Luận văn Tính tích cực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU TÍNH TÍCH CỰC LÀM

VIỆC CỦA NGưỜI LAO ĐỘNG . 5

1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tính tích cực làm việc của người lao động 5

1.1.1 Một số lý thuyết liên quan đến tính tích cực. 5

1.1.2 Các nghiên cứu về tính tích cực của cá nhân. 5

1.1.3 Các nghiên cứu về tính tích cực làm việc. . 8

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài. 17

1.2.1 Khái niệm tính tích cực của cá nhân. 17

1.2.2. Khái niệm tính tích cực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ

phần trò

chơi giáo dục trực tuyến. 19

1.2.2.1 Khái niệm người lao động. 19

1.2.2.2 Khái niệm tính tích cực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ

phần trò chơi giáo dục trực tuyến. 20

1.3. Biểu hiện tính tích cực làm việc của người lao động. 21

1.3.1 Sự chủ động làm việc của người lao động. 21

1.3.2 Sự hứng thú làm việc của người lao động. . 22

1.3.3 Sự sáng tạo trong làm việc của người lao động. 23

1.3.4 Sự nỗ lực vượt khó trong làm việc của người lao động. 24

pdf48 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tính tích cực làm việc của người lao động tại công ty cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uộc vào các yếu tố khác nhƣ môi trƣờng, điều kiện làm việc, phong cách lãnh đạo, bầu không khí tâm lý nhóm. [24] Lý thuyết quản lý hành chính của Henry Fayol Tƣ tƣởng chủ yếu của thuyết Henry Fayol là nhìn vấn đề quản lý ở cả tổng thể tổ chức quản lý xí nghiệp, xem xét hoạt động quản lý từ trên xuống, tập trung vào bộ máy lãnh đạo cao với các chức năng cơ bản của nhà quản lý. Ông cho rằng thành công của quản lý không chỉ nhờ những phẩm chất của các nhà quản lý, mà chủ yếu nhờ các nguyên tắc chỉ đạo hành động của họ và những phƣơng pháp mà 11 họ sử dụng. Với các nhà quản lý cấp cao phải có khả năng bao quát, còn đối với cấp dƣới thì khả năng chuyên môn là quan trọng nhất. Fayol cũng đề ra 14 nguyên tắc về quản lý để vận dụng linh hoạt. Qua 14 nguyên tắc quản lý hành chính, Fayol xem xét việc tổ chức công việc khoa học là công việc hàng đầu giúp nhà quản lý thành công. Trong số những nguyên tắc đó có một số nguyên tắc ảnh hƣởng trực tiếp đến tính tích cực của ngƣời lao động nhƣ khuyến khích ngƣời lao động sáng tạo, chủ động, trả công lao động thỏa đáng, xử lý hài hòa lợi ích. Henry Fayol cũng chú ý đến các tác động tâm lý đối với ngƣời lao động nhƣ xây dựng bầu không khí tâm lý đồng thuận, đoàn kết nội bộ từ đó giúp cho ngƣời lao động hài lòng hơn trong công việc, tích cực hơn trong công việc. Quan niệm của Henry Fayol là chú trọng tới ngƣời lao động, quan tâm tới ngƣời lao động nhƣng không có nghĩa là quản lý theo kiểu nƣơng nhẹ. [24] 1.1.2 Các nghiên cứu về tính tích cực của cá nhân 1.1.2.1 Các nghiên cứu về tính tích cực của cá nhân ở nước ngoài - Quan điểm của các nhà Sinh học Các nhà sinh học nghiên cứu về tính tích cực, các nhà khoa học giải thích khác nhau về tính tích cực nhƣ: Theo M. Kagan thì tính tích cực của thực vật, đó là tính hƣớng, là sự hƣớng tới những yếu tố của hoàn cảnh để tạo nên sự thay đổi, vận động, hoặc thích nghi của sinh vật đối với môi trƣờng. Hay nhƣ phát kiến của I.P.Paplôp về hệ thống tín hiệu thứ hai giúp chúng ta giải thích cơ sở sinh