MỞ ĐẦU .1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TRANH LUẬN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TẠI
PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ THẨM.7
1.1. Khái niệm về tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm .7
1.2. Đặc điểm của tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.10
1.3. Ý nghĩa của tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm.15
1.4. Cơ sở của việc quy định tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự
sơ thẩm. .18
1.5. Mối quan hệ giữa chế định tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình
sự sơ thẩm với một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự.21
1.5. Các yếu tố bảo đảm thực hiện tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm.29
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ HIỆN HÀNH
VỀ TRANH LUẬN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ
SƠ THẨM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.33
2.1. Quy định của pháp luật Tố tụng hình sự hiện hành về tranh luận của người
bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm .33
2.2. Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn
2014 – 2018 .41
2.3. Thực tiễn thực hiện tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.42
Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
TRANH LUẬN CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TẠI PHIÊN TÒA HÌNH SỰ SƠ
THẨM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.67
3.1. Quan điểm nâng cao chất lượng tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm tại thành Phố Hồ Chí Minh .67
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa
hình sự sơ thẩm tại thành Phố Hồ Chí Minh .72
99 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 18/03/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
phải thực hiện trực tiếp tại phiên tòa, có như vậy HĐXX mới có thể trực tiếp
kiểm tra, xem xét những chứng cứ của vụ án, chứ không chỉ là căn cứ vào hồ
sơ. Việc tranh luận trực tiếp bằng lời nói đòi hỏi sự có mặt của người bào
chữa tại phiên tòa.
Việc tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa HSST phải thực hiện
bằng lời nói và trực tiếp mới đảm bảo được việc thực hiện chức năng bào
chữa, đmả bảo tranh tụng trong tố tụng hình sự và đảm bảo được việc xử lý
vụ án được chính xác.
Nội dung tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ
thẩm
Tại phiên tòa người bào chữa tranh luận những nội dung sau đây:
Trình bày ý kiến của mình với các sự việc trong vụ án; đồng thời đưa
ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát viên về
một số vấn đề như: Lập luận, đánh giá về các chứng cứ cáo buộc bị cáo có
tội, chứng cứ xác định bị cáo ngoại phạm, vô tội; Lập luận về tính chất, mức
độ nguy hiểm, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; Trình bày xác nhận các
vấn đề về nhân thân và vai trò của bị cáo trong vụ án; Nêu lên các tình tiết
tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dựa vào thực tiễn và hồ sơ vụ án;
Ngoài ra các nội dung khác liên quan và đóng vai trò khá quan trọng như về
39
mức hình phạt; trách nhiệm dân sự, xử lý vật chứng, biện pháp tư pháp; nguyên
nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.
Trước tiên người bào chữa tranh luận đối với những ý kiến quan trọng,
mang tính quyết định đối với vụ án trước rồi tranh luận với những ý kiến khác sau.
Chẳng hạn như ý kiến về việc bị cáo không phạm tội hoặc phạm tội khác nhẹ hơn
tội danh Viện kiểm sát truy tố; tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
phạm tội; hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; nhân thân và vai trò của bị cáo trong
vụ án là những ý kiến quan trọng. Khi tranh luận, người bào chữa chỉ ra những điểm
sai cơ bản trong lập luận buộc tội của Kiểm sát viên hoặc những vi phạm tố tụng
trước đó để phân tích bác bỏ, thuyết phục HĐXX chấp nhận quan điểm của mình để
bảo vệ bị cáo.
Sau đó người bào chữa đưa ra những tình tiết có lợi cho bị cáo, thường là
những tình tiết giảm nhẹ bổ sung không được Viện kiểm sát xem xét đến. Người
bào chữa thường tập trung vào những tình tiết như: trình độ văn hóa thấp, bị cáo
nhất thời phạm tội, phạm tội lần đầu, có thái độ khai báo thành khẩn, ăn năn...
