MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN 5
1.1. Tín dụng trên địa bàn huyện 5
1.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và điều kiện đảm bảo phát huy vai trò của nó đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện 16
1.3. Kinh nghiệm ở một số địa phương về phát huy vai trò của tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện 28
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM 33
2.1. Khái lược tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam từ 2001 đến nay 33
2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 40
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KT-XH Ở ĐẠI LỘC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NHNO&PTNT ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT-XH Ở HUYỆN ĐẠI LỘC, TỈNH QUẢNG NAM
65
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và quan điểm sử dụng công cụ tín dụng trong phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 65
3.2. Những giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam 71
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
99 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở Đại Lộc, Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
&PTNT phục vụ SXKD, tiêu dùng trên địa bàn huyện Đại Lộc đã mang lại những hiệu quả thiết thực. Tổng mức đầu tư tín dụng qua từng năm đều tăng, trong 5 năm tổng dư nợ trên cân đối kế toán đã tăng 130,28%, nếu loại trừ nhân tố tín dụng chính sách (đã bàn giao cho NHCSXH 10/2004) thì thực chất tổng dư nợ tăng khoảng 150%.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay (2001 – 2005)
Đơn vị tính: triệu đồng, %.
Chỉ tiêu Dư nợ phân theo
2001
2002
2003
2004
2005
Số dư
Tăng trưởng
Số dư
Tăng trưởng
Số dư
Tăng trưởng
Số dư
Tăng trưởng
Số dư
Tăng trưởng
1.Theo ngành kinh tế
62.552
32,6%
74.883
19,71%
83.256
11,18%
73.949
-12,58
%
81.493
10,20%
-Nông lâm nghiệp
40.650
16,21
44.900
10,45
46.656
3,91
34.018
-37,15
36.630
7,67
-CN-TCN-XD
14.420
19,12
18.700
29,68
23.300
24,59
25.140
7,89
28.564
13,61
- TM-DV
7.482
46,42
11.283
50,80
13.300
17,87
14.791
11,21
16.299
10,19
2.Theo TPKT
62.552
32,6%
74.883
19,71%
83.256
11,18%
73.949
-12,58%
81.493
10,20%
- DNNN
1.540
4,76
3.680
138,9
3.845
4,48
3.002
-28,1
-
-
- KTNQD
790
12,85
2.245
184,2
4.303
91,67
3.914
-9,93
9.724
148,44
- HSX, tư nhân
60.222
50,59
68.958
14,50
77.198
11,94
67.033
15,16
71.769
7,06
3.Theo thời hạn
62.552
32,6%
74.883
19,71%
83.256
11,18%
73.949
-12,58
%
81.493
11,02%
-Ngắn hạn
36.032
37,73
47.269
31,18
55.477
17,36
61.683
11,18
63.610
3,12
-Trung, dài hạn
26.520
65,82
27.614
4,12
27.779
0,59
12.086
-129,8
17.883
47,96
Nguồn: Các bảng cân đối tổng hợp, báo cáo thống kê NHNo&PTNT Đại Lộc và NHNo&PTNT Vùng B từ 2001 đến 2005.
Riêng về chất lượng tín dụng: Tiêu chí phản ánh chất lượng tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT là tỷ trọng nợ có vấn đề (còn gọi là nợ xấu) trong tổng dư nợ. Đây là “các khoản tín dụng cấp cho khách hàng không thu hồi được hoặc có dấu hiệu có thể không thu hồi được theo đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng” [30, tr.286].
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu trên bảng cân đối kế toán (2001 – 2005)
Đơn vị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
Số dư
Tỷ lệ %
Số dư
Tỷ lệ %
Số dư
Tỷ lệ %
Số dư
Tỷ lệ %
Số dư
Tỷ lệ %
1. Theo thành phần kinh tế
159
0,25
212
0,28
556
0,66
328
0,44
1.412
1,73
- DNNN
-
-
-
-
-
-
-
-
980
1,20
- DN ngoài QD, HTX
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- HSX, tư nhân
159
0,25
212
0,28
556
0,66
328
0,44
432
0,53
2. Theo loại nợ
159
0,25
212
0,28
556
0,66
328
0,44
1.412
1,73
- Ngắn hạn
159
0,25
212
0,28
556
0,66
280
0,37
867
1,06
- Trung, dài hạn
-
-
-
-
-
-
48
0,07
545
0,67
Nguồn: Các bảng cân đối kế toán NHNo&PTNT Đại Lộc và Chi nhánh NHNo&PTNT Vùng B, 2001 – 2005.
