NỘI DUNG 22
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 22
1.Một số khái niệm công cụ 22
1.1 Dân tộc thiểu số 22
1.2 Học sinh, học sinh trung học cơ sở, học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số 23
1.3 Công tác xã hội trường học 24
1.4 Học sinh bỏ học 24
2. Một số l{ thuyết áp dụng trong nghiên cứu 25
2.1 Lý thuyết hệ thống 25
2.2 Lý thuyết nhu cầu 26
3. Một số chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc thiểu số đang được triển
khai tại tỉnh Yên Bái 27
4. Khái quát tình hình, đặc điểm của cơ sở nghiên cứu 31
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ CHÁN HỌC, BỎ HỌC CỦA HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI
TRƯỜNG THCS TÂN LĨNH- XÃ TÂN LĨNH – HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI 34
2.1 Mức độ cam kết với học tập của học sinh 34
2.2 Mức độ và lí do nghỉ học không phép 38
2.3 Nguy cơ bỏ học sớm
CHƯƠNG III. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH TRẠNG CHÁN HỌC, BỎ HỌC CỦA HỌC SINH DÂN TỘC
THIỂU SỐ TẠI TRƯỜNG THCS TÂN LĨNH- XÃ TÂN LĨNH – HUYỆN LỤC YÊN – TỈNH YÊN BÁI
3.1 Các yếu tố kéo học sinh ra khỏi trường học
3.2 Các yếu tố đẩy học sinh ra khỏi trường học
3.3 Các yếu tố giữ học sinh ở lại trường học
KẾT LUẬN – KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Một vài khuyến nghị về giải pháp và đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC
40 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vấn đề chán học, bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số tại trường THCS Tân lĩnh – Xã Tân lĩnh – Huyện Lục yên – Tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu vì sự tương đồng về nhóm khách thể nghiên cứu cũng như
địa bàn nghiên cứu đều là khu vực miền núi.
Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp của hiệu trưởng nhằm duy trì sĩ số chống bỏ học ở
trường THCS Phan Chu Trinh - Krông Bông - Đắk Lắk trong những năm học qua” của ban giám hiệu
trường THCS Phan Chu Trinh - Krông Bông - Đắk Lắk đã đưa ra một số giải pháp như:
Đối với nhà trường cụ thể là hiệu trưởng phải có kế hoạch tham mưu thật cụ thể với các cấp ủy
đảng và chính quyền địa phương cùng các ban ngành tổ chức đống trên địa bàn xã chăm lo cho giáo dục
về vật chất, tình thần và đặc biệt là huy động học sinh ra lớp học. Khi tham mưa phải kiên trì , khéo lẻo
và có tính thuyết phục những vấn đề thật cụ thể như: (nhà trường làm cái gì, cái địa phương phải hổ trợ
là gì?). Hiệu trưởng mở một hội nghị về công tác duy trì sĩ số, chống lưa ban ,chống bỏ học vào đầu mỗi
năm học và mời đại diện các cấp Ủy Đảng, Ủy ban nhân dân xã ,các ban ngành, trưởng các thôn buôn,
các chi hội khuyến học về tham dự xây dựng biện pháp phối kết hợp thực hiện công tác duy trì sĩ số học
sinh, vận động học sinh đến trường kịp thời. Khi có học sinh nghỉ học nhà trường lập danh sách báo cao
ngay cho Đảng ủy và ủy ban nhân xã để chỉ đạo các cấp, thôn buôn phối kết hợp với nhà trường để có
biện pháp vận động học sinh đi học kịp thời . Đề nghị với với Đảng ủy và ủy Ban cùng các ban ngành tổ
chức trong xã xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa đưa tiêu chí không có học sinh bỏ học và học sinh
trong độ tuổi không đến trường thì mới công nhận và chi bộ có con em trong thôn bỏ học cũng không
công nhận chi bộ vững mạnh. Nhà trường nên thành lợp ban duy trì nề nếp và ban duy trì sĩ số học sinh
hiệu trưởng làm trưởng ban, TPTĐội làm phó ban, giáo viên chủ nhiệm lamg ủy viên để giúp cho nhà
trường về việc vận động khi có học sinh nghỉ học kịp thời cũng như phối kết hợp với thôn buôn, phụ
huynh học sinh được tốt hơn.
