4.2.2. Đọc thêm: CÁNH BUỒM – LERMÔNTÔP
a. Giới thiệu tác giả: MIKHAIN IURIEPVICH LEPMÔNTÔP
Mikhain Iuriepich Lepmôntôp sinh ngày 3 tháng 10 năm 1814 ở Matxcơva, trong gia đình
một viên đại úy nghèo đã nghỉ hưu.
Lên 9 tuổi, ông được đưa đến vùng suối nước ấm an dưỡng. Đây là nơi đã ảnh hưởng mạnh
mẽ đến tư chất của chàng thi sĩ trong tương lai. Năm 13 tuổi, 1827 Lermôntôp theo bà ngoại đến
sinh sống tại Matxcơva và được gửi vào học trong một trường nội trú dành cho con cái các nhà quý
tộc. Thời gian này, Lermôntôp bắt đầu làm thơ và có khuynh hướng sùng bái đối với Bairơn.
Năm 1830, Lermôntôp vào học trường Đại học Tổng hợp Matxcơva. Bài thơ Cánh buồm ra
đời trong thời gian này.
Năm 1834, sau khi tốt nghiệp trường Sỹ quan kỵ binh, Lermôntôp được điều về trung đoàn
kỵ binh cận vệ đóng ở Hoàng Thôn. Song ông sớm từ bỏ con đường trải thảm đỏ của mình để đến
với những người tháng Chạp bị đàn áp.
Ngày 21 tháng Giêng năm 1837, khi A. Puskin bị hạ sát trong một cuộc đấu súng viết bài thơ “Cái
chết của nhà thơ” và bị kết án đày đi Kapkadơ.
Sau khi trở về thủ đô Lermôntôp trở nên là tác giả được hâm mộ nhất, đồng thời là một trong
những cây viết chủ lực của tờ Thời Sự Quốc Gia.
Ngày 15 tháng 7 năm 1841 viên đạn của viên sỹ quan Martưnôp đã kết thúc cuộc đời nhà thơ
trẻ trong cuộc đấu súng.
Thi sĩ được chôn hai ngày sau đó trong nghĩa địa Paiatigotxka và ngày 23/4/1842, được cải
táng chôn trong hầm mộ của gia đình.
Thơ của ông là tiếng kêu đầy bi kịch của một tâm hồn không ai hiểu, không ai yêu và luôn bị
xua đuổi. Ông cảm nhận được nỗi đau, sự xung đột giữa bản thân mình và xã hội rất sớm và ông
nghĩ rằng nỗi đau của ông là nơi hội tụ nỗi đau của nhân loại. Nỗi đau của con người có tài năng,
sức lực mà không dùng được tài năng, sức lực cho đời, con người có kiến thức, có khát vọng, có cả
lòng yêu tự do nồng nhiệt mà bất lực héo tàn. Lermôntôp đã ngã xuống "với mái đầu kiêu hãnh",
"với viên đạn và khát vọng trả thù trong lồng ngực" khi ông mới 27 tuổi đời.
b. Vài nét về tác phẩm
Cánh buồm được Lermôntôp viết năm 1832 khi ông mới 18 tuổi. Đây là thời kỳ Nga Hoàng
tăng cường chính sách phản động sau cuộc khởi nghĩa tháng Chạp. Cũng trong thời kì này xuất hiện
những phác thảo đầu tiên của bản trường ca tuyệt tác nói về tinh thần nổi loạn, khát vọng đấu tranh -
“Đê môn”
Những câu thơ miêu tả cảnh giông tố biển và nhân vật cô đơn trên chiếc thuyền lênh đênh
giữa sóng cả của nhà thơ Bextugiep thời niên thiếu đã in dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn Lermôntôp:
Một cánh buồm trắng cô đơn
Lênh đênh giữa biển rập rờn cánh chim.