lý cuả tính tích cực, hoạt động của con ngƣời mà vốn mang tính chất đặc thù, khác biệt về chất so với động vật. Ông cho rằng: cơ sở sinh lý của tính tích cực chính là hoạt động của vỏ bán cầu đại não và hệ thống tín hiệu thứ hai. Đây là sự khác biệt giữa con ngƣời và con vật. Con vật chỉ bắt chƣớc, chứ không có tính tích cực. Chỉ ở con ngƣời mới có tính tích cực hoạt động, hành động. [Dẫn theo 22] - Quan điểm của các nhà Tâm lý học: + S.Freud (Phân tâm học) cho rằng tính tích cực của con ngƣời đƣợc hiểu nhƣ một sức mạnh tự nhiên, sinh vật giống nhƣ bản năng động vật. Luận điểm cơ bản của ông là: Con ngƣời gồm ba khối (cái ấy, cái vô thức bao gồm các bản năng 12 vô thức nhƣ ăn uống, tình dục, tự vệ trong đó bản năng tình dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ đời sống tâm lí và hành vi của con ngƣời, cái ấy tồn tại theo nguyên tắc thoả mãn và đòi hỏi; cái Tôi là con ngƣời thƣờng ngày, con ngƣời có ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Cái tôi có ý thức theo ông là cái tôi giả hiệu, cái tôi bề ngoài của cái nhân lõi bên trong là “cái ấy”; Cái Siêu Tôi là cái siêu phàm, “cái tôi lý tƣởng” không bao giờ vƣơn tới đƣợc và tồn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép. [34] [6] + Tâm lý học hành vi quan niệm hành vi của con ngƣời cũng nhƣ của động vật là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Toàn bộ hành vi, phản ứng của con ngƣời và động vật phản ánh bằng công thức: S – R (Stimulant – Reaction) Kích thích – Phản ứng Chủ nghĩa hành vi không thấy sự khác biệt giữa con ngƣời và động vật. Họ coi con ngƣời là một thực thể giống nhƣ máy móc, phản ứng bằng bắp thịt dƣới những tác động vật lý. Sau này các đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới nhƣ Tomen, Hulơ, Skinnơ có đƣa vào những “biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố nhƣ nhu cầu, trạng thái chờ đón, kinh nghiệm sống của con ngƣời hoặc hành vi tạo tác nhằm đáp ứng những kích thích có lợi cho cơ thể nhƣng về cơ bản cũng vẫn coi hành vi con ngƣời có tính chất cơ học, máy móc. Chủ nghĩa hành vi loại trừ ý thức và vai trò quyết định của ý thức trong sự lựa chọn các ấn tƣợng và cải biến chúng trong tâm hồn, cũng nhƣ trong việc lập kế hoạch cho bản thân hoạt động. [6] + Theo Tâm lý học Mác xít: Các nhà Tâm lý học Macxit dựa vào triết học Mac- Lênin nghiên cứu vấn đề tính tích cực hoạt động của cá nhân trên lập trƣờng quyết định luận xã hội cho rằng các thái độ hình thành nên trong quá trình phản ánh và trên cơ sở phản ánh sẽ trực tiếp biểu hiện ra ở mức độ hoạt động và ở đặc điểm số lƣợng, chất lƣợng của hiệu suất hoạt động. [6] 13 - Khi nghiên cứu về tính tích cực nhận thức các tác giả L.X.Vƣgôtxki, X.L.Rubinstein, A.N.Lêônchiep, P.Ia.Galperin và J.Piaget cho rằng: Dựa trên quan điểm cá nhân luôn hoạt động, không có hoạt động thì cá nhân không tồn tại trong môi trƣờng tự nhiên và xã hội xung quanh mình. Chỉ có trong hoạt động thì tính tích cực cũng nhƣ tâm lý, ý thức của con ngƣời mới bộc lộ, nảy sinh, hình thành và phát triển. [6] - Tác giả Carrol.E.Jzard đã công bố công trình nghiên cứu về hệ thống thái độ của con ngƣời – thành phần không thể thiếu của tính tích cực của con ngƣời, tác giả viết “có thể phán đoán vị trí xã hội trên bậc thang văn minh