Luận văn Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục bảng số liệu

Danh mục biểu đồ - sơ đồ

Danh mục bản đồ

MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài.1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.2

2.1. Mục đích nghiên cứu.2

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.2

3. Phạm vi nghiên cứu.2

3.1. Về không gian .2

3.2. Về thời gian.2

3.3. Về nội dung .2

4. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu chủ yếu .3

4.1. Quan điểm nghiên cứu .3

4.1.1. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ.3

4.1.2. Quan điểm hệ thống .3

4.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh.3

4.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái .4

4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững.4

4.2. Phương pháp nghiên cứu.4

4.2.1. Phương thu thập và xử lý tài liệu .4

4.2.2. Phương pháp thống kê toán học.4

4.2.3. Phương pháp bản đồ.5

4.2.4. Phương pháp dự báo.5

4.2.5. Phương pháp phân tích - tổng hợp .5

4.2.6. Phương pháp so sánh.5

4.2.7. Phương pháp khảo sát thực địa .6

pdf151 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức lãnh thổ trồng và chế biến cây chè tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyên B’Lao, cao nguyên Lâm Viên... của Lâm Đồng gần 100 năm qua. Phần lớn diện tích chè đều được trồng các giống chè Shan với kỹ thuật trồng hạt. Những năm gần đây, chất lượng vườn chè xuống rất thấp, giống bị thoái hóa dẫn đến năng suất thấp, hương vị chè không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho việc chế biến những sản phẩm chè cao cấp... Vì thế, từ năm 2000 Lâm Đồng đã chủ trương chuyển đổi giống chè cho vùng nguyên liệu và chủ trương đúng đắn này cùng với những giải pháp phù hợp thực tế đã được người trồng chè tích cực hưởng ứng tạo nên một phong trào chuyển đổi giống chè sôi nổi, rộng khắp ở các vùng chuyên canh chè trong tỉnh. Với sự chuyển giao tích cực của Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp & cây ăn quả Lâm Đồng; Trung tâm Khuyến nông; Trung tâm Nông nghiệp các huyện; do đó kỹ thuật sản xuất nhân giống chè cành, chè ghép tại Lâm Đồng là một trong những bước tiến bộ vượt bậc: - Việc sản xuất, nhân giống đã được chuyên môn hóa cao. Quy mô sản xuất lớn, tập trung; ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến, vật tư, thiết bị mới trong công tác nhân giống. - Kỹ thuật sản xuất được xây dựng thành quy trình chuẩn cho từng giống chè; chuyển giao, phổ biến rộng rãi ra sản xuất. - Người sản xuất giống được huấn luyện thành những nhà thực hành kỹ thuật thành thạo, chuyên nghiệp. - Cây giống sản xuất ra có chất lượng cao, số lượng đáp ứng kịp thời tốc độ chuyển đổi giống tại địa phương, cây giống không chỉ cung cấp trồng mới ở Lâm Đồng mà còn cung cấp cho nhiều vùng chè khác trong cả nước. 56 Hiện nay, tỉnh Lâm đồng đang xây dựng dự án Quy hoạch vùng chè chất lượng cao theo hướng công nghệ cao giai đoạn 2005-2010 và 2010-2020 (giống chất lượng cao, kỹ thuật canh tác cao, chất lượng sản phẩm cao, giá chè bán cao) trên địa bàn Bảo Lâm – Bảo Lộc – Di Linh và TP. Đà Lạt với quy mô 4.000-5.000 ha, theo phương thức vừa nâng cấp nông dân và Doanh nghiệp vừa tạo cơ chế chính sách thu hút đầu tư, với mục tiêu giống chè cao sản