Luận văn Tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX qua tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu

MỞ ĐẦU. 4

1. Lí do chọn đề tài. 4

2. Lịch sử vấn đề . 5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu . 9

4. Phương pháp nghiên cứu. 9

5. Cấu trúc đề tài . 9

Chương 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI TƯ

TƯỞNG TRONG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ

XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX. 10

1. 1. Thời đại và tương quan lực lượng. 10

1.2. Tình hình chính trị - xã hội trong nước. 12

1.3. Tình hình văn hóa – tư tưởng. 16

1.3.1. Tình hình văn hóa . 16

1.3.2. Tình hình tư tưởng . .

Kết luận chương 1 . 27

Chương 2. TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC TỪ TRUNG NGHĨA ĐẾN DUY TÂN

CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX . .

2. 1. Giới thuyết chung về tư tưởng trung nghĩa và tư tưởng duy tân.

2.1.1. Tư tưởng trung nghĩa và biểu hiện của tư tưởng trung nghĩa trong văn

học nhà Nho . .

2.1.2. Tư tưởng duy tân và biểu hiện của tư tưởng duy tân trong thơ văn cận,

hiện đại. .

2.2. Quá trình vận động tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân.

2.2.1. Chân dung tinh thần của nhà Nho trung nghĩa. .

pdf24 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX - Đầu thế kỷ XX qua tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn học chú ý tới. Do vậy, để góp phần làm rõ hơn bước chuyển mình của văn học giai đoạn giao thời, người viết xin thực hiện đề tài: Tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Các cuốn sách: Tổng tập văn học Việt Nam đã tập hợp được phần lớn các tác phẩm của văn học yêu nước của ta trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cuốn Thơ văn Phan Đình Phùng, Thơ văn Phan Bội Châu lưu lại nhiều sáng tác của hai tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu. Chúng tôi khảo sát tư tưởng yêu nước trong văn học đương thời, tư tưởng yêu nước của hai cụ Phan trên cơ sở các văn bản trong các cuốn sách trên. Cuốn Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1998 của tác giả Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng đã đề cập đến quá trình khủng hoảng về mặt tư tưởng (trung nghĩa) của nhà nho và văn học nhà nho, sự tác động của Tân thư, các phong trào yêu nước tư tưởng dân chủ, sự xuất hiện của các nhà nho mang tư tưởng Duy tân để tự cường cùng các khuynh hướng Duy tân đương thời. Trong đó, giáo sư đã đưa ra cách hiểu - cho đến nay giới nghiên cứu vẫn cho là đúng đắn về trung nghĩa và duy tân. Kết quả nghiên cứu của cuốn sách chính là cơ sở lí luận để hình thành đề tài: Tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa đến duy tân qua hai tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu. Tác giả Phan Bội Châu được trình bày rải rác trong nhiều công trình nghiên cứu có giá trị như cuốn: - Phan Bội Châu – thân thế và thơ văn 1867 – 1940. Thế Nguyên (1956) - Giảng luận về Phan Bội Châu. Lam Giang (1958). - Luận đề về Phan Bội Châu. Kiêm Đạt (1959). - Văn thơ Phan Bội Châu. Đặng Thai Mai (1958). - Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung. Trần Ngọc Vương (1999). - Giáo trình văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỷ XX. Trần Ngọc Vương chủ biên (2010). Các cuốn sách đã thể hiện những góc nhìn khác nhau, từ đó khẳng định được vẻ đẹp của con người, tư tưởng và văn thơ Phan Bội Châu. Đặc biệt cuốn Phan Bội Châu – tác giả, tác phẩm do nhà nghiên cứu Chương Thâu và Trần Ngọc Vương biên soạn đã tập hợp, trích dẫn, giới thiệu những công trình, bài viết nhằm khẳng định tầm vóc lớn lao về tư tưởng, hành