Đối với Giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm dựa trên kế hoạch chủ nhiệm của nhà trường để lên kế
hoạch chủ nhiệm lớp theo năm, tháng và tuần.
Trong 1 học kz giáo viên phải đến thăm phụ huynh học sinh ít nhất ½ lượt họ sinh của lớp mình
phụ trách .Giáo viên chủ nhiệm tham gia sinh hoạt 15 phút đầu giờ và nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt
cuối tuần nên đánh giá nhận xét lớp khoảng 10- 15 phút thời gian còn lại tổ chức các hoạt động văn nghệ,
thơ, ca ( trách tình trạng biến tiết sinh hoạt cuối tuần thành những hình phạt , phê bình kiểm điểm học
sinh làm cho học sinh chán nản và tiêu cực )
Bài viết cũng đã chỉ ra một số biện pháp đưa ra ở trên còn mang tính hình thức chỉ năm trên
giấy tờ, chưa đưa ra áp dụng một cách có hiệu quả, sự phối kết hợp chưa đồng và chưa có thống nhất
cao ( giữa nhà trường và chính quyền địa phương và các ban ngành). Hầu như hiêụ trưởng còn khoán
trắng việc này cho giáo viên trong việc vận động thuyết phục học sinh bỏ học đi học lại. Các giải pháp
đưa ra phần lớn ở tầm vĩ mô, như: Điều chỉnh mục đích giáo dục; điều chỉnh nội dung, chương trình,
sách giáo khoa; đổi mới phương pháp dạy học, trị dứt bệnh thành tích. Những nội dung nghiên cứu bao
quát, các giải pháp đề xuất ở tầm vĩ mô đã chưa đi sâu được vào từng khía cạnh của vấn đề bỏ học; đặc
biệt là bỏ học ở bậc THCS và vai trò quan trọng của người hiệu trưởng trong việc khắc phục tình trạng
học sinh bỏ học.
Luận văn chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05. Người thực hiện Phạm Đức Huệ
với đề tài “Các giải pháp giảm tình trạng trẻ em người đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học tại khu vực
nông thôn thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai”. Đề tài đã chỉ ra những nhóm nguyên nhân dẫn đến tình trạng
bỏ học của học sinh nói chung và học sinh DTTS nói riêng. Những nguyên nhân xuất phát từ gia đình,
cộng đồng, nhà trường và những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân trẻ. Bên cạnh đó cũng đưa ra
những giải pháp nhằm cải thiện tình trạng bỏ học của trẻ em người đồng bào dân tộc thiếu số khu vực
nông thôn. Đề tài đã đề cập đến những giải pháp như: Cải thiện điều kiện kinh tế cho các hộ nghèo.
Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các hộ gia đình.Cải thiện hệ thống trường lớp và nâng cao chất
lượng giáo viên tại các khu vực nông thôn thành phố Pleiku. Nâng cao vai trò của chính quyền địa
phương các xã vùng nông thôn thành phố Pleiku. Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể ở các thôn
làng.Phát huy vai trò của già làng trưởng bản. Tăng cường hỗ trợ về vật chất cho đối tượng trẻ em người
đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học.
Đề tài “ Nghiên cứu về nguyên nhân bỏ học của Trẻ em Việt Nam , Hà Nội
tháng 11/2010”. Tác giả Đặng Thị Hải Thơ – UNICEF tại Việt Nam. Đề tài đã chỉ
ra những nguyên nhân xuất phát từ gia đình như kinh tế khó khăn, trẻ lao động
sớm, gia đình không hạnh phúc, gia đình không có truyền thống học tập, gia đình
khuyết thiếu, đông con. Những nguyên nhân xuất phát từ nhà trường đó là chương
trình giáo dục không thiết thực, chất lượng dạy học và phương pháp giảng dạy
thiếu hấp dẫn, ít hứng thú, mối quan hệ thầy trò có vấn đề, ngôn ngữ là một rào
cản. Bên cạnh đó tác giả đã chỉ ra các nguyên nhân từ xã hội, từ bản thân trẻ, các
nhân tố tác động khác.
