MỞ ĐẦU. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ
QUAN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ CẤP TỈNH. 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự
cấp tỉnh . 9
1.2. Các đảm bảo về tổ chức và hoạt động Cơ quan thi hành án cấp tỉnh. 20
Chương 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN NAY . 29
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Phú Thọ ảnh hưởng tới tổ
chức, hoạt động của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ . 29
2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ giai
đoạn 2011-2020. 35
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH PHÚ THỌ HIỆN
NAY . 54
3.1. Quan điểm đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục thi hành án dân sự cấp
tỉnh. 54
3.2. Các giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Cục thi hành án
dân sự cấp tỉnh. 56
KẾT LUẬN. 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 77
88 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổ chức và hoạt động của cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng
34
tác động không thuận lợi tới việc tổ chức và hoạt động của ngành thi hành án
dân sự tỉnh Phú Thọ, thể hiện:
Trước hết, cho đến nay so với mặt bằng chung cả nước thì Phú Thọ vẫn
là tỉnh nghèo, kinh tế phát triển chậm dẫn tới đời sống nhân dân còn khó khăn
trong đó có cả đội ngũ công chức thi hành án dân sự. Do vậy, tội phạm, vi
phạm pháp luật diễn ra phức tạp kể cả trong các cơ quan thi hành án dân sự
phải khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Tình hình trên ảnh hưởng
không tốt tới tổ chức, uy tín cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh và số việc
phải thực hiện thi hành án dân sự hàng năm đều tăng;
Thứ hai, cùng với kinh tế phát triển chậm, công tác quản lý nhà nước
về mọi mặt kinh tế- xã hội nhất là về đất đai, về tài chính, thị trường, về lao
động của các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh chưa tốt, chưa tạo điều
kiện cho nhân dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, ổn
định dẫn đến mâu thuẫn, tranh chấp khởi kiện nhiều nên số vụ việc tòa án
thụ lý, xét xử tăng nên khi bản án có hiệu lực phải thi hành về tài sản về tiền
rất khó khăn dẫn tới tồn đọng lớn, kéo dài;
Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cấp các ngành, đoàn thể trong lãnh
đạo chỉ đạo công tác thi hành án dân sự chưa nhịp nhàng, chặt chẽ đồng thời
chưa tạo điều kiện thuận lợi một cách cụ thể, mạnh mẽ về tổ chức, hoạt động
cho các cơ quan thi hành án dân sự và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức
của ngành THADS.
Thư tư, là tỉnh trung du miền núi địa bàn rộng, giao thông không tốt đi
lại khó khăn trong khi lương, các chế độ phụ cấp còn thấp, kinh tế gia đình
còn khó khăn nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tâm tư tình cảm cũng như
thái độ, trách nhiệm thực thi công vụ của một số công chức trong cơ quan thi
hành án của tỉnh.
35
2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy của Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Phú Thọ giai đoạn 2011-2020
2.2.1. Kết quả đạt được
2.2.1.1. Về tổ chức
Ngày 06 /11/2009, Bộ trởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định về việc
thành lập Cục thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ và ở cấp huyện là Chi cục thi
hành án dân sự. Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ là cơ quan trực thuộc
Tổng cục Thi hành án dân sự, chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng
cục Thi hành án dân sự, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh
Phú Thọ theo quy định tại Điều 173 Luật thi hành án dân sự, có trách nhiệm
báo cáo công tác với Uỷ ban nhân dân tỉnh về chủ trương, biện pháp tăng
cường công tác thi hành án dân sự trên địa bàn; thực hiện báo cáo công tác thi
hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và
giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công
tác tổ chức cán bộ các cơ quan Thi hành án dân sự tại địa phương.
Từ năm 2011 đến nay Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ về tổ chức
bộ máy và hoạt động đã đạt được kết quả chủ yếu dưới đây:
Một là, cơ cấu tổ chức của Cục được giữ ổn định, không tăng đầu mối
- Về Ban lãnh đạo của Cục thi hành án dân sự gồm có: Cục trưởng và
03 Phó Cục trưởng theo hướng dân của Tổng cục thi hàn án (Bộ Tư pháp). Cụ
thể Ban lãnh đạo của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ hiện nay:
+ Cục trưởng: Lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo điều hành mọi mặt hoạt động
của Cục theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thi hành án dân sự
tỉnh Phú Thọ. Trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và phát triển ngành, công
tác tổ chức cán bộ, tài chính của Cục và các Chi Cục Thi hành án dân sự trực
thuộc, công tác ngoại giao.
