Luận văn Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ)

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN . 2

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . 6

DANH MỤC CÁC BẢNG. 7

MỞ ĐẦU. 8

0.1. Lí do chọn đề tài. 8

0.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu . 10

0.3. Mục đích nghiên cứu. 12

0.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 12

0.5. Phương pháp nghiên cứu . 13

0.6. Những đóng góp của luận văn . 15

0.7. Cấu trúc luận văn . 16

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TỪ VÀ PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT. 17

1.1. TỪ TIẾNG VIỆT . 17

1.1.1. Khái niệm. 17

1.1.2. Cấu tạo . 19

1.1.3. Ngữ âm - ngữ nghĩa. 21

1.2. PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT . 24

1.2.1. Khái niệm . 24

1.2.2. Sự hình thành. 25

1.2.3. Phân vùng . 29

Chương 2. TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ

TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT CẤU TẠO. 32

2.1. TỪ . 32

2.1.1. Phương ngữ Bắc . 32

2.1.2. Phương ngữ Trung. 33

2.1.3. Phương ngữ Nam. 33

pdf116 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Từ ngữ chỉ thực vật trong tiếng Việt (đối chiếu giữa các phương ngữ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lạc trắng, làng lạc đỏ,  Kiểu thứ tư: (YTPN + YTPN) G + H GH (YTPN + YTPN) G: là YTPN H: là YTPN GH: là ngữ ghép PN Thuộc kiểu này có 20/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 5,1% so với tổng từ ngữ và chiếm tỉ lệ 7% so với tổng ngữ ghép (20/285 ngữ): bù rợ, cói bép, xích độ, lài tru, cao lả, cổ nu, độ cu ve, mồng ga, Xét ở góc độ YT từ loại theo sau danh từ chỉ loại, kết quả cụ thể như sau: • Thuộc kiểu danh từ + danh từ: có 186/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 47,5% và chiếm tỉ lệ 65,3% so với tổng ngữ ghép (186/285 ngữ): loa kèn, vông đồng, ruột ga, lưỡi mác, dây ba mươi, bách nhật, vương tùng, mãng xà, móng bò, bù đất, bèo tây, bèo tai chuột, • Thuộc kiểu danh từ + tính từ: có 76/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 19,4% và chiếm tỉ lệ 26,6% so với tổng ngữ ghép (76/285 ngữ): cúc trắng, dưa nứt, me đỏ, chuối lùn, dứa xanh, gội tím, cao non, cói ngọt, bạch hạc, chua me tím, làng lạc trắng, làng lạc đỏ, • Thuộc kiểu danh từ + động từ: có 23/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 5,9% và chiếm tỉ lệ 8,1% so với tổng ngữ ghép: (23/285 ngữ): diếp xoắn, cà lùi, chỉ thiên, chanh leo, độ leo, húng dủi, thầu đông, duốc cá, bò địt, ghép 41 2.2.3. Phương ngữ Nam So với từ, tỉ lệ ngữ chỉ thực vật ở PNN khá nhiều, có 313/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 80,1%. Kết quả cụ thể như sau: Ngữ láy có 11/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 2,8% và chiếm tỉ lệ 3,5% so với tổng ngữ (11/313 ngữ). Chúng đều là ngữ láy đôi. Trong số 11 ngữ láy đôi này, láy hoàn toàn có 5 ngữ, chiếm tỉ lệ 45,5% so với tổng ngữ láy (5/11 ngữ): bòn bon, đủng đỉnh, khúc khắc, bo bo,; láy bộ phận có 6 ngữ, chiếm tỉ lệ 54,5% so với tổng ngữ láy (6/11 ngữ): ngót nghẻo, thao lao, su đủ, nồi côi, thù lù,... Trong số 11 ngữ láy đó chỉ 4 ngữ láy là ngữ TD, chiếm tỉ lệ 36,4% (4/11 ngữ): khúc khắc, su su, bòn bon, ngót nghẻo; 7 ngữ còn lại là ngữ láy PN, chiếm tỉ lệ 63,6% (7/11 ngữ). Hiện tượng PN được tạo nên do biến thể ngữ âm so với PNB như su (đủ) − đu (đủ), đùng đình − đủng đỉnh, hoặc do PNN lưu giữ những ngữ láy đã mờ nghĩa. Ngữ ghép xuất hiện ở PNN cũng khá cao, có 302/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 77,2% và chiếm tỉ lệ 96,5% so với tổng ngữ (302/313 ngữ), trong đó chủ yếu vẫn là ngữ ghép chính phụ. Xét ở góc độ YT tạo ngữ của ngữ ghép, nhìn chung PNN được cấu tạo theo các kiểu sau:  Kiểu thứ nhất: (YTTD + YTTD) Thuộc kiểu này có 178/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 45,5% và chiếm tỉ lệ 58,9% so với tổng ngữ ghép (178/302 ngữ): ba kích, bạc đầu, bách bộ, tùng bách tán, cúc trắng, kiến cò, móng bò, bàng nhớt, bầu nậm, bầu sao, bèo cám, bèo ong, bình bát, móng tay,  Kiểu thứ hai: (YTTD + YTPN) 42 Thuộc kiểu này có 45 ngữ, chiếm tỉ lệ 11,5% so với tổng từ ngữ và chiếm tỉ lệ 14,9% so với tổng ngữ ghép (45/302 ngữ): bá bịnh, bướm hường, bí rợ, chà là kiểng, tầm duột, chuối kiểng, chuối cao, lông heo, miệng chén, củ nừn, dứa kiểng,  Kiểu thứ ba: (YTPN + YTTD) Thuộc kiểu này có 69/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 18,1% và chiếm tỉ lệ 23% so với tổng ngữ ghép (69/302 ngữ): bông tỏi, lài dưa, lục bình, cờm thảo, mấn trắng, mấn đỏ, cao bụng, cao lửa, cao ớt, kè chỉ, bụp dấm, dấp cá, mồng gà,  Kiểu thứ 4: (YTPN + YTPN) Thuộc kiểu này có 10/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 2,6% và chiếm tỉ lệ 3,2% so với tổng ngữ ghép (10/302 ngữ): cứt heo, cao kiểng, mồng gà nỷ, mồng gà tụa, thúi địt, ngò rí, ngò om, dâm bụp, lác u du, Xét ở góc độ YT từ loại theo sau danh từ chỉ loại, kết quả cụ thể như sau • Thuộc kiểu danh từ + danh từ: có 195/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 49,9% và chiếm tỉ lệ 64,6% so với tổng ngữ ghép (195/302 ngữ): bông tỏi, bã đậu, ba kích, bách bộ, tùng bách tán, kiến cò, lài dưa, móng bò, bầu nậm, bầu sao, bèo cái, lục bình, bèo cám, bí đao, • Thuộc kiểu danh từ + tính từ: có 84/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 21,5% và chiếm tỉ lệ 27,8% so với tổng ngữ ghép (84/302 ngữ): cúc trắng, mấn trắng, mấn đỏ, me đỏ, bướm bạc, bướm hường, cà dẹt, cải ngọt, cải trường, dây bông xanh, chuối già hương, • Thuộc kiểu danh từ + động từ: có 23/391 từ ngữ, chiếm tỉ lệ 5,9% và chiếm tỉ lệ 7,6% so với tổng ngữ ghép (23/302 ngữ): nở ngày, chó đẻ, dưa 43 leo, đắng cay leo, húng lủi, khoai mài, thuộc bài, ngọa tùng, sầu đông, sống đời, thúi địt, trường sinh lá rách, Số lượng ngữ chỉ thực vật cũng tương đối đồng đều giữa ba PN trong tiếng Việt. So với từ tỉ lệ ngữ khá nhiều. Cụ thể, xem bảng sau: Từ ngữ PN Bắc Trung Nam Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Từ 85 21,7 87 22,3 78 19,9 Ngữ 306 78,3 304 77,7 313 80,1 Tổng cộng 391 100 391 100 391 100 Bảng 2.3: Số lượng và tỉ lệ từ và ngữ giữa các PN Số lượng ngữ ở PNN là nhiều nhất, kế đến là PNB và cuối cùng là PNT. Cũng như từ, số lượng ngữ giữa ba PN chênh lệch không đáng kể, nhiều gấp hơn ba lần so với từ. Vấn đề cần chú ý ở đây là tỉ lệ các tiểu loại ngữ giữa ba PN. Chúng ta xem bảng so sánh sau: Ngữ PN Bắc Trung Nam Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Ngữ ghép 299 97,7 285 93,7 302 96,5 Ngữ láy 7 