MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục biểu đồ, đồ thị vii
Danh mục các chữ viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất 4
1.1.1. Yếu tố di truyền 4
1.1.2. Yếu tố giống 5
1.2. Khả năng sinh trƣởng của dê 5
1.2.1. Khả năng về sinh trưởng và phát dục của dê 5
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của dê 7
1.2.3. Khả năng sản xuất thịt của dê 8
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê 9
1.3. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê 12
1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của dê 15
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của dê 19
1.4. Đặc điểm khả năng cho sữa của dê 21
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất sữa của dê 22
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của dê 23
1.5. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nƣớc 26
1.5.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới 26
1.5.2. Tình hình chăn nuôi dê trong nước 29
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal 40
3.1.1. Đặc điểm phát dục của dê cái Beetal 40
3.1.2. Khả năng sinh sản của dê cái Beetal 44
3.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản
của dê cái Beetal 47
3.1.3.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal 47
3.1.3.2. Một số chỉ tiếuinh sản của dê cái Beetal 49
3.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal 53
3.2.1. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các tháng 53
3.2.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các lứa đẻ 56
3.2.3. Một số chỉ tiêu và thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal 58
3.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dê Beetal 59
3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của dê Beetal 60
3.3.1. Khối lượng của dê đực và dê cái Beetal ở một số thời điểm
sinh trưởng 60
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái Beetal qua các giai
đoạn tuổi 64
3.3.3. Kích thước một số chiếu đo cơ thể của dê Beetal 67
3.3.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của dê đực Beetal 70
3.3.4.1. Khả năng cho thịt của dê đực Beetal 70
3.3.4.2. Chất lượng thịt của dê đực Beetal 71
3.4. Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal 72
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 74
1. Kết luận 74
2. Đề nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
91 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3423 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tóm tắt Đánh giá khả năng sản xuất của dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6 nuôi tại trung tâm nghiên cứu dê và thỏ sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
900 nghìn con chủ yếu là nuôi lấy sữa. Toàn bộ sữa dê được chế biến thành
pho mát ở gia đình hoặc ở các trang trại.
Ở Malaysia, Borhan Abu Samah (1989) cho biết, chăn nuôi dê ở đây
phát triển từ năm 1976 đến 1986, về số lượng đàn dê giảm mỗi năm là 2%
nhưng tiêu thụ thịt dê lại tăng lên. Giống dê ở Malaysia nhỏ, khối lượng
trưởng thành chỉ đạt 20- 25 kg. Họ đã nhập tinh đông viên của các giống dê
như Alpine, Saanen, Togenburg từ nước Đức để lai với giống dê địa phương ở
khắp nơi trên cả nước.
Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao
đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên thế
giới, hội chăn nuôi dê thế giới đã được thành lập từ năm 1976, trụ sở đặt tại
Massachusest của Mỹ, cứ 4 năm họp một lần.
Khu vực Châu Á cũng thành lập tổ chức Chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ
(Samall Ruminant Production System Network for Asia), địa điểm tại
Indonexia với mục tiêu là góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu
và phát triển chăn nuôi dê, cừu trong khu vực.
1.5.2. Tình hình chăn nuôi dê trong nước
Ở Việt Nam nghề chăn nuôi dê đã có từ lâu đời, nhưng phương thức
chăn nuôi chủ yếu là quảng canh tự phát tự túc.Vào những năm 1990-1995 số
lượng đàn dê của nước ta tăng không nhiều do chưa dược nhà nước quan tâm
phát triển. Từ năm 1996 trở lại đây, do nhu cầu đời sống của người dân được
nâng cao nên khả năng tiêu thụ các sản phẩm sữa thịt dê tăng nhanh. Mặt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
khác do được sự đầu tư của nhà nước nên số lượng đàn dê được tăng lên rõ
rệt. Theo số liệu thống kê của tổng cục thống kê tính đến tháng 8 năm 1994,
tổng đàn dê cừu của Việt Nam có trên 550 000 con, trong đó 72,5% phân bố ở
miền Bắc, 27,5% ở miền Nam (Tây Nguyên chiếm 12,3%, Duyên hải miền
Trung chiếm 8,9%, Đông và Tây Nam Bộ chỉ chiếm 2,1- 3% ). Đàn dê ở vùng
núi phía Bắc chiếm 48% tổng đàn dê cả nước, và chiếm 67% tổng đàn dê của
miền Bắc.
