LỜI CAM ĐOAN.1
MỤC LỤC.ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.xi
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .1
3. Mục tiêu nghiên cứu.16
3.1 Mục tiêu chung.16
3.2. Những mục tiêu cụ thể .16
4. Câu hỏi nghiên cứu .16
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.17
6. Tính mới và đóng góp của luận án.18
6.1. Các đóng góp về mặt lý luận.18
6.2. Các đóng góp về mặt thực tiễn.18
7. Phương pháp nghiên cứu.19
8. Kết cấu của luận án .20
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.21
1.1. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .21
1.1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp.21
1.1.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp.25
1.1.3. Phân loại văn hóa doanh nghiệp .32
87 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 708 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa doanh nghiệp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế - Phân tích trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gữ “Văn hóa doanh
nghiệp” (corporate culture) đã đƣợc các nhà quản trị, các nhà nghiên cứu sử dụng
trong các bài phát biểu, các bài viết về xã hội học, về văn hóa nói chung hay văn
hóa tổ chức nói riêng từ những năm đầu 1980. Ý tƣởng về một "môi trƣờng doanh
nghiệp" (organizational/corporate climate), nơi phản ánh các đặc trƣng khác nhau
của tổ chức doanh nghiệp, là cách hiểu khá sơ khai của VHDN thậm chí đã có từ
những năm 1970.
Có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về VHDN. Một số học giả đƣa
ra cái nhìn mang tính khái quát, tổng quan về VHDN:
Theo Deal và Kennedy (1988, tr.56), VHDN đơn giản là cách thức mà
doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình.
Là một trong những học giả đầu tiên đi sâu nghiên cứu về VHDN,
Schneider (1988, tr.232) cho rằng, VHDN là chất keo kết dính toàn bộ tổ chức lại
với nhau bằng cách cung cấp sự cố kết và liên kết mạch lạc giữa từng bộ phận nhỏ
của doanh nghiệp. Theo ông, các công ty đa quốc gia ngày càng cần tìm hiểu sâu
hơn về VHDN để kiểm soát, điều phối và thống nhất các bộ phận kinh doanh/chi
nhánh ở nhiều nƣớc khác nhau. Điều khó khăn là văn hóa của mỗi chi nhánh lại gắn
chặt với văn hóa quốc gia của nƣớc sở tại và văn hóa của các quốc gia lại khác nhau
rất nhiều. Sự khác biệt này trên thực tế đã gây cản trở không ít cho việc điều hành
hoạt động của các công ty đa quốc gia.
22
Theo Robert A. Cooke (1987, tr.34), VHDN chính là hành vi của các thành
viên mà họ tin rằng cần phải phù hợp để đáp ứng mong đợi trong tổ chức. Do đó, để
một thành viên mới có thể làm việc hiệu quả, phát triển đƣợc trong doanh nghiệp thì
thành viên đó phải tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho hài hòa với “hành vi
chung” đƣợc tổ chức thừa nhận và các thành viên khác áp dụng.
Theo Dƣơng Thị Liễu (2008, tr.22), VHDN là toàn bộ những nhân tố văn
hóa đƣợc doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh
doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Những khái niệm trên về VHDN cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan
về VHDN tuy nhiên lại không cho biết những nhân tố cấu thành nên VHDN và tác
động của VHDN tới tổ chức như thế nào.
Một số học giả, khi đƣa ra khái niệm về VHDN đã nhấn mạnh đến ý nghĩa,
tầm quan trọng của các yếu tố, giá trị văn hóa vô hình trong doanh nghiệp.
Các yếu tố văn hóa vô hình trong doanh nghiệp có thể bao gồm: các giả định
tinh thần, thái độ, thói quen, truyền thống, các triết lý, giá trị cốt lõi, quan niệm,
niềm tin, kỳ vọng chung và thậm trí cả phƣơng pháp tƣ duy, tồn tại phổ biến trong
doanh nghiệp; các yếu tố văn hóa vô hình này đƣợc toàn bộ các thành viên trong
doanh nghiệp chia sẻ, thừa nhận và định hình thành những chuẩn mực hành vi ứng
xử của họ và có xu hƣớng tự lƣu truyền, thƣờng là trong thời gian dài.