+ Phó Cục trưởng: Tham mưu giúp Cục trưởng phụ trách lĩnh vực
Nghiệp vụ thi hành án, chỉ đạo công tác xây dựng văn bản pháp luật, các văn
36
bản hướng dẫn nghiệp vụ các chương trình tập huấn nghiệp vụ đối với các
phòng chuyên môn, Chi cục THADS huyện thành phố trong tỉnh, thực hiện
các công việc khi được Cục trưởng ủy quyền và các công việc khác được Cục
trưởng phân công.
+ Phó Cục trưởng: Tham mưu giúp Cục trưởng phụ trách lĩnh vực
Kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch
kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với Chi cục THADS huyện, thành phố trực
thuộc tỉnh; xem xét, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển cơ quan
khác giải quyết theo thẩm quyền . Thực hiện các công việc khi được Cục
trưởng ủy quyền và các công việc khác được Cục trưởng phân công.
+ Phó Cục trưởng: Tham mưu giúp Cục trưởng phụ trách lĩnh vực Văn
phòng và các nhiệm vụ do Văn phòng Cục tham mưu; chỉ đạo xây dựng các
loại báo cáo, báo cáo thống kê, chương trình, kế hoạch công tác của Cục, Chi
cục THADS huyện, thành phố trực thuộcThực hiện các công việc khi được
Cục trưởng ủy quyền và các công việc khác được Cục trưởng phân công.
- Các Phòng chuyên môn gồm có 04 Phòng gồm
Văn phòng: Văn phòng là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp
Cục trưởng, các Phó Cục trưởng trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành các
hoạt động của Cục; Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ,
thông tin liên lạc và bảo mật thông tin, tài liệu; Tổ chức thực hiện công tác lễ
tân, quản trị, quản lý kinh phí, tài sản, cơ sở vật chất; Đôn đốc, theo dõi, kiểm
tra việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Cục và việc thực
hiện Quy chế làm việc, Quy chế về quản lý tài sản, Quy chế chi tiêu nội bộ và
các quy định khác của Cục và các đơn vị trực thuộc; Thực hiện nhiệm vụ cải
cách hành chính, cải cách tư pháp theo mục tiêu và nội dung chương trình cải
cách hành chính, cải cách tư pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong
lĩnh vực Văn phòng; Thực hiện ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông
tin trong công tác Văn phòng; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy
37
định của pháp luật hoặc do Cục trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức, biên chế của Văn phòng hiện nay có Chánh Văn phòng
chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Văn phòng; Phó Chánh Văn phòng giúp
Chánh Văn phòng quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng; trực tiếp
quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Chánh Văn
phòng; chịu trách nhiệm trước Chánh Văn phòng và trước pháp luật về những
lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Biên chế của Văn phòng hiện nay thuộc biên chế hành chính của Cục
do Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Phòng Tổ chức cán
bộ và Chánh Văn phòng.
Phòng Tổ chức cán bộ: Phòng Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham
mưu giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý về tổ chức, cán bộ của
Ngành; Công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác phòng ngừa đấu tranh
chống tham nhũng, công tác cải cách hành chính, thi đua khen thưởng. Phòng
tổ chức cán bộ hiện nay gồm có Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục
trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được
giao của Phòng Tổ chức cán bộ. Các Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng
quản lý, điều hành hoạt động của Phòng; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực,
nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm
trước Trưởng phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác
được phân công. Biên chế của Phòng Tổ chức cán bộ hiện nay thuộc biên chế
hành chính của Cục do Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của
Phòng Tổ chức cán bộ.
Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự: Phòng Nghiệp vụ và
Tổ chức thi hành án dân sự có trách nhiệm tham mưu giúp Cục trưởng thực
hiện chức năng quản lý về nghiệp vụ và tổ chức thi hành án dân sự và trực
tiếp thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Phòng
38
Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự hiện nay có Trưởng phòng chịu
trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn được giao của Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự.
Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng quản lý, điều hành hoạt động của
Phòng; trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân
công của Trưởng phòng; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp
luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công. Biên chế của
Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự hiện nay thuộc biên chế hành chính
của Cục do Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Phòng Tổ
chức cán bộ và Phòng Nghiệp vụ và Tổ chức thi hành án dân sự.
Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự:
Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự là cơ quan
tham mưu giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý về Kiểm tra và giải
quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự và trực tiếp Kiểm tra và giải quyết
khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp
luật. Phòng Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự
hiện nay có Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp
luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Phòng Kiểm tra
và giải quyết khiếu nại, tố cáo thi hành án dân sự. Phó Trưởng phòng giúp
Trưởng phòng quản lý, điều hành hoạt động của Phòng; trực tiếp quản lý một
số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác theo sự phân công của Trưởng phòng; chịu
trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm
vụ công tác được phân công.
Biên chế của Phòng Kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay
thuộc biên chế hành chính của Cục do Cục trưởng quyết định phân bổ trên cơ
sở đề nghị của Phòng Tổ chức cán bộ và Phòng Phòng Kiểm tra và giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
39
Như vậy về cơ cấu tổ chức bộ máy của Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ
đã được kiện toàn đúng theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đã đi
vào hoạt động ổn định.
- Về tổ chức bộ máy của các Chi cục THADS cấp huyện
Tỉnh Phú Thọ có có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và ở mỗi đơn vị
hành chính này đều có Chi Cục thi hành án dân sự:
+ Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Việt trì
+ Chi cục Thi hành án dân sự thị xã Phú Thọ
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Cẩm Khê
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đoan Hùng
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hạ Hòa
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Lâm Thao
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phù Ninh
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Ba
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Thanh Thủy
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tam Nông
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tân Sơn
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện Yên Lập
Cơ cấu tổ chức bộ máy của toàn bộ các Chi cục trên đều thực hiện theo
đúng quy định của Bộ Tư pháp.
Hai là, giữ ổn định số lượng các Phòng của Cục, các Chi cục
Từ năm 2011 đến nay số lượng các Phòng của Cục Thi hành án dân sự
tỉnh và các Chi cục được giữ ổn định không có sự thay đổi. Việc giữ ổn
định, không thay đổi này là do Cục Thi hành án tỉnh thực hiện đúng sự
hướng dẫn của Tổng cục Thi hành án dân sự, sự chỉ đạo của UBND tỉnh Phú
Thọ và phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh. Đặc biệt việc giữ ổn định 04
Phòng của Cục Thi hành án dân sự của tỉnh Phú Thọ là do đã được phân
định rõ chức chức nhiệm của từng Phòng không có sự chồng chéo nên công
40
việc của từng Phòng và của cả Cục thông suốt không có ách tắc đồng thời
tinh gọn giảm chức danh lãnh đạo cấp phòng. Ví dụ như ở một số Cục thi
hành án các tỉnh có Phòng Tài chính- Kế toán nhưng ở Cục Thi hành án tỉnh
Phú Thọ thì nhiệm vụ tài chính- kế toán do Văn phòng thực hiện là phù hợp
không cần thiết thành lập Phòng Tài chính- Kế toán. Đối với cấp huyện thì
do Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi nên địa giới các huyện rộng, giao
thông khó khăn, nhiều huyện có nhiều đồng bào dân tộc ở phân tán nên việc
thành lập và giữ ổn định các Chi cục Thi hành án dân sự là hợp lý đảm bảo
cho thi hành án dân sự ở huyện hiệu quả.
Ba là, chức năng, nhiệm vụ của Cục tập trung vào tổ chức thi hành án
dân sự thuộc thẩm quyền và quản lý các Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện
Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu thi hành án dân sự Tổng cục Thi hành án
dân sự giao và thực tế ở tỉnh, Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ đã tập trung lãnh
chỉ đạo các công việc chủ yếu sau đây:
+ Về thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ: Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn
đốc giải quyết thi hành án phấn đấu nâng cao chất lượng, tỷ lệ THADS xong
về việc và về tiền đạt và vượt chỉ tiêu được giao theo quy định mới của luật
sửa đổi, sửa đổi bổ sung một số điều luật của THADS, đảm bảo kết quả
THADS, thi hành án hành chính thực chất, bền vững trong đó có các vụ khó
khăn, phức tạp, kéo dài trên cơ sở có phân tích đánh giá đề ra các kế hoạch
cụ thể tổ chức thi hành bản án đồng thời phát huy trách nhiệm, chủ động,
sáng tạo của đội ngũ Chấp hành viên.
