Luận văn Vận dụng rubric và checklist vào kiểm tra đánh giá trong dạy học làm văn ở trường phổ thông

LỜI CAM ĐOAN . 1

LỜI CẢM ƠN . 2

MỤC LỤC . 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÍ HIỆU TRONG LUẬN VĂN. 6

MỞ ĐẦU. 7

1. Lý do chọn đề tài.7

2. Lịch sử vấn đề .8

3. Mục đích nghiên cứu .12

4. Đối tượng nghiên cứu .12

5. Giả thuyết nghiên cứu .12

6. Nhiệm vụ nghiên cứu.13

7. Giới hạn phạm vi đề tài .13

8. Phương pháp nghiên cứu .13

9. Đóng góp của đề tài.13

10. Bố cục luận văn .14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. 15

1.1. Kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học .15

1.1.1. Khái niệm .15

1.1.2 Mục đích của kiểm tra đánh giá trong hoạt động dạy học .16

1.1.3. Yêu cầu của kiểm tra đánh giá trong dạy học .17

1.1.4.Chức năng của kiểm tra đánh giá trong dạy học.18

1.1.5. Qui trình để tiến hành một quyết định kiểm tra đánh giá trong dạy học .18

1.2. Chuẩn và tiêu chí trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập .19

1.2.1. Chuẩn trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập.19

1.2.2. Tiêu chí trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập.20

1.3. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực .21

1.3.1. Khái niệm, các thành phần năng lực .21

1.3.2. Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực .22

1.4. Kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực .24

1.4.1. Khái niệm .24

1.4.2. Yêu cầu.24

1.4.3. Qui trình kiểm tra, đánh giá theo định hướng năng lực .25

pdf164 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vận dụng rubric và checklist vào kiểm tra đánh giá trong dạy học làm văn ở trường phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h của một bản tin: nhan đề, diễn biến nội dung của sự kiện. Tiểu sử tóm tắt Tiêu chí Mô tả tiêu chí Nội dung tiểu sử tóm tắt - Thuyết minh, giới thiệu ngắn gọn, trung thực những thông tin cơ bản về một cá nhân. Cách trình bày tiểu sử tóm tắt - Văn phong chuẩn mực, cô đọng, trong sáng. - Đáp ứng theo yêu cầu, mục đích viết tiểu sử khác nhau.  Lớp 12 Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Tiêu chí Mô tả tiêu chí Nội dung, yêu cầu bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí - Biết nêu ý kiến nhận xét, đánh giá đối với một tư tưởng, đạo lí. - Ý kiến phải thuyết phục người đọc với một hệ thống lập luận phù hợp. Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí - Giới thiệu tư tưởng đạo lí. - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn. - Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch. - Bàn luận, mở rộng vấn đề. - Tổng kết về tư tưởng, đạo lí cần bàn. Nêu ý nghĩa, rút ra 63 Tiêu chí Mô tả tiêu chí bài học nhận thức và hành động. Nghị luận về một hiện tượng xã hội Tiêu chí Mô tả tiêu chí Nội dung, yêu cầu bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống - Biết thể hiện hiểu biết, tình cảm, thái độ của bản thân đối với sự việc, hiện tượng xã hội nào đó trong cuộc sống tự nhiên và xã hội (thiên nhiên, môi trường, cuộc sống con người,) - Ý kiến, thái độ phải thuyết phục. Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Giới thiệu về sự việc, hiện tượng. - Nêu rõ hiện trạng sự việc hiện tượng. - Phân tích các mặt đúng sai, lợi hại. - Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. - Bàn luận mở rộng vấn đề. - Tổng kết về sự việc, hiện tượng cần nghị luận. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ Tiêu chí Mô tả tiêu chí Nội dung, yêu cầu bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ - Biết tìm hiểu, đánh giá nhận xét về những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ đó qua: từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ,. Cách thức triển khai bài văn nghị luận về - Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ. - Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, 64 một bài thơ, đoạn thơ đoạn thơ. - Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ đó. Nghị luận một ý kiến bàn về văn học Tiêu chí Mô tả tiêu chí Nội dung, yêu cầu bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Biết các kiểu ý kiến bàn về văn học: ý kiến về lịch sử văn học, lí luận văn học, về tác giả, tác phẩm văn học, - Biết phân tích, nhận xét, đánh giá một ý kiến bàn về văn học. Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học - Giới thiệu ý kiến bàn về văn học đó. - Giải thích ý kiến bàn về vấn đề văn học. - Đánh giá, bàn luận ý kiến về vấn đề văn học đó. - Nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống. - Tổng kết về ý kiến bàn về vấn đề văn học đó. Nghị luận về một tác phẩm đoạn trích văn xuôi Tiêu chí Mô tả tiêu chí Nội dung, yêu cầu bài văn nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi - Biết tìm hiểu về giá trị nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi. - Biết đề xuất nhận xét, đánh giá về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi. Cách thức triển khai bài văn nghị luận về một tác phẩm, đoạn - Giới thiệu khái quát về tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận. - Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác 65 trích văn xuôi phẩm, đoạn trích văn xuôi theo định hướng đề bài. - Đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích văn xuôi đó. Theo quan niệm dạy học định hướng phát triển năng lực, GV cần phải công khai, hướng dẫn HS hiểu và sử dụng các bảng tiêu chí này trong khi học tập cũng như KTĐG phân môn LV. GV có thể công khai trước HS bảng tiêu chí trên khi bắt đầu mỗi lớp học, bài học. 2.3. Thiết kế Rubric, Checklist cho hoạt động kiểm tra đánh giá trong dạy học làm văn ở trường phổ thông Năng lực tạo lập văn bản của HS trong dạy học LV ở nhà trường phổ thông bao gồm khả năng tạo ra một số loại văn bản ở dạng nói và ở dạng viết. Việc đánh giá năng lực của HS trong tạo lập văn bản không chỉ bao gồm đánh giá hoạt động của cá nhân HS với sản phẩm của chính mình mà còn là sản phẩm văn bản của nhóm HS; không chỉ là đánh giá nội dung, hình thức văn bản được tạo ra mà còn là việc đánh giá thái độ, hành vi hợp tác, kĩ năng lắng nghe, phản hồi của HS,trong quá trình thực hành tạo lập văn bản. Đánh giá HS trong dạy học LV không chỉ tập trung ở các bài kiểm tra định kì hàng tháng, cuối mỗi học kì mà còn là việc thu thập thông tin, đánh giá, phản hồi về năng lực tạo lập văn bản của các em diễn ra thường xuyên, trong suốt quá trình bài dạy. Chủ thể tham gia đánh giá trong dạy học LV không chỉ có GV mà còn có sự tham gia tự đánh giá