Luận văn Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô

MỤC LỤC

NộiDung Trang

CẢMTẠ i

TÓMLƯỢC ii

MỤCLỤC iii

DANHSÁCHBẢNG vi

DANHSÁCHHÌNH viii

Chương 1: GIỚITHIỆU 1

Chương 2: LƯỢCKHẢOTÀILIỆU 2

2.1. Tìnhhìnhtrồng nấmrơmtrênthếgiới 2

2.2. Tìnhhìnhsảnxuấtnấmrơmvà những thuậnlợicủa nghề

trồng nấmở ViệtNam

3

2.2.1. Tình hình sản xuấtnấmrơm 3

2.2.2. Những thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng nấm ởViệtNam4

2.3. Giá trị dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh và sự phát triểncủa nấmrơm5

2.3.1. Giátrịdinh dưỡng 5

2.3.1.1. Hàmlượng Protein 5

2.3.1.2. Hàmlượng chấtbéo 6

2.3.1.3. Hàmlượng đường 6

2.3.1.4. Hàmlượng chấtkhoáng 6

2.3.1.5. Hàmlượng Vitamin 6

2.3.2. Điều kiện ngoạicảnh vàsự pháttriển củanấmrơm 6

2.3.2.1. Điều kiện ngoạicảnh 6

2.3.2.2. Sự pháttriển củanấmrơm 8

2.4. Kỹ thuậttrồng nấmrơm 11

2.4.1. Thờivụ trồng nấm 11

2.4.2. Nền trồng nấm 12

2.4.3. Nguyên liệu trồng nấm 12

2.4.4. Meo giống 14

2.4.5. Nướctưới 15

2.4.6. Phương pháp sắp xếp mô vàrảimeo 15

2.4.7. Chămsócvàtướiđón nấm 16

2.4.7.1. Tủ rơmáo vàđảo rơmáo 16

2.4.7.2. Chămsócvàtướiđón nấm 17

2.4.8. Thu hái, bảo quản vàtiêu thụ nấmrơm 18

2.4.8.1. Thu hoạch nấmrơm 18

2.4.8.2. Bảo quản nấmrơm 19

2.4.8.3. Tiêu thụ nấmrơm 19

2.4.9. Sâu bệnh hạinấmrơm 20

Chương 3: VẬTLIỆUVÀPHƯƠNGPHÁP 23

3.1. Địa bànnghiêncứu 23

3.2. Phương pháp 23

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 23

3.2.2. Phương pháp tiến hành 23

3.2.3. Công thứctính 24

3.2.4. Phân tích thống kê 24

Chương 4: KẾTQUẢVÀTHẢOLUẬN 25

4.1. Giớithiệuvềđịa bànnghiêncứu 25

4.1.1. XãLương An Trà 25

4.1.2. XãCô Tô 26

4.2. Thông tinchung vềnông hộ 26

4.2.1. Tuổicủachủ hộ vàcácthành viên trong giađình 26

4.2.2. Trình độ văn hoá 27

4.2.3. Số nhân khầu trong giađình 28

4.3. Số métmô chấtnấmvà kinhnghiệmcanhtácnấmrơm 28

4.3.1. Số métmô chấtnấmcủanông hộ 28

4.3.2. Kinh nghiệmtrồng nấm 29

4.4. Thờivụvà nơitrồng nấm 30

4.4.1. Thờivụ trồng nấmrơm 30

4.4.2. Nơitrồng nấm 31

4.5. Loạimeo trồng nấm 31

4.6. Số lầntướinướctrồng nấmcủa nông hộ 32

4.7. Kỹ thuậtcanhtáccủa nông hộ 33

4.7.1. Xử lý nền trồng nấm 33

4.7.2. Ủrơmvàcách nhận biếtrơmchín 34

4.7.2.1. Ủrơm 34

4.7.2.2. Cách nhận biếtrơmchín 35

4.7.3. Dạng mô chấtnấmrơm 36

4.7.4. Trởtơsau khichất 38

4.7.5. Hiện trạng sử dụng chấtkích tố trong quátrình trồng nấm 38

4.7.6. Dịch hạinấmrơmvàtình hình sử dụng nông dược 40

4.8. Thuhoạch 41

4.8.1. Ngày bắtđầu hái 41

4.8.2. Số đợtthu hoạch/vụ 42

4.8.3. Tiêu thụ sản phẩm 43

4.8.4. Năng suấtnấmrơmtrên 1 métmô (kg/m) 44

4.9. Chiphí, thunhậpvà lợinhuận 45

4.10. Sự thamgia của nữ giớitrong việctrồng nấm 46

4.11. Hiệu quả đầu tư và chi phí của mô hình canh tác 2 lúa-nấmrơmtạixã Lương AnTrà và xã Cô Tô

4.12. Thuậnlợivà khó khăntrong quá trìnhtrồng nấm 48

4.12.1. Thuận lợi 48

4.12.2. Khó khăn 48

4.13. Mô hìnhtheo dõi 49

Chương 5: KẾTLUẬNVÀĐỀNGHỊ 53

5.1. Kếtluận 53

5.2. Đềnghị 54

TÀILIỆUTHAMKHẢO 55

PHỤCHƯƠNG pc-1

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ối (Lê Duy Thắng, 1997). 