Những tình tiết này có ý nghĩa rất lớn trong việc xem xét và quyết định hình phạt
đối với bị cáo
Trong phần tranh luận người bào chữa có quyền trả lời lại ý kiến, kiến nghị
của bị hại; hoặc người đại diện hợp pháp của họ; hoặc các đối tượng khác như
người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại; nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự trong vụ án; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
Đưa ra đề nghị của mình về việc giải quyết vụ án. Trên cơ sở những nội
dung tranh luận, người bào chữa có quyền đưa ra đề nghị của mình về việc giải
quyết vụ án. Việc đưa ra đề nghị này phải phù hợp với sự thật khách quan của vụ án
và theo hướng có lợi cho bị cáo mà người bào chữa bảo vệ.
Để đảm bảo chất lượng cho hoạt động tranh luận của người bào chữa, Bộ
luật TTHS quy định chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh luận, phải
tạo điều kiện cho người bào chữa tranh luận, trình bày hết ý kiến. Tuy nhiên, để
đảm bảo chất lượng của việc giải quyết vụ án chủ tọa phiên tòa có quyền cắt những
40
ý kiến không có liên quan đến vụ án; người tham gia đối đáp phát biểu nhiều
lần trùng nhau hoặc trùng với ý kiến của người khác đã phát biểu. Với quy
định này đòi hỏi người bào chữa khi tranh luận phải sử dụng tốt các kỹ năng
như: kỹ năng đối đáp, kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp đồng thời phải
biết vận dụng tư duy logic trong tranh luận để đảm bảo rằng khi đưa ra các
luận cứ và luận chứng để chứng minh là có căn cứ, đúng pháp luật, không tư
duy chủ quan, cảm tính khi tranh luận.
Luật TTHS quy định chủ tọa phiên tòa có quyền yêu cầu Kiểm sát
viên phải đáp lại những ý kiến đã nêu của người bào chữa khi những ý kiến
đó chưa được Kiểm sát viên tranh luận hoặc đề cập làm rõ. Đây là quy định
để đảm bảo việc tranh luận đầy đủ các nội dung của vụ án, đảm bảo cho việc
kiểm tra, đánh giá chứng cứ của HĐXX chính xác và đầy đủ. Để làm sáng tỏ
những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử phải
lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của người bào chữa tranh luận tại phiên
tòa để đánh giá khách quan, toàn diện sự thật của vụ án. Trong trường hợp
Chủ toạ không chấp nhận ý kiến của người bào chữa thì Hội đồng xét xử
phải nêu rõ lý do một cách hợp lý và phải được ghi nhận trong bản án.
Một điểm khá tiến bộ so với trước đây là người bào chữa không còn
bị ràng buộc bởi quyền tranh luận hạn hẹp của mình nghĩa là họ có quyền
rộng hơn trong việc tranh luận bao gồm việc trình bày ý kiến, được đưa ra
chứng cứ và các tài liệu cùng lập luận của mình nhằm đáp lại các lập luận và
cáo trạng buộc tội của Kiểm sát viên, ngoài ra kiểm sát viên phải có trách
nhiệm đối đáp và bảo vệ lập luận trong cáo trạng cũng như ý kiến buộc tội
của mình một cách công khai và đầy đủ quy trình luật định, tính hợp lý và
công bằng. Điểm này thể hiện rõ trong sự tiến bộ của quy định Bộ luật TTHS
2015. Theo đó so với Điều 218 Bộ luật TTHS năm 2003 thì Điều 322 Bộ luật
TTHS năm 2015 đã không còn quy định người bào chữa...“có quyền trình
bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên”, mà thay thế là được “trình bày ý
kiến, đưa ra chứng cứ, tài liệu và lập luận của mình để đối đáp với Kiểm sát
41
viên”. Đây được đánh giá là một bước tiến khá lớn trong việc xem trọng nguyên
tắc tranh tụng như đã nêu trên. Đồng thời Chủ tọa phiên tòa có quyền “yêu cầu”
Kiểm sát viên phải đáp lại những ý kiến của người bào chữa, mà những ý kiến đó
chưa được Kiểm sát viên tranh luận, nghĩa rằng hai bên cần phải tranh luận và làm
rõ các vấn đề còn tồn đọng hoặc chưa rõ, không bỏ qua hoặc lập lờ tạm treo lại như
trước đây. Cũng trong tranh luận nếu trường hợp không chấp nhận ý kiến của người
bào chữa hay ý kiến của những người tham gia phiên tòa thì HĐXX phải nêu rõ lý
do và phải được ghi trong bản án. Việc quy định như vậy thể hiện vai trò toà án là
trung tâm với việc tranh tụng giữa hai bên buộc tội và gỡ tội thông qua tranh luận
để toàn án có thể nhìn nhận một cách khách quan toàn diện hơn sự thật của vụ án và
kết quả của tranh tụng nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của bản án.