và đánh giá ngang hàng của HS trong suốt quá trình dạy học. Trong quá trình KTĐG ấy, GV cần biết cách thiết kế một số bộ Rubric và Checklist phù hợp với từng nhiệm vụ để thu thập, đánh giá được năng lực của HS. 2.3.1. Thiết kế bộ Rubric, Checklist hỗ trợ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình ở các bài dạy học thực hành tạo lập văn bản Đánh giá quá trình trong dạy học LV có thể diễn ra trong các bài dạy học, thực hành nói hoặc viết. Nếu GV cần đánh giá một cách kĩ lưỡng năng lực tạo lập văn bản của HS, cần phản hồi, thông báo một cách tỉ mỉ đối với HS và nếu kĩ năng tạo lập văn bản đó là phức tạp thì GV sẽ phải dùng đến bảng Rubric. GV vẫn có thể dùng Checklist để đánh giá bài trình bày, bài viết của HS, song các tiêu chí, mức độ đánh giá đơn giản, không phản ánh cụ thể chất lượng hoạt động của HS bằng Rubric. Thông thường, Checklist được dùng để làm công cụ quan sát, để đánh giá quá trình một số năng lực khác trong khi HS tạo lập văn bản. Căn 66 cứ vào điều kiện thực tiễn KTĐG hiện nay ở nước ta, trong hoạt động đánh giá này, chúng tôi đề nghị thiết kế một bộ Rubric và Checklist bao gồm các phiếu cơ bản sau: - Rubric hoặc Checklist dành cho GV đánh giá năng lực tạo lập văn bản của HS/nhóm HS. - Rubric hoặc Checklist dành cho HS/nhóm HS để tự đánh giá/ đánh giá ngang hàng năng lực tạo lập văn bản của mình và bạn trong lớp. - Checklist dành cho GV dùng để quan sát, đánh giá thái độ, hành vi học tập của HS trong học tạo lập văn bản. - Checklist dành cho HS/nhóm HS quan sát, tự đánh giá và đánh giá thái độ, hành vi học tập trong học tạo lập văn bản của mình và bạn trong lớp. Các bước tiến hành Giai đoạn 1: Dự thảo bảng Rubric, Checklist - Bước 1: Soạn giáo án, xác định khi nào cần sử dụng Rubric và Checklist + GV soạn giáo án dạy học LV với các bước thông thường. + Trong suốt quá trình thiết kế các hoạt động dạy học, GV cần xác định rõ ở hoạt động dạy học tạo lập văn bản nào cần dùng đến KTĐG quá trình. + Tùy vào đặc điểm hoạt động, nhiệm vụ dạy học mà GV quyết định số lần KTĐG, chọn Rubric hay Checklist để KTĐG, số lượng Rubric và Checklist, đánh giá hoạt động cá nhân hay đánh giá nhóm, GV đánh giá - HS đánh giá hay cả GV và HS cùng đánh giá. + GV xác định dùng loại phiếu nào: Rubric tổng hợp/ Phân tích hoặc Checklist để đánh giá. - Bước 2: Tạo dự thảo Rubric, Checklist để đánh giá. + Tạo phần định danh cho các loại phiếu đánh giá: Bên trên bảng Rubric và Checklist phải có các nội dung như: Tên phiếu đánh giá/ HS được đánh giá/ Lớp/ Trường/ Năm học/ GV đánh giá/ Ngày đánh giá/ Chữ kí GV đánh giá, + Thiết kế tiêu chí đánh giá cho loại Rubric, Checklist đã chọn. GV căn cứ vào những yếu tố sau để thiết lập tiêu chí đánh giá: . Chuẩn KTKN, hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN của bài dạy (mục tiêu bài dạy). Đây là căn cứ pháp lí cho hoạt động KTĐG, mọi GV cần phải tuân theo để đảm bảo tính khách quan. . GV cũng có thể xuất phát từ thực tiễn dạy học LV; những khía cạnh tốt, chưa tốt, khá, trung bình, trong năng lực LV của HS năm trước. 