MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU 1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2.Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3
1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 3
1.4.3. Phương pháp phân tích số liệu 3
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
2.1. Khái quát chung về lãi suất 4
2.1.1. Khái niệm về lãi suất 4
2.1.2. Phân loại lãi suât 5
2.2 Hoạt động huy động và cho vay vốn. 8
2.2.1 Hoạt động huy động vốn 8
2.2.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng 12
2.3. Sự thay đổi lãi suất ở Việt Nam 19
2.3.1 Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lý nền kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hoá tập trung( trước năm 1988): 19
2.3.2. Lãi suất thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước( từ năm 1988 đến 2008). 19
2.4. Tác động lãi suất đối với NHTM 24
2.4.1. Khe hở lãi suất 24
2.4.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường 27
2.4.3. Mức độ nhạy cảm của lãi suất 28
3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNNo & PTNT CẦU GIẤY 30
3.1.Khái quát về Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu giầy 30
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy 31
3.1.3. Kết quả tài chính 35
3.2. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy 36
3.2.1. Hoạt động huy động vốn 36
3.2.2. Hoạt động cho vay 44
3.2.3 Các hoạt động khác 48
3.3. Huy động và cho vay vốn tại chi nhánh năm 2008. 49
3.3.1. Các hoạt hình thức huy động và cho vay được áp dụng 49
3.3.2. Biến động lãi suất và tình hình huy động vốn theo thời hạn năm 2008 53
3.3.3. Biến động lãi suất và tình hình cho vay vốn năm 2008 57
3.4. Ảnh hưởng của lãi suất tới kết quả huy động và cho vay vốn 61
3.5. Đánh giá kết quả huy động và cho vay vốn tại chi nhánh 63
4. KẾT LUẬN 69
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình huy động và cho vay vốn dưới tác động của lãi suất tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Cầu Giấy – Hà Nội năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với lãi suất.
Ngân hàng có khe hở dương nếu tài sản nhạy cảm lớn hơn nguồn nhạy cảm (kỳ huy động dài hơn sử dụng) và có khe hở âm nếu tài sản nhạy cảm nhỏ hơn nguồn nhạy cảm (kỳ hạn huy động nhỏ hơn kỳ sử dụng). Lãi suất thị trường thường xuyên thay đổi, ngân hàng luôn nghiên cứu và dự báo lãi suất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp ngân hàng không thể dự báo chính xác mức độ thay đổi của lãi suất và khi đó.
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất dương:
+ Khi lãi suất thị trường tăng, chênh lệch lãi suất tăng.
+ Khi lãi suất thị trường giảm, chênh lệch lãi suất giảm.
Nếu ngân hàng duy trì khe hở lãi suất âm:
+ Khi lãi suất trên thị trường tăng, chênh lệch lãi suất giảm.
+ Khi lãi suất trên thị trường giảm, chênh lệch lãi suất tăng.
Các nhà quản lý ngân hàng đã dùng khe hở lãi suất như là chỉ tiêu đo khả năng thu nhập giảm khi lãi suất thay đổi. Khe hở lãi suất hình thành do chênh lệch về tài sản và nguồn nhạy cảm, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quy mô của nguồn và tài sản nhạy cảm:
Nhu cầu về kỳ hạn của người sử dụng
Khả năng về kỳ hạn của người gửi và người cho vay
Chuyển hoá kỳ hạn của nguồn
Sự khác biệt về kỳ hạn của nguồn và tài sản là yếu tố tất yếu. Kỳ hạn để phân loại tài sản và nguồn nhạy cảm không phải là kỳ hạn danh nghĩa mà là kỳ hạn tài sản và nguồn được xác định lại lãi suất. Ví dụ, một nguồn tiền huy động hai năm, với lãi suất 10%/năm song đã duy trì được 1 năm 10 tháng. Vậy vào thời điểm tính toán, nguồn này chỉ còn 2 tháng là đến hạn. Nếu lãi suất thị trường thay đổi, nguồn này sẽ được đặt lại giá (xác định lại lãi suất).
