Cái trận đánh của Hà Nội đạt con số trên 200 chiếc được nêu ngay ở quanh Hồ
Gươm, thượng ngay biển báo công ở các gốc sấu, biển nền đỏ tươi và con số “200” kẻ
trắng đậm nét, thấy nó quý như một loại thượng hạng “Thăng Long” mới nhất- chất khói
đậm đà gợi đến hương vị thâm thúy nhất của đất nước.
Đẩy cửa kính, đứng giữa buồng bệnh trắng lốp lặng tờ, mà cảm thấy như sắc của
sự im lặng phải là một thứ màu gì trăng trắng. Trên giường sắt sơn trắng, trên đệm trắng
của nhà thương, thẳng cẳng nằm dài một người cứng đờ cánh tay. Cánh tay phải giơ lên
kia cũng trắng bệch, cứ giơ mãi như thế để tan loãng vào cái trắng nhờ của buồng bệnh
thắp đèn hơi thủy ngân bóng hình ống. Giữa cái thế giới bệnh bạch lôm lốp ấy, lờ đờ một
đôi mắt nhiều lòng trắng và rậm lông mày. Với một bộ râu xồm đen kịt.
Thật là một điều khá tội nghiệp cho một người đô đốc bố, khi mà trên cái kỳ hạm
đô đốc kéo cờ đám ma to lại treo thêm mũ rơm gậy tre lên đầu đòn trục cần tàu Hoa Kỳ
để thay cho thằng con bất hiếu là Mích Kên đang nằm ườn ra trên giường trắng kia kìa!
Nó rít khói thuốc, cái tàn trắng dài ra gần một đốt tay mà chưa chịu gạt tàn.
Chao ôi, giặc bay Hoa Kỳ đã chán ngấy Hà Nội quá lắm rồi – Hà Nội mà lưới lửa
tên lửa mỗi lần thổi rồng lửa bay lên nền trời hanh xanh Thăng Long, lại hệt như hạ bút
viết chữ tháu lá bùa thiêng khoanh đứng lại, và đốt luôn các thứ “con ma” “thần sấm”, lôi
tuột xuống các thứ tướng úy tá quỷ sứ ma vương Hoa Kỳ.
174 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(hoặc hơn hai) tính từ chỉ màu sắc, thường là các màu
đối lập để tăng cảm giác về màu sắc:
VD: “Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh” (Xuân Diệu) => Hai màu sắc
tương phản đặc tả những điều có giá trị trong cuộc sống đang bị lụi tàn.
Trường hợp dùng hơn hai màu sắc phải kể đến cách diễn đạt rất thành
công của Hồ Xuân Hương trong bài “Mời trầu”: màu xanh của lá trầu, màu
trắng của ruột cau, màu bạc của vôi hợp lại thành thứ màu thắm, màu hạnh
phúc.
2.2.9.1. Màu xanh kết hợp với các màu khác
Trong trường hợp này, màu xanh không được dùng riêng lẻ mà kết hợp
với những màu khác tạo nên sự đối lập, thay đổi và chuyển biến của nhân
cách, thể hiện ở dạng quá trình.
- Xanh vỏ đỏ lòng: giả dối, tráo trở, bề ngoài tỏ ra tử tế nhưng trong lòng
nham hiểm.
Bà không phải hạng người xanh vỏ đỏ lòng, đổi trắng thay đen.
(Nguyễn Huy Tưởng)
- Xanh như lá, bạc như vôi: vô ơn bạc nghĩa, sống thiếu tình người.
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi.
(Hồ Xuân Hương)
2.2.9.2. Màu đen kết hợp với các màu khác
Cũng như màu xanh, màu đen khi kết hợp với màu khác, thông thường
là những màu đối lập như đỏ, trắng (hoặc màu phụ của trắng). Về nghĩa biểu
trưng, màu đen trong tổ hợp vẫn mang ý nghĩa tiêu cực chỉ những điều kém
may mắn, thận phận bạc bẽo,
Trong ca dao, dân gian đã vận dụng cấu trúc “thambỏ” như: tham
đó bỏ đăng, tham đăng bỏ đó, để đưa màu sắc vào tạo nên cách diễn đạt
mới của sự thay đổi “tham đỏ bỏ đen”.
Chốn rẫy quê em an bề hèn khó
Em chưa có hề tham đỏ bỏ đen.
Trong Truyện Kiều, bạc và đen kết hợp với nhau nhưng khi vị trí của
hai từ thay đổi thì nghĩa biểu trưng cũng khác đi. Với kết hợp “bạc đen”:
Bạc đen thôi có tiếc mình làm chi! (Câu 1402),
nghĩa biểu trưng thường được hiểu là “sống chết cũng liều”, tốt xấu ra sao
cũng chấp nhận. Còn kết hợp “đen bạc”:
Trách người đen bạc, ra lòng trăng hoa (Câu 1538),
lại mang nghĩa chỉ người bội bạc, không chung thủy.