2,3 19 6,3 11 3,5 44 Tổng cộng 306 100 304 100 313 100 Bảng 2.4: Số lượng và tỉ lệ các tiểu loại ngữ giữa các PN Xét trên tổng thể, tỉ lệ ngữ ghép gấp trên 15 lần so với ngữ láy. Như vậy, phương thức ghép được cả ba PN ưu tiên lựa chọn để định danh thực vật. Trong đó, PNN là có ngữ ghép cao nhất, kế đến là PNB, thấp nhất là PNT. Tỉ lệ ngữ láy ở PNT nhiều gấp 2,7 lần so với PNB và gấp 1,8 lần so với PNN. Và trong từng tiểu loại mức độ chênh lệch giữa các PN cũng khá cao. Cụ thể, xem bảng đối chiếu sau: Ngữ láy PN Bắc Trung Nam Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Ngữ láy hoàn toàn 5 71,4 4 21,1 5 45,5 Ngữ láy bộ phận 2 22,6 15 78,9 6 54,5 Tổng cộng 7 100 19 100 11 100 Bảng 2.5: Số lượng và tỉ lệ các tiểu loại ngữ láy giữa các PN Dựa vào bảng trên, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ ngữ láy hoàn toàn ở PNB cao gấp 3,4 lần so với PNT và cao gấp 1,6 lần so với PNN. Ngược lại tỉ lệ ngữ láy bộ phận ở PNT cao gấp 3,5 lần so với PNB và gấp 1,4 lần so với PNN. Ở PNN, số lượng ngữ láy hoàn toàn và bộ phận chênh lệch nhau không đáng kể. 45 Nếu nhìn ngữ láy ở góc độ TD hay ĐP thì tỉ lệ giữa các PN cũng có sự khác nhau đáng kể. Cụ thể xem bảng sau: Ngữ láy PN Bắc Trung Nam Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) TD 7 100 3 15,8 4 36,4 ĐP 0 0 16 84,2 7 63,6 Tổng cộng 7 100 19 100 11 100 Bảng 2.6: Số lượng và tỉ lệ ngữ láy TD và ĐP giữa các PN Dựa vào bảng trên, PNB có tỉ lệ ngữ láy TD gấp 6,3 lần so với PNT và gấp 2,7 lần so với PNN. Ngược lại, PNT sử dụng rất nhiều ngữ láy ĐP. Số lượng ngữ láy ĐP ở PNT gấp 16 lần so với PNB và gấp 2,3 lần so với PNN. YT được dùng phổ biến nhất trong các loại ngữ láy ĐP ở PNT và PNN một mặt do biến thể ngữ âm tạo nên, mặt khác do hai PN này lưu giữ ngữ láy đã mờ nghĩa. Nếu xét ở góc độ YT tạo ngữ của ngữ ghép thì PNB có số lượng ngữ ghép TD nhiều nhất, kế đến và PNN và cuối cùng là PNT. Để có cái nhìn toàn diện, chính xác, chúng ta xem bảng đối chiếu sau: YT tạo ngữ ghép PN Bắc Trung Nam Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 46 YTTD + YTTD 283 94,6 147 51,6 178 58,9 YTTD + YTPN 3 1 48 16,8 45 14,9 YTPN + YTTD 13 4,4 70 24,6 69 23 YTPN + YTPN 0 0 20 7 10 3,2 Tổng cộng 299 100 285 100 302 100 Bảng 2.7: Số lượng và tỉ lệ YT tạo ngữ ghép giữa các PN Từ bảng 2.7, chúng tôi thấy YT tạo ngữ ghép kiểu thứ 1 ở PNB gấp gần 2 lần so với PNT và PNN. Ngược lại, YT tạo ngữ kiểu thứ 2 ở PNT và PNN nhiều gấp 15 lần so với PNB. YT tạo ngữ kiểu thứ 3 ở PNT và PNN nhiều gấp 5 lần so với PNB. YT tạo ngữ kiểu thứ 4 ở PNT nhiều gấp đôi PNN và gấp 20 lần so với PNB. Như vậy, PNB có YT tạo ngữ TD nhiều, còn PNN và PNT có YT tạo ngữ ĐP nhiều, đặc biệt là PNT có rất nhiều YT tạo ngữ ghép đã mất nghĩa. Nếu xét ở góc độ YT từ loại theo sau danh từ chỉ loại, nhìn chung ba PN không có sự biến động nhiều như ở YT tạo ngữ ghép. Để làm sáng tỏ vấn đề này chúng ta xem bảng sau: YT từ loại theo sau DT PN Bắc Trung Nam Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) DT 185 61,9 186 65,3 195 64,6 TT 90 30,1 76 26,6 84 27,8 ĐT 24 8 23 8,1 23 7,6 47 Tổng cộng 299 100 285 100 302 100 Bảng 2.8: Số lượng và tỉ lệ các YT từ loại theo sau danh từ chỉ loại trong các PN Qua bảng trên, xét ở YT từ loại danh