Lữ hành đảo mắt buồn tênh,
Bao tên bên cạnh, tay bênh mái chèo
Lermôntôp đã phác họa bức tranh bão biển với chiếc thuyền mong manh trong giông bão để rồi sau
này trở thành kiệt tác Cánh buồm.
c. Lí do lựa chọn
M. Lermôntôp (1814-1841) là nhà thơ Nga kiệt xuất, người kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại
của A. Puskin, người sẽ còn được đọc và yêu mến mãi mãi “chừng nào người Nga còn nói tiếng
Nga”.
Bài thơ Cánh buồm được xem như một trong những bài thể hiện rõ nhất “chất” Lermôntôp -
tính triết lý, chất lãng mạn, anh hùng kiểu Bairơn, chứa đựng những bi kịch nội tâm sâu sắc. Cuộc
sống, tình yêu, hạnh phúc nhưng trên hết là sự bình yên của cuộc đời không tồn tại trên con đường
bằng phẳng mà ở rất gần với bão tố cuộn dâng. Đến được với nó, con người cần hoà mình vào với
sóng gió, phải biết vị trí của mình là ở đâu giữa sóng gió cuộc đời. Đối mặt là điều mà Lermôntôp
mong muốn những ai muốn tìm sự ngọt ngào của tình yêu trong giông bão cuộc đời. Vì thế, Cánh
buồm trở thành viên ngọc quý trong mảng thơ trữ tình của Lermôntôp, là bản tuyên ngôn tư tưởng
của tác giả.
Vẻ đẹp của bài thơ hiện lên từ những hình ảnh được tác giả Lermôntôp miêu tả trong không
gian nghệ thuật đa chiều: từ xa đến gần. Mở đầu bài thơ là hình ảnh của cột buồm trăng trắng hiện
dần ra trong khoảng không gian mờ xa của buổi sáng đầy sương đang cố vật lộn với bão giông để
được tồn tại. Sự cố gắng đó đã được đáp đền bằng những vinh quang sau trận bão giông.
Hình ảnh cánh buồm xuất hiện trong bài thơ như một biểu tượng cho sự vươn lên, khao khát
hướng đến những giá trị đích thực của cuộc sống dù phải trải qua giông bão.
Bài thơ giàu tính nhạc cùng những định ngữ ẩn dụ trở thành mẫu mực của sự biểu cảm. Đồng
thời, nghệ thuật đối rất chỉnh giữa câu, chữ, hình ảnh càng làm tăng thêm vẻ đẹp của bài thơ giàu
tính triết lí này.
Hơn nữa, bài thơ có kết cấu hoàn chỉnh và đối nhau trong từng câu, chữ và nghĩa khiến nó
gần gũi với thơ phương Đông.
Rất nhiều bạn đọc yêu thơ đã dịch bài thơ này. Ngoài 2 bản đã in trong tập Thơ của
Lermôntôp do Thuý Toàn tuyển chọn và giới thiệu và 1 bản trong tập Thơ trữ tình Nga - Việt do Lê
Đức Thụ tuyển chọn, đều dịch chưa đạt khổ thứ hai, thậm chí câu cuối của khổ này chưa thoát ý, có
chỗ được ý lại hỏng vần, còn có bản dịch của dịch giả Tạ Phương. Trong bản dịch này, ông đã thể
hiện rõ nhất những âm điệu lúc cuồng say, lúc trầm lắng như đang suy ngẫm, lúc lại khát khao của
cánh buồm trong cuồng phong bão tố để hướng đến hạnh phúc của chính bản thân mình. Đây được
xem là bản dịch có sự chỉn chu về ngôn từ và âm điệu cũng như cách thể hiện tư tưởng và cái hồn
của bài thơ rõ nét nhất và gần nhất với nguyên bản. Bản dịch này in trong tập Thơ trữ tình
Lermôntôp xuất bản năm 2004.
3.4.2.3. CON KỲ NHÔNG - SÊKHÔP
a. Giới thiệu tác giả: ANTÔN PAPLÔVICH SÊKHÔP
Antôn Paplôvich Sêkhôp sinh ra tại tỉnh Taganrôt - niềm Nam nước Nga vào ngày 17 (29)
tháng 01 năm 1860. Sinh ra trong một gia đình thương nhân cấp thấp, cha ông là người gia trưởng,
giáo dục con cái rất nghiêm khắc.