theo mức độ phổ biến tính tò mò trong các thành viên của nó, rằng sự phát triển và sự sụp đổ của các nền văn minh có liên quan ở mức độ nào đó, đến những bộ óc vĩ đại của những nền văn minh này theo đuổi khát vọng khái quát lý luận và tìm kiếm cái mới, chứ không phải là suy ngẫm những thành tựu của quá khứ” . Tác giả đã trình bày ảnh hƣởng chi phối của cảm xúc với ý thức, mức độ phát triển cao của tính tích cực. Tác giả đã nghiên cứu thành phần tâm lý quan trọng của tính tích cực của con ngƣời mà biểu hiện từ mức độ thấp là “tính tò mò” và ở mức độ cao là “khao khát nghiên cứu”, khao khát khám phá cũng nhƣ tính lựa chọn trong tri giác và chú ý. [12] 1.1.2.2 Các nghiên cứu về tính tích cực của cá nhân ở trong nước - Các nhà Tâm lý học Việt Nam nhƣ Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Nguyễn Quang Uẩntiếp cận quan điểm duy vật biện chứng và hoạt động đều coi nhân cách là chủ thể có ý thức. Tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách. Tính tích cực của nhân cách bao gồm các thành tố tâm lý nhƣ nhu cầu, động cơ, hứng thú, niềm tin, lý tƣởng. Các thành tố tâm lý này của tính tích cực luôn tác động qua lại lẫn nhau, đƣợc thể hiện ở những hoạt động muôn màu, muôn vẻ và đa dạng nhằm biến đổi, cải tạo, thế giới xung quanh, cải tạo bản thân con ngƣời, cải tạo những đặc trƣng tâm lý của mình. [6] [7] - Tác giả Lê Thị Bừng nhìn nhận tính tích cực là một thuộc tính của nhân cách và một biểu hiện rõ nét trong xu hƣớng của nhân cách. Cá nhân không chỉ là 14 đối tƣợng, khách thể của quan hệ xã hội mà còn là chủ thể, là một bộ phận tích cực trong sự tác động qua lại đối với thế giới khách quan và trong quan hệ với mọi ngƣời. Con ngƣời tích cực là còn ngƣời sáng tạo ra lịch sử. Sự sáng tạo không phải là tự ý mà là cần thiết dƣới sự tác động của những quy luật khách quan xã hội, đồng thời nó cũng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của cá nhân.[33] - Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn Tâm lý học trẻ em cho rằng hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Đó chính là lúc con ngƣời đang hoạt động. Tính chủ thể bao hàm trƣớc hết là tính tích cực. Đây cũng là đặc tính chung của sự sống và đến con ngƣời tính tích cực phát triển tới đỉnh cao thành tính chủ động, say mê, nhiệt tình. Con ngƣời là chủ thể hoạt động, đồng thời con ngƣời càng tích cực hoạt động thì tính chủ thể càng phát triển cao và do đó con ngƣời sẽ dần dần hoàn thiện chính mình. Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã chỉ cho chúng ta mối liên hệ chặt chẽ giữa tính tích cực với hoạt động của con ngƣời. [27] - Tác giả Nguyễn Văn Tài trong cuốn sách Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nƣớc ta có nói rằng “Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ là một quá trình phát hiện, bồi dưỡng, kích thích, phát triển, đồng thời sử dụng đúng đắn có hiệu quả tính tích cực, tự giác, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, tạo động lực phát triển của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” (Tr. 40) Tác giả cũng đề cập đến các vấn đề: vai trò nhân tố con ngƣời trong phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ, mốt số động lực phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ và những vấn đề cơ bản để phát huy tính tính cực xã hội của đội ngũ cán bộ nƣớc ta hiện nay nhƣ trí tuệ hóa đội ngũ cán bộ, dân chủ hóa hoạt động của đội ngũ cán bộ. [19]. 