Nợ xấu thể hiện trên cân đối kế toán các năm 2001-2005 đều ở mức thấp, cả số tuyệt đối và cả tỷ trọng trong tổng dư nợ. Trong các năm 2001 – 2004, tỷ trọng nợ xấu ở mức dưới 1%. Năm 2005, nợ xấu có xu hướng tăng nhưng cũng chỉ ở mức 1,7% (mức khống chế của NHNo&PTNT Việt Nam là dưới 3%). Trong một chừng mực, đây là sự lành mạnh nhất định, thể hiện chất lượng tín dụng và khả năng kiểm soát, quản lý được dư nợ tín dụng đã đầu tư của các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn.
Tuy nhiên, để đánh giá một cách đúng đắn chất lượng tín dụng, theo đúng bản chất là nợ “không thu hồi được” hoặc “có dấu hiệu có thể không thu hồi được” [30, tr.286], theo tác giả, chỉ nghiên cứu dữ liệu từ các sổ sách kế toán là chưa đủ chính xác và khách quan. Mà còn phải tính đến các khoản nợ xấu đã được xử lý rủi ro, theo dõi riêng ngoài bảng cân đối kế toán. Thực chất, theo quy chế quản lý tín dụng, việc xử lý rũi ro, chuyển nợ xấu ra ngoài bảng cân đối để theo dõi chỉ là giải pháp điều hành và quản lý tín dụng của ngân hàng chứ không hề làm suy giảm trách nhiệm trả nợ của người vay.
Các khoản nợ xấu chưa thu hồi, được xử lý rũi ro các năm 2001 đến 2003 không đáng kể, chỉ tập trung vào các năm 2004 và 2005, gồm:
Năm 2004 nợ xấu chuyển rũi ro là 1.896 triệu đồng. Trong đó chỉ bao gồm nợ ngắn hạn và thuộc đối tượng HSX, tư nhân, cá thể.
Năm 2005, số dư nợ xấu thuộc nợ rủi ro theo dõi ngoại bảng là 6.639 triệu đồng. Trong đó, ngắn hạn là 2.663 triệu đồng và trung, dài hạn là 3.976 triệu đồng.
Ngoài ra, tình hình nợ quá hạn nhưng chưa chuyển sang theo dõi ở tài khoản nợ quá hạn cũng là một yếu tố không thể bỏ qua trong công tác quản lý chất lượng tín dụng. Sở dĩ có tình trạng này là do việc thực hiện các quy chế quản lý tín dụng hiện hành chưa chặt chẽ và nghiêm túc. Do vậy nợ quá hạn chưa được xác lập để phân nhóm, thực chất đây chính là nợ xấu. Cuối năm 2005, trên địa bàn huyện loại nợ này có khoảng 1.100 triệu, chiếm tỷ trọng 1,34%. Đây là một nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng mà công tác điều hành quản lý ngân hàng không thể bỏ qua hoặc xem nhẹ.
- Đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn Đại Lộc:
Từ tổng hợp kết quả huy động vốn và cho vay của các chi nhánh NHNo&PTNT trên đây gắn liền với các nhân tố KT-XH 2001 – 2005, có thể đánh giá vai trò tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Đại Lộc như sau:
Một là, tín dụng của NHNo&PTNT đã đáp ứng cơ bản nhu cầu về vốn nói chung và vốn tín dụng nói riêng cho phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
Qua 5 năm, nguồn vốn huy động tại chỗ đã chuyển từ trạng thái không đáp ứng đủ nhu cầu vốn để cho vay vào các năm đầu, sang trạng thái thừa vốn, không chỉ đáp ứng đủ yêu cầu cho vay mà còn dôi dư để đưa vào nguồn điều tiết chung của toàn hệ thống và NHNo&PTNT trên địa bàn. Diễn biến đó, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.7: Nguồn vốn huy động và sử dụng vốn (2001–2005)
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
1. Nguồn vốn
32.183
48.361
57.011
66.639
91.926
2. Sử dụng vốn
62.552
74.883
83.256
73.949
81.493
Nguồn: Báo cáo tổng hợp NHNo&PTNT Đại Lộc và NHNo&PTNT Vùng B 2001-2005.