động và bầu máu nóng – nhiệt tình cứu nước, sức ảnh hưởng của Phan Bội Châu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc giai đoạn đầu thế kỷ XX. Bên cạnh đó, thông qua các bài viết ghi lại k í ức của nhân dân trong và ngoài nước về cụ Phan khi còn sống, công trình đã khắc họa dấu ấn đậm nét về một nhà yêu nước, một nhà tư tưởng, nhà văn lớn của dân tộc. Cuốn Nghiên cứu Phan Bội Châu của tác giả Chương Thâu thể hiện cái nhìn sâu sắc về mặt lịch sử tư tưởng của tác giả Phan Bội Châu. Nhà nghiên cứu đã bám sát tư tưởng, hành động của Phan theo từng giai đoạn hoạt động cách mạng, chỉ ra những bước tiến, bước lùi, đánh giá những mặt tiến bộ và hạn chế trong tư tưởng của Phan Bội Châu trong những mốc son chính trị quan trọng. Bên cạnh đó, tác giả cuốn sách cũng bày tỏ cách nhìn nhận, đánh giá của mình nhằm giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu như Hồ thượng khóa lư, Bài phú Bái thạch vi huynh, Tuồng Trưng nữ vương,Tước thái thiền sư, Tái sinh sinh, Chân tướng quân, Trùng quang tâm sử...và một số bài chuyên khảo về Phan Bội Châu. Ngoài ra đã có không ít các luận văn nghiên cứu về Phan Bội Châu như: - Tìm hiểu sự hình thành chủ nghĩa anh hùng cận đại qua thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và Phan Bội Châu. Trịnh Thị Mai Lam. - Sự chuyển biến tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu qua thơ văn. Trần Đình Tường. Các luận văn trên đã nhắc đến tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu trong thơ văn ông. Mặc dù chưa có điều kiện phân tích sâu song các cuốn khóa luận tốt nghiệp trên đã có những cái nhìn khách quan, khoa học về tư tưởng của một nhà yêu nước lớn của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Phan Đình Phùng sáng tác không nhiều và các tác phẩm của ông cũng chưa được các nhà nghiên cứu đi sâu. Hiện nay chúng tôi mới khảo sát về tác giả thông qua cuốn sách Phan Đình Phùng cuộc đời và sự nghiệp do Đinh Xuân Lâm và Chương Thâu biên soạn. Cuốn sách này đã tập hợp một số bài viết nhằm khẳng định vẻ đẹp người lãnh tụ nghĩa quân cùng sự nghiệp Cần Vương, tập hợp các sáng tác của Phan Đình Phùng, những bài viết về thơ văn Phan Đình Phùng và hình ảnh ông trong thơ văn. Ở phần phụ lục, cuốn sách tập hợp các tư liệu, văn bản, tác phẩm liên quan đến Phan Đình Phùng và phong trào Cần Vương. Nhìn chung, cuốn sách đã mang đến những cái nhìn khái quát nhất về người anh hùng trung nghĩa Phan Đình Phùng. Vấn đề về tính phát triển liên tục trong tư tưởng yêu nước giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX trong văn học Việt Nam đến nay vẫn chưa được khai thác với tư cách một công trình nghiên cứu chuyên biệt. Do vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài Tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân giai đoạn cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc khai phá một “vùng đất giàu tài nguyên nhưng cũng đầy sỏi đá” mà chưa thật nhiều nhà nghiên cứu có hứng thú. Để thực hiện đề tài này, chúng tôi bám sát cuốn sách Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930 của giáo sư Trần Đình Hượu. Đặc biệt là cách hiểu về tư tưởng trung nghĩa, tư tưởng duy tân của thầy. Từ cơ sở lí luận đó, chúng tôi khảo sát trên các tác phẩm cụ thể của hai tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu, hiểu rõ hơn về tư tưởng hai tác giả tiêu biểu này, đồng thời khái quát được những bậc thang tư tưởng của các thế hệ nhà nho trong giai đoạn văn học cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Quá trình vận động tư tưởng trung nghĩa đến tư tưởng duy tân của văn học giao thời qua tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu. 3.2 . Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giai đoạn văn học có tính chất bản lề giữa hai thế kỷ XIX và XX trong đó tập trung vào hai tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp mô tả, phân loại. 4.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội – lịch sử 4.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu. 4.4. Phương pháp phân tích, thẩm bình. 5. Cấu trúc đề tài Ngoài các phần mục lục, mở đầu, kết luận nội dung luận văn bao gồm hai chương sau: Chương 1: Các điều kiện để chủ nghĩa yêu nước chuyển đổi từ tư tưởng trung nghĩa sang tư tưởng duy tân trong văn thơ cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX. Chương 2: Sự vận động tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX qua tác giả Phan Đình Phùng và Phan Bội Châu. Chương 3: Sự vận động trong quan niệm nghệ thuật và hình thức biểu hiện. Kết luận Chương 1. NHỮNG ĐIỀU KIỆN DẪN ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI TƯ TƯỞNG TRONG CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX 1. 1. Thời đại và tương quan lực lượng Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở nước ta cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX diễn ra trong thời đại chủ nghĩa tư bản phương Tây chuyển biến mạnh mẽ từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền. Do nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu và nhân công rẻ quá lớn mà chúng tăng cường bành trướng ra khắp thế giới.Các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa, bởi vì thuộc địa là nơi bảo đảm nguồn nguyên liệu và thị trường thường xuyên, là nơi tương đối an toàn trong cạnh tranh, bảo đảm thực hiện đồng thời những mục đích về kinh tế, quân sự và chính trị. Đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Đế quốc Anh chiếm được nhiều thuộc địa nhất, sau đó đến Nga (Nga Hoàng) và Pháp. Số dân thuộc địa của Anh nhiều hơn 12 lần số dân thuộc địa của Nga và bằng 7 lần của Pháp. Số dân thuộc địa của Pháp lại nhiều hơn số dân thuộc địa của ba nước Đức, Mỹ, Nhật cộng lại. Trong khi đó, Việt Nam vẫn ngủ ngon trong phương thức sản xuất phong kiến cổ truyền ì ạch. Nhất là khi triều Nguyễn suốt nhiều năm không biết chăm lo kinh tế, xã hội khiến đất nước vô cùng nghèo nàn, lạc hậu. Đây thật sự là một thách thức lớn lao đối với dân tộc Việt Nam bởi nước ta chưa bao giờ chiến đấu với một loại kẻ thù lớn mạnh hơn hẳn với phương thức xã hội khác biệt hoàn toàn với các loại kẻ thù truyền thống. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo cho quân đội Pháp một lực lượng vật chất hùng hậu, vũ khí hiện đại và phương pháp tác chiến tiến bộ. Còn dưới sự cai trị của triều Nguyễn, nền kinh tế Việt Nam bình thường vốn đã ốm yếu, khi có chiến tranh thì nhanh chóng kiệt quệ. Nhân dân Việt Nam giàu lòng yêu nước, dù sẵn có tinh thần quả cảm, dùkhông tiếc máu xương gìn giữ nền hòa bình dân tộc song xét về tương quan lực lượng, Việt Nam chỉ có thể dùng lưỡi dao phay, rơm con cúi, gậy tầm vông để chiến đấu với tàu đồng súng lớn của địch. Vua nhà Nguyễn mặc dù đã cho tàu ra nước ngoài mua vũ khí chiến đấu song tất cả những gì mua được đều là những vũ khí lạc hậu, thua kém vũ khí của quân xâm lược đến cả trăm năm. Sự thật là, trước sự chênh lệch lực lượng quá lớn như vậy, nhân dân Việt Nam đã đổ không ít máu xương vẫn không giành thắng lợi. Dũng mãnh như Hoàng Hoa Thám, gan góc như Phan Đình Phùng, tài ba như Cao Thắng cuối cùng cũng không thoát khỏi cảnh thất bại đau đớn. Có thể nói, sự chênh lệch quá lớn về vật chất đã khiến triều đình Huế ngã ngửa, choáng váng trước bọn “rợ Tây phương”. Áp lực trước sự lớn mạnh, hiện đại