2.4.7. Chăm sóc mô nấm rơm 2.4.7.1. Tủ rơm áo và đảo rơm áo Tùy theo trời nắng nóng nhiều hay ít ta cần phơi mô chừng 2-3 nắng cho khô bề mặt nhằm tránh mốc tạp và tạo điều kiện để ủ tơ, không nên tưới nước trong lúc này. Sau đó tiến hành phủ rơm áo để che phủ mô nấm rơm khỏi bị nắng trực xạ, tránh được mưa gió tạt vào để giữ cho mô được ẩm và đủ độ ấm, ngoài ra áo mô còn đóng vai trò quan trọng giúp mô nấm có điều kiện tăng trưởng tốt (Việt Chương, 2003). Lớp áo mô thường làm bằng rơm rạ tốt, sạch, không nhiễm tạp, dày 1 tấc (mùa nóng) và 2 tấc (mùa lạnh), lớp áo mô được xếp theo 1 chiều, phủ theo kiểu lợp mái nhà (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Sau khi tủ rơm áo mô mỗi ngày có thể tưới 2 lần vào lúc trời mát (buổi sáng: lúc 7-8 giờ, buổi chiều: lúc 4-5 giờ), không nên tưới nước vào lúc trời nắng gắt và để hạn chế nấm dại không nên tưới thừa nước ở giai đoạn này (Việt Chương, 2003). Bên cạnh tưới nước thì kết hợp đảo trở áo mô (2-3 ngày/1 lần) vào buổi sáng hoặc chiều mát để tránh mô nấm ăn lan ra lớp mô áo, không tạo được nấm. Cách đảo rơm áo có thể tiến hành như sau: dỡ lớp rơm áo, xốc cho tơi và đậy lại ngay (Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, 2003). Ngoài ra, theo Lê Duy Thắng (1997) thì ta có thể đốt mô trước khi phủ áo mô để vệ sinh mặt ngoài mô nấm, cung cấp thêm muối khoáng cho nấm, 2 sưởi ấm meo giống bên trong. Sau khi đốt mô xong phải để tiếp 1 thời gian khoảng 5-6 giờ rồi mới làm áo mô. 2.4.7.2. Chăm sóc và tưới đón nấm Tơ nấm phát triển đan thành mạng nhện bên hông mô và biến đổi từ màu trắng sang màu vàng sậm, ngửi có mùi thơm đặc trưng của nấm rơm, đến ngày thứ 7 hoặc 8 có thể phun thêm dinh dưỡng, cần kiểm tra và ém chặt lại mô nấm không nên để mô nấm bị xốp. Nếu có nhiều nấm dại cần nhổ bỏ sạch cả gốc, rắc vôi bột và làm thông thoáng để giảm ẩm (Lê Duy Thắng, 1997). Nguyễn Hữu Đống (2003) cho biết lượng nước tưới 1 lần rất ít ( mỗi ngày tưới 0,1 lít cho 1 mét mô), nếu tưới quá nhiều nấm dễ bị thối chân và chết ngay từ lúc còn nhỏ . Vào mùa nắng gắt, nhiệt độ mô tăng cao nên tưới nước để hạ nhiệt độ và bổ sung ẩm, ngược lại vào mùa lạnh hoặc trời mưa nhiều cần giữ ấm và tưới nước ít hơn. Theo Lê Duy Thắng (1997), thời gian nụ nấm lớn dần thành tai nấm chỉ nên tưới 1 lần trong ngày, tốt nhất là tưới nước vào lúc xế chiều (bớt nắng). Nên tưới bằng vòi sen, tránh giọt nước tưới mạnh làm hư tơ nấm hoặc nụ nấm. Trong quá trình tưới nước có thể kiểm tra ẩm độ bằng cách rút 5-7 cọng rơm từ giữa mô nấm cho vào lòng bàn tay vắt thật mạnh: nếu nước chảy ra thành từng giọt rơi xuống là dư nước, không được tưới thêm mà dỡ lớp rơm áo ra để phơi mát (không nắng) khoảng 30 phút rồi đậy lại liền. Nếu nước rịn ra nhưng không chảy thành giọt là đủ nước, không cần tưới thêm và cũng không cần phơi mát. Nếu cảm thấy cọng rơm làm ẩm tay mà không thấy nước nhỏ giọt cần phải tưới ngay (Việt Chương, 2003). Nhiệt độ thích hợp ở mô nấm khoảng 34-35oC, và để kiểm tra nhiệt độ thì có thể dùng tay áp vào thành mô hoặc đưa tay ngập sâu vào giữa lớp rơm, nếu vừa đặt tay vào cảm thấy ấm dần là nhiệt độ thích hợp, ngược lại nếu không thấy nóng hoặc phải ấn sâu vào hơn hay để lâu hơn mới nóng là do mô nấm bị mất nước và lạnh cần phải che đậy kỹ hơn (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). 3 Khác với lúc ủ tơ, giai đoạn ra quả thể rất cần ánh sáng (Lê Duy Thắng, 1997), cần thông khí cho nấm hô hấp và chiếu sáng cho nấm phát triển. Mỗi sáng khoảng 8-9 giờ nên kết hợp thăm mô nấm và lấy áo mô ra để thông khí, phơi trần mô dưới nắng 20-30 phút và nhờ ánh sáng nụ nấm sẽ phát triển tốt hơn. Khi đậy áo lại nhớ trở áo rơm. Khoảng 7-9 ngày sau khi chất nấm thì trên mô xuất hiện nấm con, cần cẩn thận khi tưới nước bởi vì nấm con có nước dính trực tiếp sẽ rất dễ bị thúi hay dộp (Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, 2003). Nên hái nấm rơm ở dạng trứng hoặc thu hoạch khi nấm vừa nhọn đầu để có năng suất cao nhất, nên hái nhẹ nhàng cả cụm và sạch gốc nấm, không để sót lại trong mô, trong thời gian thu hái và sau đó nên ngưng tưới nước 1-2 ngày để tơ nấm phục hồi (Nguyễn Lân Dũng, 2003). 