từ, PNN là cao nhất kế đến là PNB và PNT là thấp nhất. Xét ở YT từ loại tính từ thì ngược lại, PNB cao nhất kế đến là PNN và cuối cùng vẫn là PNT. Ở YT từ loại động từ, PNB là cao nhất, PNT và PNN bằng nhau và chỉ thấp hơn PNB một từ. Tuy vậy, sự chênh lệch này không quá lớn, nhìn chung YT từ loại danh từ được cả cả ba PN ưu tiên lựa chọn để định danh. Nó nhiều gấp 2 lần so với từ loại tính từ và nhiều gấp gần 8 lần so với từ loại động từ. Như vậy, khi định danh thực vật, người Việt Nam ưu tiên quan tâm đến ý nghĩa sự vật của thực vật, kế đến là quan tâm đến ý nghĩa tính chất thuộc tính của thực vật, và cuối cùng thì mới quan tâm đến hành động, trạng thái hay quá trình của thực vật. Tiểu kết Như vậy, qua những phân tích, đối chiếu khái quát như trên, ta thấy cả ba: PNB, PNT và PNN đều sử dụng từ và ngữ để cấu tạo từ ngữ tiếng Việt, trong đó số lượng ngữ gấp hơn 3 lần so với từ và trong ngữ thì phương thức ghép chính phụ được cả ba PN ưu tiên lựa chọn để gọi tên thực vật. Từ ngữ ở PNT, PNN, trước hết có một bộ phận đã được tạo ra theo phương thức biến đổi ngữ âm của tiếng Việt, bộ phận khác lại được tạo nên do PN lưu giữ YT mất nghĩa, mờ nghĩa. Nếu xét ở khía cạnh YT tạo ngữ, PNB có nhiều ngữ TD nhất, kế đến là PNN, cuối cùng là PNT. Khi sử dụng ngữ ghép để định danh thực vật cả ba PN ưu tiên quan tâm đến ý nghĩa sự vật, kế đến là tính chất của sự vật và cuối cùng thì mới quan tâm đến hành động, trạng thái của thực vật. 48 Chương 3 TỪ NGỮ CHỈ THỰC VẬT TRONG CÁC PHƯƠNG NGỮ TIẾNG VIỆT XÉT VỀ MẶT NGỮ ÂM - NGỮ NGHĨA Ở chương này, từ ngữ chỉ thực vật được chúng tôi xem xét dưới góc độ ngữ âm – ngữ nghĩa trong sự đối chiếu giữa các PN với nhau. Từ đó, chỉ ra quy luật tri nhận mang đậm đặc điểm tâm lý của người dân từng vùng. Trên cơ sở kết hợp hai bình diện ngữ âm và ngữ nghĩa, chúng tôi tiến hành miêu tả, đối chiếu từ ngữ chỉ thực vật trong ba PN tiếng Việt theo 5 kiểu loại cơ bản. 3.1. TỪ NGỮ VỪA CÓ SỰ BIẾN THỂ VỀ NGỮ ÂM VỪA CÓ SỰ TƯƠNG ĐỒNG VỀ NGHĨA Đây là các tên gọi của cùng một thực vật do quá trình biến đổi ngữ âm mà có sự khác biệt giữa ba PN. Các biến đổi ngữ âm này có thể do hệ thống ngữ âm của từng PN tạo nên hoặc do biến đổi lịch sử của từng vùng, sự khác biệt về nghĩa giữa từ ngữ ĐP với từ ngữ TD có sự biến thể ngữ âm với nó là không đáng kể. Về cơ bản chúng có sự đồng nhất về nghĩa với nhau. Theo số liệu thống kê, có 80/391 từ ngữ vừa có sự biến thể về mặt âm vừa có sự tương đồng về nghĩa, chiếm tỉ lệ 20,5%. Trong đó, có những từ ngữ chỉ khác nhau ở: phụ âm đầu, ở phần vần hay ở thanh điệu. Bởi vì một từ ngữ biến đổi về ngữ âm không phải biến đổi tất các bộ phận cùng một lúc, mà phần lớn chỉ biến đổi một trong những bộ phận này thôi, nên căn cứ vào nghĩa của chúng sẽ nhận dạng được. Những từ ngữ kiểu này đã được các nhà nghiên cứu sử dụng làm tư liệu nghiên cứu ngữ âm lịch sử tiếng Việt. 3.3.1. Biến thể phụ âm đầu 49 Theo số liệu thống kê, có 27/391 từ ngữ có sự biến thể phụ âm đầu ở ba PN, chiếm tỉ lệ 6,9% và chiếm tỉ lệ 33,7% so với tổng từ ngữ vừa có sự biến thể về âm vừa có sự tương đồng về nghĩa (27/80 từ ngữ). Cụ thể như sau: • Tương ứng /k/ ở PNB, PNT ta có biến thể /n/ ở PNN − cúc (áo) − cúc (áo) − nút (áo) • Tương ứng /z/ trong PNB và