Trước đây, việc phát triển nghành chăn nuôi dê chưa được quan tâm
chú ý. Người dân chăn nuôi dê chủ yếu là theo phương thức quảng canh, tận
dụng bãi chăn thả tự nhiên là chính, thiếu kinh nghiệm và kiến thức kỹ thuật.
Hơn nữa, giống dê chủ yếu là giống dê Cỏ địa phương, giống dê này có khối
lượng nhỏ con, năng suất thấp, chưa có hệ thống quản lý giống trong cả nước,
đặc biệt là nghề chăn nuôi dê với quy mô trang trại lớn chưa được hình thành.
Từ năm 1993, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã quyết định
giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chăn nuôi dê, đặc biệt là chăn nuôi dê
sữa, dê kiêm dụng ở nước ta cho Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.
Và từ đây nghành chăn nuôi dê, đặc biệt là chăn nuôi dê sữa ở nước ta bắt đầu
được khởi sắc. Năm 1994, trung tâm đã nhập nội 3 giống dê kiêm dụng sữa -
thịt từ Ấn Độ đó là Beetal, Jumnapari, Barbari. Ba giống dê này đã được nuôi
thích nghi và nhân giống để đưa vào chăn nuôi ở các nông hộ. Đến năm 2002,
Trung tâm lại tiếp tục nhập 2 giống dê chuyên sữa từ Mỹ là Alpine, Saanen và
giống dê siêu thịt là dê Boer, nhằm nuôi thuần và lai cải tạo với đàn dê địa
phương để nâng cao năng suất của chúng. Sau nhiều năm nghiên cứu, kết quả
cho thấy đàn con lai có năng suất cao hơn dê địa phương từ 20- 25% và đàn
con lai của các giống dê này đã được phát triển nhân giống rộng khắp trong cả
nước. Nhờ vậy mà ngành chăn nuôi dê đã đóng góp tích cực vào việc xóa đói
giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao chất lượng cuộc sống
cho người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Theo báo cáo của Cục Chăn Nuôi, tổng đàn dê đến năm 2006 đạt
1.457.637 con, đạt tốc dộ tăng trưởng 16,06%, chủ yếu tập trung ở vùng Đông Bắc,
Đông Nam Bộ và Bắc Bộ. Các tỉnh nhiều dê nhất là Hà Giang (141.730 con),
Ninh Thuận (116.750 con), Nghệ An (96.290 con), Sơn La (92.122 con),
Thanh Hoá (65.750 con)... chủ yếu là giống dê cỏ (nguồn Cục Chăn Nuôi, 2006).
Giống dê Beetal cũng đã được nghiên cứu về khả năng sản xuất qua 3
thế hệ (1,2,3) nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và tại các hộ
gia đình (Nguyễn Kim Lin và CS, 2005)[17]. Kết quả cho thấy rằng, giống dê
này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện nuôi dưỡng ở Trung tâm cũng
như tại các nông hộ, tuổi đẻ lứa đầu là 552 - 574,7 ngày; khoảng cách lứa đẻ
là 302,3 - 317,8 ngày; số con sơ sinh /lứa là 1,33 - 1,39 con; sản lượng sữa là
219 - 326,7 kg với chu kỳ cho sữa là 181 - 215,6 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giống dê Beetal được nhập vào nước ta từ
Ấn Độ tháng 6 năm 1994 ở thế hệ 5 và 6 (số lượng 140 con) và toàn bộ đàn
dê hậu bị, dê con sinh ra từ đàn dê Beetal nói trên nuôi tại Trung tâm nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn Tây. Tổng số dê được sử dụng trong nghiên cứu trình bày
ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Số lượng dê ban đầu sử dụng trong nghiên cứu
ĐVT: con
Loại dê Thế hệ 5 Thế hệ 6 Tổng số
Đực sinh sản 5 5 10
Cái sinh sản 30 30 60
Đực hậu bị 10 10 20
Cái hậu bị 25 25 50
Tổng số 70 70 140
- Dê được nuôi theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm, được quản lý và
theo dõi như sau:
- Dê con: Cân khối lượng sơ sinh, bấm số tai sau 1 tuần tuổi và theo dõi
sự sinh trưởng hàng tháng. Dê con được tách riêng cho bú sau khi vắt sữa,
nhốt 6 - 8 con/ô chuồng đến khi được 3 tháng tuổi.