+ Về công tác tổ chức cán bộ: Hàng năm đều thực hiện việc tiếp tục
rà soát bổ sung, điều chỉnh, kiện toàn tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ, công
chức làm công tác thi hành án dân sự đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng, trong đó tập trung chú trọng vào những địa bàn, đơn vị còn nhiều tồn
tại, hạn chế thông qua công tác tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, luân
chuyển, bổ nhiệm. Tập trung rà soát cán bộ, công chức để cử tham gia tập
41
huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời rèn luyện phẩm chất
đạo đức, phẩm chất cho cán bộ, công chức; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm
minh những trường hợp cán bộ, công chức trong các cơ quan Thi hành án
dân sự nếu có hành vi vi phạm.
+ Về hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ đối với các Chi cục và giải quyết
khiếu nại, tố cáo: Từ lãnh đạo Cục đến các Phòng chuyên môn của Cục hàng
năm đều tích cực học tập nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ đồng thời
căn cứ vào hướng dẫn nghiệp vụ của Tổng cục để nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ, công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo, nhất là tại Chi cục THADS huyện, thành, thị, khắc phục những
khó khăn, vi phạm thiếu sót về chuyên môn, nghiệp vụ, những sai sót không
đáng có thông qua tập huấn hoặc văn bản hướng dẫn cụ thể. Chủ động xử lý
kịp thời, đúng luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo của công dân, hạn chế xảy ra
các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp làm phức tạp tình hình.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành và trong công tác chuyên môn
nghiệp vụ, góp phần nâng cao hiệu quả công tác THADS, tạo sự minh bạch
công khai trong hoạt động thi hành án.
- Các công tác khác: Chú trọng nâng cao chất lượng công tác tham
mưu, tổng hợp, báo cáo, thống kê, công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ khác theo chương trình, kế hoạch công tác năm của Cục,
Tổng cục Thi hành án dân sự.
(Nguồn Báo cáo Tổng kết công tác thi hành án dân sự các năm từ 2011 đến
nay của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ).
2.2.1.2. Về hoạt động
- Về hoạt động thi hành án dân sự theo Nghị quyết số 111/2015/QH13
của Quốc hội
Hàng năm Cục Thi hành án tỉnh Phú Thọ đã có nhiều cố gắng thi hành
42
án dân sự một cách tích cực cả về số việc (đạt tỷ lệ 75% so với chỉ tiêu được
Quốc hội giao, vượt 3 %)và về tiền, trong số việc có điều kiện, đã giải quyết
xong đạt tỷ lệ 38% (so với chỉ tiêu Quốc hội giao, vượt 5%). Trong đó:
* Tích cực, quyết tâm cao thi hành án đối với các khoản thu cho Ngân
sách Nhà nước, đạt tỷ lệ 69,4%; giải quyết các vụ việc liên quan đến tín dụng,
ngân hàng: đã giải quyết đạt tỷ lệ 11,2% về việc và 20,7% về tiền; xét miễn,
giảm thi hành án, các cơ quan Thi hành án dân sự đã tích cực phối hợp với
Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp rà soát, lập hồ sơ và đề nghị Tòa án nhân
dân có thẩm quyền xét miễn, giảm đúng việc, đứng pháp luật; tổ chức thi
hành phần dân sự trong các bản án hình sự đối với phạm nhân tại các Trại
giam thuộc Bộ Công an hàng năm đều đạt, đạt tỷ lệ 50% về việc, 18% về tiền;
tổ chức cưỡng chế thi hành án đối với phải tổ chức cưỡng;
* Chủ động và có nhiều nỗ lực thực hiện một số chỉ tiêu khác theo Nghị
quyết số 37 của Quốc hội như: hàng năm, Cục THADS tỉnh đã chỉ đạo Phòng
chuyên môn thuộc Cục, Chi cục THADS huyện, thành, thị thực hiện một số
chỉ tiêu khác theo Nghị quyết số 37 của Quốc hội về “Ra quyết định thi hành
án đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu
lực theo đúng quy định của pháp luật”; chỉ tiêu về “bảo đảm chính xác, đúng
pháp luật trong việc xác minh, phân loại án dân sự có điều kiện thi hành và
chưa có điều kiện thi hành”; Các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã
“Cơ bản khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án”.
- Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
* Công tác tiếp công dân: Cục THADS tỉnh đã làm tốt Công tác tiếp
công dân và chỉ đạo các Phòng chuyên môn và Chi cục THADS cấp huyện
thực hiện việc tiếp công dân tại trụ sở làm việc, có bố trí phòng tiếp công dân,
lịch tiếp công dân đảm bảo theo quy định. Do đó, mọi yêu cầu của công dân
đều được tiếp nhận và giải quyết theo đúng thẩm quyền không xảy ra việc
phức tạp, bức xúc lớn, đặc biệt là khiếu kiện tập trung đông người.