2.4.8. Thu hái, bảo quản và tiêu thụ nấm rơm 2.4.8.1. Thu hoạch nấm rơm Tùy theo thời tiết trung bình khoảng 10 – 14 ngày sau khi cấy meo là có thể hái nấm được. Quả nấm thu hoạch phải đảm bảo không bị nứt bao, không bị xoè ô thì chất lượng mới tốt (Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002). Theo Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung (2003), trên 1 mô nấm thời gian thu 1 đợt kéo dài 3-4 ngày, khi thu hết lần 1 thì 7-8 ngày sau nấm lại ra lần 2 và hái trong 3-4 ngày là kết thúc 1 đợt nuôi trồng, thời gian 1 vụ trồng khoảng 25-30 ngày. Khi hái lựa các nấm búp hơi nhọn đầu (gần nứt bao) hái trước, xoáy nhẹ tay tách gỡ ra khỏi mô. Không nên để sót lại chân nấm bị đứt trên mô vì phần khi thối rữa sẽ làm hư các nụ nấm kế bên, thu hoạch xong đậy kỹ lớp áo mô lại (Việt Chương, 2003). Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung (2003) cho rằng nấm hái ở giai đoạn trứng là lúc nấm có chất lượng và năng suất cao nhất, trường hợp nấm mọc thành cụm có thể tách cây lớn hái trước, có thể hái 2-3 lần/1 ngày, vào những ngày nắng nóng và nhiệt độ không khí cao nấm phát triển nhanh nên khi nấm hơi nhọn đầu là hái được. 3 Có thể thu hoạch nấm rơm liên tục trong 15-17 ngày (Nguyễn Lân Dũng, 2003). Nấm sau khi thu hoạch xong đợt 1 cứ phơi trần 3-4 ngày, khỏi cần tưới nước nhưng sau thời gian đó thì tưới trở lại bình thường khoảng 1 tuần lễ sau thì thu hoạch đợt 2 (Việt Chương, 2003). Thông thường người trồng nấm để kinh doanh chỉ thu hoạch 2 đợt là thu dọn và xử lý đất, chuẩn bị nuôi trồng đợt mới (Lê Duy Thắng, 1997). Nấm rơm thường được hái làm 2 đợt: đợt đầu là đợt chính khá nhiều, đợt hai là đợt phụ nên sản lượng chỉ bằng 1/4 đợt trước. Nguyễn Lân Dũng (2003) cho rằng nên chia thời gian thu hoạch ra làm 2 lần trong ngày (sáng và chiều) để có thể chọn được các nấm vừa tầm ưa chuộng của thị trường. 2.4.8.2. Bảo quản nấm rơm Theo Việt Chương (2003) thì nấm rơm nở rất mau dù là khi hái ở dạng búp nhưng khoảng 3-4 giờ sau nếu không bảo quản trong độ lạnh cần thiết thì nó sẽ nở bung mũ nấm ra, vì vậy để giữ nấm được lâu thì có thể bảo quản dưới dạng khô hay muối,… - Bảo quản nấm rơm ở dạng khô: Rửa sạch nấm, để ráo hết nước, dùng dao sắc cắt lát các thể quả nấm rơm để có được các khoanh nấm có kích thước không mỏng hơn 0,5cm. Nếu trời nắng, đổ nấm ra nong và phơi 3-4 nắng là được. Nếu trời không nắng thì phải sấy ở nhiệt độ khoảng 40-50oC (Nguyễn Lân Dũng, 2003). - Bảo quản nấm rơm theo cách muối: ngâm nấm vào nước sôi khoảng 10 phút, vớt ra rồi ngâm ngay vào nước lạnh khoảng 5 phút, lại vớt ra rổ để cho ráo nước. Dùng chai keo hay lu khạp sạch ngâm nấm trong nước muối có nồng độ 22%, thêm 1 chút axit citric sao cho nấm vừa ngập trong nước muối là được (Việt Chương, 2003). Với 2 cách bảo quản trên thì thời gian bảo quản của nấm khô có thể được hơn 6 tháng và nấm muối cũng được vài tháng. 2.4.8.3. Tiêu thụ nấm rơm Theo Việt Chương (2003), sau khi hái, nấm rơm vẫn tiếp tục phát triển, nếu để sau vài tiếng nấm từ hình trứng nở ra hình dù, vì vậy cần thu 3 hoạch nhanh trong 3-4 giờ. Dụng cụ đựng nấm cần thông thoáng, không chất đống nấm lên nhau. Muốn để nấm đến ngày hôm sau phải bảo quản ở nhiệt độ 10-15oC. Nấm rơm là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng nên được nhiều người ưa thích nhất là đối với người Việt Nam - những người quen ăn nấm rơm hơn các loại nấm khác (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). 