Luận văn Vai trò của phật giáo trong đời sống chính trị - xã hội Myanmar từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

DẪN LUẬN .1

Chương 1. PHẬT GIÁO – TINH THẦN DÂN TỘC CỦA MYANMAR .8

1.1. Myanmar – vùng đất của Phật. 8

1.1.1. Vị trí địa lý.8

1.1.2. Bức tranh các tộc người.8

1.2. Sự du nhập Phật giáo vào Myanmar. 13

1.2.1 Những cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phật giáo.13

1.2.2 Phật giáo ở Hạ Miến (từ thế kỉ V – XI).14

1.2.3 Phật giáo Tiểu thừa đến Pagan (thế kỉ XI - XIII).15

1.2.4. Phật giáo ở Myanmar (thế kỉ XIII – XVII) .19

1.2.5. Phật giáo ở Myanamar (thế kỉ XVII – XIX) .21

Tiểu kết chương 1 .26

Chương 2. PHẬT GIÁO TRONG XÃ HỘI MYANMAR GIAI ĐOẠN 1824 – 1948. 27

2.1. Thực dân Anh xâm lược Myanmar và những chính sách đối với Phật giáo . 27

2.1.1. Thực dân Anh xâm lược Myanmar .27

2.1.2. Những chính sách đối với Phật giáo.33

2.2. Sự phát triển của Phật giáo giai đoạn 1824 – 1948 . 39

Tiểu kết chương 2 .45

Chương 3. VAI TRÒ CỦA PHẬT GIÁO TRONG PHONG TRÀO YÊU

NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX – NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX .46

3.1. Phật giáo trong đấu tranh chống thực dân Anh . 49

3.2 . Những cuộc đấu tranh quyết liệt cho nền độc lập và vai trò lãnh đạo của lực lượng

