Luận văn Tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

MỞ ĐẦU .1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BẢO HIỂM

Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN CẤP TỈNH .6

1.1. Khái quát chung về Bảo hiểm y tế và pháp luật BHYT .6

1.1.1. Khái niệm Bảo hiểm y tế .6

1.1.2. Vai trò của Bảo hiểm y tế .10

1.1.3 Nội dung pháp luật về BHYT:.12

1.2. Tổ chức thực hiện Luật Bảo hiểm y tế .14

1.2.1. Khái niệm, đặc điểm.14

1.2.2. Yêu cầu, nguyên tắc tổ chức thực hiện Luật BHYT .17

1.2.3. Chủ thể tổ chức thực hiện Luật BHYT.18

1.2.4. Nội dung tổ chức thực hiện Luật BHYT .19

1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Luật BHYT .25

1.3.1. Mức độ hoàn thiện của pháp luật về BHYT nói riêng và của cả hệ thống

pháp luật nói chung.25

1.3.2. Tổ chức bộ máy và nguồn lực .26

1.3.3. Ý thức pháp luật của các bên tham gia.28

1.3.4. Sự kiểm soát quá trình tổ chức thực hiện Luật.29

Chương 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT BHYT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

QUẢNG TRỊ: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, VẤN ĐỀ ĐẶT RA .32

2.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong tổ chức thực hiện Luật BHYT: .32

2.1.1. Thuận lợi (tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa).32

2.1.2. Khó khăn: .33

2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện Luật BHYT trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện

nay.34

2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật BHYT.41

2.2.3. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật.46

2.2.4. Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Luật BHYT.54

pdf94 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức thực hiện luật bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, nhóm giải pháp trong Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 – 2020; nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu hết năm 2015, số người tham gia BHYT đạt 75% dân số cả nước, số người tham gia BHXH đạt chỉ tiêu theo yêu cầu của Nghị quyết số 21- NQ/TW đề ra”. 37 Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn và triển khai thực hiện như: Quyết định 1399/QĐ-BHXH năm 2014 quy định về tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh; Quyết định 919/QĐ-BHXH năm 2015 sửa đổi Quyết định 1399/QĐ-BHXH năm 2014 về quy trình hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và thực hiện bảo hiểm y tế trong khám, chữa bệnh; Quyết định 1456/QĐ-BHXH năm 2015 Quy trình giám định bảo hiểm y tế; Quyết định 1313/QĐ-BHXH năm 2014 ban hành mẫu thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định 1351/QĐ- BHXH năm 2015 về mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế; Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 sửa đổi Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH; Quyết định 999/QĐ-BHXH năm 2015 quy định tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Quyết định 1018/QĐ-BHXH năm 2014 sửa đổi quyết định quy định quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế v.v... Quá trình triển khai thực hiện BHYT theo các quy định và hướng dẫn tại các văn bản pháp luật nói trên diễn ra đồng bộ, kịp thời đã khẳng định tính phù hợp thực tiễn của Luật BHYT. Các bên liên quan đến BHYT trong đó có cơ quan Bảo hiểm xã hội, cơ sở KCB đã cố gắng thực hiện đầy đủ các quy định của Luật, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT. Tại địa phương, UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai luật BHYT nói chung, trong đó có nội dung đảm bảo ngân sách đóng BHYT cho các đối tượng theo quy định, tuyên truyền về BHYT và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của Trung ương, tại địa phương cũng đã ban hành các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện kịp thời, đảm bảo việc thực hiện chính sách pháp luật về BHYT ngày càng có hiệu quả: 38 Thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU ngày 02/7/2013 về thực hiện Nghị quyết 21- NQ/TW. Đồng thời, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3491/KH-UBND ngày 21/10/2013 về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 21- NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu đến năm 2015: Phấn đấu có 80% dân số tham gia BHYT và đến năm 2020 phấn đấu có 90% dân số tham gia BHYT. Nhằm giúp cho việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT và BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị được hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Nhà nước, quyền và lợi ích của người lao động, UBND tỉnh Quảng Trị tiếp tục ban hành Quyết định số 2291/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 về “Ban hành Quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” [36]. Theo đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã đề nghị 19 Sở, ban, ngành và đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp tổ chức một cách có hiệu quả chính sách pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó, Sở LĐ-TB&XH, Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị là cơ quan chủ trì, tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về tổ chức, thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho các đối tượng quản lý trên địa bàn tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết chuyên đề, giai đoạn thực hiện BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hoặc chỉ đạo của các cơ quan TW; Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh trong việc thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành; chủ trì xây dựng, thực hiện kế hoạch kiểm tra liên ngành việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị sử dụng lao động, cơ sở KCB BHYT; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chế độ báo cáo, cơ chế trao đổi, cung cấp thông tin về đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH và người lao động tham gia BHXH, BHTN; về cơ sở y tế thực hiện khám chữa bệnh BHYT và người tham gia BHYT. 39 Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Công văn số 1571/UBND-VX ngày 08/5/2015, về triển khai chỉ thị số 05/CT-TTg về tăng cường thực hiện chính sách BHYT; Kế hoạch số 325/KH- UBND ngày 29/01/2015 về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Bảo hiểm y tế với mục