- Dê hậu bị: Nhốt 5-10 con/ô chuồng (3,6 - 5,4 m2 ).
- Dê cái sinh sản, dê đực giống: Nhốt 1con/ô chuồng (1,8 m2)
* Vận động:
- Dê được nuôi tập trung ăn thức ăn hoàn toàn ở chuồng, được vận
động 2 - 4 giờ/ngày ngoài sân vào buổi chiều hay sáng tuỳ theo thời tiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
* Thức ăn:
Cả đàn dê sẽ được ăn thức ăn thô xanh theo khẩu phần chung (cỏ ghinê,
cỏ ruzi, cỏ lông para , mía, lá mít, cây cao đạm...), cám hỗn hợp ăn theo khẩu
phần của từng loại dê, sử dụng cám hốn hợp C40 của Công ty thức ăn gia súc
Pro - conco, (Protein 15%, xơ 10%, Độ ẩm 13%).
Lượng VCK ăn vào của dê đực trưởng thành, dê hậu bị và dê cái sinh
sản là 3,0 - 3,5 - 4,0% thể trọng/ ngày. Trong đó gồm:
1. Cỏ ghinê
2. Lá mít + lá cao đạm
3. Hỗn hợp cỏ khô
4. Cám hỗn hợp
Bảng 2.2: Khẩu phần thức ăn sử dụng cho đàn dê nuôi nghiên cứu
STT Loại thức ăn Tỷ lệ (%) Ghi chú
1 Cỏ ghinê, ruzi 35
Mùa đông thiếu cỏ được bổ sung
thêm mía, cỏ lông para
2 Lá mít + cây cao đạm 20
Cây cao đạm: keo dậu, đậu Sơn
Tây, cỏ stylô, lá sắn, chè khổng lồ
3 Hỗn hợp cỏ khô 15
Gồm 70% cỏ Ruzi + 30% ngọn lá
sắn khô
4 Cám hỗn hợp 30
Dê cái tiết sữa ăn khẩu phần riêng
0,4 kg cám/1lít sữa/ngày
- Dê đực giống: thức ăn thô xanh được ăn theo khẩu phần có bổ sung
cám hỗn hợp 30% tổng VCK trong khẩu phần.
- Dê cái sinh sản: thức ăn thô xanh được ăn theo khẩu phần, tổng lượng
VCK ăn vào bằng 4% thể trọng cơ thể, trong đó có 30% VCK là thức ăn tinh.
Dê cái tiết sữa được điều chỉnh lượng thức ăn tinh hàng tuần theo sản lượng
sữa/ngày với tiêu chuẩn ăn 0.4 kg cám hỗn hợp cho 1 lít sữa tiết ra/ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
- Dê hậu bị (từ 4 tháng đến khi phối giống): thức ăn thô xanh được ăn
khẩu phần và được ăn thêm cám hỗn hợp. Tổng VCK thức ăn là 3,5% thể
trọng/ngày, trong đó có 30% thức ăn tinh trong tổng VCK; Lượng thức ăn
được tính lại 2 tuần/lần theo thể trọng của dê.
- Dê con được tập cho ăn thức ăn thô xanh lúc 15 ngày tuổi, tập ăn thức
ăn tinh sau 1 tháng tuổi, cai sữa lúc 3 tháng tuổi; Lượng sữa cho dê con bú từ
tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 là 600; 500; 400 ml/con/ngày.
Tất cả các loại thức ăn này được cho ăn tại chuồng.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03 năm 2005 đến tháng 12 năm 2008.
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, Hà Nội
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
2.2.1.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal
a. Đặc điểm phát dục của dê hậu bị
- Tuổi, khối lượng thành thục tính dục của dê đực, cái hậu bị.
- Tuổi, khối lượng dê cái lúc đẻ lứa đầu.
b. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê đực
- Phẩm chất tinh dịch dê đực theo thế hệ
Tinh dịch dê được khai thác theo phương pháp cổ truyền là dùng âm đạo
giả, sau đó kiểm tra đặc điểm và phẩm chất tinh dịch theo các chỉ tiêu sau:
- Màu sắc: Quan sát trực tiếp bằng mắt
- pH tinh dịch: Đo bằng giấy đo pH và máy đo pH
- Lượng xuất tinh V (ml): Đo bằng ống đong chia ml
- Hoạt lực tinh trùng A (%): Tỷ lệ tinh trùng tiến thẳng so với tổng số
tinh trùng quan sát được qua kính hiển vi quang học.