Phật giáo . 56

Tiểu kết chương 3 .66

KẾT LUẬN .68

TÀI LIỆU THAM KHẢO.71

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

pdf88 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 837 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vai trò của phật giáo trong đời sống chính trị - xã hội Myanmar từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình chính trị rối rắm, vua phải yêu cầu chính 31 quyền Anh giúp đỡ. Chính quyền Anh đặt điều kiện là triều đình Miến Điện không được giữ quyền xuất cảng, ngoại trừ đá quý - dầu hỏa - cây rừng, phải giảm thuế cho thương gia Anh và cho phép công dân Anh sử dụng luật lệ Anh; công dân Anh - Ấn được xét xử tại tòa án gồm đại diện chính quyền Anh và đại diện cấp cao của chính phủ Miến Điện. Vua đồng ý cho Quan Công Sứ cư trú tại Bhamo và thương thuyền thuộc hãng Irawaddy Flotilla Company được phép đi lên thượng nguồn một tuần một lần [18, tr. 56]. Năm 1873, vua Mindon đã gởi phái đoàn ngoại giao đến London để điều đình trực tiếp với chính phủ Anh, sau đó viếng thăm Pháp và Ý. Chính quyền Pháp và Ý đã tiếp phái đoàn ngoại giao của Miến một cách trang trọng với đầy đủ lễ nghi của bộ ngoại giao, phái đoàn ngoại giao của Miến Điện đã ký hiệp ước thương mại và xây dựng đường xe lửa với hai chính phủ này; trong khi nữ hoàng Anh tiếp phái đoàn của triều đình như là một bộ phận của Ấn Độ thuộc Anh. Sau vụ thảm sát một viên chức người Anh từ Thượng Hải đến Miến Điện là Augustus Margary, tình hình quan hệ giữa Anh và triều đình của vua Mindon càng lúc càng xấu đi. Chính quyền Anh ra chỉ thị đối với vua Mindon là trong tương lai, đại diện của Anh ở Mandalay sẽ không cởi giày dép khi tiếp kiến nhà vua. Toàn quyền Lord Northbrook ra lệnh cho các nhân viên đại diện chính phủ Anh đến gặp hoàng gia Miến không cởi giày dép trước khi bước vào cung điện. Kết quả điều đình giữa Anh và Miến không thành. Trong tình thế ấy, vua Mindon băng hà. Vua Mindon băng hà năm 1878, con trai Thibaw kế vương vị, nội bộ triều đình Miến Điện bấy giờ lộn xộn, lực lượng chống Anh tại Miến Điện ngày càng gia tăng thế lực. Cuộc hội đàm giữa hai chính phủ Anh - Miến tại Simla bị đình hoãn, lực lượng chống Anh đòi hủy bỏ hiệp ước Yandabo giữa Anh và Miến năm 1826, xác định sự độc quyền của nhà vua về các sản phẩm ở Miến và hạn chế sự tự do đi lại của nhân viên Anh trên đất Miến. Triều đình Miến gởi một phái bộ ngoại giao đi châu Âu để yêu cầu viện trợ, học hỏi kỹ thuật để áp dụng và canh tân đất nước. Thỏa ước Pháp Miến được ký kết tại Paris ngày 15 - 1 - 1885, trong đó chấp nhận Pháp được quyền buôn bán, thiết lập tòa lãnh sự tại Miến và được thừa hưởng ân huệ kinh tế đặc biệt. Sau khi thỏa ước đã được ký kết khoảng mười ngày, Jules Ferry 32 lên làm Thủ tướng Pháp, nói với bá tước Anh là Lyons đang làm đại sứ Anh tại Pháp rằng: Miến Điện là nước láng giềng của các quốc gia thuộc địa Pháp, nên cần phải có thỏa ước về biên giới. Qua sự kiện vừa nêu, người Anh tạo ra những tin tức thiếu chuẩn xác về quan hệ giữa Pháp và Miến để kiếm cớ can thiệp sâu vào nội tình triều đình Miến. Vào tháng 11 năm 1885 (chiến tranh Anh – Myanmar lần ba), quân đội Anh tiến chiếm Mandalay, trong vòng 15 ngày, thiệt hại 10 binh sĩ. Quân đội Anh hống hách, đi giày vào trong cung điện, ra lệnh hoàng gia phải rời khỏi hoàng cung trong vòng 45 phút, không được cưỡi voi ra cửa thành, chỉ đi xe bò đến hải cảng để đi đến Ấn Độ. Họ đã phế truất vị vua cuối cùng – Thibaw một cách dễ dàng, lừa dối triều đình và nhân dân là đang đưa một hoàng tử sống lưu vong lên ngôi thay thế vua Thibaw. Người Anh do nhầm lẫn về tên