67 . Các hoạt động tạo lập văn bản tương tự thường chứng kiến trong thực tiễn. . Tham khảo mức độ mô tả, chỉ số trong các thang đo Bloom, + Tạo phần nội dung cho các phiếu Rubric, Checklist: GV Tạo các cột tiêu chí, các dòng mô tả mức độ các tiêu chí. Ngoài ra, tùy hoạt động, mục đích đánh giá, GV có thể thêm các cột, dòng ghi điểm số, lời nhận xét, khuyến nghị tiếp theo. - Bước 3: Xem xét, rà soát, góp ý về Rubric, Checklist Sau khi chuẩn bị, GV có thể tham khảo ý kiến của tổ bộ môn hoặc đồng nghiệp về bảng Rubric, Checklist mà mình đã thiết kế trước khi đưa ra bàn bạc, công bố, xây dựng cùng HS. Giai đoạn 2: Sửa chữa, hoàn chỉnh và sử dụng Rubric, Checklist - Bước 1: Phát cho HS bảng Rubric, Checklist mà GV dự thảo trước khi tiến hành bài mới. Tốt nhất GV nên phát cho HS vào cuối tiết học môn LV liền kề trước đó hoặc có thể phát trước khi tiến hành hoạt động KTĐG trong lúc dạy nhưng thời gian sẽ hạn chế, đặc biệt sẽ rất khó cho HS để góp ý, bổ sung, xây dựng bảng Rubric, Checklist nếu như lần đầu các em được yêu cầu thiết kế, sử dung, góp ý. - Bước 2: Tổ chức cho HS góp ý thảo luận về tiêu chí trong bảng Rubric, Checklist mà GV đã chuẩn bị sẵn. GV có thể đặt một số câu hỏi và một số yêu cầu sau để HS làm việc theo nhóm (ở nhà) thảo luận, đưa ra ý kiến phản hồi cho GV: + GV yêu cầu HS xem lại các tiêu chí về tạo lập văn bản mà GV đã phát cho HS khi bắt đầu học phần LV của cấp lớp đó (xem lại bảng này ở phần 2.2.2 trong chương này) hoặc căn cứ vào mục kết quả cần đạt ở mỗi bài học LV, lí thuyết trong SGK để thiết kế, góp ý Rubric, Cheklist. + GV sử dụng một số câu hỏi như: Theo em để đánh giá việc tạo lập văn bản A (tên minh họa) cần dựa trên những tiêu chí nào ? Nếu muốn đánh giá việc tạo lập văn bản A một cách đơngiản, bao quát ta cần những tiêu chí nào ? Những tiêu chí và mức độ của các tiêu chí đặt ra ở bảng Rubric, Checklist này đã đầy đủ, phù hợp chưa ? Cần bổ sung hoặc sửa chữa nội dung nào ?, + GV có thể đưa ra các sản phẩm là các bài viết, hoạt động, sản phẩm, của HS năm trước để HS căn cứ vào đó thiết lập các tiêu chí cho các bảng Rubric, Checklist kiểm tra đánh giá năng lực tạo lập văn bản,... - Bước 3: GV nhận phản hồi của HS, tiến hành sửa chữa, bổ sung và dùng chính thức Rubric và Checklist để KTĐG. 68 Một ví dụ cụ thể về cách tạo ra Rubric, Checklist trong KTĐG quá trình (Xem thiết kế giáo án thực nghiệm số 1 “Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”). 2.3.2. Thiết kế bộ Rubric hỗ trợ cho việc kiểm tra đánh giá tổng kết làm văn ở trường phổ thông KTĐG tổng kết trong dạy học LV hiện nay ở nước ta chủ yếu sử dụng hình thức bài viết dạng tự luận. Do vậy, chúng tôi đề nghị thiết kế bộ Rubric đánh giá năng lực tạo lập văn bản viết của HS, bao gồm các phiếu sau: - Rubric (dành cho GV) dùng trong quá trình xây dựng tiêu chí, thang điểm chấm bài viết tự luận. - Rubric (phát cho HS) dùng khi làm bài viết. - Rubric (dành cho GV) dùng trong khi chấm bài cho HS. - Rubric (dành cho GV) dùng khi trả bài cho HS tại lớp. - Rubric (dành cho HS) dùng trong việc tự đánh giá và đánh giá ngang hàng sau khi được trả bài viết. Các bước tiến hành - Bước 1: Ra đề dựa theo ma trận đề kiểm tra, các bước theo qui định của Bộ GDĐT hiện hành, thiết kế Rubric (bảng tiêu chí chấm điểm). - Bước 2: Cung cấp Rubric cho HS. Tùy theo đề bài, đặc điểm thể loại văn bản hướng đến mà GV thiết kế Rubric cho phù hợp. GV