43
* Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án dân
sự được coi trọng và thực hiện nghiêm túc quy định pháp luật về giải quyết
khiếu nại, tố cáo và giải quyết được đạt tỷ lệ 87,8%.
- Công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ và công tác kiểm tra
* Công tác hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ
Lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ đã coi trọng và thường
xuyên chỉ đạo Phòng chuyên môn, Chi cục THADS huyện, thành, thị thực
hiện đầy đủ Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ trong nội bộ Hệ thống THADS
(kèm theo Quyết định số 824/QĐ-TCTHADS ngày 03/12/2014) do Tổng cục
THADS ban hành. Bên cạnh đó, tại các cuộc họp giao ban tháng, quý, và tổng
kết hàng năm Lãnh đạo Cục THADS tỉnh đã trực tiếp nghe các Thủ trưởng
các đơn vị báo cáo về tình hình triển khai Kế hoạch công tác, kết quả công
tác, các vụ việc có khó khăn, vướng mắc qua đó Cục kịp thời nắm bắt, chỉ
đạo, hướng dẫn giải quyết kịp thời góp phần đẩy nhanh tiến độ tổ chức thi
hành án, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.
* Công tác kiểm tra
Hàng năm, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ luôn chú trọng và
tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên đối với 13 đơn vị thi hành án dân
sự cấp huyện và Phòng nghiệp vụ & TCTHADS. Bên cạnh đó Cục Thi hành
án dân sự tỉnh đã thực hiện kiểm tra đột xuất và ban hành kết luận Kiểm tra
theo chuyên đề về công tác Kế toán Nghiệp vụ Thi hành án ở 13 Chi cục Thi
hành án dân sự cấp huyện. Qua công tác kiểm tra đã kịp thời phát hiện thiếu
xót để chấn chỉnh và phát hiện vi phạm xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị
cơ quan nhà nước khác xử lý theo pháp luật như vụ việc vi phạm nghiêm
trọng trong công tác quản lý tiền thi hành án tại Chi cục Thi hành án dân sự
thành phố Việt Trì.
Việc kiểm tra được lãnh đạo Cục được thực hiện đúng ngay từ khi ban
hành quyết định kiểm tra, kế hoạch kiểm tra, công bố quyết định sau đó tiến
44
hành kiểm tra và ban hành kết luận kiểm tra theo đúng Quy trình kiểm tra
được ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-TCTHADS ngày 28/01/2015
của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự.
- Công tác thi hành án hành chính
Cục Thi hành án dân sự tỉnh quán triệt đến các phòng chuyên môn
thuộc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự huyện, thành, thị tiếp tục triển khai,
thực hiện có hiệu quả các văn bản về công tác thi hành án hành chính như:
Luật Tố tụng hành chính 2015; Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016
của Chính Phủ quy định thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và
xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Toà án
hành chính; Quyết định số 1856/QĐ-BTP ngày 01/9/2016 của Bộ Tư pháp
ban hành kế hoạch triển khai thi hành Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 nhằm đưa công tác thi hành án hành chính trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ ngày càng đi vào nề nếp. Đến nay, các cơ quan Thi hành án dân sự đã
thực hiện rà soát, đối chiếu với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc xét xử
các vụ án hành chính. Kết quả: trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã theo dõi 3 việc,
quá trình theo dõi, có 03/03 việc đã thực hiện xong việc hủy Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
- Công tác tài chính, kế toán
* Công tác quản lý kinh phí, ngân sách: Trên cơ sở dự toán ngân sách
do Bộ Tư pháp cấp hàng năm, Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã thực hiện
xong quyết toán kinh phí ngân sách năm và giao dự toán ngân sách năm sau,
đồng thời chỉ đạo các đơn vị rà soát để sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới
quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, thực
hiện công khai tài chính định kỳ nhằm quản lý chặt chẽ việc sử dụng kinh
phí phục vụ hoạt động chuyên môn đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, đúng
mục đích, hiệu quả.
* Công tác quản lý tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản: đã thực hiện việc
45
theo đúng hướng dẫn của Tổng Cục theo đúng quy định pháp luật. Công tác
điều hòa phí luôn được rà soát đến từng đơn vị trong toàn tỉnh và báo cáo số
phí thu được để lại làm cơ sở cho Tổng Cục điều hòa kinh phí hàng năm.
