MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC. 3
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT. 5
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP MIRD TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG TRONG Y HỌC
HẠT NHÂN. 4
1.1.Nguyên lý đánh dấu phóng xạ . 4
1.2.Phương pháp MIRD tính liều chiếu trong. 5
1.2.1.Các khái niệm cơ bản. 6
1.2.2.Phương pháp MIRD cơ bản. 12
1.3.Nguồn dữ liệu tính liều chiếu trong . 18
1.3.1.Tỉ lệ hấp thụ riêng và giá trị S. 19
1.3.2.Hoạt độ tích lũy . 19
1.3.2.1.Các thiết bị ghi đo . 21
1.3.2.2.Phương pháp tính hoạt độ tích lũy . 21
CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM OLINDA/EXM TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG TRONG Y
HỌC HẠT NHÂN [35,36].26
2.1.Giới thiệu chung. 26
2.2.Sử dụng chương trình OLINDA . 27
2.3. Các tính năng của OLINDA . 28
2.4. Phương pháp tính liều trong OLINDA. 35
2.5.Đầu ra của OLINDA . 48
2.6. Sử dụng các file có sẵn trong OLINDA . 49
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OLINDA ĐỂ TÍNH LIỀU CHIẾU TRONG VỚI
DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ P18PF-FDG .503.1.Đặc điểm dược chất phóng xạ P18 PF-FDG [14,48,49]. 50
3.2.Dữ liệu động học của P18 PF-FDG [13,14,24]. 51
3.2.1. Dữ liệu động học FDG từ nghiên cứu của T. Hays (Mĩ) [13,14]. 51
3.2.2.Dữ liệu động học từ nghiên cứu của Mejia (Nhật Bản) [24]. 58
3.3.Tính liều hấp thụ P18 PF-FDG bằng OLINDA. 66
3.3.1.Tính liều từ dữ liệu động học của T. Hays (Mĩ). 66
3.3.1.1.So sánh kết quả tính liều bằng OLINDA với các nguồn khác. 66
3.3.1.2.Đánh giá đóng góp của beta và photon tới tổng liều. 70
3.3.1.3.So sánh liều hiệu dụng trong chẩn đoán YHHH dùng FDG với chẩn đoán CT và X quang . 73
3.3.2.Tính liều từ dữ liệu động học của Nhật Bản (Mejia). 74
3.3.2.1.Vai trò của việc hiệu chỉnh khối lượng trong tính liều bằng OLINDA phù hợp với từng đối tượng
bệnh nhân . 74
3.3.2.2.Tính liều hấp thụ cho đối tượng bệnh nhân Châu Âu - Châu Mĩ, Nhật Bản và Việt Nam. 78
3.3.3.Tính liều từ dữ liệu động học của ICRP . 86
KẾT LUẬN .91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .93
PHỤ LỤC.97
117 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ứng dụng phần mềm Olinda để tính liều trong y học hạt nhân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân đoạn khác nhau của đường tiêu
hóa (GI): dạ dày, ruột non, manh tràng và trực tràng. Tốc độ chuyển hóa giữa các phân đoạn này đã
được chuẩn hóa, người sử dụng chỉ cần chọn liệu dược chất phóng xạ vào đường tiêu hóa tại dạ dày
hay ruột non. Nếu dạ dày được chọn thì tỷ lệ hoạt độ được hấp thụ từ ruột non vào máu, và chương
trình này sẽ tính thời gian lưu trú trong các phân đoạn của đường tiêu hóa.
Hiệu chỉnh mô hình đường tiêu hóa cho trẻ em
Việc áp dụng mô hình ICRP 30 GI với các thông số động học cho trẻ em không phù hợp vì tốc độ
chuyển hóa các chất trong đường tiêu hóa của trẻ em nhanh hơn đáng kể so với người lớn.
Tốc độ chuyển hóa trong các phân đoạn khác nhau của đường GI có một đặc tính không tốt đó là
hàm phụ thuộc tuổi tác. Các thông tin thu thập từ các bác sĩ nhi khoa về tổng thời gian chuyển hóa trong
đường tiêu hóa và sau đó chia thời gian này cho từng phân đoạn trong đường tiêu hóa tỷ lệ với mô hình
người trưởng thành.
