MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ iv
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vi
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 5
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 5
1.1.1. Sản xuất mủ cao su 5
1.1.2. Tiêu thụ mủ cao su 5
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG TIÊU THỤ MỦ CAO SU 6
1.3. PHÂN TÍCH TIÊU THỤ MỦ CAO SU DƯỚI GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG 9
1.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở VIỆT NAM 16
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20
2.1. MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 21
2.2.1. Diện tích và sản lượng mủ cao su của tỉnh 21
2.2.2. Tình hình tiêu thụ mủ cao su của tỉnh 23
2.3. CHUỖI CUNG SẢN PHẨM MỦ CAO SU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN THỪA THIÊN HUẾ 24
2.3.1. Mô tả chuỗi cung 24
2.3.1.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào 24
2.3.1.2. Chuỗi cung đầu ra của mủ cao su (kênh tiêu thụ mủ cao su) 27
2.3.2. Phân tích chuỗi cung 31
2.3.2.1. Quá trình tạo giá trị 31
2.3.2.2. Quan hệ hợp tác trong chuỗi 32
2.3.2.3. Chênh lệch giá 34
2.3.2.4. Phương thức thanh toán 39
2.3.2.5. Dòng thông tin trong chuỗi 39
2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ. 43
2.4.1. Nhân tố thuận lợi 43
2.4.1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trong những năm tới có xu hương tăng nhanh. 43
1.4.1.2. Giá cao su liên tục tăng. 44
2.4.1.3. Chính sách và hỗ trợ của Nhà nước. 47
2.4.1.4. Khả năng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân của cây cao su. 48
2.4.2. Những nhân tố tác động bất lợi 51
2.4.2.1. Quy mô trồng cao su nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún. 51
2.4.2.2. Vấn đề chất lượng mủ cao su. 51
2.4.2.3. Quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả. 52
2.4.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế. 52
2.4.2.5. Kiến thức và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế. 52
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ 54
3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT 54
3.1.1. Mục tiêu của giải pháp 54
3.1.2. Quan điểm đề xuất của giải pháp 54
3.1.2.1. Coi cây cao su là một cây trồng chủ lực của tỉnh. 54
3.1.2.2. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị. 55
3.1.2.3. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành cao su. 55
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở TTH 56
3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà. 56
3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su. 57
3.2.3. Nâng cao chất lượng mủ cao su ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. 58
3.2.4. Nâng cao công tác thông tin thị trường. 60
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
I. KẾT LUẬN 62
II. KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Chi phí bình quân trên 1 ha cao su thời kỳ KTCB, TKKD của tỉnh. Hiệu quả sản xuất cây cao su phân theo huyện và toàn tỉnh
PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra hộ
PHỤ LỤC 3: Phiếu điều tra nhà thu mua
PHỤ LỤC 4: Một số hình ảnh minh họa
88 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2714 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thụ theo hướng này chiếm khoảng 21% lượng cao su thu mua được của hộ thu gom nhỏ.
Kênh này được thực hiện chủ yếu trên hai huyện Phong Điền và Hương Trà.
Kênh 2: Hộ nông dân - Các thu gom lớn - Công ty chế biến và xuất khẩu ngoài tỉnh
Ngoài lượng mủ thu gom từ các nhà thu gom nhỏ, các thu gom lớn còn mua trực tiếp mủ từ các hộ gia đình nông dân. Hướng này chiếm 46% lượng mủ cao su sản xuất của các hộ nông dân.
Một số thu gom lớn ở Hương Hoà, Hương Bình và Phong Mỹ nằm ngay trên khu vực sản xuất cao su nên họ có thể mua trực tiếp mủ của các hộ nông dân mà không cần phải mua qua trung gian.
Nhìn chung, hệ thống thu gom (lớn và nhỏ) đã đóng vai trò tích cực trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh với các công ty hiện đang có mặt trên địa bàn, chống hiện tượng độc quyền mua, tạo nhiều cơ hội cho nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ qua hệ thống này cũng không tránh khỏi những bất cập như hiện tượng ép cấp, ép giá và nhiều vấn đề khác.
Hướng thứ hai: Hộ nông dân - Công ty chế biến và xuất khẩu trong tỉnh - Công ty xuất khẩu cao su ngoài tỉnh - (Hoặc xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc)
Theo hướng này, cao su được hộ nông dân thu hoạch về bảo quản tại nhà 3 – 4 ngày sau đó bán cho công ty (Công ty cao su Nam Đông hoặc Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà). Hộ nông dân có thể bán cho các công ty này theo hai cách.