Và khi tạo thành thế đối lập trong 2 vế câu thì nằm trong chuỗi nguyên
nhân - kết quả:
Nỗi chàng ở bạc, nỗi mình chịu đen (Câu 1609)
2.3 Ý nghĩa biểu trưng của màu sắc sáng tạo
2.3.1 Sự sáng tạo các mức độ màu sắc và tạo ra màu mới
a. Sáng tạo về mức độ màu sắc
Thật ra đây là cách sử dụng màu cơ bản kết hợp với từ phụ chỉ mức độ.
Từ phụ này có thể có sẵn trong ngôn ngữ, tác giả chỉ thêm một yếu tố để tạo
nên một từ láy cho yếu tố phụ.
Cấu trúc cũ: Màu cơ bản + từ phụ A
Cấu trúc mới: Màu cơ bản + từ phụ A-A’
Hồ Xuân Hương là một trong những thi sĩ được biết nhiều bởi khả năng
sáng tạo màu sắc, tô điểm những màu cơ bản thành sắc màu riêng của chính
nữ sĩ:
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc (Đèo Ba Dội)
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom (Hỏi Trăng 1)
Để diễn tả độ nhòe, Xuân Hương lại dùng màu có sắc độ mạnh, dễ đập
vào mắt mọi người, màu đỏ. “Đỏ loét”, người đọc sẽ có cảm giác đó là những
quệt màu nhòe nhoẹt, trơn ướt và bị đẩy tới cực độ. Còn “đỏ lòm lom”, ở đây
màu đậm của ánh sáng biến thành màu đỏ nội lực, sức sống căng tràn, chín lắt
lay không thể chín hơn được nữa.
Cùng với cách sáng tạo trên còn có những màu sắc khác như: trắng
phau phau, trắng phau,
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép ( Vịnh cái giếng)
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau. ( Dệt cửi)
Các màu như xanh, trong, bạc, thuộc gam màu lạnh nhưng cũng có
thể biến thành màu nóng. Đặc biệt là cách sử dụng màu thắm trong thơ Hồ
Xuân Hương:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.
(Mời trầu)
Màu xanh của lá trầu, màu bạc của vôi, màu trắng của ruột cau là ba
thứ thuộc gam màu lạnh. Hòa ba thứ màu riêng lẻ ấy vào nhau thì được màu
thắm, màu của hạnh phúc. Thắm là hòa quyện vào nhau không thể tách rời
của ba loại màu sắc trên.
Như vậy, khi sáng tạo tác phẩm văn học, các tác giả không chỉ tạo ra
những mức độ màu khác nhau mà còn tạo thêm những màu phụ trong nhóm
màu. Đồng thời cũng sử dụng những cách “phối màu” khác nữa.
2.3.2. Dùng “sai” phạm vi biểu vật của từ
Mỗi từ ngữ nói chung và từ ngữ chỉ màu sắc nói riêng đều có phạm vi
biểu vật riêng. Nhìn chung, những màu sắc trung tính có phạm vi biểu vật
rộng, những màu phụ kèm mức độ có phạm vi biểu vật hẹp. Tuy nhiên, trong
sáng tác thơ văn, một số từ ngữ chỉ màu được sử dụng “sai” phạm vi nhằm
biểu hiện sáng tạo nội dung và phá cách trong cách thể hiện.
Chẳng hạn như xanh xao chỉ dùng cho người nhưng một số tác phẩm
dùng “xanh xao” để miêu tả sự vật: màu trời xanh xao, mây chiều xanh xao,
Trời xanh xao trên bờ môi dịu ngọt
Lúa tươm vàng, ưng ửng, nở hồn em
(Mùa lúa mới- Vương Ngọc Long)
Có nỗi buồn rất nhẹ
Thoảng như là gió qua
Có một ngày rất nắng
Đến bên trời xanh xao
(Vỡ tan bên chiều hoang- Vương Ngọc Long)
Mưa rơi nhè nhẹ mưa rơi
Lệ ai rớt xuống ven trời quạnh hiu
Xanh xao một vũng mây chiều
Vài con cú đậu đợi triều nước lên
(Lệ xanh – Hà Văn Kỳ)
Hay như từ “biếc” (màu xanh lam có pha màu lục) chỉ dùng cho biển,
rêu, nhưng ở đây được sử dụng phổ biến để chỉ màu mắt:
Ta soi vào mắt biếc của ngày xa
Thêm khát vọng - thêm niềm tin mới mẻ
Xin chào nhé những búp non mới hé
Sẽ có ngàn mắt biếc giống ta xưa.
