PHẦN MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NGưỜI HỌC LÁI XE . 7
1.1. Một số vấn đề lý luận chung về tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn
giao thông cho người học lái xe. 7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản. 7
1.1.2. Đặc điểm của tổ chức giáo pháp luật về an toàn giao thông cho người
học lái xe . 11
1.1.3. Mục đích của tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho
người học lái xe. 13
1.1.4. Vai trò của tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho người
học lái xe . 14
1.2. Hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho người
học lái xe . 17
1.2.1. Chủ thể thực hiện tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho
người học lái xe. 17
1.2.2. Nội dung giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho người học lái
xe . 19
1.2.3. Hình thức tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho người
học lái xe . 21
1.2.4. Phương pháp tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho
người học lái xe. 22
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật về an
toàn giao thông cho người học lái xe . 25
1.3.1. Đặc điểm của người học lái xe. 25
93 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/03/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho người học lái xe - Từ thực tiễn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng bộ
cho phù hợp với tình hình hiện tại của nƣớc mình Qua đây, ngƣời lái xe cần
phải nhận biết “Lái xe là loại hình hoạt động lao động kỹ thuật quyết định
sinh mạng con ngƣời” và “Là loại hình hoạt động có tiềm ẩn nguy cơ xảy ra
nhiều tai nạn giao thông đƣờng bộ”. Chính vì vậy ngƣời lái xe phải quyết tâm
29
thực hiện đúng quy định của pháp luật về giao thông và quyết tâm rèn luyện
thành ngƣời lái xe an toàn.
Ở Việt Nam, đào tạo lái xe ô tô là việc dạy các kỹ năng thực hành hay
kiến thức liên quan đến lĩnh vực lái xe ô tô, để ngƣời học lĩnh hội và nắm vững
những tri thức, kỹ năng lái xe ô tô một cách có hệ thống để chuẩn bị cho ngƣời
đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận một công việc nhất định.
Theo quan điểm của tác giả thì: “Đào tạo lái xe ô tô là hoạt động dạy và
học tại nơi quy định, các cơ sở dạy nghề, trung tâm đào tạo, nhằm trang bị
kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết cho ngƣời học lái xe ô tô để có thể
tham gia giao thông trên đƣờng một cách an toàn”.
Đào tạo lái xe ô tô khác với các loại hình dạy học đào tạo hàn lâm khác
ở những đặc điểm chủ yếu sau:
- Đào tạo lái xe ô tô là việc làm cần thiết, gắn chặt với cuộc sống hàng
ngày của con ngƣời vì bất cứ ai cũng phải lái xe tham gia giao thông để đi học,
đi làm mỗi ngày đặc biệt trong tình hình giao thông phức tạp nhƣ hiện nay.
- Mục tiêu của đào tạo lái xe ô tô là đào tạo để ngƣời học viên trở thành
ngƣời biết lái xe ô tô an toàn trên đƣờng trong mọi tình huống.
- Là hoạt động đào tạo nghề mang tính thực hành kỹ thuật cao, thời
gian học tập từ 2.5 đến 5.5 tháng nhƣng yêu cầu chất lƣợng đối với ngƣời học
sau khi sát hạch nhận bằng đòi hỏi rất cao.
- Giáo viên và học viên luôn hoạt động trong trạng thái căng thẳng,
nguy cơ rủi ro mất an toàn cao.
- Hình thức đào tạo lái xe rất phong phú và đa dạng, bao gồm các hạng
xe: A1, A2, A3, A4, B1, B2, C, D E, FB2, FC, FD
- Đối tƣợng học lái xe là ngƣời đã trƣởng thành, ngƣời lớn tuổi tùy
thuộc vào nhu cầu của mỗi ngƣời đặc biệt hiện nay ngƣời khuyết tật cũng
đƣợc học lai xe mô tô và ô tô. Bộ Giao thông vận tải đã có hƣớng dẫn cụ thể
đối với đối tƣợng này.