gọi của tộc người lớn nhất Barma nên đã gọi đất nước này là Burma và người dân ở đây là Burmese. Có nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan để biến Myanmar từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành thuộc địa của đế quốc Anh. Thứ nhất, năm 1784 Miến Điện sau khi sáp nhập được Arakan, vô hình chung đã hình thành một đường ranh giới chung giữa Bengal của Công ty Đông Ấn Anh (công ty này lúc đó đã trở thành một lực lượng chính trị quyết định ở Ấn Độ) với Miến Điện. Chính sách che chở những người Arakan di cư là khát vọng của nhà cầm quyền Anh muốn dùng áp lực và tìm cách len lỏi vào Miến Điện. Thứ hai, người Anh quan tâm đến Miến Điện với ý đồ muốn mở rộng hoạt động của công ty Đông Ấn với mục đích làm cho đại diện của họ được công nhận ở Miến Điện. Thứ ba, Miến Điện là là đối tượng cạnh tranh trực tiếp giữa Anh và Pháp – hai con hổ phương Tây tranh giành nhau những cơ hội thương mại với Trung Quốc qua thành phố Bhamaw. Thứ tư, thắng lợi của thực dân Anh trong cuộc chinh phục Miến Điện là do sự suy yếu về các mặt kinh tế – chính trị – quốc phòng của triều đình phong kiến Konbaung. Nguyên nhân chính yếu của tình trạng này là do các đời vua Miến luôn có tham vọng chinh phục con người và mở rộng đất đai, các cuộc chiến tranh liên miên đã 33 làm cho đất nước Miến Điện rơi vào tình trạng kiệt quệ về kinh tế và bất ổn về chính trị. Thứ năm, Miến Điện nhanh chóng trở thành thuộc địa của Anh bởi thực dân Anh hơn hẳn Miến Điện về trình độ phát triển. Đây là một sự thật lịch sử mà không ai có thể chối cãi được. Phải đối đầu với một tên đế quốc thực dân được xem là công xưởng của thế giới với những vũ khí tối tân hiện đại thì những mũi tên thô sơ và sự thất bại của Miến Điện vào thời điểm bấy giờ là điều không thể tránh khỏi. Việt Nam – Lào – Campuchia – Indonesia và hàng loạt các quốc gia Đông Nam Á khác cũng cùng chung số phận với Myanmar. Như vậy, cho đến 1885, nền độc lập của hoàng gia Miến Điện chấm dứt, người Anh đã hoàn thành việc kiểm soát Miến Điện. Hệ quả đưa đến là xã hội truyền thống Miến Điện bị thay đổi nhanh chóng bởi sự sụp đổ của chế độ quân chủ và sự tách rời giữa tôn giáo và nhà nước, khi đó bản chất kinh tế xã hội cũng bị thay đổi một cách đáng kể [35, tr. 1]. 2.1.2. Những chính sách đối với Phật giáo Trải qua các triều đại phong kiến độc lập, dưới sự bảo trợ của nhà vua và sự cúng kính của nhân dân, Phật giáo được truyền bá rộng rãi và phát triển thịnh vượng ở Myanmar. Ở Miến Điện, vua Miến là người có quyền hành và có trách nhiệm giữ gìn cho đạo Phật được “tinh khiết”, là người bảo vệ đạo Phật. Mỗi vị vua khi xây dựng cung điện cũng luôn quan tâm đến việc tạo dựng những ngôi chùa - thiền viện nhằm thể hiện sự thành tâm và công đức của họ đối với đạo Phật. Kể từ thời vua Anwrahta trị vì, và trong thời gian trị vì, trong vương quốc đã có hàng ngàn đền, chùa được xây dựng. Theo một bài dân ca địa phương “tiếng cót két của những bánh xe bò”, đếm số những ngôi đền chùa cho thấy ở Pagan có hơn 4000 - chính ước vọng tôn giáo cao đẹp là một nhân tố giúp con người lao động quên mình. Chùa chiền thi nhau mọc lên khắp quê hương Miến Điện và nơi đây được mệnh danh là “vùng đất chùa tháp - vùng đất của Phật”. Dưới sự bảo trợ của đức vua, các nhà sư không phải lao động, không phải phu phen tạp dịch mà sống nhờ vào tặng vật của nhà nước và nhân dân. Vua cấp cho nhà 34 chùa rất nhiều ruộng đất hoặc cho hưởng thuế cả một vùng. Không những thế, chính quyền còn ban phẩm trật, bảo trợ tổ chức đại giới đàn, tổ chức những kỳ thi Phật hoc, tổ chức tang lễ đại qui mô cho những