Một số định nghĩa về VHDN nhấn mạnh các yếu tố văn hóa vô hình:
Edgar Schein (2004, tr.17): VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà
các thành viên trong doanh nghiệp học đƣợc qua quá trình giải quyết các vấn đề nội
bộ và xử lý các vấn đề với môi trƣờng xung quanh.
Ravasi & Schultz (2006, tr.433): VHDN là tập hợp các giả định tinh thần
đƣợc chia sẻ, cái sẽ định hƣớng hoạt động của doanh nghiệp bằng cách xác định các
phản ứng thích hợp của doanh nghiệp trong những tình huống kinh doanh khác
nhau. Ở cùng một thời điểm, một công ty có thể vừa có "văn hóa đặc trƣng" tổng
thể, vừa có những "tiểu văn hóa" đa dạng và thậm chí mâu thuẫn với nhau. Theo
23
ông, VHDN có cả những điểm ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực tới hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization – ILO,
2008): VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền
thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ
chức đã biết.
Kotter & Heskett (1992, tr.58): VHDN thể hiện tổng hợp các giá trị và cách
hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hƣớng tự lƣu
truyền, thƣờng trong thời gian dài.
Allan, Dobson & Walters (1989, tr.37): VHDN là những niềm tin, thái độ
và giá trị tồn tại phổ biến và tƣơng đối ổn định trong doanh nghiệp.
Louis (1981, tr.29): VHDN là sự đồng thuận về nhận thức hay ý nghĩa của
tất cả các thành viên doanh nghiệp, những nhận thức, ý nghĩa này đƣợc mọi thành
viên trong doanh nghiệp hiểu ngầm với nhau nhƣng rất rõ ràng và khác biệt so với
những doanh nghiệp khác.
Schwartz H. và David S.M (1981, tr.22): VHDN thể hiện niềm tin và kỳ
vọng chung của tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp. Những niềm tin, kỳ vọng
này hình thành những chuẩn mực đầy quyền uy trong việc định hình hành vi của cá
nhân và tập thể trong doanh nghiệp.
Đỗ Thị Phi Hoài (2009, tr.16): VHDN là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị
niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy đƣợc mọi thành viên trong
doanh nghiệp đồng thuận và có ảnh hƣởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động
của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của
doanh nghiệp đó.
Một số học giả, khi đƣa ra định nghĩa về VHDN, ngoài việc đề cập đến các
yếu tố văn hóa vô hình, còn đề cập đến các yếu tố hữu hình của VHDN nhƣ các
biểu tƣợng, lễ nghi, sự kiện, các vật thể, kiến trúc, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức của
doanh nghiệp. Chính những yếu tố văn hóa hữu hình sẽ giúp các thành viên trong
24
doanh nghiệp, đặc biệt là các thành viên mới hiểu và thấm nhuần các yếu tố VHDN
vô hình (niềm tin, giá trị, ) một cách nhanh chóng hơn. Theo Joann Keyton
(2011, tr.38): VHDN là những vật thể, những giá trị, các nghi lễ và quy chuẩn đƣợc
hình thành trong quá trình tƣơng tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp.
Một số học giả cho rằng các yếu tố văn hóa hữu hình chỉ là công cụ để biểu
hiện, truyền đạt các yếu tố văn hóa hóa vô hình. Ví dụ, một doanh nghiệp thiết kế
văn phòng làm việc có tính khoáng đạt, có khu vực nghỉ ngơi thƣ giãn cho nhân
viên, không gian làm việc giữa lãnh đạo và nhân viên không có sự tách biệt rõ ràng
đƣợc coi là một doanh nghiệp có văn hóa khuyến khích sự sáng tạo và mang tính
thứ bậc thấp. Ngƣợc lại, một doanh nghiệp thiết kế văn phòng làm việc thể hiện tính
khô cứng, rập khuôn, không có không gian thƣ giãn nghỉ ngơi cho nhân viên, có sự
tách biệt rõ ràng giữa các bộ phận, phòng ban, giữa lãnh đạo và nhân viên đƣợc coi
là một doanh nghiệp khuyến khích sự quy chuẩn và mang tính thứ bậc cao.