Bảng 2.1.Thời gian chuyển hóa trong đường GI sử dụng trong OLINDA cho các nhóm tuổi khác
nhau. [35]
Thời gian chuyển hóa trong các phân đoạn của đường GI (h)
Phân
đoạn
Mớ
i sinh
1
tuổi
5
tuổi
10
tuổi
15
tuổi
Ngư
ời lớn
Dạ dày 0,5 0,5 1 1 1 1
Ruột non 0,5
8
0,7
8
3,1 4 4 4
Manh
tràng
1,9 2,5
4
10,2 13 13 13
Trực
tràng
3,5 4,6
8
18,8 24 24 24
Mô hình bàng quang động học
Hình 2.9. Giao diện mô hình bàng quang động học
Mô hình bàng quang động học Cloutier (1973) [35] đã được sử dụng từ nhiều năm để tính số phân
rã/AR0R cho đường tiết niệu, đường cong hoạt độ theo thời gian trong cơ quan này là một đường cong
không đều vì xảy ra quá trình tích tụ và bài tiết. Trong mô hình này, chúng ta có thể nhập tỷ lệ hoạt độ
tiêm đi vào đường bàng quang và thời gian bán rã sinh học. Sau đó chọn khoảng thời gian bài tiết,
module này sẽ tính số lượng phân rã trong bàng quang bằng cách sử dụng hàm mũ xấp xỉ của Cloutier.
Nếu đã biết số lượng phân rã trong bàng quang thì không cần sử dụng module này.
Nếu chọn module này thì một form mới sẽ xuất hiện, và nhiệm vụ của chúng ta là nhập thời gian
bán rã sinh học và tỷ lệ của hoạt độ tiêm.
Ví dụ 1: Một hợp chất đưa vào cơ thể được thải hoàn toàn qua đường tiết niệu với thời gian bán rã
là 10h. Khi này chúng ta sẽ nhập tỷ lệ 1,0 và thời gian bán rã sinh học là 10h vào 2 ô đầu tiên của form,
chọn khoảng thời gian bài tiết của bàng quang là 4h, sau cùng bấm OK. Form này sẽ biến mất, số phân
rã được tính và hiển thị ở ô thời gian lưu trú trong bàng quang của form dữ liệu động học.
Tỷ lệ hoạt độ ban đầu vào bàng
quang và thời gian bán rã sinh học
được nhập vào bảng này
Khoảng thời gian bài
tiết của bàng quang,
đơn vị h (giờ)
Đóng cửa sổ và
chuyển dữ liệu đến
Kinetics Input Form.
Ví dụ 2: Một hợp chất vào cơ thể được thải 60% qua đường tiết niệu, 30% qua đường tiêu hóa và
10% được giữ lại vĩnh viễn trong xương. Trong 60% thải qua đường tiết niệu thì 80% có thời gian bán
rã sinh học là 4h, 20% có thời gian bán rã sinh học là 100h. Hai cặp giá trị tỷ lệ (fraction) và thời gian
bán rã sinh học (half-life) được nhập vào module này là 0,48 (=0,60 x 0,80), thời gian bán rã 4h, và
0,12 (=0,60 x 0,20), thời gian bán rã 100h. Một lần nữa, chọn khoảng thời gian bài tiết của bàng quang
và nhấn nút OK.
Một số bài toán mẫu tính dữ liệu động học
Ví dụ 1. Giả sử có một hợp chất đánh dấu với In-111 phân bố đồng nhất trong toàn cơ thể và
không bài tiết. Thời gian bán rã vật của In-111 là 2,805 ngày = 67,32 h. Tỷ lệ f là 1,0, thời gian bán rã
hiệu dụng bằng thời gian bán rã vật lý, số phân rã là:
N = 1,443 x (1,0 Bq/Bq ban đầu) x 67,32 h = 97,14 Bq-h/Bq
N = 1,443 x (1,0 µCi/µCi ban đầu) x 67,32 h = 97,14 µCi-h/µCi
Nếu thay đổi dữ liệu bài toán, giả sử hợp chất có thời gian bán rã sinh học là 24h trong cơ thể, khi
này thời gian bán rã hiệu dụng là:
N = 1,443 x (1,0 Bq/Bq ban đầu) x 17,7 h = 25,5 Bq-h/Bq
N = 1,443 x (1,0 µCi/µCi ban đầu) x 17,7 h = 25,5 µCi-h/µCi
Ví dụ 2. Dữ liệu ngoại suy từ một nghiên cứu động vật cung cấp những thông số cho hợp chất
Tc-99m:
Gan fR1R = 30% TRe1R = 0,5 h
fR2R = 10% TRe2R = 5,5 h
Thận f = 20% TReR = 1,2 h
Với f là tỷ lệ hoạt độ tiêm (lưu ý: chỉ 60% hoạt độ tiêm vào 2 cơ quan này, còn 40% vào các cơ
quan khác hoặc được bài tiết, nhưng đóng góp của nó vào tổng liều phải được tính đến).
