Luận văn Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác theo pháp luật hình sự Việt Nam

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỞ ĐẦU .5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA

NGưỜI PHẠM TỘI TRONG TÌNH TRẠNG SAY DO DÙNG

RưỢU HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC.13

1.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ CƠ SỞ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ.13

1.1.1. Trách nhiệm hình sự.13

1.1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự.15

1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

CỦA NGưỜI PHẠM TỘI TRONG TÌNH TRẠNG SAY DO DÙNG

RưỢU HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC.19

1.2.1. Khái niệm rượu và chất kích thích mạnh khác.19

1.2.2. Đặc điểm tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh

1.2.3. Cơ sở xác định trách nhiệm hình sự của người sử dụng rượu hoặc các

chất kích thích mạnh .

1.3. PHÂN BIỆT TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGưỜI PHẠM TỘI

TRONG TÌNH TRẠNG SAY DO DÙNG RưỢU HOẶC CHẤT

KÍCH THÍCH MẠNH VỚI CÁC TRưỜNG HỢP KHÁ

1.3.1. Với trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự và không có trách nhiệm hình

sự (không có lỗi).

1.3.2. Với trường hợp người phạm tội khi bị ép buộc, cưỡng ép sử dụng rượu

hoặc chất kích thích mạnh.

1.4. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NưỚC VỀ

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGưỜI PHẠM TỘI TRONG

TÌNH TRẠNG SAY DO DÙNG RưỢU HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH

MẠNH KHÁC .

KẾT LUẬN CHưƠNG 1.