năng suất đạt 26-28 tấn/ha, giống chè chất lượng cao đạt 16- 18 tấn/ha. Đây là một trong những định hướng góp phần cho ngành chè Lâm Đồng phát triển bền vững. Trong khoảng 5 năm qua, Lâm Đồng đã chuyển đổi được gần 10.000 ha, từ giống chè hạt truyền thống sang giống chè cao sản và chè chất lượng cao. Ông Lê Văn Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bảo Lâm, cho biết, khi chương trình vừa triển khai, nông dân rất e ngại vì để chuyển đổi 1 ha chè hạt sang chè cao sản phải đầu tư gần 35 triệu đồng, giá chè lúc đó lại thấp. Để khuyến khích nông dân, địa phương đã trồng thí điểm 3 mô hình chè cao sản, hướng dẫn kỹ thuật trồng và hỗ trợ 80% tiền giống cho các hộ gia đình nghèo để chuyển đổi. Năng suất chè cao sản đạt 18-20 tấn/ha, cao gấp 3 lần, giá chè búp tươi cũng cao hơn từ 700-1.000 đồng/kg so với giống chè hạt. Để có nguồn giống tốt cho việc chuyển đổi chất lượng vùng chè, tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao những giống chè mới phù hợp với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và trình độ sản xuất chè của địa phương. TTNCTN chè Lâm Đồng (nay là Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao Chè và Giống cây ăn quả Lâm Đồng) đã tạo sự đột phá khi nghiên cứu, lai ghép và khảo nghiệm thành công những giống chè mới trồng bằng cành (giâm hom chứ không trồng bằng hạt như trước) như: LĐ 97, TB 14...và đặc biệt là giống chè cành ghép từ gốc chè Shan (trồng bằng hạt) với cành của nhiều loại chè cao cấp khác. Ngoài ra, các doanh nghiệp nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan và Nhật Bản) đưa vào Lâm Đồng những giống chè nổi tiếng như: Kim Tuyên, Tứ Qúy, Thúy Ngọc, Ô Long, Yabukita. 57 Không chỉ trợ vốn, hằng năm Lâm Đồng mở lớp chuyển giao kỹ thuật trồng chè giống mới miễn phí cho người trồng chè; từ đó không những nâng cao trình độ sản xuất cho người trồng chè mà còn tác động lớn vào nhận thức của nhiều cộng đồng dân cư cho công cuộc chuyển đổi mang tầm chiến lược với một quy mô lớn như thế này. Ở Lâm Đồng hiện nay không chỉ đơn thuần là " kỹ thuật trồng chè" mà nhiều nơi đã nâng lên thành "công nghệ trồng chè " với một quy trình khép kín từ khâu làm đất, trồng, chăm sóc, quản lý các dư lượng có hại trong cây chè đến thu hoạch, bảo quản. Hiện nay, từ vùng chè cầu Đất trên cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt) đến các vùng chuyên canh chè trên cao nguyên Di Linh và nhiều hơn nữa là cao nguyên B’Lao (Bảo Lộc - Bảo Lâm), chúng ta có thể dễ dàng thấy những vườn chè giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng thì chỉ sau một thời gian hơn 3 năm tập trung chuyển đổi giống mới, đến đầu tháng 8/ 2004, diện tích chè cành cao sản và chè chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã lên đến con số hơn 5.500 ha, chiếm 22% tổng diện tích chè hiện có ở Lâm Đồng. Sự tăng nhanh về diện tích chè giống mới cũng tỉ lệ thuận với con số tăng năng suất chè bình quân của cả tỉnh từ 55 tạ búp tươi/ ha (năm 1999) lên 70,2 tạ/ ha (năm 2003), hiện nay đạt hơn 85ta/ha, trong đó riêng năng suất chè cành đạt bình quân 200 tạ/ ha; nâng nhanh chất lượng vùng nguyên liệu để có được nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn chế biến được những sản phẩm chè ÔLong cao cấp xuất khẩu