N(gan) = 1,443 x (0,3 Ci/Ci ban đầu x 0,5 h + 0,1 Ci/Ci ban đầu x 5,5 h) =
= 1,01 Ci-h/Ci ban đầu
67,32 24 17,7
67,32 24e
T h×= =
+
N(thận) = 1,443 x 0,2 Ci/Ci ban đầu x 1,2 h = 0,35 Ci-h/Ci ban đầu
Khi biết các tỷ lệ hoạt độ và thời gian bán rã hiệu dụng có thể nhập vào module ‘Enter Fractions
and Half-lives’(hình 2.10), Olinda sẽ thực hiện các tính toán trên.
Hình 2.10. Giao diện tính số phân rã N
Tỷ lệ hoạt độ ban đầu đi vào cơ
quan, và thời gian bán rã sinh học
được nhập vào bảng này.
Chọn một trong hai nút để chỉ ra thời
gian bán rã tính bằng giờ hay giây, và
là thời gian bán rã hiệu dụng hay thời
gian bán rã sinh học.
Click vào danh sách
để chọn cơ quan
Ghép dữ liệu vào cơ
quan được chọn. Nếu
chọn cơ quan khác
quá trình lặp lại
tương tự.
Đóng cửa sổ và quay
trở lại Kinetics Input
Form. Đồng thời
ghép dữ liệu với cơ
quan được chọn
trong trường hợp
không nấn nút
‘Apply’.
Nhập và làm khớp dữ liệu động học (module EXM)
Nhập tên cơ quan
Nhập thời gian đo và % hoạt độ. Trọng số riêng cũng
được nhập vào các ô này.
Có thể chọn một hay nhiều số
hạng mũ bằng cách chọn A/a
và/hay B/b và/hay C/c (đánh
dấu). Ước đoán ban đầu cho
mỗi thông số phải được nhập
vào, nhưng sau đó chương
trình sẽ cập nhật những giá trị
này với những ước lượng từ
việc phân tích hồi quy .
Chức năng của các nút: Refresh – cập nhật đồ thị với với hàm ước
lượng mới nhất sử dụng tham số hồi quy (A, B, C, a, b, c). Fit –
bắt đầu một hồi quy mới. Done – đóng cửa sổ và chuyển dữ liệu
tới Kinetics Input Form. Làm mới và vẽ lại đồ thị cho phù hợp.
Open Data – gọi dữ liệu động học đã lưu trước đó (file .cas trong
Olinda). Save Data – lưu dữ liệu động học để sử dụng sau này.
Show Help – hiển thị một cửa sổ với những hướng dẫn chung cho
việc sử cụng form này. Clear Screen – xóa tất cả dữ liệu và thông
số. Clear Organs – xóa dữ liệu của tất cả các cơ quan và bắt đầu
lại. Auto Validate – gọi chức năng tự chuẩn hóa.
Các ô này bao gồm những giá trị tính bởi
chương trình. Thời gian bán rã vật lý được
cho khi chọn nuclide. Thời gian bắt đầu và
thời gian kết thúc được mặc định, nhưng
có thể thay đổi. số lần lặp lại là 100, cũng
có thể thay đổi.
Đồ thị đã được làm
khớp bởi chương
trình này.
Check để xác định dữ
liệu phân rã chính xác
hay chưa.
Hình 2.11. Giao diện chương trình làm khớp dữ liệu động học EXM.
EXM là một chương trình mới sử dụng cùng với phần mềm tính liều Olinda. Chương trình này
cho phép người sử dụng nhập dữ liệu động học và làm khớp nó bằng hàm của một hay nhiều số hạng
mũ. Sau đó chương trình sẽ lấy tích phân đường cong hoạt độ theo thời gian đã được làm khớp và gửi
tích phân này đến “kinetics input form” của OLINDA để tính liều. Khi mở form này lên, sẽ thấy hai đồ
thị trống phía bên trái của trang, một bảng trống để nhập dữ liệu phía trên bên phải, và một số ứng dụng
khác nằm ở phần còn lại bên phải.
Hướng dẫn sử dụng form này:
Bước đầu tiên là chọn cơ quan muốn nhập dữ liệu, ở ô danh sách các cơ quan nằm ở giữa trang.
Tiếp theo nhập dữ liệu vào bảng dữ liệu bên phải của form. Nhập thời gian (h) vào cột đầu tiên,
và các giá trị của hoạt độ theo dõi được của cơ quan đang xét vào cột thứ hai. Nếu muốn có thể nhập
trọng số ở cột thứ năm, đó là những giá trị trong khoảng từ 0 đến 1.
Để xem dữ liệu nhập vào, bấm nút ‘Refresh’.
