Luận văn Văn học Đàng trong thế kỷ XVII - XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan

Mục lục 1

MỞ ĐẦU 4

1. Lý do chọn đề tài 4

2. Mục đích nghiên cứu 6

3. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

5. Đóng góp của luận án 10

6. Cấu trúc luận án 10

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 11

1.1. Một số thuật ngữ cơ bản 11

1.1.1. Đàng Trong – danh xưng miền đất mới 11

1.1.2. Văn học Đàng Trong 14

1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 16

1.2.1. Văn học Đàng Trong và các công trình nghiên cứu văn học sử 16

1.2.2. Văn học Đàng Trong như một đối tượng khảo sát chuyên biệt 25

Chương 2. VĂN HÓA – XÃ HỘI ĐÀNG TRONG THẾ KỶXVII - XVIII37

2.1. Nho học vùng đất mới và những dấu tích văn chương 37

2.1.1. Mô hình Nho giáo không thuần nhất: điều kiện để văn

chương phát triển theo xu thế tự nhiên37

2.1.2. Học phong không chuộng từ chương cử nghiệp: điều kiện để

văn học Nôm phát triển43

2.2. Sự đặc biệt trong thành phần cư dân: ưu thế vượt trội cho việc phát

triển các loại hình văn học diễn đạt bằng hình thức dân gian46

2.3. Xã hội thị dân: tiền đề cho sức trẻ của văn học Đàng Trong 482

Chương 3. VĂN HỌC ĐÀNG TRONG XÉT TRONG MỐI TưƠNG

QUAN VỚI VĂN HỌC ĐÀNG NGOÀI THẾ KỶ XVII – XVIII53

3.1. Lược thảo tiến trình văn học Đàng Trong 54

3.1.1. Từ đầu thế kỷ XVII đến năm 1672 54

3.1.2. Từ năm 1673 đến năm 1777 56

3.1.3. Từ năm 1778 đến năm 1802 63

3.2. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện đội

ngũ tác giả65

3.2.1. Nhà nho gốc Việt 66

3.2.2. Nhà nho gốc Minh hương 71

3.3. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện nội

dung phản ánh76

3.3.1. Đề vịnh thiên nhiên 76

3.3.2. Tố cáo hiện thực 83

3.4. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện thể loại 87

3.4.1. Sự phát triển song hành những thể loại truyền thống ở cả hai

Đàng (thơ, phú, văn tế, tiểu thuyết chương hồi, truyện Nôm)87

3.4.2. Lối đi riêng của văn học Đàng Trong với những thể loại đặc

thù phương Nam (vãn, vè, tuồng)92

3.5. Tương quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phương diện ngôn ngữ 100

Chương 4. VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC ĐÀNG TRONG ĐỐI VỚI

