Các nhân vật nữ tân thời trong truyện ngắn Nhất Linh Khái Hưng không phải chỉ là
những người biết làm đẹp, tự ý thức được cái đẹp của mình, giới mình mà còn biết cảm
nhận, thưởng thức vẻ đẹp hình thể và khí chất, tâm hồn của người khác giới. Đọc tiểu thuyết
Trống máicủa Khái Hưng, người đọc hẳn không quên được cô thiếu nữ tân thời tên Hiền say
mê vẻ đẹp vạm vỡ trai tráng của anh dân chài tên Vọi. Thì cũng thế, người đọc cũng khó mà
quên được vẻ đẹp hình thể, khí chất của các nhân vật chính trong các truyện ngắn Linh hồn
thi sĩ, Số đào hoa, của nhà văn này; khó mà quên được vẻ đẹp nam tính, ngang tàng của nhân
vật Thái trong Những ngày diễm ảocủa Nhất Linh.
Như vậy, qua miêu tả vẻ đẹp thể chất của các nhân vật, những người cầm bút như
Nhất Linh, Khái Hưng đã thể hiện ý thức mới về giá trị con người, một trình độ mới về cảm
nhận con người. Đó cũng chính là điểm làm nên sức hấp dẫn, trẻ trung và quyến rũ cho
những tác phẩm của họ. Tuy nhiên, vẻ đẹp thể chất của các nhân vật trong tác phẩm của
Nhất Linh, Khái Hưng phần nhiều được tả theo tưởng tượng hơn là quan sát thực tế nên
thường có sự lặp lại và vì thế mà sự cá tính hóa trong việc miêu tả chân dung, ngoại hình ở
tác phẩm hai nhà văn chưa đạt đến tầm của văn học hiện thực chủ nghĩa.
125 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4007 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Truyện ngắn nhất linh, khái hưng trong văn xuôi nghệ thuật tự lực văn đoàn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhiều niềm vui sống ở đời.
2.2.3. Hình ảnh quê hương đất nước, cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt và những vẻ
đẹp khuất lấp
Cũng như trong Thơ Mới và phần lớn các tác phẩm thuộc bộ phận văn học công khai
thời bấy giờ, ý thức dân tộc, tình cảm quê hương đất nước trong truyện ngắn Nhất Linh, Khái
Hưng thường bộc lộ một cách gián tiếp, thầm kín. Những tình cảm ấy ít nhiều tìm thấy trong
các tác phẩm của TLVĐ nói chung, trong truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng nói riêng. Đặc
biệt tập trung là trong các tác phẩm viết về các nhân vật lịch sử như Linh hồn thi sĩ, Hoàng
Oanh của Khái Hưng, hoặc ít nhiều mang màu sắc lịch sử như Vết thương, Hai buổi chiều
vàng của Nhất Linh.
Cùng với đề tài người bình dân, một số truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng như
Người quay tơ (Nhất Linh), Biển (Khái Hưng), Trăng thu (Khái Hưng), Tương tri (Khái
Hưng), Dọc đường gió bụi (Khái Hưng)… còn đề cao giá trị văn hóa của dân tộc. Truyện
Trăng thu dẫn người đọc đến một đêm hát trống quân trên thuyền ở trên dòng sông Tô. Điệu
hát trống quân mượt mà, êm ái không chỉ khiến con người xích lại gần nhau, trao gửi cho
nhau những tình cảm đẹp đẽ, mà còn làm cho con người “cảm thấy mình sống trong một thế
giới lạ lùng, một thế giới khác hẳn với cái thế giới bùn lầy nước đọng, làm ăn vất vả mọi
ngày thường” (Khái Hưng, Trăng thu) [59, tr.432]. Tiếng hát trống quân ấy đã khiến anh
Nhiêu biết mở lòng ra, trở thành một người chồng độ lượng, biết tôn trọng niềm say mê của
vợ, cũng như những làn điệu chèo duyên dáng thiết tha đã níu giữ cô đào Mơ tài sắc lẫy lừng
(Khái Hưng, Dọc đường gió bụi).
Ở truyện ngắn Tương tri (Khái Hưng), sự trân trọng những giá trị văn hóa tốt đẹp lại
được thể hiện ở tấm lòng ngưỡng mộ tài năng, nhân cách của một ông lão đánh cờ. Với Chùa
Hương, tình yêu đất nước quê hương gắn liền với sự gìn giữ cảnh vật thiên nhiên, với những
truyền thuyết đầy màu sắc huyền thoại Liêu Trai.
Hơn thế nữa, hình ảnh quê hương đất nước, cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt và những
vẻ đẹp khuất lấp còn có thể xem như một nội dung tự sự trong truyện ngắn của hai ông.