Bây giờ sẽ chọn tham số làm khớp cho hàm hoạt độ theo thời gian. Hàm số được làm khớp có
dạng:
(2.11)
Có thể làm khớp dữ liệu đến số hạng mũ thứ nhất, chỉ cần chọn A và a, đến số hạng mũ thứ hai
bằng cách chọn A, B và a, b, đến số hạng mũ thứ ba bằng cách chọn A, B, C và a, b, c. Các giá trị a, b,
c là hằng số phân rã, bằng 0.693/ thời gian bán rã. Đối với bất cứ biến số nào, khi đã chọn thì cần phải
nhập một số dự đoán ban đầu cho những giá trị này. Những giá trị dự đoán này không đòi hỏi phải
chính xác hoàn toàn, chỉ cần hợp lý, chương trình khi này sẽ tự động tìm kiếm giá trị chính xác. Hằng
số phân rã lớn hơn thì tốc độ phân rã nhanh hơn, nếu có một pha phân rã chậm và một pha phân rã
nhanh, sẽ nhập 0.1 cho pha nhanh và 0.01 cho pha chậm hơn.
Bấm nút ‘Refresh’ để xem những dữ liệu đã được hiệu chỉnh, nhưng có thể những dữ liệu hiệu
chỉnh này chưa thật chất lượng.
( ) .e .e .ea t b t c tA t A B C− − −= + +
Bấm nút ‘Fit’, chương trình sẽ làm khớp hàm số với những dữ liệu mà chúng ta nhập vào, có thể
lặp lại các bước nếu cần thiết để cải thiện những hiệu chỉnh trước.
Các thông số làm khớp (A, B, C, a, b, và c) sẽ được cập nhật. Chúng ta sẽ thấy mô hình dự đoán
giá trị hoạt độ ở từng thời điểm để so sánh với những giá trị mà chúng ta nhập vào. Lấy tích phân của
hàm mũ trên sẽ được số phân rã.
Có thể lưu hay mở dữ liệu bằng cách bấm nút ‘Save Data’ và ‘Open Data’. Một hộp thoại xuất
hiện để hướng dẫn sử dụng.
Khi làm khớp xong cho một cơ quan có thể lặp lại quá trình này cho các cơ quan khác, các dữ liệu
đã được lưu có thể cập nhật bất cứ lúc nào.
Khi đã hoàn thành quá trình làm khớp cho tất cả các cơ quan, bấm nút ‘Done’ để quay trở lại
‘kinetics input form’của Olinda. Khi này dữ liệu động học nhập vào module EXM sẽ được lưu lại và
chuyển sang ‘kinetics input form’ , tại đây kết quả xử lý từ module EXM sẽ được hiển thị. Lưu ý rằng
cần lưu lại dữ liệu động học trước khi quay trở lại các form đầu vào của Olinda, nếu không dữ liệu sẽ
bị mất. Các dữ liệu này sẽ được lưu với đuôi ‘.cas’.
Ngoài ra còn có nút ‘Show Help’, khi bấm vào nó sẽ xuất hiện một cửa sổ với những chỉ dẫn ngắn
gọn cho các quá trình được mô tả ở trên.
Liều hiệu dụng tương đương(EDE) và liều hiệu dụng (ED)
Liều hiệu dụng tương đương theo ICRP (1979) là một đại lượng cho phép liều chiếu trong không
đồng bộ được thể hiện như liều tương đương cho toàn cơ thể, bằng cách nhân liều tương đương của
một cơ quan với trọng số rủi ro ngẫu nhiên tương ứng và lấy tổng của các cơ quan. Bảng trọng số được
đưa ra bởi ICRP cho EDE:
UCơ quanU U wURUT
Tuyến sinh dục 0.25
Tuyến vú 0.15
Tủy đỏ 0.12
Phổi 0.12
Tuyến giáp 0.03
Bề mặt xương 0.03
Phần còn lại 0.30
Liều hiệu dụng, theo định nghĩa sau này của ICRP (1991) dựa trên nhiều dữ liệu cập nhật về an
toàn phóng xạ, và nó dần thay thế cho việc sử dụng liều hiệu dụng tương đương. Nhưng một số cơ
quan quản lý và người sử dụng vẫn còn trích dẫn EDE vì một mục đích nào đó. Do đó EDE và ED đều
được tính trong Olinda. Bảng trọng số được đưa ra bởi ICRP cho ED:
UCơ quanU U wURUT
Tuyến sinh dục 0.20
Tủy đỏ 0.12
Ruột kết 0.12
Phổi 0.12
Dạ dày 0.12
Bàng quang 0.05
Tuyến vú 0.05
Gan 0.05
Thực quản 0.05
Tuyến giáp 0.05
Da 0.01
Bề mặt xương 0.01
Phần còn lại 0.05
Đối với EDE, trọng số cho phần còn lại chia đều cho năm cơ quan nhận được liều hấp thụ cao
nhất (mà không có trong danh sách). Đối với ED, trọng số cho phần còn lại chia đều cho 10 cơ quan
(không có trong danh sách), theo ICRP là tuyến thượng thận, não, manh tràng, ruột non, thận, cơ, tuyến
tụy, lá lách, tuyến ức và tử cung. Thực quản và da không được tính đến bởi vì nó không tồn tại như một
cơ quan bia và trọng số tương đối thấp.