Công tác xã hội trong lĩnh vực học đường được nhắc đến nhiều trong những
năm gần đây nhằm góp phần cùng giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong giáo
dục. Thực tế ta đã thấy, đầu tư cho giáo dục là sự phát triển bền vững. Những
thành quả đầu tư hôm nay là phồn vinh của xã hội ngày mai, là sự phát triển vững
chắc khi mà tầng lớp tương lai kế cận giỏi giang có thể gánh vác nhiệm vụ của thế
hệ trước xây đắp. Vậy nhưng giáo dục trong thời đại hiện nay của nước đối mặt với
vô số thách thức. Đã có một vài trường ở thành phố Hồ Chí Minh áp dụng CTXH
trong học đường nhưng một thời gian ngắn các dự án bị cắt hoặc không được tiếp
tục... Gần đây, khi báo chí dư luận xã hội nói nhiều về những tình trạng xảy ra
trong môi trường học đường mà ít nhiều là do trẻ bị “ô nhiễm” từ chính môi trường
sống của trẻ nên dần dần xã hội mới nhìn nhận lại quá trình giáo dục của từng gia
đình, của cả hệ thống giáo dục của cả nước trong đó nhiều ý kiến của những
người có uy tín cho rằng giáo dục của nước ta thiên về dạy chữ hơn là dạy người ,
trẻ em thiếu các kỹ năng sống cần thiết trong hội nhập chính vì vậy trẻ thiếu khả
năng giao tiếp, kỹ năng ứng phó khi có khủng hoảng xảy ra hay khi đối đầu với
một vấn đề quá sức chịu đựngcủa trẻ, khiến trẻ bị hụt hẫng, căng thẳng và gây ra
những hành vi không mong muốn, kể cả vấn đề trẻ bỏ học giữa chừng cũng là biểu
hiện của hành vi thiếuhệ thống hành vi chuẩn mực để đương đầu với những khó
khăn trong quá trìnhhọc tập đến từ chủ quan hay khách quan. Với những nghiên
cứu chỉ ra ở trên có tác dụng rất lớn trong việc tham khảo trong việc xây dựng luận
văn. Các nghiên cứu đã là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để có thể xây dựng những
chính sách lớn hơn, thiết thực hơn cho vùng nghiên cứu. Tuy nhiên với luận văn “
Vấn đề chán học, bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số tại trường THCS Tân lĩnh –
xã Tân Lĩnh- huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái ”. Tôi đã xây dựng đề cương nghiên
cứu về những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của HSDTTS dưới góc nhìn
của ngành CTXH, những yếu tố này mang tính đặc trưng của địa phương. Qua đó
ứng dụng những lý thuyết của CTXH để đề xuất những nhưng giải pháp dựa trên
những yếu tố tác đến vấn đề chán học, bỏ học ở địa phương nhằm làm giảm hiện
tượng chán học, bỏ học của học sinh tại cơ sở nghiên cứu.
3.Ý nghĩa của nghiên cứu
- Tìm hiểu tình trạng đi học của học sinh tại trường Trung học cơ sở Tân Lĩnh nói chúng và
HSDTTS nói riêng.
- Nhận diện những yếu tố kéo, đẩy và giữ học sinh tại trường Trung học cơ sở Tân Lĩnh
- Dựa vào những yếu tố kéo, đẩy và giữ làm cơ sở đề xuất những giải pháp giúp đỡ nhằm giảm
tình trạng chán học, bỏ học tại trường.
- Luận văn cũng góp phần làm tài liệu tài khảo cho những NVCTXH, nhà giáo dục khi làm việc với
đối tượng học sinh bỏ học, những dự án phát triển cộng đồng với các nhóm đối tượng tương tự.
4. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến tình trạng chán học, bỏ học của HSDTTS và công tác xã hội
với tình trạng chán học, bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số.
b. Khách thể nghiên cứu
- Khách thể chính: HS đang đi học tại trường THCS Tân Lĩnh và gia đình học sinh.