2.2. Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại thành phố Hồ Chí Minh
giai đoạn 2014 – 2018
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn, thành phố dẫn
đầu về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, là vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, trung bình mỗi ngày đóng góp 1.000 tỷ tiền thuế cho ngân sách quốc gia.
Tuy nhiên chính sự bùng nổ về kinh tế, văn hoá, giáo dục tập trung dẫn đến các hệ
luỵ khác, đó là sự gia tăng dân số lao động, học tập bởi việc nhập cư từ các tỉnh
thành, kéo theo sự phức tạp về an ninh trật tự và các tệ nạn xã hội. Tình hình tội
phạm gia tăng và có chiều hướng tinh vi phức tạp, mức độ ngày càng nguy hiểm
cao, dẫn đến các hoạt động điều tra phòng chống tội phạm có sự khó khăn. Lẽ dĩ
nhiên việc thực hiện quy trình tố tụng cũng gặp nhiều trở ngại trong việc điều tra,
tuy tố và xét xử tội phạm. Mặc dù có sự quan tâm sâu sắc của các ban ngành từ
Trung ương đến địa phương ở nhiều mặt trận phòng chống tội phạm, nhưng vẫn
chưa có chiều hướng giảm.
Số lượng án thụ lý nói chung của các cơ quan tiến hành tố tụng tại Thành
phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng. Qua việc thống kê số liệu từ năm 2014 đến năm
2018 về việc thụ lý, giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm tại hai cấp TAND Thành
phố Hồ Chí Minh cho thấy rằng:
42
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2018, TAND hai cấp thành phố Hồ
Chí Minh đã thụ lý 10.094 vụ án hình sự với 12.888 bị cáo. Đã giải quyết
7.656 vụ/9.691 bị cáo, đạt tỷ lệ bị cáo giải quyết trung bình 78,85%/năm
(Xem bảng 2.1- Phụ lục)
Phân tích số liệu thống kê hàng năm cho thấy, công tác thụ lý và giải
quyết án hình sự sơ thẩm của TAND hai cấp thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2013 đến năm 2017 có chiều hướng giảm giữa các năm. Năm 2014 Tòa án
hai cấp đã giải quyết 2.262 vụ/2.756 bị cáo đạt tỷ lệ 76,21%/năm; nếu tính tỷ
lệ số vụ án đã giải quyết năm 2014 là 100% thì đến năm 2018, tỷ lệ số vụ án
đã giải quyết giảm gần 50% và số bị cáo giải quyết giảm 56,5%. Nhận thấy
rằng số vụ án và bị cáo có sự biến thiên không đồng đều qua các năm khảo
sát, qua đó biểu thị có sự diễn biến khá phức tạp của hình tội phạm trên địa
bàn.
Ngoài ra khảo sát cho thấy tỷ lệ giải quyết các vụ án hình sự sơ thẩm
trên các vụ án đã thụ lý của TAND hai cấp thành phố Hồ Chí Minh trong 05
năm vừa qua đạt tỷ lệ cao, vượt định mức chỉ tiêu mà TAND tối cao đề ra.