pdf28 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác theo pháp luật hình sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣ tháo gỡ đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình áp dụng. Đồng thời cũng góp phần thực hiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Xã hội chủ nghĩa nói chung, trong công cuộc cải cách tƣ pháp nói riêng ở nƣớc ta. Với lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ Luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Do quy định về ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác là một chế định quan trọng và cần thiết trong luật hình sự, khi xác định rõ trƣờng hợp mặc dù về bản chất ngƣời phạm tội đang ở trong trạng thái mất năng lực TNHS (không làm chủ và điều khiển đƣợc hành vi của mình) nhƣng do họ đã có lỗi trong việc tự đặt mình vào trạng thái đó nên vấn đề trách nhiệm hình sự vẫn đƣợc đặt ra trong trƣờng hợp này. Trên thực tế việc xác định trách nhiệm hình sự ngƣời đang ở trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác vẫn còn 7 nhiều bất cập, hạn chế nhƣ đã nói ở trên. Do vậy, chế định này hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học ở những mức độ khác nhau, những khía cạnh, phƣơng diện khác nhau có liên quan đến chế định này nhƣ các công trình về trách nhiệm hình sự và hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, các trƣờng hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, hay cả những công trình nghiên cứu về y học, tâm lý học Ở góc độ nghiên cứu về trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự mà có liên quan đến chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác đã có các công trình khoa học nhƣ: Công trình “Tội phạm và trách nhiệm hình sự” của Tiến sĩ Trịnh Tiến Việt – NXB chính trị quốc gia (2013); công trình “Pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng” của TS. Trịnh Tiến Việt – NXB đại học Quốc gia Hà Nội (2013) ; công trình “Chế định loại trừ trách nhiệm hình sự và những yêu cầu đặt ra khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự Việt Nam” của tác giả TS. Trịnh Tiến Việt - Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, số 4 (2013); “Giáo trình luật hình sự - Phần Chung” của tác giả; Công trình “Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự - Phần chung” của tác giả TSKH.PGS. Lê Văn Cảm – NXB ĐHQGHN (2005). Dƣới góc độ pháp luật chuyên ngành nghiên cứu trực tiếp về chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác có các công trình nghiên cứu sau: Công trình “Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu – một số vấn đề lý luận” của tác giả Th.s. Phạm Văn Báu đăng trên tạp chí Luật học số 8/2009; công trình “Xác định lỗi của người phạm tội trong tình trạng say rượu” của tác giả Nguyễn Văn Trƣợng – Tạp chí tòa án nhân dân số 08/2001; công trình “Bình luận Bộ luật khoa học Bộ luật hình sự - phần chung” của tác giả Đinh Văn Quế; bài viết “Say rượu bệnh lý – có thoát tội” của tác giả Đinh 8 Văn Quế đăng trên báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trên có thể thấy, hiện nay các chƣa có nhiều các công trình nghiên cứu độc lập, đánh giá lý luận và tổng kết thực tiễn một cách toàn diện và có hệ thống về chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác. Hiện nay, chế định này chỉ đƣợc nhắc đến hay đƣợc nghiên cứu dƣới một khía cạnh, góc độ nào đó trong các công trình nghiên cứu về các chế định chung nhƣ Trách nhiệm hình sự; miễn trách nhiệm hình sự; loại trừ trách nhiệm hình sự, hay trong các bài bình luận khoa học BLHS Nhƣ vậy, tình hình nghiên cứu trên đây lại một lần nữa cho phép khẳng định việc nghiên cứu đề tài “Trách nhiệm hình sự của người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác theo pháp luật hình sự Việt Nam” là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu về mặt lý luận, lập pháp từ quy định của pháp luật hình sự, cũng nhƣ quá trình áp dụng thực tiễn chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác. Từ đó luận văn đƣa ra những giải pháp, những đóng góp nhằm hoàn thiện các quy định về chế định này trong luật hình sự Việt Nam, cũng nhƣ những đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định này trong thực tiễn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Từ cơ sở kết quả tổng hợp các quan điểm của các tác giả đã có các công trình nghiên cứu trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến chế định ngƣời 9 phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác, luận văn nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề chung về chế định này nhƣ: Xác định tình trạng say, khái niệm chất kích thích, rƣợu; đặc điểm của