- Nồng độ tinh trùng C (tỷ/ml): Số tinh trùng trong 1 ml tinh dịch
- Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong một lần lấy tinh VAC (tỷ)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
- Tỷ lệ kỳ hình K (%): Tỷ lệ tinh trùng có hình dạng đặc biệt so với
tổng số tinh trùng
+ Hiệu quả phối giống
Mỗi dê đực được phối thử 15 lần trên 15 dê cái (mỗi lần phối gồm 2 lần
phối lặp: lần thứ nhất cách lần thứ hai từ 8 - 10 giờ).
Tổng số dê cái có chửa
Tỷ lệ thụ thai (%) = –––––––––––––––––––– x 100
Tổng số dê cái được phối
c. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản của dê cái
Một số đặc điểm sinh sản của dê cái Beetal:
- Chu kỳ động dục (ngày)
- Thời gian động dục kéo dài (giờ)
- Thời gian mang thai (ngày)
- Thời gian động dục lại sau đẻ (ngày)
- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)
Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của dê cái Beetal
- Số con sơ sinh sống/lứa (con)
- Tỷ lệ đực/cái của dê con sơ sinh (%)
- Số con cai sữa/lứa (con)
- Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%)
- Số lứa/cái/năm (lứa)
- Số con sinh ra/cái/năm (con)
- Số con cai sữa/cái/năm (con)
2.2.1.2. Một số chỉ tiêu về khả năng cho sữa của dê Beetal
a. Các chỉ tiêu năng suất sữa
- Năng suất sữa (g/ngày)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
- Năng suất sữa các tháng và cả chu kỳ (kg)
- Thời gian cho sữa (ngày)
- Hệ số tiết sữa = NSS trung bình/P đầu chu kỳ (P sau khi đẻ)
b. Thành phần dinh dưỡng của sữa dê
Phân tích tại phòng phân tích, Viện Chăn nuôi - Hà Nội
- Tỷ lệ VCk (%)
- Protein tổng số (%)
- Lipít tổng số (%)
- Khoáng tổng số (%)
c. Tiêu tốn thức ăn/kg sữa
- Tiêu tốn VCK/kg sữa = tổng VCK ăn vào/ tổng lượng sữa sản xuất ra.
- Tiêu tốn Protein/kg sữa = tổng protein ăn vào/tổng lượng sữa sản xuất ra.
2.2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng, cho thịt của dê Beetal
a. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của dê Beetal
- Kích thước một số chiều đo cơ thể: vòng ngực, cao vây, dài thân chéo
tại một số thời điểm: 3, 6, 9, 12, 24 tháng tuổi.
- Khối lượng của dê đực và dê cái ở các thời điểm: Sơ sinh, 3, 6, 9, 12,
15, 18, 21, 24 tháng tuổi.
- Sinh trưởng tuyệt đối (A) được tính theo công thức
W1 - W0
A = ––––––––– (gam/con/ngày)
T1 - T0
Trong đó: Wo: Khối lượng, ở thời điểm T0
W1: Khối lượng, ở thời điểm T1
T1 : Thời điểm kết thúc
T0 : Thời điểm ban đầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
b. Khả năng cho thịt của dê đực Beetal
* Khảo sát năng suất và phẩm chất thịt
Dê sẽ được mổ khảo sát vào thời điểm được 9 hoặc 10 tháng tuổi để
đánh giá năng suất và chất lượng thịt.
Chọn những con dê đực trong khoảng 9 - 10 tháng tuổi có khối lượng
trung bình đàn, số lượng 3 con/ thế hệ, sử dụng phương pháp mổ lột da, xác
định các chỉ tiêu sau:
- P sống là khối lượng của con vật trước khi giết thịt (kg)
- P phủ tạng (kg)
- P tiết (kg)
- P đầu (kg)
- P 4 chân (kg)
- P lông da (kg)
- Tỷ lệ thịt xẻ (%) = [P giết thịt - (P tiết + P đầu, 4 chân + P lông da + P
phủ tạng)] x 100/P sống.
- Tỷ lệ thịt tinh (thịt lọc) (%) = (Tỉ lệ thịt xẻ - P xương) x 100/P sống
- Tỷ lệ xương (%) = (P xương lọc ra từ thịt xẻ) x 100/P sống.
