Luận văn Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần xây dựng Đồng Thuận

LỜI CAM ĐOAN.

MỤC LỤC.

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT .

LỜI MỞ ĐẦU. 1

CHƢƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP. 9

1.1 Tổng quan về tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng .9

1.1.1 Khái niệm, bản chất kế toán quản trị. . 9

1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp. . 12

1.1.3 Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp xây dựng. 14

1.1.3.1 Quan điểm về tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng. 14

1.1.3.2 Yêu cầu và nhiệm vụ tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp xây dựng. . 15

1.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp xây dựng. . 16

1.3 Nội dung tổ chức công tác KTQT trong các doanh nghiệp xây dựng. 18

1.3.1 Tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán. . 19

1.3.2 Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị trong doanh nghiệp xây dựng. 22

1.3.2.1 Tổ chức xây dựng hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách

kinh doanh trong doanh nghiệp xây dựng.22

1.3.2.2 Tổ chức thu nhận thông tin ban đầu về kế toán quản trị. .26

1.3.2.3 Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán quản trị strong doanh

nghiệp xây dựng.27

1.3.2.4 Tổ chức lập báo cáo kế toán quản trị, phân tích thông tin kế toán quản

trị trong các doanh nghiệp xây dựng.38

CHƢƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN . 41

pdf113 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty cổ phần xây dựng Đồng Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i phí đƣợc chia làm hai loại cơ bản: thông tin chi phí thích hợp (thích đáng), thông tin không thích hợp (không thích đáng) cho việc ra quyết định. KTQT có nhiệm vụ phải phân biệt hai loại thông tin này và hƣớng dẫn ngƣời quản lý trong việc ra quyết định, và có thể sử dụng để ra các quyết định trong các tình huống nhƣ: - Quyết định chấp nhận hay từ chối một đơn đặt hàng đặc biệt. - Quyết định tiếp tục hay chấp dứt hoạt động của một bộ phận. - Quyết định tự sản xuất hay mua ngoài. - Quyết định bán ngay nửa thành phẩm hay tiếp tục chế biến. - Xác định giá bán sản phẩm. 41 CHƢƠNG II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG ĐỒNG THUẬN 2.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận đƣợc thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 3701725909 do Sở Kế hoạch Đầu tƣ tỉnh Bình Dƣơng cấp ngày 26 tháng 5 năm 2010. Trụ sở chính công ty đóng tại: Số 55/19 đƣờng Tân Lập, Khu phố Tân Lập, Phƣờng Đông Hòa, Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng. VPĐD Miền Bắc: 1502 Hei Tower, Số 1 Ngụy Nhƣ Kon Tum, Phƣờng Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. VPĐD Miền Trung: 1411 Trung Đức Tower, Số 2 Lê Lợi, P Hƣng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An. VPĐD Miền Nam: 401 Cao ốc Lƣơng Định Của, 280 Lƣơng Định Của, Phƣờng An Phú, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Là doanh nghiệp còn non trẻ, trong những năm đầu thành lập, công ty chủ yếu đóng vai trò là nhà thầu phụ trong các dự án và lĩnh vực chủ yếu là mua bán cung cấp các vật tƣ và thiết bị an toàn giao thông, vật liệu xây dựng, sơn các loại, màn phản quang và các thiết bị bảo hộ lao động. Sau một quá trình hoạt động, công ty đã nâng cao kỹ thuật, xây dựng uy tín trong lĩnh vực xây dựng. Trong những năm gần đây từ một doanh nghiệp chủ yếu là nhà thầu phụ đã trở thành nhà thầu chính trong các dự án vốn ngân sách, WB, ODA 42 2.1.2 Đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh Công ty hoạt động trong các lĩnh vực chính: Mã ngành, nghề kinh doanh Tên ngành, nghề kinh doanh (Doanh nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trƣờng và điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện) 