Trong đó, năm 2017 tỷ lệ giải quyết án thấp nhất 72,15%, năm 2016 là năm
có tỷ lệ giải quyết án cao nhất 78,38,76 %. Tòa án hai cấp thành phố Hồ Chí
Minh không có vụ án hình sự giải quyết quá hạn theo luật định, về mặt chất
lượng xét xử và giải quyết các vụ án hình sự đạt kết quả cao, các bản án bị
hủy và bị sửa rất thấp, kết quả xét xử đáp ứng được yêu cầu đặt ra nhằm đấu
tranh và phòng chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật
tự an toàn xã hội trên toàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Thực tiễn thực hiện tranh luận của người bào chữa tại phiên
tòa hình sự sơ thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện tranh luận của người
bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh.
Hoạt động tố tụng hình sự có nhiều mảng ghép quan trọng mà tranh
luận là một yếu tố cấu thành rất quan trọng trong đó. Sự tranh luận là một
43
phần của việc tạo nên một sự cân bằng trong mô hình tố tụng hiện nay. Nó đảm bảo
tính công bằng dân chủ giữa các bên tham gia tố tụng là bên buộc tội, bên gỡ tội
(bào chữa) và toà án là trung tâm của việc tranh tụng. Cũng từ hoạt động tranh tụng
này với sự tranh luận của các bên, sự thật vụ án được thể hiện rõ hơn, từ đó giúp
Toà án có sự nhìn nhận đúng đắn và phù hợp với bản chất vụ án hơn. Trên cơ sở đó
Toà án mới có bản án, quyết định đúng người đúng tội và công bằng hơn, phù hợp
với tính chất vụ việc hơn. Việc tranh luận của người bào chữa ngày càng trở nên cấp
thiết và quan trọng hơn khi Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc trong cải cách tư
pháp, Nghị quyết số 08-NQ/TW được ban hành xác định: “Nâng cao chất lượng
công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư.
Khi xét xử, Tòa án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật,
thực sự dân chủ khách quan,..., phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết
quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ chủ
yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xemxét đầy đủ, toàn diện các
chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, của người bào chữa”.
Trên thực tiễn về việc thực hiện hoạt động tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm
tuy vẫn còn những hạn chế, nhưng đã có những thành công nhất định và kết quả tích
cực, sau đây tác giả trình bày những thành quả đạt được tại Tòa án hai cấp thành
phố Hồ Chí Minh.
Một là, thực tiễn áp dụng về sự bình đẳng của người bào chữa khi tham gia
tranh luận tại phiên tòa.
Sự bình đẳng của các bên tham gia tranh luận tại phiên tòa, không chỉ là các
quyền của các bên tham gia tranh luận được Luật quy định mà còn khả năng áp
dụng các quyền này trên thực tế và vai trò của Tòa án trong việc đảm bảo cho các
bên sử dụng các quyền một cách hiệu quả. Trong những năm gần đây sau khi Bộ
chính trị ra các Nghị quyết liên quan việc cải cách tư pháp như Nghị quyết số 08-
NQ/TW, Nhị quyết số 48-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW dẫn đến các cơ quan tố
tụng như Viện Kiểm Sát, Toà án và các bên khác tham gia tố tụng đã nhìn nhận rõ
vai trò trách nhiệm cụ thể của mình hơn trong quá trình tham gia tố tụng. Sự bình
44
đẳng về tố tụng trong luật định cũng như thực tiễn đã có sự chuyển biến tốt
và cân bằng hơn trước đây, Toà án đóng vai trò quan trọng và phát huy tốt
nhiệm vụ trung tâm của quá trình tố tụng. Sự bình đẳng của các bên tham gia
thông qua các quyền và nghĩa vụ đúng với vai trò trong mô hình tố tụng của
các bên, quyền của người bào chữa được trang bị khá đầy đủ và càng mở
rộng, giúp sự tranh luận và các động thái khác trong tranh tụng có hiệu quả
cao nhờ sợ cân bằng hơn về quyền trong việc tham gia tố tụng.
