MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM .7
1.1. Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.7
1.2. Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong pháp luật
quốc tế và pháp luật một số nước trên thế giới .16
CHƯƠNG 2. TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI
PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM .22
2.1. Trách nhiệm hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội theo Bộ luật Hình sự
Việt Nam hiện hành .22
2.2. Thực tiễn áp dụng trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi thực hiện
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .51
2.3. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập từ thực
tiễn áp dụng TNHS đối với người dưới 18 tuổi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam .58
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VÀ GIẢI PHÁP
BẢO ĐẢM ÁP DỤNG .61
3.1. Một số đề xuất tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về
trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội .61
3.2. Một số giải pháp bảo đảm áp dụng đúng trách nhiệm hình sự với người dưới
18 tuổi.69
KẾT LUẬN .76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
87 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/03/2022 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Trách nhiệm hình sự đối với người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp này thuộc về Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát
hoặc Tòa án. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch
06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về phối hợp thực
hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18
tuổi thì cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chỉ quyết định miễn trách
nhiệm hình sự và áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nếu người
dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện của họ có văn bản đề nghị áp dụng. Thời
hạn người dưới 18 tuổi phải chấp hành biện pháp này là từ 01 năm đến 02 năm.
Cùng với đó là việc thực hiện các nghĩa vụ về học tập, lao động và các nghĩa vụ
khác theo quy định tại khoản 3 Điều 93 BLHS 2015. Ngoài ra, người dưới 18 tuổi
còn phải chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn và chỉ được đi
khỏi nơi cư trú khi được cho phép.
Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được
quy định cụ thể tại Điều 429 BLTTHS 2015. Trong trường hợp người được giáo
34
dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ
thì Cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể ra quyết định chấm dứt thời hạn giáo
dục tại xã, phường, thị trấn dựa trên đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao
trách nhiệm giám sát, giáo dục,.
2.1.2.2. Biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội
Theo quy định của BLHS hiện hành thì biện pháp giáo dục tại trường giáo
dưỡng là biện pháp tư pháp duy nhất được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội nếu xét thấy cần phải cách ly người dưới 18 tuổi phạm tội ra khỏi môi trường
sống bình thường của họ bằng cách đưa họ vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt
chẽ qua đó đạt được mục đích cải tạo, giáo dục đối với họ.
Theo giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của trường Đại học Luật thành phố
Hồ Chí Minh thì biện pháp tư pháp là “các biện pháp hình sự được quy định trong
BLHS, do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã
hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế cho hình phạt” [37, tr.300]. Với tư cách là
một biện pháp tư pháp, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được đặt ra với
mục đích thay thế cho hình phạt, ít nghiêm khắc hơn hình phạt mà vẫn đảm bảo tính
giáo dục, phòng ngừa cao đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Người dưới 18 tuổi
phạm tội được áp dụng biện pháp này không bị coi là có án tích theo quy định tại
điểm c khoản 1 Điều 107 BLHS 2015. Tính nghiêm khắc của biện pháp này thể
hiện ở chỗ người dưới 18 tuổi phạm tội khi chấp hành biện pháp này sẽ bị cách ly
khỏi môi trường xã hội trong một thời hạn nhất định để vào một tổ chức giáo dục có
kỷ luật chặt chẽ.
Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là Tòa án. Việc lựa chọn áp dụng biện pháp này
phải dựa trên các yếu tố về tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân
và môi trường sống của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 96 BLHS 2015 thì thời gian giáo dục
tại trường giáo dưỡng là từ 01 đến 02 năm. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp này
35
được quy định cụ thể tại Điều 430 BLTTHS 2015. Tòa án có thể quyết định chấm
dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng đối với người đã chấp hành một phần
hai thời hạn và có nhiều tiến bộ, dựa trên đề nghị của trường giáo dưỡng được giao
trách nhiệm quản lý, giáo dục.