Ngân hàng khó và không cần thiết duy trì sự phù hợp tuyệt đối giữa các nguồn và các loại tài sản khác nhau trong mọi thời kỳ. Trước hết, kỳ hạn trên thường là do khách hàng quyết định. Thứ hai, sự thay đổi của các loại lãi suất rất khác nhau và mức độ nhạy cảm của nguồn và tài sản đối với lãi suất cũng khác nhau. Thứ ba, sự khác biệt về nguồn và tài sản nhạy cảm có thể tạo thu nhập cao hơn cho ngân hàng. Khi duy trì khe hở nhạy cảm khác không, nếu lãi suất thay đổi theo hướng phù hợp thì thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên. Giả sử, lãi suất thay đổi với mức độ nào đó không có lợi cho ngân hàng, mức độ giảm thu nhập từ lãi suất của ngân hàng sẽ tỷ lệ thuận với quy mô khe hở lãi suất.
2.4.2 Sự thay đổi của lãi suất thị trường
Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất dương, tức ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ tăng. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng như nhau, ngân hàng sẽ có lợi; nếu chúng giảm xuống với cùng mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm làm giảm thu nhập từ lãi suất.
Trong trường hợp ngân hàng đang duy trì khe hở lãi suất âm tức là ngân hàng dự đoán lãi suất sẽ giảm. Nếu lãi suất tài sản và nguồn nhạy cảm cùng tăng với một mức độ, chênh lệch lãi suất của ngân hàng sẽ giảm, làm giảm thu nhập từ lãi suất. Như vậy, trạng thái tài sản và nguồn không phải là yếu tố duy nhất gây nên rủi ro lãi suất. Trạng thái trên được kết hợp với thay đổi lãi suất ngoài mong muốn của nhà quản lý ngân hàng sẽ gây nên rủi ro lãi suất. Do khả năng dự đoán thay đổi lãi suất có hạn trước thay đổi của môi trường kinh doanh , khe hở lãi suất trở thành yếu tố đo rủi ro lãi suất tiềm năng. Nếu khe hở lãi suất càng lớn thì rủi ro càng lớn.
Ví dụ: Một ngân hàng đang có trạng thái nhạy cảm với lãi suất như sau (số dư bình quân trong kỳ, đơn vị tỷ đồng, lãi suất bình quân %/kỳ):
Tài sản
Số dư
Lãi suất
Nguồn
Số dư
Lãi suất
-Tài sản nhạy cảm
80
5
- Nguồn nhạy cảm
120
4
- Tài sản kém nhạy cảm
120
7
-Nguồn kém nhạy cảm
80
5
Chênh lệch lãi suất của ngân hàng trong kỳ là:
(80 * 5% + 120 * 7% - 120 * 4% - 80 * 5%)*100 = 1,4%
200
Nếu lãi suất thị trường tăng thêm 1%, chênh lệch lãi suất của ngân hàng:
(80% * 6% + 120 * 8% - 120 * 5% - 80 * 6%) * 100 = 1,2%
200
Khe hở nhạy cảm là: 80 – 120 = - 40
Từ khe hở nhạy cảm ta có thể dự đoán tổn thất khi lãi suất thay đổi:
Thu nhập từ lãi thay đổi = khe hở nhạy cảm * mức gia tăng của lãi suất
Từ ví dụ trên ta có: Thu nhập từ lãi giảm = - 40 x 1% = - 0,4(đơn vị)
Chênh lệch lãi suất = khe hở nhạy cảm * mức tăng của lãi suất
Tổng tài sản sinh lợi
2.4.3. Mức độ nhạy cảm của lãi suất
Kỳ hạn nguồn và tài sản quyết định độ lớn của khe hở lãi suất. Để đơn giản, các tài sản và nguồn ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) là nhạy cảm lãi suất (mức độ nhạy cảm như nhau). Tuy nhiên trên thực tế các kỳ hạn khác nhau sẽ có mức độ nhạy cảm lãi suất khác nhau. Tiền gửi tại các NHNN, tiền gửi thanh toán là tài sản và nguồn có mức độ nhạy cảm lớn nhất. Tiền gửi tiết kiện 9 tháng (sau 9 tháng mới đặt giá lại) có mức độ nhạy cảm thấp hơn loại tiền gửi tiết kiệm loại 12 tháng. Nguồn 12 tháng có thể chuyển thành loại tài sản 12 