Mặt khác, do chủ động về nguồn vốn, tín dụng của NHNo&PTNT là nguồn cung ứng vốn vay chủ yếu cho toàn bộ các ngành, thành phần kinh tế, với các nhu cầu khác nhau để phát triển SXKD và đời sống.
Đến cuối năm 2005, có 12.515 hộ có dư nợ NHNo&PTNT, chiếm tỷ lệ 34% tổng số hộ trong toàn huyện. Tuy tốc độ tăng trưởng dư nợ chưa cao nhưng khối lượng tín dụng tuyệt đối tăng lên hàng năm đã không ngừng tăng, đáp ứng được phần lớn yêu cầu vay vốn của doanh nghiệp, dân cư trên địa bàn.
Đến nay huyện đã hoàn thành mục tiêu “xoá xã trắng” quan hệ tín dụng NHNo&PTNT. Các xã vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực III như Đại Sơn, Đại Thạnh tín dụng của NHNo&PTNT cũng đã “phủ sóng” và đã có nhiều đơn vị, cá nhân thoát nghèo, vươn lên làm giàu bằng chính đồng vốn tín dụng của NHNo&PTNT.
Hai là, tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện Đại Lộc đã tác động tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo, hỗ trợ khắc phục thiên tai, ổn định đời sống và sản xuất, giải phóng các nguồn lực, khai thác các lợi thế tiềm năng đất đai, tài nguyên, lao động tại địa phương.
Trong 5 năm (2001-2005), cơ cấu kinh tế huyện dù có những chuyển biến mạnh nhưng ưu thế vẫn luôn là kinh tế nông nghiệp, GDP nông lâm nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao (39,82% - 37,69% - 35,77% - 33,80% - 31,51%), từ lý do đó tín dụng của NHNo&PTNT đã lấy nông nghiệp, nông thôn làm đối tượng phục vụ chính, góp phần thúc đẩy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật nuôi trong nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở nông thôn.
Bằng các chính sách tín dụng phù hợp, các chi nhánh NHNo&PTNT trên địa bàn huyện luôn bám sát địa bàn, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, vận dụng các thể thức, hình thức tín dụng một cách linh hoạt để phục vụ tốt cho sự phát triển của KT-XH huyện. Các đối tượng được ngân hàng lựa chọn cho vay không chỉ là những dự án có hiệu quả kinh tế cao mà còn phải mang lại hiệu quả xã hội thiết thực, tích cực góp phần thực hiện các chủ trương định hướng phát triển KT-XH của địa phương, khai thác các tiềm năng thế mạnh, giải quyết nhiều việc làm cho lực lượng lao động nông nhàn, dôi dư, vốn còn kém về trình độ. Trong đó phải kể đến các dự án khai thác và chế biến bột đá tràng thạch xuất khẩu, với nhiều cơ sở SXKD, nhiều doanh nghiệp thực hiện, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động; đầu tư phát triển SXKD cho HTX 27-7, là đơn vị kinh tế tập thể mà bộ máy lãnh đạo cốt cán đều là thương binh, số lao động thường xuyên đến nay thu hút được là 542 người …
Tín dụng của NHNo&PTNT không chỉ đáp ứng các yêu cầu của SXKD mà trong điều kiện thiên tai mất mùa, NHNo&PTNT đã tích cực giải ngân cho vay các đối tượng trên địa bàn khắc phục thiên tai, ổn định đời sống bằng nguồn vốn chỉ định của Chính phủ với lãi suất thấp hoặc bằng vốn tín dụng thông thường của NHNo&PTNT. Trong 3 năm 1998-2000, chỉ với vốn chỉ định của Chính Phủ, thông qua công cụ tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện đã giải ngân cho vay khắc phục hậu quả thiên tai tổng số 17,2 tỷ đồng, cho 9.070 hộ. Trong đó, khắc phục hạn hán năm 1998 là 540 triệu đồng tương ứng với 215 hộ vay, khắc phục lũ lụt 1998 là 7,1 tỷ đồng tương ứng với 3.750 hộ và khắc phục hậu quả lũ lụt 1999-2000 là 9.560 triệu đồng, tương ứng với 5.105 hộ [18, tr.7]. Tín dụng khắc phục hậu quả thiên tai đã góp phần quan trọng giúp cho nhân dân trong vùng thiên tai vượt qua khó khăn, ổn định đời sống và sản xuất.