Thứ nhất, hộ nông dân có thể vận chuyển đến bán trực tiếp cho công ty tại địa điểm đặt nhà máy chế biến của hai công ty. Nếu hộ nông dân bán cho công ty theo hình thức này thì hộ nông dân sẽ được hỗ trợ 500 nghìn đồng tiền vận chuyển nếu khối lượng bán một lần lớn hơn hoặc bằng 2 tấn.
Thứ hai, hộ nông dân có thể bán cho các đại lý thu mua của công ty tại địa phương. Hiện nay cả hai công ty trên đều đã có đại lý thu mua trực tiếp của các hộ nông dân trong toàn tỉnh. Cả hai công ty đều có máy cán ép tại chổ để xác định phần trăm hao hụt cho hộ nông dân, nếu hộ nông dân bán theo hình thức này sẽ không nhận được hỗ trợ vận chuyển từ phía công ty.
Cách đây 4 – 5 năm, hướng này tiêu thụ hầu như toàn bộ sản lượng cao su trên toàn tỉnh nhưng những năm trở lại đây hướng tiêu thụ này không còn chiếm ưu thế nữa. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 2 công ty thu mua, chế biến và xuất khẩu cao su đó là Công ty cao su Nam Đông và Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà. Mặc dù được đầu tư và kì vọng khá lớn vào khả năng giải quyết đầu ra cho cây cao su của tỉnh nhưng lượng thu mua chỉ chiếm khoảng 24% tổng sản lượng. Nguyên nhân xuất phát từ thực trạng đơn hàng xuất khẩu của hai công ty này không ổn định, thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc nên giá cả thường xuyên biến động bởi sự chi phối của nước này. Hơn nữa công tác thu mua còn gặp nhiều vấn đề chưa được giải quyết khiến người nông dân và nhà thu gom không muốn bán cao su cho công ty mặc dù giá mua của công ty luôn ngang bằng với giá của các công ty khác ở ngoài tỉnh.
Qua quá trình điều tra phỏng vấn hộ nông dân và hộ thu gom chúng tôi thấy rằng sở dĩ người nông dân và hộ thu gom không muốn bán cao su cho hai công ty này xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, việc xác định mẫu để tính khấu hao cho người bán của hai công ty được làm quá khắt khe trong khi nếu bán cho công ty cao su Quảng Trị hoặc các công ty khác, các nhà thu gom có thể móc ngoặc được với một số nhân viên KCS của công ty để việc xác định mẫu diễn ra dễ dàng hơn, khả năng thu lãi cao hơn, điều này khiến người nông dân và đặc biệt là hộ thu gom không mấy mặn mà với việc bán cao su công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà.
Thứ hai, cách đây 2 – 3 năm, việc thanh toán tiền của hai công ty này phải trải qua nhiều giai đoạn, người nông dân bán cao su tại nhà máy của hai công ty nhưng phải mang phiếu đến một địa điểm khác để nhận tiền. Điều này làm cho người nông dân và hộ thu gom không mấy hài lòng, có lúc phải đợi 1 – 2 ngày sau mới nhận được tiền.
Thứ ba, khi bán cho các nhà thu gom, người nông dân chỉ bị ép giá, ép cấp nặng nề khi cao su rớt giá, lúc này người nông dân luôn muốn tìm đến bán trực tiếp cho các công ty nhưng cũng chính vào những thời điểm khó khăn này, các công ty trong tỉnh cũng tạm dừng việc thu mua. Điều này làm cho người nông dân không tin tưởng vào khả năng thu mua và bao tiêu sản phẩm của các công ty trong tỉnh.
Thứ tư, các nhà thu gom luôn sẵn sàng cho các hộ gia đình nông dân vay mượn tiền để giải quyết công việc gia đình cũng như đầu tư phân bón cho vườn cao su, điều này các công ty không thể làm tốt bằng các hộ thu gom.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu khiến người nông dân thích bán cho các thu gom và các nhà thu gom chuyển sang bán cao su cho các công ty cao su khác. Vì vậy,để kéo người nông dân và hộ thu gom quay lại bán cao su cho hai công ty này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía chính các công ty và cần nhiều thời gian.
Hiện nay, bình quân mỗi ngày công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương trà chỉ thu mua được từ 4 – 5 tấn/ngày. Loại cao su chủ yếu là cao su mủ đông. Đối với công ty cao su Nam đông do ảnh hưởng của bão cộng với những hạn chế trên nên công suất sử dụng của nhà máy chỉ đạt 30% (công suất thiết kế 2000 tấn/năm).