tháng và 24 tháng để tạo khe hở bằng không. Khi lãi suất thay đổi trong một khoảng thời gian dự tính, tỷ lệ các tài sản và nguồn nhạy cảm được đặt giá lại cũng khác nhau. Ví dụ, khi lãi suất tăng 100% tiền gửi thanh toán được chuyển sang lãi suất mới chỉ trong vòng một ngày, trong khi đó chỉ một phần tiền gửi tiết kiệm 3 tháng được chuyển sang lãi suất mới trong vòng 1 tháng… Do vậy, nhà quản lý cần kết hợp quy mô và kỳ hạn cá biệt của từng loại tài sản và nguồn để tính kỳ hạn trung bình và nguồn, nghiên cứu mức độ nhạy cảm của chúng với lãi suất.
Nguồn và tài sản có kỳ hạn trên 1 năm với lãi suất cố định được coi là kém nhạy cảm với lãi suất. Song mức độ nhạy cảm của mỗi loại cũng khác nhau và đều tác động đến khe hở lãi suất. Một nguồn huy động 3 năm để cho vay 3 năm với lãi suất cố định thì không có rủi ro lãi suất. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp vay lớn có quyền thay lãi suất khi lãi suất thị trường giảm. Các doanh nghiệp này có thể trả trước hạn, vay ngân hàng khác để trả hoặc thoả thuận với ngân hàng để giảm lãi suất ghi trong hợp đồng… Khi tình trạng cho vay trở nên khó khăn, các ngân hàng buộc phải chấp nhận yêu cầu của khách. Thực tế này tạo tổn thất cho ngân hàng.
3. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY VỐN DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNNo & PTNT CẦU GIẤY
3.1.Khái quát về Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu giầy
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1988 Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 16/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông thôn.
Thống đốc NHNN có quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990 về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp các tỉnh thành phố. Trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm 3 sở giao dịch (Sở giao dịch 1 tại Hà Nội, sở giao dịch 2 tại văn phòng đại diện khu vực miền Nam, sở giao dịch 3 tại văn phòng đại diện khu vực miền Trung) và 43 chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.
NHNo&PTNT Hà Nội thành lập theo quyết định 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/06/1988 của Tổng Giám đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) về việc thành lập các NHTM trên địa bàn Hà Nội. Lúc đó, ngân hàng mang tên chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông thôn Thành phố Hà Nội, trụ sở chính đóng tại số 77 Phố Lạc Trung - Quận Hai Bà Trưng – TP Hà Nội.
Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy được thành lập trên cơ sở nâng cấp, điều chỉnh từ chi nhánh cấp II theo Quyết định số 28/QĐ/HĐQT/TCCB ngày 13 tháng 01 năm 1997 của chủ tịch Hội đồng Quản trị NH NNo&PTNT Việt Nam.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy
3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức
Khi mới thành lập Chi nhánh NHNNo Cầu Giấy là chi nhánh cấp I chưa được xếp hạng với tổng số cán bộ là 41 cán bộ, cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc và 07 phòng, tổ nghiệp vụ: Phòng hành chính – nhân sự, phòng Nguồn vốn - Kế hoạch, phòng Kế toán – Ngân quỹ, phòng Tín dụng, phòng Thẩm định, Tổ kiểm tra,kiểm soát nội bộ, Tổ Thanh toán quốc tế và 4 phòng giao dịch trực thuộc.
Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy
GIÁM ĐỐC
PHÒNG
GIAO DỊCH
P. KIỂM TRA, KIỂM SOÁT NỘI BỘ
P.HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
P.KẾ TOÁN VÀ NGÂN QUỸ
P. KINH DOANH NGOẠI HỐI
P. KẾ HOẠCH KINH DOANH
P.DỊCH VỤ VÀ MARKETING
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
3.1.2.2 Nhiệm vụ của chi nhánh
NHNNo&PtNT Cầu Giấy có chức năng: kinh doanh đa năng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cùng các nhiệm vụ:
- Huy động vốn:
+ Khai thác và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài bằng VND và ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn uỷ thác của Chính phủ, chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
+ Được phép vay vốn các tổ chức tài chính, TCTD khác hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài khi được sự chấp thuận của Tổng Giám đốc bằng văn bản.
+ Các hình thức huy động khác theo q uy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Cho vay:
+ Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đời sống đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ:
+ Cung ứng các phương tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ.
+ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh ngoại hối:
Huy động và cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN và NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác:
Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng theo Luật các TCTD: thu, chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt; nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu giấy tờ có giá; thẻ thanh toán; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, TCTD, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước, NHNN, NHNNo Việt Nam cho phép.
- Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của NHNNo Việt Nam.
- Thực hiện dịch vụ cầm đồ theo quy định của pháp luật và của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện đồng tài trợ, đầu mối đồng tài trợ cấp tín dụng theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu…cho các tổ chức, cá nhân, theo quy định của NHNNo&PTNT VIệt Nam.
- Thực hiện thanh toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng theo phân cấp uỷ quyền của NHNNo&PTNT Việt Nam.
- Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột suất của Tổng Giám đốc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do HĐQT, Tổng Giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam giao.
3.1.3. Kết quả tài chính
Bảng 3.1. Kết quả tài chính năm 2006 đến 2008
Đơn vị: Triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
1
Tổng thu
78.527
152.888
233.663
2
Tổng chi
121.299
113.524
195.430
Chênh lệch thu - chi
+ 83
+ 39.364
38.233
3
Thu dịch vụ
2.000
3.177
4.200
4
Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra(%)
0,27
0,28
0,20
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008 tại chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy)
Qua bảng số liệu về kết quả tài chính từ năm 2006 đến năm 2008 tại chi nhánh cho thấy được tình hình tài chính của chi nhánh tương đối lành mạnh, thể hiện sự tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Nó đã phản ánh được hiệu quả trong kinh doanh, việc tiết kiệm chi phí đầu vào cũng như chi phí quản lý thực sự là một cố gắng lớn của chi nhánh trong những năm qua. Tuy tỷ trọng thu dịch vụ còn nhỏ so với tôngt thu xong chi nhánh đã rất tích cực tìm mọi biện pháp để trong việc đẩy các loại hình dịch vụ tăng thêm nguồn thu.
3.2. Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy
3.2.1. Hoạt động huy động vốn
3.2.1.1 Hoạt động huy động vốn theo thời hạn
Do xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của nguồn vốn, ngay từ khi thành lập chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy đã chủ động xây dựng chiến lược huy động vốn và đề ra những biện pháp tích cực, đa dạng, hấp dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác huy động vốn, làm tốt công tác tiếp thị, có cơ chế khen thưởng rõ ràng nhằm khuyến khích cán bộ đạt thành tích trong công tác huy động vốn. Vì vậy, kết quả huy động nguồn vốn của chi nhánh tăng trưởng qua từng năm cụ thể.
