Luận văn Vai trò của cộng đồng người Việt trong mối quan hệ Việt nam - Hàn quốc từ năm 1992 đến nay

1. Lý do chọn đề tài .7

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 8

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu . 9

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 10

5. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu. 11

6. Nguồn tài liệu sử dụng . 12

7. Những đóng góp của luận văn . 13

8. Bố cục luận văn. 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở HÀN

QUỐC . 13

1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. . 13

1.2. Lịch sử hình thành cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc . Error!

Bookmark not defined.

1.2.1. Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc hình thành qua biến cố lịch sử ở

trong nước.

1.2.2. Cộng đồng người Việt được hình thành qua hôn nhânError! Bookmark

not defined.

1.2.3. Cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc được hình thành qua hợp tác lao

động giữa hai nước. .

1.3. Các nhân tố tác động đến quá trình hội nhập của cộng đồng người Việt

Nam ở Hàn Quốc .

1.3.1. Truyền thống văn hóa- lịch sử .

1.3.2. Các yếu tố chính trị - kinh tế .

Tiểu kết chương 1 .

pdf29 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của cộng đồng người Việt trong mối quan hệ Việt nam - Hàn quốc từ năm 1992 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bó giữa hai dân tộc tạo nên điểm nhấn cả về chiều rộng lẫn chiều sâu trong quan hệ hai nước. Trong quá trình phát triển quan hệ song phương giữa hai nước, quan hệ kinh tế - văn hóa đóng vai trò hết sức quan trọng và là nền tảng tạo nên những giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng người giữa hai nước, tạo nên những cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc. Các cộng đồng người Việt này tiếp tục đóng góp vào sự phát triển quan hệ và hợp tác giữa hai nước trong hiện tại và tương lai. Đây là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và cần được nghiên cứu. Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này, luận văn tập trung đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm ăn ở 9 Hàn Quốc và những đóng góp của cộng đồng này cho phía nước bạn. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Vai trò của cộng đồng người Việt trong mối quan hệViệt Nam- Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay” để làm rõ hơn mối quan hệ hai nước trong giai đoạn này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã thiết lập được hơn 20 năm, là mối quan hệ đặc biệt với nhiều thăng trầm trong lịch sử nhưng cũng lại có sự gắn bó hết sức mật thiết trong giai đoạn hiện nay. Mối quan hệ Việt Nam và Hàn Quốc đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này ở nhiều góc độ tiếp cận, phạm vi và cấp độ nghiên cứu khác nhau như: cuốn “Hàn Quốc trên con đường phát triển”của tác giả Ngô Xuân Bình, Phạm Qu{ Long, Nxb Thống Kê, Hà Nội - 2000. Tác phẩm này có thể nói là một trong những cuốn sách đầy đủ nhất về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong giai đoạn hiện đại. Cuốn sách gần như đã viết rất trọn vẹn về quan hệ hai nước. Đồng thời, thể hiện rõ quan điểm tư tưởng chính trị của hai nhà nước và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt này ngày càng phát triển hơn trong tương lai. Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu khác cũng đề cập đến mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc ở nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau như: L{ Xuân Chung, Tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á số 9 (79) tháng 9/2007. Đôi nét về sự tương đồng văn hóa Việt Nam – Hàn Quốc, Viện Hàn Lâm khoa học xã hội Việt Nam; Hoa Hữu Lân, Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc, Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới (6) 6/ 1995; Đỗ Hoài Nam, Ngô Xuân Bình, Sung - Yeal Koo, Hợp tác kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc trong bối cảnh hội nhập Đông Á (Economic cooperation between Vietnam and the Republic of Korea in the East Asian Comment [X1]: Sơ sài quá Comment [X2]: Sao lại 1.? 