* Thành phần dinh dưỡng thịt: Phân tích tại phòng phân tích, Viện
Chăn nuôi, Hà Nội
- Tỷ lệ (%)VCK
- Protein tổng số
- Lipít tổng số
- Khoáng tổng số
2.2.1.4. Một số bệnh thường gặp trong thời gian nghiên cứu
- Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp ở dê Beetal qua các năm, các thế hệ
- Tỷ lệ chết của một số bệnh thường gặp trên dê Beetal qua các năm,
các thế hệ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1. Phương pháp bố trí theo dõi, thu thập số liệu
* Sử dụng một số phương pháp thông thường như:
Quan sát lập sổ và ghi chép hàng ngày, được sử dụng để theo dõi đánh
giá các đặc điểm, khả năng sinh sản, sức chống chịu bệnh tật. Dê cái động dục
được phối giống bằng dê đực nhảy trực tiếp, được lập sổ và theo dõi cá thể.
* Phương pháp cân, đo, đếm:
- Phương pháp cân được sử dụng để theo dõi khả năng sinh sản, sinh
trưởng định kỳ hàng tháng vào buổi sáng tuần sinh trong tháng.
- Sản lượng sữa được theo dõi định kỳ 3 ngày liên tục/1 tuần bằng
phương pháp tách con - vắt mẹ - cân con trước và sau khi bú mẹ (2 lần /ngày).
- Dê mẹ được cạn sữa khi sản lượng sữa hàng ngày ≤ 30% sản lượng
sữa tháng thứ nhất. Vào thời điểm cạn sữa dê mẹ không được ăn thức ăn tinh.
- Khối lượng dê mẹ được cân vào ngày thứ 5 - 8 sau khi đẻ.
- Tiêu tốn thức ăn/kg sữa: 10 dê cái sinh sản lứa đẻ thứ 2 - 3 sẽ được
theo dõi để xác định tiêu tốn thức ăn vào tuần thứ 4 - 8. Số lượng thức ăn cho
ăn và thừa ra sẽ được theo dõi bằng cân lại hàng ngày để xác định lượng thức
ăn ăn vào. Mẫu thức ăn được phân tích thành phần dinh dưỡng tại phòng Phân
tích - Viện Chăn Nuôi, Hà Nội.
* Phương pháp mổ khảo sát: Được tiến hành theo phương pháp mổ
khảo sát đại gia súc
- Dê đực được cân trọng lượng trước khi giết thịt.
- Cắt tiết xác định khối lượng máu (tiết).
- Lột da (cân khối lượng lông, da).
- Cắt đầu, 4 chân. (Đầu cắt tại vị trí xương át lát, chân cắt ở vị trí cổ
chân), cân xác định khối lượng đầu và chân.
- Tách bỏ toàn bộ nội tạng, cân khối lượng thịt xẻ, cân nội tạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Lọc lấy thịt tinh ở 2 đùi trước, 2 đùi sau, thăn lưng và các phần còn
lại. Cân khối lượng thịt tinh và khối lượng xương.
* Phương pháp so sánh được dùng để so sánh khả năng sản xuất của dê
Beetal nuôi tại các thế hệ, các lứa đẻ... khác nhau.
* Phương pháp lấy mẫu phân tích ngẫu nhiên để lấy mẫu thức ăn, sữa.
Thịt được lấy ở phần thịt thăn và thịt bắp để phân tích.
* Phương pháp xác định hàm lượng Nitơ tổng số để xác định hàm lượng
Protein có trong thức ăn, thịt dê và sữa dê. (Theo T.C.V.N - 4328, 1986)[27].
* Phương pháp xác định độ ẩm để xác định hàm lượng vật chất khô có
trong thức ăn, thịt dê và sữa dê (Theo T.C.V.N - 4326, 1986)[28].
* Phương pháp xác định hàm lượng khoáng tổng số để xác định hàm
lượng khoáng tổng số có trong thức ăn (Theo T.C.V.N - 4327, 1986)[29].
2.2.2.2. Phương pháp sử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp thống kê sinh vật học trên các phần mềm
Excel, Minitab 14,... trên máy tính. Kết quả được so sánh, đối chiếu với kết
quả nghiên cứu trên đàn dê Beetal nuôi tại Việt Nam, Ấn Độ và các giống dê
nhiệt đới khác đang nuôi tại Việt Nam.