30
Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển dẫn đến các nhu cầu cá nhân
ngày càng gia tăng đặc biệt là nhu cầu đi lại. Việc đi lại đã trở nên dễ dàng
hơn rất nhiều do phƣơng tiện giao thông dễ mua hơn, việc có đƣợc một chiếc
giấy phép lái xe cũng dễ hơn do có nhiều cơ sở đào tạo lái xe tƣ nhân đƣợc
mở ra ở tất cả các tỉnh trong cả nƣớc. Chính vì vậy mà lƣợng ngƣời và
phƣơng tiện tham gia giao thông rất lớn dẫn đến tai nạn giao thông rất nhiều
và ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn là thƣờng xuyên. Vì vậy việc tổ chức
giáo dục pháp luật cho đối tƣợng học lái xe sẽ khắc phục đƣợc ý thức tham
gia giao thông của mỗi ngƣời.
1.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hệ thống phòng học chuyên môn
Bao gồm các phòng học lý thuyết và phòng học thực hành, bảo đảm số
lƣợng, tiêu chuẩn kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với quy mô đào
tạo theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô với lƣu lƣợng 500 học viên trở lên phải có ít
nhất 02 phòng học Pháp luật giao thông đƣờng bộ và 02 phòng học Kỹ thuật
lái xe; với lƣu lƣợng 1.000 học viên trở lên phải có ít nhất 03 phòng học Pháp
luật giao thông đƣờng bộ và 03 phòng học Kỹ thuật lái xe.
Phòng học Pháp luật giao thông đƣờng bộ: Có thiết bị nghe nhìn (màn
hình, máy chiếu), tranh vẽ hệ thống biển báo hiệu đƣờng bộ, sa hình.
Phòng học Cấu tạo và sửa chữa thông thƣờng: Có mô hình cắt bỏ động
cơ, hệ thống truyền lực; mô hình hệ thống điện; hình hoặc tranh vẽ sơ đồ mô
tả cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ, hệ thống truyền lực, hệ thống
treo, hệ thống phanh, hệ thống lái.
Phòng học Kỹ thuật lái xe: Có phƣơng tiện nghe nhìn phục vụ giảng
dạy (băng đĩa, đèn chiếu); có hình hoặc tranh vẽ mô tỏa các thao tác lái xe
cơ bản (điều chỉnh ghế lái, vị trí cầm vô lăng lái); có xe ô tô đƣợc kê kích
bảo đảm an toàn để tập số nguội, số nóng ( có thể bố trí ở nơi riêng biệt).
31
Phòng học Nghiệp vụ vận tải: Có hệ thống bảng, biểu phục vụ giảng
dạy nghiệp vụ chuyên môn về vận tải hàng hóa, hành khách; có các tranh vẽ
ký hiệu trên kiện hàng.
Phòng học Thực tập bảo dƣỡng sửa chữa: Có hệ thống thông gió và
chiếu sáng, bảo đảm các yêu cầu về an toàn, vệ sinh lao động; nền nhà không
rạn nứt, không trơn trƣợt; có trang bị đồ nghề chuyên dùng để bảo dƣỡng sửa
chữa; có tổng thành động cơ hoạt động tốt, hệ thống truyền động, hệ thống
lái, hệ thống điện; có bàn tháo lắp, bảng, bàn ghế cho giảng dạy, thực tập.
Phòng điều hành giảng dạy: Có bảng ghi chƣơng trình đào tạo, tiến độ đào
tạo năm học, bàn ghế và các trang thiết bị cần thiết cho cán bộ quản lý đào tạo.
- Xe tập lái
Có đủ xe tập lái các hạng tƣơng ứng với lƣu lƣợng đào tạo ghi trong
giấy phép đào tạo lái xe.
Thuộc sở hữu của cơ sở đào tạo lái xe. Có thể sử dụng xe hợp đồng thời
hạn từ 01 năm trở lên với số lƣợng không vƣợt quá 50% số xe sở hữu cùng
hạng tƣơng ứng của cơ sở đào tạo đối với xe tập lái các hạng B1, B2, C, D, E;
xe tập lái hạng FC có thể sử dụng xe hợp đồng với thời hạn và số lƣợng phù
hợp với nhu cầu đào tạo. Riêng xe hạng B1, B2 có số tự động đƣợc sử dụng
xe hợp đồng.
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có dịch vụ sát hạch lái xe đƣợc sử dụng ô tô
sát hạch để dạy lái với thời gian không quá 50% thời gian sử dụng xe vào mục
đích sát hạch.