bậc cao tăng khi viên tịch, chư tăng chỉ được xử trong tòa án Giáo Hội, nhà chùa có thể dung chứa những người phạm pháp biết quy y hối cải, chư tăng và thân quyến khỏi đóng thuế Ngoài ra chính quyền còn cho thiết lập Hội Đồng Giáo phẩm, dưới sự điều khiển của vị Tăng Thống do nhà vua tuyển thỉnh [18, tr. 319]. Để đáp lại sự ưu ái của chính quyền trong vai trò hộ đạo, Phật giáo dấn thân ở Myanmar, giáo Pháp của Đức Phật từ trong kinh điển bước vào đời sống con người, uốn nắn và nuôi dưỡng nhân dân Miến, tạo nên một tập thể con người từ vua – quan đến thường dân đều cung kính và tin theo Phật giáo. Phật giáo chính là cuộc sống - cách sống của người Myanmar. Nhà chùa chính là trường học, trẻ con đều học tập ở chùa, được học tính và kinh kệ, văn học. Các bài thơ mà nhà sư dạy cho các em học được lấy cảm hứng chủ đề từ Phật giáo. Trong đó có bài ca ngợi vua, có bài ca ngợi Phật và có bài kêu gọi con người làm điều thiện. Chư tăng hành hoạt như người trung gian giữa chính quyền và dân chúng. Họ giúp dân chúng tránh sự cai trị hà khắc, bất công, họ giúp chính quyền bằng cách khuyên nhủ dân chúng tuân thủ pháp luật. Họ còn thường can thiệp xin nhà vua miễn án tử hình, bảo vệ người nghèo khó, yếu hèn bị quan chức hiếp đáp, bóc lột, đề nghị biện pháp giúp đỡ nạn nhân thiên tai, thiên chuyển những viên chức chính quyền không được lòng dân, ngay cả can thiệp việc chính quyền sung công bất động sản của dân. Rõ ràng có một sự quan hệ tương liên mật thiết giữa chính quyền và Giáo Hội. Đó là mối liên hệ tương duyên, tương trợ. Nhà vua một mặt hộ trì chánh pháp, mặt khác thanh tịnh hóa thiền môn, loại trừ những phần tử không nghiêm túc trong tổ chức Tăng Già – Sangha, mặt khác không để cho Giáo Hội trở thành một thế lực chính trị độc lập làm thương tổn an ninh, trật tự quốc gia. Về phía Giáo Hội, ủng hộ vương quyền đồng thời bảo vệ quần chúng khỏi ách độc tài, bóc lột qua ảnh hưởng đạo đức và trí tuệ của hàng ngũ Tăng Già. Nói như vậy không có nghĩa là vào thời quân chủ, Phật giáo luôn luôn được hậu đãi, không gặp tai kiếp. Vua Thahanbwa, thế kỷ XVI, không những tịch thu tất cả bảo 35 vật trong chùa mà còn triệt hạ chư tăng. Ông tổ chức trai tăng, mời chư tăng đến kinh thành Ava rồi ra lệnh tàn sát tập thể, 360 vị tăng bị sát hại cùng nhiều kinh sách bị tiêu hủy. Vào thế kỷ XVIII, Alaungpaya ra lệnh quăng 3000 nhà sư người Môn dưới chân voi vì cho những người này đã giúp dân Môn chống lại triều đình. Chùa chiền bị phá hoại, bình bát và các vật dụng khác của chư tăng cũng bị hủy hoại [18, tr. 220]. Dù thế nào đi chăng nữa, nhà vua ở Myanmar vẫn là những vị “hộ pháp” đáng kính và quan trọng bậc nhất đối với Phật giáo. Họ có nhiệm vụ bảo vệ Phật Pháp, duy trì tính chất thuần khiết của Tăng Già, họ được mời tham dự hội bàn nội bộ Tăng Già, nhất là khi có những tranh luận hay bất đồng ý kiến về giáo lý và giới luật. Thật vậy từ khi nền quân chủ tại Miến Điện bắt đầu cho đến ngày cáo chung, nhà vua đã tích cực tham gia, cung cấp phương tiện, cải cách giáo hội. Sau khi phái Sinhala (Sri Lanka) được thành lập tại Miến Điện, được Tăng Già Miến Điện xem như mô hình gương mẫu là nhờ sự can thiệp của vua Narapatisithu vào thế kỷ XII. Cũng như vậy, chính vua Dhammazeti là người có công làm cho giáo phái này được ở vị trí độc tôn vào thế kỷ XV bằng cách thanh lọc hàng ngũ Tăng Già, thanh lọc những phần tử không nghiêm trì giới luật theo quan điểm của giáo phái Sri Lanka, loại trừ những vị sư làm nghề phù phép, bói toán, tích lũy tài sản, những kẻ thiếu thành tín. Tất cả những biện pháp dùng để thanh tịnh hóa Tăng Già đều