Mẹ của Sêkhôp là người nội trợ rất giỏi, tính tình thân thiện và dễ gần. Bà chính là người tạo
được ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành nhân cách của các con, giáo dục, khơi dậy trong họ
lòng vị tha, sự kính trọng và lòng trắc ẩn đối với những người yếu đuối, bị áp bức, khơi dậy tình yêu
thiên nhiên và cuộc sống trong các con của mình. Sau này, chính Sêkhôp cũng đã khẳng định rằng:
“Tài năng đến với chúng tôi từ phía người cha, còn tâm hồn là do người mẹ mang lại” [99].
Năm 1880, truyện ngắn đầu tiên của ông được đăng trên tạp chí “Con chuồn chuồn” - số 10
có tên là Bức thư của điền chủ miền sông Đông và Người thường gặp nhất trong các truyện ngắn,
tiểu thuyết. Kể từ đây, sự nghiệp văn học của ông bắt đầu khai sáng. Năm 1884, cuốn sách đầu tiên
của ông được in với nhan đề “Những truyện thần tiên của Menpômêna”.
Năm 1887, vở kịch Ivanôp bắt đầu được công diễn trong nhà hát Kôtx – Matxcơva. Từ đây,
hoạt động chính kịch của nhà văn chính thức bắt đầu.
Vào năm 1892 ông mua một trang trại ở Mêlikhôpvô. Đây là nơi ông viết nên những tác
phẩm nổi tiếng, đánh dấu sự thành công trên bước đường văn học của ông như Phòng số 6, Người
trong bao, Khóm phúc bồn tử, hay vở kịch Chim hải âu, Bác Vania….
Cuối những năm 1890 - 1900, Sêkhôp được xem là nhà viết văn, nhà viết kịch bậc thầy trên
văn đàn. Tác phẩm của ông đã đặt ra cho bản thân và độc giả những vấn đề về danh dự và trách
nhiệm trước cuộc sống. Ông cho rằng: “Nhà văn không phải là người thợ làm bánh, không là thợ
trang điểm, cũng không phải là người làm trò tiêu khiển; nhà văn là người có trách nhiệm, được kết
giao giữa sự nhận thức nghĩa vụ và danh dự của bản thân” [99].
Năm 1900 nhà văn được bầu làm Viện sĩ danh dự của Viện hàn lâm khoa học Petecbua
nhưng đến năm 1902, ông từ bỏ danh hiệu này để phản đối quyết định khai trừ Gorki ra khỏi viện
do bất đồng quan điểm chính trị.
Sau khi kết hôn với Ônga, ông về Upinski để chữa bệnh và viết vở kịch Ba chị em gái.
Năm 1904, vở kịch Vườn anh đào ra đời và đó cũng là tác phẩm cuối cùng của nhà văn, nhà
viết kịch vĩ đại.
Ngày 15 tháng 7 năm 1904, ông ra đi ở độ tuổi 44.
Với 24 năm lao động nghệ thuật cần mẫn, ông đã để lại một di sản văn học phong phú, độc
đáo với 500 tác phẩm lột tả sâu sắc, chân thực cuộc sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân Nga và
trở thành bậc thầy về truyện ngắn.
Nói đến Sêkhôp là nói đến “một nghệ sĩ vô song”, "nghệ sĩ của cuộc sống” (L.Tônxtôi),
người đã mở đường cho sự nghiệp phát triển nền văn học Nga. Sáng tác của ông đã vươn tới những
giá trị nhân đạo cao cả và trở thành di sản quý báu trong nền văn hóa nhân loại.
b. Vài nét về tác phẩm
Trưởng thành từ nền văn học cổ điển Nga với những cây đại thụ lẫy lừng như Puskin, Gôgôn,
Đôxtôiepxki, L. Tônxtôi, Sêkhôp vẫn tìm thấy cho mình chỗ đứng vững vàng trên văn đàn và trở
thành nhà văn đại diện vĩ đại nhất của chủ nghĩa hiện thực phê phán Nga.