Ô tô tải sử dụng để dạy lái xe các hạng B1, B2 phải có trọng tải từ
1.000 kg trở lên với số lƣợng không quá 30% tổng số xe tập lái cùng hạng của
cơ sở đào tạo.
Có giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng
phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ còn hiệu lực.
32
Có hệ thống phanh phụ bố trí bên ghế ngồi của giáo viên dạy thực hành
lái xe, kết cấu chắc chắn, thuận tiện, an toàn, bảo đảm hiệu quả phanh trong
quá trình sử dụng.
Thùng xe phải có mui che mƣa, nắng và ghế ngồi chắc chắn cho
ngƣời học.
Hai bên cánh cửa hoặc hai bên thành xe phải có tên cơ sở đào tạo, cơ
quan quản lý trực tiếp và số điện thoại liên lạc theo mẫu quy định tại Phụ lục I
kèm theo Nghị định này.
Xe ô tô phải có 02 biển “TẬP LÁI” theo mẫu quy định tại Phụ lục II
của Nghị định 65/2016/NĐ-CP. Đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép
xe tập lái khi đủ điều kiện theo quy định.
- Sân tập lái xe
Thuộc quyền sử dụng của cơ sở đào tạo lái xe; nếu thuê sân tập lái phải có
hợp đồng với thời hạn từ 05 năm trở lên và phải trong cùng mạng lƣới quy hoạch
cơ sở đào tạo lái xe ô tô.
Cơ sở đào tạo lái xe ô tô có lƣu lƣợng đào tạo 1.000 học viên trở lên
phải có ít nhất 02 sân tập lái xe theo quy định.
Sân tập lái xe ô tô phải có đủ hệ thống biển báo hiệu đƣờng bộ, đủ tình
huống các bài học theo nội dung chƣơng trình đào tạo; kích thƣớc các hình
tập lái phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ
giới đƣờng bộ đối với từng hạng xe tƣơng ứng.
Mặt sân có cao độ và hệ thống thoát nƣớc bảo đảm không bị ngập
nƣớc; bề mặt các làn đƣờng và hình tập lái đƣợc thảm nhựa hoặc bê tông xi
măng, có đủ vạch sơn kẻ đƣờng; hình các bài tập lái xe ô tô phải đƣợc bó vỉa.
Có nhà chờ, có ghế ngồi cho học viên học thực hành.
Diện tích tối thiểu của sân tập lái: Hạng B1 và B2 là 8.000 m2; hạng
B1, B2 và C là 10.000 m
2; hạng B1, B2, C, D, E và F là 14.000 m2.
- Có chương trình và giáo trình, giáo án theo quy định.
33
Nhƣ vậy để hình thành nên một hệ thống dạy và học thì điều kiện về cơ
sở vật chất luôn đóng vai trò quan trọng. Nếu không có thì sẽ không thể dạy
học. Vì vậy điều kiện này luôn luôn đƣợc quan tâm để thay thế, bổ sung kịp
thời đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời học.
1.3.3. Các yếu tố khác
- Kinh phí dành cho việc tổ chức giáo dục pháp luật là một điều kiện
bảo đảm vô cùng cần thiết. Thực tế cho thấy kinh phí dành cho hoạt động
PBGDPL quá hạn hẹp. Để việc PBGDPL đạt hiệu quả cao và đƣợc tiến hành
thông suốt thì cần có một nguồn kinh phí thích đáng. Các công tác nhƣ duy trì
hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức các
cuộc hội thảo, toạ đàm; biên soạn tài liệu, xây dựng chƣơng trình, đề án, kế
hooạch PBGDPL đều cần có kinh phí để thực hiện. Ngoài ra, sự hỗ trợ,
đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc cũng là
một phần quan trọng trong việc đáp ứng kinh phí cho công tác PBGDPL nói
chung và PBGDPL nói riêng.
- Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong PBGDPL cho thanh niên.