2.3.2. Phân tích chuỗi cung
2.3.2.1. Quá trình tạo giá trị
Qua quá trình khảo sát toàn bộ chuỗi cung cho thấy, giá trị của cao su được tăng lên trong quá trình tiêu thụ thể hiện dưới các hình thức:
- Chi phí thu mua và bảo quản cao su: theo các nhà thu gom lớn trên địa bàn toàn tỉnh thì để thu mua một ngày 1,2 tấn cao su cần 3 chiếc xe máy, 100 thùng nhựa, 1 người làm nhiệm vụ đổ mủ vào thùng và bốc vác. Chi phí cho việc thu mua và bảo quản hết khoảng 210 nghìn đồng trong đó bao gồm 50 nghìn tiền xăng xe máy + 100 nghìn tiền công lao động + 60 nghìn tiền khấu hao xe máy, thùng và kho bảo quản. Như vậy, bình quân 1 kg cao su chịu một khoảng chi phí từ 170 – 200 đồng cho việc thu mua và bảo quản.
- Chi phí vận chuyển và bốc vác cao su lên xuống xe: chi phí vận chuyển cho một chuyến xe từ Huế ra Quảng Trị hoặc vào Đà Nẵng hết khoảng 900 nghìn – 1,2 triệu đồng và khoảng 100 nghìn tiền công lao động bốc vác. Nếu xe chở cao su mủ nước thì chở được 2 tấn, nếu xe chở cao su mủ đông thì chở được 5 – 6 tấn. Như vậy, bình quân chi phí vận chuyển 1 kg cao su từ Huế ra Quảng Trị hoặc vào Đà Nẵng hết từ 500 - 650 đồng cho cao su mủ nước và từ 200 – 260 đồng cho cao su mủ đông.
Như vậy, giá trị của cao su mủ nước đã tăng lên từ 670 – 850 đồng/kg cho việc thu mua, bảo quản và vận chuyển từ hộ gia đình nông dân đến các Công ty chế biến và xuất khẩu; tương tự giá trị cao su mủ đông cũng tăng lên từ 370 – 460 đồng/kg. Cùng với sự gia tăng về mặt giá trị thì chất lượng mủ cao su trong giai đoạn này cũng tăng lên, cao su trở nên nguyên chất hơn do hàm lượng nước trong mủ bị đào thải ra khi đông đặc; nhưng ngược lại trọng lượng mủ lại giảm đi đáng kể. Yếu tố này là một thành phần tạo nên lợi nhuận cũng như sự thua lỗ đối với những người thu mua cao su. Đây là một đặc điểm khác biệt đặc thù của thị trường thu mua cao su và cũng là một rủi ro rất lớn đối với những người thu mua mới bước vào thị trường và chưa có kinh nghiệm. Nhưng cũng là một lợi thế để tạo ra lợi nhuận thông qua việc ép giá người nông dân đối với nhưng người thu mua có nhiều kinh nghiệm.
2.3.2.2. Quan hệ hợp tác trong chuỗi
Nhìn chung, giữa các doanh nghiệp, các nhà thu gom và các hộ gia đình đã xuất hiện một số hình thức hợp tác với nhau trong quá trình vận hành của chuỗi. Sự hợp tác đó xuất hiện chủ yếu dưới các hình thức:
- Các doanh nghiệp hỗ trợ cho các nhà thu gom lớn (đại lý thu mua của công ty) trong việc xác định “độ” mủ bằng cách ưu tiên cho các nhà thu gom lớn này được quyền chọn những khối mủ có độ mủ cao để cán ép làm mẫu để tính cho toàn bộ xe mủ; ưu tiên trong việc nhập hàng và thông tin biến động giá cả. Tất cả sự hợp tác giữa các Công ty và các nhà thu gom lớn chỉ dừng lại ở mức độ đó. Các hình thức hỗ trợ vốn, giúp đỡ về cơ sở vật chất kĩ thuật hay bao tiêu những đợt hàng đã thu mua của nông dân nhưng chưa kịp vận chuyển về Công ty để bán trong trường hợp cao su rớt giá là không có. Hơn nữa, các nhà thu gom nhỏ muốn trực tiếp vận chuyển cao su đến bán trực tiếp cho các Công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Thứ nhất, họ sẽ không được quyền chọn những khối cao su mà theo họ là tốt nhất để làm mẫu, ngược lại họ là những người thường xuyên bị các Công ty chọn những khối cao su có chất lượng kém nhất trong một xe để làm mẫu. Thứ hai, họ là những người thu gom nhỏ không có quan hệ mật thiết với Công ty nên sẽ không được ưu tiên nhập hàng trước trong trường hợp đông người. Vì thế những người thu mua nhỏ thường có nguy cơ lỗ nhiều hơn do những tác động từ phía các Công ty chế biến và xuất khẩu. Đây cũng chính là nguyên nhân mà một số nhà thu gom nhỏ buộc phải bán lại cho các nhà thu gom lớn ngay cả trong trường hợp họ gom đủ số lượng cho một chuyến xe và có điều kiện vận chuyển đến tận các công ty để bán.
