Trong Con sông lớn hai lòng I+II, dòng sông thân yêu thời thơ ấu lại là không gian ẩn
mình lý tưởng cho Nick đểanh vượt qua những thương tích quá lớn trong chiến tranh. Không
gian thiên nhiên trong lành trong những chuyến đi câu là nơi Nick gửi gắm niềm ưu tư, tâm sự
mà anh không thểchia sẻcùng ai. Chính không gian dòng sông, khu rừng yên tĩnh ấy làm anh
quên đi những ám ảnh vềtội ác, bạo lực và cái chết mà anh đã chứng kiến, thậm chí là nạn nhân
trong chiến tranh. Sựthật là có trường hợp nhiều cựu binh Mỹ đã từng tham chiến ởViệt Nam
không thểsống nổi ởthành phốhoặc nhà của mình nên vào rừng cắm trại ởmột mình nhưnhân
vật Nick. Trong Lời giới thiệuvềNick trong Con sông lớn hai lòng, James Fenton viết: họ
“quay về, nhận thấy không thểsống nổi ởthành phốhay nhà của mình, bèn vào rừng cắm trại
hoặc làm những túp lều nhỏsống biệt lập với mọi người.” [96]. Trong luận án của mình, Trần
ThịThuận xem sông, suối, khu rừng, tuyết trắng là sựcứu rỗi của nhân vật Nick [81, tr.123].
Theo chúng tôi, không gian sông, suối, khu rừng chỉlà không gian trú ẩn của Nick. Đó là không
gian đểnhân vật quên đi những biến cốkhốc liệt của chiến tranh và đểtạo sựcân bằng cho
cuộc sống
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2930 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn chiến tranh của Ernest Hemingway, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êng. Vẫn là những hình ảnh con đường, ngôi nhà, giao thông hào, cây cầu, bệnh viện… nhưng
những hình ảnh thân quen ấy đã bị bom đạn tàn phá và nó trở nên nỗi khiếp sợ, ám ảnh của con
người. Tất cả thể hiện những sắc màu trung thực không gian của chiến tranh: đổ nát, chết chóc
và hủy diệt.
Đặc biệt không gian trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway rất hạn hẹp. Nó
được giới hạn trọng một phạm vi nhất định. Đó là một không gian đầy ấn tượng, một lát cắt đặc
sắc của hiện thực. Điều này tạo nên sự thiếu hụt tích cực trong cảm nhận của người đọc. Nó
như một thứ ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo của E. Hemingway.
Có khi không gian của truyện ngắn chiến tranh E. Hemingway như: không gian những
trận chiến, không gian những cuộc rút lui, chiếc cầu, bệnh viện, chiếc giường… được mở rộng
trong tiểu thuyết của ông và trở nên những hình tượng giàu ý nghĩa. Nó như sự nối dài cánh tay
truyện ngắn để đạt bề sâu của nó. Chính vì vậy không gian chiến tranh là đặc điểm quan trọng
để xác định truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway.
CHƯƠNG 3: Nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway
3. 1. Nhân vật và nhân vật truyện ngắn
3. 1. 1. Nhân vật
Nhân vật (hay nói đầy đủ hơn là nhân vật văn học) là khái niệm quen thuộc trong nghiên
cứu văn học. Hầu hết các từ điển văn học, thuật ngữ văn học đều nhắc đến khái niệm này.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học là:
Con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học… Nhân vật văn học là một đơn
vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống.
Chức năng cơ bản của nhân vật văn học là khái quát tính cách của con người… Nhân vật văn
học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người.
[40, tr.235-236]
Trong 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân bổ sung: “Nhân vật văn học là một trong
những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hướng, trường
phái hoặc dòng phong cách” [3].
Như vậy các nhà nghiên cứu, các nhà văn thống nhất về khái niệm nhân vật ở các điểm
như: nhân vật là con người trong tác phẩm, có lời nói, hành động, cảm xúc. Chúng có khả năng
khái quát con người, thể hiện quan niệm, lí tưởng thẩm mĩ của con người. Nói như B. Brêch:
“Nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của con người sống,
mà là hình tượng được khắc họa phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [71, tr.210]. Nhân vật
trong tác phẩm rất đa dạng, có khi là con
người, loài vật, đồ vật…
Đó là khái niệm nhân vật văn học nói chung.