- Khách thể khác: giáo viên, chính quyền địa phương, tìm hiểu cộng đồng mà học sinh đang sinh
sống.
5.Phạm vi nghiên cứu
5.1 Giới hạn thời gian: Năm 2016
5.2 Giới hạn không gian: tại trường THCS Tân Lĩnh - xã Tân Lĩnh - huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái.
6. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ chỉ ra thực trạng và những yếu tố tác động đến tình trạng bỏ học của HSDTTS tại
trường THCS Tân Lĩnh- xã Tân Lĩnh- huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái.
6.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đánh giá tìm hiểu mức độ nghỉ học không phép, nguy cơ bỏ học sớm học của HSDTTS tại trường
THCS Tân Lĩnh - xã Tân Lĩnh - huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái.
Tìm hiểu các yếu tố kéo, đẩy tác động đến tình trạng chán học, bỏ học của HSDTTS.
Đề xuất các giải pháp nhằm giảm tình trạng chán học, bỏ học của HSDTTS tại Trường THCS Tân
Lĩnh - xã Tân Lĩnh - huyện Lục Yên- tỉnh Yên Bái.
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng của vấn đề học sinh bỏ học tại các trường này diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố nào tác động dẫn đến hiện tượng HSDTTS bỏ học xảy ra ở địa phương? Trong đó
yếu tố nào là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất?
- Đã có những can thiệp gì của chính quyền các cấp, nhà trường, gia đình , cộng đồng nhằm giúp
các em trở lại trường học? Đề xuất những giải pháp nào để có thể giải quyết vấn đề này?
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu phân tích tài liệu
Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các
tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Các báo cáo của
trường THCS Tân Lĩnh UBND xã, UBND, phòng giáo dục, ban dân tộc huyện Lục yên, sở giáo dục đào tạo
tỉnh Yên Bái,
Phương pháp điều tra bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phương pháp phỏng vấn viết, được thực hiện cùng
một lúc với nhiều người theo một bảng hỏi in sẵn. Người được hỏi trả lời { kiến của mình bằng cách
đánh dấu vào các ô tương ứng theo một quy ước nào đó.
Tiến hành khảo sát 200 phiếu hỏi với học sinh chia đều cho 4 khối (6,7,8,9).
Về giới tính : trong 200 học sinh được khảo sát có 95 nam chiếm 47,5% và 105 nữ chiếm 52,5 %.
Về tỉ lệ giữa các lớp được chia :
Khối Tần số Tỷ lệ %
6 50 25%
7 49 24,5%
8 54 27%
9 47 23,5%
Tổng 200 100%
Phương pháp phỏng vấn sâu.
Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung
cấp thông tin nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông
qua chính ngôn ngữ của người ấy.
Tiến hành phỏng vấn sâu 10 học sinh, 5 phụ huynh, 5 giáo viên và 1 người trong Ban giám hiệu.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các câu trả lời từ bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS. Thông tin định
tính được chia làm hai cách: (i) sử dụng trực tiếp những kỹ thuật thực địa nếu có
thể áp dụng, (ii) những lời trích và những nghiên cứu trường hợp được sử dụng
nhằm làm cho thông tin định lượng rõ ràng hơn.
NỘI DUNG
CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN
CỨU
1.Một số khái niệm công cụ
1.1 Dân tộc thiểu số
Khái niệm “Dân tộc thiểu số”, được làm rõ tại Điều 5, Nghị định số 05/NĐ-
CP về Công tác dân tộc của Chính phủ ban hành ngày 14/01/2011 qui định: “Dân
tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Dân tộc đa số là dân tộc
có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia”
Khái niệm “Nhóm người thiểu số” được dùng để chỉ các nhóm người có
những sự khác biệt về một phương diện nào đó với cộng đồng người chung trong
xã hội. Họ có thể khác biệt với nhóm người đa số về phương diện ngôn ngữ và văn
hóa. Khác biệt về nhận thức và tôn giáo, về hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sống và
thu nhập đi kèm theo đó là sự khác biệt về phương thức ứng xử của cộng đồng
đối với chính họ.
