MỞ ÐẦU . 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu. 3
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 10
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 13
5. Ðối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu. 14
6. Câu hỏi nghiên cứu . 15
7. Giả thuyết nghiên cứu. 16
8. Phương pháp nghiên cứu . 16
NỘI DUNG CHÍNH. 22
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI . 22
1.1. Khái niệm công cụ. 22
1.1.1.Vai trò . 22
1.1.2.Nhân viên công tác xã hội. 22
1.1.3.Chính sách. 23
1.1.4.Việc làm. 23
1.1.5.Hỗ trợ tạo dựng việc làm . 24
1.1.6.Người khuyết tật. 24
1.1.7.Người lao động trong độ tuổi lao động . 26
1.2. Lý thuyết vận dụng . 27
1.2.1.Lý thuyết hệ thống. 27
1.2.2.Lý thuyết vai trò . 31
1.3. Chủ trương chính sáchcủaNhà nước về vấn đề tạo dựng việc làm cho
người khuyết tật . 34
1.4. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội địa bàn nghiên cứu. . 40
53 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chính vì thế luận văn tập trung đi sâu, làm rõ hoạt động tạo việc
làm cho người khuyết tật và vai trò của nhân viên công tác xã hội trong quá
trình tạo dựng việc làm cho người khuyết tật tại hai cơ sở may Minh Sơn và
cơ sở làm nón lá của thị trấn Kim Bài, Thanh Oai, Hà Nội.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu sử dụng những kiến thức và lý thuyết chủ đạo trong
công tác xã hội, an sinh xã hội, chính sách trợ giúp xã hội dành cho các nhóm
đối tượng yếu thế trong xã hội như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật,
người nhiễm HIV/AIDS nhằm ứng dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn, vào việc tiếp cận, trợ giúp và giải quyết các vấn đề xã hội của đối tượng.
Bên cạnh đó nghiên cứu cũng góp phần vào việc giúp các cá nhân, các tổ
chức trong và ngoài nước cũng như cộng đồng xã hội có cái nhìn tổng thể hơn
về chính sách dạy nghề và tạo dựng việc làm cho người khuyết tật có hoàn
11
cảnh đặc biệt cũng như việc thực hiện những chính sách trợ giúp dành cho
nhóm đối tượng này.
Với kết quả nghiên cứu đạt được bài báo cáo sẽ thể hiện rõ được hai khía
cạnh sau:
• Thứ nhất, tính ứng dụng của công tác xã hội trong việc thực hiện chính
sách dạy nghề và tạo dựng việc làm dành cho người khuyết tật trong độ tuổi
lao động , công việc chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng như nâng cao đời sống
vật chất cho người khuyết tật. Các lý thuyết trong công tác xã hội, xã hội
họcđược vận dụng trong quá trình viết báo cáo.
• Thứ hai, kết quả nghiên cứu góp phần hình thành nên một cách nhìn mới
về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện các hoạt động
hỗ trợ tạo dựng việc làm góp phần nâng cao tinh thần và vật chất cho NKT thị
Trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, Hà Nội.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để người khuyết tật tự nuôi sống bản thân, tự
tin hòa nhập cộng đồng? Đây vẫn là một vấn đề nan giải trước tình hình kinh
tế - xã hội của đất nước đang gặp những khó khăn trong bối cảnh chung của
Thế giới. Mặc dù người khuyết tật đang gặp những khó khăn, thách thức,
song người khuyết tật vẫn đang nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng
thông qua các quỹ, các phong trào, từ chỗ chỉ dừng lại ở việc “cho con cá” đã
chuyển dần sang “cho cần câu” để người khuyết tật phát triển bền vững, lâu
dài. Để thực hiện điều này, Nhà nước cần phải dạy nghề và tạo việc làm cho
Người khuyết tật để họ phát huy hết khả năng và sự sáng tạo tuyệt của họ. Và
khi được học nghề và có việc làm thì người khuyết tật mới có thể tự tin hòa
nhập và đóng góp cùng xã hội.Ở đây, cần quan niệm rằng, Người khuyết tật là
sản phẩm của xã hội chứ không phải là gánh nặng cho xã hội.Vì vậy, tạo việc
12
làm cho người khuyết tật không chỉ dừng lại ở vấn đề xã hội mà còn là vấn đề
kình tế của đất nước.