Các mô hình đặc biệt
Có năm mô hình đặc biệt sử dụng trong ‘Models input form’ đó là mô hình tuyến tiền liệt, mô
hình khoang phúc mạc, mô hình cầu, mô hình đầu và não, mô hình thận , trong đó sử dụng phantom
toàn thân, dữ liệu động học và dữ liệu phân rã phóng xạ để tính liều ước lượng cho cơ quan (hình 2.3).
Đây là những mô hình cơ quan có chức năng riêng. Nó chỉ lấy dữ liệu phân rã phóng xạ từ các
phần khác của Olinda, và cần phải nhập số phân rã trong những cơ quan đặc biệt hoặc trong các vùng
của cơ quan này (mô hình đầu và não, mô hình thận có nhiều vùng). Chương trình sẽ tính liều ước
lượng cho chỉ mô hình được chọn, người sử dụng có thể nghiên cứu hoặc lưu lại để tham khảo.
17B2.5.Đầu ra của OLINDA
Form đầu ra – hiển thị liều hấp thụ ước lượng
Trong ‘main output form’, khi bấm nút ‘Doses’ sẽ hiển thị liều hấp thụ của tất cả các cơ quan bia
theo đơn vị trong hệ SI và đơn vị không phải trong hệ SI (hình 2.5).
Tất cả các cơ quan bia không thể xem cùng một lúc, do đó phải sử dụng thanh cuộn để xem các
cơ quan phía dưới của bảng. Ở phía dưới của form này cũng hiển thị dữ liệu đầu vào. Ngoài ra các giá
trị như số phân rã/ AR0R ở vùng nguồn, khối lượng cơ quan và trọng số bức xạ cũng được hiển thị.
Nếu tính liều bức xạ ứng với đồng vị chỉ phát photon và electron, tất cả các trọng số bức xạ được
ấn định là 1 vì cả hai giống nhau về số lượng. Đối với đồng vị phát anpha, trước đây trọng số bức xạ là
20, gần đây những bằng chứng về sinh học bức xạ cho thấy rằng giá trị này thấp hơn nhiều, khoảng 5,
hoặc thậm chí là 1[38].
Chức năng hiệu chỉnh khối lượng cơ quan
Người sử dụng có thể hiệu chỉnh khối lượng của một hoặc tất cả các cơ quan trong phantom
chuẩn. Bằng cách chọn nút ‘Modify Input Data’, một bảng danh sách khối lượng các cơ quan sẽ xuất
hiện (hình 2.6). Khối lượng của một cơ quan bất kì hoặc tất cả các cơ quan có thể được sửa đổi, tăng
lên hay giảm xuống theo hệ số tỷ lệ bằng cách chọn nút “Multiply all Masses by:”.
Đối với đồng vị phát anpha và bêta, liều tỷ lệ tuyến tính với khối lượng.
Đối với đồng vị phát photon, tỷ lệ hấp thụ của photon tỷ lệ với căn bậc ba của khối lượng trường
hợp nguồn và bia trùng nhau nếu quãng chạy của photon lớn hơn đường kính của cơ quan. Do tỷ lệ hấp
thụ tăng theo căn bậc ba của khối lượng cơ quan nên tỷ lệ hấp thụ riêng giảm theo lũy thừa 2/3 của
khối lượng:
1/3 2/3
2 1
2 1 2 1
1 2
m m
m m
ϕ ϕ φ φ
= =
(2.12)
Và tỷ lệ hấp thụ của photon tỷ lệ với khối lượng trường hợp nguồn và bia không trùng nhau, do
đó tỷ lệ hấp thụ riêng không thay đổi khi khối lượng thay đổi, với điều kiện nguồn và bia đủ xa nhau và
sự thay đổi khối lượng của một hoặc cả hai không làm thay đổi đáng kể khoảng cách giữa chúng.
Form đầu ra – chỉ ra đóng góp của các cơ quan
Nếu muốn xem đóng góp của các cơ quan vào tổng liều (ngoài hai cơ quan trong trọng nhất) thì
bấm nút ‘See Source Organ Contributions’. Một form mới sẽ xuất hiện, hiển thị đóng góp của tất cả các
cơ quan nguồn tới tổng liều của tất cả các cơ quan bia (hình 2.7).
Bảng DF
Nếu chọn nút ‘DFs’, chương trình sẽ hiển thị một bảng các giá trị DF cho tất cả các cơ quan
nguồn và cơ quan bia có sẵn. Những con số này có thể giúp những tính toán liên quan đến một hoặc hai
cơ quan, sử dụng cho các phần mềm tính toán khác hoặc sử dụng cho mục đích giảng dạy.