Trong các năm 2001 – 2004, khi NHCSXH chưa ra đời, tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo là một bộ phận của tín dụng NHNo&PTNT. Với những cơ chế đặc biệt ưu đãi như lãi suất cho vay thấp, không cần tài sản thế chấp và nhiều điều kiện ưu đãi khác, vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã đóng góp rất lớn vào chương trình xoá đói giảm nghèo tại địa phương. Điều đó thể hiện rõ trong bảng 2.8:
Bảng 2.8: Hoạt động tín dụng cho vay ưu đãi hộ nghèo (2001-2004)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm thực hiện
2001
2002
2003
10/2004
- Tổng số hộ nghèo có trên địa bàn
Hộ
5.768
5.505
4.603
4.205
- Số hộ có dư nợ cho vay hộ nghèo
Hộ
4..513
4.979
4.712
4.459
- Dư nợ TD hộ nghèo
Triệu đồng
11.278
12.348
11.771
11.500
- Tổng dư nợ: Bao gồm dư nợ thông thường + dư nợ cho vay hộ nghèo
Triệu đồng
62.552
74.883
83.256
85.449
- Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo
%
18,02%
16,48%
14,13%
13,45%
- Số hộ thoát nghèo hàng năm
Hộ
235
323
902
398
Trong đó thoát nghèo nhờ vay vốn NH
Hộ
197
217
387
192
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tín dụng NHNo&PTNT huyện và Niên giám thống kê huyện Đại Lộc 2001 – 2004.
Trong 4 năm hoạt động tín dụng ưu đãi hộ nghèo của NHNo&PTNT (từ 2001 đến tháng 10/2004 NHCSXH ra đời, NHNo&PTNT bàn giao toàn bộ dư nợ hộ nghèo sang NHCSXH), hầu hết các hộ trong diện nghèo đều được vay vốn ưu đãi để làm ăn, từ đó nhiều hộ thoát nghèo và từng bước vươn lên làm giàu. Tổng số hộ thoát nghèo nhờ vay vốn ưu đãi là 993 hộ trên tổng số 1.858 hộ nghèo được thoát nghèo, chiếm tỷ lệ 53,44%. Đây là một con số rất có ý nghĩa đối với sự phát triển KT-XH huyện.
Ba là, tín dụng của NHNo&PTNT tác động mạnh mẽ vào quá trình tích tụ tập trung ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển SX hàng hoá trên địa bàn.
Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.5 cho thấy qui mô và tỷ trọng tín dụng của NHNo&PTNT cho kinh tế nông nghiệp luôn chiếm phần quan trọng trong tổng mức đầu tư. Các chi nhánh NHNo&PTNT luôn xác định nông nghiệp, nông thôn là đối tượng khách hàng chính và là bạn đồng hành cùng với ngân hàng để phát triển. Vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã góp phần vào việc chuyển dịch kinh tế trong nông nghiệp tại địa phương. Cho vay để đầu tư lớn vào sản xuất, nhiều hộ có năng lực quản lý tốt đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng để thuê, mua lại quyền sử dụng đất, mở rộng sản xuất theo hướng hàng hoá.