3. 1. 2. Nhân vật truyện ngắn
Nhiều nhà văn, nhà thơ hiểu nhân vật truyện ngắn theo những cách khác nhau. Nguyễn
Đức Nam cho rằng: “Nhân vật truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã
hội, ý thức xã hội hoặc tồn tại xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người” [63, tr.240]. Nhà
văn Nguyễn Minh Châu lại nhận xét: “nhân vật là một lát cắt của dòng đời” [20, tr.102]. Nhà
văn Bùi Hiển lại có quan điểm: nhân vật trong truyện ngắn thường phát khởi từ “một khoảnh
khắc trong cuộc đời con người mà dựng lên… khoảnh khắc mà nhân vật thể hiện đầy đủ nhất ý
chí, tình cảm của con người.” [44, tr.98]. Vũ Thị Tố Nga (Đại học Hải Phòng) cho rằng:
“Truyện ngắn thường chớp lấy cái thần thái của nhân vật” [65] …
Từ những ý kiến trên, ta thấy nhân vật truyện ngắn là nhân vật có những đặc điểm của
nhân vật văn học nói chung song nó được miêu tả hết sức ngắn gọn. Nó có thể là chỉ vài nét
phác thảo về một phần đời, một chốc lát, một khoảnh khắc của con người. Nó có thể không đầu,
không cuối, không tên, không tuổi, không tính cách, không quá khứ, tương lai, không có kết
cục... Song không phải vì vậy mà sự phản ánh hiện thực của nó kém đi. Với đặc thù ngắn gọn,
cô đọng, nhân vật của truyện ngắn đã mô tả hiện thực bằng cách riêng của mình. Vì thế, nó là
sứ giả truyền đi thế giới quan, nhân sinh quan của nhà văn. Nhân vật truyện ngắn có thể chỉ
được khắc họa qua một lát cắt hoặc một tình huống nên sức biểu hiện của nó phục thuộc vào
cường độ cảm xúc và sự chắc lọc của chi tiết của tác giả.
Với cách hiểu khái niệm nhân vật văn học như vậy, chúng tôi chỉ khảo sát nhân vật trong
truyện ngắn chiến tranh của Hemingway là con người cụ thể, con người chịu tác động bởi chiến
tranh.
3. 2. Nhân vật trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway
Nhìn chung, nhân vật của Hemingway rất đa dạng và sống động. Đó là những con người
cụ thể như: đấu sĩ bò tót, gã đi săn, người đi câu, những người lính, viên sĩ quan, ông lão, bà cụ,
phụ nữ, hài nhi… Các nhân vật của E. Hemingway đủ các thành phần nghề nghiệp và màu da.
E. Hemingway cho rằng ông cấu tạo ra “những con người sống”, “những con người chứ không
phải nhân vật”. André Maurois nhận xét: “Nhân vật của Hemingway rất sống. Họ không nói tới
tâm hồn của họ. Họ không bày tỏ tình cảm của họ, họ đòi ăn, uống, họ chửi tục, cười, không có
gì ngoài những cái đó.” [29, tr.142]. Cách miêu tả nhân vật của E. Hemingway rất ấn tượng.
Ông tập trung miêu tả những điểm nổi bật của nhân vật tạo nên các phản ứng và gây cho người
đọc cảm xúc.
Đặc biệt, nhân vật của E. Hemingway rất phức tạp, nhất là tính cách. Theo Lê Huy Bắc,
hai yếu tố trong tính cách nhân vật E. Hemingway là “phong độ chịu đựng dưới áp lực” và “bất
khả bại”. Các yếu tố đó đã hòa tan vào hai nét cơ bản quan niệm con người của Hemingway:
con người ý thức và con người ám ảnh [7, tr.73]. Nhân vật của E. Hemingway ý thức về sự đổ
vỡ và thân phận của con người, nhất là con người trong chiến tranh. Đào Ngọc Chương cũng
nhận xét: “Nhân vật của Ernest Hemingway vừa theo đuổi một điều gì đó rất riêng vừa phải hội
nhập vào thế giới khó hội nhập hoặc vừa bị ám ảnh riêng cần che giấu vừa phải bày tỏ mình
trước người khác như một nỗ lực khẳng định nhân cách” [25].