Đây là một nội dung đặc sắc và khá phong phú trong truyện ngắn của hai tác giả, đã
đưa lại cho người đọc nhiều hình ảnh về thiên nhiên diễm ảo, sinh hoạt giàu chất thơ. Tác
phẩm của họ đã khéo phô diễn những vẻ đẹp của thiên nhiên miền trung du Bắc Việt, góp
phần làm nên linh hồn câu chuyện, chứ không phải theo công thức phong vân tuyết nguyệt
đầy ước lệ của phần lớn thơ văn cũ. Lê Đình Kỵ đánh giá cao văn xuôi lãng mạn vì “chính
bắt đầu với văn xuôi lãng mạn thì tình cảm thiên nhiên mới trở thành cảm hứng sáng tác,
chân thực và đậm sắc thái cảm xúc” [88, tr.88].
Viết về Chùa Hương (Chùa Hương), một thắng cảnh của đất nước, Khái Hưng đã bắt
đầu bằng những dòng đầy xúc cảm xen lẫn hoài niệm như sau: “đối với tôi, chùa Hương sẽ
mãi mãi là một cảnh bồng lai huyền ảo, mịt mùng trong tưởng tượng dễ dàng của tuổi thơ, và
âm thầm trong đêm trăng, trên sông Đáy, lẫn với kỷ niệm tươi đẹp của thời xấp xỉ hai mươi.”
(Khái Hưng, Chùa Hương) [59, tr.218]. Và rồi nhà văn dẫn dắt người đọc đến những cảnh
sắc đầy thơ mộng, nhuốm màu huyền thoại như trong truyện Liêu trai của cảnh chùa Hương,
sông Đáy, bến Đục như sau:
“Trăng, nước và âm nhạc, nhan nhản tả trong thơ Tàu, không bao giờ tôi cảm thấy có
liên lạc nhịp nhàng với nhau bằng cái đêm trăng trên sông Đáy.
Anh Đạt, một tài tử, thổi chiếc ống tiêu mà anh đã mang theo. Đêm khuya, trăng ngả
về tây, lượn chung quanh thuyền trên con sông khúc khuỷu, khi ở đằng mũi, khi ở đằng lái,
khi sang bên tả, khi sang bên hữu, như múa khúc nghê thường theo điệu tiếng trúc véo von,
giải lụa vàng thướt tha bay trong sương, dịu dàng lướt trên mặt nước. Tiếng bổng cất cao tận
đỉnh trời xanh. Tiếng trầm rơi trên làn sóng tan trong nhịp chèo. Âm nhạc ngừng, tiếng ngân
như còn kéo dài trong yên lặng của ban đêm, lưu luyến với luồng ngấn trắng chuyển động
chạy sau thuyền.
(…)
Bến Đục!
Từ đó vào tới chùa ngoài, cái suối nước phẳng lặng đưa chiếc tam bản mỏng mảnh của
chúng tôi, cùng với hàng chục chiếc tam bản đầy chật khách lễ chùa, lượn quanh những quả
núi nhỏ và xinh như những hòn non bộ bày trong bể cạn.” (Khái Hưng, Chùa Hương) [59,
tr.220-221].
Viết về Bến Hòn Gai, Khái Hưng đã có những câu văn đầy những so sánh độc đáo:
“Bến Hòn Gai chìm dần trong đêm tối. Phía trước mặt, những cù lao đủ hình quái dị
cắt lên nền trời đông sắc xám. Những con vật khổng lồ ấy, những con gấu, sư tử, phượng
hoàng, cá sấu ấy như vừa từ dưới nước nhô lên và nhe nanh, quắp mỏ, hùng hổ bơi sấn vào
bến mà nuốt chửng đàn thuyền gỗ nhỏ nối nhau nằm chúc đầu vào bờ, xòe ta như cái đuôi
công xòe múa.” (Khái Hưng, Bến Hòn Gai) [59, tr.199].
Hay là cảnh thung lũng Ý Lìn Hồ kỳ vĩ như “một bức tranh Tàu nét vẽ già dặn, hình
sắc nhịp nhàng” của Khái Hưng:
“Thung lũng Ý Lìn Hồ, chiều chiều ngồi chơi trên hòn Núi Đen hay dạo mát trên
những con đường cao, tôi thường đứng lại ngắm. Nó ở sâu hoắm, sát ven sườn Phan – xi –
păng. Hai bên dòng nước trắng long lanh khuất hiện trong những khóm mai, rải rác những
túp nhà tranh nhỏ xíu, trông như những đồ chơi bằng sành mà người ta gắn vào cái non bộ
nhẵn nhụi, xinh xẻo. Có khi trong một vùng u ám dưới sương, mây mù che phủ, thung lũng
Ý Lìn Hồ tựa như một cảnh thần tiên hiện ra, rực rỡ ánh nắng vàng, hiện ra mấy phút rồi lại
lẩn vào trong sương mờ, mây trắng từ ngọn núi chìm dần xuống.
