Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ/CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC BẢNG

MỞ ĐẦU . 1

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ ỨNG

DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH HÀNH

CHÍNH . 9

1.1. Những vấn đề cơ bản của cải cách hành chính . 9

1.1.1. Khái niệm cải cách hành chính. 9

1.1.2. Mục tiêu và vai trò của cải cách hành chính . 11

1.1.3. Nội dung của chương trình cải cách hành chính ở Việt Nam. 13

1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính . 18

1.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông

tin trong cải cách hành chính. 18

1.2.2. Khái niệm, vai trò, nội dung và điều kiện ứng dụng công nghệ

thông tin trong cải cách hành chính . 20

1.2.3. Các bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin . 30

1.3. Bài học kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành

chính ở một số địa phương. 36

1.3.1. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành

chính tại thành phố Đà Nẵng . 36

1.3.2. Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành

chính tại thành phố Hà Nội. 37

Tiểu kết chương 1. 39

Chương 2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH. 40

2.1. Khái quát về huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. 40

pdf125 trang | Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n phù hợp với đặc thù của kế toán Việt Nam. Cụ thể:Tuân thủ theo chế độ kế toán HCSN ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ 50 sung chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Đáp ứng Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS).Đáp ứng yêu cầu của Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.Đáp ứng yêu cầu của Chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nuớc, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/05/2008. Việc ứng dụng phần mềm đã bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật về kế toán cũng như tin học hóa toàn bộ nghiệp vụ kế toán từ khâu xử lý chứng từ ban đầu cho đến khâu lên các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các báo cáo tổng hợp, quyết toán. Thực tế cho thấy dữ liệu được cập nhật xong có thể lên ngay các sổ sách và báo cáo tài chính mà không cần qua bước tổng hợp tính toán.Hỗ trợ người sử dụng định khoản các chứng từ kế toán phát sinh thông qua danh sách các nghiệp vụ thường dùng, với chức năng này người sử dụng chỉ cần chọn bút toán liên quan đến nghiệp vụ phát sinh, phần mềm sẽ tự động định khoản tài khoản nợ, tài khoản có liên quan, tránh sai sót trong quá trình hạch toán. Phần mềm đã hỗ trợ theo dõi được nhiều chi tiết khác nhau theo yêu cầu quản lý của từng đơn vị, cung cấp công cụ tìm kiếm chứng từ mềm dẻo, thuận tiện cho việc sửa các chứng từ kế toán và công việc in, kết xuất ra word bản thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm. Báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 đã thừa nhận rằng phần mềm quản lý tài chính, kế toán được sử dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước đã góp phần tin học hóa toàn bộ nghiệp 51 vụ kế toán từ khâu xử lý chứng từ ban đầu cho đến khâu lên các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các báo cáo tổng hợp, quyết toán thông quan hệ thống máy tính, phần mềm, ứng dụng được thiết kế thuận tiện, dễ dàng sử dụng và lưu trữ thay cho phương pháp kế toán sổ sách thông thường. Việc ứng dụng phần mềm quản lý tài chính, kế toán giúp các cơ quan quản lý nhà nước giảm thiểu thời gian xử lý các công việc liên quan đến quản lý tài chính, kế toán tại các cơ quan nhà nước, các phòng ban sử dụng cán bộ kiêm nhiệm làm kế toán thay vì phải tuyển dụng 01 cán bộ chuyên ngành kế toán vì phần mềm được thiết kế dễ sử dụng đối với cán bộ không chuyên ngành, việc lưu trữ toàn bộ thông tin, nghiệp vụ trên phần mềm giúp dễ dàng tra cứu dữ liệu khi cần thiết nhanh chóng. Vậy việc ứng dụng phần mềm quản lý tài chính, kế