Theo chúng tôi, nhân vật trong sáng tác của E. Hemingway nói chung và nhân vật
truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway nói riêng là những nhân vật sống động, phong phú.
Đó là những con người trong thời đại chiến tranh hỗn loạn, những con người bị tác động khủng
khiếp của chiến tranh. Đó là những con người với những nỗi sợ hãi, ám ảnh khủng khiếp. Tuy
nhiên họ là những con người chán ghét bạo lực, chiến tranh và khao khát tự do, hòa bình.
Với cách nhìn nhận chung như vậy về nhân vật của E. Hemingway, khi khảo sát truyện
ngắn chiến tranh của E. Hemingway, chúng tôi chia các kiểu nhân vật sau:
3. 2. 1. Những người tham chiến
Trong truyện ngắn chiến tranh, hình ảnh những người tham chiến được coi là tiêu điểm.
Nói đến những người tham chiến là nói đến những người trực tiếp cầm súng hoặc phục vụ tại
chiến trường. Trong truyện ngắn chiến tranh của E. Hemingway, những người tham chiến là
viên sĩ quan, lính pháo binh, lính lái xe, lính địch, anh lính liên lạc, y tá, bác sĩ mặt trận, du
kích, nhân viên cứu thương... Thông thường họ là những người lính thực thụ, nhưng đôi khi họ
là những người cầm súng bất đắc dĩ. Có trường hợp họ là dân thường hoặc nông dân nhưng
họ tham chiến vì một nguyên nhân bất đắc dĩ nào đó. Họ không có lý tưởng gì cả. Có khi, họ
vô tình cầm súng hoặc cầm súng để được chia chát một ít tiền bạc, của cải vơ được, dù là
chút ít, thậm chí là chiếc xe đạp (trong Điểm đen chỗ giao lộ). Những người tham chiến rất đa
dạng. Mỗi người một công việc nhưng nói chung họ là những người trực tiếp ở chiến trường,
những người chịu hậu quả chiến tranh trực tiếp và khốc liệt nhất. Trong 41 truyện ngắn chiến
tranh được khảo sát thì nhân vật này 33 lần xuất hiện.
Hình ảnh người tham chiến được E. Hemingway miêu tả trong Đêm trước trận đánh như
sau:
Họ là nhưng thợ máy nhưng học sơ sài rồi trở thành người lính. Họ không thể lường
trước mọi việc xảy ra. Và tất cả họ đều sợ chết… Họ trông giống lính tăng khi họ ra trận với
những chiếc mũ tăng trên đầu. Nhưng khi họ đậy nắp xe xuống thì thật sự không có gì bên
trong. Họ không phải là lính tăng thực thụ… Nhiều người đánh thuê đã kí hợp đồng sáu tháng.
Hầu hết họ là những người Pháp. Họ đi lính được năm tháng nhưng bây giờ tất cả họ muốn
sống qua tháng cuối cùng để trở về nhà. [96, tr.481]
Do xuất thân từ nhiều thành phần như vậy nên những người tham chiến được miêu tả ở
đây rất phức tạp. Và tất nhiên lý tưởng, ý chí chiến đấu của họ cũng khác nhau. Riêng điều này
cũng cho ta nhận ra rằng cuộc chiến này đầy những hoài nghi và bất thường.
Vì trực tiếp tham gia chiến tranh, trực tiếp chứng kiến sự khốc liệt của chiến tranh nên
những người tham chiến chịu bao tổn hương về thể xác lẫn tinh thần: “Hai chúng tôi cùng
uống. Nước có mùi nhựa đường và mùi lông lợn”, “không có cái khát nào giống như cái
khát của chiến trận.” (Dưới mỏm đất) [52, tr.490].
Đặc biệt, họ luôn hứng chịu cái chết và không một ai tránh được cái chết và sự tàn sát.
Họ là tấm bia, là mục tiêu của súng đạn. Trong Không có ai chết, Enrique, một du kích, nói với
cô gái: “Bọn anh thuộc sư đoàn tiên phong. Mọi người hoặc là bị giết hoặc là bị thương. Những
ai còn sống đều bị thương cả.” [52, tr.510]. Một người lính trong Trên bến cảng Smyrna lo
lắng: “Họ có nhiều khẩu đội pháo và có thể bắn chúng ta bay tung lên khỏi mặt nước”[52,
tr.263]. Họ bị tàn sát không khác gì các súc vật. Và điều này là có thực. Những năm tham gia
chiến tranh ở Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp… đã cho E. Hemingway những kinh
nghiệm xương máu và những thực tế khốc liệt về những người tham chiến.