(Mắt biếc - Tạ Chiến)
Màu vàng cũng thế, vàng vọt là từ chỉ thể trạng người nhưng đã được
phổ biến tả sự vật; như trong những câu thơ của Thâm Tâm:
Bóng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”
(Tống biệt hành- Thâm Tâm)
Em sợ một ngày nơi vạn dặm
Anh về vội vã đến quê xưa
Thấy trăng vàng vọt nơi xa vắng
Bởi đời đã sớm nắng chiều mưa
(Thời xa vắng- Chi Lan)
Trăng thu hao gầy vàng vọt
Rơi vào lòng em nhẹ tênh...
(Đêm thu- Lê Hương Nhu)
Cũng góp vào việc dùng “sai” phạm vi biểu vật phải kể đến “bậc thầy
chơi chữ” Nguyễn Tuân. Ông đã chuyển từ chỉ màu da con người, từ để tả
cảnh vật thành những từ miêu tả những khái niệm trừu tượng như sự sống,
cảnh giác,
Tôi đứng dưới gốc đào, một buổi chiều ngừng bắn, nghĩ miên man thấy
sự sống là một điều gì thật là óng ánh, thiêng liêng, và hồng hào.
(Cho giặc Mỹ nó ăn một cái tết ta)
Tôi cho rằng anh đúng là một mẫu người Hoa Kỳ, theo cái nghĩa Hoa
Kỳ là chúa hay khôi hài một cách đen ngòm như thế.
Mùa đông năm 1967, da trời Hà Nội thấp thỏm xanh ngắt một niềm
cảnh giác.
(Đèn điện phố phường Hà Nội vui sáng hơn bất cứ lúc nào)
Hoặc cũng có khi dùng từ chỉ màu sắc hàm chứa mức độ (màu phụ) kết
hợp với một từ chỉ mức độ nữa nhằm nhấn mạnh ý tưởng:
Trên vườn chuối thành nội, chuối khu Lục Bộ Tam Tòa đã cháy khô vì
lửa trận, mà cái gì xanh lè nhất chỗ khu vườn chuối đó lại là bom đạn lân
tinh Mỹ quăng vào hàng đống.
(Nhớ Huế)
Từ đây, có thể rút ra một nhận xét: sự phát triển phong phú của hệ
thống từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt còn có sự góp phần của việc dùng
“sai” phạm vi biểu vật của từ. Quá trình này không nằm ngoài quá trình phát
triển nghĩa của từ tiếng Việt.
2.3.3. Kết hợp sáng tạo với các danh từ tạo nên khái niệm mới
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy cách dùng từ ngữ chỉ màu sắc của
Xuân Diệu hết sức đặc biệt. Ngoài những từ chỉ màu sắc miêu tả thì cũng có
một số lượng không nhỏ những từ chỉ màu sắc được kết hợp với một số danh
từ khác tạo nên những khái niệm rất mới. Có thể kể đến một số màu: xanh,
vàng, xám,..
Màu vàng được Xuân Diệu dùng rất mới, rất lạ và rất phong phú: giọng
hồng vàng (Thanh niên), lệ vàng (Yêu mến), chiều vàng (Giờ tàn), đêm vàng
(Lời Bá Nha), trời vàng (Hoa đêm), cây vàng (Nụ cười xuân), nắng vàng êm
(Đơn sơ), Những kết hợp này thể hiện khả năng dồi dào của nhà thơ khi sử
dụng tính từ tạo âm hưởng màu sắc độc đáo trong tác phẩm của mình.
“Đêm vàng” là cụm từ xuất hiện khá nhiều trong “Gửi hương cho gió”
của Xuân Diệu. Thực tế, trong thơ ca cũng như trong ngôn ngữ đời thường, ta
thường gặp các từ “đêm đen”, “đêm tối”, “đêm sáng trăng”. Đêm sáng trăng-
một đêm sáng nhờ ánh sáng của trăng nhưng Xuân Diệu lại dùng tổ hợp “đêm
vàng”.
Lòng mặt trời nghẹn tắt cũng vì thương
Những đêm vàng vấn vít nguyệt tơ vương
Đi không nỡ ở trên đường bạch lộ.
(Lời Bá Nha)
Vừa xịch gối chăn, mộng vàng tan biến
Dung nhan xê động, sắc đẹp tan tành.
(Giục giã)
Màu hồng cũng là màu của sự tươi trẻ, sức sống cuồn cuộn, lại được
cảm nhận bằng “cặp mắt xanh” của nhà thơ nên những sự vật có màu sắc khác
đều có thể chuyển sang hồng: xuân hồng, nắng hồng, sương hồng,
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
(Vội vàng)
Hôm nay chiều đợi chờ
Nắng nhỏ cành vương vấn
Sương hồng cây ước mơ
Em đến: lòng van khấn.