4311 Phá dỡ 4312 Chuẩn bị mặt bằng Chi tiết: San lấp mặt bằng 7110 Hoạt động kiến trúc và tƣ vấn kỹ thuật có liên quan Chi tiết: Tƣ vấn, thiết kế xây dựng công trình giao thông (cầu, đƣờng bộ) Chính Xây dựng công trình đƣờng sắt và đƣờng bộ Chi tiết: Thi công xây dựng công trình cầu, đƣờng, thủy lợi: Duy tu, bảo dƣỡng cầu đƣờng bộ. Thi công xây dựng các công trình giao thông 2395 Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao (không sản xuất, gia công tại trụ sở chính) 4290 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác Chi tiết: Thi công xây dựng các công trình chiếu sáng công cộng. Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp. 3290 Sản xuất khác chƣa đƣợc phân vào đâu Chi tiết: Sản xuất các loại biển báo giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy, biển an toàn điện, biển cảnh báo, biển quảng cáo (không sản xuất, gia công tại trụ sở chính) 4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác Chi tiết: Lắp đặt các loại biển báo giao thông đƣờng bộ, đƣờng thủy, biển an toàn điển, biển cảnh báo, biển quảng cáo 4663 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng (trừ hoạt động bến thủy nội địa) 4669 Bán buôn chuyên doanh khác chƣa đƣợc phân vào đâu Chi tiết: Bán buôn các vật tƣ và thiết bị an toàn giao thông, màng phản quang. Bán buôn các thiết bị bảo hộ lao động. 7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác Chi tiết: Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng 43 2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức kinh doanh của công ty Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận Hội đồng quản trị Ban Giám đốc Phòng Tổ chức – Hành chính Đội thi công số 1 Đội thi công số 2 Đội thi công số 3 ... Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Kinh doanh – Vật tƣ, Thiết bị Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Văn phòng Hồ Chí Minh Văn phòng Vinh Văn phòng Hà Nội 44 Ban Giám đốc: Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm pháp luật về điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan tới hoạt động của công ty. Các Phó giám đốc là ngƣời giúp Giám đốc điều hành hoạt động của Công ty. Hiện nay có ba Phó giám đốc phụ trách ba lĩnh vực của công ty là: Tài chính, Nhân sự và Kế hoạch- kỹ thuật. Mỗi phó giám đốc điều hành và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về hoạt động sản xuất kinh doanh của các phòng mà mình quản lý. Phòng Tổ chức- Hành chính: Tham mƣu và giúp lãnh đạo thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, lao động, tiền lƣơng, đảm nhiệm công tác hành chính – tổng hợp, văn thƣ - lƣu trữ, phụ trách công tác thi đua, khen thƣởng, kỷ luật, quản lý công tác bảo vệ và tổ xe. Phòng Tài chính- Kế toán: Có chức năng phản ánh chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lên hệ thống tài khoản, sổ sách, báo cáo kế toán theo pháp lệnh của Nhà Nƣớc. Giám sát việc hoạt động trong kinh doanh thông qua dòng chảy của các dòng tiền trên cơ sở nghị định, thông tƣ của chính phủ hiện hành. Phân tích tình hình kinh tế, tổng hợp từ đó tham mƣu cho lãnh đạo công ty có quyết định chuẩn mực trong điều hành kinh doanh có hiểu quả trong lĩnh vực tài chính. Phòng kinh doanh vật tư thiết bị: Tham mƣu giúp lãnh đạo thực hiện công tác mua bán vật tƣ, thiết bị, quản lý vật tƣ thiết bị từng công trình Phòng kế hoạch: Nghiên cứu xây dựng đề xuất chiến lƣợc phát triển dài hạn, trung hạn, kế hoạch năm của Công ty. Lập kế hoach thi công cụ thể cho từng công trình. Tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các ban điều hành, đội thi công của công ty. Phòng Kỹ thuật: Tham mƣu cho ban giám đốc các công việc liên quan đến kỹ thuật xây dựng, phƣơng án triển khai thi công và chất lƣợng công trình Các văn phòng đại diện: Là những cán bộ thuộc sự quản lý chuyên môn của phòng kế hoạch và phòng kỹ thuật đảm nhận công việc từng vùng miền. Các đội thi công: Là những CBCNV trực tiếp triển khai công việc thi công ở những công trƣờng. 