1.1.3 Các nghiên cứu về tính tích cực làm việc 1.1.3.1 Các nghiên cứu về tính tích cực làm việc ở nước ngoài Tác giả Parker, Williams và Turner có bài viết năm 2006 về mô hình hóa các hành vi chủ động nơi làm việc. Các tác giả đã nghiên cứu 282 ngƣời lao động tại nhà sản xuất dây điện ở Vƣơng quốc Anh. Các tác giả đã đƣa ra kết luận rằng 15 môi trƣờng làm việc ảnh hƣởng đến tính tích cực làm việc của ngƣời lao động, các hành vi chủ động trong công việc, yếu tố nhận thức, động lực làm việc, sự tin tƣởng của đồng nghiệp có ảnh hƣởng đến tính tích cực làm việc của ngƣời lao động. [35] Sandra Ohly và cộng sự tại Đại học Braunschweig – Đức, nghiên cứu 278 nhân viên của một công ty công nghệ cao của Đức đã kết luận rằng thái độ của ngƣời quản lý có ảnh hƣởng đến sự chủ động và những hành vi sáng tạo trong công việc của nhân viên. Nhân viên tích cực làm việc hơn khi có mối quan hệ với ngƣời quản lý tốt, điều đó có lợi cho sáng tạo và hành vi liên quan do nguồn lực có sẵn, có thể đƣợc sử dụng để phát triển những ý tƣởng mới, ngƣời lao động tích cực hơn trong khi làm việc. [37] J. Michael Crant – Đại học Notre Dame – Mỹ đã nghiên cứu hành vi chủ động trong của ngƣời lao động trong các tổ chức và ông đã đƣa ra kết luận rằng sự chủ động của ngƣời lao động đã kích hoạt hiệu suất công việc cao hơn. Khi công việc trở nên năng động và cạnh tranh thì hành vi chủ động và sáng kiến trong công việc trở thành yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của tổ chức. [38] Tác giả Daniel H. Pink có viết về những nghiên cứu, kết quả động cơ thúc đẩy con ngƣời trong hơn 40 năm qua. Những động cơ này góp phần tạo nên tính tích cực làm việc cho ngƣời lao động và nó ảnh hƣởng đến năng suất lao động. Tác giả đã chỉ ra những khác biệt giữa lý thuyết và thực tế, ông đã chứng minh rằng phƣơng pháp củ cà rốt và cây gậy có một số hạn chế nhƣ làm giảm sút năng lực làm việc, hạn chế óc sáng tạo, chúng có thể gây nghiện cho ngƣời lao độngCủ cà rốt và cây gậy đã không còn phù hợp để thúc đẩy mọi ngƣời vƣợt qua những thử thách trong thời đại ngày nay mà thay vào đó là 3 yếu tố tạo động lực đó là: sự tự chủ - khao khát đƣợc làm chủ cuộc sống của mình, thành thạo – niềm thôi thúc không ngừng hoàn thiện và bổ sung kiến thức về các vấn đề bất kỳ, lý tƣởng –khao khát đƣợc cống hiến vì bản thân mình. Theo tác giả, 3 yếu tố này 16 là động lực chèo lái hành vi ngƣời lao động và 3 yếu tố này sẽ giúp cho ngƣời lao động tích cực hơn trong công việc. [16] Tiến sĩ Tâm lý học Paul L. Marciano thuộc ĐH Yale đã đề cập đến một mô hình Respect trong tổ chức để tăng sự gắn kết, lòng trung thành, nỗ lực của nhân viên, làm tăng tính tích cực làm việc của nhân viên với các yếu tố nhƣ công nhận, trao quyền, hỗ trợ, tin tƣởng, chu đáo, sự mong đợi, quan hệ hợp tác giữa mọi ngƣời. Tác giả đã phân tích, chứng minh với các số liệu, thí nghiệm rằng phƣơng pháp chủ cà rốt và cây gậy không còn thích hợp để làm tăng năng suất, nâng cao hiệu quả công việc và gắn kết nhân viên. Nhà lãnh đạo, quản lý cần có sự thay đổi để giúp tổ chức của mình làm việc có kết quả tốt hơn, năng suất hơn bằng