- Mô hình thống kê dùng trong phân tích số liệu:
Yij = µ + Ti + L j + ε ij
Trong đó: Yij : Năng suất cá thể thế hệ i, lứa đẻ j
µ: Năng suất trung bình toàn đàn
Ti: Ảnh hưởng của thế hệ thứ i (i = 5- 6)
L j : Ảnh hưởng của lứa đẻ thứ j (j = 1- 4; lứa 1,2,3 và 4)
ε ij : Sai số ngẫu nhiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal
Sinh sản là một trong những đặc tính quan trọng của gia súc nhằm duy
trì và bảo tồn nòi giống. Để đánh giá khả năng sinh sản của dê cái, chúng tôi
tiến hành theo dõi một số đặc điểm phát dục và sinh sản của chúng.
3.1.1. Đặc điểm phát dục của dê cái Beetal
* Tuổi và khối lượng động dục lần đầu
Tuổi động dục lần đầu là một chỉ tiêu cho biết sự thành thục về tính dục
của gia súc. Tuổi động dục lần đầu sớm hay muộn đều liên quan đến khả năng
sinh sản của gia súc. Tuổi động dục lần đầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Di truyền - giống, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc và điều kiện ngoại cảnh.
Các giống dê khác nhau có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Trong cùng một
giống dê nếu được chăm sóc nuôi dưỡng tốt sẽ có thời gian động dục lần đầu
sớm và ngược lại. Dê thường động dục quanh năm, tuy nhiên ở những mùa
thường xảy ra khô hạn nặng và kéo dài, dê giảm trọng và chịu nhiều stress về
dinh dưỡng, chúng có thể không động dục trong mùa này vì lý do dinh dưỡng.
Khối lượng động dục lần đầu cũng là một chỉ tiêu đánh giá sự thành
thục của gia súc, cũng như tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần
đầu cao hay thấp phụ thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng và
ngoại cảnh. Kết quả theo dõi một số đặc điểm phát dục của dê cái Beetal được
trình bày ở bảng 3.1.
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy: Tuổi động dục lần đầu của dê cái Beetal ở
thế hệ 5 sớm hơn thế hệ 6, nhưng không sai khác rõ rệt (P>0.05). Tuổi động
dục lần đầu ở thế hệ 5 là 426.5 ngày, khi đó khối lượng là 24,1 kg; tuổi động
dục của dê cái ở thế hệ 6 là 427,8 ngày, khối lượng là 23,8 kg.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 3.1: Một số đặc điểm phát dục của dê cái Beetal
Chỉ tiêu
Thế hệ 5(n = 21) Thế hệ 6 (n = 22)
X
± m
x
Cv (%)
X
± m
x
Cv (%)
Tuổi ĐDLĐ (ngày) 426,5 ± 11,8 9,50 427,8 ± 10, 7 8,56
Khối lượng ĐDLĐ (kg) 24,1 ± 3,04 4,37 23,8 ± 4,02 5,13
Tuổi PGLĐ (ngày) 447,4 ± 11,8 7,25 448,6 ± 12,4 8,11
Khối lượng PGLĐ (kg) 26,5± 3,12 5,22 25,7± 4,11 5,76
Tuổi ĐLĐ (ngày) 595,3 ±15,6 3,29 596,8 ±14,4 4,02
Khối lượng ĐLĐ (kg) 27,5 ± 4,27 5,79 26,3 ± 4,27 6,05
P > 0.05
Theo dõi tuổi động dục lần đầu trên dê Ấn Độ ở giai đoạn đầu mới
nhập về, Đinh Văn Bình và cộng sự,(1998)[2] cho biết: Tuổi động dục lần đầu
của dê Jumnapari là 406,5 ngày; của dê Barbari là 213,1 ngày; của dê Beetal
là 372,7 ngày. Như vậy, kết quả của chúng tôi về tuổi động dục lần đầu của dê
Beetal chậm hơn của dê Beetal thời kì đầu mới nhập về là 53,8 - 55,1 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê Beetal
thế hệ 2-3 cho thấy: Tuổi động dục lần đầu của dê cái là 354,3 - 362,7 ngày;
khối lượng là 21,4 - 22,8 kg. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tuổi động
dục lần đầu của dê Beeetal thế hệ 5 và 6 dài hơn so với thế hệ 2 và 3 từ
64,8 - 73,3 ngày.