- Các nhà thu gom ở xã hỗ trợ vốn và phân bón cho người nông dân trong địa bàn xã dưới dạng cho mượn tiền trước hoặc bán nợ phân bón. Đến mùa thu hoạch thì các hộ nông dân sẽ bán cao su cho những nhà thu gom này và thanh toán bù trừ nếu họ cảm thấy giá cả mà các nhà thu gom này đưa ra là hợp lý. Nếu không muốn bán cho những nhà thu gom này thì hộ nông dân sẽ bán cho nhà thu gom khác và hoàn trả số tiền đã ứng trước mà không gặp khó khăn hay trở ngại nào từ phía người thu gom đã đầu tư.
Nhưng như đã phân tích ở phần trước, sự hợp tác này cũng có ưu điểm là nhờ có sự hỗ trợ vốn và phân bón này mà người nông dân có điều kiện để chăm sóc cho vườn cây cao su, giúp vườn cây nhanh chóng phục hồi và cho mủ chất lượng cao hơn sau 1 năm thu hoạch; các nhà thu gom có nguồn hàng dồi dào và có chất lượng để thu mua. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những hạn chế nhất định của nó:
+ Mặc dù người nông dân có thể bán cho người thu gom khác nếu hộ thấy giá cả không hợp lý, nhưng họ vẫn bị ép cấp, ép giá. Nguyên nhân là do người nông dân bị hạn chế về mặt thông tin, họ chỉ tham khảo giá từ các nhà thu gom trong địa phương hoặc tham khảo từ những hộ nông dân khác mà không biết giá từ các Công ty đưa ra là bao nhiêu.
+ Những nhà thu gom cũng có thể bị mất vốn hoặc bị chiếm dụng vốn khi các hộ nông dân gặp rủi ro như gãy vườn cây; cố tình không bán cao su cho những nhà thu gom đã đầu tư vốn, phân bón mà bán cho người khác để tránh trả nợ.
Giữa các nhà thu gom với nhau trong cùng một địa phương cũng có sự hợp tác chung vốn và nguồn lực để cùng nhau thu mua với khối lượng lớn, quan hệ hợp tác của họ cũng khá chặt chẽ. Hình thức hợp tác này được thể hiện chủ yếu dưới dạng cùng chung vốn và chung mức giá mua với nhau rồi sau đó phân tán khắp địa bàn một xã để tiến hành thu mua. Sau khi đã mua đủ số lượng, họ thuê xe vận chuyển đến các Công ty để bán và chung lãi lỗ. Sự hợp tác này sẽ tạo ra thuận lợi cho các nhà thu gom khi tham gia, họ có thể thu gom với khối lượng lớn và bán trực tiếp cho các Công ty nhưng ngược lại nó cũng tạo nên hiện tượng thông đồng về giá cả để ép giá người nông dân, gây thiệt hại cho họ.
Giữa các nhà thu gom nhỏ và các nhà thu gom lớn làm ăn lâu dài với nhau cũng có sự hợp tác khá chặt chẽ. Sự hợp tác thể hiện dưới hình thức các nhà thu gom lớn cho các nhà thu gom nhỏ mượn tiền để kinh doanh và bán lại sản phẩm cho các nhà thu gom lớn để thanh toán bù trừ. Thông thường các Công ty chỉ thông báo sự thay đỗi về giá cả cho một vài nhà thu gom lớn trong cũng một địa phương vì vậy các nhà thu gom nhỏ làm ăn lâu dài với các nhà thu gom lớn này cũng được các nhà thu gom lớn này báo lại mỗi khi có sự biến động về giá cả. Nếu các nhà thu gom nhỏ không nằm trong mối quan hệ hợp tác này sẽ không cập nhật thông tin nhanh bằng những người có hợp tác, vì vậy những nhà thu gom nhỏ không hợp tác thường mua với giá cũ (giá cũ cao hơn giá mới) trong khi các Công ty đã mua theo giá mới nên rủi ro bị lỗ là cao hơn.