của lực lượng xâm lược khiến triều Nguyễn chỉ đủ sức kháng cự cho có trong giai đoạn đầu ngắn ngủi rồi ngay sau đó đã đầu hàng, làm tay sai, quay trở lại đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân. Cuộc chiến đấu chống kẻ thù lớn mạnh vốn đã khó khăn, nay càng căng thẳng gấp bội phần. Cuối thế kỷ XIX, các phong trào yêu nước lần lượt thất bại. Đặc biệt, sau sự thất bại của phong trào Cần Vương, Pháp ráo riết chuẩn bị cho công cuộc khai thác thuộc địa tại Việt Nam. Nhân dân còn giữ nguyên một tấm lòng yêu nước song thật sự khủng hoảng bởi họ nhận ra sự thật rằng đấu tranh theo phương thức cũ chỉ là con đường chết nhưng nhất thời họ chưa thể tìm ra một con đường khác có vẻ tươi sáng hơn. Sang đầu thế kỷ XX, Pháp thực hiện xong công cuộc bình định nước ta, chính thức đi vào giai đoạn khai thác. Chúng càng có cơ sở vững chắc để tăng cường bộ máy cai trị, cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc Việt Nam càng khó khăn. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã trở thành động lực to lớn để ta chiến đấu và chiến thắng không ít kẻ thù. Đây chính là vũ khí tinh thần giúp ta có thể lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều trong mọi cuộc chiến tranh tự vệ. Một vấn đề có tính chất thời đại đặt ra với các nhà tư tưởng Việt Nam đương thời là cần thiết phải đổi mới phương pháp chiến đấu để thích ứng với kẻ thù hiện đại hơn ta gấp nhiều lần. Sự chuyển biến tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân thực chất là sự chuyển biến trong chủ nghĩa yêu nước do yêu cầu bức thiết của thời đại. 1.2. Tình hình chính trị - xã hội trong nước. Bước sang thế kỉ XIX, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến đổi, triều Nguyễn tuy đã cố gắng nhất định, nhưng trong thực tế chỉ chăm lo củng cố địa vị cai trị của dòng họ, không bắt kịp với xu thế phát triển và tiến bộ của thời đại, làm cho đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu, mất dần khả năng bảo vệ nền độc lập dân tộc trước cuộc tấn công xâm lược của thực dân Pháp. Nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp đối với Việt Nam ở thế kỉ XIX là kết quả tất yếu của quá trình phát triển tư bản chủ nghĩa ở các nước phương Tây và trở thành mối đe dọa lớn đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, nguy cơ xâm lược đó không phải là tất yếu đưa đến mất nước vào tay Pháp. Dân tộc ViệtNammất nước vào tay tư bản Pháp ở cuối XIX, trách nhiệm đó thuộc về triều Nguyễn. Do những vấn đề nội trị rối loạn, bất lực trong việc ổn định xã hội, chính sách ngoại giao mù quáng, chính sách tôn giáo sai lầmViệtNamgiữa thế kỉ XIX đối mặt với nguy cơ bị chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược. Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên tại Đà Nẵng mở đầu công cuộc xâm lược Việt Nam. Quan quân triều đình bắn trả nhưng do vũ khí lạc hậu và không được luyện tập thường xuyên nên không thể ngăn được quân Pháp. Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Trung Trực đại diện cho triều đình lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống Pháp nhưng đã thất bại. Sau khi đánh chiếm được Việt Nam, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân công rẻ mạt và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đô thị mới, những trung tâm kinh tế và tụđiểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp không du nhập một cách hoàn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi nhuận siêu ngạch. Chính vì thế, nước Việt Nam không thể phát triển lên chủ nghĩa tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam bị kìm hãm trong vòng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. Về