với giá bán ngày càng cao. Một kết quả lớn khác có tính đột phá trong "cuộc cách mạng xanh" này đó là sự thay đổi về kỹ thuật trồng và thu hoạch chè. Tất cả diện tích chè cao cấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được canh tác theo "quy trình sạch". Đối với người trồng chè ở Lâm Đồng thì việc áp dụng quy trình sản xuất chè sạch không quá khó. Vì thế mà quy trình này đang được nhân rộng ở nhiều vùng chuyên canh chè của Lâm Đồng, đặc biệt nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh cũng đã thực hiện tốt quy trình này trên diện tích chè của gia 58 đình. "Cuộc cách mạng xanh" này không những tạo ra được những sản phẩm chè an toàn, cao cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước mà còn nâng cao trình độ sản xuất và thu nhập cho người trồng chè, góp phần gìn giữ môi trường sinh thái, đảm bảo việc phát triển bền vững cho ngành chè. Hiện nay, Lâm Đồng đang tập trung triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao. Tỉnh tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho việc chuyển đổi giống chè, khảo nghiệm và chọn thêm các giống chè mới như: Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, nghiên cứu và triển khai nhanh phương thức canh tác hữu cơ bền vững, chú trọng việc ứng dụng chương trình IPM trên chè với mục tiêu sẽ trở thành vùng nguyên liệu chè an toàn, chè hữu cơ cao cấp lớn nhất trong cả nước. 2.3.2.6. Cơ cấu giống chè Trong hơn 20 năm qua Lâm đồng ngày càng có nhiều thêm những giống chè mới không chỉ cho năng suất cao mà chất lượng cũng đặc biệt. Một số giống được du nhập từ Đài Loan, Trung quốc sang, một số giống do các nhà khoa học lai tạo thành công. • Giống chè trong nước Diện tích chè thường đạt khoảng 14.692 ha chiếm 63% diện tích chè toàn Tỉnh, điển hình một số giống: - Chè trung du lá nhỏ: Lá nhỏ dày, nhiều gợn sóng, năng suất, chất lượng thấp, không ổn định, trồng từ hạt. - Chè trung du lá lớn: lá to trung bình, cho năng suất, chất lượng cao hơn loại lá nhỏ. - Giống chè Shan TB 14 là giống chè Shan Trấn Ninh được tuyển tại B’Lao - Bảo Lộc. Giống chè này cho năng suất từ 18 đến 20 tấn/ha/năm. Chất lượng chè Shan TB14 rất tốt, phù hợp cho chế biến chè xanh, chè hương nội tiêu và cả chè đen. - Giống chè LĐ97 do TTNCTNC Lâm Đồng chọn lọc từ năm 1993 đến 1997. Giống này có khả năng kháng bệnh tốt, ít kén đất, thâm canh tốt. Năng suất 18 đến 59 20 tấn/ha. Chè LĐ97 chế biến chè hương sẽ tạo ra hương vị đặc trưng rất riêng và thơm ngon. - Giống chè LĐP1 và LĐP2 là giống chè lai do Viện nghiên cứu chè chọn tạo và di thực vào Lâm Đồng năm 1996. Các giống này cũng cho năng suất cao và hương vị thơm ngon của Đại Bạch Chè vì vậy có thể chế biến ra những loại chè có hương vị ngon. - Giống chè 1A cho năng suất búp cao, chất lượng tốt nhưng từ trước tới nay chỉ dùng để chế biến chè đen, do đó công nghệ chế biến chè xanh chưa được nghiên cứu cụ thể để có quy trình ổn định, thúc đẩy sự phát triển của giống này. • Các giống chè nhập ngoại Diện tích nhập nội chủ yếu là chè cành cao sản và chè chất lượng cao đạt khoảng 8.650 ha chiếm 37% diện tích chè toàn Tỉnh (trong đó chè chất lượng cao khoảng 1.950 ha-22,5%), điển hình một số giống chè chất lượng cao: - Giống chè Kim Tuyên được nhập từ Đài Loan, đã được đưa