Các cơ quan, tổ chức cần có sự liên kết, phối hợp, giúp đỡ qua lại, ủng hộ cho
nhau trong quá trình thực hiện công tác. Có thể là giúp đỡ nhau về tài liệu, về
phƣơng tiện, về kinh phí... Thể hiện của những hình thức bảo đảm xã hội là sự
ủng hộ của các tổ chức xã hội, của dƣ luận xã hội đối với các chƣơng trình,
nội dung giáo dục. Bên cạnh đó, còn có bảo đảm về văn hóa thể hiện ở chỗ
truyền thống văn hóa của ngƣời Việt Nam luôn tôn trọng đạo lý, hiếu học, tôn
trọng pháp luật. Chính vì thế, thanh niên dựa trên nền tảng nét văn hóa này để
càng có động lực thúc đẩy việc học tập, hiểu biết về pháp luật, sống và làm
theo pháp luật. Những hình thức bảo đảm này đều góp phần nâng cao hiệu
quả cho công tác PBGDPL từ đó đáp ứng đƣợc mục tiêu đề ra.
34
Tiểu kết chƣơng 1
Tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho ngƣời lái xe là
một nhu cầu thiết thực, cấp bách nhằm đáp ứng tình trạng ùn tắc và giảm
thiểu tai nạn giao thông trong giai đoạn hiện nay. Thông qua việc tìm hiểu sơ
lƣợc về vấn đề nghiên cứu, các khái niệm cơ bản nhƣ: Khái niệm về đào tạo
lái xe, cơ sở đào tạo lái xe, hệ thống giấy phép lái xe ô tô, Khái niệm giáo dục
pháp luật, tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho ngƣời học lái
xe; mục đích, vai trò của giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho ngƣời
học lái xe. Đồng thời làm rõ chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật, nội dung tổ
chức giáo dục pháp luật, hình thức tổ chức giáo dục pháp luật, phƣơng pháp
tổ chức giáo dục pháp luật cho ngƣời học lái xe.
Trong giai đoạn hiện nay công tác tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn
giao thông cho ngƣời học lái xe cần có để đáp ứng nhu cầu của thời kỳ hội
nhập quốc tế. Những nội dung trên chính là nền tảng, cơ sở khoa học để tác
giả nghiên cứu thực trạng cũng nhƣ đề xuất các biện pháp tổ chức giáo dục
pháp luật về an toàn giao thông cho ngƣời học lái xe từ thực tiễn tỉnh Bắc
Ninh.
35
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG CHO NGƢỜI HỌC LÁI XE
Ở TỈNH BẮC NINH
2.1. Khái quát về các trƣờng đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh
2.1.1. Sự hình thành và phát triển các trường đào tạo lái xe ở Bắc Ninh
Tỉnh Bắc Ninh có diện tích 822,7 km2, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của thủ
đô Hà Nội, trong tam giác tăng trƣởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng
Ninh. Theo niên giám thống kê tháng 12/2018, dân số Bắc Ninh là 1.247.454
ngƣời, trong đó nam giới chiếm 49,2 %, nữ giới 50,8%. Tỉnh có 8 đơn vị hành
chính, bao gồm: Thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn và 6 huyện: Tiên Du,
Yên Phong, Thuận Thành, Quế Võ, Gia Bình và Lƣơng Tài với 126 đơn vị
hành chính cấp xã, trong đó có 94 xã, 26 phƣờng và 6 thị trấn.
Bắc Ninh là tỉnh có các đƣờng giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối
liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, thƣơng mại và văn hoá của miền Bắc.
Quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; đƣờng cao tốc Quốc lộ 18 nối
sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh -
Hải Dƣơng - Hải Phòng; trục đƣờng sắt xuyên Việt đi Lạng Sơn và Trung
Quốc. Mạng lƣới đƣờng thuỷ sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình chảy ra
biển Đông. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - văn hoá -
xã hội và giao lƣu với bên ngoài.
Sau hơn 20 năm tái lập, từ một tỉnh nông nghiệp thuần túy, đến nay Bắc
Ninh đã cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hƣớng hiện đại, với nhiều chỉ
tiêu kinh tế - xã hội đứng trong tốp đầu cả nƣớc. Kinh tế trong năm 2019 phát
triển toàn diện, tổng sản phẩm (GRDP) tăng nhẹ 1,1% với quy mô tiếp tục
36
duy trì vị trí thứ 7 toàn quốc, đạt 119.832 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010).
GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 6.163 USD, gấp 2,23 lần so với bình quân cả
nƣớc và đứng thứ 2 so với cả nƣớc. Thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 73,3
triệu đồng, đứng thứ 5 cả nƣớc.