Thị trấn Kim Bài là một thị trấn thuần nông, toàn thị trấn có có 179 người
khuyết tật, trong đó độ tuổi từ 18 đến 60 chiếm 63,8% trong tổng số người
khuyết tật. Số lượng người khuyết tật nhiều hầu hết nằm trong độ tuổi lao
động, trong khi thị trấn vẫn chưa có nhiều mô hình tạo việc làm để đáp ứng
nhu cầu cho người khuyết tật. Tạo việc làm cho người khuyết tật ở thị trấn
Kim Bài đang trở thành vấn đề rất cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện
nay không chỉ của thị trấn Kim Bài .
Hiện nay, Kim Bài đang có những hoạt động tạo việc làm cho người
khuyết tật, bước đầu đem đến những kết quả tích cực để nhằm khắc phục
những tình trạng người khuyết tật đang trong độ tuổi lao động, còn khả năng
lao động nhưng không có việc làm.
Nghiên cứu nhằm chỉ ra hoạt động điển hình, mang tính chất bền vững,
lâu dài trong việc hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật tại thị trấn
Kim Bài.
Kết quả nghiên cứu này có thể góp một phần nhỏ vào việc làm sáng
tỏnhững vai trò của công tác xã hội còn thiếu hụt bán chuyên nghiệp từ đó
hình thành việc mở rộng hệ thống nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp
trong các cơ quan hệ thống quản lý xã hội, bảo trợ và chăm sóc người khuyết
tật.
Đồng thời kết quả nghiên cứu đạt được giúp cơ quan chức năng có cái
nhìn khách quan, toàn diên trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tạo dựng
việc làm để chăm lo đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần sức khỏe
cho người khuyết tật. Từ đó có những đề suất kiến nghị phù hợp trong việc
thưc hiện chính sách này.
13
Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, ngân hàng
chính sách , chính quyền địa phương và cộng đồng, , gia đình người khuyết
tật và bản thân người khuyết tật nhận rõ hơn về những vấn đề, hoàn cảnh của
người khuyết tật trong việc tham gia vào các hoạt động, thụ hưởng các chính
sách hỗ trợ tạo dựng việc làm dành cho họ.
Nghiên cứu sẽ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hỗ trợ
tạo dựng việc làm cho người khuyết tật cũng như những giải pháp nâng cao
vai trò của nhân viên công tác xã hội tại thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai,
Hà Nội.
4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này hướng tới làm rõ thực trạng hỗ trợ tạo dựng việc làm cho
người khuyết tật trong độ tuổi lao động; chỉ ra những kết quả đạt được,
nguyên nhân và hạn chế của các hoạt động tạo dựng việc làm cho người
khuyết tật tại địa bàn; Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực
hiện các hoạt động hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật; nhằm đưa
ra các khuyến nghị về phổ biến, thực hiện chính sách.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Mô tả và phân tích hệ thống chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho
người khuyết tật: hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, bản chất chính
sách, mục tiêu chính sách, nguyên tắc chính sách, nội dung và vai trò của
chính sách.
- Mô tả thực trạng đời sống người khuyết tật tại địa bàn nghiên cứu: tình
trạng khuyết tật; cơ cấu độ tuổi; trình độ văn hóa, thu nhập, nghề nghiệp.