tiêu cụ thể là “Phấn đấu trong năm 2015, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 75%; tỷ lệ lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế đạt 16%. Đến năm 2020, phấn đấu có trên 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; trên 85% dân số của tỉnh tham gia BHYT”. Trên cơ sở các chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị, kết hợp với Chương trình số 373/CTr-BHXH ngày 17/01/2013 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc “Triển khai công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/01/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020” [8], ngày 19 tháng 11 năm 2013, BHXH tỉnh Quảng Trị đã ban hành “Chương trình hành động của BHXH tỉnh Quảng Trị thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020”. Chương trình hành động của BHXH tỉnh Quảng Trị đã đề ra 10 nhiệm vụ quan trọng như sau (i) Tăng cường công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật, chính sách, chế độ về BHXH, BHYT, BHTN; (ii) Tích cực tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; (iii) Đẩy mạnh việc phát triển đối tượng, thu đầy đủ, kịp thời, khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN; (iv) Tăng cường quản lý và giải quyết tốt các chế độ BHXH; (v) Kiểm soát chặt chẽ chi phí khám chữa bệnh, chống lạm dụng, trục lợi, sử dụng an toàn, hiệu quả quỹ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHYT; (vi) Quản lý tài chính chặt chẽ, hiệu quả; (vii) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ; (viii) Không ngừng kiện toàn tổ chức bộ máy và công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới; (ix) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân; và (x) Thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 40 b) Hạn chế - Luật BHYT còn một số quy định bất cập, hạn chế; các văn bản hướng dẫn còn thiếu cụ thể, chưa theo kịp với thực tiễn: Luật BHYT quy định “thông tuyến” đã tạo kẻ hở cho một số người lợi dụng đi khám nhiều lần trong ngày, trong tháng tại nhiều cơ sở y tế mà chưa có chế tài kiểm soát người đi khám chữa bệnh nhiều lần, nhiều nơi. Thiếu cơ chế rõ ràng cho việc kiểm soát trách nhiệm đóng BHYT; thiếu sự bảo đảm an toàn, cân đối quỹ BHYT trong các năm do sự gia tăng giá dịch vụ y tế do yêu cầu tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế. Thiếu các quy định cụ thể về tiêu chuẩn giám định viên BHYT cũng dẫn tới cơ sở khám chữa bệnh và bộ phận giám định BHYT thường xuyên có bất đồng trong việc chỉ định điều trị, đặc biệt các chỉ định về cận lâm sàng. Theo Luật quy định có 3 phương thức thanh toán được áp dụng đó là: i) Thanh toán theo định suất, ii) Thanh toán theo phí dịch vụ, iii) Thanh toán theo trường hợp bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, giữa BHXH Việt Nam và Bộ Y tế chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cả 3 phương thức thanh toán mà chỉ mới hướng dẫn thực hiện phương thức thanh toán theo phí dịch vụ. Quy định về phương thức thanh toán chi phí khám chữa bệnh đang tồn tại nhiều bất hợp lý gây ra lãng phí và không an toàn cho quỹ BHYT. Đối với quỹ BHYT là tình trạng mất cân đối, bội chi quỹ BHYT liên tục qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do không thể kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT. Đối với các cơ sở khám chữa bệnh, lợi dụng sự thiếu chặt chẽ trong phương thức thanh toán theo phí dịch vụ để chỉ định quá mức cần thiết BHYT. - Pháp luật BHYT chưa có quy định chặt chẽ và địa phương chưa có biện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát quỹ khám chữa bệnh BHYT chống lạm dụng, trục lợi, thất thoát lãng phí. Theo pháp luật BHYT hiện hành 90% số thu BHYT là để phục vụ công tác khám chữa bệnh BHYT. Trên thực tế, các cơ sở khám chữa bệnh là chủ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến tính hiệu quả của việc sử dụng số kinh phí này. Tuy nhiên, do thiếu các quy định về trách nhiệm của các cơ sở khám chữa bệnh trong việc sử dụng kinh phí khám chữa bệnh BHYT nên các cơ sở khám chữa bệnh đang có xu hướng chỉ định quá 41 mức cần thiết khám chữa bệnh. Thực tế cho thấy, hiện tượng chỉ định quá mức cần thiết BHYT đang có chiều hướng gia tăng, dưới nhiều hình thức làm thất thoát quỹ khám chữa bệnh BHYT và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tham gia BHYT. - Các văn bản do địa phương ban hành chưa quy định cụ thể trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và UBND huyện trong việc thực hiện BHYT cho người dân. Theo pháp luật BHYT hiện hành, quy định về đối tượng tham gia BHYT có bước tiến quan trọng đó là việc luật hóa chủ trương của Đảng về thực hiện BHYT cho toàn dân. Song, cấp ủy và chính quyền địa phương chưa quy định về trách nhiệm của các Sở, ban, ngành và UBND huyện trong việc phát triển BHYT, thực hiện BHYT toàn dân trên địa bàn quản lý. Thực tế triển khai thực hiện BHYT cho thấy ở địa phương nào có sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt thì ở địa phương đó tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt kết quả tốt, hạn chế gia tăng chi phí KCB BHYT và kiểm soát tốt quỹ KCB BHYT. 2.2.2. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật BHYT a) Kết quả đạt được - Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật BHYT đã đa dạng về hình thức, đặc biệt chú trọng tuyên tuyền trực tiếp về tận cơ sở xã, phường, tới từng nhóm đối tượng: Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị đã chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến Luật BHXH, giúp cho người lao động nhận thức rõ mục đích, ý nghĩa và những quy định mới về BHXH, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị đã kết hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh để tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật BHXH trên địa bàn. Từ năm 2016 đến 2018, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Trị đã tổ chức, thực hiện được nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về BHXH, BHYT, (Theo Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện công tác tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính Trị [9]), cụ thể như: 42 * Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng: - Đối với Đài Phát thanh Truyền hình (PTTH) Quảng Trị: Từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 12 năm 2018, BHXH tỉnh phối hợp với Đài PTTH Quảng Trị thực hiện 32 phóng sự, Tọa đàm phát sóng trong chuyên mục “AN SINH XÃ HỘI” trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị. Chuyên mục đã góp phần lan tỏa, thu hút sự theo dõi của đông đảo khán giả, qua đó chuyển tải sâu rộng các nội dung, điểm mới về chính sách BHXH, BHYT và kết quả thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh; BHXH tỉnh hợp đồng với Đài PTTH Quảng Trị thực hiện các chuyên mục cổ động cao điểm tuyên truyền về Ngày BHYT Việt Nam 01/7, tuyên truyền về BHYT HSSV mỗi dịp chuẩn bị bước vào năm học mới; thực hiện phóng sự “BHXH, BHYT thực trạng đóng và giải quyết các chế độ trên địa bàn”; Phối hợp với Đài PTTH Quảng Trị, Trung tâm Thông tin và Truyền thông - Sở Y tế thực hiện chuyên mục: “Thực hiện các chính sách BHYT cho hộ cận nghèo”; Phối hợp với Đài PTTH Quảng Trị và Sở Tư pháp tỉnh thực hiện chuyên mục tuyên truyền về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; Phối hợp thực hiện chuyên mục phát thanh truyền thanh “Tiến tới BHYT toàn dân” phát sóng trên sóng phát thanh Đài PTTH Quảng Trị. - Báo chí địa phương: Phối hợp với Báo Quảng Trị đăng tải toàn văn Luật BHXH năm 2014, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT; các bài viết của Lãnh đạo UBND tỉnh, Lãnh đạo BHXH tỉnh về thành tựu, kết quả đạt được cũng như những đóng góp của BHXH tỉnh đối với sự ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị sau 20 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập BHXH Việt Nam (16/02/1995-16/02/2015) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì; tuyên truyền Thể lệ Cuộc thi “Sáng kiến cải cách thủ tục hành chính và giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN”; Nội dung “Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc về BHXH, BHYT năm 2015 và 2016”. Bên cạnh đó, thường xuyên phối hợp đăng các tin, bài về những nội dung, điểm mới của chính sách BHXH, BHYT để tuyên truyền sâu rộng tới mọi người dân. Duy trì phối hợp với Tạp chí Cửa Việt đăng tải những thành tựu nổi bật của BHXH tỉnh Quảng Trị trên đặc san số báo Xuân phát hành hàng năm. 43 - Báo chí Trung ương: Trong giai đoạn từ 2016-2018, BHXH tỉnh đã ký hợp đồng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của BHXH tỉnh Quảng Trị với các cơ quan báo chí Trung ương như: Tạp chí Vietnam Business Forum, Tạp chí Công thương, Tạp chí Thanh tra, Tạp chí Giáo dục lý luận, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, Báo Lao động, Báo Thanh niên, Tạp chí Châu Á Thái Bình Dương, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại, Báo BHXH, Tạp chí BHXH * Tuyên truyền qua tài liệu: Biên tập và phát hành 15.000 bìa đựng hồ sơ dạng cặp trình ký có nội dung tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT để tuyên truyền; In thiệp chúc mừng năm mới có các nội dung tuyên truyền về BHXH, BHYT. Trên cơ sở các tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, BHXH cho người lao động trong các doanh nghiệp và BHYT HSSV do BHXH Việt Nam cấp, BHXH tỉnh đã cấp cho BHXH các huyện, thị xã, thành phố và các phòng nghiệp vụ liên quan để phát hành rộng rãi đến mọi đối tượng. Phối hợp với Bưu điện tỉnh in nội dung tuyên truyền về BHXH, BHYT trên bì thư chuyển phát hồ sơ của Bưu điện. * Tuyên truyền qua hội nghị, hội thảo, tập huấn: Thực hiện Chương trình, Quy chế phối hợp đã ký kết, trong thời gian qua, BHXH tỉnh tích cực phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tổ chức nhiều đợt tuyên truyền thông qua hình thức hội nghị, hội thảo, tập huấn. Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và lao động BHXH tỉnh; Phối hợp với Sở Y tế tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, các văn bản hướng dẫn thi hành; Phối hợp với Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương, Phòng Y tế huyện Triệu Phong tổ chức Diễn đàn Đối thoại chính sách BHYT năm 2018. Trong đó tập trung tuyên truyền những nội dung, điểm mới của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT cho trên 150 đối tượng là lãnh đạo Đảng ủy, UBND, Hội Nông dân, Trung tâm Y tế huyện, Đại diện các trường học và nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Triệu Phong; Phối hợp với các Sở: Y tế, Tài chính, LĐ- 44 TB&XH tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Thông tư số 41/2014/TTLT-BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn về quy trình lập danh sách và thanh quyết toán kinh phí mua thẻ BHYT cho đối tượng người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người đang sinh sống tại huyện đảo trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2016; Phối hợp với LĐLĐ tỉnh, Sở LĐ-TB&XH tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 cho cán bộ, công chức, viên chức, lao động BHXH tỉnh và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh tổ chức gần 30 hội nghị tập huấn chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT và Công đoàn cho trên 2.000 đối tượng là đại diện chủ sử dụng lao động, người lao động và cán bộ phụ trách công đoàn tại các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức 3 hội nghị tập huấn tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT cho 434 đại biểu là đội ngũ cán bộ làm công tác mặt trận các cấp; Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức 04 hội nghị tuyên truyền, vận động hội viên Hội Nông dân tham gia BHXH, BHYT cho 200 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân của 141 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; Phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền về BHXH, BHYT cho 120 đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ các xã, phường, thị trấn. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho trên 300 Đại lý thu BHXH, BHYT xã, phường, thị trấn và 210 nhân viên đại lý thu BHXH, BHYT thuộc hệ thống Bưu điện; Tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng truyền thông cho Lãnh đạo và viên chức kiêm nhiệm công tác truyền thông tại các phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã, thành phố. Qua đó, cũng cố đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền để nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về BHXH, BHYT. * Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp: Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại Đà Nẵng tổ chức Đối thoại chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT cho 200 đại biểu là các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tham gia Chương trình “Đối thoại với doanh nghiệp năm 2017” do UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức. 45 * Tuyên truyền trực tiếp theo từng nhóm đối tượng: BHXH tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển đối tượng và các Tổ nghiệp vụ để tập trung tuyên truyền trực tiếp vào nhóm là những người đã, đang và sẽ tham gia BHXH, BHYT; nhóm đối tượng là chủ sử dụng lao động, người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, học sinh, sinh viên, nông dân, người lao động trong các làng nghề, hợp tác xã, người thuộc hộ cận nghèo, các hộ kinh doanh tiểu thương ở các khu chợ... - Các nội dung tuyên truyền đảm bảo đúng định hướng, trọng tâm, trọng điểm: Tuyên truyền để các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và mọi người dân, doanh nghiệp hiểu rõ về ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi của mỗi người tham gia BHYT; những điểm mới của Luật BHYT và Luật sửa đổi, bổ sung của Luật BHYT; vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác BHYT theo tinh thần Nghị quyết 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính Trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012 - 2020”; công tác triển khai BHYT học sinh, sinh viên; BHYT hộ gia đình; vấn đề gia tăng giá dịch vụ y tế; thông tuyến khám chữa bệnh BHYT; lạm dụng trục lợi quỹ BHYT... Nhìn chung, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật BHYT trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng; tạo sự chuyển biến quan trọng trong nhận thức về mục đích và ý nghĩa, hiểu rõ quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHYT trong mọi tầng lớp nhân dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội; trực tiếp thúc đẩy việc tham gia BHXH, BHTN, tăng nhanh chỉ tiêu bao phủ BHYT theo lộ trình BHYT toàn dân. b) Hạn chế Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về BHYT hiệu quả chưa cao. 46 Để pháp luật đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật BHYT có vai trò quan trọng. Song thực tế công tác này chưa đảm bảo yêu cầu đặt ra. Mặc dù đã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, chuyển tải các nội dung cơ bản của Luật BHYT đến mọi người dân, nhưng người dân vẫn chưa hiểu đầy đủ những quy định của Luật BHYT. Doanh nghiệp thì luôn có xu hướng trốn đóng BHYT hoặc cố tình đưa người thân mắc bệnh nặng nhưng không tham gia quan hệ lao động với doanh nghiệp vào danh sách lao động đăng ký tham gia BHYT; bệnh viện chỉ định quá mức cần thiết BHYT tràn lan; người lao động thiếu kiến thức hiểu biết về pháp luật BHYT để bảo vệ quyền hưởng BHYT khi người sử dụng lao động không đóng BHYT cho mình; người dân do chưa nhận thức đầy đủ về giá trị và vai trò của BHYT nên chưa tích cực tham gia BHYT mặc dù đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHYT từ 30% đến 70%. Người dân chưa có thói quen sử dụng pháp luật BHYT như một “cẩm nang” để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. BHYT có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt đối với người dân, song không phải ai cũng ý thức được điều đó để tự giác và tích cực tham gia BHYT. Đặt ra yêu cầu phải tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật BHYT. 2.2.3. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, kỹ thuật a) Kết quả - Cấp ủy, chính quyền địa phương và BHXH tỉnh đã nghiêm túc triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, pháp luật về BHYT. Ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch, phân công thực hiện và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời: Để các chính sách BHYT được triển khai đồng bộ và có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo cho các sở, ban, ngành, đoàn thể tổ chức triển khai thực hiện pháp luật BHYT. Tại Kế hoạch số 3491/KH-UBND ngày 21/10/2013 [34], UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho 18 Sở, ban, ngành cùng phối hợp tổ chức thực hiện tốt Chương trình hành động số 70- CTHĐ/TU ngày 02/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV thực hiện Nghị 47 quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính Trị khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT đến năm 2020, cụ thể (i) Bảo hiểm xã hội tỉnh, (ii) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, (iii) Sở Y tế, (iv) Sở Tài chính, (v) Sở Giáo dục và Đào tạo, (vi) Liên đoàn lao động tỉnh, (vii) Sở Kế hoạch và Đầu tư, (viii) Cục thuế tỉnh, (ix) Sở Tư pháp, (x) Sở Thông tin và Truyền thông, (xi) Tòa án nhân dân tỉnh, (xii) Cục Thi hành án dân sự tỉnh, (xiii) Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị, (xiv) Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh (xv) Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh (xvi) Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các Hội, đoàn thể (xvii)UBND các huyện, thị, thành phố (xvii) Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh[32]. Trong đó, Cơ quan BHXH tỉnh Quảng Trị tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau: - Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Kế hoạch và Chương trình hành động số 70-CTHĐ/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh. - Chủ trì xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh (đặc biệt chú trọng đối tượng thuộc khu vực phi chính thức và đối tượng thuộc diện tự nguyện tham gia). Phối hợp với các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; xây dựng chuyên mục chính sách BHXH, BHYT trên Báo Quảng Trị, Đài Phát thanh và Truyền hình; tăng thời lượng tuyên truyền về tình hình thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT theo tinh thần của Nghị quyết số 21- NQ/TW từ hệ thống truyền thanh cơ sở (xã, phường, thị trấn). Hàng năm, in tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền, pano, áp phích, soạn thảo tài liệu tuyên truyền, tổ chức hội nghị, tọa đàm, đối thoại, tham vấn trực tiếp với người sử dụng lao động và người lao động về chính sách BHXH, BHYT. Định kỳ, báo cáo UBND tỉnh tình hình và kết quả thực hiện. 48 - Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, Cục thuế, các ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức điều tra, khảo sát, nắm cụ thể số doanh nghiệp, hộ kinh doanh, số lao động làm việc chưa thực hiện chính sách BHXH, BHYT, yêu cầu buộc chủ sử dụng lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động theo quy định pháp luật. - Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_to_chuc_thuc_hien_luat_bao_hiem_y_te_tren_dia_ban_t.pdf
Tài liệu liên quan