(…) Cảnh Ý Lìn Hồ hùng vĩ và đẹp lạ. Cái lạch nước êm lặng mà tôi thấy khi ngồi
ngắm từ đỉnh đồi cao, kỳ thực là một con sông, nước réo ầm ầm, dữ dội như tiếng thủy triều
đương dâng. Đứng trên cầu mây, tôi chóng mặt, rợn người nhìn bọt sóng sùng sục sôi lên
quanh những tảng đá đen lớn.” (Khái Hưng, Tiếng khèn) [59, tr.266-267]
Đây là cảnh đêm trăng thu đẹp một cách kỳ ảo, lạ lùng, khi “… ánh trăng thu như có
phép huyền bí, màu nhiệm làm cho vụt trở nên một cảnh khác hẳn, một cảnh dịu dàng, đầy
thơ và đầy mộng. (…) Hình như ai nấy cùng cảm động để trí bình tĩnh mơ màng theo con
thuyền êm lặng lướt trên mặt nước sông bằng phẳng, lờ mờ phản chiếu bóng cây đa xù xì,
cây gạo cao vút, cây xoan mảnh khảnh, những khóm tre rậm rạp hay xơ xác, ngả nghiêng và
những lò gạch vắt ngang một làn khói trắng đặc, hoặc đổ nát, bỏ hoang bên những túp lều tre
tường xiêu, mái sụp. (…) Và tôi thoáng cảm thấy trong giây phút, rằng nếu mặt trời là của sự
hùng tráng, của sự rực rỡ, của các màu xán lạn, huy hoàng, của trăm tiếng chim đua hót, của
trăm thức hoa đua nở khoe tươi, của trăm sự hành động, cạnh tranh, chiến đấu rộn ràng, thì
trái lại, mặt trăng chỉ riêng của một sự yên lặng.” (Khái Hưng, Trăng thu) [59, tr.423-424]
Và đây là cảnh Từ Lâm: “xa xa toàn là núi, ngọn nọ ngọn kia không dứt, sắc núi màu
lam, buổi sáng buổi chiều mây bay sương phủ. Từ Lâm là một cái làng nhỏ ở chân đồi, vẻ
đặc sắc nhất là tĩnh, có con sông con , sắc nước trong xanh chảy từ từ trong lòng cát trắng
(…) , Tuy không phải là nơi danh thắng, non không cao, nước không sâu, nhưng có vẻ điều
độ, ân ái, dễ xiêu người.” (Nhất Linh, Giấc mộng Từ Lâm) [39, tr.30-31].
Rõ ràng, Khái Hưng là một nhà văn của Cái Đẹp, chắt chiu cái đẹp của thiên nhiên,
của con người; văn chương của ông thực sự đã bảo tồn cái đẹp có giá trị văn hóa của cộng
đồng dân tộc.
Nhất Linh, nhà văn nặng tình với dân tộc, cũng thật dồi dào với những trang văn tả
cảnh thiên nhiên miền Bắc Bộ đẹp như những bài thơ. “Trời đông mưa phùn lấm tấm. Bên
kia dãy nhà lá núp dưới chân đê Yên Phụ, nóc không cao quá mặt đường, nước Hồ Tây mù
mịt, bát ngát, mênh mông, như một cửa biển chìm đắm trong cảnh sương mù buổi sáng.
Đứng nhìn xuống, con đường lát gạch lờ mờ quanh co tựa con rắn nâu dài quặn mình lượn
khúc ở giữa hai làn nước xám.” (Nhất Linh, Dưới bóng hoa đào) [39, tr.105].