18B2.6. Sử dụng các file có sẵn trong OLINDA
Có ba loại file được lưu có thể sử dụng cho đầu vào Olinda:
UFile SetupU (‘.stp’) được lưu trước đây từ phần mềm Mirdose, có thể sử dụng để cung cấp dữ liệu
động học cho nhiều cơ quan. Bởi vì hạn chế của chương trình trong Java, nuclide và phantom vẫn phải
chọn bằng tay trước khi mở file ‘.stp’ và đưa dữ liệu động học vào các cơ quan. Những dữ liệu này sử
dụng chỉ cho mô hình hoàn chỉnh, dùng để so sánh kết quả tính liều của Olinda và Mirdose hoặc tiếp
tục sử dụng cho các mục đích khác.
UFile CaseU (‘.cas’) được lưu từ Olinda và bao gồm tất cả các đầu vào cho nuclide, phantom, và số
phân rã trong các cơ quan (dữ liệu phân rã). Tuy nhiên file Case không lưu dữ liệu hoạt độ theo thời
gian được phân tích trước đó bởi module EXM. Trường hợp này được lưu riêng.
UFile hoạt độ theo thời gian Ucó thể được lưu trong quá trình sử dụng module EXM (với bất kì tên
đuôi nào). Những file này chỉ chứa dữ liệu hoạt độ theo thời gian phân tích bởi EXM. Khi chạy EXM,
một hàm được tích hợp hiển thị số phân rã ứng với cơ quan được chọn và chuyển qua Olinda. Số phân
rã cho một hoặc nhiều cơ quan nguồn có thể được lưu trong Olinda với đuôi ‘.cas’ sau khi tính bởi
EXM, nhưng không được lưu trong file dữ liệu của EXM.
6BCHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM OLINDA ĐỂ TÍNH LIỀU CHIẾU
TRONG VỚI DƯỢC CHẤT PHÓNG XẠ P18PF-FDG
Trong chương này, chúng ta sẽ ứng dụng phần mềm OLINDA để tính liều chiếu trong trong chẩn
đoán Y học hạt nhân với dược chất phóng xạ P18PF-FDG (gọi tắt là FDG). Đây là một dược chất phóng xạ
được sử dụng khá phổ biến trong chẩn đoán, theo dõi bệnh ung thư và thăm dò chức năng chuyển hóa
glucozơ trong cơ thể.
19B3.1.Đặc điểm dược chất phóng xạ P18PF-FDG [14,48,49]
P
18
PF là đồng vị phóng xạ được sản xuất từ máy gia tốc Cyclotron, bằng cách bắn phá proton
của P18PO trong nước được làm giàu.
(a)
(b)
Hình 3.1. (a) Phản ứng hạt nhân P18PO(p, n)P18PF và (b) công thức P18PF-FDG [48]
P
18
PF-FDG (Fluorodeoxyglucose) là hợp chất hữu cơ glucozơ đánh dấu nhân phóng xạ P18PF, được tạo
ra từ quá trình tổng hợp hóa chất phóng xạ.
P18PF-FDG là dược chất phóng xạ được dùng tiêm vào tĩnh mạch với mục đích mô tả đặc điểm của
quá trình chuyển hóa glucozơ để chẩn đoán hay theo dõi các bệnh ung thư, và để nghiên cứu sự chuyển
hóa của glucozơ trong cơ tim và não.
Sau khi truyền vào tĩnh mạch, dược chất phóng xạ được thải ra nhanh chóng nhờ quá trình bài tiết
với thời gian bán rã sinh học nhỏ hơn 1 phút khi nó được đưa vào khối vật chất có thể tích lớn, có
những thành phần tồn tại lâu hơn với thời gian bán rã lên tới 1,5 giờ [20].
P
18
PF phân rã thành P18PO kèm theo phát positron và một neutrino với thời gian bán rã vật lý TRpR
=109,77 phút (1,83h), và hằng số phân rã 0,00613pλ = phútP
-1
P .
18 18
9 8F O β ν
+→ + +
Positron này đi một đoạn ngắn (1mm đến 2mm) sẽ hủy cặp với electron và phát ra hai gamma,
mỗi gamma có năng lượng 511 keV bay về hai hướng ngược nhau. Hai photon này sẽ được ghi nhận
bởi các detector của máy PET.