45 2.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận 2.2.1 Thực trạng tổ chức bộ phận kế toán quản trị trong bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán là một nội dung rất quan trọng vì nó liên quan đến nhiều yếu tố nhƣ việc tổ chức nhân sự, thông tin cung cấp cho các nhà quản lý cũng nhƣ mối quan hệ của bộ phận kế toán với các bộ phận chức năng trong và ngoài đơn vị. Theo kết quả khảo sát thực tế tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận nhận thấy bộ phận KTQT trong công ty đƣợc tổ chức chung với bộ phận KTTC, tức là mô hình bộ máy kế toán kết hợp. Theo mô hình này mỗi nhân viên kế toán đồng thời thực hiện công việc KTTC và KTQT, không tổ chức bộ phận KTQT riêng. Các nhân viên kế toán vừa thực hiện công việc KTTC vừa thực hiện nhiệm vụ phân loại tổng hợp thông tin kế toán theo yêu cầu của nhà quản trị. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung thông tin kế toán, phục vụ cho các quyết định quản lý, thể hiện sự phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên kế toán. Bộ máy kế toán của các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán hiện hành và quy chế của doanh nghiệp, ghi chép đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế và việc lƣu trữ hồ sơ. Bộ máy kế toán đƣợc tổ chức vẫn tập trung vào việc cung cấp thông tin cho KTTC, chƣa có nhân viên chuyên về KTQT ở các phần hành, chƣa có sự chủ động thực hiện công tác KTQT nhƣ lập định mức chi phí, dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, xây dựng hệ thống báo cáo kế toán nội bộ là những khâu quan trọng và cần nhiều thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm thực hiện. Các thông tin mà các nhân viên kế toán tổng hợp từ kết quả của KTTC chƣa đủ để giúp các nhà quản trị đƣa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Nhƣ vậy, Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận hiện nay đã có bộ phận KTQT đúng với chức năng của nó nhƣng mức độ thông tin KTQT cung cấp cho nhà quản trị để ra quyết định chƣa thực sự phản ánh đƣợc tầm quan trọng của KTQT trong việc ra quyết định. 2.2.2 Thực trạng tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận 2.2.2.1 Tổ chức hệ thống định mức chi phí và hệ thống dự toán ngân sách Để có cơ sở cho việc lập dự toán và làm tiêu chuẩn để đánh giá và kiểm tra kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì việc tiến hành xây dựng định mức là rất cần thiết đối 46 với Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận. Định mức chi phí là định mức kinh tế kỹ thuật về mức hao phí để sản xuất, thi công và lắp đặt hoàn thiện công trình xây dựng. Định mức chi phí đƣợc xây dựng trên cơ sở các quy chuẩn đã đƣợc xây dựng. Mặc dù hiện nay các doanh nghiệp xây dựng sử dụng định mức dự toán xây dựng theo quyết định 1264/QĐ-BXD 2017 do Bộ Xây dựng ban hành ngày 18/12/2017 nhƣng tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận lập định mức riêng cho từng công trình trong quá trình triển khai thi công nhằm chính xác hóa trong việc quản lý chi phí. Kết quả khảo sát trực tiếp tại công ty cho thấy công tác lập định mức hiện nay đƣợc thực hiện bởi phòng kỹ thuật do các kỹ sƣ kinh tế đảm nhận sau đó đƣợc chuyển cho phòng kế toán làm cơ sở thanh toán. Các định mức kinh tế kỹ thuật dựa trên các tiêu chuẩn đã đƣợc quy định cho từng công trình. Khảo sát mục đích sử dụng định mức tại doanh nghiệp tác giả nhận đƣợc 100% câu trả lời là để kiểm soát chi phí. Doanh nghiệp sử dụng định mức nhƣ một tiêu chuẩn để doanh nghiệp kích thích ngƣời lao động tiết kiệm chi phí bằng cách so sánh hao phí định mức với thực tế. Qua khảo sát tác giả nhận thấy dựa trên cơ sở định mức doanh nghiệp xây dựng đƣợc