2.4.9. Sâu bệnh hại nấm rơm - Bệnh sinh lý Nấm rơm rất nhạy cảm với môi trường, cần lưu ý: nhiệt độ, ánh sáng, nước tưới,thông thoáng,… + Nhiệt độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển và tăng trưởng của nấm rơm. + Ánh sáng: có ảnh hưởng nhiều khi nấm từ hình cầu sang hình trứng: nếu thiếu ánh sáng quả thể có màu trắng hay màu xám. Vitamin E sẽ giảm hoàn toàn, vitamin D không có, sắc tố melanin (đen) không hình thành (Tài liệu tập huấn, 2004). + Nước tưới: chi phối toàn bộ hoạt động sống của nấm rơm, nước phèn làm nấm mọc chậm, thưa, đầu sợi nấm cong lại, tai nấm bị dị dạng, chết non hay sùi lên; nước mặn làm tơ nấm đổi màu, dị hình và không tạo quả thể (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của tơ nấm và quả thể được tác giả Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan đúc kết trong bảng 5. Bảng 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ lên nấm rơm Thành phần Nhiệt độ Kiểu biểu hiện Tơ nấm ≥ 40oC ≤ 15oC ≤ 25oC Tơ nấm mọc chậm và thưa dần rồi chết Tơ ngừng tăng trưởng và không mọc lại được Quả thể hay tai nấm không tạo thành được Quả thể 25 – 28oC ≥ 35oC Tai nấm bị dị hình Nấm mau trưởng thành (sớm bung dù) Nguồn: Trần Đình Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2001 - Nấm bệnh 3 + Nấm dại: nấm dại không xâm nhập từ meo giống mà từ nguyên liệu (Việt Chương, 2003), do độ ẩm nguyên liệu quá cao (70%), giàu đạm urê và hơi axit (<5). Loại này không gây hại nhưng cạnh tranh dinh dưỡng của nấm rơm, cần điều chỉnh nguyên liệu lúc đem trồng, hạn chế tưới nước khi chăm sóc (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). + Các loại nấm mốc như nấm xanh, nấm vàng,… là loại nấm nguy hiểm, nguyên nhân có thể do nguyên liệu bị nhiễm bệnh từ trước, nhà xưởng vệ sinh không sạch sẽ, khu vực nuôi trồng ẩm thấp, đã trồng nấm nhiều lần,… (Nguyễn Hữu Đống, 2003). Cần bỏ những mô bệnh ra xa khu vực nuôi trồng, đem chôn hoặc đốt để ngăn chặn bệnh lây lan (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). - Động vật gây hại Côn trùng phá hoại (chuột, gián, kiến, mối,…), chúng cắn phá sợi nấm và ăn nấm, đào hang làm xáo trộn mô nấm, ăn giống nấm vừa cấy, gây thiệt hại lớn (Nguyễn Duy Điềm và Huỳnh Thị Dung, 2003). Do đó nên xử lý nền đất trước khi trồng như tưới nước, xới nhẹ, rắc thuốc diệt tuyến trùng như Furadan, Mocap,… Khi tưới đón nấm, rắc vôi xung quanh mô (nếu trồng dưới đất). Trong quá trình nuôi trồng nấm rơm nên áp dụng các biện pháp phòng trừ để hạn chế sự phát triển của mầm bệnh làm giảm năng suất và chất lượng nấm, các biện pháp được trình bày trong bảng 4. 3 Bảng 4: Biện pháp phòng trừ tổng hợp khi trồng nấm rơm Biện pháp Cách làm Xử lý kỹ nền đất Xới nhẹ, phơi nắng, rắc vôi, thuốc, tưới nước. Định kỳ phải thay đổi nền đất. Xử lý nguyên liệu Tránh sử dụng nguyên liệu mốc, ẩm. Ủ đống to, đảm bảo độ ẩm, pH, rơm chín đều, có mùi thơm dễ chịu, không có mùi khai, hôi, màu nâu sẫm. Xử lý áo mô Chọn rơm khô, sạch, phơi 2 nắng trước khi sử dụng đậy mô nấm. Giữ ấm mô Giữ nhiệt độ 35-38oC ở giai đoạn ủ tơ và 28-32oC ở giai đoạn ra quả thể. Trời lạnh tủ thêm áo mô, trời nắng lấy bớt. Giữ ẩm mô Tưới và kiểm tra độ ẩm 65-70% ở giai đoạn ủ tơ và 85-95% ở giai đoạn ra quả thể. Phòng bệnh Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh. Diệt ngay nguồn bệnh để tránh lây lan. Dọn vệ sinh và khử trùng sau mỗi đợt trồng. Nguồn: Tài liệu tập huấn, 2004 3 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa bàn nghiên cứu: Để thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu chúng tôi đã chọn địa bàn xã và các hộ nông dân có trồng nấm rơm trong xã Lương An Trà và xã Cô Tô thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang làm địa bàn nghiên cứu. 3.2. Phương pháp 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp: - Số liệu thứ cấp của địa phương để biết có bao nhiêu hộ trồng nấm rơm trong mùa lũ, các báo cáo tổng kết về kinh tế-văn hoá-xã hội năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô. - Số liệu về kỹ thuật trồng nấm rơm thông qua sách báo, báo cáo, internet,… 3.2.2. Phương pháp tiến hành - Điều tra ngẫu nhiên 30 hộ có trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp dựa theo phiếu điều tra. * Nội dung điều tra: Nội dung phiếu điều tra được trình bày chi tiết trong phụ chương, gồm những phần chính sau: + Số mét mô chất nấm, số năm canh tác, kinh nghiệm trồng. + Kỹ thuật canh tác: thời vụ, giống meo, cách xử lý nguyên liệu rơm, chọn địa điểm, cách xử lý nền, sắp xếp mô, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, năng suất, tiêu thụ. + Hiệu quả kinh tế: ghi nhận chi phí sản xuất, tính toán hiệu quả kinh tế. - Theo dõi thường xuyên và ghi nhận qui trình kỹ thuật của 3 nông hộ trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà. 3 * Chỉ tiêu theo dõi: + Nơi trồng nấm. + Xử lý nguyên liệu: Tạo đống rơm ủ, cách ủ, đảo đống ủ, cách nhận biết rơm chín. + Xử lý nền. + Xếp mô nấm. + Chăm sóc: Tưới nước, đảo áo rơm, kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ. + Thu hoạch. 3.2.3. Công thức tính Chi phí vật tư = chi phí rơm + chi phí dinh dưỡng + chi phí vôi + chi phí meo + chi phí thuốc xử lý + chi phí xăng dầu Chi phí lao động thuê = công chất lao động thuê + công chở nguyên liệu lao động thuê Chi phí lao động nhà = công chất lao động nhà + công tưới lao động nhà + công hái lao động nhà Chi phí tiền mặt = chi phí vật tư + chi phí lao động thuê Lãi ngân hàng = tiền mặt x lãi suất ngân hàng (0,6) Chi phí cơ hội = chi phí lao động nhà + lãi ngân hàng Tổng chi = chi phí tiền mặt + chi phí cơ hội Tổng thu = năng suất toàn vụ x giá nấm Lãi thuần (RAVC) = Tổng thu - tổng chi Hiệu quả đồng vốn có phí cơ hội = Lãi thuần (RAVC) : tổng chi 3.2.4. Phân tích thống kê Nhập số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS. 3 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu Huyện Tri Tôn là huyện miền núi của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý như sau: - Bắc giáp huyện Tịnh Biên. - Tây giáp Hà Tiên và một phần biên giới Campuchia. - Nam giáp Hòn Đất (Kiên Giang). - Đông giáp Châu Thành và Thoại Sơn. Tri Tôn có địa hình đa dạng, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng có đầm lầy và nhiều kinh nhỏ (không có sông lớn chảy qua), là huyện đất rộng người thưa, đất sản xuất còn nhiều hạn chế, hầu hết bị nhiễm phèn, nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Toàn huyện có 13 xã 1 thị trấn, có 55 ấp và 4 khóm. Trong đó 9 xã có người dân tộc Khmer, có 2 xã tiếp giáp biên giới Campuchia chủ yếu sống cập theo tuyến kinh Vĩnh Tế (tỉnh lộ 55A). - Diện tích tự nhiên: 59.805 ha (chiếm 17,56% diện tích tự nhiên của tỉnh). - Dân số: 116.585 người với 26.258 hộ (thống kê năm 2002). Trong đó dân tộc Khmer là 44.618 người, chiếm 38,27% dân số toàn huyện; mật độ dân số là: 195 người/km2. Về mặt bằng sử dụng đất đạt 96,2% diện tích tự nhiên, sự phân bố dân cư đến nay chưa đều khắp, chủ yếu tập trung thị trấn, thị tứ, triền núi, trình độ dân trí còn thấp, nên tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế. 4.1.1. Xã Lương An Trà Lương An Trà là 1 xã nghèo nhất trong tỉnh An Giang nằm ở vùng sâu, xa. Phần lớn diện tích của đất bị nhiễm phèn nặng, thường xuyên bị ngập nước trong mùa lũ, thiếu nước trong mùa khô, đại diện cho vùng đồng bằng chân núi. Hiện diện tích toàn xã là 8.485 ha, chiếm 14,14% diện tích huyện, là xã có diện tích lớn thứ ba trong huyện Tri Tôn. Trong đó, đất nông nghiệp 4.830 ha; đất chưa sử dụng 244 ha, còn lại là đất ở, lâm nghiệp và đất chuyên dùng. 3 - Xã Lương An Trà có 5.716 người với 1.116 hộ; trong đó có 311 người Khmer với 59 hộ. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên người là 0,74 ha. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 4,6 ha. - Cây trồng và vật nuôi chính: 1 vụ lúa/năm, năng suất thấp. Đàn bò có 1.284 con (Võ Tòng Anh, 2003). 4.1.2. Xã Cô Tô Xã Cô Tô nằm ở vùng sâu, xa. Phần lớn diện tích của đất bị nhiễm phèn nặng, thường xuyên bị ngập nước trong mùa lũ. Diện tích toàn xã là 3.990 ha. trong đó đất nông nghiệp 3.101 ha; đất chưa sử dụng 184 ha, còn lại là đất ở, lâm nghiệp và đất chuyên dùng. - Xã Cô Tô có 9.144 người với 1.993 hộ; trong đó có 6.224 người Khmer với 1.464 hộ. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên người là 0,33 ha. - Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên hộ là 1,56 ha. - Cây trồng và vật nuôi: 2 vụ lúa/năm. Đàn bò có 1.965 con (Niên giám thống kê huyện Tri Tôn, năm 2003). 4.2. Thông tin chung về nông hộ 4.2.1. Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình: Qua kết quả điều tra bảng 5 cho thấy độ tuổi của chủ hộ tập trung chủ yếu ở 18-60 tuổi (chiếm 66,25%) đây là độ tuổi nằm trong tuổi lao động có khả năng tiếp thu tốt các kỹ thuật canh tác và khả năng làm kinh tế. Chủ hộ có tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ thấp (18,27%), không có chủ hộ nào có tuổi dưới 18. Trung bình tuổi của chủ hộ là 42,27 . Ngược lại, các thành viên trong gia đình có tuổi tập trung đa số dưới 18 (chiếm 63,6%) độ tuổi này chưa đến tuổi lao động chủ yếu đi học, phải dựa vào gia đình, kế đến là số thành viên có tuổi từ 18-60 cũng chiếm tỷ lệ khá cao (33,5%), số tuổi trên 60 chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,9%). Trung bình tuổi của các thành viên trong gia đình là 11,97. 3 Bảng 5: Tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Nhóm Chủ hộ Thành viên trong gia đình Tần suất % Tần suất (%) < 18 Tuổi 0 0,00 133 63,60 18-60 Tuổi 28 66,25 70 33,50 >60 Tuổi 2 18,27 6 2,90 Tổng 30 68,18 209 100 Trung bình 42,27 11,97 4.2.2. Trình độ văn hoá Kết quả điều tra về trình độ văn hoá của nông hộ được trình bày trong bảng 8, cho thấy phần lớn người chủ hộ có trình độ văn hoá cấp 1 (chiếm 40%) với trình độ văn hóa này thì việc tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật là rất hạn chế, trình độ văn hoá cấp 2 chiếm 36,67%, trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 13,33% và số chủ hộ mù chữ chiếm 10%. Các thành viên trong hộ có trình độ văn hoá cũng tập trung nhiều ở cấp 1 (chiếm 41,44%) do ở nông thôn việc lo cho cái ăn đã vất vả nên việc lo cho con cái đi học đến nơi đến chốn là điều rất khó khăn. Trình độ văn hoá của các thành viên trong hộ thấp nhất (mù chữ) chiếm 2,7%. Trình độ văn hoá cấp 2 chiếm 38,74% và trình độ văn hoá cấp 3 chiếm 17,12%. Bảng 6: Trình độ văn hoá của chủ hộ và các thành viên trong hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Trình độ văn hoá Chủ hộ Thành viên gia đình Tổng Tần suất % Tần suất % Tần suất % Mù