2.2.4. Những băn khoăn về cảnh ngộ, nhân cách của giới bình dân và âm hưởng
phân tích xã hội, phê phán hiện thực
Đề tài người bình dân là một mảng đề tài lớn trong truyện ngắn Khái Hưng. Các
truyện ngắn viết về đề tài này, phần lớn ra đời trong khoảng thời gian từ 1939 – 1940, là thời
kỳ cao trào đấu tranh Mặt trận dân chủ diễn ra sôi nổi. Giai đoạn này, vấn đề người bình dân,
người lao động được nhiều nhà văn chú ý. Nếu như văn học hiện thực phê phán đã xây dựng
được chân dung “người lao động, người nhà quê” điển hình như anh Pha (Bước đường cùng
– Nguyễn Công Hoan), chị Dậu (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)… thì trên báo Ngày Nay của các nhà
văn Tự Lực văn đoàn cũng mở mục “Bùn lầy nước đọng”. Chuyên mục này đăng một số
phóng sự điều tra về nông thôn, sau đó đăng một số truyện ngắn về nông thôn và người nông
dân: Con trâu, Sau lũy tre, Những ngày thơ ấu. Các cây bút chủ lực của Tự Lực văn đoàn
chuyển từ lãng mạn sang hiện thực. Khái Hưng viết một loạt truyện: Anh phải sống, Người
vợ mù, Cái ve, Dọc đường gió bụi, Đào mơ, Cô hàng nước, Dưới ánh trăng, Biến đổi... đề
cập đến số phận của những người dân nghèo “chân lấm tay bùn”, quanh năm đầu tắt mặt tối.
Đó là số phận gia đình nhà anh phó nề Thức (Khái Hưng, Anh phải sống), sống trong
“gian nhà lụp xụp, ẩm thấp, tối tăm” (Khái Hưng, Anh phải sống) [59, tr.105] trên đê Yên
Phụ và trên chiếc “phản gỗ không chiếu” (Khái Hưng, Anh phải sống) [59, tr.105] là ba đứa
con nhỏ đang khóc lóc gọi mẹ vì đói. Thằng Bò khát sữa kêu gào đòi bú. Nguồn sống chính
của gia đình là ngày ngày ra giữa dòng sông vớt củi đem bán nên hai vợ chồng anh Thức và
chị Lạc trông mong ngày có nước to, củi tràn về nhiều. Tình thế khó khăn, cái nghèo cái đói
của gia đình, đã khiến họ quên mình, phó mặc số phận cho dòng nước. Giữa lúc “gió vẫn to,
vù vù, gầm hét dữ dội và nước vẫn mạnh, réo ầm ầm chảy nhanh như thác. (…) Da trời một
màu đen sẫm” (Khái Hưng, Anh phải sống) [59, tr.107], hai vợ chồng vẫn phải lao ra giữa
dòng nước chảy xiết để vớt củi. Con thuyền nhỏ như “chiếc lá tre khô nổi trong vũng máu,
như con muỗi mắt chết đuối trong nghiên son” (Khái Hưng, Anh phải sống) [59, tr.108]. Rồi
chiếc thuyền nan lật sấp. Chị Lạc buông tay, chịu chết chìm trong dòng nước để anh Thức
được sống vì còn ba đứa con côi cút trông vào sức lao động của anh. Kết thúc của câu
chuyện là hình ảnh “Đèn điện sáng rực suốt bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người
đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc. Hai đứa con gái nhỡ đứng bên cạnh. Đó là gia đình
bác phó Thức ra bờ sông từ biệt lần cuối cùng linh hồn kẻ đã hy sinh vì lòng thương con.
Trong cảnh bao la, nước sông vẫn lãnh đạm chảy xuôi dòng.” (Khái Hưng, Anh phải sống)
[59, tr.110]. Tác phẩm khép lại nhưng để lại trong lòng người đọc niềm cảm thương vô hạn
những kiếp đời khốn khổ. Một kết thúc đầy ám ảnh, day dứt người đọc khác gì kết thúc
truyện với hình ảnh những đứa con thơ bơ vơ vì mất mẹ trong Nhà mẹ Lê của Thạch Lam.
Với tác phẩm Anh phải sống, Khái Hưng đã cho chúng ta có một cái nhìn khác về nhà văn,
ông không chỉ là một nhà văn lãng mạn, mà hơn thế, nhà văn đã vượt khỏi thiên kiến giai cấp
của mình để chia sẻ, đồng cảm với sự cùng quẫn của những người dân nghèo. Và vì thế, Anh
phải sống xứng đáng là một tác phẩm hiện thực xuất sắc.