Theo quan điểm của tác giả, mặc dù đồng tình với nhận định cho rằng mục
đích chính của các yếu tố văn hóa hữu hình là nhằm biểu hiện và truyền đạt các yếu
tố văn hóa vô hình, tuy nhiên, do các yếu tố văn hóa hữu hình có vai trò rất quan
trọng trong việc gợi mở, định hình các giá trị văn hóa của doanh nghiệp tới những
ngƣời bên ngoài hoặc những thành viên mới của doanh nghiệp (những ngƣời chƣa
đủ thời gian và trải nghiệm để thấu hiểu các giá trị văn hóa vô hình bên trong của
doanh nghiệp), do đó, tác giả cho rằng trong khái niệm về VHDN vẫn cần đề cập
đến yếu tố văn hóa hữu hình.
Một số học giả, trong định nghĩa về VHDN, cũng đã thể hiện một số nội
dung quan trọng khác nhƣ: VHDN do chính các thành viên doanh nghiệp tạo ra
trong quá trình hoạt động kinh doanh và trong mối quan hệ với môi trƣờng xã hội,
tự nhiên của mình; nó tồn tại trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp, có
thể thay đổi theo thời gian nhƣng luôn thể hiện đƣợc bản sắc riêng của doanh
nghiệp.
Theo Đỗ Minh Cƣơng (2009, tr.73): VHDN là một dạng văn hóa tổ chức
bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hóa mà doanh nghiệp làm ra trong quá
25
trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên bản sắc của doanh nghiệp, tác động tới tình cảm,
lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của nó.
Trần Ngọc Thêm (2008, tr.65) cho rằng: VHDN là một hệ thống các giá trị
do doanh nghiệp sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong mối
quan hệ với môi trƣờng xã hội và tự nhiên của mình.
Theo Trần Thị Vân Hoa (2009, tr.35), VHDN là toàn bộ các giá trị văn hóa
đƣợc gây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở
thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của
doanh nghiệp ấy. VHDN chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành
viên doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích đề ra.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả quan niệm:
“Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị tinh thần và vật chất tạo nên
bản sắc của doanh nghiệp, được doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hình thành,
phát triển và trong mối quan hệ tương tác với môi trường xã hội, tự nhiên, đồng
thời có tác động tới nhận thức, hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp”.
1.1.2. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
1.1.2.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên đặc điểm, bản sắc, nền tảng sức mạnh
tinh thần của doanh nghiệp
VHDN với các bộ phận và yếu tố cấu thành của nó nhƣ sứ mệnh, triết lý kinh
doanh, hệ thống giá trị, quy tắc, quy định, hệ thống nhận diện thƣơng hiệu, lễ nghi,
sự kiện, . có tác động mạnh mẽ đến tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ
đó góp phần hình thành nên phong cách làm việc của cán bộ doanh nghiệp, đặc
điểm nhận diện của doanh nghiệp và là nền tảng sức mạnh tinh thần cho các thành
viên trong doanh nghiệp. Vai trò kết nối, tạo ra sự thống nhất nội bộ tổ chức của
VHDN tạo ra sức mạnh hệ thống, tổng thể của một doanh nghiệp từ nhiều đơn vị,
bộ phận, địa bàn hoạt động khác nhau. Nó cũng giúp cho các thành viên mới khi bắt
đầu làm việc tại một doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thích nghi với môi trƣờng mới,
26
biết đƣợc mình cần điều chỉnh, bổ sung những gì của bản thân để phù hợp với môi
trƣờng của tổ chức mới này.