mô hình Respect, mô hình Respect sẽ là mô hình mới để ứng dụng hiệu quả trong doanh nghiệp nhằm tăng tinh thần gắn kết, cống hiến và tính tích cực làm việc cho ngƣời lao động. [14] 1.1.3.2 Các nghiên cứu về tính tích cực làm việc ở trong nước Tác giả Trần Hƣơng Thanh qua nghiên cứu công chức tại hai tỉnh Thái Nguyên và Phú Thọ [21] đã chỉ ra rằng tính tích cực lao động của công chức là không cao, công việc hoàn thành song chất lƣợng và hiệu quả không cao, một số công chức còn thiếu trách nhiệm và né tránh công việc. Qua nghiên cứu, tác giả đã chỉ ra đƣợc hai yếu tố quan trọng cản trở tính tích cực của công chức là thu nhập quá thấp so với công sức bỏ ra và việc quy trách nhiệm chƣa rõ ràng. Cũng theo tác giả, mối trƣờng lao động và nhân cách ngƣời lãnh đạo quản lý ảnh hƣởng lớn đến tính tích cực lao động của công chức. Nghiên cứu trên địa bàn Hà Nội [22] tác giả đã xác định mức độ tính tích cực lao động của công chức phƣờng chủ yếu ở mức độ trung bình. Trong các yếu tố ảnh hƣởng tới tính tích cực lao động của công chức, thì phẩm chất và năng lực (mà đặc biệt là đạo đức công vụ) của họ ảnh hƣởng mạnh nhất. Môi trƣờng lao động, trong đó các vấn đề nhƣ ứng xử tôn trọng, sự công bằng, công khai, minh bạch cũng tác động mạnh tới tính tích cực lao động của công chức. Ngoài ra, phẩm chất và kỹ năng công tác của cán bộ chuyên trách 17 phƣờng hay chế độ đãi ngộ đối với công chức cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới tính tích cực lao động của họ. Tác giả Lãnh Thị Bích Hòa đã đề cập đến các giá trị có ảnh hƣởng quyết định đến tính tích cực lao động của cán bộ công chức nhƣ nhân cách đƣợc tôn trọng, đời sống tinh thần vui vẻBên cạnh đó, tác giả cũng cho chúng ta thấy nhận thức của cán bộ công chức về tính tích cực lao động của họ nhìn chung ở mức khá cao. Tác giả Lãnh Thị Bích Hòa chỉ ra rằng nhu cầu lợi ích và thỏa mãn nhu cầu lợi ích là nguồn gốc và động lực của tính tích cực lao động của cán bộ, công chức và khi nhu cầu, lợi ích không đƣợc thỏa mãn sẽ cản trở tính tích cực trong lao động của các cán bộ, công chức.[ 9] Tiểu kết: Chúng ta có thể thấy để nghiên cứu về tính tích cực có rất nhiều hƣớng nghiên cứu, có tác giả chọn nghiên cứu tính tích cực xã hội, tính tính cực nhận thức, tính tích cực nghề nghiệp hay tính tích cực lao động với các đối tƣợng khác nhau là học sinh, sinh viên, ngƣời lao động. Về cơ bản, các tác giả đều thống nhất rằng tính tích cực là hiện tƣợng tâm lý chỉ có thể đƣợc nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động, và bằng hoạt động. Tuy nhiên chƣa có tác giả nào nghiên cứu về tính tích cực làm việc của ngƣời lao động tại doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp cổ phần. 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Khái niệm tính tích cực của cá nhân Đây là khái niệm khá phức tạp nên có nhiều quan điểm khác nhau: - Trong từ điển tiếng Việt: tính tích cực đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Một là chủ động hƣớng hoạt động nhằm tạo ra những thay đổi, phát triển (tƣ tƣởng tích cực, phƣơng pháp tích cực). Hai là hăng hái, năng nổ với công việc (tích cực học tập, tích cực làm việc). [17] - Trong tiếng Anh khái niệm tính tích cực là “activity” để chỉ cùng lúc là hoạt động, là sự nỗ lực. - Quan