Trong hàng loạt các tác phẩm khác của Khái Hưng, Nhất Linh như: Cái Ve, Xanh cà
bung, Người vợ mù, Lòng tốt, Hai vẻ đẹp, Cúng rượu ..., ta còn bắt gặp hình ảnh những
người dân nghèo gầy gò, “nét mặt tiều tụy, quần áo rách rưới”. Trẻ con thì “trần truồng, (…)
bụng to và hai chân lẳng khẳng trông tựa một con nhái dựng đứng” (Nhất Linh, Hai vẻ đẹp)
[39, tr.230]. Những người nhà quê nghèo khổ ấy “như bị chìm đắm vào trong đêm tối; họ đã
quen đi rồi, mà từ xưa tới nay không có một người nào bảo cho họ biết tình cảnh của họ”
(Nhất Linh, Hai vẻ đẹp) [39, tr.244]. Cuộc sống của họ là ở trong những túp lều “xiêu vẹo
bẩn thỉu (…) dựng tạm bợ để che mưa che nắng” (Khái Hưng, Xanh cà bung) [59 , tr.386]
của môi trường ô nhiễm đầy “mùi hôi thối và những vật dơ dáy” (Khái Hưng, Xanh cà bung)
[59, tr.382]. Trong truyện ngắn Nghèo, Nhất Linh miêu tả cảnh khốn cùng của đôi vợ chồng
bị sa cơ lỡ vận, phải sống một cảnh đời nghèo khổ, tăm tối, nặng trĩu âu lo, không lối thoát:
“Không có một làn gió nhẹ, vải màn rủ nặng nề xuống chiếu. Trọng tưởng như nằm trong
một cái ngục tối, và tưởng thấy thấm vào người cái hơi nóng của một cái vạc dầu để gần đó.
Chàng gục đầu vào cánh tay, nhắm chặt mắt lại và muốn đắm mình trong giấc ngủ như một
người đắm mình trong cõi chết” (Nhất Linh, Nghèo) [39, tr.212].
Viết về những người nghèo, hai tác giả đặc biệt quan tâm và dành nhiều tình cảm cho
những người phụ nữ. Những người phụ nữ trong các truyện của họ phần lớn đều là những
người phụ nữ nghèo và cuộc đời họ luôn gặp phải những bất hạnh, những trắc trở, luôn phải
đối mặt với cuộc sống thiếu thốn về vật chất và cả về tinh thần. Đó là Liệt, một cô gái “nức
tiếng là xinh nhất làng Nghi Hồng. Đôi khi quán sớm chợ chiều, cái sắc đẹp tươi tắn, cái vẻ
duyên mặn mà của nàng đã làm xiêu lòng bao khách đi đường” (Nhất Linh, Giết chồng báo
thù chồng) [39, tr.135], làm vợ của ông chánh tổng không bao lâu thì ông chết một cách đột
ngột. Trước cái chết đầy bí ẩn của chồng, bằng trí thông minh, sự kiên cường hiếm có, không
ngại gian khổ, và một niềm tiết liệt son sắt, Liệt đã truy tìm được kẻ sát nhân, báo thù cho
chồng mình.
Đó là một cô Tẹo trong sáng, ngây thơ bị phụ tình, rồi mang thai phải tự tử chết (Khái
Hưng, Dưới ánh trăng). Một cô Ve (Khái Hưng, Cái Ve) nghèo, xấu xí, bị sự xa lánh, hắt hủi
của người đời. Một cô đào Mơ (Khái Hưng, Đào Mơ, Dọc đường gió bụi) tài sắc nổi tiếng,
hay một chị Đông (Khái Hưng, Bến Hòn Gai) xinh đẹp nhưng lận đận trong cuộc đời.
Đó còn là cuộc đời một người đàn bà bán hàng nước sống cuộc đời sa sút “trong túp
lều tranh xơ xác với bà mẹ già đầu tóc đã bạc phơ” (Nhất Linh, Tiếng kêu thương (Lời người
đàn bà bán hàng nước)), [39, tr.276] mà mỗi chiều về, nghe tiếng sáo lại “tưởng như là tiếng
than khóc của tâm hồn (…), tâm hồn người đàn bà đương độ thanh xuân, đáng được sống
một cuộc đời tốt đẹp mà số phận đã bắt phải mãi mãi sống những ngày tuyệt vọng của cái
đời trụy lạc này” [39, tr.282]. Đoạn cuối tác phẩm là những dòng văn thật cảm động mà nhân
vật người đàn bà tự bộc lộ: “Tôi yên lặng ngồi ngắm cái cảnh nhìn đã quen mắt trước cửa
hàng, cái cảnh tồi tàn, đìu hiu, hình ảnh cuộc đời tôi; một bụi chuối xơ xác, mấy chiếc xe sắt
mui đã tả tơi đổ bên cái cầu gỗ sơn đen, bắc ngang một con sông nước không bao giờ chảy.”
[39, tr.282].