- Cần xác định rõ một số mục tiêu sau:nhu cầu học nghề của lao động là
người khuyết tật trên địa bàn thị trấn Kim Bài; loại hình nghề phù hợp với lao
động là người khuyết tật vận động; mức hỗ trợ đào tạo nghề phù hợp với mỗi
14
loại nghề mà người khuyết tật theo học; những đơn vị, tổ chức trên điạ bàn
thành phố có thể tham gia vào dạy nghề, tạo việc làm đối với người khuyết tật
tốt;thời gian đào tạo nghề phù hợp với mỗi loại nghề mà người khuyết tật theo
học.
- Việc thực hiện hoạt động thực hiện hỗ trợ tạo dựng việc làm tại cơ sở.
Những ưu điểm và hạn chế của các hoạt động.
- Xác định vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ tạo dựng
việc làm cho người khuyết tật tại thị trấn Kim Bài
5. Ðối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật, các hoạt động
hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật và vai trò của nhân viên công
tác xã hội trong việc hỗ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật tại cơ sở.
5.2. Khách thể nghiên cứu
Người khuyết tật trong độ tuổi lao động thị trấn Kim Bài huyện Thanh
Oai.
Những cán bộ tại uỷ ban nhân dân mỗi người có chức năng nhiệm vụ khác
nhau nhưng họ lại thực hiện những công việc của một nhân viên công tác xã
hội bán chuyên nghiệp (vì tại đây chưa có một nhân viên công tác nào được
đào tạo một cách bài bản về công tác xã hội). Trong nghiên cứu này tác giả
nghiên cứu vai trò của các cán bộ tại uỷ ban với vai trò là các nhân viên công
tác xã hội gồm:
- Cán bộlao động xã hội thị trấn Kim Bài Huyện Thanh Oai
- Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Kim Bài
- Chủ tịch Hội Người Khuyết tật thị trấn Kim Bài
- Cán bộ tư pháp thị trấn Kim Bài
- Chủ tịch hội nông dân thị trấn Kim Bài
15
- Chủ cơ sở may Minh Sơn
- Chủ cơ sở làm nón lá
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy nghề và tạo dựng việc làm cho người khuyết tật tại cơ sở
- Không gian: hai cơ sở may Minh Sơn thôn Cát Động và cơ sở làm nón lá
thôn Kim Bài, thị trấn Kim Bài Huyện Thanh Oai Thành phố Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2016 đến 10/2016
Vì thời gian không cho phép nên học viên chỉ giới hạn nội dung nghiên
cứu tập trung vào tìm hiểu các chính sách về kiến thức/ kỹ năng; vay vốn sản
xuất; mua nguyên liệu; công cụ sản xuất; thị trường bán sản phẩm để hộ trợ
tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động trên địa bàn thị
trấn Kim Bài vàtập trung vào bốn vai trò của nhân viên công tác xã hội đó là
vai trò tư vấn; vai trò kết nối nguồn lực; vai trò tạo môi trường thuận lợi; vai
trò biện hộ chính sách trong quá trình trợ giúp tạo dựng việc làm cho người
khuyết tật.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao
động tại thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội được thực hiện
như thế nào?
Nhân viên công tác xã hộicó những vai trò gì trong việc thực hiện chính
sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động tại thị trấn
Kim Bài huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội?
Làm thế nào để phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hộitrong
việc thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ
tuổi lao động tại thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội?
16
7. Giả thuyết nghiên cứu
Chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động
tại thị trấn Kim Bài đã được chính quyền địa phương tổ chức thực hiện thông
qua nhiều hoạt động như phổ biến chính sách, cho vay vốn sản xuất, tổ chức
hai cơ sở dạy nghề và tạo dựng việc làm đó là cơ sở may và sản xuất nón lá
truyền thống.Hai cơ sở này đã đi vào hoạt động và mang lại kết quả bước đầu
nhưng vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định trong quá trình hỗ trợ tạo
dựng việc làm cho NKT.
Trong quá trình thực hiện chính sách dạy nghề tạo dựng việc làm cho
người khuyết tật trong độ tuổi lao động thị trấn Kim Bài nhân viên công tác
xã hội có rất nhiều vai trò khác nhau đó là vai trò tư vấn, vai trò kết nối nguồn
lực, vai trò tạo môi trường thuận lợi cho người khuyết tật và vai trò biện hộ
chính sách để các hoạt động đạt hiệu quả cao.