(Chiều đợi chờ)
Màu hồng còn là màu có sức mạnh mãnh liệt như đã chứa trong nó mọi
sức nóng và sự chói chang của một cái nắng gay gắt buổi trưa hè:
Mùa hạ trắng ở dưới trời đốt trắng
Nắng hồng nung mây bạc chảy ngân nga
Cảnh thưa thớt chỉ một con đường vắng
Cái am xưa hay đôi chiếc bia già.
(Hè)
Riêng màu xám được Xuân Diệu dùng ít (chỉ ba lần) nhưng nó góp
phần không nhỏ trong việc tập trung thể hiện tâm trạng của nhà thơ.
Thong thả chiều vàng thong thả lại
Rồi điđêm xám tới dần dần
Cứ thế mà bay cho đến hết
Những ngày, những tháng, những mùa xuân.
(Giờ tàn)
Chiều vàng là hình ảnh không vui, không buồn nhưng đẹp. Đêm xám đã
hiện ra, gần như đối lập với chiều vàng, là hình ảnh xấu, ghê rợn, u tối bao
phủ bởi một màu xám xịt, đó là kết quả của xuân qua, tuổi già, là cái lo của
một con người.
Có một hình ảnh khác đối lập giữa thiên nhiên bao la, hùng vĩ là tâm
trạng cô đơn, trống trải u buồn của nhà thơ, một “không gian xám”.
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ.
(Tương tư, chiều)
Màu xanh thì lại được kết hợp với các từ: ánh tơ xanh (Trăng), mộng
xanh, tim xanh (Lời thơ vào tập Gửi hương cho gió). Màu xanh được diễn tả
qua sắc thái của tình yêu, trong đêm trăng thanh thì tình yêu mong manh, dễ
vỡ như “ánh tơ xanh”
Dịu dàng đàn những ánh tơ xanh
Cho gió du dương điệu múa cành
Cho gió đượm buồn thôi náo động
Linh hồn yểu điệu của đêm thanh.
(Trăng)
Và không chỉ thế, màu xanh dùng để diễn tả với tất cả sức trẻ: nắng
xanh, hồn xanh, tóc xanh, mộng xanh,
Ngực thở trời, mình hút nắng tươi xanh
Ta góp hết những vòng hoa mới lạ.
(Thanh niên)
Đó là lời reo lên sung sướng của chàng trai trẻ tiếp cận với xuân đầu
vừa thơ, vừa mộng. Vì vậy phải vội vàng giục giã giữ lấy tuổi thanh niên để
vĩnh viễn: “Vàng son đang lộng lẫy buổi chiều xanh” (Giục giã), để giữ lấy
“mộng xanh trời” để hồn thêm xanh”
Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngửa cổ hát chơi
Khi gió sớm vào reo um khóm lá
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời.
Hát vô ích, thế là chim vỡ cổ
Héo tim xanh cho quá độ tài tình
(Lời thơ vào tập Gửi hương cho gió)
2.3.4. Những màu sắc không chính danh
2.3.4.1 Màu của tâm trạng
Màu sắc trong Truyện Kiều không chỉ có những màu mang ý nghĩa biểu
trưng mà còn là màu sắc của tình cảm. Đó là những màu quan san, màu quan
tái, màu khơi trêu, màu của nỗi nhớ Bốn phương mây trắng một màu / Trông
vời cố quốc biết đâu là nhà. Hay trời cao trông rộng một màu bao la. Có thể
nói, Nguyễn Du không chỉ nắm bắt sắc màu của sự vật mà còn nắm bắt và
diễn tả cả sắc màu tình cảm nhuốm đậm lên cảnh vật, không gian làm cho
phong cảnh trở nên sinh động, có hồn
2.3.4.2 Màu “trong”
Nguyễn Khuyến là nhà thơ kiên định, thủy chung với khuynh hướng
lánh đục tìm trong, luôn đề cao tiết trong sạch, tinh khiết của nhà nho. Cái đẹp
của sự trong sáng thanh cao là cảm hứng thẩm mỹ để ông đam mê một màu
trong. Để diễn đạt cái sắc không màu, ông luôn sáng tạo để tìm từ, tạo từ rất
linh hoạt: trong, trong vắt, thanh khiết, Có khi ông dùng “trong” đơn tiết:
Phía tây nam có ao nước trong (Tây nam trì thủy thanh)
Giếng không phải không trong (Tỉnh phi vô thanh tuyền)
Đợi lúc sông trong hỏi còn sống được bao lâu (Sĩ đáo hà
thanh năng thọ kỷ)
Hoặc cấu tạo song tiết theo phương thức láy:
Vầng trăng non trong trẻo treo trên mái tường cao (Quyên quyên
tân nguyệt quải cao tường)
Hay phương thức ghép:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Bên cạnh đó, ông dùng số lượng lớn thủ pháp so sánh: trong như tuyết,
thanh như tẩy, bất nhiễm trần, trong như ngọc,
Ở đây, sự không màu không có nghĩa là nhạt màu, vô cảm. Khi kết hợp
với những từ ngữ xung quanh nó, nó trở nên một màu sắc đặc biệt. Khó nhận
biết đây là màu thật nhưng cũng không thể cho là màu hư bởi cả hai phương
diện biểu vật và biểu niệm của nó đều gây ấn tượng sâu sắc. Nhạt là không
thấy gì, thực và ảo, cụ thể và mơ hồ. Thực chất ở đây có sự tương liên,
chuyển hóa giữa màu sắc: Màu xanh thực và các màu nhạt chuyển hóa dần về
phía trong, trở nên hư vô, vô định. Đây là phần bí ẩn, thu hút bởi nét riêng
trong ngôn ngữ chỉ màu sắc trong thơ Nguyễn Khuyến.