Bảng 3.1. Dữ liệu phân rã của P18PF [49]
Loại hạt phát ra %/1phân rã Năng lượng trung bình
(keV)
Positron (β P+P) 96,73% 249,8
Gamma (γ) 193,46% 511
20B3.2.Dữ liệu động học của P18PF-FDG [13,14,24]
MIRD, ICRP đã xây dựng mô hình toán học (mô hình sinh – động học hay mô hình buồng) để
xác định sự phân bố của P18PF-FDG trong cơ thể người nhằm tính thời gian lưu trú hay hoạt độ tích lũy
trong cơ quan nguồn ứng với mỗi đơn vị hoạt độ ban đầu, kết hợp với giá trị S để ước lượng liều hấp
thụ cho các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân.
26B3.2.1. Dữ liệu động học FDG từ nghiên cứu của T. Hays (Mĩ) [13,14]
Mô hình toán học xác định sự phân bố củaP 18PF-FDG trong cơ thể người để bổ sung vào dữ liệu
tính liều phóng xạ được xây dựng bởi Marguerite T.Hays và George M.Segall [13].
Việc sử dụng P18PF-FDG trong YHHN ngày càng tăng, do đó cần phải hoàn thành bức tranh phân
bố P18PF-FDG trong các cơ quan quan trọng có độ tập trung P18PF-FDG cao như tim, phổi, gan và máu,
đồng thời đưa ra các thông số mô tả động học của P18PF-FDG trong não, được liên kết trong mô hình
nhiều ngăn cho dữ liệu động học P18PF-FDG toàn thân.
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu trên con người, bệnh nhân trải qua hai giai đoạn nghiên cứu cách nhau một
tuần, mọi thứ đều đồng nhất ngoại trừ thời điểm cung cấp glucozơ (chia thành hai nhóm, mỗi nhóm
cách nhau một tuần), họ được cho uống 90g glucozơ, 1 giờ sau thì tiêm P18PF-FDG, lượng đường trong
máu được đo trước khi đưa dược chất phóng xạ này vào cơ thể. Các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu
động mạch và ghi hình PET để thu nhận dữ liệu động học vùng ngực bao gồm tim và phần trên của
gan.
Dược chất đánh dấu FDG được tiêm từ từ (khoảng hơn 2 phút) vào tĩnh mạch. Việc ghi hình PET
và lấy mẫu máu được thực hiện ngay khi bắt đầu tiêm. Trong 5 phút đầu tiên, cứ 20s ghi một hình ảnh
PET. 10 phút tiếp theo, cứ một phút ghi một hình ảnh PET. Và cứ mỗi 5 phút ghi một hình ảnh PET
trong 75 phút kế tiếp. Ứng với mỗi hình ảnh PET sẽ lấy một mẫu máu. Thời gian lấy mẫu được ghi lại
và sử dụng trong phân tích mô hình.
Ở phút 90 sau khi tiêm sẽ ngừng chụp ảnh và lấy mẫu máu và bắt đầu lấy mẫu nước tiểu để tính
hoạt độ tích lũy FDG trong bàng quang.
Quá trình lấy mẫu và xử lý
Mẫu máu được lấy vào một ống nhỏ, sau đó tách ra thành hai mẫu : mẫu máu toàn phần và mẫu
huyết tương, mỗi mẫu chứa 0,5ml. Mẫu nước tiểu có thể tích gấp 4 lần (2ml).
Hoạt độ của P18PF trong các mẫu được đo bằng ống đếm gamma, theo đơn vị μCi/ml và tỷ lệ phần
trăm liều/ml. Hoạt độ trong nước tiểu nhân với thể tích mẫu sẽ tính được lượng tích lũy theo tỷ lệ phần
trăm liều.
Nồng độ FDG trong máu toàn phần, huyết tương, hồng cầu nhân với thể tích tương ứng của
chúng sẽ cho kết quả tỷ lệ phần trăm liều cho máu toàn phần, huyết tương và hồng cầu.
Hình 3.2. Tỷ lệ phần trăm liều của FDG trong huyết tương và hồng cầu [13]
Xử lý hình ảnh PET
Hình ảnh PET được hiệu chỉnh cho sự suy giảm photon khi đi từ cơ thể đến máy PET và phân rã
phóng xạ, để tính nồng độ FDG theo đơn vị µCi/ml. Những vùng quan tâm trong cơ tim, tâm thất trái,
tâm thất phải, phổi và gan được xác định trên một tập hình ảnh PET ghi nhận được. Sau đó sẽ xây dựng
đường cong hoạt độ theo thời gian cho các cơ quan tương ứng. Hoạt độ của cơ quan nhân với thể tích
của nó ( sử dụng phantom người trưởng thành MIRD) sẽ cho kết quả tỷ lệ phần trăm liều cho cơ quan
đó.