- Công tác phối hợp trong thi hành án dân sự
Các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh Phú Thọ thường xuyên tăng
cường mối quan hệ và phối hợp tốt với một số cơ quan có liên quan trong giải
quyết thi hành án dân sự như: Phối hợp với các Trại giam, Trại tạm giam để
giải quyết các khoản tiền thi hành án còn tồn tại các Trại giam, Trại Tạm
giam theo Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BTP-BCA-BTC kịp thời cấp
giấy xác nhận thi hành xong hình phạt tiền và trách nhiệm dân sự làm cơ sở
để xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, đặc xá cho phạm nhân; Phối hợp
tốt với Tòa án nhân dân cùng cấp trong việc đối chiếu, giao nhận Bản án, vận
động gia đình bị cáo tự nguyện nộp các khoản tạm thu án phí, sung công quỹ
nhà nước tại phiên toà xét xử. Rà soát, đối chiếu bản án quyết định của Toà án
để đảm bảo 100% bản án đã có hiệu lực pháp luật được đưa ra thi hành; Phối
hợp với Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp trong công tác hiện tốt quy chế phối
hợp liên Ngành số 431/QCPH-VKS-TA-CA-THADS ngày 14/3/2014 về việc
phối hợp liên Ngành trong hoạt động thi hành án dân sự; Phối hợp với Sở Tư
pháp trong công tác tuyên truyền, PBGDPL về THADS; thực hiện các nhiệm
vụ được Bộ Tư pháp giao; phối hợp cung cấp kết quả thi hành án để thực hiện
Luật Lý lịch Tư pháp; Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong việc thực thi
những vụ việc liên quan đến các tổ chức tín dụng, ngân hàng; rà soát, tổng
hợp các bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm
của các khoản nợ xấu đã có hiệu lực đang được thi hành hoặc chưa thi hành
để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Tổng cục Thi hành án dân sự trong việc triển
khai thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH; Phối hợp với các cơ quan: Tài
chính, Tài nguyên môi trường, Công an, bảo hiểm xã hội... trong việc thi hành
án như: Xác minh điều kiện phải thi hành án của người phải thi hành án và
46
những người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan; Tổ chức xử lý, tiêu huỷ tang
vật; Giao nhận vật chứng, tài sản; Định giá tài sản; Cưỡng chế thi hành án,
thực hiện việc cưỡng chế khấu trừ thu nhập lương trong các việc phải thi hành
án cấp dưỡng nuôi con...; Phối hợp thường xuyên với UBND các xã, phường,
thị trấn trong quá trình xác minh điều kiện thi hành án, tống đạt các thông báo
về thi hành án làm các thủ tục niêm yết, giải quyết thi hành án dân sự và tham
gia cưỡng chế, kê biên tài sản của người phải thi hành án, niêm yết Quyết
định chưa có điều kiện thi hành án của người phải thi hành án theo quy định.
- Một số mặt công tác khác
* Hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS từ tỉnh đến huyện được củng cố,
kiện toàn theo đúng văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đảm bảo thiết
thực, có hiệu quả, nhất là trong việc chỉ đạo thi hành; Cục Thi hành án dân sự
tỉnh Phú Thọ đã tham mưu giúp BCĐ THADS tỉnh, Chủ tịch UBBND tỉnh
thực hiện quản lý nhà nước về công tác Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh;
chỉ đạo các cơ quan có liên quan trong việc phối hợp giải quyết dứt điểm
những vụ, việc phải thi hành án có điều kiện thi hành và chỉ đạo việc tổ chức
cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về an ninh, chính
trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; Chủ động báo cáo Trưởng Ban chỉ đạo
THADS cấp mình về việc xin ý kiến chỉ đạo giải quyết những việc thi hành
án có khó khăn, vướng mắc trên địa bàn, đồng thời chỉ đạo các các cơ quan
hữu quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thi hành án dân sự để giải quyết có
hiệu quả đối với việc thi hành án dân sự trên địa bàn quản lý.
* Việc thực hiện Quy chế dân chủ dân chủ cơ sở và công tác phòng
chống tham nhũng, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã thực hiện nghiêm túc
việc phổ biến cho công chức, viên chức trong đơn vị về các chủ trương của
Nhà nước, của ngành, những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi của họ;
đảm bảo thông tin đến công chức, viên chức trong toàn đơn vị về việc sử
dụng công quỹ, tài sản công; việc thu chi tài chính, công tác quy hoạch, bổ
47
nhiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_to_chuc_va_hoat_dong_cua_cuc_thi_hanh_an_dan_su_tin.pdf