VHDN không chỉ giúp các thành viên nội bộ của doanh nghiệp định hình
đƣợc bản sắc của mình mà còn giúp cho các khách hàng phân biệt các doanh nghiệp
khác nhau. Sự phân biệt này của khách hàng không chỉ là sự khác biệt trong nhận
diện thƣơng hiệu của doanh nghiệp mà còn thông qua quá trình tiếp xúc trực tiếp,
qua các giao dịch làm ăn để định hình các tiêu chí phân biệt các doanh nghiệp về
phong cách phục vụ khách hàng; khả năng, cách thức, sự nhiệt tình trong việc giải
quyết các vấn đề phát sinh; sự gắn kết giữa tuyên ngôn, khẩu hiệu của doanh nghiệp
với thực tế hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp đó.
VHDN cũng góp phần hình thành nên một yếu tố rất quan trọng, đó là nền
tảng sức mạnh tinh thần hay sức mạnh tƣ tƣởng, đoàn kết nhất trí của doanh nghiệp.
Trong những thời kỳ kinh doanh khó khăn thì chính nền tảng sức mạnh tinh thần,
nhất là tinh thần đoàn kết, nhất trí, quyết tâm vƣợt qua khó khăn thách thức chung,
đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ vững tinh thần của nhân viên, tăng
cƣờng sự quyết tâm, ý chí phấn đấu và tinh thần đoàn kết của các thành viên trong
doanh nghiệp nhằm đƣa doanh nghiệp trở lại hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Theo Đào Duy Quát (2007, tr.22), tinh túy nhất trong văn hóa của một
doanh nghiệp là những phẩm chất văn hóa của mọi thành viên trong doanh nghiệp.
Trong đó những phẩm chất chủ yếu là: lòng yêu nghề, yêu công ty, tinh thần phấn
đấu vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp; tinh thần ham học, đổi mới; tinh
thần lao động; đạo đức kinh doanh. Những yếu tố trên cũng chính là sự thể hiện của
phong cách, bản sắc và nền tảng sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Văn hóa doanh nghiệp phản ánh các giá trị cốt lõi, tầm nhìn chiến lược,
tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều có hệ thống các giá trị cốt lõi, tầm nhìn chiến lƣợc,
tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh của riêng mình. Hệ thống các giá trị này có
thể đƣợc hình thành bởi ngƣời lãnh đạo cao nhất hoặc nhóm lãnh đạo của doanh
27
nghiệp hoặc đƣợc xây dựng từng bƣớc trong quá trình hình thành của doanh nghiệp
bởi nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên.
VHDN đóng một vai trò quan trọng trong việc phản ánh hệ thống giá trị này
không những trong hệ thống cấu trúc nội bộ của doanh nghiệp mà còn phản ánh tới
đông đảo khách hàng và xã hội.
Các giá trị cốt lõi, chiến lƣợc phát triển, tiêu chuẩn đạo đức hay triết lý kinh
doanh của doanh nghiệp sẽ đƣợc phản ánh thông qua hệ thống các yếu tố cấu thành
hoặc các công cụ của VHDN nhƣ: hệ thống nhận diện thƣơng hiệu (logo, khẩu hiệu,
kiến trúc công sở .); các quy định, quy tắc về lề lối làm việc, tiếp xúc khách hàng;
các câu chuyện, truyền thuyết, các lễ nghi, sự kiện của doanh nghiệp v.v. từ đó hình
thành nên môi trƣờng làm việc của doanh nghiệp. Thông thƣờng, các giá trị này có
thể đƣợc truyền đạt một cách dễ dàng đến một nhân viên hay khách hàng mới của
doanh nghiệp thông qua hệ thống các công cụ VHDN hữu hình. Tuy nhiên, nhân
viên hay khách hàng mới này chỉ có thể có đƣợc sự cảm nhận thực sự sâu sắc về hệ
thống giá trị của doanh nghiệp qua những trải nghiệm công việc hoặc giao dịch kinh
doanh trên thực tế, vì khi đó những giá trị mang tính “ẩn” này mới đƣợc bộc lộ một
cách rõ ràng nhất.