2.3.4.3 Màu thời gian
Đoàn Phú Tứ là một thi sĩ của Xuân Thu Nhã Tập. Trong số những bài
thơ nổi tiếng của nhóm tác giả này phải kể đến bài thơ “Màu thời gian” với
một khái niệm mới về màu sắc của thời gian:
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Thời gian trừu tượng đã được xác định, được cụ thể hóa. Nếu Xuân
Diệu cảm nhận được từng bước đi của thời gian để khát khao sống trọn vẹn
thì Đoàn Phú Tứ tìm thấy ở thời gian những sắc màu, những hương vị vọng
về từ những câu chuyện xưa cũ. Cảm thức về thời gian quá khứ và hiện tại nối
liền, từ hiện tại nhớ về quá khứ, từ quá khứ mong về hiện tại. Thời gian
không có sắc, không có hương trong hiện thực nhưng tồn tại trong tâm tưởng,
hoài niệm của tác giả. Hoài niệm xưa buồn bã bâng khuâng khiến cảm nhận
về thời gian cũng lãng nhạt mơ hồ. Đây là màu của tâm trạng u buồn lặng lẽ,
không cuộn trào sôi sục mà bện chặt lòng người. Do vậy, thời gian vô hình đã
trở nên tím ngắt u buồn.
Có thể nói Đoàn Phú Tứ đã khai sáng một cách nói mới, cách khám phá
hiện thực mới. Dù cách thể hiện có chỗ khó hiểu nhưng đó là những cảm xúc
chân thật, tinh tế của tâm trạng con người.
2.3.4.4 Những sắc màu trừu tượng
Thế Lữ là người tiên phong trong phong trào Thơ Mới với nhiều thành
công nhất ở chặng đầu. Ngoài hệ thống màu sắc cụ thể, Thế Lữ còn tạo ra rất
nhiều những sắc màu trừu tượng, màu ảo, đó là màu thơ, màu ái tình, màu
đằm thắm, màu kín đáo, màu châu lệ, màu biệt li, màu cay đắng, màu tiếc
thương,
- Mắt còn thấy màu rực rỡ
- Và để màu tươi của ái tình
- Nước non trong sạch thay màu mới
- Nồng say thắm nhuộm màu thi cảm
- Cùng nàng Thơ lựa chọn các màu thơ
- Mấy cụm hoa non ngậm màu kín đáo
-Mấy phen ta thấy màu châu lệ
- Mặc ánh tà dương còn dãi màu li biệt
Sự đa dạng những màu trừu tượng cho thấy khả năng sáng tạo vô cùng
phong phú của tác giả. Điều này có thể lí giải trên cơ sở phương pháp sáng
tác: Thế Lữ chịu ảnh hưởng nhiều từ trào lưu thơ lãng mạn (liên quan tới hội
họa) và trào lưu thơ tượng trưng (liên quan tới âm nhạc). Về cấu trúc, những
màu ảo này có thể do tổ hợp “màu + danh từ” như: màu thơ, màu châu lệ,
hoặc “màu + tính từ” như: màu kín đáo, màu mới, màu rực rỡ,
TIỂU KẾT
1/ Về ý nghĩa biểu trưng chung của từ ngữ chỉ màu sắc
Có hai dạng cấu trúc chính: “X + từ chỉ màu sắc” chiếm 59% (47/79);
“từ chỉ màu sắc + X”, chiếm 41% (32/79) trong tổng số những từ ngữ chỉ màu
sắc mang ý nghĩa biểu trưng được luận văn thống kê.