Nhà xã hội học Mỹ Louis Wirth năm 1945 đã đưa ra một định nghĩa khá
thông dụng về nhóm người thiểu số. “có thể gọi là mọi nhóm người, do một số nét
đặc thù về ngoại hình hay văn hóa, bị đối xử khác biệt và không bằng những thành
viên khác của xã hội mà họ sinh sống, và do đó tự coi mình là đối tượng của một sự
phân biệt tập thể”
Theo Charles Warley và MarVin Harris, các dân tộc chỉ có thể gặp nhau ở
những mục tiêu chung về văn hóa và phát triển. Chính văn hóa và các giá trị văn hóa
chung, đa dạng và phong phú của các dân tộc sẽ là nền tảng cho sự liên kết, gắn bó và
tôn trọng lẫn nhau giữa các dân tộc. Chỉ có tôn trọng bản sắc văn hóa của nhau trên
những chuẩn mực của sự phát triển tiến bộ về kinh tế, chính trị, xã hội các dân tộc
mới có thể tìm thấy tiếng nói chung, xóa bỏ sự ngăn cách và phân biệt giữa các dân
tộc thiểu số với các dân tộc đa số,
Nước ta là một nước đa dân tộc, cộng đồng 54 dân tộc anh em sinh sống
cùng nhau tạo nên một cộng đồng dân tộc kỳ thú với bản sắc văn hóa độc đáo cùng
đoàn kết thống nhất và xây dựng đất nước giàu đẹp. Một số đặc điểm của dân tộc
thiểu số nước ta đó là:
Các DTTS ở nước ta cư trú tập trung ở vùng núi và gần đường biên giới,
vùng có vị trí chiến lược quan trọng trong xây dựng kinh tế và củng cố quốc phòng
an ninh, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa riêng.
Cộng đồng DTTS có truyền thống cộng đồng cao, gắn bó với nhau trong lịch sử
dụng nước và giữ nước
Có sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa người
Kinh và nhóm người DTTS (trừ người Hoa).Điểm xuất phát của người DTTTS thấp
hơn người Kinh nên họ nhận được nhiều ưu tiên trong tiến trình phát triển, đây
cũng là chủ trương của nhà nước trong việc hỗ trợ cho nhóm người yếu thế nhằm
đảm bảo sự công bằng trong tiến trình phát triển.
1.2 Học sinh, học sinh trung học cơ sở, học sinh là ngƣời đồng bào dân
tộc thiểu số
Theo quy định tại điều 16 luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ
em có quyền được học tập, trẻ em học bậc tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập
không phải đóng học phí.
Luật giáo dục quy định: “tuổi nhập học cho trẻ em ở bậc tiểu học là sáu, mười
một tuổi cho cấp THCS và mười lăm tuổi đối với học sinh cấp THPT”.
Trong luận văn này, khái niệm học sinh được hiểu là những trẻ em từ 6 đến 20 tuổi đang theo
học một lớp bất kz tại hệ thống các trường học thuộc ngành giáo dục.
Học sinh trung học cơ sở
Theo khoản b điều 26 luật giáo dục quy định “giáo dục THCS được thực hiện trong 4 năm học từ
lớp sáu đến lớp chín . Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học , có tuổi là mười
một tuổi”.
Bộ giáo dục cũng quy định “những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển
sớm về trí tuệ, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội
khó khăn, học sinh người DTTS”. Vậy với địa bàn đang nghiên cứu thì học sinh có thể nhập học với số
tuổi cao hơn trong độ tuổi mà bộ giáo dục quy định.
Học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số
Là nhóm trẻ em trong độ tuổi đến trường không thuộc dân tộc Kinh. Với
phạm vi của luận văn này thì học sinh dân tộc thiểu số được nghiên cứu là người
dân tộc Dao chiếm đa số, số ít còn lại là dân tộc mông, nùng, tày,.
1.3 Công tác xã hội trường học
CTXH trường học là một lĩnh vực thực hành chuyên biệt của CTXH. NVXH mang những kiến thức
và kỹ năng được đào tạo bài bản đến hệ thống trường học và những nhóm dịch vụ dành cho học sinh.