Do Bắc Ninh là một tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển nên trình
độ văn hóa và dân trí tƣơng đối cao. Đây cũng là yếu tố mà nhu cầu về đời
sống và vật chất của con ngƣời ở đây cũng phát triển đặc biệt là nhu cầu đi lại
vì vậy mà các cơ sở đào tạo lái xe trong tỉnh thu hút đƣợc rất nhiều học viên
đến học và cũng sẽ dễ dàng tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông đến
tất cả mọi ngƣời.
Hiện nay cả nƣớc có 343 cơ sở đào tạo lái xe và 133 trung tâm sát hạch
lái xe. Những tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, tập trung đông
ngƣời, có trình độ dân trí cao và giao thông thuận lợi sẽ có nhiều cơ sở đào
tạo và sát hạch lái xe còn những tỉnh miền núi, xa xôi, giao thông đi lại khó
khăn, trình độ dân trí thấp thì có ít cơ sở đào tạo và sát hạch lái xe
Hoạt động đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trên cả nƣớc hiện nay
đáp ứng đƣợc nhu cầu học và thi lấy giấy phép lái xe của nhân dân. Tỉnh Bắc
Ninh từ khi thành lập chỉ có 2 cơ sở đào tạo lái xe, một là đơn vị của nhà
nƣớc và một là đơn vị của Bộ Quốc phòng với lƣu lƣợng trên 300 học viên.
Từ năm 2011 đơn vị đào tạo lái xe của Bộ quốc phòng đã điều chuyển về
Quân khu I. Việc sát hạch lái xe phải nhờ đến tỉnh khác đem lại sự bất tiện
trong đi lại đối với học viên vì học một nơi lại phải thi một nơi khác cộng với
nhu cầu học của nhân dân lớn nên tình trạng chờ xếp lớp là rất lâu, không đáp
ứng đƣợc nhu cầu xã hội. Sau khi có chủ trƣơng xã hội hóa công tác đào tạo
lái xe của nhà nƣớc nên tỉnh Bắc Ninh đã đồng ý cho các đơn vị đào tạo lái xe
ngoài công lập vào đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu học lái xe của nhân dân
trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Nhờ có điều kiện thuận lợi về tự nhiên, kinh tế ,
xã hội, đƣờng xá giao thông đến nay tỉnh Bắc Ninh đã có 7 cở sở đào tạo
37
lái xe ( có 01 cơ sở công lập, 06 cơ sở ngoài công lập) và 05 trung tâm sát
hạch lái xe (01 trung tâm sát hạch lái xe loại 3 của công lập, 04 trung tâm sát
hạch lái xe ngoài công lập) bao gồm:
- 07 cở sở đào tạo lái xe
+ Trung tâm đào tạo lái xe cơ giới đƣờng bộ Bắc Ninh
+ Trƣờng Trung cấp Âu Lạc
+ Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Bắc Hà
+ Trung tâm dạy nghề lái xe Đông Đô
+ Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Đô
+ Trƣờng Trung cấp Thuận Thành
+ Trung tâm dạy nghề và đào tạo lái xe – Trƣờng Đại học Kỹ thuật hậu
cần công an nhân dân.
- 05 Trung tâm sát hạch lái xe
+ Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đƣờng bộ Bắc Ninh
+ Trung tâm sát hạch lái xe Âu Lạc
+Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe Bắc Hà
+ Trung tâm sát hạch lái xe Thuận Thành
+ Trung tâm dạy nghề và sát hạch lái xe Đông Đô
Các đơn vị này là do Sở Giao thông vận tải Bắc Ninh quản lý nhà nƣớc
về hoạt động đào tạo, sát hạch lái xe.
Giai đoạn đầu khi thành lập các cơ sở đào tạo lái xe chỉ có lƣu lƣợng
300 đến 500 học viên nhƣng lúc nào số lƣợng ngƣời tham gia học cũng kín,
tình trạng chờ xếp lớp rất lâu có khi đến nửa năm mới đƣợc xếp lớp. Do nhu
cầu xã hội nên các đơn vị đào tạo đã dần dần đầu tƣ thêm cơ sở vật chất phù
hợp với khă năng của đơn vị nhằm phục vụ cho nhu cầu này. Tuy có những
lúc lƣu lƣợng ngƣời tham gia học giảm nhƣng cơ bản ngƣời dân không phải
chờ đợi lâu. Hiện nay tổng lƣu lƣợng đào tạo các đơn vị là trên 12 nghìn học
viên, đáp ứng đƣợc nhu cầu đào tạo lái xe trong tỉnh và các tỉnh lân cận.
38
Hệ thống cơ sở vật chất mà các cơ sở đào tạo lái xe đầu tƣ rất tốt đáp
ứng đƣợc việc học và thi lấy giấy phép lái xe nhƣ:
Thứ nhất các cơ sở đào tạo lái xe trên địa bàn tỉnh đã đào tạo đầy đủ các
hạng lái xe mô tô và ô tô phục vụ nhu cầu thiết yếu của con ngƣời.
Thứ hai hệ thống phòng học đƣợc trang bị thoáng mát, đầy đủ máy móc
thiết bị cho ngƣời học tham gia học tập.
Thứ ba cơ sở đào tạo lái xe không ngừng nâng cao chất lƣợng trình độ
đội ngũ giáo viên lý thuyết và thực hành để nâng cao chất lƣợng dạy và học
của nhà trƣờng.
Thứ tƣ hệ thống xe tập lái nhiều và tốt để ngƣời học lựa chọn học tập
Thứ năm hệ thống sân sát hạch và xe sát hạch mới và đƣợc đầu tƣ liên
tục phục vụ cho ngƣời học và thi để đạt kết quả tốt.
Thứ sáu do có nhiều cơ sở đào tạo lái xe nên việc học và thi lấy giấy
phép lái xe rất nhanh, đáp ứng nhu cầu của nhân dân là không phải chờ đợi
lâu.
Thứ bảy hệ thống cán bộ, nhân viên phục vụ tận tình giúp ngƣời học sau
khi học xong lại giới thiệu ngƣời khác đến học.
2.2. Thực tiễn tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho
ngƣời học lái xe ở tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. Chủ thể tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho
người học lái xe ở tỉnh Bắc Ninh
Tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho ngƣời học lái xe ở
Bắc Ninh nói riêng và ở Việt Nam nói chung hiện nay có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông. Trong thời
đại của nền kinh tế thị trƣờng mở cửa kéo theo sự thay đổi tất cả các lĩnh vực
đời sống, xã hội. Trong đó có sự gia tăng phƣơng tiện và lƣu lƣợng ngƣời
tham gia giao thông mà hiện nay vẫn cứ theo thói quen mạnh ai ngƣời ấy đi
dẫn đến việc ùn tắc giao thông đặc biệt ở các thành phố lớn vô cùng phức tạp,
39
tiếp theo đó là việc xảy ra tai nạn giao thông liên tục gây thiệt hại về ngƣời và
của cho gia đình, xã hội. Việc tổ chức GDPL về an toàn giao thông không chỉ
cho ngƣời học lái xe mà cho tất cả mọi ngƣời, mọi lứa tuổi là yêu cầu cấp
bách đặt ra cho các chủ thể thực hiện giáo dục pháp luật.
Mục tiêu của công tác tổ chức thực hiện GDPL về an toàn giao thông
cho ngƣời học lái xe hiện nay là nhằm trang bị cho ngƣời lái xe những kiến
thức cơ bản về pháp luật nhà nƣớc, nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật khi
tham gia giao thông. Thông qua hoạt động tổ chức GDPL để hình thành trong
họ nếp sống văn hóa tuân thủ pháp luật.