PNN ta có biến thể /c/ ở PNT − diếp (cá)/dấp (cá) − chấp (cá) − dền/dền − chên • Tương ứng /d/z/ trong PNB ta có biến thể /z/ ở PNT và PNN − đa − da/da − giấy/giấy − dí − giằng (xay) − dằng (xay) /dằng (xay) • Tương ứng /d/ trong PNB ta có biến thể /ť/ ở PNT và / − đu (đủ) − thu (đủ) − su (đủ) • Tương ứng /γ/k/x/ trong PNB và PNN ta có biến thể /k/ ở PNT − gạo/gạo − cáo − gấc/gấc − cấc − kinh (giới)/kinh (giới) − canh (giới) − khúc khắc/khúc khắc − cúc cắc • Tương ứng /γ/ trong PNB ta có biến thể /k/ ở PNT và PNN − gấu/ − cú/cú • Tương ứng /k/ trong PNB ta có biến thể /c/ ở PNT và PNN − kim (quýt) − chim (quýt)/chim (quýt) • Tương ứng / ɲ/ trong PNB ta có biến thể /l/ ở PNT và PN 50 − nhài/ − lài/lài − nhót − lót/lót − (thị) nhọ (nồi) − (thị) lọ (nồi)/(thị) lọ (nồi) • Tương ứng / ʐ/ trong PNB ta có biến thể / ɲ/z/ ở PNT và PN − rút − nhút/nhút − râm (bụt) − dâm (bụp) /dâm (bụp) − (chùm) ruột − (chùm) duột/(tầm) duột • Tương ứng / ʂ/ trong PNB v ta có biến thể / ʈ/ť/ ở PNT − (cam) sành/(cam) sành − (cam) trành − so (đũa)/so (đũa) − tho (đũa) − sòi/sòi − tròi • Tương ứng / ʈ/ trong PNB ta có biến thể /c/ ở PNT và P N − trâm (bầu) − chưn (bầu) /chưn (bầu) • Tương ứng / ʈ/ trong PNT và ta có biến thể /z/ ở PNB − tranh/tranh − gianh − trầu/trù − giầu • Tương ứng /ť/ trong PNB ta có biến thể / ʈ/ ở PNT và PNN − thài (lài trắng) −(rau) trai/(rau) trai • Tương ứng /v/ trong PNB ta có biến thể / ɲ/ ở PNT và PNN − vạn (thọ) − nhạn (thọ) /nhạn (thọ) Qua kết quả trên, phụ âm đầu ở PNT và PNN so với PNB có sự biến thể phức tạp, trong đó phức tạp nhất là PNT. Tập trung chú ý loại này theo vị trí cấu âm thì lớp âm lưỡi có nhiều đơn vị tham gia biến thể hơn lớp âm môi và có cấu trúc phức tạp hơn, có hiện tượng từ gốc lưỡi ở PNB chuyển sang đầu 51 lưỡi ở PNT và PNN như : cúc (áo)/cúc (áo) - nút (áo); hay từ đầu lưỡi ở PNB và PNN chuyển sang mặt lưỡi ở PNT như dền/dền – chên, Mặc dù vậy, đa số các từ ngữ vẫn chuyển trong phạm vi lớp âm lưỡi. Chỉ duy nhất một trường hợp, âm môi ở PNB chuyển thành âm mặt lưỡi ở PNT và PNN : vạn (thọ) − nhạn (thọ) /nhạn (thọ). 3.3.2. Biến thể phần vần Theo số liệu thống kê, có 45/391 từ ngữ có biến thể phần vần ở ba PN, chiếm tỉ lệ 11,5% và chiếm tỉ lệ 56,3 % so với tổng từ ngữ vừa có sự biến thể về âm vừa có sự tương đồng về nghĩa (45/80 từ ngữ). Cụ thể như sau: • Tương ứng vần khép ở PNB ta có biến thể vần khép ở PNT và PNN − /et – ep/ep/: (bồ) kết − (bồ) kếp/(bồ) kếp • Tương ứng vần nửa khép ở PNB ta có biến thể vần nửa khép ở PNT và PNN − /eŋ − iŋ/iŋ/: (bách) bệnh − (bá) bịnh/ (bá) bịnh − /ɤ �m − om/om/: trâm − trôm/trôm − /ɤ �n − ɯn/ɯn/: (củ) nần − (cổ) nưn/(củ) nừn − /am − ɤ m/ɤ m/: cam (thảo) − cờm (thảo)/cờm (thảo) − /oŋ − uŋ/uŋ /: mồng (tơi) − mùng (tơi)/mùng (tơi); (tầm) vông/(tầm) vông −(tầm) vung. • Tương ứng vần nửa khép ở PNB và PNN ta có biến thể vần nửa khép ở PNT − /uŋ/uŋ – iŋ/: đùng (đình)/đủng (đỉnh) − đình (đình). Nhìn vào sự liệt kê ở trên, ta thấy sự biến thể giữa vần khép và nửa khép ở PNB so với PNT và PNN khá phong phú và có quy luật chặt chẽ. 52 Xét từ phía đỉnh vần: các nguyên âm làm đỉnh vần phải cùng vị trí cấu âm (nghĩa là cùng dòng: trước/sau; tròn môi/ không tròn môi). Sự thay đổi tạo ra sự biến thể ở