chữ 3 10,00 3 2,70 6 4,26 Cấp I 12 40,00 46 41,44 58 41,13 Cấp II 11 36,67 43 38,74 54 38,30 Cấp III 4 13,33 19 17,12 23 16,31 Tổng 30 100 111 100 141 100 4 4.2.3. Số nhân khẩu trong gia đình Kết quả bảng 7 cho thấy số người trong hộ từ 4 đến 5 người chiếm tỷ lệ cao 73,33%, các hộ có số người trên 5 chiếm 26,67% và số người trong hộ nhỏ hơn hoặc bằng 3 chỉ chiếm 33,33%. Trung bình số người trong 1 hộ là 4,33, như vậy khi trồng nấm rơm thì các hộ có thể tận dụng được nguồn lao động gia đình, giảm được chi phí lao động thuê, làm tăng thêm thu nhập. Bảng 7: Số nhân khẩu trong gia đình ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Nhóm Tần suất % =< 3 người 10 33,33 4 - 5 người 22 73,33 >5 người 8 26,67 Tổng 30 100 Trung bình 4,33 4.3. Số mét mô chất nấm và kinh nghiệm canh tác nấm rơm: 4.3.1. Số mét mô chất nấm của nông hộ: Tùy theo đồng vốn bỏ ra nhiều hay ít mà số mét mô chất nấm của nông hộ nhỏ hay lớn, với 1 công rơm có thể chất được từ 20-35 mét mô tùy theo chất lượng rơm rạ. Qua hình 3 cho thấy phần lớn số hộ điều tra có số mét mô tập trung từ 50–200 mét mô (chiếm 56,7%), số mét mô trồng chiếm 10% là trên 1000 mét mô. Đa số các hộ chất chủ yếu 50-200 mét mô bởi vì phần lớn các hộ đều mới trồng nấm và chỉ trồng vài vụ trong năm, vốn ít, chủ yếu bán cho các chợ nhỏ ở nông thôn. 4 56,7% 16,7% 16,7% 10% 0 10 20 30 40 50 60 50-200 240-380 400-800 >1000 Số mét mô chất nấm rơm % nông hộ Hình 3: Số mét mô chất nấm rơm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4.3.2. Kinh nghiệm trồng nấm Hầu hết nông dân ở xã điều tra đều là những người mới trồng nấm ít kinh nghiệm. Qua hình 4 cho thấy hộ nông dân trồng nấm rơm có kinh nghiệm nhỏ hơn 2 năm chiếm tỷ lệ cao (80%) so với số hộ nông dân có kinh nghiệm trồng trên 2 năm (20%). Số hộ trồng nấm lớn hơn 10 năm chiếm tỷ lệ thấp (7%). Phần lớn số hộ điều tra có ít kinh nghiệm trồng nấm rơm vì mô hình này chỉ mới phổ biến ở xã. Bên cạnh những hộ bố trí trồng nấm rơm sau vụ lúa, những hộ chuyên trồng nấm quanh năm thì trong 1 năm họ bố trí rất nhiều vụ tùy theo điều kiện có được, tùy theo ngày rằm, ngày chay,… 0% 80% 6,67%6,67%3,33%3,33% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2 - 4 > 4 - 6 >6 - 8 > 8 - 10 >10 Năm trồng % nông hộ 4 Hình 4: Số năm kinh nghiệm trồng nấm rơm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4.4. Thời vụ và nơi trồng nấm 4.4.1. Thời vụ trồng nấm rơm Nấm rơm có thời gian trồng ngắn (khoảng 1 tháng) và có thể trồng quanh năm, trong điều kiện tiêu thụ hiện nay, mùa vụ trồng thường liên quan đến ngày rằm, ngày chay, sau vụ lúa,… ngoài ra trồng nấm rơm cần phải chú ý đến thời tiết. Những người mới học nên trồng vào mùa nắng để dễ chăm sóc và nấm ít bị hư hỏng do thời tiết. Từ kết quả hình 5 cho thấy trong các hộ điều tra phần lớn đều tập trung trồng nấm rơm sau vụ trồng lúa chiếm 86,7% cho thấy chỉ sau khi thu hoạch lúa xong thì họ mới có đủ nguồn vốn, nhân lực và thời gian cho việc trồng nấm, những hộ trồng nấm rơm quanh năm chiếm tỷ lệ thấp 13,3%. Những hộ trồng nấm rơm sau vụ trồng lúa vì họ có thể tận dụng nguồn rơm sẵn có tại nhà, xin hoặc mua rơm ở các hộ lân cận nên giảm chi phí đáng kể, đồng thời trong khoảng thời gian này họ có nhiều thời gian để chăm sóc nấm, còn những hộ trồng nấm rơm quanh năm thì họ thường tận dụng nguồn rơm sau vụ trồng lúa, tích lũy rơm hoặc mua rơm từ nơi khác. 13,3% 86,7% cả năm sau vụ trồng lúa Hình 5: Tỉ lệ (%) nông hộ có thời vụ bố trí trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 4 4.4.2. Nơi trồng nấm