Bảng 3.2: Kết quả huy động vốn từ năm 2006 - 2008
Đơn vị: Tỷ đồng,%
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
30/6/2008
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Số lượng
Tỷ trọng
Tổng nguồn
1.081
100%
1.881
100%
2.841
100%
1
Phân theo loại tiền
1.081
100%
1.881
100%
2.841
100%
1.1
Nội tệ
818
75,6%
1.563
83%
2.005
70,6%
1.2
Ngoại tệ(quy đổi)
263
24,4%
318
17%
836
29,4%
2
Phân theo dối tượng
1.081
100%
1.881
100%
2.841
100%
2.1
Tiền gửi dân cư
688
63,6%
813
43%
1358
47,8%
2.2
Tiền gửi,tiền vay Tổ chức
393
26,7%
1.068
57%
1483
52,2%
Trong đó : TCTD
0
0
140
7,4%
100
5,4%
3
Phân theo kỳ hạn
1.081
100%
1.881
100%
2.841
100%
3.1
KKH
195
18%
406
22%
615
21,64%
3.2
Tiền gửi < 12 tháng
424
39%
384
20%
954
33,58%
3.3
Tiền gửi > 12 tháng
462
43%
1.091
58%
1272
44,78%
4
Phân theo tính chất NV
1.081
100%
1.881
100%
2.841
100%
4.1
Tiền gửi tiết kiệm
567
52%
758
40%
1229
43,25%
4.2
Phát hành kỳ phiếu
121
11%
42
2%
129
4,5%
4.3
Tiền gửi,tiền vay tổ chức
393
37%
1.068
58%
1483
52,25%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007, 30/06/2008 chi nhánh
NHNNo&PTNT Cầu Giấy
Biểu đồ 3.1.Tăng trưởng nguồn vốn
Biểu đồ 3.2 . Cơ cấu nguồn vốn
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007, 30/06/2008 chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy)
Kết quả tăng trưởng theo từng năm và luôn có xu hướng tăng. Nền kinh tế thị trường phát triển, cùng với đó là nhu cầu cao về vốn cho sản xuất cũng như tiêu dung. Thị trường tiền tệ luôn sôi động cả về gửi tiền và vay tiền. Đặc biệt xu hướng hiện đại hoá trong giao dịch và thanh toán bằng thẻ ATM đã và đang rất phát triển tại Việt Nam. Khi người dân và doanh nghiệp lựa chọn cách thức bảo toàn vốn cũng như thanh toán qua ngân hàng. Mỗi người có lựa chọn khác nhau khi gửi tiền vào ngân hàng, có người gửi vào với mục đích sinh lợi và tăng khả năng cũng như nhu cầu mua sắm trong tương lai, có người gửi tiền để bảo đảm an toàn cho số tiền tiết kiệm của họ. Việc gửi tiền vào ngân hàng không chỉ giúp đồng tiền sinh lợi khi lạm phát thấp mà còn là phương thức bảo toàn vốn khỏi những rủi ro tiềm tàng của nó.
Do mức lãi suất của mỗi đối tượng huy động là khác nhau và lãi suất biến động liên tục nên tỷ trọng cũng như tăng trưởng của mỗi loại vốn huy động tại chi nhánh là không đồng đều. Vì năm 2008 lãi suất huy động tăng đột ngột nên số tiền huy động trong năm 2008 tăng vọt so với năm 2007. Tổng nguồn năm 2008 tăng hơn 2007 là 960 tỷ đồng, một con số rất lớn và có ý nghĩa đối với 1 chi nhánh hoạt động bên nhiều đối thủ trên cùng địa bàn. Vì rủi ro khi kinh doanh bằng ngoại tệ lớn hơn so với nội tệ do nội tệ giá trị thường xuyên bị thay đổi còn ngoại tệ giá trị ít khi thay đổi nên NHNN cũng như các NHTM luôn đặt lãi suất ngoại tệ thấp hơn lãi suất nội tệ, tránh tình trạng người dân đổ xô đi mua ngoại tệ gửi ngân hàng làm biến đổi cán cân thanh toán. Vốn huy động bằng nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn huy động được do lãi suất huy động bằng nội tệ cao, tuy nhiên vốn huy động ngoại tệ cũng tăng lên ở năm 2008 vì khi đó lãi suất huy động tăng cả ngoại tệ và nội tệ đồng thời việc sử dụng ngoại tệ trong giao dịch phổ biến hơn.