vào Lâm Đồng từ năm 1993. Năng suất cây chè 5 tuổi tại Lâm Đồng đạt 10,5 tấn búp/ha, năng suất chè từ tuổi thứ 7 đạt từ 16 – 17 tấn/ha trở lên và đã được công nhận là giống chủ lực, hiện được trồng nhiều nhất (khoảng 500 – 550ha). - Giống chè Thuý Ngọc được nhập từ Đài Loan, đã được công nhận là giống chè chất lượng cao ở Lâm Đồng. Năng suất cây chè 5 tuổi tại Lâm Đồng năng suất đạt 9,5 tấn/ha, năng suất từ tuổi thứ 7 đạt từ 11 – 13 tấn/ha trở lên. Chất lượng được đánh giá là cao hơn giống Kim Tuyên, nhưng năng suất thấp hơn (khoảng 450- 500ha). Giống Tứ Qúy Là giống chè quốc gia của Đài Loan, đã được công nhận là giống chè chất lượng cao ở Lâm Đồng. Chất lượng rất tốt, hiện đang được phát triển mạnh, năng suất từ tuổi thứ 7 đạt từ 9 – 10 tấn/ha trở lên (khoảng 400-450ha). Giống chè Ô Long có 3 giống: Ô long lá nhỏ, Ô Long Thanh Tâm, Ô Long Hồng Tâm, cũng là giống quốc gia của Đài Loan, có chất lượng rất tốt, năng suất tương đương với giống Tứ Quý (khoảng 300-350ha). 60 2.3.2.7. Phân bố (vùng tập trung) chè tỉnh Lâm Đồng Diện tích chè tập trung 95% tại thị xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh, khoảng 5% diện tích phát triển ở Cầu Đất - Đà Lạt, Lâm Hà, Đức Trọng và các huyện khác. 61 Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh Bản đồ 2. PHÂN BỐ CHÈ TỈNH LÂM ĐỒNG 62 Hiện nay, nhìn chung chè được trồng hầu hết các thành phố và các huyện của tỉnh (trừ Cát Tiên), vùng chè phân bố diện tích và sản lượng đều tập trung tại thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, trong đó huyện Bảo Lâm luôn luôn là huyện dẫn đầu cả tỉnh về 2 chỉ số. Bảng 2.8. Diện tích trồng chè phân theo huyện, thành phố tỉnh Lâm Đồng (Ha) Năm 2000 2002 2004 2006 2008 2009 2010 2011 Tổng số Hành chính 21.606 24.706 25.447 26.553 24.083 23.900 23.557 23.342 Đà Lạt 269 265 306 452 498 511 508 524 Bảo Lộc 8.755 9.429 9.452 9.544 8.713 8.475 8.208 7.995 Đam Rông - - - - - - 7 7 7 7 7 Lạc Dương - - - - 5 5 5 5 Lâm Hà 433 652 728 706 363 356 369 365 Đơn Dương - - - - - - - 24 Đức Trọng 128 142 141 124 69 76 74 74 Di Linh 913 1.914 2.015 2.015 1.019 983 886 886 Bảo Lâm 11.060 12.174 12.576 13.478 13.188 13.255 13.246 13.267 Đạ Huoai 33 62 72 72 97 112 134 173 Đạ Tẻh 15 68 157 155 124 120 120 122 Cát Tiên - - - - - - - - Nguồn: Tổng cục thống kê tỉnh Lâm Đồng Vùng chè chất lượng cao được tỉnh quy hoạch tại Đà Lạt, Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh. Thực hiện quy hoạch này, diện tích chè cành cao sản và chè chất lượng cao đạt khoảng 8.650 ha chiếm 37,06% diện tích chè toàn tỉnh (trong đó chè chất lượng cao khoảng 1.950 ha, chè cành cao sản khoảng 6.700 ha). 63 Bảng 2.9. Năng suất trồng chè thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (tấn/ha) Năm 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉnh 5.79 5.46 5.53 5.96 6.34 6.42 7.10 7.43 7.18 8.66 8.66 Bảo Lộc 6.26 6.50 5.90 6.77 6.62 7.41 7.53 8.54 7.17 8.86 8.74 Bảo Lâm 5.79 5.38 5.95 5.94 6.54 5.97 7.11 7.00 7.34 8.89 8.92 Nguồn: Tác giả tính toán • Huyện Bảo Lâm Bản Lâm có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây chè. Trong giai đoạn 2000-2011, huyện luôn dẫn đầu các huyện trong tỉnh về diện tích và sản lượng chè. Năm 2000 chiếm 51,2% diện tích và 51,1% sản lượng của