2.1.2.3. Các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Khi một chủ thể thực hiện hành vi phạm tội tức là đã trực tiếp xâm hại quan
hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, đòi hỏi phải áp dụng chế tài hình sự thích
đáng đối với chủ thể thực hiện tội phạm đó. Hình phạt là một trong những hậu quả
pháp lý bất lợi đó. Dưới góc độ pháp luật thì hình phạt là công cụ để Nhà nước ta
quản lý các mối quan hệ của đời sống xã hội, là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc
nhất để trừng trị, răn đe những đối tượng coi thường luật pháp. Tuy nhiên, với tư
cách là công cụ được con người sử dụng một cách có ý thức, hình phạt không chỉ
nhằm trừng trị chủ thể thực hiện tội phạm mà còn giáo dục chủ thể đó ý thức tuân
theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa việc phạm tội mới cũng như
giáo dục chủ thể khác tôn trọng pháp luật, qua đó phòng ngừa và đấu tranh chống
tội phạm. Đây cũng chính là mục đích của hình phạt được pháp luật hình sự ghi
nhận tại Điều 31 BLHS 2015.
Xuất phát từ nguyên tắc công bằng, Nhà nước quy định hình phạt đối với
mỗi loại tội phạm khác nhau là khác nhau dựa vào tính chất, mức độ của mỗi hành
vi phạm tội, giới hạn của hình phạt phụ thuộc vào giới hạn của hành vi phạm tội. Hệ
thống hình phạt trong Luật hình sự nước ta bao gồm hình phạt chính và hình phạt
bổ sung. Trong đó, hình phạt chính là loại hình phạt được tuyên độc lập. Đối với
trường hợp phạm tội cụ thể thì chỉ được áp dụng một hình phạt chính. Theo quy
định của BLHS 2015 thì hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm các hình
phạt: Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Trục xuất; Tù có thời hạn; Tù
chung thân; Tử hình. Hình phạt bổ sung là loại hình phạt không được tuyên độc lập
mà chỉ được tuyên kèm với hình phạt chính. Đối với một trường hợp cụ thể có thể
áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung. Theo quy định của BLHS 2015 thì hình
phạt bổ sung đối với người phạm tội bao gồm các hình phạt: Cấm đảm nhiệm chức
36
vụ, Cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Cấm cư trú; Quản chế; Tước một
số quyền công dân; Tịch thu tài sản; Phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt
chính); Trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).
Đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, việc truy cứu TNHS không đồng nhất
với việc buộc họ phải chịu hình phạt mà phải cân nhắc ưu tiên áp dụng các biện
pháp giám sát, giáo dục, biện pháp tư pháp đã phân tích ở trên. Hình phạt được xem
là biện pháp cuối cùng trong trường hợp các biện pháp giám sát, giáo dục, biện
pháp tư pháp không đạt được hiệu quả giáo dục, phòng ngừa cũng như răn đe đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội. So với người từ đủ 18 tuổi thì nội dung, điều kiện,
chế độ chấp hành của các hình phạt áp dụng đối với người dưới 18 phạm tội ít
nghiêm khắc hơn. Hơn nữa, không phải hình phạt nào cũng có thể được áp dụng đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội. Hình phạt tù chung thân, tử hình không được áp
dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Ngoài ra, hình phạt tù có thời hạn bị hạn
chế áp dụng và không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm
tội. Đây là một trong những nguyên tắc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội đã được
BLHS quy định, qua đó thể hiện chính sách xử lý hình sự khoan hồng của Đảng và
Nhà nước ta đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Khi áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án chỉ được
áp dụng một trong các hình phạt được quy định tại Điều 98 BLHS 2015. Các hình
phạt đó là Cảnh cáo; Phạt tiền; Cải tạo không giam giữ; Tù có thời hạn.
- Cảnh cáo
Hình phạt cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt chính bởi nó
không gây thiệt hại về tài sản cũng như hạn chế về tự do thân thể đối với người dưới
18 tuổi phạm tội. Tác dụng cải tạo, giáo dục, phòng ngừa của hình phạt này thể hiện
ở việc gây ra sự tổn hại nhất định về mặt tinh thần đối với người bị áp dụng thông
qua “sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người đó về tội phạm họ đã
thực hiện” [22, tr.25]. Tuy nhiên, Chương XII của BLHS 2015 về những quy định
đối với người dưới 18 tuổi lại không có điều luật quy định riêng về hình phạt cảnh
cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy, về hình thức và nội dung khi áp
37
dụng hình phạt cảnh cáo phải căn cứ theo quy định chung tại Điều 34 BLHS 2015.
Theo đó, hình phạt này chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và
có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Như vậy, điều
kiện để áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với người dưới 18 tuổi phạm tội gồm:
Một là, tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện là tội ít nghiêm trọng.