Jim Collins và Jerry Porras (2004, tr.85) khẳng định rằng, muốn có doanh
nghiệp đạt đẳng cấp cao trên thƣơng trƣờng, một trong những yếu tố quan trọng
nhất là phải có một nền văn hóa tập thể mạnh mẽ và những bản sắc riêng của mình.
Nghiên cứu về tầm quan trọng của VHDN, John R Childress (2011, tr.2)
cho rằng: văn hóa chính là sự hiển diện của doanh nghiệp, qua đó, mọi ngƣời biết
đến doanh nghiệp sẽ đi về đâu (tầm nhìn chiến lƣợc), vai trò của các thành viên
trong doanh nghiệp nhƣ thế nào (cấu trúc tổ chức) và nền tảng cho các hoạt động
của doanh nghiệp (triết lý kinh doanh, tiêu chuẩn đạo đức).
Đinh Công Hiệp (2007, tr. 39), trong bài “Văn hóa doanh nghiệp với sự
phát triển kinh tế xã hội” tại Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng cho rằng,
đối với các doanh nghiệp, việc xây dựng đƣợc VHDN mạnh và thích ứng là điều
28
kiện cần thiết và quan trọng để quảng bá thƣơng hiệu, mở rộng quan hệ bạn hàng,
mở rộng quan hệ thị thƣờng và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh.
1.1.2.3. Văn hóa doanh nghiệp góp phần tăng cường sức mạnh cạnh tranh của
doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua một số yếu tố
chính nhƣ: chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, nhân lực, trình độ quản trị và
vốn. VHDN có vai trò tác động tới tất cả các yếu tố trên nhƣ tạo môi trƣờng làm
việc sản xuất kinh doanh theo quy chuẩn, đảm bảo chất lƣợng sản phẩm; tạo môi
trƣờng kích thích sự sáng tạo, đặc biệt là các sáng tạo về khoa học công nghệ; tạo
môi trƣờng giúp cán bộ nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân và tạo môi
trƣờng để áp dụng các phƣơng thức quản trị hiện đại. Do đó, VHDN đóng một vai
trò quan trọng góp phần tăng cƣờng sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Theo Dƣơng Thị Liễu (2008, tr.42), một doanh nghiệp có văn hóa mạnh sẽ
có điều kiện thu hút nhân tài và củng cố lòng trung thành, những yếu tố quan trọng
cấu thành nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp.
Lê Thị Kim Nga (2012, tr.52), trong bài viết “Văn hóa doanh nghiệp và
quản trị doanh nghiệp” cũng khẳng định, VHDN có khả năng tổng hợp liên kết sức
mạnh của các nguồn lực khác nhau, kiến tạo sự khác biệt độc đáo trên thị trƣờng, từ
đó giúp doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh.
Có khá nhiều nghiên cứu quốc tế về mối quan hệ giữa VHDN và các thành tố
hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sousa-Poza (2001) thông
qua khảo sát các doanh nghiệp tại Mỹ, Thụy Sĩ và Nam Phi đã khẳng định mối liên
hệ tích cực giữa việc thực thi các nội dung VHDN đến kết quả thực hiện Quản trị
chất lƣợng tổng thể TQM (Total Quanlity Management) của doanh nghiệp.
VHDN còn góp phần đảm bảo sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp thông
qua việc giúp doanh nghiệp điều chỉnh phù hợp với những biến đổi của môi trƣờng
bên trong và bên ngoài của nó. John R Childress (2011, tr,2), cho rằng, trong
doanh nghiệp có ba yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, đó
29
là chiến lƣợc, cấu trúc tổ chức và văn hóa. Vì vậy, trƣớc áp lực của các yếu tố bên
ngoài nhƣ đổi mới công nghệ, áp lực cạnh tranh tạo ra sự thay đổi những yếu tố bên
trong nhƣ chiến lƣợc và quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp
không điều chỉnh các yếu tố văn hóa của mình phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển
của doanh nghiệp do văn hóa cũ không phù hợp với chiến lƣợc và cấu trúc mới.