Thực hiện chỉ đạo của Đảng, đƣờng lối, chính sách pháp luật của Nhà
nƣớc vì vậy công tác tổ chức thực hiện GDPL về an toàn giao thông cho
ngƣời học lái xe đƣợc thực hiện thông qua bài giảng trong nhà trƣờng. Việc
học tập này đƣợc thể hiện thông qua môn học Pháp luật giao thông đƣờng bộ,
đạo đức ngƣời lái xe, phòng chống rƣợu bia khi tham gia giao thông. Nội
dung bài học rất đầy đủ tuy nhiên việc học tập theo giáo trình, giáo án lại trở
lên cứng nhắc khiến cho học viên khó tiếp thu. Mặt khác đây là chƣơng trình
đào tạo trình độ sơ cấp và là đào tạo đặc thù, học viên chỉ có hơn 10 ngày để
học hai môn học lý thuyết này sau đó là học thực hành ngoài sân bãi và trên
đƣờng nên các học viên chỉ tham gia học tập trong một thời gian ngắn do vậy
để tổ chức đƣợc môt buổi giáo dục pháp luật là rất khó khăn. Nếu muốn tổ
chức đƣợc thì bắt buộc phải lồng ghép cùng với chƣơng trình đào tạo nhƣng
nội dung sẽ sơ sài vì không đủ thời gian học. Hiện nay tại các trƣờng đào tạo
lái xe là chƣa có hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông
riêng cho ngƣời học lái xe.
Chủ thể làm công tác TCGDPL trong trƣờng đào tạo lái xe còn hạn chế
về trình độ do quy định về giảng dạy các môn học về lý thuyết lái xe chỉ cần
trình độ trung cấp chuyên ngành luật hoặc cơ khí cộng với số lƣợng giáo viên
dạy ít. Bên cạnh đó chủ thể quản lý công tác tổ chức giáo dục pháp luật ở các
40
trƣờng còn hạn chế, chƣa có kế hoạch hƣớng dẫn cụ thể cho các trƣờng. Đây
là điểm hạn chế trong việc tổ chức giáo dục pháp luật.
Hình 2.2.1 Tổng hợp số học viên đƣợc cấp giấy phép lái xe
( Nguồn Phòng Quản lý vận tải, phương tiện và người lái – Sở Giao thông
vận tải Bắc Ninh)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tình hình số ngƣời đƣợc cấp giấy phép lái xe
ô tô trong tỉnh trong năm năm từ 2015 đến 2019 tƣơng đối ổn định, chỉ có
năm 2019 là cao hơn do chuẩn bị có sự thay đổi về việc học và thi cấp giấy
phép lái xe trong năm 2020 và 2021.
Bên cạnh việc cấp giấy phép để đƣợc tham gia giao thông thì đi liền là
tình hình vi phạm luật giao thông. Các lỗi vi phạm chủ yếu đƣợc các cơ quan
chức năng trên địa bản tỉnh xử phạt nhƣ không đội mũ bảo hiểm đối với xe
mô tô, vi phạm nồng độ cồn, không có giấy phép lái xe, chạy quá tốc độ, đi và
chuyển hƣớng không đúng làn đƣờng, chở hàng quá tải Tình hình vi phạm
luật giao thông đƣờng bộ trong 5 năm trở lại đây cụ thể là:
năm
2015
năm
2016
năm
2017
năm
2018
năm
2019
cấp GPLX 18736 15577 17779 18640 21516
0
5000
10000
15000
20000
25000
41
Hình 2.2.2 Tình hình vi phạm pháp luật giao thông đƣờng bộ
(Nguồn Ban An toàn giao thông tỉnh Bắc Ninh)
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội hiện nay, trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh các phƣơng tiện giao thông ngày càng hiện đại, số lƣợng
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ ngày càng tăng lên, kéo theo đó là tình
trạng mất an toàn giao thông, tai nạn giao thông cũng nhƣ vi phạm pháp luật
giao thông đƣờng bộ ngày càng diễn biến phức tạp. Đã quá nhiều giải pháp để
giải quyết một vấn đề tai nạn và ùn tắc giao thông tuy nhiên cho đến nay chƣa
có một giải pháp đã đƣợc thực thi nào đem lại tính hiệu khả quan. Qua nghiên
cứu tình hình thực tế, thực trạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao
thông đƣờng bộ tại tỉnh Bắc Ninh những năm qua có sự thay đổi.
Năm 2015, 2016 tình hình vi phạm luật giao thông đƣờng bộ tăng
mạnh, nguyên chân chủ yếu là do:
Một là, phƣơng tiện giao thông và ngƣời tham gia giao thông tăng cao.
Đây là đặc thù của tỉnh Bắc Ninh một vùng đất có nhiều di tích đền và chùa
nổi tiếng nên trong dịp đầu năm sẽ có rất nhiều du khách đến.