Nhân viên công tác xã hội cần thực hiện nhiều hoạt động khác nhau như
tư vấn tuyền truyền, kết nối, vận động nguồn lực, phổ biến chính sách để
nâng cao vai tròtrong việc thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho người
khuyết tật trong độ tuổi lao động tại thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để phân tích, tổng hợp
các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước; nghiên cứu các tài liệu
chuyên ngành công tác xã hội, các văn bản, Nghị quyết, các chính sách, hoạt
động liên quan đến dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật. Đề tài còn
sử dụng, phân tích số liệu trong báo cáo về hoạt động hỗ trợ tạo dựng việc
làm hàng năm của Phòng Lao động Thương binh xã hội huyện Thanh Oai, Ủy
ban nhân dân thị trấn Kim Bài để làm sáng tỏ hơn vấn đề nghiên cứu.
17
Tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu,
bổ sung và tích lũy vốn tri thức lý luận liên quan đến luận văn ở nhiều góc độ:
Tâm lý học, công tác xã hội, xã hội học, đồng thời tác giả nghiên cứu những
chính sách, văn bản pháp luật trong nước và quốc tế về quyền của người
khuyết tâth, dạy nghề cho NKT, Luật lao động.
Bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng một số nghiên cứu, công trình
khoa học có liên quan của một số tác giả nghiên cứu về vấn đề lao động việc
làm, Người khuyết tật, các tài liệu nghiên cứu và phân tích trong đợt thực
hành tại địa phương. Phương pháp phân tích hệ thống cho phép đi sâu tìm
hiểu những mặt ưu điểm và hạn chế của các chính sách từ nội dung văn bản
hướng dẫn đến quá trình triển khai các hoạt động.
8.2. Phương pháp quan sát
Ở đây luận văn sử dụng phương pháp quan sát để ghi lại những điểm
mạnh, điểm yếu của người khuyết trong vấn đề học nghề và làm việc. Quan
sát sẽ giúp chúng ta thấy được những nguyện vọng, những mong muốn từ bản
thân của người khuyết tật,cũng như của người sử dụng lao động khuyết tật tại
hai thôn Kim Bài và thôn Cát Động.
Sử dụng phương pháp quan sát để thu thập thông tin về tình hình đời sống
của người khuyết tật, thực trạng mà người nghiên cứu nhìn thấy thông qua giá
trị trên cơ sở vật chất và tinh thần của người khuyết tật từ những tác động của
chính sách tạo dựng việc làm cho người khuyết tật đã mang lại.Từ đó đánh
giá được nhu cầu, mức độ, sự hài lòng của người khuyết tật, cũng như gia
đình họ về các hoạt động đó, đánh giá được vai trò của nhân viên các xã hội
trong việc hỗ trợ ngườikhuyết tật tiếp cận chính sách dạy nghề, tạo việc làm
của địa phương.
Quan sát cách thức tổ chức, triển khai các hoạt động, mô hình dạy nghề,
tạo việc làm cho người khuyết tật của chính quyền địa phương, quan sát quá
18
trình triển khai đã thực sự mang lại hiệu quả hay chưa, còn hạn chế, vướng
mắc gì.
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn mà trong đó người ta xác định sơ bộ
những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, người
phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, trong cách xếp
đặt trình tự các câu hỏi và ngay cả cách thức đặt câu hỏi nhằm thu thập được
thông tin mong muốn.
Địa điểm thực hiện: thị trấn Kim Bài
Tác giả thực hiện 17 cuộc phỏng vấn sâu với các đối tượng.