- Với ý nghĩa biểu trưng chỉ tầng lớp hay giới trong xã hội, “X” có thể là
một bộ phận cơ thể như: mày, đầu, tóc,.. hoặc những gì liên quan tới đối
tượng đề cập như: áo, mực, ngày tháng,.. Màu sắc được dùng để kết hợp ở
đây là màu xanh, màu tím, màu trắng, màu son (màu phụ của đỏ). Vấn đề đặt
ra là vì sao lại là những màu này? Trong số các màu, màu xanh được thế giới
quan niệm là màu sâu nhất, tinh khiết nhất bởi nó gắn liền với thiên nhiên, của
sự sống còn non. Dùng màu xanh để chỉ tuổi trẻ xem ra là một qui luật mang
tính phổ quát xuất phát từ hiện thực thực tế. Còn màu trắng và màu tím đều
bắt nguồn từ thực tế là đồng phục của học sinh Việt Nam thường là màu trắng
và màu mực học trò thường dùng là màu mực tím. Trong việc sử dụng màu
trắng, giữa cách dùng ở nước ta và thế giới có sự tương đồng. Thế giới quan
niệm màu trắng là màu của sự tinh khiết, ban sơ, vì thế màu áo của cô dâu
ngày cưới là màu trắng.
- Khi dùng để biểu trưng cho cái chết, “X” ở đây có thể là bộ phận cơ thể
như “xương”, là vật dụng như “khăn” (cũng là một vật không thể thiếu trong
các đám tang của người thân); hoặc đó là một sự vật trong thiên nhiên được
chuyển nghĩa để chỉ một vật khác tương tự trong thế giới khác (một thế giới
tưởng tượng trong quan niệm của dân gian và tôn giáo) như “suối vàng”.
- Còn với những nghĩa biểu trưng còn lại như: nơi lén lút, số phận,
“X” là chính những sự vật mà nghĩa biểu trưng hướng tới (chợ đen, vận
đen,).
Nhìn chung, để tạo ra những ý nghĩa biểu trưng, các từ ngữ chỉ màu sắc
đã được chuyển nghĩa bằng các phương thức như ẩn dụ, hoán dụ.
2/ Về ý nghĩa biểu trưng có sắc thái tu từ của từ ngữ chỉ màu sắc
Qua quá trình khảo sát và phân tích, luận văn nhận thấy rằng: trong các
văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương, hầu hết những ý nghĩa biểu
trưng chung trong ngôn ngữ đều được vận dụng vào văn bản. Bên cạnh đó,
các tác giả cũng sáng tạo thêm một số ý nghĩa biểu trưng riêng biệt. Chẳng
hạn như ca dao thì dùng màu sắc để đưa ra những quan niệm thẩm mỹ riêng
của người bình dân như: răng đen, da đen giòn, áo nâu,; Truyện Kiều thì
nổi bật ở cách dùng màu sắc diễn tả tâm lý, tình cảm như: ngọn cỏ nửa vàng
nửa xanh, mây trắng một màu,; còn Xuân Diệu đã kết hợp giữa danh từ và
tính từ chỉ màu sắc khá độc đáo tạo nên sắc thái riêng như: ánh tơ xanh, tim
xanh, giọng hồng vàng, đêm xám,
Điều này càng chứng minh rõ, khả năng biểu trưng của từ ngữ chỉ màu
sắc trong phong cách ngôn ngữ văn chương là vô tận.
Sau đây là bảng tổng kết của chúng tôi về ý nghĩa biểu trưng của từ ngữ
chỉ màu sắc trong tiếng Việt (qua một số một số văn bản thuộc phong cách
ngôn ngữ văn chương).