Nghĩa là, tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức
cao nhất của khung hình phạt do BLHS quy định đối với tội này là đến ba năm tù.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 thì hình phạt này chỉ áp dụng với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bởi nhóm đối tượng này phải chịu TNHS về
mọi tội phạm. Còn nhóm đối tượng từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì chỉ phải chịu
TNHS về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng nên không thể
áp dụng hình phạt cảnh cáo đối với họ.
Hai là, tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện có quy định hình phạt cảnh
cáo là hình phạt chính.
Ba là, tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện có từ hai tình tiết giảm nhẹ
trở lên được quy định tại Điều 51 BLHS 2015 nhưng chưa thỏa mãn điều kiện miễn
hình phạt được quy định tại Điều 59 BLHS 2015.
Hình phạt cảnh cáo là loại hình phạt không thể lượng hóa, bởi lẽ, sau khi
tuyên án xong thì xem như bị cáo đã chấp hành xong bản án. Hậu quả pháp lý mà
người bị tuyên phạt cảnh cáo phải chịu là mang án tích trong thời hạn một năm.
- Phạt tiền
Phạt tiền là hình phạt nặng hơn cảnh cáo khi áp dụng đối với người phạm tội
nói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng. Việc BLHS quy định hình phạt
tiền trong hệ thống hình phạt áp dụng riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội đã
tạo thêm cơ hội cho Tòa án khi áp dụng hình phạt, qua đó góp phần hạn chế việc
phải áp dụng hình phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Hình phạt tiền bên
cạnh việc tác động đến tinh thần, danh dự của người bị kết án, còn tác động đến
những lợi ích vật chất của họ. Bằng cách tước đi những quyền lợi vật chất của
người bị kết án, hình phạt tiền tác động trực tiếp đến kinh tế đối của người phạm tội
38
và thông qua đó tác động đến ý thức của người phạm tội. Mức tiền phạt khác nhau
sẽ gây nên những tác động khác nhau đến ý thức của người bị kết án. Ngoài ra,
người bị kết án còn phải mang án tích trong một khoảng thời gian nhất định. Quy
định chi tiết về hình phạt tiền áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được
BLHS 2015 ghi nhận tại Điều 99. Theo đó, hình phạt này chỉ được áp dụng đối với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, với tư cách là hình phạt chính. Mức tiền phạt
sẽ được cân nhắc và không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định.
Như vậy, điều kiện áp dụng hình phạt phạt tiền đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội gồm:
Một là, tội phạm mà người dưới 18 tuổi thực hiện có quy định phạt tiền là
hình phạt chính.
Hai là, đối tượng áp dụng của loại hình phạt này là người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi có thu nhập hoặc có tài sản riêng. Việc quy định không áp dụng hình
phạt tiền đối với người phạm tội ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi và người phạm tội
ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng chưa có thu nhập hoặc có tài sản riêng
theo tác giả là hợp lý. Điều này nhằm đảm bảo tính khả thi của hình phạt tiền bởi vì
tài sản riêng và thu nhập để chấp hành hình phạt này đòi hỏi cũng phải phù hợp với
các quy định của các ngành luật khác như luật dân sự, luật lao động. Ngoài ra, nếu
áp dụng biện pháp cưỡng chế về hình sự có tính chất kinh tế sẽ tạo nên gánh nặng
cho gia đình họ, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện của họ.
Ba là, mức phạt tiền được áp dụng không quá một phần hai mức tiền phạt mà
điều luật quy định. Khoản 3 Điều 35 BLHS 2015 đã quy định, khi áp dụng hình
phạt tiền đối với người phạm tội thì cần cân nhắc “mức tiền phạt dựa trên tính chất
và mức độ nguy hiểm của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người
phạm tội, sự biến động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 1.000.000 đồng”.
Với người dưới 18 tuổi phạm tội thì ngoài việc cân nhắc những yếu tố nêu trên,
mức tiền phạt tối đa khi áp dụng không được quá một phần hai mức tiền phạt mà
điều luật đó quy định.