Mục đích phỏng vấn: Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu ở những nhóm
khách thể khác nhau nhằm tìm hiểu các hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ
tạo dựng việc làm cho người khuyết tật trong độ tuổi lao động được thực hiện
tại địa phương ra sao? Hiệu quả như thế nào? Có thuận lợi hay khó khăn gì
trong khi thực hiện?.Đánh giá những hiệu quả từ các hoạt động đó tới người
khuyết tật tại thị trấn. Ai là người thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã
hội tại thị trấn, thực hiện những vai trò gì, với những nội dung gì và đánh giá
mực độ hài lòng của người khuyết tật về những nội dung được tư vấn.
Phỏng vấn 5 cán bộ trực tiếp triển khai, thực hiện các chính sách tạo dựng
việc làm cho người khuyết tật tại t nhị trấn hư: Chủ tịch thị trấn Kim Bài, cán
bộ lao động xã hội, Chủ tịch hội phụ nữthị trấn –đại diện Tổ vay vốn ngân
hàng chính sách, cán bộ tư pháp người thực hiện vai trò biện hộ chính sách
cho Người khuyết tật, chủ tịch hội người khuyết tật, chủ tịch hội nông dân
nhằm tìm hiểu các hoạt động thực hiện chính sách tạo dựng việc làm cho
người khuyết tật tại thị trấn được thực hiện như thế nào. Một số thông tin và
cách thức triển khai các hoạt động từ chính sách hỗ trợ tạo dựng việc làm cho
người khuyết tật tại địa phương.Những kết quả đạt được cũng như những khó
19
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách. Mong muốn và kiến
nghị để đẩy mạnh hoạt động tư vấn nghề, dạy nghề và hỗ trợ tạo dựng việc
làm cho người khuyết tật của nhân viên xã hội.
Thực hiện 03 cuộc phỏng vấn sâu giáo viên dạy nghề của cơ sở dạy nghề
tại thị trấn, chủ doanh nghiệp dạy nghề cho người khuyết tật tại doanh nghiệp
về: trình độ chuyên môn, số năm kinh nghiệm trong nghề của giáo viên; đánh
giá về hiệu quả của hoạt động dạy nghề cho người khuyết tật tại cơ sở, thuận
lợi, khó khăn trong quá trình dạy nghề, khả năng tiếp thu nghề của người học;
đánh giá nguồn lực, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tạo dựng việc làm.
Phỏng vấn sâu 5 đối tượng khuyết tật có độ tuổi khác nhau nhằm nắm bắt
tình hình đời sống người khuyết tật được thụ hưởng những chính sách hỗ trợ
tạo dựng việc làm như thế nào từ địa phương. Tìm hiểu nhu cầu, mong muốn
bản thân người khuyết tật về học nghề hay mức độ hài lòng về nghề được
học, công việc đang làm.
Thực hiện02 cuộc phỏng vấn sâu với người khuyết tật đã qua đào tạo nghề
và đang làm việc để đánh giá hiệu quả hoạt động dạy nghề, tạo việc làm đang
được thực hiện tại địa phương, đánh giá được sự hài lòng của người khuyết tật
về các vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ tạo dựng việc
làm cho người khuyết tật.
Phỏng vấn sâu 02 đối tượng là người thân của người khuyết tật nhằm tìm
hiểu mong muốn của họ đối với người khuyết tật, đánh giá một cách khách
quan về những chính sách và mức độ hài lòng về những chính sách hỗ trợ
người khuyết tật trong tạo dựng viêc làm từ chính quyền địa phương, những
khó khăn gặp phải của gia đình và người khuyết tật trong tiếp cận các chính
sách đó.Những kiến nghị, đề xuất với cán bộlao động xã hội và các nghành
chức năng.
20
Đồng thời trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu, phỏng vấn sâu
tác giả đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, quan sát, kỹ năng thấu hiểu tâm tư,
nguyện vọng của họ đối với các cấp chính quyền địa phương, khi ban hành
các chính sách và thực thi các chính sách có nhiều chính sách đã ban hành từ
rất lâu nhưng chưa thực hiện, có chính sách đã thực hiện nhưng thực hiện
chưa đúng chưa đầy đủ đối tượng chưa được thụ hưởng.
8.4.Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi.
Bảng hỏi là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm.Nó là
sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu. Bảng hỏi là một hệ thống
các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở logicđảm bảo theo nội dung của vấn đề
nghiên cứu nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện quan điểm của
mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu
thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài,
mục tiêu và nội dung nghiên cứu.
Trong đề tài nghiên cứu tôi chọn 76 bảng hỏi với trong đó có 41 người
khuyết tật ở cơ sở may Minh Sơn thôn Cát Động. 35 người khuyết tật ở cơ sở
làm nón lá Kim Bài. Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đóng giúp người được hỏi
chọn đáp án trả lời nhanh, dễ dàng. Đảm bảo tính bảo mật của thân chủ,kết
quả thu được đảm bảo chính xác và rất khả quan.
Các thông tin thu thập bao gồm: Thông tin chung của người được
điều tra bao gồm những đặc điểm cá nhân như: độ tuổi, giới tính, các dạng tật
và mức độ khuyết tậtNhững thông tin về trình độ văn hóa, điều kiện hoc
tập, mức độ hiểu biết và sự tiếp cận với các chính sách hỗ trợ người khuyết tật
hiện có tại địa phương, nhu cầu về học nghề, việc làm., ai là người đóng vai
trò là nhân viên công tác xã hội tại cơ sở, người khuyết tật được nhân viên tư
vấn về những vấn đề gì, nội dung tư vấn gồm những gì, người khuyết tật đánh
giá mực độ hài lòng như thế nào về nhân viên tư vấn trong thực hiện các hoạt
21
động hộ trợ tạo dựng việc làm cho người khuyết tật. Từ đó tác giả có thể đánh
giá được các vai trò của nhân viên công tác xã hội, thực hiện được đến đâu,
mang lại hiệu quả ra sao, những hạn chế gì và đề xuất giải pháp để cải thiện
nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội tại cơ sở.
22
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm công cụ.
1.1.1. Vai trò
Theo tác giả Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng trong cuốn sách Xã hội học
(2001) [9]: Vai trò là những đòi hỏi của xã hội đặt ra với các vị thế xã hội.
Những đòi hỏi này được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xã hội. Các
chuẩn mực này thường không giống nhau trong các loại xã hội.Vì vậy, ở các
xã hội khác nhau cùng một vị thế xã hội nhưng mô hình hành vi được xã hội
mong đợi rất khác nhau.Tức là các vai trò xã hội cũng khác nhau[18].
Theo Từ điển Xã hội học (1999), nhà xuất bản Le robert và Seuil, Paris
[23]: Vai trò bao gồm vai trò kỳ vọng, vai trò khách quan và vai trò chủ quan.
Vai trò kỳ vọng là những mong đợi của người thực hiện vai trò; Vai trò chủ
quan là sự đánh giá của người thực hiện vai trò về vai trò của mình; Vai trò
khách quan là sự đánh giá của người khác về vai trò của chủ thể thực hiện
vai trò.
1.1.2. Nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội theo quan điểm tác giả Zastrow (1996): Nhân
viên công tác xã hội là người được đào tạo công tác xã hội, sử dụng kiến thức
hay kỹ năng để cung cấp các dịch vụ xã hội cho các cá nhân, gia đình, nhóm,
cộng đồng, tổ chức, hay xã hội, nhân viên xã hội giúp đỡ con người tăng
cường năng lực đối phó và giải quyết vấn đề và giúp đỡ họ tìm kiếm được các
nguồn trợ giúp cần thiết, tạo điều kiện cho sự tương tác giữa các cá nhân và
giữa con người với môi trường xung quanh họ, làm cho các tổ chức có trách
nhiệm với con người và tác động đến các chính sách xã hội.