Về tình hình xét xử sơ thẩm án hình sự có người bào chữa tham gia
tranh luận tại Tòa gia tăng theo từng năm. Nếu như năm 2014 xét xử 2.262
vụ thì có 1.841 vụ có người bào chữa (chiếm tỷ lệ 81,39%), đến năm 2018 số
vụ án xét xử 1.152 vụ có người bào chữa tham gia là 1123 vụ (chiếm tỷ lệ
97,48%) (Xem bảng 2.2 – Phụ lục).
Sự bình đẳng của các bên tham gia tranh luận tại phiên tòa còn thể
hiện ở hoạt động tranh tụng một cách tích cực của Kiểm sát viên, Kiểm sát
viên đã tích cực trong việc xét hỏi tranh luận cùng HĐXX để tìm ra sự thật
khách quan của vụ án. Viện kiểm sát đã dần thấy rõ được vai trò và vị tri của
mình, tham gia tích cực và việc tranh luận bảo vệ quan điểm trong cáo trạng
đối với bị cáo với người bào chữa. Thực tế cũng cho thấy có xu hướng giảm
tình trạng không tranh luận hoặc cố ý bỏ qua các ý kiến mà bên bào chữa đã
nêu ra nhằm làm cụ thể hơn vấn đề, tình trạng mà trước đây bên buộc tội
thường nhân danh Nhà nước để không tranh luận làm rõ và kết luận luôn giữ
nguyên quan điểm. Toà án đóng vai trò điều hành phiên toà giúp sự bình
đẳng trong tranh luận được phát huy, và trong trường hợp Kiểm sát viên từ
chối những vấn đề khó hoặc bỏ qua các ý kiến mà bên bào chữa nêu lên
trong tranh luận, Toà án thường đề nghị Kiểm sát viên phải tranh luận lại với
các ý kiến của bên bào chữa hoặc luật sư một cách đầy đủ và cầu thị để có
thể nhìn nhận vụ án một cách khách quan và đúng bản chất hơn.
Hai là, chất lượng tranh luận của người bào chữa tại phiên tòa hình
sự sơ thẩm ngày càng được nâng cao
45
Với sự ra đời của Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp, việc yêu cầu
nâng cao tính tranh tụng tại phiên toà, cùng với sự thay đổi lớn của Bộ luật TTHS
làm cho hiệu quả việc tranh luận tại phiên toà nâng cao và có sự tiến bộ hơn. Chất
lượng tranh luận của người bào chữa có hiệu quả hơn bởi các yếu tố từ hai phía: Sự
sẵn sàng tranh luận của Kiểm sát viên và sự tích cực nêu lên quan điểm tranh luận
của người bào chữa đối với bên buộc tội.
Kiểm sát viên đã tích cực hơn, có thái độ nhìn nhận sự việc một cách sâu sắc
hơn, có sự chuẩn bị chu đáo bằng việc làm tốt đê cương xét hỏi chi tiết, quan tâm
nhiều hơn đến việc chuẩn bị và đánh giá chứng cứ, nghiên cứu rất kỹ các tình tiết vụ
án, nhân thân người phạm tội, các quan hệ khác có liên quan. Một kiểm sát viên
đóng trong vai và làm tốt hơn nhiệm vụ được nhà nước giao phó, sẵn sàng trả lời và
tranh luận lại với các ý kiến của bên bào chữa một cách bình đẳng và tập trung hơn,
rât nhiều lúc Kiểm sất viên còn giúp các bên nhận ra được vấn đề rõ ràng hơn bằng
cách diễn đạt của mình chứ không chỉ đọc bản cáo trạng và trả lời cho qua. Về phía
bào chữa, Luật sư tham gia bào chữa có được quyền tranh luận một cách bình đẳng
và rộng mở hơn nên rất tích cực trong việc tranh luận để bảo vệ thân chủ của mình,
với sự chuẩn bị chu đáo nghiên cứu hồ sơ tài liệu chứng cứ, đưa ra các đánh giá rất
sắc xảo, từng chi tiết từ quy trình tố tụng, tình tiết vụ án, đánh giá chứng cứ đến
nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ Từ các dữ liệu và việc tranh
luận tích cực tham gia của hai bên buộc tội và bào chữa để các bên làm rõ được vấn
đề giúp toà án nhận định đúng và có bản án phù hợp với bản chất vụ việc và luật
quy định.