Truyện của ông hầu hết chỉ chú ý vào những "chuyện đời vặt vãnh", những “lát cắt tươi rói”
trong cuộc sống hằng ngày., nhưng mang ý nghĩa thức tỉnh phẩm giá con người. Đó chính là điểm
khác biệt đầu tiên và cơ bản trong thế giới quan cũng như trong thi pháp của Sêkhôp mà Con kỳ
nhông, Anh béo anh gầy, Khóm phúc bồn tử hay Mặt nạ ... là những ví dụ cụ thể. Ở những “lát cắt”
đó, con người như bị những “tấm lưới tư hữu chằng buộc, níu kéo” [69] đến thảm thương, tội
nghiệp.
Con kỳ nhông kể về viên cảnh sát Ôtsumelôp trong một buổi đi tuần ngang chợ đã bắt gặp
cuộc cãi vã giữa hai nhân vật: một là người bị chó cắn và một là con chó (không biết của ai). Sau
khi tìm hiểu viên cảnh sát quyết định sẽ bắt nhốt người chủ con chó đã gây tai nạn cho người dân.
Tuy vậy, viên cảnh sát tự nhiên thay đổi thái độ khi biết đó là con chó của một vị tướng. Cách làm
việc của anh ta cùng thái độ của anh thay đổi theo từng diễn biến sự việc, nhất là tùy theo thông tin
anh nhận được về chủ của con chó. Cuối cùng, chuyến đi tuần của anh kết thúc bằng việc con chó
được thả về với chủ, còn người bị hại thì bị đe nẹt là đã phá rối trật tự công cộng.
c. Lí do lựa chọn
Becna Sô (nhà văn Anh, 1856 - 1950) từng nói: "Trong đội ngũ danh nhân, Sêkhôp hiện ra
chói lọi như một ngôi sao lớn bậc nhất có thể sánh ngang hàng với L. Tônxtôi và
Tuôcghênhep”[80], người được mệnh danh là “ông thánh truyện ngắn”.
Truyện ngắn Con kỳ nhông mang nhiều ý nghĩa. Kỳ nhông có thể thay đổi sắc màu của da để
thích nghi với môi trường sống và lời nói con người hay nhân cách con người cũng có thể biến đổi
không ngừng cho phù hợp với hoàn cảnh. Đó cũng chính là nhan đề của truyện ngắn này.
Cuộc sống đôi khi cần đến sự thay đổi đó nhưng sự thay đổi đến chóng mặt của viên cảnh sát
Ôtsumelôp khiến chúng ta nghĩ đến con người của anh ta. Đó có thể là người tốt nhưng hoàn cảnh
khiến anh trở thành người ưa thay đổi, hoặc bản thân anh ta là con người như vậy. Ở trường hợp đầu
tiên, có thể thấy rằng xã hội hiện nay không thiếu và đó là những con người biết thích nghi với hoàn
cảnh. Với loại người thứ hai, càng ngày càng có nhiều những con người như thế. Đó là những người
bất chấp tất cả để đạt được mục đích sống của mình. Tiếng cười bật ra từ sự thay đổi đến chóng mặt
trong lời nói của viên cảnh sát trưởng khiến mọi người liên tưởng đến hình ảnh của con kỳ nhông.
Sêkhôp là người nhận thức rất rõ nhân phẩm của mình và ông coi trọng điều đó. Chính vì thế,
ông khuyên em gái mình "giữa mọi người, cần phải ý thức được nhân phẩm của mình (...) em hãy
biết rằng con người nhỏ bé trung thực không phải là người hèn mọn”. Với ông ý thức được nhân
phẩm của mình là cách để ứng xử tốt với cuộc đời. Theo ông, không phải lúc nào mình cũng phải
cúi đầu, nếu cúi đầu trước một nhân phẩm cao cả điều đó có thể chấp nhận được nhưng cúi đầu
trước một kẻ không ra gì, đó là cái cúi đầu của kẻ hèn mọn. Nếu sống mà luôn phải như vậy, con
người chúng ta sẽ trở nên hèn kém trước tất cả mọi người.