Nấm rơm có thể phát triển tốt và thích hợp ở nhiều nơi trồng khác nhau, từ nơi có nhiều ánh sáng mặt trời (trồng ngoài trời) đến nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt trời (trồng trong nhà). Hiện nay, cách trồng nấm rơm phổ biến là ở ngoài trời, nếu có điều kiện đầu tư đảm bảo theo yêu cầu công nghệ và nhất là sản xuất theo quy mô công nghiệp, người ta trồng nấm rơm trong nhà theo công nghệ nhiệt sinh học (Tài liệu tập huấn, 2004). Trong các hộ điều tra được, phần lớn nông dân bố trí trồng nấm rơm ngoài trảng (chiếm 80%), số còn lại bố trí ở dưới tán cây (chiếm 20%) để làm giảm sự tác động trực tiếp của ánh nắng và mô nấm không bị khô. Kết quả điều tra về bố trí nơi trồng nấm rơm của nông dân được trình bày trong bảng 8. Bảng 8: Vị trí nơi trồng nấm của các nông hộ ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Nơi trồng nấm Tần suất % Ngoài trảng 24 80,00 Dưới tán cây 6 20,00 Tổng 30 100 4.5. Loại meo trồng nấm Năng suất và chất lượng của nấm rơm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của meo giống nấm rơm. Hiện nay, có rất nhiều loại meo được bán trên thị trường như Thần Nông, Tư Sài Gòn, Mười Cười, Cửu Long,…nên người trồng nấm hết sức lưu ý khi mua giống về sản xuất, đây là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại, nếu giống tốt năng suất nấm sẽ cao và ngược lại (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2002). Từ kết quả bảng 9 cho thấy meo Thần Nông được sử dụng nhiều nhất (chiếm 53,3%), kế đến là meo Mười Cười (chiếm 40%), trong đó chỉ có 3,3% sử dụng meo Tư Sài Gòn và 3,3% không biết tên giống meo sử dụng. Các hộ sử dụng meo Thần Nông và Mười Cười nhiều vì đây là các loại meo mà xã giới thiệu khi được học tập huấn, được các hộ trồng trước sử dụng. Khi bố trí trồng nấm, các hộ chỉ sử dụng duy nhất 1 loại meo và hầu hết đều không biết tuổi meo ngày sau khi ra lò chiếm 76,7%, 4 chỉ 23,3% là biết tuổi meo trồng ngày sau ra lò dao động từ 5 đến 12 ngày, đây là 1 kinh nghiệm tốt vì trong giai đoạn này tơ nấm phát triển tốt và đủ mạnh để tiếp tục tăng trưởng tốt sau khi bố trí (Lê Ngọc Thạch, 2001; Hồng Kim Minh, 2003). Bảng 9: Loại meo sử dụng trồng nấm rơm ở xã Lương An Trà và xã Cô Tô, năm 2004 Loại meo Tần suất % Không biết Mười Cười Thần Nông Tư Sài Gòn 1 12 16 1 3,30 40,00 53,30 3,30 Tổng 30 100 4.6. Số lần tưới nước trồng nấm của nông hộ Cũng như các loại cây trồng khác, trồng nấm rơm cũng cần nước tưới đầy đủ vì thiếu nước tưới 1 ngày (nhất là vào mùa nắng nóng) sẽ đẩy nhiệt độ mô nấm tăng cao sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nấm. Có thể dùng nước ruộng, nước ao hồ, sông suối để tưới nấm nhưng nguồn nước đó phải là nước ngọt, không nhiễm bẩn, không nhiễm phèn, không nhiễm mặn, nhất là ô nhiễm do thuốc sát trùng hoặc xăng dầu (Việt Chương, 2003). Hầu hết các hộ điều tra đều sử dụng nước sông để tưới nấm (80%), chỉ có 20% hộ sử dụng nước kênh mương để tưới nấm, kết quả điều tra hình 6 cho thấy số hộ tưới 1 lần/ngày chiếm tỷ lệ khá cao (66,7%) còn số hộ tưới 2 lần/ngày chỉ chiếm 33,3%. Các hộ tưới nấm 1 lần/ngày thường tưới vào buổi sáng còn các hộ tưới 2 lần/ngày thường tưới vào buổi sáng và buổi chiều. Các hộ tưới nước cho nấm tùy thuộc vào thời tiết (nắng gắt hay mưa nhiều), tùy thuộc nơi trồng (ngoài trảng hay dưới tán cây) và đều tưới nấm vào buổi sáng hoặc chiều mà không tưới vào buổi trưa vì nước s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTONG KET QUA THEO DOI MO HINH TRONG NAM ROM MUA LU NAM 2004 TAI XA LUONG AN TRA VA XA CO TO.PDF