Trong quá trình tranh luận, trong nhiều vụ án Luật sư cũng đã phân tích phản
bác, đối đáp tranh luận lại với quan điểm của Viện kiểm sát, cũng như đưa ra các
tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo được HĐXX chấp nhận. Theo thống kê từ năm 2014
đến 2018, TAND hai cấp thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm 7.656 vụ án
hình sự, có 981 vụ HĐXX chấp nhận quan điểm bào chữa của Người bào chữa mà
chủ yếu là Luật sư (chiếm tỷ lệ 12,81%), cao nhất là năm 2014 với tỷ lệ 18,61%,
thấp nhất là năm 2018 với tỷ lệ 2,52% (Xem bảng 2.3 – Phụ lục).
46
2.3.2. Những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện tranh luận của người
bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh
2.3.2.1. Hạn chế từ phía người bào chữa
Đối với đội ngũ Luật sư tại thành phố Hồ Chí Minh tính đến năm
2018 có khoảng 2.000 Luật sư, phần lớn hoạt động trong các tổ chức hành
nghề Luật sư. Tỷ lệ vụ án có sự tham gia của luật sư được mời bào chữa bắt
đầu có xu hướng tăng trong các năm qua, nghĩa là người dân đã chú trọng
đến việc có người bào chữa cho họ khi họ ra toà án xét xử, luật sư đã có mặt
nhiều hơn trong việc tham gia các vụ án hình sự. Về tổng thể hiện tại với sự
tham gia trong quá trình tố tụng hình sự của Luật sư điều đó đã có tín hiệu tốt
và mang ý nghĩa hoàn thiện hơn tính hình thức. Hoạt động tham gia tố tụng
của luật sư với vai trò là người bào chữa cho bị cáo có vai trò rất quan trọng
là đảm bảo được quyền của bị can, bị cáo được thể hiện rõ nét nhằm bảo vệ
mình mà còn giúp cho quá trình tố tụng có sự chính xác cao hơn, đúng quy
trình hơn, một mặt nào đó giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện
những lỗi thiếu sót về vụ án hoặc vi phạm tố tụng, thúc đẩy việc làm rõ sự
thật khách quan. Tuy nhiên một điều phản ánh thực tế là vẫn còn tồn tại một
vài yếu tố từ phía người bào chữa dẫn đến chất lượng bào chữa chưa được
cao, yếu tố này có thể xuất phát từ trình độ nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn
và tâm thế của người bào chữa, không nhiều luật sư đưa ra được các lập luận
và chứng cứ thuyết phục làm thay đổi được kết quả dự báo trong cáo trạng để
bảo vệ tốt hơn thân chủ của mình.