Rõ ràng, khi miêu tả người phụ nữ nghèo, dù là nông dân hay dân nghèo thành thị,
Nhất Linh, Khái Hưng đều bộc lộ cảm tình đối với họ, cảm thông với sự nghèo khổ, lạc hậu,
thiệt thòi của họ. Và vì thế mỗi tác phẩm của hai nhà văn đều là một “ô cửa” để nhìn thấy
những cảnh đời, những duyên phận của con người. Với một cái nhìn nhân văn, nhà văn
không chỉ cảm thông mà còn trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ. Chị Lạc (Khái
Hưng, Anh phải sống) hy sinh thân mình, đã chịu dòng nước xiết cuốn trôi để chồng con
được sống. Cô Ve (Khái Hưng, Cái Ve) dẫu xấu xí về hình thức bề ngoài song có tâm hồn
nhân hậu và tràn đầy khát vọng về tình yêu con người. Đào Mơ (Khái Hưng, Dọc đường gió
bụi) xinh đẹp, hát hay, tiền bạc cũng không khuất phục được lòng đam mê nghề nghiệp.
Không chỉ trân trọng phẩm chất tốt đẹp của những con người nghèo khổ, bất hạnh, mà
trong những trang viết của mình, nhà văn còn bênh vực họ. Chị Hiên, sống cuộc đời nghèo
khổ, đầu đường xó chợ, vì hết lòng với chồng mà phải đi ăn trộm. Kết thúc tác phẩm, nhà
văn viết: “Cái đời đầu đường xó chợ ấy ngay từ thuở còn nhỏ đã dạy cho tôi hiểu rằng: muốn
cho người ta dễ có lòng thiện thì phải làm thế nào cho người ta khỏi nghèo khổ, mà một xã
hội nghèo khổ thì bao giờ cũng dễ thành một xã hội xấu xa” (Nhất Linh, Đầu đường xó chợ)
[39, tr.154].
Ở truyện Dưới ánh trăng, tác giả lên án kẻ gây ra nỗi bất hạnh của cuộc đời cô gái
bằng một lời tự thú của nhân vật Văn: “Người ta đương sống với cái đời giản dị, bình thường
của người ta, tự nhiên mình về quyến rũ người ta. Rồi khi mãn nguyện thì bỏ mặc người ta,
như thế không gọi là khốn nạn thì gọi là gì?” (Khái Hưng, Dưới ánh trăng) [59, tr.330].
Ta còn thấy một số truyện ngắn của hai tác giả đề cập đến những vấn đề triết lý nhân
sinh. Đây là những bài học nhà văn viết qua sự từng trải, chiêm nghiệm lẽ đời. Qua những
truyện ngắn này, người viết hoặc trực tiếp phát biểu quan điểm triết lý của mình, hoặc để
người đọc tự rút ra những ý nghĩa triết lý qua hình tượng nghệ thuật. Đó là những triết lý về
hạnh phúc “Hạnh phúc chỉ ở trong sự yên lặng” (Khái Hưng, Tiếng dương cầm) [59, tr.23];
“Phải làm thế nào cho hạnh phúc ở đời phải ở mình, chỉ ở mình thôi (…) Hạnh phúc chỉ ở
lòng mình, hạnh phúc ở sự yên tĩnh của tâm hồn” (Nhất Linh, Cái tẩy) [39, tr.342-343].
Trong truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, ta còn bắt gặp một triết lý khác về danh
dự và ý nghĩa của cuộc sống. Đoạn cuối tác phẩm Hai chị em, Nhất Linh để cho nhân vật tôi
tự kết luận: “Lẽ cố nhiên là Bìm được trọng vọng và Lạch bị khinh rẻ. Nhưng đời một người
bán thân bằng số tiền mấy chục bạc để về làm nô lệ một đứa bé hỉ mũi chưa sạch, đời một
người vẫn được tiếng là con hiền, dâu thảo, đứng đắn, nết na, cái đời lương thiện ấy khốn
nạn quá, bẩn thỉu quá đến nỗi tôi lưỡng lự không biết có thể đặt lên trên đời Lạch, một con
đĩ, được không? Đời Lạch tuy xấu xa nhưng còn là đời một người, và Lạch tuy làm đĩ,
nhưng còn biết mình làm đĩ, không ù lì như một con trâu người ta trả tiền lôi đi vì nó được
việc. Bìm khình Lạch, nhưng thật ra Bìm không có quyền ví mình với Lạch, một người đã có
hơn nàng cái giá trị làm một người.” (Nhất Linh, Hai chị em) [39, tr.273]. Ở Hai cảnh trụy
lạc, nhân vật Bản đã nói: “Ở đời chỉ có sự lười biếng, sự ỷ lại là bê tha (…) Không có sự gì
làm (…) đau lòng bằng ngắm cảnh một người không còn sung túc mà cứ muốn có cái hào
nhoáng của một người sung túc” (Khái Hưng, Hai cảnh trụy lạc) [59, tr.56].