Hình 1.1: Ảnh hƣởng của việc chậm thay đổi văn hóa doanh nghiệp
tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Nguồn: John R Childress,(2011), Why Banks Should Focus On Culture,
Now More Than Ever, The Principia Group
1.1.2.4. Văn hóa doanh nghiệp góp phần xây dựng môi trường làm việc đoàn kết, hiệu
quả trong doanh nghiệp, nâng cao sự thỏa mãn công việc của nhân viên
VHDN tác động trực tiếp đến quá trình phối hợp công việc giữa từng thành
viên trong doanh nghiệp, trong mối quan hệ tƣơng tác giữa các phòng ban, bộ phận
trong doanh nghiệp, do đó tác động trực tiếp đến việc xây dựng môi trƣờng làm việc
của doanh nghiệp. Môi trƣờng làm việc của doanh nghiệp thể hiện tính đoàn kết hay
tách biệt, mối quan hệ công việc giữa các phòng ban, đơn vị của doanh nghiệp là
nhịp nhàng hay quan liêu hành chính phụ thuộc một phần quan trọng vào việc các
yếu tố văn hóa đƣợc triển khai trong doanh nghiệp đó nhƣ thế nào. Đối với các
doanh nghiệp xây dựng đƣợc môi trƣờng văn hóa mạnh, các thành viên có tinh thần
Thể chế
Công nghệ
Luật pháp
.......
Chiến
lƣợc cũ
Văn hóa
cũ
Chiến
lƣợc mới
Cấu trúc
cũ
Cấu trúc
mới
30
đoàn kết cao, các đơn vị phối hợp nhịp nhàng và tinh thần chung là hƣớng tới lợi
ích, tầm nhìn, sứ mệnh của tổ chức.
VHDN, thông qua việc xây dựng môi trƣờng làm việc của doanh nghiệp,
cũng góp phần tác động đến mức độ thỏa mãn về công việc của cán bộ nhân viên,
bên cạnh các yếu tố khác nhƣ lƣơng, chế độ phúc lợi hay sự thăng tiến trong công
việc. Điều này đƣợc thể hiện qua thang nhu cầu của Maslow, theo đó, con ngƣời có
5 loại nhu cầu chính theo thứ tự từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, nhƣ cầu an toàn,
nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu đƣợc tôn trọng và nhu cầu thể hiện mình. Do đó,
VHDN, thông qua các yếu tố cấu thành và công cụ của mình, nếu hình thành đƣợc
môi trƣờng làm việc mà lãnh đạo và cán bộ nhân viên có sự giao tiếp cởi mở, mọi
ngƣời đều đƣợc tôn trọng và có cơ hội thể hiện mình thì sẽ góp phần đem lại mức
độ thỏa mãn công việc cao trong nhân viên.
Lund (2003) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại hình VHDN tới mức độ
thỏa mãn công việc của nhân viên thông qua bảng hỏi khảo sát các doanh nghiệp tại
Mỹ. Kết quả cho thấy nhân viên có mức độ thỏa mãn công việc cao hơn tại các
doanh nghiệp hƣớng theo loại hình văn hóa gia đình và sáng tạo. Ngƣợc lại, các
doanh nghiệp hƣớng theo loại hình văn hóa cạnh tranh và thứ bậc đem lại ít sự thỏa
mãn hơn tới nhân viên.
Theo Đỗ Minh Cƣơng (2009, tr.73), trong bài “Văn hóa doanh nghiệp, một
số vấn đề và giải pháp” nhận định rằng, các doanh nghiệp thành công trong nƣớc
và thế giới, đều rất coi trọng việc giáo dục nhân viên bằng các giá trị và bản sắc văn
hóa của mình, đồng thời cố gắng tạo ra điều kiện vật chất và tinh thần để nguồn vốn
con ngƣời có hứng khởi trong lao động, thỏa mãn trong công việc, cống hiến hết
mình cho tổ chức.