Luật TTHS đã quy định mở rộng, tạo điều kiện và khẳng định một
phạm vi cho phép đối với người bào chữa là rất lớn, chiếu theo quy định tại
điểm a khoản 2 Điều 73 Bộ luật TTHS năm 2015 quy định đối với người bào
chữa có nghĩa vụ phải sử dụng tất cả các biện pháp mà luật cho phép với vị
trí vai trò của mình để có thể làm sáng tỏ và chứng minh được sự vô tội cho
người mình bào chữa, kể cả các tình tiết được hưởng để giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự cho người đó. Nhưng để sử dụng các quyền và nghĩa vụ này
47
của người bào chữa trong thực tế đã không đáp ứng được như kỳ vọng của các nhà
làm luật. Thông thường, người bào chữa chưa thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ
của mình mà pháp luật đã quy định, họ không mạnh dạn, kịp thời đề nghị với các cơ
quan tiến hành tố tụng về những chứng cứ có lợi cho người mà mình bào chữa, họ
chưa thực hiện triệt để việc thu thập các tài liệu, đồ vật, những tình tiết liên quan
đến vụ án, từ các cơ quan, tổ chức cá nhân và những người thân thích của bị cáo
để xuất trình tại phiên tòa làm căn cứ chuẩn bị cho việc bào chữa của mình, họ chưa
thật sự sử dụng mọi biện pháp do luật định làm sáng tỏ những tình tiết xác định bị
cáo phạm tội, vô tội hoặc những tình tiết làm giảm trách nhiệm hình sự, thậm chí từ
chối bào chữa mà không có lý do chính đáng. Đối với trường hợp luật sư bào chữa
chỉ định, mặc dù các Cơ quan tiến hành tố tụng tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho
họ tham gia một như luật định, nhưng thực tế số nhiều luật sư lại chưa rõ ràng trách
nhiệm và không tích cực khi tham gia tố tụng, sự tham gia của họ có thể do chỉ định
nên mang tính chất miễn cưỡng cho xong việc, mà hầu như không có sự chú tâm
đầu tư công sức nhiều vào việc nghiên cứu hồ sơ và tranh luận tại toà. Biểu hiện rõ
ràng nhất trong những hợp này là việc họ chỉ hoàn tất các công việc cơ bản theo yêu
cầu, ít đi lại sao chụp hồ sơ, ít liên hệ với cơ quan tố tụng để xử lý công việc khi có
trở ngại, không tích cực thu thập chứng cứ và đánh giá toàn diện. Chính vì lẽ đó, kết
quả của việc tranh tụng rất thấp vì hầu như chỉ đạt mức trung bình bởi lẽ khi không
đi sâu nghiên cứu thì rất khó để tìm ra tính hợp lý cũng như ít tìm ra được các tình
tiết có lợi cho bị can bị cáo, điều mà đáng ra họ phải thực hiện một cách tận tâm
nhất.
Trường hợp người bào chữa chỉ định thiếu trách nhiệm vắng mặt tại phiên
tòa với lý do bận quá nhiều việc, mà chỉ gửi bài bào chữa hay có mặt tại phiên tòa
chỉ thay mặt cho bị cáo xin giảm nhẹ hình phạt chứ chưa thực sự bảo vệ quyền lợi
cho họ điều này dẫn đến thiếu sự tranh luận công khai tại toà với nguyên nhân
xảy ra tình trạng nêu trên mà người bào chữa đưa ra là họ không có đủ thời gian
xem hồ sơ vụ án mà ngày đưa vụ án ra xét xử đã đến, hoặc người bào chữa chỉ định
đưa ra ý kiến là thù lao cho mỗi vụ án thường là rất thấp. Mặt khác về phương diện
48
trách nhiệm quản trị của Đoàn luật sư, có trường hợp khi nhận được những
yêu cầu, đề nghị của các cơ quan tiến hành tố tụng về việc cử người bào chữa
theo đúng tố tụng thì Đoàn luật sư chưa chú tâm, vẫn thường xảy ra tình
trạng chậm trễ trong việc phân công nhiệm vụ này cho thành viên của mình,
dẫn đến có những khó khăn nhất định trong việc giải quyết theo thủ tục tố
tụng.
2.3.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng của
người bào chữa tại phiên tòa hình sự sơ thẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh
Việc khảo cứu số liệu và thực tiễn diễn ra trong thời gian gần đây
trong vấn đề áp dụng nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà hình sự sơ thẩm tại
Thành phố Hồ Chí Minh ở hai cấp, nhận thấy ngoài những kết quả tích cực
có được vẫn còn những mặt hạn chế cần giải quyết:
Một là, sự bình đẳng của người bào chữa để tham gia tranh luận tại
phiên tòa vẫn còn nhiều mặt chưa được đảm bảo và vai trò của Tòa án vẫn
chưa được phát huy hết. Tuy như đã phân tích trước đây, quyền của bên bào
chữa được mở rộng nhưng còn nhiều bất cấp và chưa tương xứng cân bằng
với bên buộc tội, điển hình là việc thu thập chứng cứ có quá nhiều ràng buộc.