CTXH trường học được thiết lập nhằm tạo ra những bước tiến xã hơn trong mục tiêu giáo dục : xây dựng
một môi trường giảng dạy, học tập, việc thực hiện nhân quyền cũng như sự tự tin cho học sinh. Các
trường học cần NVXH để nâng cao khả năng đáp ứng nhiệm vụ đào tạo; đặc biệt là sự hợp tác của gia
đình- nhà trường- xã hội là chìa khóa để các trường hoàn thành sứ mệnh này.
CTXH trường học được gắn kết một cách gần gũi. Đó là “ Giáo dục tại các trường học và công tác
xã hội cùng chai sẻ một mối quan tâm chung về các vấn đề xã hội mà học sinh và gia đình đang gặp
phải”. Nhiều học sinh gặp khó khăn trong hoạt động phát triển và công tác xã hội trường học là một
trong những lĩnh vực nhằm phát hiện ra những vấn đề khó khăn ấy để giúp đỡ những học sinh này vượt
qua theo các cách chuyên nghiệp.
Công tác xã hội trong môi trường học đường là một lĩnh vực trong cách tiếp cận chuyên nghiệp
để từ đó thấu hiểu và cug cấp sự trợ giúp cho những học sinh chưa thể sử dụng khả năng học tập của
mình một cách đầy đủ nhất, hoặc những vấn đề của học sinh- như những đòi hỏi dịch vụ đặc biệt- cho
phép các em có được những cơ giáo dục cho mình. Môt điều quan trọng của những dịch vụ này chính là
nhấn mạnh đến việc đưa vào các biện pháp ngăn ngừa mang tính tự nhiên.
1.4 Học sinh bỏ học
Theo luật giáo dục năm 2004: nếu học sinh đang trong độ tuổi đến trường, đang theo học một
lớp bất kz mà nghỉ quá 90 tiết/ năm học (mà không có l{ do chính đáng) thì được xem là bỏ học.
2. Một số lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu
2.1 Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được phát trển vào những năm 1930 và 1940 do nhà sinh học Ludving Von
Bertanffy khởi xướng. Thuyết hệ thống bao quá mọi lĩnh vực ( tin học, sinh học, kinh tế, xã hội học) một
hệ thống được định nghĩa là một tổng thể phức hợp gồm nhiều yếu tố nào đó đều tác động lên những
yếu tố khác và cũng tác động lên toàn bộ hệ thống. Một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng
thời là một bộ phận của một đại hệ thống. Có những hệ thống khép kín, không trao đổi với những hệ
thống xung quanh.
“Hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó"
Các yếu tố của một hệ thống thường tham gia vào nhiều hệ thống khác. Điều này đòi hỏi mỗi
một thành tố phải thực hiện tốt vai trò của mỗi hệ thống mà nó đóng vai.
Tiếp cận hệ thống không hoàn toàn đồng nghĩa với phương pháp phân tích hệ thống vì ngoài
phần phương pháp (còn đang được phát triển và hoàn thiện), tiếp cận hệ thống còn đề cập đến vấn đề
về l{ thuyết hệ thống cũng như phương hướng ứng dụng l{ thuyết này trong thực tiễn
Tiểu hệ thống:Trong một hệ thống, là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ. Có thể coi đó là những
hình thức nhỏ hơn trong hệ thống lớn. Các tiểu hệ thống được phân biệt với nhau bởi các danh giới, là bộ
phận của hệ thống lớn.
Một cá nhân được coi là một hệ thống vi mô. Hệ thống vi mô có 3 tiểu hệ thống: Hệ thống tâm l{, hệ
thống sinh học và hệ thống hành vi. Các tiểu hệ thống của con người chịu sự tác động của cả hệ thống gia
đình, hệ thống xã hội.
Vai trò của tiểu hệ thống trong mối quan hệ gia đình, mối quan hệ với đồng nghiệp trong xã hội.
Như vậy, mỗi cá nhân trong tiểu hệ thống của mình sẽ bộc lộ vai trò nào đó ở một môi trường nào đó
mà cá nhân nào đó gặp phải.