trách nhiệm cho bộ phận sản xuất. Trên cơ sở khối lƣợng công việc hoàn thành của từng công đoạn, ban chỉ huy công trƣờng sẽ làm giấy đề nghị thanh toán cho từng công đoạn. Mỗi công đoạn đã đƣợc quy định rõ định mức CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp, giờ công và chi phí liên quan Kế toán căn cứ vào định mức để thanh toán, phần vƣợt quá định mức thì cần giải trình và có phƣơng hƣớng giải quyết cụ thể. Việc lập dự toán sản xuất kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống KTQT doanh nghiệp, nó là một khâu trong quá trình hoạch định, kiểm tra, kiểm soát và ra quyết định của nhà quản lý. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế doanh nghiệp thì tác giả nhận thấy công tác lập dự toán tại các doanh nghiệp này chƣa đƣợc hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thực hiện lập dự toán nhƣng chƣa đầy đủ để phục vụ mục đích của KTQT nhƣ dự toán mua vật tƣ, dự toán chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công đƣợc xây dựng trên cơ sở các định mức đã đƣợc xây dựng trong khi đó dự toán chi phí khác nhƣ dự toán chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp không đƣợc thực hiện. 47 Nhƣ vậy, doanh nghiệp đã quan tâm đến việc lập dự toán nhƣng chỉ có dự toán mua vật tƣ và dự toán doanh thu là đƣợc quan tâm còn các loại dự toán khác doanh nghiệp chƣa thực sự quan tâm để làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2.2.2 Tổ chức thu nhận thông tin ban đầu Thông tin kế toán là những thông tin về sự vận động của đối tƣợng kế toán. Thông tin của KTQT là các thông tin đƣợc hình thành từ các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự đã hoàn thành trong quá trình hoạt động của đơn vị hoặc các thông tin mang tính tƣơng lai, thông tin mang tính định tính hoặc định lƣợngChất lƣợng của thông tin đầu ra phụ thuộc rất nhiều vào thông tin gốc ban đầu. Nếu việc tổ chức thu nhận thông tin ban đầu đƣợc thực hiện tốt thì việc hệ thống hóa, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin cho nhà quản trị sẽ đạt hiệu quả cao. Ảnh hƣởng trực tiếp để chất lƣợng thông tin ban đầu với KTQT đó là hệ thống chứng từ, hệ thống định mức và dự toán. Hệ thống chứng từ: Qua khảo sát tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận cho thấy doanh nghiệp đã vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành bao gồm các chứng từ bắt buộc theo chế độ kế toán doanh nghiệp và hệ thống chứng từ kế toán theo quy định riêng của từng doanh nghiệp nhằm phục vụ cho công tác KTTC và công tác KTQT. Ngoài ra tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận còn thiết kế các chứng từ kế toán nội bộ nhằm thu thập và cung cấp thông tin liên quan đến KTQT phục vụ cho công tác tổng hợp thông tin kế toán nhƣ Phiếu sản xuất, báo cáo sử dụng vật tƣ, báo cáo sử dụng vật liệu tại công trƣờng Nội dung, kết cấu và quy định về lập, luân chuyển các chứng từ nội bộ đa dạng, linh hoạt và phong phú theo yêu cầu quản lý của chính doanh nghiệp và các nhà quản trị. Tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy doanh nghiệp chƣa hoàn toàn tự thiết kế mẫu chứng từ phù hợp công tác KTQT. Việc xây dựng hệ thống chứng từ trong doanh nghiệp căn cứ chủ yếu vào hệ thống chứng từ mẫu do chế độ kế toán và các văn bản pháp luật khác ban hành. Do đó thông tin trên các chứng từ ban đầu thu thập chủ yếu phục vụ KTTC, chƣa đủ thông tin ban đầu để thiết lập các báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị doanh nghiệp. 