Ở một truyện ngắn khác, Khái Hưng lại cảnh báo người đọc ở cách xử thế qua triết lý:
Con người tuy “vốn sẵn có lòng tốt. Song chỉ có lòng tốt liệu đã đủ chưa?” [59, tr.71]. Có
khi vì bản tâm tốt, “sốt sắng làm điều thiện quá” [59, tr.71] mà “gây nên toàn những sự tai
hại cũng chưa biết chừng” (Khái Hưng, Con chim vành khuyên) [59, tr.71]. Vì vậy, có những
việc ta tưởng ta làm phúc cho người khác nhưng tác dụng lại ngược lại. Bởi vậy trước khi
làm việc gì ta phải cân nhắc cho cẩn thận. Truyện Một nhà hiền triết lại là câu chuyện của
một thanh niên tên là Đoàn chuyên chỉ tuân theo một triết lý “chẳng đi đâu mà thiệt”. Rồi
một lần Đoàn gặp hạn, mắc phải một món nợ lớn. Anh phải vào tù. Có một người nào đó đã
trả món nợ cho anh và anh được tự do. Sau này, Đoàn mới biết người trả nợ cho anh là Châu.
Châu là người tình ngày xưa của Đoàn mà Đoàn từng cưu mang và đối xử đàng hoàng mặc
dù Châu đã phản bội Đoàn để đi theo người khác. Bây giờ Châu đã lấy một người chồng
giàu có. Và như vậy, triết lý “Chẳng đi đâu mà thiệt” của Đoàn đã “đắc đạo”. Như một nhà
hiền triết, Khái Hưng đã gửi đến cho người đọc một triết lý: cuộc đời rất công bằng, nếu anh
ăn ở như thế nào, anh sẽ được đối xử lại như thế. Rõ ràng “chẳng đi đâu mà thiệt” (Khái
Hưng, Một nhà hiền triết).
Trong các âm hưởng phân tích xã hội, phê phán hiện thực luôn có âm hưởng luận đề
cũng như tinh thần phân tích tâm lý.
Nhất Linh, Khái Hưng thường được xem là các nhà văn lãng mạn, nhưng thực ra, hai
ông còn là những nhà văn phản ánh được hiện thực cuộc sống. Bằng sự mẫn cảm của mình,
lắm khi họ cũng đã nói lên được những vấn đề nhức nhối, nóng bỏng của cuộc sống, cùng
những gì mà người nghệ sĩ và nhân vật của họ hằng thao thức, băn khoăn. Những khi ấy tác
phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng mang đậm âm hưởng luận đề và tinh thần phân tích tâm lý.
Ví dụ: Giàu – nghèo có phải luôn luôn đối kháng không, có kết bạn được với nhau không?
Nhất Linh, Khái Hưng, qua truyện ngắn của mình, muốn trả lời phần nào câu hỏi đó; Thêm
nhiều câu hỏi mang tính luận đề khác: Nông thôn và thành thị, có thể xóa bớt khoảng cách
được không? Muốn rút bớt được khoảng cách đó, người ta phải làm gì, đưa trí thức về nông
thôn để nâng cao dân trí (Giấc mộng Từ Lâm – Nhất Linh)? Những mối thù dòng họ, của thế
hệ trước có nên nuôi mãi, bằng cách nào để những người thù địch có thể giao hảo, kết nối
với nhau (Cái thù ba mươi năm – Khái Hưng)?
Cùng với âm hưởng luận đề là tinh thần phân tích tâm lý. Các nhà văn, bằng sự hiểu
biết tâm lý con người của mình, dẫn người đọc vào thế giới tinh thần nhân vật bằng sự miêu
tả, phân tích tâm lý. Tâm lý nhân vật tôi trong Cái tẩy của Nhất Linh (với nỗi ám ảnh vượt
thời gian về cái tẩy và cơn giận dữ của một ông giáo, tạo một cú hích làm biến đổi hẳn số
phận người học trò đáng thương). Rồi tâm lý của các thiếu nữ đang yêu (Cái Ve – Khái
Hưng), tâm lý của chàng trai thành thị hay người đi xa về làng (Dưới ánh trăng – Khái
Hưng). Nhà văn thường hãm chậm lại, phóng to lên, thuyết minh, diễn giải các trạng thái tâm
lý để người đọc cảm thấy được và cùng phiêu lưu trong thế giới chìm khuất, tiềm ẩn ấy của
nhân vật.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
“Tôn chỉ mục đích” của TLVĐ rõ ràng không chỉ có ý nghĩa định hướng cho sáng tác
tiểu thuyết mà còn cả sáng tác tiểu thuyết của nhóm, nhất là sáng tác của Nhất Linh, Khái
Hưng.