Viên cảnh sát Ôtsumelôp trong truyện Con kỳ nhông là kẻ đã đánh mất bản thân mình, đánh
mất nhân phẩm của mình để đánh đổi địa vị đang có. Có thể, anh ta là một viên cảnh sát biết điều và
được cấp trên để ý đến nhưng trong mắt người dân anh ta không còn là người của nhân dân, phục vụ
nhân dân. Đó chỉ còn là kẻ bù nhìn, một con rối trước mắt mọi người. Cái người dân quan tâm và
trọng vọng anh đó là nhân phẩm thì anh đã không còn. Vì thế, dù địa vị có cao đi nữa, anh vẫn chỉ là
con kỳ nhông giữa cuộc đời.
Những nhân vật như viên cảnh sát Ôtsumelôp xuất hiện rất nhiều trong xã hội hiện nay và trở
thành một hiện tượng của cuộc sống. Đó là bài học về sự hình thành nhân cách của học sinh, nhất là
trong thời đại hiện nay.
Hơn nữa, truyện ngắn Con kỳ nhông cũng thể hiện rất rõ phong cách viết văn của ông, chỉ
chú ý vào những "chuyện đời vặt vãnh" trong cuộc sống hằng ngày để làm nổi bật nội dung, ý nghĩa
tác phẩm. Đây cũng là một trong những câu chuyện tạo nên dấu ấn trong cuộc đời sáng tác nghệ
thuật ngắn ngủi của nhà văn.
3.4.2.4. Đọc thêm: ĐÊM - ÊXÊNIN
a. Giới thiệu tác giả: XECGÂY ALÊCHXANĐƠRÔVICH ÊXÊNIN
Secgây Alêchxanđơvich Êxênin sinh ngày 3 tháng 10 năm 1895 trong một gia đình nông dân
tại làng Côngxtantinôvô (nay là làng Êxênin) thuộc tỉnh Raiadan miền Trung nước Nga. Do cha mẹ
làm ăn xa nên từ nhỏ Êxênin đã được bà ngoại nuôi dạy tại vùng nông thôn.
Gia đình ông bà ngoại khá giàu có. Ông ngoại và các cậu lại là người sống phóng túng, ham
vui nhưng rất tháo vát. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của Êxênin sau này.
Những năm học ở trường làng, dù hiếu động nhưng ông luôn là cậu bé được đánh giá cao về
học hành. Những vần thơ đầu tiên bắt đầu hình thành trong thời kì này, đánh dấu tài năng thơ ca sau
này.
Năm 18 tuổi, ông rời làng quê lên Xanh Petecbua. Ông đã gặp gỡ, làm quen với nhiều tên
tuổi lớn của nền văn học Nga, Xô Viết, trong đó có A. Blôc. Năm 1916, tập thơ đầu tay Lễ cầu hồn
của Êxênin ra đời.
Cách mạng tháng Mười bùng nổ, ông hào hứng đi theo con đường của cách mạng và tập thơ
Inônhia, Người đánh trống trời ra đời trong sự hoài trông về một tương lai tươi sáng cho người
nông dân.
Năm 1918 ông trở lại Matxcơva, tham gia thành lập nhóm các nhà thơ theo chủ nghĩa hình
tượng. Các tác phẩm Matxcơva - quán rượu, Nước Nga xô viết... ra đời trong thời gian này.
Năm 1921, Êxênin kết hôn với Đucan, nữ nghệ sĩ ba lê nổi tiếng người Mỹ, hơn ông 17 tuổi
và cùng vợ đi du lịch khắp nơi.
Năm 1924 ông về sống ở Matxcơva. Tháng 3 năm 1925, ông kết hôn với Xôphia Tônxtraia,
cháu gái văn hào L. Tônxtôi. Tuy vậy, cuộc hôn nhân không đem lại sự bình an cho tâm hồn ông.