Tuổi động dục lần đầu của dê Beetal nuôi ở Ấn Độ là 460 ngày, khối
lượng đạt được là 19,7 kg (N.S.Singh và O.P.S.Sangar, 1985) (Nguồn Nguyễn
Kim Lin, 2002[14]). Như vậy, so với dê Beetal nuôi tại Ấn Độ thì tuổi động
dục lần đầu của dê Beetal thế hệ 5, 6 sớm hơn 32,2 - 33,5 ngày.
Qua các kết quả nghiên cứu về tuổi động dục lần đầu trên đàn dê Beetal
nuôi ở Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ ở thế hệ 5, 6 cho thấy đàn dê này đã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
có tuổi động dục lần đầu dài hơn so với dê Beetal khi mới nhập về và các thế
hệ 2, 3 và đặc biệt lại sớm hơn so với dê Beetal nuôi tại Ấn Độ. Như vậy đàn
dê Beetal thế hệ 5, 6 có đặc điểm phát dục kém hơn so với các đời đầu khi
mới nhập về, mặc dù vẫn áp dụng quy trình nuôi dưỡng giống như trước, ở
các thế hệ này có thể đã có sự thoái hóa về giống do cận huyết.
* Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu
Trong nuôi dê sinh sản, chúng ta phải có kế hoạch theo dõi động dục
lần đầu của dê để có kế hoạch phối giống cho dê vào thời điểm thích hợp. Nên
phối giống cho dê khi đã bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục đầu. Nhìn chung, nếu
phối ngay ở chu kỳ động dục lần đầu thì ở thời điểm này con vật chưa phát
triển hoàn toàn về thể vóc cho nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả sinh sản. Nếu
không phát hiện được động dục lần đầu chúng ta sẽ không có kế hoạch cho
việc phối giống lần đầu đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
Tuổi và khối lượng phối giống lần đầu của dê cái Beetal ở thế hệ 5 và
thế hệ 6 không có sự sai khác rõ rệt (P>0,05). Tuổi và khối lượng phối giống
lần đầu của dê cái Beetal tương ứng là 447,4 - 448,6 ngày khi đó khối lượng
cơ thể đạt được là 26,5 - 25,7 kg.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tuổi động dục lần đầu dài hơn từ
62.9 - 64,1 ngày so với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình và cộng
sự, (1998)[2] tác giả cho biết: Tuổi phối giống lần đầu của một số giống
dê Ấn Độ trong thời gian đầu mới nhập là 384,5 ngày ở dê Beetal, 421,5 ngày
ở dê Jumnapari và 227,6 ngày ở dê Barbari.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê
Beetal thế hệ 2-3 cho thấy: Tuổi phối giống lần đầu của dê cái nuôi ở trại
giống của trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây là 398,5 - 401,3 ngày;
khối lượng đạt được là 23,6 - 24,2 kg. Như vậy, tuổi phối giống lần đầu của
dê Beetal thế hệ 5, 6 muộn hơn thế hệ 2, 3 từ 48,9 - 49,8 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Như vậy, chỉ số về tuổi phối giống lần đầu của dê Beetal thế hệ 5 và 6
cũng muộn hơn nhiều so với các đời đầu.
* Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ lần đầu
Đây là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh được thời gian đưa con
vật vào khai thác sớm hay muộn. Các giống dê khác nhau, điều kiện nuôi
dưỡng chăm sóc và ngoại cảnh khác nhau thì có tuổi đẻ lứa đầu khác nhau.
Ngoài ra, tuổi đẻ lứa đầu còn phụ thuộc rất lớn vào kỹ thuật phối giống.
Khối lượng sau đẻ lần đầu là một chỉ tiêu sinh sản phản ánh điều kiện
nuôi dưỡng chăm sóc trong thời gian mang thai.
Tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ lứa đầu của dê Beetal thế hệ thứ 5
tương đương với thế hệ thứ 6. Cụ thể, tuổi đẻ lứa đầu và khối lượng sau đẻ
lứa đầu của dê Beetal thế hệ thứ 5 là 595,3 ngày, khối lượng đạt được là 27,5
kg; ở thế hệ thứ 6 tương ứng là 596,8 ngày và 26,3 kg.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tuổi đẻ lứa đầu cũng muộn hơn từ
40,3 - 52,3 ngày so với kết quả nghiên cứu của Đinh Văn Bình, (1998)[2] và
Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] khi nghiên cứu trên đàn dê Ấn Độ. Cụ thể:
Theo Đinh Văn Bình, (1998)[2] dê Beetal thế hệ 1 có tuổi đẻ lứa đầu là
544,5 ngày. Nghiên cứu của Nguyễn Kim Lin, (2002)[14] trên đàn dê Beetal
thế hệ 2-3 cho thấy: Dê Beetal có tuổi để lứa đầu là 552,3 - 556,5 ngày; khối
lượng đạt được là 27,3 - 28,1 kg.