toàn tỉnh nhưng đến năm 2011 lần lượt là 56,8% và 58,5%. Về diện tích: nhìn chung trong giai đoạn 2000-2011 đã tăng 2.207ha (tăng 120% nhưng không liên tục. Sự biến động diện tích này phù hợp với thời kì huyện trồng mới, đốn cũ và thử nghiệm các giống cao sản có chất lượng cao. Về sản lượng: trong giai đoạn 2000-2011 đã tăng 54.301 tấn (tăng 184,8% ) nhưng cũng bị biến động theo sự biến động của diện tích [Phụ lục 10]. Về năng suất: trong giai đoạn 2000-2011 tăng 3,13 tấn/ha, trung bình mỗi năm tăng 2,6 tạ/ha. Tăng rất nhanh trong giai đoạn 2008-2011 tăng 1,92 tấn/ha, trung bình mỗi năm tăng 6,4 tạ/ha. Từ năm 2000-2008 thì năng suất của Bạo Lâm thấp hơn Bảo Lộc nhưng từ 2009-2011 thì ngược lại [Bảng 2.9]. Điều này chứng tỏ rằng số diện tích trồng giống cao sản đã cho thu hoạch ở Bảo Lâm nhiều hơn Bảo Lộc. Huyện Bảo Lâm hiện đang là địa phương có diện tích chè sản xuất theo công nghệ cao lớn nhất tỉnh, với 1.450 ha chè chất lượng cao và 700 ha chè cành cao sản, do 19 doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng như các hộ nông dân có kỹ thuật, vốn, lao động đầu tư đã tạo được bước đột phá khởi đầu cho nghề trồng chè cao sản địa phương. Việc liên kết sản xuất chè chất lượng cao từ khâu trồng tới thu hoạch, thu mua, chế biến và xuất khẩu giữa các Công ty và nông dân đã khẳng định tính hiệu quả của mối quan hệ doanh nghiệp - nông dân trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Bảo Lâm. 64 • Thành phố Bảo Lộc Bảo Lộc đứng thứ hai trong tỉnh Lâm Đồng về diện tích và sản lượng chè, sau huyện Bảo Lâm. Về diện tích: Nhìn chung trong giai đoạn 2000-2011 đã giảm 1.434 ha (giảm 84,8%), nhưng có sự biến động mạnh do một phần những diện tích không phù hợp bị phá bỏ, một là do quá trình đô thị mở rộng thêm diện tích nhà ở, công xưởng, công ti và các công trình công cộng. Về sản lượng: Nhìn chung trong giai đoạn 2000-2011 đã tăng 15.083 tấn (tăng 127,5%), nhưng không ổn định do biến động chung về diện tích. Sản lượng tăng một phần do chuyển đổi giống mới, giống cao sản [Phụ lục 10]. Về năng suất: Nhìn chung giai đoạn 2000-2008, Bảo Lộc có năng suất cao hơn Bảo Lâm nhưng giai đoạn 2008-2011 thì lại thấp hơn, vì chủ yếu diện tích cho thu hoạch trên khu vực thử nghiệm giống mới ở Bảo Lộc chưa nhiều [Bảng 2.9]. Bảo Lộc có trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm chè là nơi chuyên nghiên cứu lai tạo giống mới cho năng suất và phẩm chất cao và gây giống để cung ứng cho địa bàn thành phố và toàn tỉnh. Ngoài Bảo Lâm và Bảo Lộc, diện tích và sản lượng chè ở TP. Đà Lạt và các huyện khác không đáng kể, chỉ chiếm 8,9% diện tích và 6,9% sản lượng (năm 2011). Hiện nay, khả năng mở rộng diện tích chè của tỉnh còn rất lớn. Các huyện Đơn Dương, Đạ Huoai, Đạ Tẻh được tỉnh đưa vào quy hoạch thử nghiệm các giống chè mới trong những năm tới. 2.3.2.8. Hiệu quả của trồng và chế biến chè • Hiệu quả kinh tế Cây chè là cây công nghiệp có vai trò quan trọng đối với người dân Lâm Đồng, đặc biệt là ở Bảo Lộc và Bảo Lâm, thu nhập chính của người dân là từ cây chè. Từ năm 1995 trở về trước giống chè chủ yếu là giống chè Trung du, chè lai tạp trồng bằng hạt. Từ năm 1997, các đề tài nghiên cứu khoa học về giống chè, các kỹ 65 thuật mới trong nhân giống chè cành thành công và