toán đã đem lại hiệu quả trong công cuộc CCHC trong lĩnh vực tài chính kế toán nói riêng, và trong CCHC nói chung trên toàn huyện. - Cung cấp thông tin trên hệ thống cổng/trang thông tin điện tử: Theo Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 về việc quy định cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước thìCổng TTĐT phải đảm bảo các mục thông tin sau: Thông tin giới thiệu (về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của Bộ ngành hay tổ chức bộ máy hành chính, bản đồ địa giới hành chính... của các địa phương); Tin tức, sự kiện; Thông tin chỉ đạo, điều hành (ý kiến chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan...); Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách; Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển; Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành và văn bản quản lý hành chính có liên quan; Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công; Mục lấy ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân; Thông tin liên hệ của cán bộ, công chức có thẩm quyền bao gồm họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, số điện thoại/fax, địa chỉ thư điện tử 52 chính thức; Thông tin giao dịch của cổng thông tin điện tử. Đồng thời, Cổng TTĐT của Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được liên kết, tích hợp thông tin với cổng TTĐT của các cơ quan trực thuộc để bảo đảm tổ chức và cá nhân có thể tìm kiếm và khai thác mọi thông tin thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan, lĩnh vực kinh tế - xã hội của địa phương. Thực hiện Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, ngày 13/9/2011UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định 1113/QĐ-UBND về việc thành lập Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh và các cổng thông tin điện tử thành phần của các sở, ban, ngành và huyện, thị xã, thành phố. Địa chỉ cổng thông tin điện tử huyện Yên Phong: ệc đưa vào sử dụng cổng thông tin điện tử huyện đã mang lại nhiều lợi ích trong việc cung cấp kịp thời thông tin về hoạt động hành chính đến với người dân và doanh nghiệp. Đây chính là kênh thông tin hiệu quả cung cấp nguồn thông tin chính thống về các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách rộng rãi và nhanh nhất đến với người dân. Bên cạnh đó việc liên kết nhiều nguồn thông tin phục vụ hoạt động giới thiệu và quảng bá thì lợi ích chính còn là nơi các CBCCVC có thể cùng phối hợp các nghiệp vụ liên ngành thông qua các phần mềm tích hợp sẵn trên cổng và nơi tương tác, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ người dân và doanh nghiệp. Nhờ trang thông tin này mà hiệu quả công tác CCHC của huyện cơ bản được nâng lên. Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, cổng thông tin điện tử thành phần huyện Yên Phong đã cung cấp toàn bộ các thông tin về cơ cấu tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, các thông tin về số điện thoại liên lạc của các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước thuộc UBND huyện và của các cán bộ chủ chốt trong huyện; các thông tin chỉ đạo 53 điều hành, văn bản mới ban hành; thông tin về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục... trên địa bàn huyện. Ngoài ra cổng thông tin điện tử huyện liên kết với cổng thông tin điện tử tỉnh cung cấp 291 dịch vụ công trực tuyến với các thủ tục hành chính mức độ 1 và 2 cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3&4 mới đang xây dựng kế hoạch triển khai. Thông tin trên hệ thống cổng thông tin điện tử huyện Yên Phong đều được Ban biên tập - bộ phận giúp việc cho UBNDtiếp nhận, xử lý, biên tập, cập nhật thông tin và phối hợp xử lý dịch vụ công để đảm bảo hoạt động của cổng thông tin điện tử. Bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin của cơ quan chủ quản là cơ quan thường trực của Ban Biên tập. - Xử lý hồ sơ trên hệ thống “một cửa điện tử”: Ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính ở cơ quan hành chính nhà nước còn thể hiện ở việc xử lý hồ sơ trên hệ thống “một cửa điện tử”. Quy trình này cho phép cơ quan hành chính nhà nước các cấp thông qua hệ thống một cửa điện tử để tiếp nhận, luân chuyển, xử lý và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính công trên hệ thống nhằm từng bước hiện đại hóa hành chính, nâng cao năng lực phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đối với người dân và doanh nghiệp. Hiện tại, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (trực thuộc Văn phòng HĐND- UBND huyện) hoạt động trên 17 lĩnh vực, với 158 thủ tục (theo Quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 29/7/2010 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc áp dụng thực hiện cơ chế một cửa liên thông hiện đại tại UBND huyện Yên Phong và theo một số Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành trong năm 2014 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; sửa đổi, bổ sung; bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của một số ngành tỉnh Bắc Ninh như: Lao động, Thương binh và Xã hội, Công thương, Nội vụ, Thanh tra, Giáo dục và Đào tạo, Y tế...),để công dân, tổ chức cá nhân có liên quan tiện liên hệ công việc. 54 Thực tế cho thấy việc ứng dụng hệ thống một cửa điện tử ở huyện Yên Phong đã cơ bản cho phép cán bộ công chức tiếp nhận và trả kết quả có thể tạo lập hồ sơ, in các phiếu tiếp nhận hồ sơ, phiếu hẹn, phiếu trả kết quả hay tiếp nhận hồ sơ mà công dân nộp trực tuyến qua mạng. Những cán bộ thụ lý hồ sơ có thể thực hiện tác nghiệp trên mạng theo quy trình thụ lý đối với từng thủ tục hành chính in phiếu tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận khác. Cán bộ tiếp nhận, các bộ thụ lý có thể xuất các bảng tổng hợp về tình hình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Lãnh đạo các bộ phận chuyên môn có thể theo dõi trạng thái giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính, tra cứu nhanh chóng các thông tin về hồ sơ thủ tục hành chính. Hiện nay 100% cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện đã triển khai thực hiện cơ chế "một cửa" liên thông trên các lĩnh vực đất đai, đăng ký kinh doanh, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội, cấp phép kinh doanh, hộ tịch, hộ khẩu, lý lịch tư pháp... giữa cơ quan hành chính cấp xã với cơ quan hành chính cấp huyện và giữa các cơ quan hành chính cùng cấp với nhau. Có thể thấy rằng, hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" là giải pháp đổi mới hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương các cấp, nhằm tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ công tác trong cơ quan hành chính nhà nước.. Nhằm hiện đại hoá Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của huyện, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai các ứng dụng CNTT tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cụ thể như: phần mềm một cửa, phần mềm quản lý hồ sơ, phần mềm tra cứu thủ tục hành chính. Ngoài ra, UBND huyện cũng đã 01 phòng với diện tích khoảng 2300m2 với đầy đủ thiết bị (máy vi tính, máy in, tủ đựng 55 hồ sơ, niêm yết công khai các thủ tục, biểu mẫu, hệ thống phần mềm một cửa điện tử, bàn ghế ngồi chờ, hệ thống lấy số tự động, bảng điện tử số thứ tự) để phục vụ hoạt động. - Kết quả chung của ứng dụng CNTT giai đoạn 2013-2016: Ứng dụng CNTT của huyện giai đoạn này đã có bước phát triển bằng việc đưa vào hoạt động của hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống các phần mềm chuyên ngành... Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ điểm xếp hạng về ứng dụng CNTT huyện Yên Phong giai đoạn 2013 – 2016 (Nguồn: Báo cáo đánh giá chỉ số ICT index tỉnh Bắc Ninh các năm từ 2013 – 2016) Đánh giá tổng thể về tiêu chí xếp hạng ứng dụng CNTT trên địa bàn huyện các năm có sự tăng, giảm không đồng đều, năm 2013 tỷ lệ điểm đạt 61,50% thấp nhấp trong giai đoạn khảo sát, năm 2014 và 2015 tỷ lệ ứng dụng 56 CNTT không thay đổi nhưng so với năm 2013 thì có sự tăng trưởng lớn vì trong giai đoạn này có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và hoạt động tích cực của cổng thông tin điện tử huyện; các hệ thống phần mềm được đưa vào ứng dụng giúp giảm thiểu thời gian và chi phí trong việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp. Dựa trên tiêu chí đánh giá xếp loại, 02 năm 2013 và 2016 đạt mức xếp loại trung bình, 2014 và 2015 đạt mức xếp loại khá. 2.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được Thứ nhất, ứng dụng CNTT trong CCHC rất được Đảng, chính quyền quan tâm cũng như làm tốt công tác chỉ đạo, điều hành: Điều này thể hiện rõ nhất trong công tác ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND-UBND tỉnh Bắc Ninh về ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa chính quyền, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Huyện ủy, HĐND - UBND huyện Yên Phong đã quan tâm chỉ đạo các chủ trương của tỉnh và ban hành các văn bản để nhằm thúc đẩy phát triển ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, cụ thể như: Quyết định số 1238/QĐ-UBND ngày 06/6/2013 của Chủ tịch UBND huyện Yên Phong về việc thành lập Tổ giúp việc Ban biên tập Cổng thông tin điện tử thành phần huyện Yên Phong; Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 12/4/2013 của UBND huyện Yên Phong về việc Phát triển và ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước huyện Yên Phong năm 2013 và giai đoạn 2013-2015. Quyết định số 03/QĐ-2013-UBND ngày 12/4/2013 của Chủ tịch UBND huyện Yên Phong về việc ban hành Quy chế cung cấp thông tin dịch vụ lên cổng thông tin điện tử thành phần huyện Yên Phong. Quyết định số 819/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 của Chủ tịch UBND huyện Yên Phong về việc thành lập Ban chỉ đạo phát triển CNTT huyện Yên Phong.Phân công nhiệm vụ số 260/PCNV- 57 BCĐCNTT ngày 10/5/2013 của BCĐ phát triển CNTT huyện Yên Phong về việc Phân công nhiệm vụ các thành viên trong BCĐ Phát triển CNTT huyện. Quyết định số 04/QĐ-2013-UBND ngày 21/6/2013 của Chủ tịch UBND huyện Yên Phong về việc ban hành Quy chế hoạt động của BCĐ phát triển CNTT huyện Yên Phong. Quyết định số 2009/QĐ-UBND ngày 09/9/2013 của Chủ tịch UBND huyện Yên Phong về việc kiện toàn Ban biên tập Cổng thông tin điện tử thành phần huyện Yên Phong; Phân công nhiệm vụ số 526/PCNV-BBT ngày 09/9/2013 của BBT Cổng thông tin điện tử về việc Phân công nhiệm vụ các thành viên trong BBT Cổng thông tin điện tử thành phần huyện Yên Phong. Các kế hoạch ứng dụng CNTT cũng lần lượt được ban hành như Kế hoạch số 525/KH-UBND ngày 09/9/2013 của UBND huyện Yên Phong về việc Phát triển và ứng dụng CNTT năm 2014; Kế hoạch số 478/KH-UBND ngày 12/8/2014 của UBND huyện Yên Phong về Phát triển và ứng dụng CNTT năm 2015; Kế hoạch số 740/KH-UBND ngày 09/10/2015 của UBND huyện Yên Phong về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước huyện Yên Phong giai đoạn 2016 – 2020. Về công tác chỉ đạo điều hành có Quyết định số 32/QĐ-UBND ngày 11/01/2016 của UBND huyện Yên Phong về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phát triển CNTT huyện Yên Phong; Phân công nhiệm vụ số 336/PCNV- BCĐCNTT ngày 07/4/2016 của BCĐ phát triển CNTT huyện Yên Phong về việc Phân công nhiệm vụ các thành viên trong BCĐ Phát triển CNTT huyện. Kế hoạch hành động số 507a/KH-UBND ngày 10/6/2016 của UBND huyện Yên Phong về thực hiện Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử. Sự quan tâm của Đảng, chính quyền về ứng dụng CNTT trong CCHC còn thể hiện ở việc đầu tư kinh phí hàng năm không ngừng tăng (Bảng 2.3). Kinh phí năm 2016 dành cho CNTT gần gấp đôi năm 2013. 58 Bảng 2.3. Kinh phí đầu tư cho CNTT trong giai đoạn 2013-2016 Đơn vị: Triệu đồng Năm Dự toán kinh phí Thực tế kinh phí phân bổ Tỷ lệ (%) 2013 350 105 30.00% 2014 450 220 4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_cai_cach_hanh_ch.pdf
Tài liệu liên quan