Bên cạnh đó quyền hỏi của người bị buộc tội chưa được quy định. Mặt khác
quá trình được tiếp xúc với người bào chữa, Luật sư còn khá nhiều vướng
mắc về mặt thủ tục không đáp ứng kịp thời với quy trình tố tụng mà bên cơ
quan điều tra, kiểm sát được phép áp dụng, dẫn đến nhiều trường hợp bị trễ,
thậm chí một số trường hợp từ chối từ phía cơ quan tiến hành tố tụng trong
việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký bào chữa của người bào chữa.
Một hạn chế nữa về mặt quy định là đối tượng bị buộc tội bắt buộc
phải có người bào chữa hoặc luật sư là còn hẹp, dẫn đến các vụ án bắt buộc
có luật sư tham gia bào chữa sẽ không được nhiều, một phần nào đó ảnh
hưởng đến quá trình tranh tụng hiệu quả.
Chức năng của Tòa án chưa có sự phân định rõ ràng, vẫn còn buộc tội
thay cho Viện kiểm sát, vẫn là một cơ quan có trách nhiệm chứng minh, quá
49
trình xét hỏi của Tòa án đa phần vẫn nhằm để buộc tội bị cáo, quá trình xét xử Tòa
án thường phụ thuộc vào cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát. Điển hình là xét xử vụ
án sau đây:
Vụ án “Cố ý gây thương tích” do Sơn N thực hiện ngày 11/3/2017, tóm tắt
nội dung vụ án như sau:
Khoảng 19 giờ 40 ngày 11/3/2017, anh Lương Quốc Th và anh Lữ Thanh L
(là xe ôm) chạy dịch vụ GrabBike dựng xe trước nhà số 200 đường P, Phường H,
Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Lúc này, ông Tạ Văn T (là xe ôm) đi từ bên kia
đường P, Phường F, Quận 10 qua nói với anh Th và L là không cho bắt khách ở khu
vực này, nên xảy ra cự cãi. Ông T nói cho Sơn N (là nhân viên giữ xe quán “Nguyệt
Hỷ”) biết sự việc, N liền dùng tay chỉ về phía anh Th và Lâm. Sau đó, anh Th và L
chạy xe bỏ đi. Đến khoảng 20 giờ 00 cùng ngày, anh Th cùng một nhóm người chạy
xe GrabBike quay lại chỗ ông T trước nhà số271 đường P, Phường F, Quận 10, anh
Th cầm một nón bảo hiểm có chữ Grab đánh vào đầu ông T, ông T bỏ chạy; lúc
này, Sơn N đứng gần đó thì anh Th nói “nãy mày chỉ chỏ gì” rồi anh Th dùng nón
bảo hiểm đánh vào đầu N và dùng tay phải kẹp cổ N (theo N và ông T khai lúc này
nhóm người chạy xe GrabBike cũng tấn công ông T và N, theo anh Th khai có một
số nhân quán Nguyệt Hỷ xông vào đánh anh Th), N dùng tay phải lấy cây kéo để ở
túi quần sau đâm vào bụng anh Th làm anh Th buông N ra, anh Th giơ hai tay đỡ thì
bị N đâm nhiều nhát trúng tay phải anh Th, anh Th bỏ chạy ra đường T thì N đuổi
theo đâm trúng vào lưng anh, anh Th tiếp tục bỏ chạy ra giao lộ đường P - T thì té
ngã, N chạy đến dùng kéo đâm vào ngực và vai phải anh Th. Sau đó mọi người can
ngăn, anh Th được quần chúng nhân dân đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri
Phương. Vụ việc trên được cơ quan Công an Quận 10 thụ lý tiến hành điều tra. Quá
trình điều tra, Sơn N khai nhận hành vi như trên.
Tại bản cáo trạng số 16/CT-VKS ngày 27 tháng 02 năm 2018 của Viện kiểm
sát nhân dân Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh đã truy tố: Sơn N về tội: “Cố ý gây
thương tích” theo điểm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tranh_luan_cua_nguoi_bao_chua_tai_phien_toa_hinh_su.pdf