48 Thông tin tƣơng lai đƣợc thu thập dựa trên các phƣơng pháp dự báo, lập dự toán, lập kế hoạch và phân tích thông tin...Thông tin tƣơng lai thể hiện thông qua các thông tin về dự toán sản xuất, định mức xây dựng các loại chi phí, kế hoạch số lƣợng sản phẩm sản xuất Qua khảo sát tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận hiện nay việc xây dựng định mức và dự toán ngân sách vẫn chƣa đƣợc doanh nghiệp quan tâm. Hệ thống định mức vẫn chủ yếu xây dựng là định mức do các cơ quan chức năng ban hành và chƣa gắn với chi phí nên khó khăn trong việc lập dự toán chi phí. Ngoài ra trình độ nhân viên kế toán của doanh nghiệp chƣa đƣợc đào tạo bài bản về KTQT nên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập thông tin liên quan đến KTQT. Chính vì vậy thông tin thu thập còn hạn chế, rời rạc và mang tính tự phát là chính. 2.2.2.3 Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán quản trị  Thực trạng tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin kế toán quản trị các yếu tố sản xuất, thi công  Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin KTQT hàng tồn kho Hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận gồm nhiều loại khác nhau. Thực tế công tác quản lý và hạch toán vật tƣ trong doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị. Để tìm hiểu thực trạng phân loại hàng tồn kho tác giả sử dụng câu hỏi khảo sát liên quan đến việc phân loại và mã hóa hàng tồn kho, kết quả khảo sát đƣợc thể hiện: Phân loại hàng tồn kho: Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận thực hiện phân loại hàng tồn kho theo từng nội dung, công dụng, tính chất của hàng tồn kho, cụ thể: - Phân loại theo yêu cầu quản lý; - Phân loại theo nguồn gốc của hàng tồn kho; - Phân loại theo vai trò hàng tồn kho trong sản xuất (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu) + Vật liệu chính: Sắt, thép, xi măng và các loại vật liệu khác phục vụ thi công + Nguyên vật liệu phù: Gỗ, đinh, ốc, vít, xăng, dầu + Công cụ dụng cụ: máy dập, máy cắt, máy tiện, máy khoan, máy hàn điện... - Phân loại theo địa điểm lƣu kho. 49 Tính giá và xây dựng danh điểm hàng tồn kho: Hàng tồn kho hiện có ở Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận đƣợc phản ánh theo giá gốc (giá mua + thuế nhập khẩu + chi phí phát sinh trong quá trình thu mua). Hàng tồn kho của Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận rất đa dạng về chủng loại, quy cách, kích cỡnên doanh nghiệp lập danh điểm cho mỗi loại vật tƣ, hàng hóa một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số kết hợp với các chữ cái để thay thế tên gọi, quy cách, kích cỡ của chúng. Thực tế tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận công tác mã hóa danh điểm hàng tồn kho do phòng kỹ thuật thực hiện trên cơ sở yêu cầu của thông tin KTQT hàng tồn kho, đặc điểm cụ thể của hàng tồn kho, trình độ nhân viên đƣợc giao nhiệm vụ mã hóa. Để đánh giá mức tồn kho hợp lý của nguyên vật liệu, thành phẩm tác giả sử dụng câu hỏi “Doanh nghiệp có xây dựng mức tồn kho cho nguyên vật liệu, thành phẩm không?” 100% câu trả lời của doanh nghiệp khảo sát là không vì theo kế toán viên dựa vào định mức nguyên vật liệu đã đƣợc xây dựng trong dự toán chi tiết doanh nghiệp tiến hành mua nguyên vật liệu. Kế toán chi tiết hàng tồn kho: Trên cơ sở phiếu khảo sát cho thấy Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận sử dụng phƣơng pháp ghi thẻ song song. Cụ thể hàng ngày kế toán hàng tồn kho căn cứ vào phiếu nhập, phiếu xuất tiến hành nhập vào chƣơng trình kế toán vật tƣ trên máy vi tính. Phần mềm máy tính tự động xử lý, tính toán và đƣa ra các sổ liên quan nhƣ Sổ chi tiết tài khoản 152, 153Đến cuối tháng hoặc định kỳ thủ kho và kế toán tiến hành đối chiếu giữa thẻ kho với sổ kế toán chi tiết của các loại hàng tồn kho nhằm quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật và giá trị.  Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin KTQT TSCĐ: TSCĐ trong Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận bao gồm nhiều loại với yêu cầu quản lý, hạch toán cũng khác nhau. Để có thể sử dụng và khai thác hiệu quả công suất của TSCĐ thì các nhà kế toán quản trị TSCĐ phải tƣ vấn đƣợc cho các nhà quản trị trong việc sử dụng, điều chuyển, thanh lý, nhƣợng bán một cách chính xác. 50 Phân loại TSCĐ: Tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận đã thực hiện phân loại TSCĐ theo đặc trƣng kỹ thuật gồm: - Nhà cửa, vật kiến trúc: nhà xƣởng, nhà làm việc - Máy móc thiết bị: Xe lu, Xe ban, Máy đào - Phƣơng tiện vận tải, truyền dẫn: xe tải cẩu, xe ben, ô tô vận chuyển - Thiết bị, dụng cụ quản lý: hệ thống camera, phần mềm quản lý, Máy điều hòa Tính giá và mã hóa TSCĐ: TSCĐ đƣợc tính theo 3 chỉ tiêu là Nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại. Việc tính giá đƣợc thực hiện theo nguyên tắc giá gốc nhƣ hàng tồn kho Tài khoản và hệ thống sổ kế toán: Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận sử dụng đầy đủ và linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho phần hành TSCĐ. Kế toán sử dụng TK 211-Tài sản cố định để phản ánh và thực hiện hạch toán chi tiết theo từng nhóm tài khoản phù hợp với đặc điểm kỹ thuật từng loại tài sản cố định. Cách ghi chép thể hiện mối quan hệ giữa các tài khoản đã góp phần xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và biến động của toàn bộ TSCĐ cũng nhƣ của từng loại TSCĐ trên các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, từ đó làm cơ sở để có các quyết định quản lý liên quan đến TSCĐ. Để phục vụ cho yêu cầu quản trị TSCĐ trong doanh nghiệp, TSCĐ đƣợc mở thẻ, ghi sổ theo từng đối tƣợng ghi TSCĐ. Kế toán chi tiết TSCĐ: Kế toán chi tiết TSCĐ nhằm thực hiện phản ánh và kiểm tra tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp và của từng nơi bảo quản, sử dụng theo từng đối tƣợng ghi TSCĐ. Doanh nghiệp mở và ghi đầy đủ số liệu về TSCĐ trên thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ và sổ theo dõi TSCĐ tại đơn vị sử dụng đã góp phần cung cấp thông tin về toàn bộ quá trình quản lý và sử dụng của từng TSCĐ, tăng cƣờng thực hiện trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý sử dụng TSCĐ của Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận. Công ty thực hiện đầy đủ hệ thống 51 báo cáo về TSCĐ. Các báo cáo về TSCĐ, báo cáo kết quả kiểm kê TSCĐ là căn cứ quan trọng trong việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thực tế với số liệu trên sổ kế toán. Thực trạng kế toán chi tiết TSCĐ tại công ty hiện nay đã phản ánh và kiểm tra đƣợc tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ của toàn doanh nghiệp và từng nơi sử dụng TSCĐ cụ thể. Ngoài việc phản ánh nguồn gốc, thời gian hình thành TSCĐ, công suất thiết kế, số hiệu TSCĐ, kế toán chi tiết TSCĐ đã phản ánh đƣợc nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, chất lƣợng và hiện trạng của từng TSCĐ tại nơi sử dụng. Tại bộ phận kế toán của doanh nghiệp, nhân viên kế toán TSCĐ sử dụng thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn và chất lƣợng hiện trạng của TSCĐ. Việc tính khấu hao TSCĐ hiện nay đƣợc Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận thực hiện theo phƣơng pháp đƣờng thẳng. Căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ, sổ chi tiết TSCĐ là các chứng từ liên quan đến việc mua bán tăng giảm TSCĐ, khấu hao TSCĐ và các chứng từ gốc có liên quan theo quy định.  Tổ chức hệ thống hóa và xử lý thông tin KTQT tiền lương Việc phân loại lao động trong doanh nghiệp đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp thông tin về cơ cấu lao động theo thành phần, theo trình độ nghề nghiệp, về bộ trí lao động để từ đó thực hiện quy hoạch lao động, lập kế hoạch lao động. Từ đó giúp cho việc lập dự toán chi phí nhân công, lập kế hoạch quỹ lƣơng và thuận lợi cho việc kiểm tra tình hình thực hiện các kế hoạch và các dự toán liên quan đến chi phí nhân công. Bộ phận tổ chức cán bộ dùng “Sổ danh sách lao động của doanh nghiệp” và “Sổ danh sách lao động của từng bộ phận trong doanh nghiệp” để theo dõi tình hình hiện có và sự biến động về lƣợng lao động theo từng loại lao động trong doanh nghiệp. Sổ này đƣợc phòng tổ chức cán bộ lập giao cho phòng kế toán. Khi có sự biến động về số lƣợng lao động, căn cứ vào các chứng từ tiếp nhận lao động, giấy thuyên chuyển công tác, quyết định nghỉ hƣu, quyết định cho thôi việcPhòng Tổ chức cán bộ ghi vào sổ và theo dõi. Số liệu trên sổ danh sách lao động đƣợc sử dụng để lập báo cáo lao động định kỳ và phân tích số lƣợng, cơ cấu lao động phục vụ cho quản lý lao động ở doanh nghiệp. 