Lãi suất huy động KKH và ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất huy động dài hạn do tính chất của từng loại tiền gửi. Do vậy mà lượng tiền huy động được qua huy động dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2008 lượng tiền huy động dài hạn chiếm tỷ trọng 44,78% trong khi năm 2007 tỷ trọng đó là 58%. Sở dĩ có sự giảm tỷ trọng này là do năm 2008 lãi suất huy động ngắn hạn cao, tăng liên tục nên khách hàng lựa chọn hình thức gửi tiền ngắn hạn nhằm kỳ vọng vào sự tăng lãi suất cao hơn trong tương lai và họ có thể thu được lợi nhuận cao hơn khi thực hiện một lần gửi tiền mới với lãi suất cao hơn. Tỷ trọng năm 2007 đạt 20% nhưng tới năm 2008 lên đến 35% đó là kết quả của sự thay đổi lãi suất liên tục của lãi suất ngắn hạn năm 2008. Làm cho lượng tiền huy động từ ngắn hạn tăng cao và đưa tỷ trọng lên cao. Trong khi đó lãi suất dài hạn không có sự tăng liên tục và biến động quá lớn. Điều này cho thấy rõ sự thay đổi của lãi suất đến tình hình huy động vốn của chi nhánh. Ta có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình huy động vốn của chi nhánh như sau:
Mặt tích cực: Nguồn vốn có sự tăng trưởng ổn định qua các năm với cơ cấu nguồn khá ổn định.
+ Chi nhánh đã tích cực trong công tác tìm kiếm, khai thác các nguồn vốn rẻ như: tiền gửi kho bạc Nhà nước, BHXH, các tổ chức… thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn KKH qua các năm tỷ trọng chiếm trên 20% . Điều này một mặt làm tăng việc cung cấp các dịch vụ thanh toán làm tăng thu dịch vụ mặt khác làm giảm chi phí đầu vào.
+ Tiền gửi từ khu vực dân cư tăng trưởng đều, bình quân tăng trưởng trên 15% qua các năm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng trưởng ở mức cao trên 20% năm sau so với năm trước. Điều đó thể hiện chi nhánh đã có những biện pháp thúc đẩy và có hướng đúng đắn như: điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn hợp lý có nhiều dịch vụ gửi tiền phù hợp với nhiều đối tượng khách hang khác nhau.
+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao ở năm 2007 so với năm 2006 đã tăng tới 131%. Đến thời điểm 30/06/2008 nguồn vốn này đã giảm xuống, nguyên nhân là do thị trường tiền tệ trong nước biến động quá mạnh, lãi suất tăng đột biến so với những năm trở lại đây dẫn đến tâm lý của người gửi tiền chuyển từ kỳ hạn gửi dài sang kỳ hạn gửi ngắn mà lãi suất được hưởng lại rất cao thể hiện tốc độ tăng trưởng 70% so với đầu năm 2008 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao đạt 48%/Tổng nguồn vốn.
Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động huy động vốn trong thời gian qua:
+ Tuy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao nhưng chủ yếu tăng ở khu vực tổ chức, chiếm tới 58% vốn năm 2007 dẫn đến thiếu ổn định trong cơ cấu nguồn vốn.
+ Tỷ trọng tiền gửi KKH còn thấp so với tổng nguồn vốn, các loại tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất cao vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn chiếm trên 50% điều này cho thấy chi nhánh chưa chực sự có cơ cấu nguồn vốn hợp lý nhằm giảm thấp chi phí đâu vào.