Bảng 2.3: Nghĩa biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt (qua
một số một số văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương)
Quy ước chú thích:
(1): Ca dao; (2): Truyện Kiều; (3): Thơ Xuân Diệu;
(4): Thơ Tố Hữu; (5): Văn Nguyễn Tuân
Nhóm màu
Nghĩa biểu trưng
Đ
en
Đỏ
N
âu
T
ím
Trắng
X
ám
X
anh
V
àng
Sự trong trắng ngây thơ 4 1, 2, 4
Sự tang tóc, chia ly 1, 2, 3,4
Sự thay đổi 2 3
Vẻ đẹp bình dị 1 4 4
Sự kiên định, không thay
đổi
1 4
Sự kém may mắn 2
Hạng người xấu xa 2,4,5
Không khí ảm đạm, u ám 3 3 3, 5
3,5
Tuổi trẻ, còn nhỏ 1,2,3,4 1,2,3,4
Sự đau đớn, đau khổ 1
Tình yêu đôi lứa 3 3
Chỉ việc hôn nhân 1, 2
Sự cao quý 4 4 1,2,4
Cái chết 4 1,2
Tâm trạng u sầu 3 2
Người nông dân 1,4
Việc tu hành, người tu
hành
2
Sự chiến thắng, cách mạng 4,5
Bảng 2.4: Nghĩa biểu trưng của những kết hợp từ chỉ màu sắc có sắc thái
tu từ
Yếu tố kết hợp
Đ
en
Đỏ
N
âu
Trắng
T
ím
X
ám
X
anh
V
àng
Nghĩa biểu trưng
áo + + Số phận
mây, đất, giờ +
sông, nước +
Cuộc sống bế tắc,
u ám
ánh tơ +
mộng, giọng,
thư, đêm, chiều,
trầu, cau, mây,
trăng
+
Tình yêu
chén + Hạnh phúc
nắng, mộng,
hồn, tim
+
xuân, lá, máu +
Tuổi trẻ
cỏ, liễu, giếng +
đêm, không gian +
mây, trăng +
Tâm trạng u sầu
thời gian + + Hoài niệm quá
khứ
tiếng, chén,
mây, khúc
(nhạc)
+ Điều cao quý,
tốt đẹp
da +
yếm, cổ tay +
Vẻ đẹp của phụ
nữ
Chương 3: SO SÁNH Ý NGHĨA BIỂU TRƯNG CỦA TỪ
NGỮ CHỈ MÀU SẮC TRONG THÀNH NGỮ
TIẾNG VIỆT VỚI TỪ NGỮ CHỈ MÀU SẮC
TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG ANH
3.1 Những vấn đề chung
3.1.1 Khái quát về thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
“Sự hiểu biết về thành ngữ là cần thiết để có được sự hiểu biết hoàn hảo
về một ngôn ngữ" (M.F. Zamenhof, 1905). Thành ngữ có vai trò vô cùng
quan trọng trong mỗi ngôn ngữ. Những đơn vị thành ngữ là loại ngữ cố định,
có tính hình tượng, nghĩa thường không thể suy ra từ nghĩa đen của các yếu tố
cấu tạo. Chẳng hạn như khi nói về thái độ không lao động, chỉ chờ dịp may,
người ta dùng cách nói: “há miệng chờ sung”,... Thành ngữ cũng nằm trong
hệ thống ngôn ngữ, có ngữ nghĩa ổn định như từ. Nếu so với quán ngữ, thành
ngữ có tính hình tượng và có tính biểu trưng cao. Tính biểu trưng của thành
ngữ có thể hiểu là dùng những sự vật thông thường, thường thấy trong cuộc
sống hàng ngày để diễn tả một điều khái quát, trừu tượng và phổ biến trong
cuộc sống. Chính vì vậy, khi nói về tính biểu trưng, luận văn dành chương 3
để khảo sát từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ tiếng Việt (có đối chiếu với
tiếng Anh).
Phần lớn các thành ngữ đều có điệu (một số ít có cả vần và điệu). Ở
tiếng Việt, vần- điệu đều xuất hiện trong thành ngữ, trong khi đó ở tiếng Anh
thành ngữ chỉ có vần hoặc có khi không có vần.
VD: ở tiếng Việt:
(1) Dân ngu khu đen
(2) Đầu xanh tuổi trẻ
Ở (1) có sự lặp lại khuôn vần “ngu - khu”, ở (2) chỉ có điệu chứ không
lặp vần.
Trong tiếng Anh:
Black and blue (đen và xanh= bị bầm tím, bị thâm tím da thịt):
lặp tổ hợp phụ âm “bl”
A black look (cái nhìn đen= cái nhìn giận dữ)
Cả thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh đều khai thác triệt để các thủ
pháp ngữ nghĩa:
(i) Thủ pháp so sánh
As white as snow (trắng như tuyết)
Trắng như bông
(ii) Thủ pháp ẩn dụ
One in a blue moon (một lần trong trăng xanh= hiếm khi)
Hai bàn tay trắng (không có gì)
(iii) Thủ pháp đồng nghĩa, gần nghĩa
The pot calls the kettle black (Nồi chê ấm đen)
Đỏ da thắm thịt
(iv) Thủ pháp đối nghĩa
Black and white (Đen và trắng= Đầy đủ chứng cứ, tương đương
“Giấy trắng mực đen”)
Đen bạc đỏ tình
(v) Thủ pháp hoán dụ
Green thumb (ngón tay xanh= người làm vườn giỏi)
Một xanh cỏ hai đỏ ngực (hoặc hi sinh hoặc vinh quang)
(vi) Thủ pháp thậm xưng
Mong đỏ mắt
Paint the town red (sơn cả thị trấn màu đỏ= ăn chơi xả láng)
Ngoài ra, thành ngữ của tiếng Việt và tiếng Anh chứa đựng sự tương
đồng về ý nghĩa biểu trưng cũng như có những khác biệt rất đáng lưu ý. Đó là
phần trọng tâm của chương này, chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.