Ông tự vẫn vào ngày 28 tháng 12 năm 1925 khi mới tròn 30 tuổi.
Năm 1995, kỷ niệm 100 năm ngày sinh X. Êxênin, tên tuổi của ông đã được bạn đọc và giới
phê bình Nga đặt bên cạnh A. Puskin, M. Lermôntôp, A. Blôc... những nhà thơ vĩ đại nhất của Nga.
b. Vài nét về tác phẩm
Đất nước Nga vốn đẹp và là nguồn cảm hứng vô tận của không ít nhà văn nhà thơ sáng tạo
nên những bức tranh thiên nhiên Nga tràn đầy màu sắc và sức sống. Trong bức tranh thiên nhiên đó
có sự góp mặt của người con Nga - Xô viết yêu tha thiết mảnh đất đã sinh ra mình - Êxênin.
Mặc dù trước ông khá nhiều nhà thơ đã viết về đề tài này song Xecgây Êxênin đã từng cho
rằng: “Tôi, nhà thơ cuối cùng của đồng quê”. Còn M. Gorki nói: Xecgây Êxênin là một đấng kỳ
diệu mà thiên nhiên Nga đã tạo ra để cất lên nỗi buồn Nga, những nỗi niềm của làng quê và đồng
ruộng nước Nga vàng. Điều này được khẳng định bởi hầu hết những bài thơ ông viết trong cuộc đời
ngắn ngủi của mình, trong đó có Đêm.
c. Lí do lựa chọn
Xecgây Êxênin là một trong số những nhà thơ vĩ đại của văn học Nga - Xô Viết. Thơ của ông
có sức lan tỏa đến hầu hết bạn đọc nước Nga và trên thế giới. Người ta yêu mến ông, đọc thơ ông
cũng bởi tâm hồn Nga tha thiết trong ông. Dường như không một câu, một từ nào trong thơ ông
không thấm đẫm vẻ đẹp của thiên nhiên Nga, con người Nga thân yêu.
Đêm là bài thơ giàu cảm xúc, với ngôn từ đẹp và hình ảnh thơ lạ, có sức cuốn hút. Thiên
nhiên trong thơ hiện ra tràn ngập sắc màu bàng bạc của ánh trăng, của sự lung linh huyền ảo trong
đêm. Sự tĩnh lặng của thiên nhiên như làm nền cho cảm xúc thăng hoa để rồi, tất cả đọng lại trong
ánh trăng đêm đó. Tuy vậy, cảm giác buồn vẫn tồn tại khiến cho sự vật, tâm hồn con người và cả
thiên nhiên như níu kéo đan xen lẫn nhau, tạo cảm giác nỗi buồn không dứt mà hòa cả vào ánh trăng
đêm.
Nét đẹp nổi bật nhất trong bài thơ chính là hình ảnh “Ánh trăng”. Đó là hình ảnh chủ đạo soi
sáng bài thơ, đem lại vẻ đẹp huyền ảo trong đêm khuya tĩnh lặng. Nó có sức soi sáng thiên nhiên
giữa bốn bề tĩnh lặng, giữa không gian mờ ảo của thảo nguyên và càng làm cho không gian trở nên
rộng lớn hơn rất nhiều. Vì thế, vẻ đẹp của Đêm không chỉ thể hiện ở ánh trăng mà còn ở sự lấp lánh
của dòng sông, sự long lanh của bờ suối, của cỏ cây và sự đắm chìm trong sắc trắng của thảo
nguyên mênh mông. Nhờ đó mà vẻ đẹp của thiên nhiên Nga hiện lên càng lung linh, huyền ảo hơn.
Tác phẩm Đêm nhằm bồi đắp tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của học sinh
thông qua những vẻ đẹp bình thường, giản dị mà thấm đẫm ngọt ngào.