do vua chủ xướng, chứ không phải do chư tăng và chư tăng hoan hỷ hợp tác, theo gương nhà vua [18, tr. 221]. Cụ thể như sự xung khắc giữa hai phái Ekamsika và Parupana suốt hàng thế kỷ, suốt bốn triều đại, phái nào cũng muốn được sự ủng hộ của triều đình cho đến thời vua Bodipaya, nhờ sự quyết tâm của nhà vua mới giải quyết được. Nhà vua xen vào nội tình của Phật giáo cho đến ngày tàn của chế độ, khi vua Mindon nhận thấy một số nhà sư không nghiêm trì giới luật – ăn trầu sau giờ ngọ, hút thuốc, đi vào làng mang dù, đi giày dép vua dùng biện pháp mạnh bắt những nhà sư ấy tuân thủ giới luật. Như vậy, cho đến thế kỷ XVIII, Phật giáo được xem là linh hồn của dân tộc – quốc gia Myanmar, là thành trì vững chắc cho thế giới Phật giáo Tiểu thừa đã tồn tại và phát triển một các rực rỡ dưới sự bảo trợ của chế độ quân chủ. Phật giáo giữ vai trò trung gian là mối dây gắn kết các thành phần, các sắc tộc trong xã hội Miến Điện, và vai trò ấy vẫn còn phát huy một cách hiệu quả cho đến ngày nay. Giáo lý Phật giáo 36 chính là nền tảng tư tưởng cho sự phát triển về đạo đức, tâm linh, ngôn ngữ, văn học và nghệ thuật. Có lẽ, nền nghệ thuật Myanmar dường như chỉ dành riêng cho những công trình tôn giáo hoặc xoay quanh đề tài tôn giáo. Nghệ thuật chủ yếu là một cách để bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Phật và những lời dạy của Ngài về hòa bình, thiện ý và tình yêu. Từ buổi đầu của những nền văn minh và kéo dài cho đến ngày nay, khái niệm nghệ thuật được hiểu gần như là một hình thức của sự thờ phụng trí tuệ Đức Phật và nó gần như chẳng thay đổi gì mấy theo thời gian [23, tr. 26]. Cũng như các nền nghệ thuật sơ khai khác, nghệ thuật Myanmar có nguồn gốc từ tín ngưỡng – Phật giáo. Có rất nhiều sáng tác của các họa sĩ tài hoa đã hiến dâng tình yêu không chỉ của bản thân họ cho Đức Phật. Những bức tranh tường thời trung đại có thể nhìn thấy ở những ngôi chùa hang Po Win Taung của quận Monywa và chùa Ratna Theingu gần làng Myauk Myay thuộc thành phố nhỏ Paleik. Còn những bức tranh tường thời kỳ Pinya ngắn ngủi thì có thể nhìn thấy ở chùa Aung Myay Lawka thuộc làng Chaung Oo; những ngôi chùa Yoke Son và Lawka Aung Myay của làng Kin Bun đều ở quận Monywa; chùa Shinpin Sakyo ở Salay và trong nhiều ngôi chùa nhỏ khác rải rác khắp vùng Thượng và vùng trung tâm Myanmar [23, tr. 21]. Mặc dù Miến Điện dưới sự cai trị của người Anh không phải là nước bị đàn áp về tôn giáo như Sri Lanka. Việc Âu hóa ở Miến không diễn ra quá mạnh đến nỗi ảnh hưởng nhiều đến đời sống văn hóa của người Miến, bởi vì Miến Điện do Anh cai trị chỉ như một phần của Ấn Độ và thời kỳ thuộc Anh cũng ngắn hơn nhiều so với Sri Lanka. Tuy nhiên, nhân tố quan trọng duy nhất phá vỡ xã hội truyền thống Miến Điện chính là sự thờ ơ của người Anh đối với tăng đoàn Phật giáo. Nền văn hóa – lịch sử của Myanmar luôn hướng đến Phật giáo, đây là nét đặc trưng riêng biệt của Myanmar nhưng những kẻ đi chinh phục thực dân Anh đã cố tình làm ngược lại. Đây là một sai lầm mà lịch sử đã thừa nhận trong chính sách cai trị của thực dân Anh. Việc xóa bỏ chế độ quân chủ đã làm nảy sinh một vấn đề quan trọng về địa vị của tổ chức Phật giáo dưới chế độ mới. Sau khi hoàn thành quá trình xâm lược và đặt ách cai trị, nhà cai trị Anh đã có thái độ tiêu cực với Phật giáo. Những người đã từng phục vụ lâu năm ở Miến Điện, nhất là đại tá (sau này là ngài Edward) Sladen – người đã biết rõ vua Mindon, đã đề nghị chính phủ mới nên ủng hộ quyền lực Phật giáo 37 giống như các vị vua Miến Điện đã làm. Những nhà lãnh đạo Miến Điện có trách nhiệm cũng góp phần gây sức ép và vị