Trong 3 năm (2003 – 2005) từ khi có chủ trương của UBND tỉnh về khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo Quyết định 30/2002/QĐ-UB, ngày 24 tháng 5 năm 2002 và khuyến khích phát triển chăn nuôi bò theo Quyết định 66/2004/QĐ-UB, ngày 24 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh Quảng Nam, tín dụng của NHNo&PTNT đã chú trọng đầu tư mở rộng diện tích đất vườn, rừng tập trung, mua sắm máy móc công cụ, vật tư thiết bị, con cây giống…
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu chủ yếu của kinh tế trang trại (2003 – 2005)
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
2003
2004
2005
- Tổng số trang trại
Trang trại
56
64
75
- Lao động sử dụng
Người
237
294
341
- Diện tích đất
Ha
525
536
710
- Tổng vốn đầu tư
Triệu đồng
3.617
6.097
7.708
Trong đó, vốn vay NHNo&PTNT
Triệu đồng
712
1.842
2.564
Giá trị sản lượng hàng hoá, dịch vụ
Triệu đồng
1.179
2.469
3.037
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Đại Lộc và Báo cáo tín dụng chi nhánh NHNo&PTNT huyện, chi nhánh NHNo&PTNT vùng B, 2003 – 2005.
Rõ ràng tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện đã đáp ứng tốt yêu cầu của phát triển kinh tế trang trại và chăn nuôi. Vốn tín dụng tham gia vào lĩnh vực này ngày càng cao cả doanh số và tỷ trọng vốn vay trên tổng vốn đầu tư (19,68%-2003; 30,21%-2004; 33,26%-2005), góp phần tăng tổng sản lượng hàng hoá do kinh tế trang trại sản xuất ra sau 3 năm lên đến 2,8 lần, tác động tích cực vào tất cả các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của kinh tế trang trại trên địa bàn Đại Lộc.
Trong phát triển ngành CN, TTCN vốn tín dụng của NHNo&PTNT luôn là đối tác không thể thiếu, đã tham gia vào mọi công đoạn, từ giai đoạn xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị đến mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Dư nợ tín dụng NHNo&PTNT cho phát triển CN, TTCN từ 2001 – 2005 lần lượt là: 3.150 (triệu đồng) - 9.300 - 14.400 - 15.100 - 16.200. Trong đó phải kể đến các đơn vị sử dụng vốn tín dụng của NHNo&PTNT mang lại hiệu quả khá cao, đó là: HTX TTCN Lam Phụng, tiền thân là một tổ hợp tác sản xuất TTCN, nhờ tác động của vốn vay đã dần phát triển, đến nay HTX là một trong những đơn vị SXKD có hiệu quả của huyện, có tổng vốn đầu tư lên đến 3,5 tỷ đồng. Trong đó vốn tín dụng của NHNo&PTNT là 600 triệu đồng (ngắn hạn 500 triệu đồng, trung hạn 100 triệu đồng), với trang thiết bị máy móc hiện đại, khai thác và sản xuất bột đá tràng thạch, làm nguyên liệu cho nhiều loại vật liệu xây dựng cao cấp. Lao động sử dụng thường xuyên là 150 người. Đầu tư tín dụng trung hạn cho Công ty TNHH Đông Trường Sơn 800 triệu để mua sắm trang thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng, phục vụ cho nhu cầu phát triển hạ tầng tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Vốn tín dụng đã phát huy tốt hiệu quả, góp phần đa dạng hoá sản phẩm côn gnhiệp địa phương. Công ty Thương mại Đại Lộc (nay là Công ty Cổ phần Thương mại Đại Lộc) là đơn vị ngay từ khi thành lập (trước 1988) đã gắn bó với tín dụng NHNo&PTNT (dư nợ NHNo&PTNT hiện nay là 1,1 tỷ đồng). Bằng vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã xâydựng Xí nghiệp may xuất khẩu, lao động sử dụng gần 300 công nhân, giá trị hàng xuất khẩu mỗi năm khoảng 500.000 USD …
Trong lĩnh vực TM, DV trên địa bàn huyện Đại Lộc, tín dụng của NHNo&PTNT cũng luôn là tác nhân quan trọng, góp phần mở rộng quy mô kinh doanh, đẩy mạnh chu chuyển và lưu thông hàng hoá, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Mức đầu tư tín dụng cho lĩnh vực TM, DV thể hiện rất rõ trên bảng 2.5. Nếu so với giá trị GDP, hàng năm mức dư nợ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ chiếm khoản 10%.