Những người lính này không có quyền lựa chọn số phận, sự sống chết cho mình. Số phận
của họ bị cuốn vào trận cuồng phong của chiến tranh. Họ phải đối mặt với mưa bom bão đạn:
“Chúng tôi vấp phải làn đạn súng máy mạnh đến nỗi cả bọn phải toài người xuống bò lui, cằm
rê sát đất, mùi bám bám đầy bụi” (Dưới mỏm đất) [52, tr.491].
Trong những cuộc chiến nảy lửa, sự sống còn của người tham chiến thật mong manh:
…Chúng tôi đã ở đó trên chiến trường bị bom đạn cày nát mà không một ai có thể vượt
qua và có thể sống sót. Bạn phải toài người xuống nằm bẹp dí; tìm một mô đất che đầu, vùi sâu
cằm vào lớp bụi bẩn; đợi lệnh để xông lên sườn đồi kia nơi không một ai có thể lên đến mà còn
sống sót. Chúng tôi ở đó, cùng với những người nằm đợi đoàn tăng đã không đến; chờ đợi dưới
tiếng rít khét lẹt, tiếng nổ rung trời của đạn pháo; đất lẫn với kim loại tung lên nhưng những
cục máu đông phun ra từ một đài phun bẩn thỉu; và phía trên đầu là lưới đạn vun vút bay tựa
một tấm rèm lửa.
(Dưới mỏm đất) [52, tr.497].
Cảnh tượng ở trên không khác gì địa ngục. Trong hoàn cảnh ấy, số phận của con người
mong manh, nhỏ nhoi đến lạ. Chiến tranh luôn mang theo sự hủy diệt đáng sợ. Nó tàn phá nhà
cửa, con người và mọi thứ có thể. Những người tham chiến ít có cơ hội trở về. Trước mắt và
xung quanh họ là màu xám của khói, màu đỏ của máu và văng vẳng bên tai là những tiếng kêu
la, than khóc của những đồng đội và kẻ địch bị trúng bom đạn. Tất cả điều kinh hoàng và hoảng
loạn. Đó chỉ là một phần nhỏ trong những nỗi kinh sợ khiếp đảm, hủy diệt của chiến tranh
giáng xuống con người.
Thảm hại nhất là những người lính bị thương trên chiến trường: “Nick ngồi tựa vào bờ
tường nhà thờ nơi người ta kéo anh đến để tránh khẩu súng máy đang nhả đạn trên đường. Cả
hai chân thòi ra một cách bất tiện. Anh bị thương ở xương sống. Khuôn mặt anh đẫm mồ hôi
bẩn thỉu” (Chương 7) [53, tr.14]. E. Hemingway đã từng bị thương trên chiến trường và có hơn
hai trăm mảnh đạn trong người nên ông thấm thía nỗi đau đớn, khốn cùng ấy. Vì thế những
hình ảnh về nỗi đau đớn thể xác trong chiến tranh được ông miêu tả rất chân thực và giàu cảm
xúc.
Chiến tranh là căn bệnh trầm kha của loài người. Nhất là thế kỉ XX, chiến tranh với các
vũ khí giết người hiện đại, tối tân như bom đạn, xe tăng, đại bác, vũ khí hóa học, sinh học… Đó
là những loại vũ khí giết con người nhiều nhất, nhanh nhất, tàn khốc nhất và để lại cho con
người thương tật nhiều nhất. Song di chứng khủng khiếp nhất là nỗi ám ảnh của chiến tranh.
Trong sáng tác, E. Hemingway đã chú ý đến tác động của nó đến với con người về tinh thần
như nỗi sợ hãi, ám ảnh, hoảng loạn…
Thực vậy, chiến tranh với bom đạn và sức tàn phá khủng khiếp của
các loại vũ khí nên con người trong đó như một sinh vật nhỏ bé, yếu ớt và có thể bị hủy diệt bất
cứ lúc nào. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, cảm giác sợ hãi bao trùm những người tham chiến.