Thathanabaing - người có quyền lực và kiểm soát tất cả những gì thuộc về tôn giáo, được vinh danh với danh hiệu cao quý dưới thời vua Thibaw, đã dẫn đầu một phái đoàn tới gặp Frederick Roberts, viên Tổng tư lệnh Anh, đề nghị đứng ra thuyết giảng để nhân dân thuần phục chế độ thống trị của Anh nếu pháp quyền của Hội đồng tôn giáo (Thudhamma), như đã được thực hiện dưới thời các vua, được khẳng định. Chính quyền Anh ở Miến Điện đã không thể thực thi những yêu cầu đó do bị ràng buộc bởi tuyên bố của nữ hoàng Anh vào năm 1858, sau vụ binh biến ở Ấn Độ, ra lệnh cho tất cả các quan chức Anh “không can thiệp vào đức tin hoặc sự tôn thờ tôn giáo của bất cứ thần dân nào của ta, bằng không ta sẽ rất không bằng lòng” [25, tr. 1050]. Lập trường của nhà cầm quyền Anh đã xóa bỏ quyền lực của các tòa án tôn giáo không được đứng trên bộ luật hình sự và dân sự đã được thiết lập. Chức năng pháp quyền của Hội đồng tôn giáo hầu như không còn gì. Như chúng ta đã biết dân Miến cũng như dân các nước theo Phật giáo khác trong vùng, có truyền thống cởi giày dép trước khi bước vào điện Phật ở chùa - nơi rất linh thiêng, nhưng thực dân Anh đã từ chối làm điều đó. Thực dân Anh đã không thừa nhận Phật giáo là quốc giáo như trước đây, làm suy yếu vai trò và địa vị của tăng lữ, mối liên hệ giữa chính quyền và Giáo hội không còn được duy trì; đồng thời tước bỏ nhiều đặc quyền đặc lợi như xoá bỏ quyền xét xử, không trợ cấp vật chất, hạn chế việc dạy dỗ của tăng viện. Mặc dù vấn đề tôn giáo không quá đề cao trong mục đích xâm lược của đế quốc Anh, khác với đế quốc Pháp; nhưng những nhà truyền giáo người Anh đã hoạt động một cách tích cực trong suốt thời gian Anh cai trị Myanmar. Thiên chúa giáo lần đầu tiên gia nhập Myanmar khoảng đầu thế kỷ XVII và có ảnh hưởng nhất định đối với xã hội Myanmar thuộc Anh. Hiện nay có khoảng 5,6% dân số theo Thiên chúa giáo. Phần lớn tín đồ Thiên chúa giáo là người Karen, Chin, Kachin và người Miến theo Thiên chúa giáo dòng Baptis. Những thừa sai Thiên chúa giáo hoạt động rất tích cực từ thời thuộc địa cho đến giữa những năm 1960, họ thành lập các trường học, bệnh viện và các trung tâm cứu trợ xã hội. Sau năm 1962, những cơ sở này bị chính quyền Myanmar quốc hữu hóa. 38 Giáo dục là một trong những lĩnh vực được thực dân Anh quan tâm và muốn thay đổi cho phù hợp với các chính sách thống trị của chính quyền mới ở Miến Điện đồng thời cũng là một phát pháo bắn trực tiếp vào Phật giáo. Theo truyền thống, giới tăng sĩ giữ vai trò chủ chốt trong giáo dục và văn hóa nhằm thúc đẩy sự cố kết về mặt xã hội. Việc mở các trường công và trường dòng là sự cạnh tranh trực tiếp với các trường Phật giáo. Sự giảm sút ảnh hưởng của Phật giáo đối với nền giáo dục đã khiến cho các nhà sư tăng cường hoạt động, họ muốn khôi phục ảnh hưởng của họ với tư cách là những người thầy của nhân dân. Khi xưa, các hoàng tử – công chúa, ngay từ nhỏ đã được dạy đọc các văn bản đơn giản và cuối cùng là những câu chuyện tôn giáo, mục đích không chỉ để hiểu biết về Đức Phật, mà còn học cách đối nhân xử thế. Thỉnh thoảng những ni sư cũng dạy cho những công chúa lớn, hoặc thậm chí cả những cung phi và cung tần nếu nhà vua quyết định người đó cần học thêm về tôn giáo hay văn học. Bổn kinh Jakata về Mahaw Thada, người sẽ trở thành Phật trong tương lai, là một trong những văn bản được sử dụng để dạy trong hoàng cung, minh họa cho sức mạnh hơn hẳn của trí tuệ, trên cả địa vị và sự giàu có. Trong nhiều thế kỷ, các trường học của nhà chùa đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, đây cũng chính là một cách thức có hiệu quả để