Ở Ấn Độ, N.S.Singh và O.P.S.Sangar, (1985) cho biết: Tuổi đẻ lần đầu
của dê Beetal là 559 - 721 ngày, khối lượng đạt được là 27 - 43 kg (Nguồn
Nguyễn Kim Lin, 2002[14]).
Qua theo dõi nghiên cứu về một số đặc điểm phát dục của dê Beetal
nuôi ở Viêt Nam thế hệ 5, 6 chúng tôi thấy dê Beetal đã có khả năng phát dục
chậm hơn nhiều so với thời kỳ đầu mới nhập về, có thể đàn dê này đã bị thoái
hóa do cận huyết sau 15 năm nuôi tại Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Đinh Văn Bình và cộng sự, (2001)[4] cho biết: Tuổi đẻ lần đầu của dê
Bách Thảo là 427,5 ngày; khi đó khối lượng đạt được là 32,77 kg. Đinh Văn Bình
và cộng sự, (2005)[7] cho biết: Tuổi đẻ lứa đầu của dê Boer thuần là 553
ngày; khối lượng sau đẻ lần đầu của dê Boer là 53,9 kg. Theo Nguyễn Thị Mai,
(2000)[18] tuổi đẻ lứa đầu của dê Bách Thảo là 11 - 12 tháng.
3.1.2. Khả năng sinh sản của dê đực Beetal
- Phẩm chất tinh dịch
Ngoài việc theo dõi khả năng sinh sản của dê cái, chúng tôi đã tiến hành
theo dõi khả năng sinh sản của con đực. Con đực có vai trò cực kỳ quan trọng,
một cá thể đực có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sinh sản của một hay nhiều con
cái và khả năng sinh trưởng ở đời con. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá khả năng
sinh sản của dê đực, ở đây chúng tôi sử dụng các chỉ tiêu về phẩm chất tinh dịch
và kết quả phối giống.
Chúng tôi đã tiến hành lấy tinh của 5 dê đực mỗi thế hệ (5 và 6), kiểm tra 8
lần trong 2 năm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Chất lượng tinh dịch dê đực Beetal
Chỉ tiêu Đơn vị
Thế hệ 5
(n=5)
Thế hệ 6
(n=5)
* ở Ấn Độ
X
± m
x
X
± m
x
Thể tích (V) ml 1,32 ± 0,15 1,15 ± 0,15 1,69 ± 0.03
Hoạt lực (A) % 82,1 ± 3,75 72,8 ± 4,15 84,3 ± 6,0
Nồng độ (C) tỷ/ml 3,65b± 0,09 3,16a± 0,12 3,18 ± 0,1
VAC tỷ 3,95b± 0,09 2,65a ± 0,08 4,53 ± 0.06
pH 6,72 ± 0,01 6,78 ± 0,01 6,52 ± 0,01
Tỷ lệ kỳ hình (K) % 5,32 ± 0,42 6,22 ± 0,45 5,4 ± 0,23
* Ở Ấn Độ: theo N.S.Singh và O.P.S.Sangar, 1985
Ghi chú:
a,b
giá trị trung bình mang chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác
theo hàng ngang với P <0,05
Qua kết quả ở bảng 3.2 chúng tôi thấy: Các chỉ tiêu như lượng xuất tinh
(V), hoạt lực (A), nồng độ (C) và tổng số tinh trùng tiến thẳng (VAC) của tinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
dịch dê đực Beetal thế hệ 5 đều cao hơn so với thế hệ 6, pH tinh dịch dê đực
Beetal có giá trị trung bình 6,72 - 6,78, không thay đổi giữa thế hệ 5 và thế hệ 6,
nhưng tỷ lệ kỳ hình ở thế hệ 6 lại cao hơn ở thế hệ 5. Cụ thể, nồng độ tinh trùng
(C) của dê ở thế hệ 5 cao hơn rõ rệt so với thế hệ 6,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá khả năng sản xuất của dê Beetal thế hệ 5 và 6 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây.pdf