Giữa cái sống và cái chết. Trong phút giây hiện hữu ấy con người bộc lộ bản năng tồn sinh của
mình. Đó là tồn tại. Qua một trận pháo, một loạt đạn, người lính còn sống mới hoàn hồn nhận
ra mình thoát chết một cách màu nhiệm. Vì vậy nỗi sợ hãi nhân lên gấp bội. Họ cầu mong được
sống, được tồn tại: “Trong khi trận oanh tạc đánh giao thông hào nát ra từng mảnh tại
Fossalta, hắn nằm bẹp dí người đẫm mồ hôi và cầu nguyện: Ôi Jesus Christ xin ngài mang con
ra khỏi chốn này. Jesus lòng lành, xin làm ơn mang con ra…” (Chương 8) [53, tr.16]. Con
người trong chiến tranh luôn đối diện với cái chết và đối diện với những nỗi sợ hãi. Đó là sự
thật. Và điều đó cũng hết sức nhân văn: đối diện với cái chết không ai không sợ. Nhất là với cái
chết không có mục đích thì nỗi sợ ấy nhân lên gấp bội.
Enricque, một nhân vật trong Không có ai chết nói với Maria: “Chiến tranh tệ hại quá.
Nó huỷ diệt những người tài ba nhất” [52, tr.510]. Và cuối cùng Enrique không tránh khỏi cái
chết: “Khi Enricque đứng dậy, gầy gò, hốc hác, hiện rõ mồn một trong ánh đèn và đang rút
súng lục lớn trong túi da đeo dưới nách thì từ chiếc xe đỗ trong bóng tối, khẩu đại liên đã nã
đạn vào anh.” [52, tr.516]. Điều họ sợ hãi đã đến: cái chết. Cái chết luôn rình rập những người
tham chiến.
Có cái chết đến từ từ như một con quái vật đang nuốt chửng những người lính. Đay là
cảnh trong Cảnh vật muôn màu :
Chúng tôi đứng xem. Qua ống nhòm, bạn có thể thấy hai người đàn
ông bò ra ngoài giao thông hào và mang những chiếc cáng ở lưng chừng đồi. Họ di chuyển có
vẻ chậm chạp và nặng nề khó nhọc. Bạn cũng có thể thấy người đi trước mắc trong vũng lầy tới
đầu gối của anh ta và sau đó anh ta ngồi xuống. Người lính theo sau ngồi bệt xuống đất. Anh ta
bò lê về phía trước. Kế đó tay của anh ta đặt dưới vai của người lính trước, anh ta bắt đầu
trườn, kéo lê gã kia đến giao thông hào. Sau đó anh ta không bò nữa và bạn có thể thấy anh ta
nằm sóng soài trên đất. Bây giờ cả hai không di chuyển được nữa [96, tr.677].
Cái chết thực sự đã trở thành nỗi đau của đồng loại. Nỗi đau càng lớn thì sự khát khao
hòa bình càng mãnh liệt. Chính vì vậy mà cái chết luôn là nỗi ám ảnh những người lính tham
chiến. Một nhân vật trong truyện Nơi xứ lạ tâm sự: “Tôi rất sợ chết và thường xuyên mất ngủ
bởi sợ chết và tự hỏi mình sẽ ra sao nếu phải trở lại chiến tuyến một lần nữa.” [52, tr.162]. Cái
chết và nỗi ám ảnh luôn làm cho những người tham chiến chết dần, chết mòn. Người lính trong
Bây giờ tôi nằm nghỉ trăn trở:
Chính tôi không muốn ngủ bởi vì tôi phải sống trong một thời gian dài với ý nghĩ rằng-
nếu bao giờ tôi phải nhắm mắt trong bóng đêm và nếu tôi không tự kiềm chế được thì linh hồn
tôi sẽ rời thể xác. Tôi đã phải thức như thế trong một thời gian dài, kể từ khi bị bom vùi trong
đêm và cảm thấy linh hồn đi ra khỏi thể xác mình, biến mat rồi sau đó quay trở lại.