củng cố vai trò “quốc đạo” của Phật giáo. Giáo dục cho cả nam và nữ luôn được ủng hộ và những người phụ nữ có học thức luôn rất được kính trọng trong xã hội Myanmar - đây là một đặc điểm rất khác biệt, đáng trân trọng và ca ngợi giữa Myanmar với các quốc gia trong khu vực trong cùng thời gian. Việc đọc và viết được giảng dạy ở những tăng viện không chỉ cho con vua mà còn cho trẻ con của những gia đình nông dân. Do nỗ lực của trường - chùa, tỷ lệ biết chữ trong dân chúng rất cao. Cho nên, để làm suy yếu và đẩy lùi sức ảnh hưởng của Phật giáo trong xã hội Miến Điện mà Anh đang cai trị, họ phải đối phó một cách gián tiếp thông qua giáo dục. Thế cho nên, Arthur Phayre - chánh cao uỷ đầu tiên của Miến Điện thuộc Anh đã chủ tâm xây dựng chùa làm cơ sở cho cơ cấu giáo dục của các trường học được chính phủ giúp đỡ bắt đầu xây dựng vào năm 1866. Kế hoạch của ông là đưa các môn học thế tục vào các trường - chùa, nhà nước cung cấp sách, thiết bị và tiền để xây dựng trường sở. Chương trình này bị thất bại vì rất ít nhà chùa chấp nhận sự trợ giúp của 39 chính phủ hoặc chấp nhận việc đưa các môn học thế tục vào chương trình giảng dạy. Albert Fytche, người kế nhiệm Phayre; đã khuyến khích việc mở trường dạy tiếng Miến cho thường dân. Nhưng các nhà sư vẫn không sẵn lòng hợp tác. Chính thái độ không hợp tác của các nhà sư đã khiến cho kế hoạch làm suy giảm vai trò của giáo dục tự viên không dễ gì thực hiện [25, tr. 1052]. Sau khi vùng Thượng Miến Điện bị Anh thôn tính, người đứng đầu Hội đồng tôn giáo (Thathanabaing) đã cấm giáo dục thế tục trong các trường của tăng viện. Bên cạnh đó, chính quyền Anh còn khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho sự thành lập và hoạt động của các trường của chính phủ dạy song ngữ Anh - Miến cũng đã khiến cho hệ thống giáo dục tăng viện bị sa sút. Sự sa sút của hệ thống giáo dục tăng viện có thể được coi là kết quả của chế độ thống trị của Anh bởi sự phá hủy các yếu tố tôn giáo trong giáo dục. Như vậy, đối với các vùng đất mới chiếm thì người Anh luôn sử dụng thật tinh vi và khéo léo công cụ tín ngưỡng để cai trị. Thay vì kỳ thị và đàn áp trực tiếp Phật Giáo thì một mặt người Anh tìm cách cải đạo các dân tộc thiểu số và khuyến dụ họ theo đạo Thiên chúa, còn một mặt thì ào ạt đưa người Ấn theo Ấn Giáo và Hồi Giáo vào Miến Điện. Chính sách này thật hết sức thâm độc vì sẽ làm mất đi tính cách thuần nhất của Miến Điện trên cả hai phương diện tín ngưỡng và nguồn gốc sắc tộc, nói một cách khác là nếu muốn chiếm đất thì cũng phải phá tan bản sắc dân tộc của những người sinh sống trên mảnh đất ấy. Mặc dù thực dân Anh không hoàn toàn thành công trong cách cai trị này nhưng chính sự thờ ơ với Tăng Già cùng với sự tấn công trực tiếp vào nền giáo dục tăng viện, thực dân Anh đã phá vỡ tính chất truyền thống của xã hội Miến Điện, gây ra một sự tổn thất to lớn trong thế giới Phật giáo Myanmar. 2.2. Sự phát triển của Phật giáo giai đoạn 1824 – 1948 Kế nhiệm Bagyidaw là Tharrawaddy (1837 – 1846), trong cai trị đất nước, Tharrawaddy đã có công lớn trong việc tu chỉnh và dịch công trình biên soạn của Đại lão Hòa thượng Saddhammapajjoti sang tiếng Myanmar. Đây là một đóng góp rất lớn trong việc hình thành Tạng Diệu pháp. Pagan Min (1846 – 1852), đã tiến hành lật đổ và xoán ngôi vua cha là Tharrawaddy lên cầm quyền cai trị Myanmar. Kế tục sự nghiệp của vua cha trong vấn đề Phật giáo, Pagan Min đã có môt sự ưu ái và đầu tư rất 40 lớn cho các học giả người Myanmar trong việc chuyển tải tất cả các công trình nghiên cứu và văn bản từ tiếng Pali sang tiếng địa phương. Nửa đầu thế kỷ XIX, lịch