39
- Cải tạo không giam giữ
Cải tạo không giam giữ là hình phạt không buộc người bị kết án phải cách ly
khỏi xã hội, họ vẫn được chung sống trong gia đình, xã hội nhưng phải chịu sự quản
lý, giám sát rất chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương nơi
người đó đang cư trú, học tập và làm việc. Hình phạt cải tạo không giam giữ là hình
phạt nặng hơn hình phạt cảnh cáo và hình phạt tiền nhưng nhẹ hơn hình phạt tù có
thời hạn. Việc quy định áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người
dưới 18 tuổi phạm tội không những đảm bảo tính khả thi của hình phạt khi tạo điều
kiện thuận lợi giúp người phạm tội tự tái hòa nhập cộng đồng dưới sự giúp đỡ của
gia đình, xã hội mà còn thể hiện nguyên tắc khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội
đó là “chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển
lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội”.
Việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Một là, đối tượng áp dụng của loại hình phạt này là người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng,
phạm tội nghiêm trọng hoặc người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng. Tại khoản 1 Điều 36 BLHS 2015 quy định về hình phạt cải tạo không
giam giữ đối với người phạm tội nói chung đã quy định hình phạt cải tạo không
giam giữ chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng.
Tuy nhiên Điều 100 BLHS 2015 lại mở rộng phạm vi áp dụng của loại hình phạt
này và đây cũng chính là điểm mới của BLHS 2015 so với BLHS 1999. Theo đó,
mở rộng phạm vi áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do
vô ý. Theo quan điểm của tác giả thì việc các nhà làm luật quy định phạm vi áp
dụng hình phạt này đối với người dưới 18 tuổi phạm tội rộng hơn so với người từ đủ
18 tuổi là hoàn toàn hợp lý. Bởi lẽ, TNHS đối với hai nhóm chủ thể này là khác
nhau do đó nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ với hai
nhóm chủ thể này cũng phải khác nhau. Bên cạnh đó, việc xử lý người dưới 18 tuổi
40
phạm tội phải luôn tuân thủ nguyên tắc đưa mục đích giáo dục, cải tạo lên hàng đầu
với chính sách giảm nhẹ đặc biệt hơn so với người từ đủ 18 tuổi phạm tội cho dù
các tình tiết phạm tội khác là tương đương. Hơn nữa, nguyên tắc cơ bản khi xử lý
người dưới 18 tuổi phạm tội là hạn chế áp dụng hình phạt tù, ưu tiên áp dụng các
hình phạt không tước tự do. Vì vậy, việc BLHS 1999 loại các nhóm đối tượng là
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do vô ý và người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng là chưa phù hợp.
Hai là, người dưới 18 tuổi phạm tội phải có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi
cư trú rõ ràng. Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 36 BLHS 2015 để Tòa
án xem xét, cân nhắc giao người bị kết án cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm
việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú, sinh sống nhằm đảm bảo
việc theo dõi, giám sát, giáo dục tại cơ sở đối với người bị kết án trong thời gian
chấp hành hình phạt.
Ba là, Tòa án xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã
hội mà vẫn đạt được mục đích giáo dục, phòng ngừa. Cụ thể, Tòa án phải phân tích,
đánh giá một cách khách quan, toàn diện những tình tiết có ảnh hưởng đến tính chất
và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, những đặc điểm thuộc về
nhân thân của người phạm tội qua đó ảnh hưởng đến khả năng tự cải tạo của họ.
Bốn là, thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định đối với người từ đủ 18 tuổi.
Điều 36 BLHS 2015 đã quy định thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người từ
đủ 18 tuổi là không quá 03 năm. Như vậy, thời hạn cải tạo không giam giữ đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội không quá 18 tháng.
Năm là, không khấu trừ thu nhập của người dưới 18 tuổi phạm tội bị áp dụng
hình phạt cải tạo không giam giữ. Trên thực tế, những người ở độ tuổi chưa thành
niên, họ chưa có nghĩa vụ tham gia lao động hoặc có tham gia thì chủ yếu là do gia
cảnh bắt buộc và thu nhập của họ cũng không đáng kể, đa số vẫn phải phụ thuộc
vào kinh tế của gia đình. Do đó, nếu khấu trừ thu nhập của người này sẽ dẫn đến
không có tính khả thi hoặc tước đoạt điều kiện sống tối thiểu của họ và tất yếu dẫn
41
đến hệ quả là không đạt được mục đích của hình phạt.
- Tù có thời hạn
Trong hệ thống hình phạt, hình phạt tù có thời hạn giữ một vị trí rất quan
trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, là loại hình phạt có lịch sử
lâu đời và được áp dụng phổ biến nhất trong thực tiễn.
Tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại
trại giam trong một khoảng thời gian nhất định. Đây là hình phạt nghiêm khắc nhất
trong hệ thống hình phạt áp dụng đối với dưới 18 tuổi phạm tội, vì nó tước tự do
của người dưới 18 tuổi bị kết án trong một khoảng thời gian nhất định, buộc họ phải
cách ly khỏi xã hội, phải lao động, học tập trong trại giam, trại cải tạo theo chế độ
rất chặt chẽ, nhằm tạo điều kiện để hình thành và phát triển ý thức pháp luật.
Bởi lẽ hình phạt này cách ly và hạn chế tự do của người dưới 18 tuổi phạm
tội, tách họ ra khỏi môi trường gia đình, xã hội nên đã làm cho các chức năng xã hội
của họ bị tê liệt, các thói quen xã hội có ích như học tập, quan hệ gia đình, bạn bè,
xã hội bị ảnh hưởng, gây trở ngại đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của họ.
Chính vì vậy, Điều 91 BLHS 2015 đã quy định nguyên tắc hạn chế áp dụng hình
phạt tù có thời hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Và chỉ áp dụng hình phạt tù
có thời hạn đối với họ trong trường hợp cần thiết khi mà việc áp dụng các loại hình
phạt khác nhẹ hơn như cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ không đảm bảo
về mặt giáo dục, cải tạo và cần phải cách li họ trong một khoảng thời gian để họ
nhận thức được mức độ sai lầm của mình. Ngoài ra, khi áp dụng hình phạt tù có thời
hạn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, Tòa án cho họ được hưởng mức án nhẹ
hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời
hạn thích hợp ngắn nhất. Thời hạn phạt tù đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được
quy định cụ thể tại Điều 101 BLHS 2015, với sự phân hóa trong TNHS giữa người
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi. Như đã phân
tích, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có trình độ nhận thức non kém hơn so với
người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nên cần được áp dụng hình phạt ở mức giảm nhẹ
hơn. Nhóm chủ thể từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được BLHS xác định phải chịu
42
TNHS về mọi tội phạm, nghĩa là Luật hình sự đã coi họ có năng lực TNHS đầy đủ,
có khả năng nhận thức và chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với hành vi của mình. Tuy
nhiên họ vẫn thuộc nhóm đối tượng là người dưới 18 tuổi, nên Luật hình sự cũng
cho họ được hưởng mức hình phạt nhẹ hơn so với người từ đủ 18 tuổi nhưng không
nhẹ bằng mức đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Tóm lại, qua nghiên cứu và phân tích hệ thống hình phạt áp dụng riêng đối
với người dưới 18 tuổi phạm tội cho thấy trong số bốn hình phạt áp dụng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội thì có đến ba hình phạt không gắn với tước tự do, hình
phạt tù có thời hạn được sử dụng để thay thế cho hình phạt tù chung thân, tử hình
đồng thời thời hạn phạt tù cũng thấp hơn nhiều so với người từ đủ 18 tuổi phạm tội.
Điều này đã thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, thể hiện sự khoan dung và sự tin tưởng
của Nhà nước vào khả năng cải tạo của người dưới 18 tuổi phạm tội, giúp họ sửa
chữa sai lầm và trở thành người có ích cho xã hội.