[52, tr.253]
E. Hemingway đã viết về con người với nỗi ám ảnh thật ấn tượng. Ám ảnh về cái chết,
ám ảnh về nỗi sợ hãi và nỗi ám ảnh còn che kín cả quá khứ mù mịt của người lính. Trong Bây
giờ tôi nằm nghỉ, Nick đang ở nơi xảy ra chiến sự ác liệt nhưng hằng đêm kí ức thời ấu thơ cứ
ùa về trong Nick. Nick nhớ lúc còn nhỏ bắt côn trung, đi câu trên dòng suối… “Vào những đêm
đó, tôi cố nhớ tất cả những gì xảy ra đối với tôi, bắt đầu từ trước khi tôi đi chiến đấu và hồi
tưởng từ việc này tới việc kia…” [52, tr.255]. Chiến tranh không phải là lý tưởng cho Nick phấn
đấu và phục vụ. Anh không tự nguyện nên ám ảnh của chiến tranh đối với anh ta là điều không
tránh khỏi.
Đã là người lính tham chiến, tất nhiên họ phải cầm súng và giết người. Khi ra trận, thần
kinh của họ căng thẳng tột cùng. Bản chất thú trong người họ trỗi dậy. Lương tâm của họ không
còn. Và họ trở thành những kẻ giết người, dù có ý thức hay không có ý thức:
Chúng tôi đang ở trong khu vườn tại Mons… Tên Đức đầu tiên tôi nhìn thấy trèo lên trên
bức tường rào. Chúng tôi chờ đến khi hắn đặt được một chân lên rồi mới bắn. Hắn mang bao
nhiêu là thứ trên người và ngạc nhiên đến chết khiếp rồi rơi xuống khu vườn. Thế rồi hơn ba
tên nữa trèo lên xa mãi ở cuối bờ tường. Chúng tôi bắn bọn chúng. Tất thảy bọn chúng đều rơi
theo cùng một kiểu. (Chương 4) [53, tr.11]
Số phận của con người trong chiến tranh cũng được quyết định trong cái chớp mắt như
vậy.
Trong một chương khác của in our time, E. Hemingway viết: “Bọn chúng cố trèo lên
còn chúng tôi thì bắn hạ chúng từ khoảng cách 40m.” (Chương 5) [53, tr.12]. Lại một chương
khác: “Boyle bắn một phát vào chỗ ngồi trên chiếc xe ngựa và một phát xuyên qua thùng xe.
Drevitts hoảng sợ khi gã nhận thấy cả hai tên đều chết” (Chương 9) [53, tr.17]… Cứ mỗi
một phát súng vang lên là một sinh mệnh kết thúc. Người chết không hiểu mình chết vì lí do gì,
dù lí do đó vô lí nhất.
Những cảnh giết người như thế rất nhiều. Cái chết nhiều đến nỗi người ta thấy đó là
chuyện bình thường. Điểm đen chỗ giao lộ kể về những du kích đã phục kích giết những lính
Đức trên đường rút lui: “Chúng tôi đã tiến đến giao lộ trước buổi trưa và bắn một dân thường
người Pháp do tình cờ. Anh ta chạy băng qua cánh đồng bên phải chúng tôi phía xa bên kia
ngôi nhà trong nông trại khi anh ta thấy chiếc xe jeep đầu tiên lao đến” [Phụ lục 3]. Các nông
dân trong đội quân du kích này được phát súng và được quyền giết người: “Các anh, mỗi người
mang một cây súng của những tên Đức bị bắn và hai túi đạn rồi đi dọc con đường cách đây 200
yard về phía bên phải chúng tôi và giết bất cứ tên Đức nào qua đây cùng với chúng tôi” [Phụ
lục 3]. Và cảnh giết người được mô tả không khác gì cảnh đi săn: “Tôi thử lại lệch xa hơn phía
đằng trước. Tên Đức rơi xuống một cách luống cuống, đau đớn và nằm ngay trên đường với
chiếc xe đạp đè lên trên và bánh xe vẫn còn đang quay tròn” [Phụ lục 3].
Hình ảnh con người bị giết vô tội vạ được E. Hemingway phản ánh trong truyện ngắn
chiến tranh mang một giá trị hiện thực và sức tố cáo chiến tranh phi nghĩa lớn lao. Qua những
hình ảnh ấy, E. Hemingway muốn đưa ra một thông điệp: trong chiến tranh con người đã mất
hết tình người và tính người. Thông điệp ấy đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Những vụ
thảm sát dân thường như ở Mỹ Lai - Quảng Ngãi - Việt Nam của quân đội Mỹ mãi là bài học về
tình người và tính người mà Hemingway đã lên tiếng từ hơn 80 năm trước.