Nguyên tắc hoạt động của một hệ thống
- Nguyên tắc 1: Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn hơn. Khi áp dụng nguyên
tắc 1 trong nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng trường THCS Tân Lĩnh được nằm trong một chỉnh thể xã
hội lớn hơn là xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
- Nguyên tắc 2: Mọi hệ thống đều có thể được chia thành những hệ thống khác nhỏ hơn. Trong
nghiên cứu này, tôi coi trường THCS là một hệ thống, trong đó bao gồm các tiểu hệ thống như: học sinh,
phụ huynh,giáo viên , chính quyền địa phương, các chính sách của Đảng và Nhà nước các tiểu hệ thống
này liên kết với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất.
- Nguyên tắc 3: Mọi hệ thống đều có thể tương tác với các hệ thống khác và thu nhận thông tin,
năng lượng từ môi trường bên ngoài để tồn tại.
- Nguyên tắc 4: Mọi hệ thống cần đầu vào hay năng lượng để tồn tại. Chẳng hạn như các hệ
thống chính sách hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số muốn thực hiện một cách hiệu quả thì các chính sách
phải coi người dân là đối tượng hưởng lợi trực tiếp, coi người dân là trung tâm của các hoạt động. Đây
chính là việc các chính sách đang tạo ra năng lượng tồn tại cho các hoạt động của mình.
- Nguyên tắc 5: Mọi hệ thống tìm kiếm sự cân bằng với hệ thống khác. Như vậy, trong quá trình
liên kết tôi sẽ xác định rõ chức năng, chẳng hạn như nhà trường có chức năng giáo dục, giáo viên có
chức năng giảng dạy, truyền đạt kiến thức, chính sách của Đảng và Nhà nước có chức năng hỗ trợ, nâng
cao đời sống cho người dân,..
Như vậy, trong phạm vi của luận văn này tôi xem cộng đồng người dân tộc thiểu số tại trường
học nghiên cứu là một hệ thống thân chủ cần được sự trợ giúp của các tiểu hệ thống như chính quyền
địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, các chính sách an sinh, nhằm tạo ra một môi trường sống tốt
hơn từ đó nâng cao { thức của người dân và có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ xã
hội.
2.2 Lý thuyết nhu cầu
Abraham Maslow sinh ngày 1-4-1908, mất năm 8-5-1970. Ông là một nhà tâm l{ học nổi tiếng
người Mỹ. Ông là người đáng chú { nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của
chủ nghĩa nhân văn trong Tâm l{ học.
L{ thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng
như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.L{
thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện
một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo
tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về
nhu cầu của con người tư thấp đến cao:
Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow
Nhu cầu sinh học :
Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu
những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được.
Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:
Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội
dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và
đi lại, an toàn tâm l{, an toàn nhân sự,
Những nhu cầu xã hội
Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi
thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau.
Nhu cầu tự trọng
- Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có
thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện.
- Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được
tiếp nhận, có địa vị, có danh dự. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công
việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.
Nhu cầu khẳng định
Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong
muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục
tiêu nào đó.
3. Một số chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc đối với dân tộc
thiểu số đang đƣợc triển khai tại tỉnh Yên Bái
Chính sách :Có thể hiểu là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, màmột
chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó có sự ưu đãi một hoặc một
số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ
thống xã hội.
Nhóm chính sách Giáo dục đang đƣợc triển khai tại Yên Bái ( đính kèm
phụ lục)
- Quyết định 551/QĐ-TTg Ngày 4/4/2013, Thủ tướng Chính phủ đã k{ ban hành và phê duyệt
Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn,
xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn III).
Theo đó, Chương trình gồm 2 hợp phần chính: Hỗ trợ phát triển sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng (bao gồm
cả duy tu bảo dưỡng các công trình sau đầu tư).
- Quyết định 85/2010/QĐ-TTg ngày 21/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành một
số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú.
- Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ, Quy định cơ chế thu quản l{ học
phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thông giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi
phí học tập từ năm 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
- Quyết định 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách hỗ trợ
học sinh THPT ở vùng có điều kiên kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mức hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức
lương t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004684_0915_2003049.pdf