có thể đưa Rubric để HS bổ sung, đóng góp thêm (nếu thời gian cho phép). - Bước 3: Chấm bài theo Rubric. Mỗi HS được chấm và nhận xét vào một bảng Rubric riêng (minh họa ở bảng 2.4). GV thống kê bài viết HS theo lớp cùng trên một bảng Rubric (minh họa ở phần sau) để so sánh, đối chiếu, theo dõi sự tiến bộ của HS qua từng bài viết hoặc dùng để trả bài và sửa chữa từng phần văn bản. - Bước 4: Trả bài theo Rubric. - Bước 5: HS tự đánh giá và đánh giá ngang hàng sau khi được trả bài viết dựa theo Rubric được công bố. - Bước 6: HS sửa bài viết dựa theo Rubric.  Một ví dụ cụ thể về xây dựng Rubric trong KTĐG tổng kết LV 69 - Bước 1: Ra đề bài, thiết kế Rubric hướng dẫn chấm. Giả sử ở bài viết định kì số 1 (Ngữ văn lớp 12 Chương trình chuẩn): Nghị luận xã hội về tư tưởng, đạo lí, GV chọn đề LV sau: “Nương tựa và dựa dẫm”. Thời gian làm bài: 90 phút. Hình thức tự luận. + Thiết kế Rubric hướng dẫn chấm: Bảng 2.2. Mẫu Rubric hướng dẫn chấm bài viết định kì dạng văn bản nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí Tiêu chí Mức độ đánh giá Kĩ năng Trọng số (0,5) Mức độ 1 Giỏi Mức độ 2 Khá Mức độ 3 Trung bình Mức độ 4 Yếu Mức độ 5 Kém Điểm ( 8,0 - 10) Điểm ( 7,9 - 6,5) Điểm (6,4 - 5,0) Điểm (4,9 - 3,5) Điểm (3,4 - 0) Chọn và viết đúng kiểu bài NLXH dạng đề mở / Lí lẽ, dẫn chứng phong phú, thuyết phục/ Bố cục rõ ràng, hợp lí/ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp/Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Chọn và viết đúng kiểu bài NLXH đề mở /Lí lẽ, dẫn chứng tương đối phong phú, đôi chỗ chưa thuyết phục/ Bố cục rõ ràng, hợp lí/ Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp : từ 2 - 3 lỗi mỗi loại/ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Chọn và viết đúng kiểu bài NLXH đề mở / Lí lẽ, dẫn chứng sơ sài, đôi chỗ chưa thuyết phục/ Bố cục rõ ràng, hợp lí/ Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp : từ 3 - 4 lỗi mỗi loại/ Chữ viết có thể chưa rõ ràng, trình bày chưa sạch đẹp. Chọn và viết chưa đúng kiểu bài NLXH đề mở/ Lí lẽ, dẫn chứng quá sơ sài, nhiều chỗ chưa thuyết phục/ Bố cục chưa rõ ràng, hợp lí/ Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp : từ 5 - 6 lỗi mỗi loại/ Chữ viết, trình bày bài cẩu thả. Chọn và viết chưa đúng kiểu bài NLXH dạng đề mở/ Lí lẽ, dẫn chứng kém, đa số chưa thuyết phục/ Bố cục chưa rõ ràng, hợp lí/ Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp : từ 7 - 8 lỗi mỗi loại/ Chữ viết, trình bày bài rất cẩu thả. 70 Kiến thức (Trọng số 0,5) - Giới thiệu vấn đề “Nương tựa và dựa dẫm”. - Triển khai vấn đề: + Giải thích “Nương tựa và dựa dẫm”. + Phân tích, chứng minh “Nương tựa” và “dựa dẫm”. + Mối quan hệ giữa “nương tựa” và “dựa dẫm”. + Mở rộng vấn đề về “nương tựa” và “dựa dẫm”. - Kết thúc vấn đề. Giới thiệu vấn đề hấp dẫn/ Triển khai vấn đề đầy đủ, đúng, hấp dẫn, thuyết phục từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. Giới thiệu đúng vấn đề/ Triển khai vấn đề khá đầy đủ, thuyết phục từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. Giới thiệu đúng vấn đề /Triển khai vấn đề một vài chỗ chưa đầy đủ, từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. Giới thiệu đúng vấn đề / Triển khai vấn đề sơ sài, từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. Giới thiệu đúng vấn đề/ Triển khai vấn đề quá sơ sài, từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. - Bước 2: Cung cấp Rubric về nhiệm vụ viết bài cho HS cả lớp: GV (treo bảng) hoặc phô tô, phát ra trước khi HS tiến hành làm bài viết để HS có thể đối chiếu, định hướng viết bài một cách tốt nhất dù là bài viết tại lớp hoặc về nhà. Tiêu chí càng rõ ràng, cụ thể, HS càng dễ hình thành kĩ năng làm bài, phấn đấu và khắc phục những khuyết điểm trong bài viết, theo mẫu sau: Bảng 2.3. Mẫu Rubric cung cấp cho học sinh trước khi thực hiện nhiệm vụ viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Bài viết số 1 : Nghị Tiêu chí Mức độ đánh giá Kĩ Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Mức độ 5 Khung chung, HS trình bày tùy thuộc vào kinh nghiệm, hoàn cảnh, cảm nhận năng lực riêng của mỗi HS, khoảng để dành nhiều trống để HS sáng tạo 71 luận xã hội. Vấn đề: “Nương tựa và dựa dẫm” năng Trọng số (0,5) Giỏi Khá TB Yếu Kém Điểm ( 8,0 - 10) Điểm ( 7,9 - 6,5) Điểm (6,4 - 5,0) Điểm (4,9 - 3,5) Điểm (3,4 - 0) Chọn và viết đúng kiểu bài NLXH dạng đề mở / Lí lẽ, dẫn chứng phong phú, thuyết phục/ Bố cục rõ ràng, hợp lí/ Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp/Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp Chọn và viết đúng kiểu bài NLXH đề mở /Lí lẽ, dẫn chứng tương đối phong phú, đôi chỗ chưa thuyết phục/ Bố cục rõ ràng, hợp lí/ Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp : từ 2 - 3 lỗi mỗi loại/ Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. Chọn và viết đúng kiểu bài NLXH đề mở / Lí lẽ, dẫn chứng sơ sài, đôi chỗ chưa thuyết phục/ Bố cục rõ ràng, hợp lí/ Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp : từ 3 - 4 lỗi mỗi loại/ Chữ viết có thể chưa rõ ràng, trình bày chưa Chọn và viết chưa đúng kiểu bài NLXH đề mở/ Lí lẽ, dẫn chứng quá sơ sài, nhiều chỗ chưa thuyết phục/ Bố cục chưa rõ ràng, hợp lí/ Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp : từ 5 - 6 lỗi mỗi loại/ Chữ viết, trình bày bài cẩu thả. Chọn và viết chưa đúng kiểu bài NLXH dạng đề mở/ Lí lẽ, dẫn chứng kém, đa số chưa thuyết phục/ Bố cục chưa rõ ràng, hợp lí/ Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp : từ 7 - 8 lỗi mỗi loại/ Chữ viết, trình bày bài rất cẩu thả. 72 sạch đẹp. Kiến thức (trọng số 0,5) Giới thiệu vấn đề hấp dẫn/ Triển khai vấn đề đầy đủ, đúng, hấp dẫn, thuyết phục từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. Giới thiệu đúng vấn đề / Triển khai vấn đề khá đầy đủ, thuyết phục từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. Giới thiệu đúng vấn đề /Triển khai vấn đề một vài chỗ chưa đầy đủ, từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. Giới thiệu đúng vấn đề / Triển khai vấn đề sơ sài, từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. Giới thiệu đúng vấn đề/ Triển khai vấn đề quá sơ sài, từ việc giải thích đến phân tích, mở rộng và kết thúc vấn đề. - Bước 3: Chấm bài theo Rubric có chứa sẵn hướng dẫn chấm (như bảng 2.2). GV chấm mỗi bài viết của HS vào 1 bảng Rubric/HS (xem bảng 2.3). Chú ý lời nhận xét cần lôgic, khoa học, mang tính chất nhân văn, xem việc mắc lỗi của HS là điều bình thường, cần có niềm tin rằng: HS nào rồi