Chiến tranh gây cho E. Hemingway một ấn tượng mạnh mẽ. Nhà văn đã nhìn thấy chiến
tranh hầu như chứa đầy sự khó hiểu về luân lí, sự tàn phá, sự đau đớn không tránh khỏi. Chính
vì vậy, E. Hemingway đã có cảm tình với những người lính trực tiếp ở mặt trận, những người
tham chiến, dù họ là những người lính bình thường nhất.
Những người tham chiến là những người chịu gian khổ nhiều nhất, hứng chịu cái chết
nhiều nhất nhưng sự hy sinh của họ thật mỉa mai. Họ đã bị đối xử tồi tệ và bị làm nhục đủ mọi
hình thức. Sự hy sinh của viên sĩ quan Pháp trong Dưới mỏm đất là một ví dụ:
Kẻ đến gần chiến thắng trong ngày hôm ấy có lẽ là người Pháp kia, người ngẩng cao
đầu rời bỏ chiến trận. Nhưng chiến thắng của anh ta chỉ kéo dài theo bước chân của anh đến
giữa quãng đường vắt qua mỏm đất. Chúng tôi thấy anh nằm đó, tay chân dang rộng trên triền
dốc, cái mềm quấn quanh người…” [52, tr.503]
Đoạn văn của E. Hemingway cứ dửng dưng như không. Hình ảnh hy sinh của viên sĩ
quan Pháp dưới mỏm đất như một bức biếm họa hoàn hảo về cuộc chiến tranh vô nghĩa và phi
lí.
Trực tiếp tham chiến nhưng cái chết của những người lính tham chiến không có ý nghĩa
gì cả. Đó là những cái chết vô nghĩa. Trong Đêm trước trận đánh, Baldy, viên phi công, nói:
“Tôi không bận tâm tới cái chết tí nào”, “Cái chết chỉ là những thứ phù phiếm” [96, tr.488].
Nếu như mọi người lính cầm súng đều vì lý tưởng hoặc vì tổ quốc và họ có thể hy sinh cho các
điều ấy thì ở đây tổ quốc và sự hy sinh chỉ là sự vớ vẩn. Nhân vật Red trong Điểm đen chỗ giao
lộ nói: “Còn đây nữa, tổ quốc kẻ chiến thắng khốn kiếp hay là cái chết” [Phụ lục 3]. E.
Hemingway đã không tiếc lời để chỉ trích các cuộc chiến tranh vô nghĩa mà chính ông cũng một
thời ngập ngụa trong nó.
Tuy vậy, điều tốt đẹp mà E. Hemingway nhận ra qua những con người này là họ không
phải là người hoàn toàn vô cảm. Họ chỉ thờ ơ với những cuộc tấn công vô nghĩa tốn xương máu
của đồng loại. Còn đối với con người, dù là người bên kia chiến tuyến, họ vẫn có cử chỉ đáng
trận trọng. Trong Điểm đen chỗ giao lộ, sau khi hạ gục tên lính Đức trên đường, mọi người tới
xem và chăm sóc cho hắn:
Trước tiên, chúng tôi đến chỗ các người Đức trên đường. Hắn không chết nhưng bị bắn
xuyên qua phổi. Chúng tôi đã đỡ hắn dậy một cách nhẹ nhàng và đặt xuống chỗ thuận tiện hơn.
Tôi tháo thắt lưng và sơ-mi hắn. Chúng tôi rắc sun-fa-mít vào vết thương của hắn. Claude băng
bó tạm cho hắn… Rồi anh ta vuốt đầu hắn và nắm tay hắn để đo nhịp tim….Claude cúi xuống
hôn trán tên Đức [Phụ lục 3 ].
Sau khi thực hiện hành động giết người, kẻ vừa bắn kẻ thù ngã xuống ấy vẫn có cử chỉ
đáng trân trọng. Có lẽ họ thương cảm cho kẻ bị giết kia cũng là thương cho số phận của chính
họ. Bởi họ cũng là nạn nhân của chiến tranh. Johnny, một nhân vật trong Cảnh vật muôn màu
nói: “Trong chiến tranh, chúng ta phải hết sức cẩn thận, đừng làm tổn thương tình cảm người
khác” [96, tr.678]. Câu nói này như là một sự nhạo báng cố ý và sâu sắc nhưng nó cũng hàm
chứa tình thương đồng loại thật sự.