tình trạng say; phân biệt phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác với trƣờng hợp ngƣời phạm tội không có năng lực trách nhiệm hình sự, do bị ngƣời khác ép hoặc cƣỡng chế dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác, chế định lỗi; say rƣợu bệnh lý có đƣợc coi là tình trạng mất năng lực hành vi để đƣợc loại trừ trách nhiệm hình sự hay không; những tiêu chí để xác định một ngƣời đang ở trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác; kiến nghị đƣa tình tiết phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; - Khái quát sự phát triển của chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác trong lịch sử pháp luật hình sự ở nƣớc ta từ năm 1945 đến nay để rút ra những nhận xét, đánh giá; - Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về chế định này, đồng thời phân tích làm rõ những tồn tại, hạn chế xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân của nó; - Nghiên cứu, đánh giá quy định của pháp luật nƣớc ngoài có liên quan đến chế định này, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm; - Từ đó đề xuất những định hƣớng và giải pháp hoàn thiện các quy định về chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác trong BLHSViệt Nam hiện hành và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chế định này trong thực tiễn. 3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu và giải quyết những vấn đề xung quanh chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc các chất kích 10 thích mạnh khác theo pháp luật hình sự Việt Nam, kết hợp với việc nghiên cứu đánh giá tình hình áp dụng chế định này trong thực tiễn xét xử của Tòa án các cấp và những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế để kiến nghị những giải pháp hoàn thiện luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trong thực tiễn. Luận văn cũng có tham khảo những bài học kinh nghiệm lập pháp của một số nƣớc trong khi nghiên cứu chế định này. Về thời gian: luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng chế định này trong 10 năm (2005-2015). 4. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác – xít, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tƣ pháp đƣợc thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/01/2002, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 26/5/2005 về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. - Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự nhƣ: phƣơng pháp phân tích và tổng hợp; phƣơng pháp so sánh, đối chiếu; phƣơng pháp diễn dịch; phƣơng pháp quy nạp; phƣơng pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn đề tƣơng ứng đƣợc nghiên cứu trong luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 11 Việc nghiên cứu luận văn là kết quả nghiên cứu một cách tổng thể, hệ thống và toàn diện những vấn đề lý luận, thực tiễn về trách nhiệm hình sự trong trƣờng hợp ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác. Luận văn cũng đƣa ra các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự hiện hành có liên quan đến chế định này. Luận văn nghiên cứu một số trƣờng hợp xác định trách nhiệm hình sự, xác định tình tiết định khung tăng nặng hình phạt đối với ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích khác để đƣa ra kết luận, có ý nghĩa đối với việc khắc phục những thiếu sót, hạn chế của chế định này trong luật hình sự Việt Nam hiện hành. 6. Những điểm mới và đóng góp của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phƣơng diện lý luận và thực tiễn, vì đây là công trình đầu tiên nghiên cứu ở cấp độ luận văn Thạc sĩ luật học về trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc các chất kích thích mạnh khác theo pháp luật hình sự Việt Nam, mà trong đó đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn liên quan tới chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác. Những điểm mới cơ bản của luận văn là: - Xây dựng nên khái niệm ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác, đảm bảo tính chính xác, khoa học, đồng thời chỉ ra các đặc điểm cơ bản của chế định này trong mối tƣơng quan với một số chế định khác; những tiêu chí xác định tình trạng say; tình trạng say rƣợu bệnh lý - Nghiên cứu chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của quá trình hình thành và phát triển của chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 12 1945 đến nay; - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn áp dụng, luận văn đã đề xuất các định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật thực định và nâng cao hiệu quả áp dụng chế định ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền và cải cách tƣ pháp hiện nay ở Việt Nam. Nhƣ đã trình bày ở trên do hiện nay vấn đề này chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách sâu rộng và toàn diện nên luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích dành cho không chỉ các nhà lập pháp mà còn cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên thuộc chuyên ngành Tƣ pháp hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu và những đề xuất của luận văn còn là tài liệu tham khảo để các cơ quan tƣ pháp, các nhà lập pháp trong quá trình giải quyết vụ án và kiến nghị sửa đổi, bổ sung trong quá trình lập pháp. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác. Chương 2: Quy định pháp luật Việt Nam về TNHS của ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu hoặc chất kích thích mạnh khác. 13 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI TRONG TÌNH TRẠNG SAY DO DÙNG RƢỢU HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC 1.1. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ CƠ SỞ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 1.1.1. Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự (TNHS) là biện pháp cƣỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nƣớc đƣợc áp dụng đối với ngƣời nào đã thực hiện hành vi phạm tội do pháp luật hình sự (PLHS) quy định, đồng thời là một trong những chế định cơ bản và quan trọng nhất của Luật hình sự Việt Nam và đƣợc ghi nhận tại các Điều 2, 8-16 BLHS năm 1999. Có thể khẳng định rằng cùng với ba chế định khác – tội phạm, hình phạt, đạo luật hình sự, thì TNHS là một chế định trung tâm và chủ yếu, đồng thời là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt toàn bộ các quy phạm của phần chung và phần các tội phạm của luật hình sự. Mặt khác, tính chất và mức độ thể hiện của các nguyên tắc pháp lý tiến bộ đƣợc thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại và của luật hình sự Việt Nam nhƣ: pháp chế, nhân đạo, tôn trọng và bảo vệ các quyền con ngƣời, v.v phụ thuộc rất lớn vào việc giải quyết vấn đề TNHS của ngƣời phạm tội [32, tr.1]. Trách nhiệm hình sự là một thuật ngữ của khoa học luật hình sự thể hiện hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm. Theo Đại từ điển tiếng việt, thuật ngữ “trách nhiệm” đƣợc hiểu là “điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình”. Trách nhiệm ở đây đƣợc hiểu là những hậu quả bất lợi đối với ngƣời đã cố ý hoặc vô ý thực hiện một trong các hành vi vi phạm bổn phận, trách nhiệm hay nghĩa vụ mà pháp luật đã quy định, nay phải chịu những hậu quả bất lợi trƣớc ngƣời khác, trƣớc Nhà nƣớc hay cộng đồng xã hội. 14 Hiện nay, trong khoa học luật hình sự thì trách nhiệm hình sự với tƣ cách là một dạng của trách nhiệm pháp lý chứa đựng tính nghiêm khắc nhất, do đó khái niệm trách nhiệm hình sự còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Theo tác giả GS.TSKH. Lê Cảm thì: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và đƣợc thể hiện bằng việc áp dụng đối với ngƣời phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc do luật hình sự quy định [12, tr.122]. Đồng quan điểm trên, có tác giả nêu: Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện tội phạm và đƣợc thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc do BLHS quy định đối với ngƣời phạm tội [56, tr.106]. Hay tác giả khác định nghĩa: Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của ngƣời khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà ngƣời đó đã thực hiện [50, tr.14]. Có tác giả lại quan niệm: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ ngƣời đã gây ra tội phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trƣớc Nhà nƣớc [53, tr.41]. Có tác giả cho rằng: Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lí của việc thực hiện tội phạm mà ngƣời phạm tội phải chịu trƣớc Nhà nƣớc, thể hiện ở bản án kết tội của tòa án, cũng nhƣ hình phạt mà tòa án quyết định đối với ngƣời bị kết án và dấu hiệu án tích của ngƣời đó [27, tr.27-28]. 15 Trách nhiệm hình sự đƣợc đặt ra khi ngƣời nào đó đã đáp ứng đủ các căn cứ của cơ sở trách nhiệm hình sự, và đƣợc xem là hậu quả pháp lý của việc phạm tội đƣợc áp dụng đối với ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Thuật ngữ “Trách nhiệm” thƣờng đƣợc hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất, trách nhiệm có thể đƣợc hiểu là nghĩa vụ, bổn phận của một ngƣời trƣớc ngƣời khác, trƣớc xã hội hoặc Nhà nƣớc. Ví dụ, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục; hay trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đất nƣớc của công dân v.v Thứ hai, trách nhiệm còn đƣợc hiểu là hậu quả bất lợi mà một ngƣời phải gánh chịu trƣớc ngƣời khác, trƣớc xã hội hoặc Nhà nƣớc