+ Tiền gửi ngoại tệ tăng trưởng thấp hơn so với nội tệ do chưa có sự chủ động và chăm lo đến việc huy động ngoại tệ, mặt khác có sự chênh lệch về lãi suất (tính đến thời điểm 30/06/2008 lãi suất nội tệ là 17%/năm, ngoại tệ là 7%/năm).
3.2.1.2. Biến động lãi suất và tình hình huy động vốn theo các sản phẩm của chi nhánh
Công tác huy động vốn mang tính quyết định tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới phòng giao dịch, đại lý bán lẻ chi nhánh luôn chú trọng tới chính sách chăm sóc khách hang và thăm dò khách hàng. Dưới sự chỉ đạo, đường lối của NHNN&PTNT Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy đã có những sản phẩm và dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng, giành thị phần với các ngân hàng cùng hoạt động và có những sản phẩm tương tự. Mỗi sản phẩm khác nhau có tiện ích khác nhau đối với khách hàng, mức lãi suất khác nhau và có những phần thưởng, bốc thăm trúng thưởng, phần quà cho những khách hàng may mắn. Năm 2008, cùng với sự phát triển về công nghệ và dịch vụ ngân hàng chi nhánh NHNN&PTNT Cầu Giấy đã có những sản phẩm tiết kiệm tiêu biểu như: TK dự thưởng, TK đa năng, TK hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi, TK hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến của số dư tiền gửi, TK khác… và thu hút được sự chú ý tham gia của khách hàng.
Bảng 3.3. Sự tham gia gửi tiền tại chi nhánh theo sản phẩm
Tên sản phẩm
Số lượng khách hàng
Doanh số( tỷ đồng)
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Năm
2008
1. TK dự thưởng
524
1.081
1.778
1.973
65,1
97,17
161,8
173,2
2. TK đa năng
544
1.261
1.944
2.109
72,62
127,7
197,42
214,14
3.TK hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi
261
887
952
1.309
47,17
68,48
116,9
122,4
4.TK hưởng lãi bậc thang theo luỹ tiến số tiến của số tiền gửi
282
496
1.011
1.261
25,94
36,85
73,88
91,32
5. TK khác
129
272
422
615
18,5
25,94
41,48
44,5
Tổng
1.740
3.997
7.267
5.205
229,33
356,14
591,48
635,56
(Nguồn: Báo cáo thường niên của chi nhánh từ 2005 – 2008)
Tâm lý chung của khách hàng khi quyết định gửi tiền không chỉ căn cứ vào lãi suất tiền gửi mà còn tham khảo thêm về tiện ích của những sản phẩm nhằm bảo đảm và mang lại lợi ích cao nhất cho khoản tiền gửi của mình.
Tiết kiệm đa năng luôn chiếm được cảm tình của khách hàng khi tham gia gửi tiền theo sản phẩm. Với tiện ích khách hàng có thể rút một phần gốc và lãi mà vẫn đảm bảo phần tiền gửi còn lại được hưởng lãi suất như ban đầu và khách hàng có thể cầm cố để vay tiền, sản phẩm tiết kiệm đa năng thu hút được số lượng khách hàng và giá trị tiền gửi cao nhất.