Hình ảnh những người tham chiến chiếm đa số trong truyện ngắn
chiến tranh của E. Hemingway. Hình ảnh nổi bật của những người tham
chiến là chịu gian khổ, hy sinh, chịu mất mát về thể xác tinh thần… Song cuộc chiến mà họ hy
sinh lại là cuộc chiến không có ý nghĩa, không có mục đích. Do vậy, sự hy sinh gian khổ, sự
cống hiến và mất mát của những người tham chiến kia không có ý nghĩa gì hết.
Điều đáng chú ý ở đây là sự tham gia trực tiep của E. Hemingway. Hình ảnh người tham
chiến mang dáng dấp cuộc đời của tác giả. Hemingway đã tham gia và chứng kiến sự khốc liệt
của chiến tranh. Ai có chứng kiến được cảnh đau thương mà súng đạn gây nên thì người ấy mới
hiểu được mặt trái của chiến tranh.
Từ sự nhận chân như vậy, E. Hemingway muốn đưa một thông điệp: Chiến tranh là cội
nguồn của những mất mát hệ lụy. Chiến tranh là một tấn bi kịch lớn nhất mà con người tạo ra
cho con người. Chiến tranh dưng lên một không gian đầy máu và nước mắt. Số phận, tâm trạng,
cuộc đời… của con người trong cuộc chiến đều phải lọc qua đau thương. Do vậy, tác phẩm văn
học viết về chiến tranh chân thực, sâu sắc phải là tác phẩm thấm đẫm và thanh lọc qua tấn bi
kịch của con người. Vết thương của chiến tranh, vết thương nhân tính trong lòng tác giả, trong
từng câu chữ sâu rộng tới đâu sẽ bảo đảm cho tác phẩm thành công tới đó. Truyện ngắn chiến
tranh Hemingway đã đạt những ý nghĩa sâu sắc như vậy.
3. 2. 2. Những người lính trở về
Họ là những người lính trở về sau chiến tranh. Hình ảnh những người lính này xuất hiện
bảy lần trong truyện ngắn chiến tranh của Hemingway. Đó là Kresb (trong Nhà của lính), Bob
White (trong Bob White), Billy GilBert (trong Billy GilBert), người lính Mỹ (trong Một độc
giả viết), Pedro
(trong Con bướm và cỗ xe tăng), Nick (trong Con sông lớn hai lòng I-II).
E. Hemingway là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm viết về chiến tranh nhưng chủ yếu
khai thác khả năng chịu đựng của con người: bệnh tật, cô đơn, lạc lng… của người lính, nhất là
những người lính trở về sau chiến tranh.
Điều đầu tiên nhận thấy của những người lính trở về là sự lạc lõng. Họ đã bị lãng quên
dần trong tâm trí mọi người mặc dù cuộc chiến vừa kết thúc. Cuộc sống bị đảo lộn nên họ
không tin tưởng vào đời sống hiện tại. Và những thay đổi quá lớn nên họ chẳng còn tin ai. Tâm
trạng u buồn của các nhân vật này cũng là tâm trạng chung của tác giả và một thế hệ lạc lõng
hồi đầu thế kỉ XX: sống hụt hẫng, lo âu, xa lạ với thế giới xung quanh. Có lẽ E. Hemingway
muốn khắc họa đậm nét thêm về thế hệ lạc lõng cùng với các nhà văn đương thời đã đề cập.
Trong Nhà của lính, Harold Krebs là một thanh niên Mỹ trở về quê hương sau khi tham
gia Chiến tranh thế giới thứ nhất tại châu Âu nhưng anh không thể hoà nhập với cuộc sống ở
đây. Anh trở nên xa lạ với tất cả mọi người, cả những người thân yêu của anh: cha, mẹ, em
gái… Anh mất niềm tin; anh không còn tin một ai, kể cả Chúa. Cuộc sống tẻ nhạt, trống trải,
Krebs lại rơi vào tuyệt vọng. Anh ta không tìm cho một tiếng nói tương đồng, một không gian
vừa vặn cho mình trong cuộc sống mới. Tất cả đều trật khớp. Anh không hoà cùng nhịp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHNN010.pdf