cũng sẽ tiến bộ. Bảng 2.4. Mẫu Rubric dành cho giáo viên khi chấm bài viết định kì của học sinh Tên học sinh: .. Lớp: . Mức độ đánh giá Điểm Tên bài kiểm tra/ Bài thực hành, Tiêu chí Mức độ 1 Giỏi Mức độ 2 Khá Mức độ 3 TB Mức độ 4 Yếu Mức độ 5 Kém Kĩ năng Trọng số (0,5) Điểm ( 8,0 - 10) Điểm ( 7,9 - 6,5) Điểm (6,4 - 5,0) Điểm (4,9 - 3,5) Điểm (3,4 - 0) N/ xét : N/ xét : N/ xét : N/ xét : N/ xét : 73 Điểm : Điểm Điểm Điểm Điểm Kiến thức Trọng số (0,5) N/ xét : Điểm : N/ xét : Điểm N/ xét : Điểm N/ xét : Điểm N/ xét : Điểm Nhận xét chung về bài làm Chữ kí của giáo viên : Thống kê bài viết HS theo lớp cùng trên một bảng Rubric để so sánh, đối chiếu, trả bài, theo dõi sự tiến bộ của HS qua từng bài viết để sửa chữa từng phần văn bản Bảng 2.5. Mẫu bảng thống kê kết quả bài viết định kì Trường: Lớp: Ngày chấm: Bài viết số: Đề bài: Kiểu bài: Tiêu chí Kỹ năng Kiến thức Tổng điểm Ghi chú Điểm Điểm Họ tên học sinh Nguyễn Văn A - Bước 4: Trả bài theo Rubric. GV công bố Rubric (Bảng 2.2), yêu cầu HS nêu vài ý tưởng ý chính theo thể loại bài viết mà đề bài đặt ra, GV nhận xét. GV phát Rubric chấm bài từng học sinh, đọc bài hay, bài có nhiều lỗi để so sánh, rút ra bài học kinh nhiệm. GV tiến hành sửa bài, HS tự sửa chữa bài viết. Trong vòng 1-2 tiết, GV cần tiến hành giờ trả bài LV như một giờ học thật sự khoa học và nghệ thuật, có mục tiêu, phương pháp, hoạt động cụ thể của GV và HS. GV không nên lấy giờ trả bài thành giờ đọc điểm, giờ để bù cho các tiết trễ bài hoặc để phê phán HS vì kết quả không tốt, Vì tất cả điều này làm cho HS chỉ biết đến điểm sau kiểm tra mà không hề quan tâm đến ưu, khuyết điểm của mình, của bạn học để phấn đấu ở các bài viết lần sau. - Bước 5: HS tự đánh giá và đánh giá ngang hàng sau khi được trả bài viết dựa theo Rubric. GV cần dành khoảng trống thời gian nhất định trong giờ trả bài trên lớp để HS dựa vào Rubric tự đánh giá lại bài viết của chính mình và đánh giá bài của bạn, trao đổi, chia sẻ lẫn nhau. Vì vậy khi tiến hành trả bài viết định kì với những hoạt động như trên, các tổ bộ môn cần phân bố thời gian hợp lí cho hoạt động trả bài viết LV. - Bước 6: HS sửa bài viết 74 HS sẽ sửa bài viết dựa theo bảng Rubric đã GV chấm. HS kẻ bảng thống kê bài viết của mình trong một năm học để theo dõi sự tiến bộ trong việc thực hành văn bản viết trong trường phổ thông. Sau đó, GV yêu cầu HS tạo một hồ sơ học tập LV để lưu các bài viết và bảng Rubric mà GV đã chấm bài. Nếu nhà trường, HS lưu giữ được Rubric bài viết định kì thành hồ sơ học tập thì rất tốt. GV có thể tham khảo những bảng thống kê này của các năm trước đó để biết ưu, khuyết điểm của HS, sở trường của các em trong tạo lập văn bản để tư vấn, phát huy. HS dùng những bảng thống kê này để đối chiếu sự tiến bộ của mình qua từng năm học. 2.4. Một số cách sử dụng Rubric và Checklist sau kiểm tra đánh giá trong dạy học làm văn Hầu hết các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đều yêu cầu HS lưu giữ lại các phiếu Rubric và Checklist trong các hoạt động KTĐG, thiết kế thành các bộ hồ sơ học tập theo chủ đề yêu cầu, ví dụ như: Hồ sơ năng lực viết, hồ sơ năng lực trình bày, thuyết trình, hồ sơ đánh giá sản phẩm,Các dạng bảng này chính là những minh chứng cho năng