chính trị, chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ toàn quyền Đông Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toàán...; biến vua quan Nam triều thànhbù nhìn, tay sai. Chúng thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu tranh của dân Việt Nam trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm độc, chia Việt Nam làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đông Dương thuộc Pháp, xóa tên Việt Nam trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dòng họ; giữa dân tộc Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương. Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ảnh hưởng mạnh mẽđến tình hình xã hội Việt Nam. Sự phân hoá giai cấp diễn ra ngày càng sâu sắc hơn. Giai cấp địa chủ phong kiến đã tồn tại mấy trăm năm. Chủ nghĩa tư bản thực dân được đưa vào Việt Nam và trở thành yếu tố bao trùm, song không xóa bỏ mà vẫn bảo tồn và duy trì giai cấp địa chủđể làm cơ sở cho chếđộ thuộc địa. Tuy nhiên, do chính sách kinh tế và chính trị của thực dân Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa thành ba bộ phận khá rõ rệt: tiểu, trung vàđại địa chủ. Có một số địa chủ bị phá sản. Vốn sinh ra và lớn lên trong một quốc gia dân tộc có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, lại bị chính sách thống trị tàn bạo về chính trị, chèn ép về kinh tế, nên một bộ phận không nhỏ tiểu vàtrung địa chủ không chịu nỗi nhục mất nước, có mâu thuẫn với đế quốc về quyền lợi dân tộc nên đã tham gia đấu tranh chống thực dân và bọn phản động tay sai. Tầng lớp nông dân chiếm khoảng 90% dân số. Họ bị đế quốc, phong kiến địa chủ và tư sản áp bức, bóc lột. Ruộng đất của nông dân đã bị bọn tư bản thực dân chiếm đoạt. Chính sách độc quyền kinh tế, mua rẻ bán đắt, tô cao, thuế nặng, chếđộ cho vay nặng lãi... của đế quốc và phong kiến đãđẩy nông dân vào con đường bần cùng hóa không lối thoát. Một sốít bán sức lao động, làm thuê trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền hoặc bị bắt đi làm phu tại các thuộc địa khác của đế quốc Pháp. Còn số đông vẫn phải gắn vào đồng ruộng và gánh chịu sự bóc lột vô cùng nặng nề ngay trên mảnh đất mà trước đây là sở hữu của chính họ. Vì bị mất nước và mất ruộng đất nên nông dân có mâu thuẫn với đế quốc và phong kiến, đặc biệt sâu sắc nhất với đế quốc và bọn tay sai phản động. Họ vừa có yêu cầu độc lập dân tộc, lại vừa có yêu cầu ruộng đất, song yêu cầu về độc lập dân tộc là bức thiết nhất. Giai cấp nông dân có truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất là lực lượng to lớn nhất, một động lực cách mạng mạnh mẽ. Giai cấp tư sản hình thành trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Việt Nam mới chỉ là một tầng lớp nhỏ bé. Sau chiến tranh, tư sản Việt Nam đã hình thành giai cấp rõ rệt. Ra đời trong điều kiện bị tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam không nhiều, thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu đuối.Giai cấp tư sản dân tộc là một lực lượng cách mạng không thể thiếu trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Giai cấp tiểu tư sản bao gồm nhiều bộ phận khác nhau: tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên và những người làm nghề tự do. Giữa những bộ phận đó có sự khác nhau về kinh tế và cách sinh hoạt nhưng nhìn chung, địa vị kinh tế của họ rất bấp bênh, luôn luôn bịđe dọa phá sản, thất nghiệp. Họ có tinh thần yêu nước nồng nàn, lại bị đế quốc và phong kiến áp bức, bóc lột và khinh rẻ nên rất hăng hái cách mạng. Đặc biệt tầng lớp trí thức là tầng lớp rất nhạy cảm với thời cuộc, dễ tiếp xúc với những tư tưởng tiến bộ và canh tân đất