điểm của các nhà Triết học: Các nhà Triết học cho rằng mỗi một sự vật bao giờ cũng thể hiện tính tích cực của nó bởi vật chất luôn vận động và phát 18 triển không ngừng. Các nhà Triết học chủ nghĩa Mác – Lênin xem cá nhân là sản phẩm của các quan hệ xã hội và cho rằng cá nhân tích cực tác động vào đời sống xã hội và trở thành con ngƣời hoạt động làm phát triển xã hội. Tính tích cực thể hiện ở sức mạnh của con ngƣời trong việc chinh phục, cải tạo thế giới tự nhiên, xã hội và cải tạo chính bản thân mình. [6] - Quan điểm của các nhà Sinh học: I.P.Paplôp cho rằng cơ sở sinh lý của tính tích cực chính là hoạt động của vỏ bán cầu đại não và hệ thống tín hiệu thứ hai. Đây là sự khác biệt giữa con ngƣời và con vật. Con vật chỉ bắt chƣớc, chứ không có tính tích cực. Chỉ ở con ngƣời mới có tính tích cực hoạt động, hành động. [Dẫn theo 22] - Quan điểm của các nhà Tâm lý học: + S.Freud (Phân tâm học) cho rằng tính tích cực của con ngƣời đƣợc hiểu nhƣ một sức mạnh tự nhiên, sinh vật giống nhƣ bản năng động vật. Luận điểm cơ bản của ông là: Con ngƣời gồm ba khối: cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. Cái ấy chi phối mọi hành vi, hành động của con ngƣời. Nhƣ vậy, tính tích cực có thể hiểu là sức mạnh mang tính bản năng của con ngƣời. [34] + Tâm lý học hành vi quan niệm hành vi của con ngƣời cũng nhƣ động vật là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó. Toàn bộ hành vi, phản ứng của con ngƣời và động vật phản ánh bằng công thức: S – R (Stimulant – Reaction) Kích thích – Phản ứng Chủ nghĩa hành vi loại trừ ý thức và vai trò quyết định của ý thức trong sự lựa chọn các ấn tƣợng và cải biến chúng trong tâm hồn, cũng nhƣ trong việc lập kế hoạch cho bản thân hoạt động. Nhƣ vậy, chúng ta có thể hiểu rằng tính tích cực là sự đáp lại, phản ứng với kích thích bên ngoài của con ngƣời. [6] + Theo Tâm lý học Mác xít: Các nhà Tâm lý học Macxit dựa vào triết học Mac- Lênin nghiên cứu vấn đề tính tích cực hoạt động của cá nhân trên lập trƣờng 19 quyết định luận xã hội cho rằng các thái độ hình thành nên trong quá trình phản ánh và trên cơ sở phản ánh sẽ trực tiếp biểu hiện ra ở mức độ hoạt động và ở đặc điểm số lƣợng, chất lƣợng của hiệu suất hoạt động. [6] - Tính tích cực đƣợc đề cập và nhấn mạnh nhƣ là một đặc điểm chung của sinh vật sống, là động lực đặc biệt của mối liên hệ giữa sinh vật sống và hoàn cảnh, là khả năng đặc biệt của tồn tại sống giúp cơ thể thích ứng với môi trƣờng [6]. - Tính tích cực gắn liền với hoạt động và hoàn cảnh bên ngoài, nó đƣợc biểu hiện nhƣ sau: + Nó gắn liền với sự hoạt động, đƣợc thể hiện nhƣ là động lực để hình thành và hiện thực hoá hoạt động. Ở mức độ cao, nó thể hiện ở tính chế ƣớc, chế định trạng thái bên trong của chủ thể. + Nó thể hiện sự thích ứng một cách chủ động với hoàn cảnh, môi trƣờng sống bên ngoài [6]. - Nhƣ vậy, tính tích cực đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ với hoạt động, nó làm xuất hiện động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động có hiệu quả. Vì vậy tính tích cực có các tính chất sau: + Tính tích cực để chỉ tính sẵn sàng với hoạt động, là nhu cầu đối với hoạt động. Yếu tố nhu cầu có mối liên hệ chặt chẽ với tính tích cực - đây chính là nguồn gốc của tính tích cực. Tính tích cực để chỉ tính chủ động, hành động một cách có ý thức, theo chủ ý của chủ thể để đối lập với sự bị động, thụ động. + Hoạt động đi kèm với hứng thú, hứng thú tăng cƣờng tính tích cực của chủ thể trong hoạt động. + Hoạt động phản ứng – Sự hoạt động của trạng thái bên trong của chủ thể với môi trƣờng. Hoạt động ý chí thể hiện tính độc lập của chủ thể với môi trƣờng. Tính chất vƣợt khó khăn, trở ngại trong mọi hoàn cảnh theo mục đích của chủ thể. + Tính tích cực thực hiện chức năng biểu hiện sự thích nghi mà cao hơn là sự thích ứng, sự cải tạo và sáng tạo của chủ thể với thế giới bên ngoài. Khi nói đến tính 20 tích cực là phải nói đến khía cạnh chủ thể không chỉ thích ứng mà còn sáng tạo trong thế giới bên ngoài nhƣ thế nào. [6] Nhƣ vậy, tính tích cực đƣợc nghiên cứu trong mối quan hệ với hoạt động, nó làm xuất hiện động lực thúc đẩy con ngƣời hoạt động có hiệu quả. Trên cơ sở tiếp cận các quan điểm, chúng tôi cho rằng: Tính tích cực của cá nhân là ý thức tự giác của cá nhân được biểu hiện ở sự chủ động, sự hứng thú, sự sáng tạo và sự nỗ lực vượt khó của cá nhân đó nhằm đạt kết quả cao trong hoạt động. - Nguồn gốc tính tích cực của con ngƣời Tính tích cực của con ngƣời không phải bẩm sinh, không phải hiển nhiên mà có, nó không phải là năng lực sẵn có của con ngƣời khi sinh ra. CacMac và Angghen đã nhấn mạnh hoàn cảnh sống là yếu tố quyết định tính tích cực của cá nhân nhƣng đồng thời con ngƣời cũng cải tạo đƣợc hoàn cảnh. Những tác động bên ngoài, đặc biệt là hoàn cảnh sống, điều kiện xã hội đã gây ra những phản ứng tâm lý, những phản ứng này có thể tích cực hoặc tiêu cực từ phía cá nhân. Tức là tác động đến những nhân tố bên trong của cá nhân đó. Các nhân tố bên trong tồn tại dƣới dạng nhu cầu, hứng thú, động cơ và phƣơng hƣớng của sự hoạt động. Do đó, nguồn gốc của tính tích cực chính là nhân tố bên trong của sự phát triển nhân cách. Nhu cầu là sự kích thích bên trong đầu tiên của bất kì một hoạt động nào. Mọi hành động của con ngƣời đều trực tiếp xuất phát từ nhu cầu. Cac Mac đã khẳng định rằng con ngƣời sẽ không làm đƣợc gì nếu không có nhu cầu của mình kích thích hành động. Có thể nói nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của con ngƣời. Tính tích cực của con ngƣời đƣợc bộc lộ qua quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu. Khi nhu cầu đƣợc thỏa mãn sẽ hình thành và phát triển hứng thú, hứng thú phát triển trên cơ sở nhu cầu và bị chi phối bởi những nhu cầu đó. 21 Trên cơ sở nhu cầu và hứng thú sẽ hình thành động cơ hoạt động. Nếu hứng thú là nhu cầu mang màu sắc xúc cảm thì động cơ là thái độ chủ quan đối với hoạt động mà cơ sở là mục đích đƣợc tự giác đặt ra. Mục đích hoạt động và kết quả hoạt động mà các cá nhân mong đợi đều đƣợc cụ thể hóa trong động cơ hoạt động, nó chính là sức mạnh kích thích tính tích cực hoạt động của cá nhân. Nhƣ vậy, nguồn gốc của tính tích cực là hứng thu, nhu cầu và động cơ nằm trong hoạt động chủ đạo của cá nhân, nhờ đó mà có nhân có thể đạt đƣợc kết quả cao trong các hoạt động của mình. [6] [7] [10] [29] [33] 1.2.2 Khái niệm tính tích cực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến 1.2.2.1 Khái niệm người lao động - Theo đại từ điển Tiếng Việt thì: “Ngƣời lao động là ngƣời bỏ công sức ra để làm việc gì đó”. [32] - Theo