Mặc dù vậy sự cạnh tranh trong chuỗi cũng đã bắt đầu xuất hiện, đặc biệt là sự cạnh tranh mua giữa các nhà thu gom nhỏ trong cùng một địa bàn xã, giữa các nhà thu gom lớn với nhau trong cùng một Huyện. Sự cạnh tranh mua thể hiện ở sự cạnh tranh về giá, về phương thức thanh toán. Sự cạnh tranh về phương thức thanh toán gay gắt đến mức độ nếu một nhà thu gom không thanh toán ngay khi mua hàng mà để đến cuối ngày thì ngay ngày hôm sau đã không còn hàng để mua. Sự canh tranh gay gắt giữa các nhà thu gom đã tác động tích cực đối với vấn đề chống độc quyền mua làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này cũng dẫn đến những khó khăn cho người thu mua trong việc kiểm tra chất lượng và đầu tư ứng trước cho người nông dân. Lợi dụng sự cạnh tranh mua diễn ra gay gắt một số hộ nông dân đã có gian lận trong mua bán, họ thường xuyên cho các chất phụ gia như phèn chua vào cao su để giúp cao su giữ nước làm tăng trọng lượng, hoặc độn dăm cạo, đất đá vào cao su làm cho cao su kém chất lượng, mất uy tín.
2.3.2.3. Chênh lệch giá
Rất khó có thể đưa ra một con số chính xác về giá bán và chênh lệch giá bán giữa các trung gian trong chuỗi do giá cả luôn biến động và phụ thuộc vào mức độ hao hụt của cao su. Tuy nhiên, qua phỏng vấn các hộ nông dân, nhà thu gom cho đến các doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu cao su trong tỉnh, chúng tôi có thể đưa ra bảng giá tham khảo và một số nhận xét như sau:
Bảng 6: Chênh lệch giá bán từ hộ đến các công ty chế biến
ĐVT: 1000 Đồng/Kg.
Loại cao su
Giá bán của ND cho thu gom
Giá thu gom bán cho công ty
Chênh lệch
Mủ đông
11
15,7
4,7
Mủ nước
7
11
4
Nguồn: số liệu điều tra 2009
Trên thực tế, việc chênh lệch giá thể hiện như đã trình bày trong bảng 6, nhưng khi thỏa thuận giá với người nông dân, nhà thu gom luôn dùng cách tính giá nhập nhằng để làm giảm khoảng chênh lệch này, đánh lừa, ép giá người nông dân. Ví dụ, theo anh Thưởng ở xã Hương Bình, huyện Hương Trà thì cách tính giá cho một kg mủ nước được tính như sau: lấy 500g mủ nước đem rán khô trên chảo lửa ga, giả sử thu được 200g mủ khô (tương tự mủ cốm của nhà máy chế biến), sau đó sử dụng công thức sau để tính giá cho 1 kg mủ nước: 0,2 x 18 x 96 x giá mủ cốm. Giá mủ cốm được các nhà thu gom hạ xuống 4 – 5 giá so với giá của các công ty đưa ra để thu mua cho người nông dân. Bằng lập luận mủ sẽ hao hụt trong quá trình bảo quản và vận chuyển để đánh lừa người nông dân, nhà thu gom tiếp tục trừ 5 – 10 kg/tạ đối với mủ nước và từ 10 – 15 kg/tạ đối với mủ đông 2 – 3 ngày. Nhưng theo cách tính trên ta thấy cách tính giá này đã loại bỏ hết hao hụt cho nhà thu mua.
Từ bảng chênh lệch giá trên ta có thể dự kiến chênh lệch lợi nhuận giữa các thành phần trong chuỗi như sau:
Từ hộ nông dân – thu gom nhỏ - thu gom lớn – công ty chế biến và xuất khẩu.
Theo tính toán bình quân 1 kg mủ cao su, các hộ bán với giá 7,5 nghìn đồng, chi phí trung gian (IC) là 2,84 nghìn đồng. Như vậy, bình quân 1 kg mủ cao su các hộ nông dân thu được 4,66 nghìn đồng (không lao động gia đình).