Hình 3.3. Tỷ lệ phần trăm liều của FDG trong cơ tim, phổi và gan [13]
Mô hình toán học
Thời gian (phút)
Hồng cầu
Huyết tương
% liều
Gan
Cơ tim
% liều
Phổi
Thời gian (phút)
Dữ liệu FDG trong tổng thể tích các cơ quan bao gồm thể tích huyết tương, hồng cầu, cơ tim, phổi
và gan cũng như dữ liệu FDG trong lượng bài tiết của thận được nhập vào mô hình buồng SAAM 30 –
mô hình động học FDG. Ngoài ra, để làm khớp các dữ liệu, thông số động học FDG trong não được
đưa vào mô hình.
Mô hình động học FDG này là một tập hợp các mô hình con có sẳn để dự báo hoạt độ của FDG
trong các cơ quan và các mô quan tâm sau khi truyền vào tĩnh mạch, sau đó kết hợp các mô hình con
này trong một mô hình tổng thể bằng các thông số làm khớp. Các giá trị thời gian lưu trú τ tính từ mô
hình này cho tim, gan, phổi, bàng quang. Trong các cơ quan và mô không được đo bao gồm cơ xương
và đường tiêu hóa có tỷ lệ hoạt độ lớn, chiếm tới 76% hoạt độ FDG phân bố toàn thân [13]. Mặt khác,
não và tim là nơi tập trung FDG lớn nhất, nhưng đóng một vai trò tương đối nhỏ trong sự phân bố tổng
thể của FDG bởi vì khối lượng của hai cơ quan này nhỏ.
Hình 3.4. Tỷ lệ phần trăm liều của FDG trong các cơ quan và mô sau khi làm khớp từ mô hình
buồng SAAM 30 [13]
Não Gan
Thời gian (phút)
Cơ tim
Các cơ quan và mô không đo
Nước tiểu
% liều
Hình 3.5. Mô hình buồng SAAM 30 cho FDG [13]
Sự trao đổi giữa huyết tương và hồng cầu
Quá trình cân bằng FDG
giữa huyết tương và hồng cầu xảy ra rất nhanh. Thời gian lưu trú trung bình trong huyết tương là
0,74 phút [13]. Trong các nghiên cứu in vitro – kĩ thuật chẩn đoán không cần đưa đồng vị phóng xạ vào
cơ thể mà chỉ lấy bệnh phẩm, nghĩa là lấy máu, nước tiểu, sau đó đánh dấu với FDG và quay ly tâm sau
những khoảng thời gian khác nhau, cả ở nhiệt độ phòng và ở nhiệt độ 37P0PC đều xác nhận sự cân bằng
FDG giữa huyết tương và hồng cầu xảy ra rất nhanh.
So sánh hoạt độ FDG trong máu toàn phần với dữ liệu PET của tâm thất trái và tâm thất phải;
phổi trái và phổi phải
Trong tất cả các trường hợp, có sự tăng tương đối đều của đường cong hoạt độ theo thời gian của
tâm thất trái và tâm thất phải so với máu.
Hình 3.6. So sánh đường cong hoạt độ theo thời gian của FDG trong mẫu máu toàn phần với dữ
liệu PET của tâm thất trái [13].
Sử dụng dữ liệu phổi từ hình ảnh PET đặc biệt là phổi phải, có ưu điểm thể tích lớn nên giảm
nhiễu và chịu ít hoặc không chịu sự can thiệp của cơ tim. Do đó nó là một nguồn lý tưởng để dự báo
hoạt độ trong máu. Có thể sử dụng tỷ lệ hấp thụ FDG trung bình trong phổi để dự đoán hình dạng của
đường cong hoạt độ trong máu từ đường cong hoạt độ trong phổi phải.
Hình 3.7. So sánh đường cong hoạt độ theo thời gian của FDG trong mẫu máu toàn phần với dữ
liệu PET của phổi phải [13].
Thời gian (phút)
µCi/ml
Máu toàn phần
Tâm thất trái
Phổi phải
Máu toàn phần
µCi/ml
Thời gian (phút)
Thời gian lưu trú τ
Thời gian lưu trú τ của FDG trong các cơ quan được tính từ mô hình đã được làm khớp được cho
ở bảng sau. Giá trị τ giảm đáng kể khi bài tiết thường xuyên, đặc biệt là ngay sau khi liều được đưa
vào cơ thể.
Bảng 3.2. Giá trị τ trong mô hình buồng cho FDG [13]
Buồng Giá trị τ
Huyết tương
Hồng cầu
Tim
Phổi
Gan
Não
(Chất xám
(Chất trắng
Bàng quang, không bài tiết
Bàng quang, có bài tiết P∗
Bàng quang, bài tiết ở phút thứ 120
Bàng quang, bài tiết ở phút thứ 144
0,171
0,095
0,133
0,084
0,161
0,245
0,174)
0,07
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2011_11_04_5096873826_5339_1872652.pdf