nước, tha thiết bảo vệ những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc. Khi phong trào quần chúng công nông đã thức tỉnh, họ bước vào trận chiến đấu giải phóng dân tộc ngày một đông đảo vàđóng một vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của quần chúng, nhất là ở đô thị. Trong đó, giai cấp tiểu tư sản là một lực lượng cách mạng quan trọng trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc.Giai cấp công nhân là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp và nằm trong những mạch máu kinh tế quan trọng do chúng nắm giữ. Lớp công nhân đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam. Sau này, khi được tổ chức lại và hình thành được một đảng tiên phong cách mạng được vũ trang bằng một học thuyết cách mạng triệt để là chủ nghĩa Mác - Lênin thì giai cấp công nhân trở thành người lãnh đạo cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Tuy nhiên, giai đoạn cuối thế kỷ XIX, những năm đầu thế kỷ XX, giai cấp công nhân còn hết sức non yếu, chưa thể trở thành động lực cách mạng. Những năm đầu thế kỷ XX, khi các phong trào yêu nước đang rơi vào cơn khủng hoảng về đường lối, khi giai cấp tư sản còn yếu ớt, giai cấp công nhân còn non nớt, tầng lớp nho sĩ sinh ra và lớn lên từ thế kỷ trước đã đứng lên gánh vác nhiệm vụ cách mạng, phát động phong trào Duy tân cứu nước. Dưới sự tác động của thực dân Pháp, nước tađã có những biến chuyển sâu sắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việt Nam từ một xã hội phong kiến thuần tuý đã biến thành một xã hội thuộc địa. Mặc dù thực dân còn duy trì một phần tính chất phong kiến, song khi đã thành thuộc địa thì tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và giai cấp ở Việt Nam đều bịđặt trong quỹđạo chuyển động của xã hội đó. Trong lòng chếđộ thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, sự phản kháng vàđấu tranh vì sự tồn vong của dân tộc càng phát triển mạnh mẽ, gay gắt về tính chất, đa dạng về nội dung và hình thức. 1.3. Tình hình văn hóa – tư tưởng. 1.3.1. Tình hình văn hóa Trước khi tiếp xúc gặp gỡ văn hóa phương Tây, Việt Nam đã tồn tại và phát triển một nền văn hóa nông nghiệp với những nét đặc trưng của văn hóa phương Đông. Đó là nền văn hoá lấy gia tộc làm gốc; lấy tình cảm làm trọng; trông vào con cháu duy trì nòi giống và nối nghiệp tổ tiên; coi trọng tính trường tồn, đời xưa sao đời nay thế; ưa chuộng hoà bình, an cư lạc nghiệp. Những đặc trưng này toát lên tính chất “trọng tình” của văn hóa truyền thống, cốt giữ cho tình cảm nồng hậu, trọng đạo đức nhân nghĩa, thích yên lặng hoà bình cho cuộc sống. Chủ thể của nền văn hóa đó gồm các thành tố cơ bản làđịa chủ, nông dân, quan lại, sĩ phu, thợ thủ công và người buôn bán. Tất cả hợp thành cấu trúc "tứ dân": sĩ, nông, công, cổ. Trong đó sĩ gồm các quan lại, sĩ phu, loại có nhiều ruộng đất, tiền của vàđặc quyền đặc lợi trong xã hội phong kiến. Nông, công, cổ là những người lao động nghèo khổ. Do đó có thể nói chủ thể văn hóa "tứ dân" chỉ có hai bậc người: bậc trên là kẻ sĩ, bậc dưới là dân thường. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX thực dân Pháp đã xác lập nền cai trị của chúng trên đất nước ta. Xã hội Việt Nam chuyển từ xã hội phong kiến độc lập sang xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến chủ thể văn hóa Việt Nam, chủ thể văn hóa truyền thống bị phân hóa, xuất hiện những lớp cư dân mới ngoài "tứ dân". Cùng với sự du nhập phương thức kinh tế tư bản chủ nghĩa một lực lượng lao động mới xuất hiện. Họ là những người nông dân, thợ thủ công thời phong kiến, bị chính sách bần cùng hoá làm phá sản và xô đẩy ra khỏi làng mạc đến sống tập trung ở