Để bán cao su cho các nhà thu gom lớn, các nhà thu gom nhỏ phải bỏ ra một khoản chi phí cho việc thu mua và vận chuyển là 170 đồng/kg. Các nhà thu gom nhỏ thu được 430 đồng/kg bằng việc bán lại ngay tại địa phương cho các nhà thu gom lớn.
Các nhà thu gom lớn tiếp tục vận chuyển cao su đến bán trực tiếp cho các công ty cao su ở ngoài tỉnh với giá bình quân 13,3 nghìn đồng/kg, chi phí trung gian mà các nhà thu gom lớn phải bỏ ra là 610 đồng/kg, lợi nhuận 4,59 nghìn đồng/kg.
Hộ nông dân – nhà thu gom nhỏ - công ty chế biến và xuất khẩu cao su ngoài tỉnh.
Hộ nông dân - nhà thu gom lớn – công ty chế biến và xuất khẩu cao su ngoài tỉnh.
Với hai kênh này việc tính toán lợi nhuận thu được từ các thành phần trong chuỗi là rất khó bởi phần lớn các nhà thu gom đều có móc ngoặc với nhân viên KCS để gian lận trong quá trình lấy mẫu cán ép để tính giá khi bán cho các công ty chế biến và xuất khẩu. Để dễ dàng tính được lợi nhuận của nhà thu gom nhỏ trong chuỗi chúng tôi quyết định tính theo giá bán theo cách xác định mẫu bình quân 3 kg cao su mủ đông tạo ra được 1 kg mủ cốm để tính giá; đối với các nhà thu gom lớn chúng tôi chọn hình thức các nhà thu gom lớn bán cao su thành phẩm cho các công ty chế biến và xuất khẩu có trừ chi phí chế biến.
Bảng 7: Chênh lệch giá giữa các thành phần trong chuỗi
(tính trên 1 kg mủ)
ĐVT: 1000 đồng/kg
Chỉ tiêu
Hộ nông dân
Thu gom nhỏ
Thu gom lớn
Bán cho thu gom lớn
Bán cho Công ty
Mủ nước
Mủ đông
Mủ nước
Mủ đông
Mủ nước
Mủ đông
Mủ nước
Mủ đông
Chi phí sản xuất
2,84*
2,84*
6,5
7,5
6,5
7,5
6,5
7,5 - 8,1
Chi phí lưu thông
0
0
0,17 - 0,2
0,17 - 0,2
0,87 - 1,1
0,37 - 0,46
0,87 - 1,1
0,61
Tổng chi phí
2,84
2,84
6,67 - 6,7
7,67 - 7,7
7,37 - 7,6
7,87 - 7,96
7,37 - 7,6
8,11 - 8,71
Giá tiêu thụ
6,5
7,5
7,1
8,1
12,3
13,3
12,3
13,3 - 17,7
Lợi nhuận
3,66
4,66
0,4 - 0,43
0,4 - 0,43
4,7 - 4,93
5,34 - 5,43
4,7 - 4,93
4,59 - 9,59
* Nguồn phụ lục 1 “Hiệu quả sản xuất cây cao su của tỉnh Thừa Thiên Huế”.
Đối với nhà thu gom nhỏ, nếu sản phẩm là mủ nước, giá mua từ các hộ nông dân bình quân là 6,5 nghìn đồng/kg đối với mủ được lấy từ những vườn cây được bón phân đầy đủ và áp dụng phương pháp cạo D2. Nhà thu gom nhỏ vận chuyển mủ đến bán cho công ty cao su Quảng Trị ngay trong ngày với giá 12,3 nghìn đồng/kg, chi phí nhà thu gom phải bỏ ra bình quân là 870 – 1100 đồng/kg trong đó bao gồm chi phí nhân công, chi phí xăng xe máy, khấu hao thùng, xe máy và chi phí thuê xe tải vận chuyển. Như vậy, nhà thu gom nhỏ có lợi nhuận bình quân là 4,7 nghìn – 4,93 nghìn đồng/kg. Đối với sản phẩm là mủ đông, nhà thu gom tiến hành mua và gửi lại ở các hộ gia đình nông dân với giá bình quan 7,5 nghìn đồng/kg, sau khi đã mua đủ số lượng cần thiết (khoảng 5 – 7 ngày), các nhà thu gom tiến hành vận chuyển đến bán trực tiếp cho các công ty cao su Quảng Trị, với chi phí thu mua và vận chuyển khoảng 460 đồng/kg các nhà thu gom nhỏ thu được một khoảng lợi nhuận tương ứng là 5,34 nghìn đồng/kg.