Bốn là, vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, đưa các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến vào đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đại Lộc.
Dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau, tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn đã tác động tích cực vào xây dựng kết cấu hạ tầng trên tất cả các mặt như : xây dựng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, giao thông, các khu cụm công nghiệp v.v... Góp phần đáng kể vào việc xây dựng diện mạo mới cho đời sống KT-XH ở địa phương. Trong đó, điển hình như: Cho vay Công ty TNHH Nam Quan - Vân Long, xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp Đại Hiệp 1,8 tỷ đồng; Cho vay Công ty Xây dựng và phát triển nông thôn Đại Lộc thi công san ủi mặt bằng khu, cụm công nghiệp 800 triệu đồng góp phần xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện cần để thu hút đầu tư. Cho vay Công ty Xi măng Hải Vân (Đà Nẵng) cung ứng xi măng xây dựng giao thông nông thôn theo cơ chế ban hành kèm theo Quyết định số 19/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh Quảng Nam, tổng số tiền là 2 tỷ đồng tương ứng với 2.500 tấn xi măng (bảo lãnh bằng quỹ ngân sách huyện); Cho vay hỗ trợ kinh phí của hộ gia đình đóng góp xây dựng giao thông nông thôn, dưới nhiều hình thức, tổng số tiền là 2,4 tỷ đồng, góp phần xây dựng 179,7 Km đường bê tông nông thôn, với tổng vốn đầu tư 59,3 tỷ đồng, trong đó phần đóng góp của nhân dân là 28 tỷ… [39, tr.9].
Cho vay theo chương trình ô - tô chuyên dụng, giải phóng sức lao động cho nông dân (theo Hợp đồng của NHNo&PTNT Việt Nam với Tổng Công ty Ôtô Cửu long), chỉ tính trong năm 2005 đã giải ngân gần 2 tỷ đồng, tương ứng với khoảng 25 chiếc xe tải nông dụng, thay thế các phương tiện quá hạn sử dụng, phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn…
Năm là, tín dụng của NHNo&PTNT trên địa bàn huyện có tác động thúc đẩy nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế cho các chủ thể kinh tế trên địa bàn, góp phần cho cho sự phát triển kinh tế – xã hội toàn diện.
Với các điều kiện ràng buộc đối tượng vay vốn: hoàn trả tiền vay cả gốc lẫn lãi theo thời hạn nhất định, chấp nhận cơ chế kiểm tra giám sát mục đích sử dụng vốn vay và các hoạt động SXKD của Ngân hàng… tác động của tín dụng của NHNo&PTNT không chỉ bằng tiền vốn, mà còn buộc các chủ thể kinh tế vay vốn, tất cả các loại hình kinh tế từ tư nhân cá thể, HSX, HTX đến hệ thống các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng đều phải không ngừng nâng cao năng lực SXKD, hạch toán kinh tế, ngày càng đáp ứng tốt mọi yêu cầu của Ngân hàng – cũng là yêu cầu cho phát triển. Khi các chủ thể có quan hệ tín dụng được nâng cao năng lực SXKD và trình độ hạch toán kinh tế thì theo yêu cầu của quy luật cạnh tranh trong cơ chế thị trường, các chủ thể còn lại cũng phải vươn lên tự hoàn thiện mình.