52 Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận sử dụng các bảng chấm công, các chứng từ nhƣ Phiếu báo làm thêm giờ, phiếu nghỉ hƣởng BHXHđể theo dõi thời gian làm việc của ngƣời lao động. Dựa trên cơ sở các Phiếu sản xuất thống kê tại các phân xƣởng sẽ tính lƣơng phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sau đó chuyển lên phòng kế toán công ty. Phòng kế toán tập hợp cùng với lƣơng của bộ phận quản lý để thực hiện phân bổ chi phí nhân công phù hợp với yêu cầu phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.  Thực trạng tổ chức phân loại chi phí và giá thành Việc phân loại chi phí và giá thành giúp cho doanh nghiệp có thể phân tích cũng nhƣ quản lý chi phí, giá thành một cách hiệu quả. Để khảo sát tình hình phân loại chi phí và giá thành trong các doanh nghiệp tác giả sử dụng câu hỏi “Chi phí sản xuất của doanh nghiệp đƣợc phân loại theo tiêu thức nào?” và “Giá thành sản phẩm phân loại theo tiêu thức nào?”. Kết quả khảo sát đƣợc thể hiện doanh nghiệp phân loại chi phí theo mục đích và công dụng cũng đồng thời phân loại chi phí theo yếu tố và không phân loại theo các cách phân loại khác trong KTQT. Khảo sát cụ thể tại các doanh nghiệp cho thấy: - Chi phí sản xuất: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: Xi măng, sắt thép, cát đá, nguyên vật liệu tự sản xuất, NVL phụ nhƣ mỡ, que hàn, bu lông, ốc vít, + Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lƣơng, các khoản phụ cấp, tiền ăn ca, tiền làm thêm giờ, các khoản trích theo lƣơng + Chi phí sản xuất chung bao gồm: Chi phí nhân viên ban điều hành công trƣờng, chi phí vật liệu, chi phí khấu hao, chi phí công tác phí, chi phí bảo dƣỡng sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp đƣợc phân chia theo yếu tố chi phí theo quy định nhƣ phí chuyển tiền, chi phí xăng dầu đi công tác, chi phí khấu hao TSCĐ, tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng bộ phận quản lý 53 Việc phân loại chi phí theo tiêu thức này chủ yếu thực hiện chức năng cung cấp thông tin quá khứ. Nó là cơ sở để tập hợp chi phí và tính giá thành theo phƣơng pháp truyền thống trong KTTC. Phân loại giá thành. Tại Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận nếu phân loại dựa vào phạm vi chi phí cấu thành sản phẩm thì giá thành đƣợc tính là giá thành sản xuất. Chi tiêu này bao gồm 3 khoản mục chi phí là CPNVL trực tiếp, CPNC trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Chỉ tiêu giá thành sản xuất là thông tin quá khứ, đƣợc xác định để tính giá vốn hàng bán, lợi nhuận từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra các doanh nghiệp còn phân loại giá thành theo thời điểm số liệu tính giá thành, bao gồm: Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. Chỉ tiêu giá thành định mức chƣa đƣợc xây dựng do các doanh nghiệp xây dựng các định mức chi phí chƣa đầy đủ.  Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm  Đối tượng kế toán CPSX và phương pháp kế toán CPSX Sản phẩm của Công ty Cổ phần Xây dựng Đồng Thuận gồm các nhóm sau: - Thi công xây dựng, sửa chữa Cầu, Đƣờng bộ. - Thi công xây dựng công trình Đê, Kè, Thủy điện - Thi công xây dựng công trình công nghiệp - Sản xuất kết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_cong_tac_ke_toan_quan_tri_tai_cong_ty_co_ph.pdf
Tài liệu liên quan