Nhà thu gom lớn cũng thu mua đồng thời cả hai loại mủ đông và mủ nước, nhưng mủ nước chỉ tập trung chủ yếu ở huyện Hương Trà và chênh lệch giá trị cũng tương tự như các nhà thu gom nhỏ nếu không bán theo hình thức thuê các công ty chế biến rồi bán lại cho chính các công ty này. Hình thức thu mua thành phẩm sau chế biến này được thu mua chủ yếu bởi công ty cao su Đà Nẵng. Sau khi thu mua đủ số lương cho một chuyến xe (khoảng 5 – 7 tấn), nhà thu gom lớn vận chuyển vào công ty cao su Đà Nẵng và bán theo hình thức thuê các công ty này chế biến, sau đó bán thành phẩm (mủ cốm) lại cho các công ty này với giá từ 40 nghìn – 53 nghìn/kg mủ cốm, giá này công ty đã trừ chi phí chế biến (theo công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà, cao su mủ cốm xuất khẩu sang Trung Quốc có giá tại cửa khẩu Móng Cái là 60 nghìn đồng/kg). Theo ông Vinh, một nhà thu mua lớn ở Hương Trà thì bình quân cứ 3 kg mủ đông chế biến thành 1 kg mủ cốm. Như vậy, giá 1 kg mủ đông nếu bán theo hình thức này giao động từ 13,3 nghìn – 17,7 nghìn đồng/kg. Với chi phí bình quân là 610 đồng/kg, lợi nhuận tương ứng là từ 4,59 nghìn – 9,59 nghìn đồng/kg.
Từ những phân tích trên cho thấy, người nông dân vẫn là đối tượng chịu thiệt thòi nhất. Chi phí mà họ phải bỏ ra là lớn nhất trong những thành phần của chuỗi nhưng lợi nhuận mà họ có được từ việc trồng cây cao su là thấp hơn rất nhiều so với những gì họ đã bỏ ra. Vì vậy, để nâng cao thu nhập cho người nông dân và nâng cao chất lượng mủ cao su, cần thiết phải rút ngắn chuỗi cung bằng cách tăng khả năng tiếp cận với các công ty chế biến và xuất khẩu cao su thông qua việc các công ty này thiết lập các đại lý thu mua tại địa phương.
2.3.2.4. Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán bằng tiền mặt là chủ yếu đối với tất cả các thành phần trong chuỗi. Tùy thuộc vào mối quan hệ giữa các thành phần trong chuỗi mà thời gian thanh toán khác nhau. Các nhà thu gom thanh toán tiền mặt cho các hộ nông dân ngay sau khi thỏa thuận giá và cân xong; đối với các hộ nông dân có mượn tiền để đầu tư hoặc mua sắm thì nhà thu gom sẽ thanh toán bù trừ dần vào số tiền đã mượn. Việc thanh toán theo hình thức trả chậm của các nhà thu gom là hầu như không có, nguyên nhân là do có sự cạnh tranh mua diễn ra gay gắt. Nếu hộ thu gom nào thanh toán chậm thì ngày hôm sau hộ nông dân sẽ bán cao su cho hộ thu gom khác, nhờ có sự cạnh tranh mua này đã thúc đẩy việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn, tránh tình trạng hộ thu gom mua nợ, chiếm dụng vốn của người nông dân.
Việc thanh toán giữa nhà thu gom và công ty chế biến xuất khẩu cũng bằng tiền mặt và ngay sau khi việc mua bán hoàn tất, nhưng công ty chế biến xuất khẩu không bao giờ cho nhà thu gom mượn hoặc vay tiền để kinh doanh.
2.3.2.5. Dòng thông tin trong chuỗi
Như đã trình bày ở phần lý luận, trong kinh doanh hiện đại, các nhà sản xuất các trung gian cần phải nắm bắt được các nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng về chất lượng, chủng loại, mẫu mã hàng hóa để từ đó điều chỉnh quá trình sản xuất sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Cao su Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài chủ yếu là các loại cao su khối và một phần là cao su Latex. Vì thế thông tin trong chuỗi bao gồm các thông tin về giá, số lượng và chất lượng (chủng loại). Nhưng để tính được giá của một kg mủ cao su cũng không thật sự đơn giản vì người ta phải tính giá 1 kg mủ đông thông qua giá của 1 kg mủ cốm. Ví dụ về cách tính như sau: người ta lấy 1 kg mủ đông mang cán ép để thành mủ cốm, rồi lấy khối lượng mủ cốm thu được từ việc cán ép 1 kg mủ đông đó nhân với giá tiền của 1 kg mủ cốm để có được giá tiền của 1 kg mủ đông. Chính vì có sự nhập nhằng trong cách tính giá như vậy nên người nông dân luôn ở trong tình trạng mù mờ về giá.