Khi khách hàng gửi đủ 6 triệu VNĐ hoặc 300 USD theo các kỳ hạn: tiết kiệm có kỳ hạn 7 tháng, tiết kiệm có kỳ hạn 13 tháng, tiết kiệm có kỳ hạn 13 tháng, tiết kiệm có kỳ hạn 24 tháng sẽ nhận được một phiếu dự thưởng. Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành bốc thăm may mắn để khách hàng có cơ hội nhận được những phần quà hấp dẫn và có giá trị của ngân hàng. Đặc biệt giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008 Agribank mở đợt huy động tiết kiệm dự thưởng với tên gọi “ tiết kiệm dự thưởng chào mừng 20 năm ngày thành lập Agribank” với cơ cấu giải thưởng: 01 giải đặc biệt là 1 xe ôtô Mercedes E200 trị giá 1.5 tỷ VNĐ; 10 giải nhất mỗi giải 3 cây vàng “3 chữ A” chất lượng 99.99; 20 giải nhì mỗi giải 2 cây vàng”3 chữ A” chất lượng 99.99; 50 giải ba mỗi giải 5 chỉ vàng” 3 chữ A” chất lượng 99.99; 500 giải tư mỗi giải 1 chỉ vàng “3 chữ A” chất lượng 99.99; 5000 giải khuyến khích mỗi giải 0.5 chỉ vàng “ 3 chữ A” chất lượng 99.99. Đã tham gia lượng lớn khách hàng tham gia. Mới đây Agribank tung ra sản phẩm “gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng” được khách hàng hưởng ứng và tham gia với số lượng rất lớn, khởi sắc cho một sản phẩm sẽ chiếm được thị phần trong các sản phầm tiết kiệm của ngân hàng. Với số tiền gửi tối thiểu( bằng VND) quy đổi tương đương giá trị 1 chỉ vàng AAA 99,99% theo giá vàng NHNNo niêm yết tại thời điểm khách hàng gửi tiền, lãi được trả cuối kỳ và trả một lần trước khi rút gốc, trả lãi bằng VND tính trên số tiền gốc ban đầu khách hàng gửi.
Biểu đồ 3.3. So sánh khách hàng gửi tiền theo sản phẩm qua các năm
(Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm)
Ta thấy rằng lượng vốn huy động thông qua các sản phẩm tiền gửi tăng qua các năm và tốc độ tăng khá cao. Công tác tiếp xúc, chăm sóc khách hàng và uy tín của chi nhánh ngày càng nâng cao. Bên cạnh đó phải nói đến tác động của lãi suất trong công tác huy động vốn theo sản phẩm. Lãi suất chung qua các năm đều tăng đặc biệt năm 2008 mức độ tăng lãi suất bất ngờ. Do vậy mà kết quả huy động vốn thông qua sản phẩm tăng lên qua từng năm. Đặc biệt trong năm 2008 các ngân hàng có cùng sản phẩm kinh doanh trên thị trường tiền tệ thì mức lãi suất của ngân hàng luôn cao hơn. Ví dụ với sản phẩm tài khoản đa năng lãi suất bình quâ của ngân hàng Techcombank là 10,98%/năm, ngân hàng ngoại thương là 11,18%/năm, ngân hàng NNo&PTNT là 11,48%. Do vậy mà lượng khách hàng tham gia sản phẩm của ngân hàng tăng đáng kể.
3.2.2. Hoạt động cho vay
Chi nhánh NHNNo&PTNT Cầu Giấy luôn chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án có tính khả thi để tham gia đầu tư, thực hiện đảm bảo cho vay đúng quy trình, thực hiện cơ chế khoán đến người lao động, phân đoạn thị trường, đưa ra thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu, bám sát tiến trình thay đổi cơ cấu ngành nghề, bám sát định hướng phát triển kinh tế của địa phương và thu được những kết quả cao và chất lượng tín dụng cũng được đảm bảo cụ thể. Thể hiện trên bảng 3.4.
Bảng 3.4: Kết quả cho vay từ năm 2006 năm 2008
Đơn vị: Tỷ đồng, tỷ lệ %
STT
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Tổng dư nợ
358
100%
1.011
100%
1.677
100%
1
Phân theo loại tiền
358
100%
1.011
100%
1.677
100%
1.1
Nội tệ
291
81%
830
82%
1.334
79,5%
1.2
Ngoại tệ(quy đổi)
67
19%
181
18%
343
20,5%
2
Phân theo đối tượng
358
100%
1.011
100%
1.677
100%
2.1
Dư nợ doanh nghiệp
288
80%
813
80%
1.376
82,05%
2.2
Hộ, cá t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 57. I.doc