các công trường xây dựng, các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, bán sức lao động làm thuê cho tư sản (tư sản Pháp, Hoa, Việt Nam) và trở thành những người công nhân hiện đại. Đến năm 1906 công nhân Việt Nam có khoảng 55.000 người, đến trước chiến tranh thế giới thứ nhất tăng lên khoảng 10 vạn người và thành một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư sản Pháp đổ xô vào khai thác thuộc địa thì công nhân Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Đến năm 1929 đã có trên 22 vạn người làm thuê cho Pháp, khoảng 10 vạn làm thuê cho Việt Nam Đây là một lực lượng lao động mới trong dây chuyền sản xuất tư bản, họ sống, làm việc và quan hệ xã hội đã vượt ra ngoài khuôn khổ làng xã, nông dân và nông thôn. Họ trở thành một bộ phận mới trong chủ thể Việt Nam. Sự tiếp xúc với nền kinh tế tư bản đã sản sinh ra những nhà thầu khoán, những nhà làm đại lý cho giới tư sản Pháp, những nhà kinh doanh công thương nghiệp Việt Nam. Họ là những người vừa thoát ra từ nền kinh tế phong kiến đang học tư bản để kinh doanh, quản lý và sản xuất công nghiệp, làm chủ hiệu buôn, chủ nhà máy, xí nghiệp, đồn điền. Tầng lớp này ngày càng đông hơn và hợp thành giai cấp tư sản Việt Nam. Họ có địa vị kinh tế và xã hội nhất định, có nhu cầu văn hóa khác các giai tầng khác và thành một bộ phận mới trong chủ thể văn hóa Việt Nam. Xã hội thuộc địa còn chứa đựng trong lòng nó hàng vạn công chức làm công trong guồng máy cai trị của chính quyền thực dân phong kiến. Tầng lớp tiểu tư sản ra đời và phát triển. Học sinh, sinh viên, giáo viên ngày một đông hơn. Đây là bộ phận nhạy cảm và năng động nhất trong quá trình hội nhập văn hóa đầu thế kỉ XX. Họ nhanh chóng nhận ra những yếu tố mới và tiến bộ trong văn hóa nhân loại để học tập và ứng dụng có chọn lọc vào thực tiễn Việt Nam. Phương thức kinh tế tư bản du nhập vào Việt Nam đã tác động mạnh vào quá trình đô thị hóa. Phố xá xuất hiện, các thành phố cận đại ra đời và lớp cư dân đô thị hình thành. Họ là những người thợ thủ công, những người buôn bán, những người làm thuê trong nhà máy, xí nghiệp, các bến xe, bến tàu, bến cảng, là những công chức trong guồng máy cai trị, những nhà tư sản và tiểu tư sản. Lớp cư dân này phát triển nhanh sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Lớp cư dân thành thị sống hoàn toàn khác trước. Họ không còn là những cư dân nông nghiệp sống tản mạn trong các làng quê yên tĩnh mà trở thành lớp thị dân sống tập trung ở các thành phố, thị xã, những trung tâm kinh tế với hoạt động công thương sôi động hàng ngày. Xã hội thuộc địa còn tồn tại một tầng lớp trí thức Tây học biết tiếng Pháp, hiểu văn hóa Pháp và xuất hiện một lực lượng sáng tác mới: những người làm báo, viết truyện ngắn, viết kịch, viết tiểu thuyết, dịch thuật Văn nghệ sĩ trở thành một chức nghiệp: viết văn bán cho công chúng, đáp ứng yêu cầu văn hóa của cư dân thành thị. Lớp thị dân trở thành một bộ phận mới của chủ thể văn hóa Việt Nam. Chẳng hạn như quan hệ giữa các quan cai trị người Pháp và người Việt trong bộ máy chính quyền thuộc địa (Hội đồng cơ mật, Hội đồng bảo hộ, Hội đồng thuộc địa, Hội đồng dân biểu); quan hệ giữa tư sản nước ngoài với tư sản dân tộc, quan hệ giữa chủ và thợ, quan hệ giữa tư sản và vô sản, quan hệ giữa thầy và trò trong hệ thống trường học. Các mối quan hệ này tác động vào chủ thể văn hóa Việt Nam thúc đẩy quá trình biến đổi chủ thể văn hóa theo hướng văn minh phương Tây. Trong quá trình tiếp xúc giao thoa văn hóa, chủ thể văn hóa Việt Nam xuất hiện những thái độ khác nha

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004390_0857_2006706.pdf
Tài liệu liên quan