Nội dung tự sự và những nguồn cảm hứng chính bộc lộ khuynh hướng tư tưởng của
TLVĐ trong truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng theo khảo sát của luận văn, thường tập
trung vào các chủ điểm như: Ủng hộ quan niệm mới về tình yêu – hôn nhân, gia đình; công
khai đề cao, cổ vũ con người hành động cải cách, cải tạo xã hội; miêu tả thể hiện vẻ đẹp thể
chất và thế giới tinh thần của con người cá nhân; thể hiện hình ảnh quê hương đất nước, cảnh
quan thiên nhiên, sinh hoạt và những vẻ đẹp khuất lấp; bày tỏ những băn khoăn về cảnh ngộ,
nhân cách của giới bình dân và âm hưởng phân tích xã hội, phê phán hiện thực…
Đó cũng chính là những nội dung góp phần thực hiện những điều tâm niệm nhằm phát
triển văn hóa, văn học dân tộc của TLVĐ.
CHƯƠNG BA
CÁC LOẠI HÌNH TRUYỆN NGẮN NHẤT LINH,
KHÁI HƯNG TRONG TƯƠNG QUAN VỚI CÁC LOẠI HÌNH TIỂU
THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN
Tìm hiểu truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng, từ phương diện nghệ thuật, trong mối
liên hệ với nghệ thuật tiểu thuyết của TLVĐ, một loạt câu hỏi đặt ra với tác giả luận văn: Có
mối quan hệ nào không giữa đặc điểm thể tài tiểu thuyết TLVĐ với đặc điểm thể tài truyện
ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng? Các phương thức, kĩ thuật tự sự được hai ông thể nghiệm
và sử dụng thành công trong tiểu thuyết có được phát huy (ở một mức độ nào đó) trong khi
viết truyện ngắn hay không? Có yếu tố nào vốn là kĩ thuật của tiểu thuyết được hai ông
chuẩn bị trước qua truyện ngắn hay sử dụng đồng thời trong khi sáng tác truyện ngắn hay
không?
Những câu hỏi như thế sẽ tìm được câu trả lời trực tiếp hay gián tiếp qua các nội dung
cụ thể trong chương này.
Về phương pháp nghiên cứu, một khi việc tìm hiểu nội dung, cảm hứng truyện ngắn
Nhất Linh, Khái Hưng được tiến hành theo cách liên hệ, đối chiếu với đặc điểm nội dung
cảm hứng tiểu thuyết của hai ông thì việc tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của hai
nhà văn này cũng phải được tiến hành theo cách đó: liên hệ đối chiếu với các đặc điểm hình
thức của tiểu thuyết.
Mặt khác, các dạng thức tồn tại của tác phẩm văn học, xét từ góc độ thể tài, luôn hàm
chứa trong nó những nét khu biệt mang tính loại hình. Do vậy, cần có một cách tiếp cận đặc
thù: phương pháp nghiên cứu thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn theo loại hình.
3.1. Đặc điểm hình thức và những cách tân nghệ thuật của xu hướng tiểu thuyết TLVĐ
Mười thế kỉ văn học Hán Nôm Việt Nam, nhìn từ ưu thế của các thể loại, có thể gọi là
thời của thơ, phú. Cuối thế kỉ XIX, bắt đầu thấy xuất hiện du ký rồi tiểu thuyết quốc ngữ,
thay thế dần cho truyện, ký chữ Hán và truyện thơ. Văn học buổi giao thời vẫn còn ngổn
ngang vật liệu như một đại công trường với bao nhiêu hạng mục chưa kịp thi công. Trong
bức tranh thể loại của nền văn học chưa trưởng thành khi ấy, tiểu thuyết còn quá non trẻ.
Đến thời của Nhất Linh, Khái Hưng tiểu thuyết đã tưởng thành. Có thể gọi đây là thời
của tiểu thuyết, hay đúng hơn thời của tư duy tiểu thuyết phát triển trong văn xuôi quốc ngữ.
Tư duy tiểu thuyết, tất nhiên không phải là phương thức tư duy nghệ thuật độc quyền của
tiểu thuyết: trong khi tiếp cận hiện thực đời sống theo phương thức tư duy này, nhà văn còn
có thể sáng tác tiểu phẩm, bút ký, phóng sự… Tuy vậy, thể loại phát huy cao độ công năng
của tư duy tiểu thuyết, chắc hẳn phải là tiểu thuyết. Mà thời Nhất Linh, Khái Hưng viết văn
trong TLVĐ, người ta có xu hướng gọi chung truyện ngắn (đoản thiên), truyện vừa (trung
thiên) truyện dài (trường thiên) là “tiểu thuyết”. Khác nhau, chỉ ở quy mô tự sự (“cỡ nhỏ”,
“cỡ vừa” hay “cỡ lớn”).
Vì vậy, hoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN065.pdf