đỉnh vần khép là nó được tự do chuyển dịch độ nâng của lưỡi (cao, vừa hay thấp) trong cùng một vị trí cấu âm. Xét từ phía cuối vần: chúng cùng phương thức kết thúc như nhau, đồng thời phụ âm kết thúc hai vần đều cùng phương thức cấu âm (/t/ -/p/p/: (bồ) kết − (bồ) kếp/(bồ) kếp - âm ồn). Những hiện tượng mũi hóa (của vần nửa khép) các phụ âm kết thúc đều giống nhau. • Tương ứng vần nửa khép ở PNB và PNT ta có biến thể vần nửa khép ở PNN − /oŋ/oŋ – /��ɤ ŋ /: hồng/hồng − hường; (mẫu đơn) hồng/(mẫu đơn) hồng - (trang) hường. − /��ŋ/��ŋ – i�eŋ/: (cau) cảnh/(cao) cảnh/ − (cao) kiểng; (chà là) cảnh/(chà là) cảnh/ − (chà là) kiểng; (chuối) cảnh/(chuối) cảnh/ − (chuối) kiểng; (dứa) cảnh/(dứa)cảnh/ − (dứa) kiểng; (khế) cảnh/(khía) cảnh/ − (khế) kiểng. Hai trường hợp này không giống những trường hợp biến thể ngữ âm như trên. Các vần biến trại đi do kị húy (trùng với tên phải cữ trong hoàng tộc triều Nguyễn). PNB và PNT ít chịu áp lực này, chẳng hạn trường hợp cảnh đổi thành kiểng (tên Hoàng Tử Cảnh). (theo lí giải của Trần Thị Ngọc Lang [35; 61]). • Tương ứng vần mở ở PNB ta có biến thể vần mở ở PNT và PNN − /u − ɔ/ɔ /: gụ − gõ/gõ − /���/��� – a/: (cau) lửa/ (cao) lửa/ − (cao) lả; / nứa/nứa − ná − /ɤ /−a/a/: sơ (ri)− sa (ri)/sa (ri) 53 − /o − u/u/: ô (môi) − u (môi)/ u (môi); (đỗ) cô (ve)/(đậu) cô (ve) − (độ) cu (ve). − /i�e – a − ɯ/: tía (tô) − tá (tô) − tử (tô) − /i�e – a − i/: thìa (là) − thà (là) − thì (là) Sự đối ứng như trên có thể hình dung qua sơ đồ bảng sau: Dòng/môi Độ nâng Dòng trước, không tròn môi Dòng sau Không tròn môi Tròn môi Cao i�e i ɯ ��� U Vừa O Thấp a ɔ Bảng 3.1: Sơ đồ sự đối ứng các từ ngữ vần mở Dựa vào sơ đồ trên, ta thấy 4/6 trường hợp có sự biến thể xảy ra trong cùng dòng môi. Chỉ có 2/6 trường hợp (/i�e – a – ɯ/) có sự biến thể khác dòng môi. Xét về độ nâng của lưỡi, ta thấy có 3/6 trường hợp có sự chuyển dịch độ nâng của lưỡi từ cao xuống thấp (/i�e – a/, /��� – a/, /u – ɔ/, ). Đ ộ nâng của lưỡi có sự tự do hơn trong chuyển dịch từ cao xuống thấp, từ vừa lên cao. Như vậy, sự biến thể giữa vần mở ở PNB so với PNT và PNN xảy ra khi từ ngữ ĐP có đỉnh vần cùng một dòng môi. • Tương ứng vần nửa mở ở PNB ta có biến thể vần nửa mở ở PNT và PNN − /ɯj – ɤ j/ɤ j/: (tầm) gửi − (chùm) gởi/(chùm) gởi − /aṷ – i�eṷ /i�eṷ /: đào − điều/điều − /aṷ – aṷ /aṷ /: nhàu − nhào/nhào ; cau − cao/cao − /eṷ – iṷ /iṷ /: (rau) dệu − (rau) dịu/(rau) dịu 54 − /oj/oj – uj/: (bình) vôi/(bình) vôi −( bình) vui Sự đối ứng ở vần nửa mở như trên, tình hình xảy ra và các quy luật biến thể giống như vần khép và nửa khép. Chẳng hạn, (tầm) gửi − (chùm) gởi/(chùm) gởi: /ɯj – ɤ j/ɤ j/. Phía đỉnh vần: các nguyên âm làm đỉnh vần đa số đều cùng vị trí cấu âm, chỉ duy nhất trường hợp /aṷ – i�eṷ /: đào − điều/điều là từ dòng sau chuyển sang dòng trước. Phía cuối vần: đồng nhất bán nguyên âm kết thúc vần. • Tương ứng vần nửa mở ở PNB và PNN ta có biến thể vần mở ở PNT − /ɤ �ṷ /ɤ �ṷ – u/: bầu/bầu − bù; (bèo hoa) dâu/(bèo huê) dâu − (bèo huê) du; (củ) nâu/(củ) nâu − (củ) nu; dâu/dâu − du; (mướp) trâu/(mướp) trâu − (mướp) tru; sấu/sấu − sú. • Tương ứng vần nửa mở ở PNN ta có biến thể vần mở ở PNB và PNT − /ɤ �ṷ – o/o/: đậu − đỗ/độ Với những cặp biến thể này, chúng ta thấy các nguyên âm đều là dòng sau và đều có bán nguyên âm /ṷ / kết thúc phần vần. Chúng ta có thể khái quát sự biến thể đó như sau: /ɤ �ṷ /ɤ �ṷ – u/ ; /ɤ �ṷ – o/o/. • Tương ứng vần mở ở PNB ta có biến thể vần nửa khép ở PNT và PNN − /i/i – im/: bí/bí − bim − / ɛ/ɛ / – n/: ké/ké − kén Với hai cặp biến thể này, chúng ta thấy các nguyên âm đều là dòng trước và đều có phụ âm vang mũi kết thúc phần vần. Chúng ta có thể khái quát sự biến thể như sau: /i/i – im/; / ɛ/ɛ – n/. 