3.1.2 Khái quát về từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ tiếng Việt và
tiếng Anh
Luận văn đã tiến hành khảo sát trên các từ điển: Từ điển tiếng Việt, Từ
điển thành ngữ Việt Nam, The Oxford Encyclopedic English Dictionary [53],
[87], [91], chúng tôi thu thập được 75 thành ngữ tiếng Việt và 113 thành ngữ
tiếng Anh có từ ngữ chỉ màu sắc. Qua thống kê, chúng tôi có bảng số liệu sau:
Bảng 3.1: Số lượng từ chỉ màu sắc trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
Ngôn ngữ
Nhóm màu
Tiếng Việt Tiếng Anh
Số lượng 22 18 Đen/ Black
Tỉ lệ % 19 16
Số lượng 50 25 Đỏ/ Red
Tỉ lệ % 43 22
Số lượng 0 3
Nâu/ Brown
Tỉ lệ % 0 2,5
Số lượng 15 15
Trắng/ White
Tỉ lệ % 13 13
Số lượng 0 3
Tím/ Purple
Tỉ lệ % 0 2,5
Số lượng 0 6
Xám/ Grey
Tỉ lệ % 0 5
Số lượng 6 37
Xanh/ Blue/ Green
Tỉ lệ % 5 32
Số lượng 23 8
Vàng/ Yellow
Tỉ lệ % 20 7
Tổng số 116 115
Biểu đồ 3.1: So sánh tỉ lệ các nhóm màu trong thành ngữ tiếng Việt
với thành ngữ tiếng Anh
Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, luận văn rút ra những vấn đề sau:
- Nhóm màu đỏ được dùng nhiều ở thành ngữ tiếng Việt trong khi nhóm
màu xanh là phổ biến hơn trong thành ngữ tiếng Anh.
- Trong thành phần ngữ liệu mà chúng tôi khảo sát, có những màu sắc
mà thành ngữ tiếng Việt không dùng đến như màu nâu, màu tím, màu xám.
Như vậy, nhìn chung số lượng các từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ
tiếng Việt được ghi nhận lại là ít hơn so với tiếng Anh.
Về khả năng kết hợp màu sắc, chúng tôi thống kê sự kết hợp màu sắc
với các từ khác trong thành ngữ như sau:
Bảng 3.2: Khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ màu sắc với các yếu tố
khác trong thành ngữ tiếng Việt
Đ
en
Đỏ
N
âu
Trắng
T
ím
X
ám
X
anh
V
àng
Nhóm màu
Yếu tố kết hợp
+ + + Đầu
+ Con (người)
+ Mặt
+ + Mắt
+ Mỏ (miệng)
+ Tai
+ Má
+ Môi
+ + Răng
+ Tay
+ Bụng
+ Máu
+ Da
+ Thịt
+ + Khu (mông)
+ Lòng (dạ)
Đ
en
Đỏ
N
âu
Trắng
T
ím
X
ám
X
anh
V
àng
Nhóm màu
Yếu tố kết hợp
+ Rừng
+ Lá
+ Giấy
+ Mực
+ Vôi
+ Đèn
+ Gạo
+ Cơm
+ Cá
+ Nước
+ Đũa
+ Chỉ
+ Vỏ
+ Lầu (gác)
+ Cửa
+ Bôi (tô)
+ Giày (vò)
+ Mặc
+ + Đổi (thay)
Bảng 3.3: Khả năng kết hợp của từ ngữ chỉ màu sắc với các yếu tố
khác trong thành ngữ tiếng Anh
B
lack
B
lue
B
row
n
G
reen
G
rey
Purple
Pink
R
ed
W
hite
Y
ellow
+ + + + + head
+ + hair
+ + + face
+ + + + eye
+ + nose
+ neck
+ finger (thumb)
+ tooth
+ + hand
+ leg
+ boy
+ + collar
+ belt
+ + day
+ + elephant
+ + light
+ look
+ list
+ mark
+ herring
+ grass
B
lack
B
lue
B
row
n
G
reen
G
rey
Pink
Purple
R
ed
W
hite
Y
ellow
+ beetro (beet)
+ hole
+ stump
+ snocker
+ ice
+ sheep
+ ball
+ spot
+ blood
+ feel
+ pound
+ hope
+ gill
+ eminence
+ envy
+ monst
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- la7489_3568_1871031.pdf