23
Còn theo tác giả Lê Văn Phú (2008) trong tài liệuNhập môn công tác xã
hội thì : Nhân viên công tác xã hội là những người có khả năng phân tích các
vấn đề xã hội, biết tổ chức, vận động, giáo dục, biết cách thức hành động
nhằm tối ưu hóa sự thực hiện vai trò chủ thể của con người trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào quá trình cải thiện, tăng
cường chất lượng sống của cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội [7].
1.1.3. Chính sách
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể
nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình
hình thực tế mà đề ra”.
Theo tác giải Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được
thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó
tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát
triển của một hệ thống xã hội”
1.1.4. Việc làm
Theo bộ luật lao động - Điều 13: “ Mọi hoạt động tạo ra thu nhập, không
bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm” [10].
Trên thực tế việc làm nêu trên được thể hiện dưới 3 hình thức:
+ Một là, làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho
công việc đó.
+ Hai là, làm công việc để thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có quyền
sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất để tiến
hành công việc đó.
+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không được trả
thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc đó. Bao gồm sản
24
xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc 1 thành
viên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý
1.1.5. Hỗ trợ tạo dựng việc làm
Theo từ điển tiếng việt: Hỗ trợ là giúp nhau, tương trợ lẫn nhau.
Hỗ trợ tạodựng việc làm cho người khuyết tật là quá trình tạo ra số lượng,
chất lượng, sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợptư
liệu sản xuất (kiến thức, kỹ năng, vốn ,nguyên liệu sản xuất, công cụ sản xuất,
thị trường đầu ra) và sức lao động cho người khuyết tật [theo quan điểm của
tác giả].
1.1.6. Người khuyết tật
1.1.1.1. Khuyết tật
Từ “ khuyết tật” có nguồn gốc từ disability trong tiếng anh. Theo nguyên
nghĩa từ này có nghĩa sự hàm ý không hạn chế, hoặc thiếu kharv năng thực
hiện một hoạt động gì đó do có khiếm khuyết. phân biệt với unability là mất
khả năng. [13, tr23].
Trong hệ thống phân loại quốc tế ICF,WHO định nghĩa khuyết tật như
sau: “ Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm khuyết, hạn chế vận
động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong quan hệ tương tác giữa
cá nhân một người ( về mặt tình trạng sức khoẻ) với các yếu tố hoàn cảnh của
người đó ( bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố khác”
1.1.1.2. Người khuyết tật
Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tất – 2007 thì nêu rõ:
“Người khuyết tật ( people with disabilities) bao gồm những người có những
khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi
tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu
25
quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác
trong xã hội” [5].
Theo Luật người khuyết tật được Quốc hôi Việt Nam thông qua ngày
17/06/2010: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ
phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến
cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn[9].
Phân loại khuyết tật
Theo cách phân loại dựa vào dạng tật, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng
phương pháp phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới( WHO), trong đó khuyết tật
được chia làm 7 loại chính như sau:
- Khó khăn về nhìn: mù một hoặc cả hai mắt; cận, viễn, lác; các tình trạng
khác dẫn đến khó nhìn
- Khó khăn về nghe, nói: điếc một hay cả hai tai, một phần hay toàn bộ;
nặng tai, khó nghe; khe hở hàm ếch; không nói được
- Khó khăn về học: chậm phát triển trí tuệ; chậm phát triển tinh thần; hội
chứng Down hoặc Myxodeme
- Khó khăn về vận động (tật vận động): bại não; bại liệt; cụt tay, chân;
biến dạng cột sống hoặc chân khoèo; viêm khớp
- Hành vi xa lạ: hành vi thay đổi bất thường; bệnh tâm thần; hoang tưởng
- Động kinh
- Mất cảm giác
Tuy nhiên việc phân loại này không được sử dụng một cách thống nhất vì
các tài liệu khác nhau định nghĩa về các loại khuyết tật cũng khác nhau.
Theo Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 29/06/2010 của Quốc
hội thì có 6 dạng khuyết tật bao gồm:
- Khuyết tật vận động;
- Khuyết tật nghe, nói (khuyết tật khiếm thí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004753_1_8755_2002865.pdf