Đến nay trên toàn huyện, hệ thống các HTX sản xuất nông nghiệp (hầu hết đều có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT) đều đã được sắp xếp và củng cố lại. “Nhiều HTX nông nghiệp có chuyển biến, mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc làm cho xã viên và người lao động. Hiệu quả SXKD có nâng lên” [3, tr.3]. Trong đó, phải kể đến các HTX gắn bó nhiều năm với NHNo&PTNT và đã có những bước phát triển mạnh mẽ, khẳng định được vai trò tích cực đối với kinh tế nông nghiêp, nông thôn. Đó là HTX kinh doanh tổng hợp Đại Hiệp, HTX TTCN Lam Phụng, HTX 27-7, HTX kinh doanh tổng hợp Đại Hiệp … có dư nợ vay NHNo&PTNT thường xuyên mỗi đơn vị từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Trên bình diện kinh tế quốc doanh, sự vận động và phát triển của một số doanh nghiệp nhà nước cũng có dấu ấn tích cực của nhân tố tín dụng NHNo&PTNT. Điển hình nhất là Công ty Thương mại Đại Lộc (nay là Công ty Cổ phần thương mại Đai Lộc). Nguyên là 2 đơn vị gồm “công ty thương nghiệp cấp 3” và “Công ty xuất nhập khẩu huyện”, sau Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VI, 2 đơn vị được sáp nhập và chuyển đổi sang loại hình kinh tế quốc doanh được nhà nước giao quyền tự chủ SXKD, trở thành “Công ty Thương mại Đại Lộc”. Ngay từ giai đoạn phôi thai của một doanh nghiệp nhà nước, kinh doanh trên lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, với cơ chế thị trường khắc nghiệt, đơn vị đã được Ngân hàng Nông nghiệp huyện mạnh dạn cho vay, luôn sát cánh cùng đơn vị vượt qua khó khăn. Đến nay qua hành trình gian nan, theo chủ trương sắp xếp lại DNNN, đơn vị đã được cổ phần hoá, giao toàn bộ doanh nghiệp cho người lao động. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong suốt hành trình phát triển, tín dụng của NHNo&PTNT là một tác nhân không thể thiếu trong việc cùng đơn vị hoàn thành sứ mệnh lịch sử của thời bao cấp. Hiện nay, bước vào giai đoạn cố phần hoá, Công ty Cổ phần thương mại Đại Lộc tiếp tục gặp phải những khó khăn, nhưng NHNo&PTNT vẫn tiếp tục là đối tác quan trọng, đơn vị vẫn là một doanh nghiệp lớn, kinh doanh đa năng, ứng dụng nhiều thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, sử dụng nhiều lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao…
Sáu là, tín dụng của NHNo&PTNT đã tác động mạnh vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm nền tảng cho mục tiêu xây dựng huyện Đại Lộc trở thành huyện công nghiệp vào những năm 2010 – 1015.
Trên bảng 2.5 thể hiện cơ cấu tín dụng đối với từng ngành, từng lĩnh vực được thay đổi qua từng năm, theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn. Cùng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư tín dụng của NHNo&PTNT vào các ngành Nông nghiệp – CN, TTCN – TM, DV cũng có những chuyển đổi tích cực. Tín dụng cho phát triển CN, DV, dịch vụ ngày càng được mở rộng, tín dụng cho nông nghiệp tiếp tục được chú ý đầu tư nhưng tỷ trọng thì thu hẹp dần. Năm 2001 tỷ trọng tín dụng cho Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ là 65,07% - 22,22% - 11,29% thì đến 2005 tỷ trọng tương ứng là 44,90% – 34,96% – 19,87%. Đó chính là sự vận động phù hợp với quy luật phát triển, phục vụ tốt cho đường lối phát triển KT-XH địa phương.
Vốn tín dụng của NHNo&PTNT đã có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, các địa bàn dân cư và các thành phần kinh tế ở huyện, trong đó chiếm phần chủ yếu là hộ sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Năm 2005 tỷ lệ dư nợ hộ sản xuất là 71.769 triệu đồng, chiếm đến 88,06%/ tổng dư nợ. Rõ ràng đây là đối tượng tín dụng chủ yếu và là khách hàng truyền thống của tín dụng NHNo&PTNT trên địa bàn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân vẫn luôn được chú ý tìm kiếm những dự án có hiệu quả KT-XH cao để đầu tư. Chính những đối tượng này mới là động lực tạo chuyển biến trong cơ cấu đầu tư tín dụng cũng như cơ cấu ngành kinh tế.