Hai là, Bắc Ninh là tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn nhƣ Khu công
nghiệp Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành, Tiên Du nên lƣợng công nhân từ
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
năm 2015 năm 2016 năm 2017 năm 2018 năm 2019
vi phạm
vi phạm
42
nơi khác tập trung ở đây rất nhiều dẫn đến việc đi lại rất đông đặc biệt là giờ
cao điểm.
Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật chƣa cao, việc
tuyên truyền chƣa về đến tận các xã, thôn.
Bốn là, các tuyến đƣờng chính nhƣ quốc lộ 1A, 38, 18 là nơi tập trung
khu công nghiệp, xe cộ đi lại đông đúc, không có sự phân chia làn đƣờng đối
với từng phƣơng tiện dẫn đến việc phƣơng tiện chạy không đúng làn và
chuyển làn không đúng là nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao...
Năm 2017, 2018, 2019 tình hình vi phạm luật giao thông đƣờng bộ trên
địa bàn tỉnh đã giảm rõ rệt mặc dù lƣợng ngƣời tham gia giao thông tăng.
Nguyễn nhân chủ yếu là xuất phát từ những hạn chế của những năm trƣớc
nên tỉnh Bắc Ninh đã có một số giải pháp nhƣ:
Một là, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ATGT có chiều sâu
đó là tuyên truyền để mỗi ngƣời dân đều hiểu rằng luật giao thông là tiêu chí
của mỗi ngƣời.
Hai là, tăng cƣờng công tác tuần tra, kiểm soát của lực lƣợng Cảnh sát
giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông để kịp thời phát hiện và
xử lý các vi phạm trong hoạt động giao thông.
Ba là, sử dụng hệ thống giám sát, điều hành giao thông qua hình ảnh trên
các tuyến đƣờng quan trọng trên địa bàn tỉnh và xây dựng điểm đỗ xe đón, trả
khách tùy tiện gây ra mất trật tự an toàn giao thông
2.2.2. Hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật về an toàn giao thông
cho người học lái xe ở tỉnh Bắc Ninh
2.2.2.1. Tổ chức xây dựng chương trình học tập
Trong chƣơng trình đào tạo lái xe hiện nay học viên đƣợc học tập môn
Pháp luật giao thông đƣờng bộ, Đạo đức văn hóa giao thông và phòng, chống
tác hại của rƣợu, bia khi tham gia giao thông. Nhìn chung, nhà trƣờng đều hết
sức chú ý nâng cao chất lƣợng. Tuy nhiên tổ chức triển khai thực hiện chƣơng
43
trình gặp rất nhiều khó khăn, nhất là chƣa biên soạn đƣợc giáo trình riêng, đều
soạn giáo án chủ yếu dựa vào giáo trình của Bộ Giao thông vận tải ban hành
mà điều này lại phụ thuộc vào thời gian và phân bố chƣơng trình.
Chƣơng trình đào tạo lại tùy thuộc vào từng hạng xe mà phân bổ thời
gian và chƣơng trình dạy khác nhau. Cụ thể nhƣ sau:
- Đối với đào tạo lái xe hạng A1, A2, A3, A4
SỐ TT NỘI DUNG
ĐƠN
VỊ
TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng A1 Hạng A2
Hạng A3,
A4
1 Pháp luật giao thông đƣờng bộ giờ 8 16 28
- Đối với đào tạo lái xe ô tô hạng B1, B2, C
SỐ
TT
NỘI DUNG
ĐƠN VỊ
TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
Hạng B1
Hạng
B2
Hạng
C
Học xe
số tự
động
Học xe số
cơ khí
1 Pháp luật giao thông đƣờng bộ giờ 90 90 90 90
2
Đạo đức, văn hóa giao thông và
phòng, chống tác hại của rƣợu,
bia khi tham gia giao thông.
giờ 14 14 20 20
- Đối với đào tạo lái xe nâng hạng:
TT NỘI DUNG
ĐƠN
VỊ
TÍNH
HẠNG GIẤY PHÉP LÁI XE
B1 (số tự
động) lên
B1
B1 lên
B2
B2
lên C
C lên
D
D
lên
E
B2,
D,
E
lên
F
C,
D,
E
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_to_chuc_giao_duc_phap_luat_ve_an_toan_giao_thong_ch.pdf