1.1.2.5. Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo trong
doanh nghiệp
Khả năng đổi mới và sáng tạo tại một doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào
việc doanh nghiệp đó có hay không thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát
31
triển R&D (Research and Development), có hay không nguồn nhân lực chất lƣợng,
tài năng mà còn phụ thuộc nhiều vào việc VHDN của ngân hàng đó có tạo môi
trƣờng và động lực cho sự đổi mới và sáng tạo hay không.
Nhƣ đã trình bày ở trên, một môi trƣờng VHDN mạnh sẽ kích thích các cá
nhân, từ lãnh đạo đến nhân viên trong doanh nghiệp có điều kiện phát huy năng lực
sáng tạo của mình. Năng lực sáng tạo đó đƣợc giải phóng bởi một không gian làm
việc cởi mở, bao gồm cả không gian về mặt thiết kế, bố trí văn phòng làm việc đến
không gian, cách thức giao tiếp trao đổi công việc cởi mở giữa các thành viên trong
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, một môi trƣờng VHDN kích thích sự đổi mới, sáng tạo không hẳn
là một môi trƣờng của sự đồng thuận tuyệt đối. Môi trƣờng đó cho phép các ý tƣởng
đổi mới, sáng tạo đƣợc tự do đề xuất, nhƣng ngƣợc lại, cũng đƣợc tự do tranh luận
và phản biện. Sự tranh luận và phản biện này có một ý nghĩa tích cực trong việc
đảm bảo chất lƣợng của các nội dung, ý tƣởng sáng tạo và đổi mới, từ đó những ý
tƣởng sẽ đƣợc trau chuốt hơn, chỉnh sửa phù hợp hơn khi triển khai trên thực tế. Vì
vậy tính cạnh tranh thông qua việc tranh luận, phản biện ở đây không những không
hạn chế quá trình đổi mới, sáng tạo mà ngƣợc lại còn làm tăng chất lƣợng quá trình
đổi mới, sáng tạo và hƣớng nó phục vụ cho sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp.
VHDN còn khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp qua các
công cụ nhƣ hệ thống thƣởng phạt, tuyên dƣơng, thăng cấp v.v. Việc một nhân viên,
đƣợc khen thƣởng một cách xứng đáng khi ý tƣởng đổi mới, sáng tạo của mình
đƣợc thực thi có hiệu quả sẽ tạo động lực và sự khích lệ lớn không chỉ cho nhân
viên đó mà cho rất nhiều cán bộ nhân viên khác, những ngƣời tin tƣởng rằng, những
cố gắng của họ sẽ đƣợc tƣởng thƣởng một cách xác đáng.
Đinh Việt Hòa (2011, tr.40), trong bài viết về “Văn hóa doanh nghiệp và sự
phát triển bền vững”, cho rằng, một doanh nghiệp chỉ đƣợc coi là có môi trƣờng
văn hóa mạnh khi các ý tƣởng luôn đƣợc xem xét, sự cải tiến luôn đƣợc ủng hộ và
thành công đƣợc ghi nhận.
32
1.1.3. Phân loại văn hóa doanh nghiệp
Dựa trên các cách tiếp cận khác nhau, các học giả đã đƣa ra một số phƣơng
án nhằm phân loại VHDN: Handy (1993) đƣa ra mô hình 4 loại VHDN gồm: văn
hóa quyền lực, văn hóa vai trò, văn hóa nhiệm vụ và văn hóa cá nhân.
Các loại hình văn hóa doanh nghiệp theo Handy (1993)
(1) Văn hóa quyền lực
Tập trung quyền lực trong một nhóm nhỏ hoặc
một nhân vật trung tâm. Sự kiểm soát của
doanh nghiệp đƣợc tỏa ra từ trung tâm theo
hình mạng nhện. Doanh nghiệp theo kiểu văn
hóa quyền lực này chỉ cần một vài quy tắc hoạt
động nhất định, ít hành chính hóa đồng thời rất
nhanh chóng trong việc đƣa ra các quyết định.