sử đã ghi nhận sự nở rộ các bản dịch từ tiếng Pali sang tiếng Miến, đáng kể nhất là Suttanta – Trường Bộ kinh đã được tìm hiểu và nghiên cứu bằng tiếng bản xứ. Điều này có một ý nghĩa rất lớn không chỉ cho giới Tỳ kheo mà ngay cả những người dân trong việc nghiên cứu kinh tạng và Phật học. Các văn bản Phật học đầu tiên đã được biên soạn và in ấn đẹp mắt với một chi phí rất thấp so với việc người dân phải thuê một người viết các đoạn kinh phật trên lá cọ. Về mặt chính trị, khi Pathein và Yangon bị mất vào tay người Anh, vương quốc Ava bị mất quyền kiểm soát trên biển và ngày càng bị chi phối bởi sức mạnh phương Tây. Vua Pagan Min bị phế truất, vua Mindon – anh trai Pagan lên thay thế và cai quản đất nước. Ngày nay, triều đại của vua Mindon (1852 - 1877) được biết đến như một sự thần bí về một kỷ nguyên vàng trong tâm trí của người dân Myanmar. Không có chiến tranh, bạo lực trong suốt 20 năm cai trị của đức vua, thậm chí nhà vua còn tuyên bố không thích việc xử phạt bằng cách tử hình như đã làm trước đây. Đại tướng Fytche đã ca ngợi vua Mindon là: “Không có gì nghi ngờ khi nói rằng ông là một vị vua giác ngộ nhất trong các nhà vua đã ngồi trên ngai vàng Miến Điện” [26, tr. 128]. Nhà vua được biết đến là một người có kiến thức uyên bác về lịch sử quốc gia - dân tộc, có khả năng trong việc cai trị đất nước, là một con người tốt bụng và đáng nói nhất ông là một Phật tử thuần hành, một đứa con ngoan của Đức Phật. Vua Mindon đã chuyển kinh đô từ Ava về Mandalay – thủ đô hoàng gia Miến Điện cuối cùng trước khi Anh sát nhập hoàn toàn vào năm 1886, nhà vua đã cải cách và nâng cao kỷ luật tu viện, lập lại trật tự của tổ chức Sangha vì nhà vua nhận thấy một bộ phận Tỳ kheo thực hiện các giới luật không nghiêm túc, có phần lỏng lẻo. Do vậy, đức vua đã triệu tập một Hội đồng tôn giáo - Thudhama để thảo luận về đạo pháp và giới luật nhằm nâng cao trật tự kỷ cương trong giới tu sĩ. Thách thức lớn nhất vua Mindon phải đối mặt không chỉ là một vị vua Phật giáo có nhiệm vụ chăm sóc đời sống tinh thần của thần dân trong lãnh địa riêng của mình, mà còn trong các vùng lãnh thổ Myanmar bị người Anh chiếm đóng. Hơn nữa, ông và 41 nhiều vị Hòa thượng hàng đầu ngày càng nhận thức được rằng người Anh đã chỉ chờ đợi một cơ hội để thôn tính toàn bộ của Myanmar. Quân đội của vua Mindon một cách rõ ràng là không thể đứng lên để chống lại sức mạnh của thực dân Anh, nhưng một khía cạnh nào đó nó là một công cụ quan trọng hỗ trợ cho các hoạt động tôn giáo trong nước và cho các việc làm của một nhà vua ủng hộ Phật giáo như vua Mindon. Thực dân Anh ngay từ đầu tỏ ra là một nhà cai trị không tiếp nối truyền thống của vua Miến Điện trọng việc ủng hộ và bảo vệ Phật giáo. Tôn giáo mới – Thiên chúa giáo, nhanh chóng xác lập sự ảnh hưởng thông qua các trường học hoạt động truyền giáo. Sau khi Hạ Myanmar bị chinh phục, nhiều Tỳ kheo đã bỏ về Thượng Myanmar để có thể sống và hoạt động dưới sự bảo trợ của nhà vua. Vua Mindon đã nhận thấy đều này và khuyên nhủ các Tỳ kheo quay về để tiếp tục công việc và giúp đỡ nhân dân, nhưng Hạ Miến lúc bấy giờ không có một tổ chức Sangha quản lý thì khi đó các tu sĩ sẽ sống và hoạt động ngoài kỷ cương và giới luật. Nhà vua cố gắng nâng cao kỷ luật của tu viện – trái tim của Phật giáo và nhà vua cũng cảm nhận được rằng các lễ nghi tôn giáo chỉ còn là một hình thức cần thực hiện, đây là một bước sụt lùi của Phật giáo. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của các vị hòa thượng cấ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2015_01_20_1074022369_7353_1872735.pdf
Tài liệu liên quan