10 intergration) Nxb, Khoa học - Xã hội Hà Nội, Viện Khoa học - Xã hội Việt Nam – 2005; Kim Văn Học, Tìm hiểu văn hóa người Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nxb, Văn hóa thông tin – 2004; Quách Thu Hà, Phạm Bích Thủy, Tình nghĩa Việt Nam - Hàn Quốc, Nxb, Văn hóa Thông Tin, 2002; Dương Phú Hiệp - Ngô Xuân Bình, Hàn Quốc trước thềm thế kỷ 21, Nxb, Thống kê – 1999Các công trình nghiên cứu đó mặc dù còn nhỏ lẻ, nhưng về cơ bản đã phác họa được bức tranh đời sống, kinh tế, xã hội của nước sở tại, cũng như những khó khăn và thách thức mà Hàn Quốc sẽ phải vượt qua, đồng thời cũng là những bài học kinh nghiệm đáng qu{ cho các nước đi sau học tập. Ngoài các công trình nghiên cứu trên thì còn có các công trình nhỏ hơn đi sâu vào các vấn đề thực tế hơn như: Quan hệ hợp tác lao động Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay - Đặng Huyền Trang - Lớp cao học Quan hệ Quốc tế khóa 8 (2011-2013); Quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục xã hội từ năm 1992 đến nay của Vũ Lê Hằng - Lớp cao học Quan hệ Quốc tế (2012-2014). Hy vọng rằng luận văn này sẽ là cách tiếp cận ở góc độ nhỏ và sâu hơn để có thể bổ sung vào một trong những mảng còn thiếu trong mối quan hệ hai nước. Trong quá trình thực hiện đề tài: “Vai trò của cộng đồng người Việt trong mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay” tôi kế thừa một cách có chọn lọc những thành tựu đã đạt được trong các công trình trước đó đồng thời đi sâu phân tích, tìm hiểu một hướng tiếp cận mới, sâu hơn, kĩ hơn nhằm bổ sung và tăng thêm tư liệu khi nghiên cứu về quan hệ giữa hai nước. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, tập hợp tài liệu để làm rõ cộng đồng người Việt Nam hiện đang sống và làm việc tại Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay. 11 Thứ hai, nghiên cứu, đưa ra nhận xét, kết luận về cộng đồng người Việt hiện đang sống ở Hàn Quốc từ năm 1992 đến nay. Những khó khăn, thuận lợi của cộng đồng khi sống, học tập lao động ở nước sở tại. Cùng với đó là tìm hiểu những chính sách, định hướng của cả hai bên để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển sâu rộng, góp phần thúc đẩy sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của cả hai quốc gia. Thứ ba, trên cơ sở phân tích thực trạng của cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc. Luận văn đưa ra những luận điểm, giải pháp, hướng đi tích cực cho cộng đồng người Việt khi sống ở Hàn Quốc. Đồng thời so sánh, đối chiếu với các cộng đồng người Việt khi sống ở các nước khác trên thế giới để cho thấy được sự ưu tiên, lợi thế cạnh tranh và tiềm năng cũng như những hạn chế để qua đó rút ra những bài học cho người Việt khi sống và định cư ở nước ngoài. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Trình bày khái quát mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc, lịch sử di cư của cộng đồng người Việt khi sang Hàn Quốc và các nhân tố tác động đến quá trình hội nhập của cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc. - Luận văn đi sâu tìm hiểu cộng đồng người Việt hiện đang sống ở Hàn Quốc, qua đó thấy được sự hội nhập của người Việt Nam ở nước ngoài; sự đóng góp của cộng đồng này về mặt đời sống xã hội đối với đất nước Hàn Quốc. - Thông qua luận văn đánh giá được sự đóng góp của cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc đồng thời đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển cộng đồng người Việt tại đây. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính là vai trò của cộng đồng người Việt trong mối quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thời gian Nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc đòi hỏi có thời gian và điều kiện tiếp xúc với nhiều nguồn tư liệu. Trong phạm vi một luận văn ở mức độ tiếp cận các nguồn tư liệu còn hạn chế, tôi giới hạn trong trong khoảng thời gian từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (22/12/1992) đến nay. Tuy nhiên, trong chương I thì luận văn cũng nêu khái quát quan hệ hai nước và quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc trong lịch sử khi đất nước có biến cố. Qua đó, đưa ra một cái nhìn cụ thể hơn, tổng quát hơn, xuyên suốt hơn từ quá khứ đến hiện tại. Phạm vi vấn đề Đây là một đề tài tương đối cụ thể về vấn đề cộng đồng người Việt đang sinh sống ở Hàn Quốc. Tuy nhiên trong luận văn thạc sỹ tôi không có tham vọng luận giải được hết tận cùng của các vấn đề, mà chủ yếu tập trung làm rõ những vấn đề sau: (1) làm rõ sự hình thành cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc (2) phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn khi cộng đồng người Việt sống ở Hàn Quốc; (3) Đánh giá những tồn tại hạn chế và giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc thông qua cộng đồng người Việt 5. Hướng tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Hướng tiếp cận Comment [X3]: Nên thống nhất, triều tiên hay hàn quốc? 13 Để thực hiện để tài nghiên cứu này, tôi có cách tiếp cận hệ thống chủ yếu dựa trên các l{ thuyết: Thứ nhất là dựa trên l{ thuyết: các tài liệu, sách báo chính thống hoặc các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á và một số tạp chí khoa học khác. Thứ hai tiếp cận lịch sử. Thứ ba là tiếp cận từ góc độ Quan hệ quốc tế. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, để làm sáng tỏ vấn đề. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp Ngiên cứu tài liệu, tổng hợp, phân tích được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn này. - Luận văn cũng sử dụng các phương pháp so sánh nhằm tạo ra những yếu tố mấu chốt của vấn đề nghiên cứu đang quan tâm. - Bên cạnh đó, luận văn kết hợp nghiên cứu l{ thuyết với khảo cứu các nguồn tài liệu, đặc biệt là tài liệu gốc. Đưa ra khung phân tích hợp l{ dựa trên cách tiếp cận nêu trên. 6. Nguồn tài liệu sử dụng - Các tạp chí nghiên cứu của các cấp, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, các tài liệu thống kê hàng năm của hai nhà nước. - Các lời phát biểu, các bài phỏng vấn báo chí của các nhà ngoại giao ở hai nước, các cá nhân người Việt sống và làm việc ở Hàn Quốc. - Các công trình khoa học đã được công bố, bao gồm các bài viết đăng ở các tạp chí chuyên ngành, các sách tham khảo, các công trình nghiên cứu khác nhau. 14 Ngoài ra luận văn còn sử dụng các thông tin từ báo chí chính thống, các website của Việt Nam và các trang báo điện tử có uy tín. 7. Những đóng góp của luận văn Đây là một đề tài nghiên cứu có { nghĩa khoa học và rất thiết thực. Luận văn sẽ góp phần quan trọng trong việc làm rõ hơn nhiều vấn đề quốc tế, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi sự hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới là một phần không thể thiếu trong quan hệ quốc tế. Đồng thời làm rõ hơn những chính sách của chính phủ Hàn Quốc đối với cộng đồng cư dân nước ngoài đang sinh sống ở Hàn Quốc trong đó có cộng đồng người Việt. Để từ đó đưa ra những đề xuât́ phù hợp với lợi ích của quốc gia của cả hai nước và cũng như lợi ích của công dân và người nhập cư. 8. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở hình thành cộng đồng người Việt Nam ở Hàn Quốc. Chương II: Tình hình cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc và sự đóng góp cho quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. Chương III: Đánh giá những tồn tại, hạn chế và giải pháp thúc đẩy quan hệ Việt Nam- Hàn Quốc thông qua cộng đồng người Việt. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Ở HÀN QUỐC 1.1. Khái quát quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc. 15 Quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Hàn Quốc được thiết lập cách đây hơn 20 năm, nhưng có thể nói hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc đã gắn bó từ lâu đời và có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, hai nước còn có những tiềm năng to lớn có thể trao đổi cùng nhau trong quá trình hợp tác và phát triển. Hơn nữa quan hệ hai nước Việt Nam - Hàn Quốc còn được thúc đẩy rất mạnh mẽ bởi sự quan tâm của lãnh đạo cấp cao hai nước. Vì vậy, chỉ sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, Việt Nam và Hàn Quốc đã có những dấu ấn khẳng định về quan hệ hợp tác song phương. Tháng 8/2001 nhân chuyến thăm Hàn Quốc của chủ tịch nước Việt Nam Trần Đức Lương, hai bên đã ra tuyên bố chung về lập “Quan hệ đối tác trong thế kỷ XXI”; sau đó nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Hàn Quốc Roh Mo-Hyun tháng 10/2004, hai nước đã thỏa thuận nâng cao quan hệ Việt – Hàn lên thành “Quan hệ Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”; trong chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 5/2009, hai bên đã trao đổi { kiến sâu rộng về các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu sắc hơn nữa trong thời gian tới, thỏa thuận về nguyên tắc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược” vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Đây là một bước ngoặt mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực. Và gần đây nhất, trong các chuyến thăm Hàn Quốc tháng 11/2011 chủ tịch nước Trương Tấn Sang của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 3/2012, hai bên đã trao đổi và đạt được sự đồng thuận về nhiều mặt nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước lên một tầm cao mới. Quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc trong hơn Comment [X4]: Nên có nguồn trích dẫn 16 20 năm qua đã đạt được những thành tựu nổi bật nhất qua sự phát triển ở các lĩnh vực hợp tác như sau: - Từ đối tác thông thường trở thành đối tác chiến lược: Có thể khẳng định rằng việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và Hàn Quốc là một quyết định lịch sử phù hợp với lợi ích của hai quốc gia, đưa mối quan hệ song phương này bước sang một trang mới, hướng tới tương lai, hợp tác cùng phát triển. Trong hơn 20 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển với tốc độ nhanh chóng trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là về chính trị và kinh tế. Hàn Quốc đã trở thành một trong những đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam và Việt Nam cũng là một trong những đối tác chiến lược hàng đầu của Hàn Quốc ở Đông Á. Ngay sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước đã duy trì đều đặn việc trao đổi đoàn và các cuộc tiếp xúc lãnh đạo cấp cao. Kết quả của mỗi chuyến thăm cấp cao là hàng loạt các văn bản, thỏa thuận hợp tác được k{ kết, mức độ chặt chẽ của quan hệ song phương giữa hai nước cũng được tăng thêm một bậc. Trong đó dấu mốc quan trọng của việc nâng cấp quan hệ giữa hai nước là: năm 2001 quan hệ hai nước từ đối tác thông thường được nâng lên thành: “Đối tác toàn diện trong thế kỷ XXI”; và năm 2009 tiếp tục được nâng lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược”. Như vậy, là chỉ sau một thời gian ngắn, Việt Nam và Hàn Quốc đã trở thành những đối tác hợp tác chiến lược của nhau. Trong số rất nhiều quốc gia mà Việt Nam đặt quan hệ ngoại giao chính thức trong những năm đầu của thập kỷ 1990, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Đây là sự phát triển hết sức nhanh chóng và ngoạn mục. Việc hai nước nhất trí nâng cấp quan hệ lên thành “Đối tác hợp tác chiến lược” là kết quả của 17 quá trình phát triển quan hệ song phương, nó thể hiện sự quyết tâm cao của chính phủ và nhân dân hai nước, thúc đẩy mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp và sâu sắc hơn. - Quan hệ kinh tế phát triển nhanh và mạnh trên hầu hết các lĩnh vực: Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc là lĩnh vực phát triển nhanh, năng động và hiệu quả nhất, trong hơn 20 năm qua trên các khía cạnh như viện trợ phát triển, đầu tư trực tiếp, thương mại và xuất khẩu lao động. Về viện trợ phát triển: Việt Nam là một trong những nước được ưu tiên trong chính sách viện trợ phát triển của Hàn Quốc và cũng là nước nhận được nhiều viện trợ nhất trong tổng vốn viện trợ phát triển của Hàn Quốc. Các khoản viện trợ được tăng lên qua từng năm. Tổng vốn ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam giai đoạn 1993 - 2008 mới đạt 471.4 triệu USD; nhưng trong 3 năm gần đây (2009- 2011), Hàn Quốc đã cam kết hỗ trợ 1 tỷ USD cho các dự án phát triển của Việt Nam. Với cam kết này, Hàn Quốc đã trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 tại Việt Nam chỉ sau Nhật Bản. Những lĩnh vực ưu tiên viện trợ của Hàn Quốc dành cho Việt Nam bao gồm: (1) Phát triển nguồn nhân lực và những nhu cầu cơ bản của con người như: giáo dục, đào tạo và y tế; (2) Hỗ trợ nhân đạo cho các vùng sâu vùng xa và vùng đói nghèo; (3) Xây dựng thể chế cho các khu vực đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và (4) Phát triển nông nghiệp nông thôn. Năm 2011, Hàn Quốc đã tuyên bố coi Việt Nam là nước trọng tâm và hình mẫu cung cấp ODA và chọn Việt Nam là một trong 26 nước thuộc “Đối tác chiến lược hợp tác ODA”, với 3 trọng tâm là: Tăng trưởng xanh, đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng. ODA của Hàn Quốc dành cho Việt Nam tăng nhanh về số lượng, chất lượng và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam. 18 Việt Nam có tầm quan trọng nhất định trong việc triển khai chiến lược của Hàn Quốc ở Đông Nam Á, là nhân tố không thể bỏ qua trong chính sách đối ngoại đối với các nước trong khu vực. Mặt khác Hàn Quốc có { nghĩa quan trọng và cần thiết trong chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế của Việt Nam. Do đó đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác toàn diện với Hàn Quốc là một nhu cầu khách quan đáp ứng lợi ích trước mắt và lâu dài của hai nước. Về đầu tư trực tiếp, theo Thống kê của Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), các dự án còn hiệu lức tính đến ngày (30/06/2012), Hàn Quốc có gần 3.000 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng k{ đạt gần 24 tỷ USD, tăng khoảng 100 lần so với thời điểm ban đầu. Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam phần lớn là vào các ngành công nghiệp chế tạo. Đây cũng là lĩnh vực được ưu tiên nhất trong chính sách thu hút FDI của Việt Nam, đóng góp quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta. Hiện nay FDI của Hàn Quốc đã được trải rộng trên hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, cả những vùng sâu vùng xa. Tuy nhiên các địa phương như Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai vẫn là những địa phương có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư Hàn Quốc với số lượng dự án và vốn đầu tư vượt trội. Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện và môi trường đầu tư thông thoáng cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư Hàn Quốc. Từ ngày 1/7/2004, Chính phủ Việt Nam cũng quyết định miễn thị thực nhập cảnh cho tất cả khách Hàn Quốc vào Việt Nam nếu ở Việt Nam dưới 15 ngày. Do đó các doanh nhân Hàn Quốc có thể dễ dàng đến Việt Nam tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Ngoài các doanh nghiệp lớn như Samsung, Deawoo, LG, SK đã có mặt tại Việt Nam 19 từ lâu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đã và đang tăng cường đầu tư thành công tại Việt Nam. Hiện nay, các doanh nghiệp Hàn Quốc coi Việt Nam là thị trường đầu tư hấp dẫn, do làn sóng đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào Việt Nam đang tăng lên, tại Việt Nam đã hình thành cộng đồng doanh nhân Hàn Quốc lên đến hơn 35000 người (trong đó ở Thành phố Hồ Chí Minh hơn 30.00 người, Hà Nội là 5000 người). Đây là cộng đồng doanh nhân nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam (sau Trung Quốc) - theo Thống kê từ Trung tâm toàn cầu tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc). Về thương mại: kể từ những năm 1980,Việt Nam đã có sự trao đổi mậu dịch với Hàn Quốc. Song quan hệ thương mại giữa hai nước chỉ thực sự phát triển nhanh kể từ đầu những năm 1990 sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức đến nay. Trong nhiều năm qua Hàn Quốc luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến nay, giao dịch thương mại hai chiều giữa hai nước đã tăng lên 26 lần. Tốc độ tăng trưởng thương mại song phương từ năm 1992 đến 2011 đạt mức bình quân 27%/ năm. Đặc biệt giai đoạn kể từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (2007 đến nay), tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt bình quân 42.5%. Hàn Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương hai nước trong năm 2011 đạt gần 18 tỷ USD, tăng trên 39% so với năm trước. - Sự hiểu biết lẫn về văn hóa xã hội ngày càng sâu sắc: Với những nét tương đồng của các dân tộc vùng Á Đông, văn hóa, văn nghệ cũng là một lĩnh vực góp phần quan trọng gắn kết hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc, đặc biệt trong giới trẻ. Ngày nay, giới trẻ Việt Nam biết rất nhiều, ngưỡng Comment [X5]: Có nguồn khoiong, trích vào 20 mộ và yêu thích nhiều gương mặt nổi bật của làng nghệ thuật giải trí Hàn Quốc. Dường như luôn có một sợi dây vô hình gắn kết, hòa nhập vì thế người Việt Nam đặc biệt là giớitrẻ luôn nhiệt liệt tán thưởng, dành tình cảm chào đón những chuyến lưu diễn của các ca sĩ, diễn viên điện ảnh Hàn Quốc, họ cùng hòa mình trong các đêm diễn sôi động của các ngôi sao Hàn Quốc. Trong liñh vực nghệ thuật, ta dường như không còn thâý khoảng cách về ngôn ngữ giữa những nghệ sĩ Hàn Quốc và người hâm mộ Việt Nam Có thể thấy, ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Á nói chung đã tiếp nhận văn hóa Hàn Quốc một cách sâu rộng hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực. - Về giao lưu nhân dân: Cách đây hơn 20 năm, từ chỗ chỉ có vài chục nghìn người Việt Nam sinh sống ở Hàn Quốc thì đến nay mỗi nước đã có khoảng 100.000 người của bên kia sinh sống, cộng với khoảng 40.000 cặp vợ chồng Việt Nam - Hàn Quốc nên số lượng người giao lưu giữa hai nước là rất lớn. Chính vì vậy mà quan hệ hai nước đã vượt lên trên quan hệ thông thường và thực sự trở thành một mối quan hệ hữu nghi,̣ gắn bó. Nói về quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc không thể không đề cập đến một lĩnh vực quan trọng đó chính là hợp tác lao động giữa hai nước. Hợp tác lao động Việt – Hàn ngoài { nghĩa quan trọng về kinh tế, nó còn có { nghĩa về mặt văn hóa và xã hội. Lĩnh vực này góp phần rất lớn vào việc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam; nâng cao tay nghề cho đội ngũ lao động người Việt; hơn nữa còn là điều kiện là cơ hội thuận lợi cho sự hòa nhập của người Việt Nam vào đời sống kinh tế cũng như xã hội Hàn Quốc. Quan trọng hơn, đội ngũ lao động Việt Nam làm việc trong các công ty của Hàn Quốc tại Việt Nam hoặc sang lao động ở Hàn Quốc trở về với sự 21 am hiểu về văn hóa, ngôn ngữ Hàn Quốc sẽ là chiếc cầu nối quan trọng để tăng cường sự hiểu biết của nhân dân hai nước. Quan hệ hợp tác lao động giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã được thực hiện khá thành