55 • Tương ứng vần mở ở PNB và PNT ta có biến thể vần nửa mở ở PNN − /e/e – ɤ j/: (nguyệt) quế/(nguyệt) quế − (nguyệt) quới • Tương ứng vần nửa khép ở PNB và PNN ta có biến thể vần mở ở PNT − /ɯŋ/ɯŋ/ – i/: (chuối) rừng/(chuối) rừng − (chuối) ri • Tương ứng vần mở ở PNB và PNT ta có biến thể vần khép PNN − /a/a/ – ak/: a (ti sô)/a (ti sô) – ạc (ti sô) • Tương ứng vần nửa mở ở PNB ta có biến thể vần nửa khép ở PNT và PNN − /aṷ – oŋ/oŋ/: mào (gà) − mồng (gà)/mồng (gà) • Tương ứng vần nửa mở ở PNB và PNT ta có biến thể vần nửa khép ở PNN − /aṷ /aṷ – uŋ/: (mía) lau/(mía) lau − (mía) lung Đối với 4 trường hợp biến thể như đã nêu ở trên, quy luật biến thể cũng giống như các trường hợp trên. • Tương ứng âm đệm + nguyên âm + (phụ âm cuối) ở PNB ta có biến thể nguyên âm + (phụ âm cuối) ở PNT và PNN − /wǎk − ǎk/ǎk/: hoắc (hương) − hắc (hương)/hắc (hương) − /wa − a/a/: (đỗ) Hòa (Lan) − (độ) Hà (Lan)/ (đậu) Hà (Lan) Từ hai cặp biến thể này, chúng ta nhận thấy PNT và PNN có xu hướng nhược hóa âm đệm so với PNB. 3.3.3. Biến thể thanh điệu 56 Theo số liệu thống kế, có 8/391 từ ngữ có biến thể thanh điệu ở ba PN, chiếm tỉ lệ 2% và chiếm tỉ lệ 10% so với tổng từ ngữ vừa có sự biến thể về âm vừa có sự tương đồng về nghĩa (8/80 từ). Cụ thể như sau: • Tương ứng thanh huyền (\) ở PNB và PNN ta có biến thể thanh ngang ở PNT − gà/gà − ga − gừng/gừng − gưng • Tương ứng thanh sắc (/) và thanh ngã (~) ở PNB và PNN ta có biến thể thanh nặng (.) ở PNT − ngót (nghẻo)/ngót (nghẻo) − ngọt (nghẻo) − nhãn/nhãn − nhạn − (rau) ngót/(bù) ngót − (bù) ngọt • Tương ứng thanh ngang ở PNB và PNT ta có biến thể thanh nặng (.) ở PNN − (mào gà) tua/(mồng gà) tua − (mồng gà) tụa • Tương ứng thanh nặng (.) và thanh hỏi (?) ở PNB và PNN ta có biến thể thanh sắc (/) ở PNT − mạ/mạ − má − vả/vả − vá Vấn đề thanh điệu cũng diễn ra khá phức tạp ở PNT, nó diễn ra hầu như có sự biến đổi ở tất cả các thanh điệu. Hoàng Thị Châu [12; 216] cho rằng hệ thanh điệu PNT thuộc loại trầm. Như thế, ta có thể nghĩ rằng, do sự đối lập về âm vực mờ đi, sự đối lập các thanh về đường nét trong nhóm thanh (gãy và không gãy) càng bị nhòe đi, tính khu biệt các thanh vì thế mà không rõ ràng. 57 Qua miêu tả, so sánh mặt ngữ âm của từ ngữ như trên, có thể thấy, sự biến thể giữa từ ngữ trong ba PN về mặt ngữ âm là phong phú song cũng hết sức phức tạp. Sự biến thể ngữ âm ấy diễn ra ở phụ âm đầu, phần vần và cả thanh điệu nhưng không theo một tỉ lệ đều khắp giữa các bộ phận ngữ âm đó cũng như trong từng bộ phận. Riêng đối với từng bộ phận thì bộ phận biến thể phần vần chiếm tỉ lệ cao nhất và cũng phức tạp nhất. Tuy thế, nhìn chung, sự biến thể về ngữ âm là có quy luật. Như đã nói ở trên, sự khác nhau về nghĩa giữa các từ ngữ trong ba PN là không đáng kể, chủ yếu là khác nhau ở