Kết quả điều tra cho thấy, có sự khác biệt lớn giữa khả năng nắm bắt thông tin của các thành phần trong chuỗi. Sơ đồ 1.5 cho thấy:
Người nông dân là thành phần trong chuỗi có khả năng thu thập thông tin kém nhất. Mọi thông tin về giá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm đều phụ thuộc vào các công ty, sau đó là các nhà thu gom. Trước khi quyết định bán mủ cao su, ngoài những thông tin từ các nhà thu gom, các hộ thường hỏi thông tin trực tiếp từ một số hộ trong xã. Công ty chế biến xuất khẩu chỉ thông báo trước 1 ngày giá mủ cốm cho các nhà thu gom khi có sự thay đỗi về giá thông qua điện thoại, vì vậy việc khảo sát giá của người nông dân từ các Công ty là có thể thực hiện được nhưng như đã nói ở trên việc quy đỗi từ giá mủ cốm sang giá mủ đông có sự nhập nhằng trong cách tính nên đa số nông dân vẫn không tính được. Khó khăn này đã được một số công ty chế biến xuất khẩu giải quyết bằng cách trong quá trình thu mua các công ty này mang máy cán ép loại nhỏ về tận xã để tiến hành cán ép và tính giá trực tiếp cho người nông dân nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Những khó khăn này dẫn đến tình trạng các hộ nông dân không điều chỉnh được quá trình thu hoạch theo đúng nhu cầu của người tiêu dùng.
Hộ nông dân trồng cao su
Cty CPCS Nam Đông
Thu gom nhỏ ở Xã
Nhà máy CB&XK CS Hương Vân
Thu gom lớn
Cty cao su Quảng Trị
Cty cao su Đà Nẵng
Thị trường ngoài nước
Sơ đồ 1.5: Dòng thông tin chuỗi cung sản phẩm mủ cao su ở TTH
Ngược lại, thông tin về giá cả, số lượng và chất lượng sản phẩm giữa đối tác và các công ty chế biến và xuất khẩu cao su là rất đầy đủ và rõ ràng. Các đơn vị nhập khẩu nước ngoài phải thông báo giá và hợp đồng về số lượng và chất lượng sản phẩm cho các công ty chế biến và xuất khẩu tham khảo, nếu hợp đồng được ký, các đơn vị nhập khẩu nước ngoài phải chuyển tiền vào tài khoản trước, sau đó các công ty chế biến và xuất khẩu cao su mới xuất hàng. Theo công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà, giá bán được thông báo rất rõ ràng gồm hai loại: giá tại nhà máy và giá tại cửa khẩu Móng Cái, giá tại cửa khẩu thường cao hơn giá tại nhà máy 3 triệu đồng.
Như vậy, người nông dân là đối tượng nhận thông tin kém nhất trong chuỗi và bản thân họ không có khả năng phân tích thị trường để dự báo mức độ biến động giá cả thị trường. Điều này gây nên sự thua thiệt rất lớn cho họ.
Từ những phân tích trên cho thấy, chuỗi cung cao su của TTH phải đối mặt với các trở ngại chính là:
- Chuỗi cung mang tính cơ hội nhiều hơn là hợp tác. Hầu hết các thành phần trong chuỗi chưa thực sự hợp tác với nhau để cùng tạo ra những sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiên dùng cuối cùng. Bằng chứng là người nông dân chỉ biết bán cái họ có mà không biết thị trường đang cần loại sản phẩm gì. Trong khi đó, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu biết rất rõ nhu cầu của nhà nhập khẩu nhưng không thể điều khiển được nhà thu gom và người nông dân. Chính vì điều đó mà các nhà thu gom chỉ biết mua cái mà nông dân bán để rồi đem bán cho các nhà chế biến và xuất khẩu.
- Ý thức và kiến thức của người nông dân về kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch còn hạn chế. Sau khi các dự án rút lui, người nông dân bắt đầu bỏ bê việc chăm sóc vườn cây và thu hoạch một cách bừa bãi làm cho tuổi thọ của vườn cây giảm đi nhanh chóng và chất lượng mủ thấp. Ở một số xã, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTV1033.doc