do họ đã có hành vi vi phạm những nghĩa vụ, bổn phận nào đó. Ví dụ: trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng khi có thiệt hại về ngƣời, về tài sản. Trách nhiệm khắc phục/bồi thƣờng khi có hành vi hủy hoại tài sản của ngƣời khác v.v Có tác giả cho rằng trách nhiệm hình sự theo nghĩa tổng thể phải bao gồm hai mặt: Thực hiện trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nƣớc và chịu trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội Ở đây có thể hiểu rằng chỉ khi nào có việc thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự từ phía Nhà nƣớc thì mới đƣa đến kết quả phải chịu trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội. Về bản chất thì trách nhiệm hình sự là nội dung của mối quan hệ giữ Nhà nƣớc và ngƣời phạm tội và chỉ phát sinh từ thời điểm tội phạm đƣợc thực hiện. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng trách nhiệm hình sự đã đƣợc nhiều nhà khoa học, chuyên gia pháp lý đƣa ra khái niệm. Theo quan điểm của tác giả, thì trách nhiệm hình sự chính là hậu quả pháp lý của việc một hay nhiều ngƣời thực hiện tội phạm. Và nó đƣợc thể hiện thông qua việc Nhà nƣớc áp dụng một hay nhiều các biện pháp cƣỡng chế theo quy định pháp luật hình sự tới ngƣời phạm tội. 1.1.2. Cơ sở của trách nhiệm hình sự Trách nhiệm hình sự có mối quan hệ trực tiếp tới các quyền và nghĩa vụ của công dân trong xã hội. Do đó, cần đảm bảo việc giải quyết một cách rõ 16 ràng, dứt khoát và chính xác trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội. Điều này sẽ không chỉ giúp nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm và song song với đó còn góp phần tôn trọng và bảo vệ các lợi ích của Nhà nƣớc, của xã hội, các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân cũng nhƣ tránh tình trạng án oan, án sai. Để làm tốt điều này trƣớc hết cần làm rõ nội dung của trách nhiệm hình sự, và cơ sở trách nhiệm hình sự chính là nội dung cốt lõi của trách nhiệm hình sự. Bởi lẽ, cơ sở trách nhiệm hình sự chính là căn cứ pháp lý chung quan trọng, mà dựa vào đó, các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền của Nhà nƣớc mới đặt ra vấn đề trách nhiệm hình sự của một ngƣời nào đó trên thực tế vì đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm. Vấn đề cơ sở của trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề trọng tâm của luật hình sự và là nội dung của trách nhiệm hình sự, nó là những căn cứ chung mà dựa vào đó Nhà nƣớc thông qua các cơ quan đại diện (các cơ quan tiến hành tố tụng, mà cụ thể là cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) để xác định một ngƣời nào đó có phải chịu trách nhiệm hình sự vì đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm.. Do đó, khi quy định và giải quyết đƣợc một cách đúng đắn và nhận thức chính xác cơ sở của trách nhiệm hình sự sẽ góp phần triển khai tốt đƣợc chính sách hình sự và các nguyên tắc của luật hình sự Việt Nam. Bên cạnh đó việc xác định rõ vấn đề cơ sở trách nhiệm hình sự không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn nhằm thực hiện các nguyên tắc của Luật hình sự nhƣ nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc công bằng (công minh), nguyên tắc nhân đạo. Hiện nay, có nhiều các quan điểm khách nhau về cơ sở của trách nhiệm hình sự, theo đó các tác giả dựa trên lỗi, những đặc điểm riêng biệt, cấu thành tội phạm hay căn cứ vào việc thực hiện tội phạm. Theo đó, trong khoa học Luật hình sự Liên Xô trƣớc đây và Cộng hòa Liên bang Nga hiện nay có các quan điểm khác nhau về cơ sở của trách nhiệm hình sự, cụ thể: 17 Quan điểm 1: Lỗi của ngƣời phạm tội là cơ sở trách nhiệm hình sự Quan điểm 2: Trong một số trƣờng hợp, những đặc điểm riêng biệt của ngƣời phạm tội cũng là cơ sở trách nhiệm hình sự Quan điểm 3: Cơ sở của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm hay hành vi có các dấu hiệu của trách nhiệm hình sự. Quan điểm 4: Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện tội phạm [25, tr.16]. Về vấn đề cơ sở của trách nhiệm hình sự trong khoa học luật hình sự Việt Nam cũng có những quan điểm khác nhau, có thể dẫn chứng một số quan điểm nhƣ: + Cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự + Cơ sở của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm của một loại tội đƣợc quy định trong luật hình sự + Những dấu hiệu cấu thành tội phạm là cơ sở của trách nhiệm hình sự và chỉ những dấu hiệu đó mới là cơ sở của trách nhiệm hình sự Phải khẳng định rằng cơ sở của trách nhiệm hình sự là sự hiện diện của tất cả những dấu hiệu do luật định về tội phạm chứ không thể thiếu một yếu tố nào. Ngoài ra, cũng có tác giả phân chia cơ sở của trách nhiệm hình sự