Thơ của ông được chọn dịch khá nhiều, nhưng bài thơ Đêm như một viên ngọc quý giữa lòng
đại dương mênh mông. Bản dịch của dịch giả Tạ Phương đem lại cho người đọc cảm giác nhẹ
nhàng, thanh thoát khi đứng trước cái tĩnh lặng của đất trời, của sự kì bí nhưng không kém phần
huyền ảo của ánh trăng đêm. Dịch giả như đồng cảm với tâm hồn nhà thơ để tạo nên bản dịch vừa
đúng, đẹp và đạt như nguyên tắc dịch đã đề ra.
3.4.2.5. SÔNG ĐÔNG ÊM ĐỀM (trích đoạn) – SÔLÔKHÔP
a. Giới thiệu tác giả: MIKHAIN ALÊCHXANĐƠRÔVICH SÔLÔKHÔP
Mikhain Alêchxanđrôvich Sôlôkhôp (24.05.1905 - 02.02.1984) sinh tại vùng sông Đông ở
miền Nam nước Nga trong một gia đình nông dân, mẹ là người Ucraina.
Ngay từ những năm tháng thiếu niên M. Sôlôkhôp đã tham gia cuộc nổi dậy của những
người Cô-dăc vùng Thượng Sông Đông đòi quyền tự trị.
Sau nội chiến M. Sôlôkhôp tới Matxcơva vừa làm công nhân bốc vác, nhân viên kế toán vừa
tham gia nhóm văn học Cận vệ trẻ và đăng tiểu phẩm văn học đầu tiên trên tờ báo Sự thật Thanh
niên. Năm 1926 ông xuất bản cuốn sách đầu tiên có tên là Truyện Sông Đông viết về cuộc nội chiến
đẫm máu ở quê ông.
M. Sôlôkhôp trở về sống ở làng quê cho đến cuối đời và bắt đầu sáng tác bộ tiểu thuyết đồ sộ
Sông Đông êm đềm (1926-1940; tập 1 và 2 in năm 1928-1929, tập 3 in năm 1932-1933, tập 4 in
năm 1937-1940). Đây là một trong những tác phẩm lớn nhất của nền văn học Xô Viết, một cuốn
sách tầm cỡ thế giới và của thế giới - đã phản ánh câu chuyện kì diệu về ngày kết thúc của thế giới
cũ và sự ra đời của một thế giới mới, về sự ra đời của một con người. Nhưng thành công chính của
M. Sôlôkhôp không phải ở sự mô tả hoành tráng các sự kiện lịch sử, mà là sự khắc họa những số
phận con người. Sông Đông êm đềm đã chứng minh rằng cá nhân chưa biến mất khỏi văn học mà sẽ
tồn tại như một bi kịch toàn dân trong bước ngoặt dữ dội của lịch sử.
Những năm 1930, bộ tiểu thuyết Đất vỡ hoang ra đời mô tả quá trình cưỡng bức hợp tác xã
hóa và bắt đầu áp dụng hình thức hợp tác xã nông thôn thời bấy giờ. Tuy vậy, sau khi hoàn thành
tập 1 vào năm 1932, phải đến gần 30 năm sau ông mới chính thức hoàn thiện nó.
Khi thế chiến lần thứ hai xảy ra, ông trở thành phóng viên mặt trận của báo Sự thật. Đến
tháng 6 năm 1942, một năm sau khi phát xít Đức tấn công Liên Xô, Sôlôkhôp viết Khoa học căm
thù kêu gọi toàn dân "mang căm thù trên đầu lưỡi lê" để giết giặc.
Năm 1943, cuốn tiểu thuyết Họ đã chiến đấu vì Tổ Quốc của ông đăng trên báo Sự thật nói
về cuộc sống khắc nghiệt của những người lính trong chiến hào, nhưng tác phẩm cuối cùng vẫn
chưa được hoàn thành.
Truyện ngắn Số phận con người ra đời vào năm 1956 trên báo Sự thật cuối cùng một lần nữa
đánh dấu sự thành công vang dội của Sôlôkhôp.
Ông nhận được khá nhiều giải thưởng khác nhau của nhà nước Liên Xô: Huân chương Lênin
đầu tiên vào năm 1955, giải Nôben văn học năm 1965. Ông còn giữ khá nhiều vị trí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHPPDH013.pdf