ứng dụng vào sản xuất, chuyển giao mạnh cho nông dân trở thành phong chèo đổi giống mới với tốc độ nhanh. Hiện nay cây chè giống mới đã chiếm 36% diện tích chè của toàn tỉnh; doanh thu từ chè chất lượng cao đã đạt từ 200-250 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận đạt từ 70- 90 triệu đồng/ha/năm - cao gấp 10 lần so với sản xuất các giống chè hạt truyền thống. Năm 2011 diện tích chè toàn tỉnh khoảng 23.342ha, năng suất 87 tạ/ha, thu nhập trung bình từ 200-250 triệu đồng/ha/năm, các giống chè theo tiêu chuẩn GAP thu nhập cao trên 280 triệu đồng/ha/năm. Diện tích chè cành cao sản khoảng 6.700 ha, trồng bằng các giống: TB14, LĐ 97, LĐ1 đều cho năng suất cao, trung bình 18-20 tấn/ha. Ở những vườn đầu tư thâm canh đảm bảo quy trình kỹ thuật năng suất đạt năng suất 24-25 tấn/ha/năm, doanh thu hơn 50 triệu đồng/ha/năm. Diện tích chè chất lượng cao khoảng 1.950 ha, trồng bằng các giống: Kim Tuyên, Tứ Quý, Thúy Ngọc, Ôlong của các công ty TNHH vốn đầu tư nước ngoài và trang trại; Họ chú trọng canh tác, thâm canh cao, năng suất 12 -14 tấn/ha, theo giá bán năm 2006 là 16.000 - 17.000 đồng/kg chè búp tươi thì doanh thu đạt 200 - 250 triệu đồng/ha/năm. Ở các doanh nghiệp trồng chè chất lượng cao có phương pháp quản lý tốt, tổ chức sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu trồng nguyên liệu đến chế biến và chủ động thị trường tiêu thụ do đó hiệu quả rất cao. Thu nhập ổn định của người lao động trong các doanh nghiệp là 3-5 triệu đồng/tháng/người, còn các hộ gia đình cũng từ 2-4 triệu đồng/tháng/người. So với các cây công nghiệp khác thì cây chè có mức thu nhập tương đối cao. Cao hơn nhiều so với mức thu nhập bình quân đầu người trên toàn tỉnh (khoảng 1,6 triệu đồng/tháng). Tuy vậy, đại đa số diện tích chè hạt của nông dân quản lý vẫn còn năng suất, chất lượng thấp. Trên 30% diện tích chè đã quá chu kỳ kinh doanh, già cỗi, chế độ chăm sóc phục hồi, cải tạo đất không được chú trọng nên mật độ cây sống thấp, có nơi chỉ còn 50 - 60% mật độ ban đầu, độ che phủ kém nên năng suất thu hoạch chỉ đạt 5-6 tấn/ha/năm, thu nhập dưới 10 -12 triệu đồng/ha/năm. 66 • Hiệu quả xã hội Trồng chè cần nhiều lao động thường xuyên - khoảng 250 công/ha chè thường và khoảng 115 công/ha chè cao sản chất lượng cao. Chính vì vậy, phát triển trồng chè có ý nghĩa rất lớn đối với nhu cầu giải quyết việc làm cho nhân dân địa phương. Tỉ lệ hộ nghèo và cận nghèo đã được giảm đáng kể, đời sống của đồng bào dân tộc đã được cải thiện. Giai đoạn 2005-2010, Lâm Đồng còn khoảng 18%, giảm tới 32% so với giai đoạn 2001 – 2005. Theo số liệu báo cáo của sở lao động thương binh và xã hội Lâm Đồng, năm 2011, nhờ thực hiện đề án giảm nghèo nhanh và bền vững một cách tích cực, đến nay, tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh chỉ còn 4,97% và tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn 14,81%, góp phần đưa Lâm Đồng trở thành tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất khu vực Tây Nguyên. Thông qua chương trình chuyển đổi giống cây trồng, kiến thức và kĩ năng sản xuất của người dân được nâng lên. Qua các đợt tập huấn và chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất làm người dân nhận thức được rõ ràng hơn về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp bền vững và nông nghiệp hàng hoá từ đó nâng cao năng suất cây chè, năng động hơn trong đầu tư sản xuất, tự động chuyển đổi giống cây chè một cách hiệu quả hơn. Các mô hình sản xuất chè đạt hiệu quả cao ngày càng được nhân rộng và có tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong tất cả các thành phần kinh tế. • Hiệu quả môi trường Thông qua chương trình chuyển đổi giống cây trồng, đặc biệt là mô hình sản xuất chè chất lượng cao, áp dụng mô hình theo tiêu chuẩn GAP. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm, việc sử dụng đất, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo: an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt, là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc 67 sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hoá chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng ruộng đến khi sử dụng. Việc trồng chè theo hàng lối song song với độ dốc của núi làm hạn chế xói mòn đất giữ được độ phì đất, tăng độ ẩm cho đất. Trên những đồi chè thường trồng xen kẽ những cây gỗ để che nắng tạo bóng dâm cho chè tạo nên cảnh quan sinh thái cho vùng. Việc chuyển đổi những vùng không phù hợp cho trồng cà phê sang trồng chè trên vùng đất dốc, già cỗi sang trồng chè hay chuyển từ vùng đất không phù hợp cho trồng chè sang cho lâm nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái của địa phương. 2.3.3. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè Các sản phẩm chè của Lâm Đồng đã chiếm vị trí ngày càng quan trọng trên thị trường trong ngoài nước từ nhiều năm qua. Trồng và chế biến chè là một nghề truyền thống ở Lâm Đồng, đặc biệt là ở Đà Lạt và Bảo Lộc. Chính vì vậy, nó đã thu hút rất nhiều thành phần kinh tế tham gia. 2.3.3.1. Hệ thống cơ sở chế biến công nghiệp [Phụ lục 11,12] 68 Bản đồ 3. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ MỘT SỐ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG Tác giả: Nguyễn Đức Hạnh 69 Hiện nay, toàn Tỉnh có 47 doanh nghiệp hoạt động chế biến và kinh doanh chè, phân bố không gian các nhà máy chế biến không cân đối với vùng nguyên liệu. Chủ yếu tập trung ở Bảo Lộc và dọc theo quốc lộ 20, trong khi đó vùng nguyên liệu chè Bảo lâm chiếm trên 50% diện tích và sản lượng cả tỉnh nhưng năng lực chế biến 20.000-25.000 tấn chiếm 22-25% so với năng lực sản xuất nguyên liệu của huyện. • Doanh nghiệp quốc doanh Hiện nay toàn tỉnh chỉ còn 8 doanh nghiệp quốc doanh đang hoạt động, được thành lập sau ngày giải phóng trên cơ sở tiếp quản một số đồn điền, nhà máy cũ và đầu tư xây dựng mới. Quản lý khoảng 1.650 ha (chiếm 6,5% tổng diện tích) tạo ra 9% sản lượng chè búp tươi. Hàng năm các công ty này có thể chế biến được từ 6.000-7.500 tấn thành phẩm, tương ứng với 30.000-35.000 tấn chè búp tươi, đạt 50% công suất thiết kế. Công nghệ chế biến chủ yếu là chế biến chè đen OTD và khoảng 15% chè xanh, chỉ duy hất có Công ty cổ phần chè Minh Rồng đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến chè đen CTC có khả năng khai thác tốt thị trường xuất khẩu và đang có kế hoạch đầu tư sản xuất với quy mô lớn trong những năm tới. Dưới đây là một số Công Ti Cổ Phần chè: Công Ti Cổ Phần chè Cầu Đất - Đà Lạt: Chuyên sản xuất chè xanh, đen, ÔLong. Được thành lập từ năm 1927, trải qua