2.1.2.4. Các quy định khác về trách nhiệm hình sự áp dụng riêng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội
- Miễn trách nhiệm hình sự
Miễn TNHS là trường hợp một người thực hiện hành vi thỏa mãn các dấu
hiệu cấu thành tội phạm được quy định trong Luật hình sự, nhưng xét thấy không
cần phải áp dụng TNHS đối với người đó vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
Ngoài các trường hợp miễn TNHS đối với người phạm tội nói chung trong
đó gồm cả người dưới 18 tuổi phạm tội, được quy định tại Điều 29 và một số điều
luật quy định các trường hợp khác như miễn TNHS do tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội tại Điều 16, miễn TNHS cho người phạm tội gián điệp tại Điều 110,
miễn TNHS cho người phạm tội đưa hối lộ tại Điều 364,Luật hình sự còn quy
định trường hợp riêng về miễn TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội tại khoản
2 Điều 91 dưới dạng nguyên tắc khi xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội. Thẩm quyền
áp dụng miễn TNHS thuộc về cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bao gồm Cơ quan
điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Cụ thể, nếu như ở giai đoạn điều tra thì Cơ quan
43
điều tra sẽ áp dụng với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát để miễn TNHS cho người
phạm tội, nếu ở giai đoạn truy tố thì Viện kiểm sát sẽ là cơ quan có thẩm quyền áp
dụng miễn TNHS; ở giai đoạn xét xử thì cơ quan Toà án đánh giá, xem xét các căn
cứ và điều kiện để miễn TNHS cho người phạm tội. Như vậy, bên cạnh các trường
hợp được miễn TNHS áp dụng chung đối với người phạm tội thì khi thỏa mãn đủ
các điều kiện luật định tại khoản 2 Điều 91 BLHS 2015, người dưới 18 tuổi phạm
tội còn có thể được miễn TNHS đồng thời áp dụng một trong các biện pháp giám
sát, giáo dục khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã
phân tích ở trên. Những điều kiện này bao gồm:
Thứ nhất, người phạm tội và tội phạm được thực hiện phải thuộc một trong
các trường hợp sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội
nghiêm trọng, trừ các tội phạm được quy định tại Điều 134 (tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác); Điều 141 (tội hiếp dâm); Điều 171
(tội cướp giật tài sản); Điều 248 (tội sản xuất trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội
tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội vận chuyển trái phép chất ma túy);
Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy); Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy)
Bộ luật hình sự.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định
tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 trừ trường hợp tội phạm được quy định tại Điều
123 (tội giết người), các khoản 4, 5, 6 Điều 134 (tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác), Điều 141 (tội hiếp dâm), Điều 142 (tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi), Điều 144 (tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi), Điều 150 (tội mua bán người), Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi),
Điều 168 (tội cướp tài sản), Điều 171 (tội cướp giật tài sản), Điều 248 (tội sản xuất
trái phép chất ma túy); Điều 249 (tội tàng trữ trái phép chất ma túy); Điều 250 (tội
vận chuyển trái phép chất ma túy); Điều 251 (tội mua bán trái phép chất ma túy);
Điều 252 (tội chiếm đoạt chất ma túy) Bộ luật hình sự.
+ Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể
44
trong vụ án.
Có thể thấy BLHS 2015 đã quy định một cách rõ ràng hơn thay vì quy định
một cách chung chung như BLHS 1999. Theo đó, khoản 2 Điều 69 BLHS 1999 quy
định phạm vi các tội được xem xét miễn TNHS gồm“các tội ít nghiêm trọng hoặc
tội nghiêm trọng” thay vì quy định cụ thể từng tội như khoản 2 Điều 91 BLHS
2015. Cách quy định trên của BLHS 1999 dễ dẫn đến việc áp dụng chế định miễn
TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội một cách tùy tiện. Bởi lẽ, có những loại
tội phạm tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao như tội giết người, tội có ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác, các tội sản xuất, tàng
trữ, mua bán trái phép chất ma túy,hay những loại tội phạm mà hậu quả để lại
khó có thể khắc phục được triệt để khi gây ra những tổn thương tinh thần nặng nề
cho nạn nhân như tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm
người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội mua bán người dưới 16 tuổi, và việc
miễn TNHS đối với những đối tượng này không đảm bảo được tính răn đe cũng như
giáo dục phòng ngừa. Ngoài ra, cách quy định của BLHS 2015 cũng tạo ra những
thuận lợi nhất định cho cơ quan có thẩm quyền khi xác định trường hợp cụ thể có
thể được miễn TNHS hay không.
Thứ hai, người dưới 18 tuổi phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ. “Nhiều
tình tiết giảm nhẹ” trong trường hợp này được hiểu là có từ hai tình tiết giảm nhẹ
được quy định tại Điều 51 BLHS 2015.
Thứ ba, người dưới 18 tuổi phạm tội đã tự nguyện khắc phục phần lớn hậu
quả do hành vi phạm tội gây ra.
Thứ tư, người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc người đại diện hợp pháp của họ
đồng ý. Cụ thể, BLHS 2015 đòi hỏi phải có sự đồng ý của người dưới 18 tuổi phạm
tội hoặc người đại diện của họ về việc áp dụng một trong các biện pháp giám sát,
giáo dục khiển trách, hòa giải tại cộng đồng, giáo dục t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_trach_nhiem_hinh_su_doi_voi_nguoi_duoi_18_tuoi_pham.pdf