công. Trước hết, đó là việc đào tạo và tuyển chọn các cán bộ quản l{, kỹ thuật viên và công nhân người Việt Nam làm việc tại các công ty Hàn Quốc có vốn đầu tư ở Việt Nam. (Hàn Quốc là một trong số các nước có vốn đầu tư lớn ở Việt Nam). Hơn nữa, các dự án đầu tư của Hàn Quốc phần lớn là các dự án với quy mô vừa và nhỏ đòi hỏi sử dụng nhiều lao động. Vì vậy các nhà đầu tư của Hàn Quốc ở Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể về việc đào tạo lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam. Hàn Quốc cũng là một thị trường lớn và hấp dẫn đối với lao động Việt Nam. Hàn Quốc đang là thị trường xuất khẩu lao động lớn thứ 3 của Việt Nam. Hợp tác lao động sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ vì giành được sự ưu tiên cao của chính phủ hai nước. Chính phủ Việt Nam đánh giá cao những ưu đãi của phía Hàn Quốc, đặc biệt là Quỹ Lao động quốc tế Hàn Quốc (KOILAF), trong việc thúc đẩy hợp tác lao động với Việt Nam. Về phía Việt Nam, ta cũng đã mở những lớp tiếng Hàn thiết thực nhằm nâng cao ngoại ngữ, tay nghề, trình độ văn hóa cho những người lao động, đáp ứng tốt các yêu cầu của chủ doanh nghiệp tại Hàn Quốc. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nền kinh tế Việt Nam đang trải qua những diễn biến tương tự mà Hàn Quốc đã trải qua trong những thập kỷ trước. Một nét đặc trưng điển hình trong quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc là Hàn Quốc sẵn sàng chia sẻ những kinh nghiệm và hỗ trợ một cách đầy đủ nhất cho Việt Nam. Chính phủ Hàn Quốc đã coi Việt Nam là một trong những quốc gia đối tác quan trọng về hợp tác phát triển và đã đề c xuất thực hiện Chiến lược đối tác Comment [X6]: Phải chú thishc tên đầy đủ 22 quốc gia (CPS) với Việt Nam giai đoạn 2011-2015 gắn liền với Chiến lược Phát triển kinh tế- xã hội, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và khuôn khổ Chiến lược ODA của Việt Nam. Các lĩnh vực ưu tiên trong CPS được lựa chọn theo hai tiêu chí: Hàn Quốc có thể làm gì một cách tốt nhất trong hợp tác phát triển với Việt Nam và Việt Nam cần gì nhất? Chính phủ Hàn Quốc coi môi trường và phát triển xanh là lĩnh vực then chốt có thể thay đổi mạnh mẽ đời sống trong tương lai của toàn nhân loại và tiềm năng kinh tế của mỗi quốc gia. Hàn Quốc đã dành mối quan tâm và nỗ lực lớn cho lĩnh vực này và có thể chia sẻ cho Việt Nam. CPS được thiết kế để giúp Việt Nam chuẩn bị và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu thông qua việc giữ gìn môi trường và tăng trưởng xanh. Những hỗ trợ kỹ thuật, tư vấn chính sách và các chương trình xây dựng năng lực sẽ được đưa ra để nâng cao khả năng xử l{ các vấn đề trên của Việt Nam. Trong hơn 20 năm mối quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc đã phát triển hết sức nhanh chóng về mọi mặt. Tiếp nối nền tảng của sự phát triển này hai nước đã chọn năm 2012 là năm hữu nghị Việt Nam – Hàn Quốc, có thể coi đây là một dấu mốc mới cho sự phát triển hơn nữa mối quan hệ lâu dài hai nước, trước hết là cho 20 năm tiếp theo. Có thể khẳng định triển vọng của mối quan DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đình Hãng, Lê Đình Chỉnh (1996), Hàn Quốc lịch sử và văn hóa từ khởi thủy đến 1945” Nxb Văn hóa 2. Bộ ngoại giao, Tuyên bố chung Việt Nam - Hàn Quốc về việc thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược, ngày 22/10/2009 23 3. Bộ ngoại giao, Tuyên bố chung Việt Nam- Hàn Quốc về hợp tác toàn diện, ngày 08/02/2001 4. Ngô Xuân Bình, (2002), “Tìm hiểu cải cách giáo dục Hàn Quốc”, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 5. Ngô Xuân Bình, (2006), Những vấn đề xã hội Hàn Quốc, Nxb Lao động, Hà Nội 6. Ngô Xuân Bình, Giải quyết các vấn đề xã hội trên cơ sở phát triển kinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004387_6575_2006703.pdf
Tài liệu liên quan