lực thực tiễn của HS trong quá trình học tập ở một lớp, chủ đề nào đó. Nó là nguồn phản hồi từ nhiều chủ thể đánh giá khác nhau từ GV, HS, bạn bè là cơ sở để GV, nhà trường tổng, đánh giá, phân loại năng lực viết của HS một cách chính xác, đầy đủ. Trong tình hình thực tiễn của việc KTĐG ở nhà trường nước ta hiện nay, GV cần tuân thủ đúng theo qui chế đánh giá, xếp loại HS cấp THPT. Với những kết quả được ghi lại trong các phiếu Rubric và Checklist, GV có thể sử dụng nó như là một trong những cơ sở để điều chỉnh quá trình dạy học; dùng để động viên, khích lệ kịp thời đối với HS hoặc có thể cộng thêm điểm vào những cột điểm miệng trong môn Ngữ văn. Tuy nhiên, việc làm này phải khéo léo, đảm bảo tính sư phạm, khoa học, công bằng và công khai. Với những bảng Rubric thiết kế cho hoạt động chấm trả bài viết định kì, GV có thể lưu giữ lại để làm minh chứng thông báo với HS, cha mẹ HS, các nhà quản lí về hoạt động KTĐG của mình đối với năng lực học tập LV của HS. Tóm tắt chương 2: Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày một số định hướng và cách thức vận dụng Rubric và Checklist vào KTĐG trong dạy học LV ở trường phổ thông bao gồm: xây dựng bộ Rubric, Checklist dùng trong KTĐG quá trình và bộ Rubric dùng trong KTĐG tổng kết. 75 Để thiết kế được những bộ phiếu này, GV, HS cần phải nắm vững chuẩn KTKN phân môn LV qui định trong chương trình, phải biết cụ thể hóa các chuẩn thành tiêu chí, cũng như nắm bắt điều kiện thực tiễn KTĐG LV ở nhà trường phổ thông. 76 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, yêu cầu thực nghiệm sư phạm 3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Việc thực nghiệm trong đề tài này là hoạt động nhằm đánh giá hiệu quả bước đầu của việc sử dụng Rubric và Checklist vào KTĐG LV ở nhà trường phổ thông; hướng đến trả lời cho câu hỏi: Liệu hai công cụ trên có đáp ứng được việc đổi mới KTĐG trong dạy học LV ở ba phương diện đã đề cập trong mục đích và giả thuyết nghiên cứu hay không ? 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm sư phạm Nội dung nghiệm sư phạm phải nằm trong chương trình, chuẩn dạy học phân môn LV đã được qui định. Điều này giúp GV hạn chế tính chủ quan, thiếu khoa học trong hoạt động KTĐG. Tiếp đến, hoạt động thực nghiệm phải đảm bảo diễn ra công khai, minh bạch, trung thực và phải thu thập, đánh giá được hiệu quả của những vấn đề cần nghiên cứu. 3.2. Quy trình thực nghiệm sư phạm  Bước 1: Xác định thời gian, địa điểm, đối tượng tham gia thực nghiệm - Thời gian: Tháng 8/2013, (đầu HK 1 năm học 2013-2014). - Địa điểm: tại trường THPT chuyên Lê Quí Đôn, tỉnh Ninh Thuận. - Đối tượng HS thực nghiệm: HS học Ngữ văn lớp 11, 12 theo chương trình chuẩn.  Bước 2: Gặp gỡ bàn kế hoạch, truyền thông thực nghiệm việc sử dụng Rubric và Checklist trong dạy học làm văn Tháng 8/2013, chúng tôi gặp gỡ lãnh đạo nhà trường, tổ bộ môn Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Quí Đôn để truyền thông về hai công cụ đánh giá Rubric và Checklist trong dạy học LV, đồng thời chọn GV, lớp để dạy thực nghiệm và đối chứng.  Bước 3: Kiểm tra kết quả đầu vào của học sinh trước

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2014_05_29_0116453061_2514_1871483.pdf
Tài liệu liên quan