các phong cách ngôn ngữ. Các từ ngữ ĐP dĩ nhiên khả năng hoạt động của chúng sẽ hạn chế hơn, phạm vi sử dụng hẹp hơn, chủ yếu dùng trong ngôn ngữ sinh hoạt thường ngày. Có thể nhận thấy PNB là có hiện tượng biến thể ngữ âm ít nhất, nó gần với ngôn ngữ TD nhất và phạm vi sử dụng của nó cũng rộng nhất. Phức tạp nhất vẫn là PNT. Hiện tượng biến thể xảy ra rộng khắp, và có một số trường hợp không theo quy luật chung của ngôn ngữ Việt. Từ sự phân tích đó, chúng ta càng thấy được vai trò to lớn của từ ngữ toàn dân, của chuẩn ngôn ngữ đối với các PN và xu hướng mở rộng từ ngữ TD, hạn chế dùng PN đang diễn ra một cách tự nhiên trong xã hội. 3.2. TỪ NGỮ CÓ SỰ BIẾN THỂ VỀ MẶT NGỮ ÂM VÀ CÓ BIẾN ĐỔI ÍT NHIỀU VỀ NGHĨA Đây là kiểu loại các từ ngữ dùng trong PN biến thể với nhau về ngữ âm, cùng biểu thị một loại thực vật nào đó và có những khác biệt trên những nghĩa, nét nghĩa cụ thể. Sự phân li về nghĩa giữa các từ ngữ ĐP kiểu này khá rõ. Nói cụ thể hơn, về hình thức, các từ ngữ này vốn là biến thể ngữ âm của nhau: ở phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu, nên bên cạnh sự khác nhau về một trong các bộ phận đó, giữa các từ ngữ ĐP phải giống nhau ở bộ phận ngữ âm còn lại, kiểu như: bòng − bòng − bung, cải − cói − cải; cây − cơn − cây; chè 58 − chè − trà; khế − khía − khế; lúa − ló − lúa. Đây cũng là số lượng từ mà chúng tôi thống kê được thuộc lớp từ này (6 từ). Nếu so với từ ngữ vừa có sự biến đổi về ngữ âm vừa tương đồng về nghĩa thì loại này chiếm tỉ lệ 7,7% (6/80 từ ngữ), nếu so với tổng từ ngữ thống kê được thì số lượng từ kiểu này quá ít, nó chỉ chiếm tỉ lệ 1,5% (6/391 từ ngữ). Ta thấy bòng − bòng − bung là những biến thể ngữ âm của nhau (theo quy lu ật chung bi ). T eo Từ điển Tiếng Việt [45; 74], bòng ở PNB có 1 nghĩa duy nhất: “cây cùng họ với bưởi, quả to cùi dày”. Theo Từ điển Tiếng Nghệ [58; 28], bòng có 3 nghĩa: 1. bòng 2. bưởi; 3. cây bòng bòng, cây giây leo. Rối như mớ bòng bong. Còn bung ở PNN là biến thể ngữ âm của từ bòng ở PNB. Như vậy, cả ba PN giống nhau ở nghĩa cùng chỉ loại cây cùng họ với bưởi, quả to cùi dày. Ở đây, PNT có nghĩa rộng lơn, phong phú hơn PNB và PNN. Trường hợp cải − cói − cải cũng là những biến thể ngữ âm của nhau (theo quy lu ật chung bi bòng − bòng − bung). Cả ba từ này giống nhau ở nghĩa: “cây có hoa gồm bốn cánh xếp thành hình chữ thập, có nhiều loài, thường được trồng làm rau ăn” [45; 104]. Ngoài nghĩa này, từ cói ở PNT còn chỉ lá dệt chiếu, đan võng [58; 46]. Trường hợp cây − cơn − cây cũng là biến thể ngữ âm của nhau. Ở đây là biến thể phần vần: /ɤ �j/−/ɤ n/. Cả ba từ này giống nhau ở nghĩa: “thực vật có rễ, thân, lá rõ rệt, hoặc vật có hình thù giống những thực vật có thân lá. Cây tre. Cây nấm. [45; 28]. Ngoài ra, từ cây ở PNN còn chỉ “gỗ, phần thân cây được dùng làm vật liệu. Mấy cái tủ cây này cũng mấy mươi năm rồi chớ ít gì nữa, vậy mà cũng còn tốt. [62; 280]. Trường hợp lúa − ló − lúa cũng là biến thể ngữ âm của nhau - biến thể phần vần. Cả ba từ này giống nhau ở nghĩa: “cây lương thực, thân cỏ rỗng, hoa lưỡng tính, không có bao hoa, quả có vỏ trấu bao ngoài gọi là hạt thóc. 59 Ruộng lúa. Lúa mùa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_21_8110123554_2198_1869297.pdf
Tài liệu liên quan