điều 6 của Bộ luật lao động của nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì: “Ngƣời lao động là ngƣời ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”. [1] Ngƣời lao động với tƣ cách là chủ thể của hoạt động lao động có thể là một ngƣời nhƣng cũng có thể là nhiều ngƣời. Khi chủ thể là nhiều ngƣời thì mỗi cá nhân đƣợc phân công một nhiệm vụ cụ thể và cùng hƣớng đến một mục đích chung nhằm tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó để đáp ứng nhu cầu nhất định của cá nhân và xã hội. Đề tài nghiên cứu xác định: Người lao động là chủ thể tiến hành hoạt động lao động nhằm đáp ứng như cầu của bản thân, doanh nghiệp và xã hội. 1.2.2.2 Khái niệm tính tích cực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến Tính tích cực làm việc của ngƣời lao động là sự thống nhất giữa trạng thái tâm lý và hành động tích cực của ngƣời lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm đạt đƣợc kết quả tốt nhất theo mục tiêu, yêu cầu quản lý của công ty đề ra. 22 Khi nói đến tính tích cực làm việc là nói đến tính tích cực của chủ thể trong quá trình làm việc hay trong các hoạt động lao động của mình. Cụ thể nhƣ tính sẵn sàng, hăng hái của con ngƣời đối với công việc; khả năng làm việc của con ngƣời trong việc cải tạo thế giới; sự năng động của con ngƣời... Ngƣời lao động có tính tích cực làm việc là những ngƣời luôn hiểu rõ mình phải làm những gì và mình đƣợc nhận những gì tƣơng xứng với khả năng làm việc của mình. Từ họ sẽ chủ động sắp xếp công việc của bản thân, có ý thức trong khi làm việc để đạt kết quả cao. Khi gặp khó khăn, ngƣời lao động biết cách chủ động hợp tác với quản lý, đồng nghiệp và biết tìm cách vƣợt qua khó khăn nhƣ dành thời gian nhiều hơn cho công viêc, tham gia khóa đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn... Bên cạnh đó ngƣời lao động còn thể hiện sự hứng thú, say mê trong công việc, làm việc với tất cả tình yêu và tự hào về công việc mình đang làm. Cũng từ đó, ngƣời lao động có những phát kiến, sáng tạo phù hợp với công việc mình làm để hiệu quả công việc ngày một nâng cao hơn nữa. Với cách hiểu nhƣ trên nghiên cứu xác định: Tính tích cực làm việc của người lao động tại Công ty Cổ phần trò chơi giáo dục trực tuyến là ý thức tự giác của người lao động biểu hiện ở sự chủ động, sự hứng thú, sự sáng tạo và sự nỗ lực vượt khó của người lao động trong quá trình làm việc tại công ty nhằm đạt kết quả cao. 1.3 Biểu hiện của tính tích cực làm việc của ngƣời lao động Tính tích cực làm việc đƣợc biểu hiện ở các khía cạnh: Sự chủ động làm việc, sự hứng thú làm việc, sự sáng tạo trong làm việc và sự nỗ lực vượt khó trong làm việc của người lao động. 1.3.1 Sự chủ động làm việc của người lao động Sự chủ động làm việc hay sự chủ động trong công việc của ngƣời lao động là yếu tố quan trọng, tạo nên sự tin tƣởng, hình ảnh tốt đẹp về ngƣời lao động trong nhìn nhận đánh giá của chủ doanh nghiệp, đồng thời sự chủ động cũng là thành phần quan trọng thể hiện tính tích cực làm việc của ngƣời lao động. Khi ngƣời lao động chủ động thì từ trƣớc khi làm việc ngƣời lao động đã luôn ý thức 23 đƣợc công việc của mình, trong khi làm việc và sau khi làm việc lu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004722_1_6479_2002809.pdf
Tài liệu liên quan