(2) Văn hóa vai trò
Các vị trí công việc đƣợc phân bổ theo một cấu
trúc hệ thống. Doanh nghiệp hình thành bộ máy
hành chính phân cấp nhất quán, sự kiểm soát
đƣợc thực hiện bởi hệ thống các thủ tục, mô tả
vị trí công việc đƣợc thực hiện rõ ràng. Doanh
nghiệp theo kiểu văn hóa vai trò đƣợc mô tả
nhƣ một "tòa nhà La Mã " với các trụ cột vững
chãi đại diện cho các phòng ban chức năng.
(3) Văn hóa nhiệm vụ
Các nhóm đƣợc thành lập để giải quyết các vấn
đề cụ thể. Quyền lực đƣợc trao cho nhóm (đặc
biệt là các chuyên gia) để thực hiện nhiệm vụ.
Loại VHDN này sử dụng phƣơng thức tiếp cận
theo nhóm, nơi mỗi ngƣời có tay nghề và
chuyên môn trong lĩnh vực riêng của họ.
33
(4 )Văn hóa cá nhân
Loại VHDN này hình thành nơi mọi cá nhân
đều tin rằng mình vƣợt trội và quan trọng với tổ
chức. Nó có thể gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong quá trình hoạt động khi mỗi ngƣời
có một chí hƣớng khác nhau. Tuy nhiên, một số
doanh nghiệp theo hình thức liên danh (đặc biệt
là liên danh theo chuyên môn nghề nghiệp) lại
khá phù hợp với kiểu văn hóa này bởi mỗi bên
tham gia vào liên danh lại mang đến một ƣu thế
chuyên môn cụ thể và một nhóm khách hàng
riêng cho công ty.
Cooke & Lafferty (1987), đƣa ra Bảng kê VHDN với mƣời hai quy tắc,
phong cách ứng xử đƣợc chia thành ba nhóm: nhóm văn hóa xây dựng, nhóm văn
hóa thụ động, nhóm văn hóa cạnh tranh.
(1) Nhóm văn hóa xây dựng: Là nhóm văn hóa mà các thành viên đƣợc
khuyến khích để tƣơng tác với nhau, khuyến khích làm việc nhóm, hỗ trợ nhau cùng
hoàn thành nhiệm vụ chứ không chỉ lo nghĩ đến công việc của riêng mình. Ở các
doanh nghiệp, khi mà nhiệm vụ có tính phức tạp, tổng hợp, đòi hỏi nhiều kỹ năng
chuyên môn khác nhau thì nhóm văn hóa này khá phù hợp và hiệu quả. Bốn phong
cách ứng xử trong nhóm văn hóa này gồm:
Hướng đến hiệu quả: Coi hiệu quả, chất lƣợng công việc là mục tiêu
chung của mọi thành viên và để công việc đạt đƣợc hiệu quả cao cần có nỗ lực,
kinh nghiệm, kỹ năng của nhiều ngƣời.
Luôn tự hoàn thiện: Mỗi thành viên luôn cố gắng hoàn thiện bản thân,
hiện thực hóa các tiềm năng và phát huy năng lực của mình. Ngƣời theo phong
cách này thể hiện một mong muốn mạnh mẽ học hỏi và trải nghiệm mọi thứ, có tƣ
duy sáng tạo nhƣng thực tế và một mối quan tâm cân bằng giữa đồng nghiệp và
nhiệm vụ đƣợc giao.
34
Tinh thần khuyến khích: Có tinh thần giúp đỡ, tƣ vấn cho ngƣời khác phát
triển bản thân và hoàn thành công việc. Giải quyết các tình huống mâu thuẫn với
tinh thần xây dựng, nhạy cảm với các yếu tố tâm lý của đồng nghiệp.
Hành động nhâ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 00050008281_0327_2002970.pdf