Dễ nhận thấy rằng tín dụng cho doanh DNNN trên địa bàn huyện được duy trì suốt 4 năm (2001 – 2004), nhưng đến năm 2005 thì nhất loạt biến mất khỏi bảng cân đối của Ngân hàng. Nguyên nhân là do tín dụng DNNN từ 2001 đến 2004 chỉ thuộc 2 đơn vị có dư nợ là Công ty Thương mại Đại Lộc và Công ty Gốm sứ La Tháp, cuối năm 2004 cả hai đều được cổ phần hoá, giao toàn bộ doanh nghiệp cho người lao động sở hữu. Do vậy, sang năm 2005 toàn bộ dư nợ này đều được chuyển sang dư nợ doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều đáng lưu ý là hiện có đến 18 đơn vị DNNN của TW và tỉnh có chi nhánh, xí nghiệp phụ thuộc đóng trụ sở trên địa bàn huyện (như Xí nghiệp Khai thác thuỷ lợi, Bưu điện, Hiệu thuốc, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm nhân thọ …) nhưng tất cả đều không có quan hệ tín dụng với NHNo&PTNT trên địa bàn huyện vì việc này đều do đơn vị chủ quản quyết định.
2.2.1.3. Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Đại Lộc
Những kết quả đạt được trong việc phát huy vai trò của tín dụng NHNo&PTNT đối với phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Đại Lộc nêu trên do nhiều nguyên nhân tác động. Tuy nhiên, những nguyên nhân chủ yếu để có được những kết quả đó được khái quát như sau:
Một là, nhờ có Chủ trương chính sách đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước về tín dụng và sử dụng công cụ tín dụng như một đòn bẩy để phát triển KT-XH. Sự lãnh đạo của các cấp Đảng, chính quyền, NHNo&PTNT và vận dụng công cụ tín dụng một cách hiệu quả vào phát triển KT-XH.
Trong điều kiện của kinh tế thị trường định hướng XHCN, tín dụng ngân hàng là một công cụ đòn bẩy trong hệ thống chính sách tài chính tiền tệ, điều tiết sự vận động của nền tài chính quốc gia. Điều đó thể hiện rõ từ phương hướng nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2001 – 2005 là phải “sử dụng có hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ” [5, tr.197] và phải “Cải cách hệ thống ngân hàng thương mại, tách chức năng tín dụng chính sách ra khỏi chức năng kinh doanh của các ngân hàng thương mại quốc doanh” [5, tr.322], từ Quyết định 67/1999/QĐ-TTg, ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ: “Ban hành một số chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn”. Đây là những chủ trương, chính sách đúng đắn làm nền tảng cho các hoạt động tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng của NHNo&PTNT nói riêng, tác động mạnh vào sự phát triển của KT-XH trên địa bàn huyện.
Trong phạm vi kinh tế huyện, tín dụng ngân hàng còn có những vai trò đặc hữu, tác động tích cực vào sự phát triển của KT-XH, như chương 1 đã phân tích trên đây. Nhận thức được vai trò tín dụng trong phát triển KT-XH, các cấp lãnh đạo địa phương, từ tỉnh xuống huyện và cấp xã đã chú trọng vai trò của tín dụng và đưa vào các chỉ thị, nghị quyết của địa phương. Từ đó, cùng với chiến lược phát triển đúng đắn của NHNo&PTNT Việt Nam, phấn đấu đưa NHNo&PTNT Việt Nam trở thành định chế tài chính hùng mạnh và là bạn đồng hành của nông nghiệp, nông thôn, nông dân, tín dụng của NHNo&PTNT đã thật sự trở thành một thành tố quan trọng, không thể thay thế của sự phát triển KT-XH, nhất là trên địa bàn huyện.
Hai là, sự phối hợp đồng bộ và hỗ trợ đắc lực của Chính quyền, đoàn thể, mặt trận và các cơ quan chức năng hữu quan ở địa phương trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT hướng đến sự phát triển toàn diện của KT-XH huyện.
Do những đặc thù trong cơ chế tổ chức, vai trò, chức năng của NHNo&PTNT Việt Nam, hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT không thể vận hành bình thường nếu không có sự phối hợp và ủng hộ của các cấp chính quyền hữu quan trên địa bàn chi nhánh NHNo&PTNT phục vụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van chinh thuc.doc
- Bia Luan van.doc