nhiều thay đổi, từ năm 2005 chính thức mang tên là Công ty cổ phần chè Cầu Đất – Đà Lạt, nằm cách trung tâm thành phố du lịch Đà Lạt 22 km về phía Đông nam, với độ cao 1650m so mặt biển, sương mù bao phủ và khí hậu quanh năm mát mẻ, Cầu Đất được xem là nơi khai sinh ra vùng chè Lâm Đồng. Thiên nhiên ưu đãi đã tạo nên những sản phẩm đặc trưng riêng mà hiếm nơi nào có được. Quản lí tổng diện tích 2000ha với 230 ha chè chất lượng cao đã tạo nên vùng nguyên liệu tốt nhất phục vụ cho sản xuất chè đen OTD nổi tiếng, chè Ôlong cao cấp và chè xanh đặc sản cung cấp cho thị trường xuất khẩu và nội địa 350 – 400 tấn/năm. Công suất nhà máy thiết kế 2000 tấn/năm. Sản lượng chè khô năm 2010 đạt 258 tấn/ha. 70 Công Ty Cổ Phần chè Minh Rồng: Chuyên trồng, chế biến, kinh doanh các loại sản phẩm chè có chất lượng cao: Chè đen OTD, CTC, chè Ôlong, chè túi lọc cao cấp, chè xanh các loại. Ngoài ra Công ty còn kinh doanh các loại vật tư nông nghiệp, phân bón, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh nhà, nhập khẩu máy móc thiết bị. Hiện Công ty đang sở hữu vườn chè có diện tích 2000ha trong đó có 450 ha chè năng suất cao, đa dạng về giống như: TB14, LDP, PH, Shan, chè Ôlong, Tứ quý, Thuý ngọc...Vườn chè nằm ở Huyện Bảo Lâm - Lâm Đồng, có thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp cho phát triển chè chất lượng cao. Công ty có nhà máy chế biến với hệ thống thiết bị máy móc đa dạng, đồng bộ hiện đại của Ấn Độ, Công suất chế biến 5.000 tấn sản phẩm chè các loại/năm. Công Ty Cổ Phần chè Rồng Vàng: Được chính thức thành lập từ năm 1995, với một dây chuyền sản xuất chè xanh, hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường, Công ty cổ phần trà Rồng vàng chuyên sản xuất các loại sản phẩm chè xanh và chè xanh ướp hương từ nguồn hương liệu thiên nhiên. Với tổng diện tích 2449ha chè và xưởng chế biến công suất 700 tấn chè xanh/năm. Sản lượng chè khô năm 2010 đạt 283 tấn. Công Ty Cổ Phần chè Di Linh: Nằm trên địa bàn Huyện Di Linh, cây chè được phát triển từ năm 1956 đến nay vẫn có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của Huyện. Công ty được thành lập từ năm 1976 trên cơ sở tiếp quản các đơn vị xây dựng từ trước năm 1975 và chính thức trở thành Công ty cổ phần chè cà phê Di Linh từ tháng 11/2005. Công ty hiện có 17.820 ha chè trong đó có 35 ha chè Ôlong, . Công ty có Xưởng chế biến chè Ôlong, công suất 200 tấn/năm, Xưởng chế biến chè xanh công suất 1000 tấn/năm và xưởng chế biến chè đen OTD công suất 1000 tấn/năm. Công ty Cổ Phần chè Lâm Đồng: thành lập từ năm 1975, trên cơ sở kế thừa các đơn vị sản xuất chế biến chè có từ trước năm 1975 và tiếp tục phát triển mở rộng trên vùng cao nguyên Nam Trung Bộ Việt Nam, chuyên về trồng, chế biến và 71 kinh doanh các loại chè. Là một trong số ít công ty ở Việt nam có lợi thế trong sản xuất chè vì có được điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp, đồng thời nằm trên địa bàn có vùng chè tập trung lớn nhất Việt nam với diện tích chè lên đến 25.000 ha, chiếm ¼ diện tích chè cả nước. Công ty hiện sở hữu 8 nhà máy chế biến chè, gồm 7 nhà máy sản xuất chè đen, trong đó có hai dây chuyên sản xuất chè xa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_3286685399_9014_1869279.pdf
Tài liệu liên quan