thành hai dạng là cơ sở (hình thức) của trách nhiệm hình sự và cơ sở (pháp lý) của trách nhiệm hình sự. Trong cuốn sách chuyên khảo những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự của TSKH.PGS Lê Văn Cảm có nêu cơ sở (hình thức) của TNHS đƣợc hiểu là “căn cứ chung, có tính chất bắt buộc và do luật hình sự quy định mà chỉ có và phải dựa vào đó các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thể đặt ra vấn đề TNHS của người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm” [13, tr.632]. Còn cơ sở (pháp lý) của TNHS là hành vi nguy hiểm cho xã hội có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP 18 cụ thể tƣơng ứng đƣợc ghi nhận trong PLHS. Tựu chung lại thì có thể thấy rằng cơ sở của trách nhiệm hình sự chính là việc đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm đã đƣợc quy định trong các điều luật trong phần các tội phạm của BLHS. Cấu thành tội phạm có thể hiểu là “tổng hợp các dấu hiệu pháp lí (khách quan và chủ quan) do luật hình sự quy định thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm” [10, tr.18]. Hay nói cách, một CTTP cụ thể là tổng hợp các dấu hiệu khách quan và chủ quan bắt buộc, mà bằng các dấu hiệu đó nhà làm luật quy định tại quy phạm của Phần các tội phạm BLHS tính chất tội phạm và tính chất bị xử phạt của hành vi nguy hiểm cho xã hội tƣơng ứng bị luật hình sự cấm đồng thời chỉ ra loại hình phạt nào và trong giới hạn nào nó có thể đƣợc tòa án áp dụng đối với ngƣời có lỗi trong việc thực hiện tội phạm ấy. Có thể thấy rằng sự thể hiện cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự dƣợc cụ thể hóa trong BLHS. Bộ luật hình sự Việt Nam cũng nhƣ Bộ luật hình sự đa số các nƣớc trên thế giới đều lấy hành vi làm trọng tâm để đặt ra vấn đề truy cứu hay không truy cứu trách nhiệm hình sự. Nói một cách khác, trách nhiệm hình sự chỉ đƣợc đặt ra đối với hành vi của con ngƣời. Bên cạnh đó tác giả cũng cho rằng tại Điều 2 BLHS đƣợc xem là “Cơ sở của trách nhiệm hình sự”. Từ nội dung điều luật tác giả đã rút ra bốn đặc điểm cơ bản của cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự, bao gồm: Một là, chỉ ngƣời nào phạm một tội đã đƣợc Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự “ngƣời nào” – chủ thể đó là con ngƣời cụ thể, có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, hiện nay theo quy định BLHS 2015 đã đƣợc Quốc Hội khóa 13 kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 đã có quy định về việc xác định chủ thể của tội phạm không chỉ là con ngƣời (cá nhân) mà còn bao gồm cả pháp nhân 19 thƣơng mại. Mặc dù theo đúng dự kiến thì BLHS 2015 sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 1/7/2015, tuy nhiên vì có một vài thiếu sót trong quá trình soạn thảo nên Quốc Hội đã họp thống nhất tạm hoãn việc thi hành BLHS 2015. Hai là, tội phạm duy nhất chỉ đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, không quy định trong văn bản pháp luật nào khác. Ba là, trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam là trách nhiệm cá nhân và chỉ đƣợc áp dụng đối với bản thân một ngƣời đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà BLHS quy định là tội phạm, pháp nhân không phải chịu trách nhiệm hình sự và chịu trách nhiệm hình sự tập thể. Bốn là, đề cập việc thực hiện hành vi phạm tội của một ngƣời nào đó đƣợc mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Nhƣ vậy, bất kỳ ngƣời nào phạm tội nếu đáp ứng đầy đủ cơ cơ và những điều kiện của trách nhiệm hình sự thì đều phải chịu trách nhiệm hình sự trên những cơ sở chung. Tác giả hoàn toàn đồng ý với khái niệm về cơ sở trách nhiệm hình sự đƣợc viện dẫn nhƣ sau: “Cơ sở của trách nhiệm hình sự là việc thực hiện hành vi có đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cụ thể được quy định tại điều tương ứng trong phần các tội phạm” [13, tr.663] 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƢỜI PHẠM TỘI TRONG TÌNH TRẠNG SAY DO DÙNG RƢỢU HOẶC CHẤT KÍCH THÍCH MẠNH KHÁC 1.2.1. Khái niệm rƣợu và chất kích thích mạnh khác Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 nghị định về sản xuất, kinh doanh rƣợu có quy định về sản phẩm rƣợu, theo đó “sản phẩm rượu được hiểu là đồ uống có cồn thực phẩm. Sản phẩm rượu được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm (Ethanol)” [18, Điều 3]. Theo giải thích trên thì rƣợu 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO II. Tài liệu tiếng Việt 1. Phạm Văn Báu (2009), “Phạm tội trong tình trạng say do dùng rƣợu – một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Luật học, (8), tr.11-19. 2. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf00050007895_5244_2003044.pdf
Tài liệu liên quan