VĂN HỌC DÂN TỘC108

4.1. Hoàn chỉnh bản đồ văn học Việt 108

4.1.1. Đào Duy Từ và sự hình thành trung tâm văn học Thuận - Quảng 110

4.1.2. Mạc Thiên Tích, Chiêu Anh các và trung tâm văn học Hà Tiên 114

4.1.3. Gia Định tam gia và trung tâm văn học Gia Định 123

4.2. Sáng tạo hình tượng văn học mới (người hào kiệt, người anh

hùng thời loạn)128

4.3. Khởi đầu hai thể loại tự sự trường thiên (tiểu thuyết chương hồi

và truyện Nôm bác học)1313

KẾT LUẬN 137

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN141

TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

pdf156 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn học Đàng trong thế kỷ XVII - XVIII trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trị rồi kế đó là những di dân người Hoa di trú vì lý do kinh tế. Năm 1679, Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch đem ba nghìn bộ chúng Hoa Nam tới Quảng Nam xin quy phụ và được cho vào cư trú ở Biên Hòa, Mỹ Tho. Năm 1708, nhóm Mạc Cửu định cư ở Hà Tiên xin quy phụ Hiển tông Phước Châu, được trao chức Tổng binh, cho giữ trấn Hà Tiên. Được gọi bởi một tên chung là người Minh hương, họ đã đưa đến những tác động tích cực nhiều mặt đối với quốc phòng, kinh tế, xã hội, văn hóa và cả văn học Đàng Trong khi đó Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những tác giả - trí thức nhà nho gốc Minh 69 hương thuộc thời kỳ văn học Đàng Trong như Mạc Thiên Tích và nhiều tác giả trong thi phái Chiêu Anh các, hoặc những người dù sáng tác chủ yếu dưới thời kỳ nhà Nguyễn nhưng sinh ra, lớn lên, học tập, trưởng thành và hình thành thế giới quan, nhân sinh quan từ thời kỳ Đàng Trong như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh. Mạc Thiên Tích (1706 - 1780), lúc đầu là Thiên Tứ, tiểu danh là Tông, tự Sĩ Lân, con trưởng của Tổng binh Hà Tiên Mạc Cửu. Sau khi cha chết, Thiên Tích được tập tước, giữ chức Đô đốc trấn thủ Hà Tiên, quyền hạn rộng rãi. Ông không chỉ có công đầu trong việc khai sơn phá thạch, đuổi sấu, bắt thuồng luồng, mà còn biến vùng đất cô tịch này thành một danh thắng không những trong thực tế mà cả trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật với danh xưng được sử sách tôn vinh là “văn hiến quốc”. Là một nhà chính trị đa tài, lại là một văn sĩ nổi tiếng, Mạc Thiên Tích đã gọi mời kẻ sĩ bốn phương, mở Chiêu Anh các (1736), trước hết để đàm văn luận võ. Sau nữa, Chiêu Anh các còn lập Văn miếu thờ Khổng tử; dựng nhà nghĩa học, truyền thụ lễ nghĩa thi thư cho những thanh niên tuấn tú cùng học trò nghèo khó khắp vùng. Do vậy, Chiêu Anh các không chỉ đơn thuần là một tao đàn thi xã mà còn là một tổ chức hoạt động văn hóa xã hội góp phần vào sự phát triển, canh tân văn hóa của xứ sở Hà Tiên. Riêng trong lĩnh vực sáng tác văn chương, theo các tư liệu hiện còn, được biết, Chiêu Anh các đã có ít nhất bảy tác phẩm khắc in. Trong bài tựa sách Minh Bột di ngư trùng bản (khắc in năm 1821), Trịnh Hoài Đức kể ra: Hà Tiên thập cảnh toàn tập, Minh Bột di ngư thi thảo, Hà Tiên vịnh vật thi tuyển, Châu thị trinh liệt tặng ngôn, Thi truyện tặng Lưu tiết phụ, Thi thảo cách ngôn vị tập [192, tr. 9]. Sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn, ngoài Hà Tiên thập vịnh còn nhắc tới bản in Thụ Đức hiên tứ cảnh [37, tr. 237]. Trong đó Hà Tiên thập cảnh toàn tập (tức Hà Tiên thập vịnh bằng chữ Hán), có 320 bài thơ Đường luật của 32 người 1 ; Minh Bột di ngư của Mạc Thiên Tích có 30 bài thơ và 01 bài phú; Thụ Đức hiên tứ cảnh có 88 bài thơ Đường luật hồi văn thuận nghịch độc của 32 người [142, tr. 302]. Điều đáng nói là trong số “tam thập lục kiệt” 2 của tao đàn, chỉ có 6 vị là người Việt, còn 30 vị nữa là người Minh hương - có thể là người Hoa sinh ra tại 1 Chưa kể 10 bài họa lại của Nguyễn Cư Trinh vào năm 1757, được Lê Quý Đôn chép trong sách Phủ biên tạp lục; và 10 bài của Dư Tích Thuần mang đầy khẩu khí “thiên triều” nên không được Mạc Thiên Tích cho in. 2 Theo Đông Hồ, không thể căn cứ vào số lượng 31 người họa lại 10 bài vịnh Hà Tiên của người thủ xướng Mạc Thiên Tích mà nhầm lẫn Chiêu Anh Các có 31 người. Thực ra, còn 5 vị nữa có đăng tên trong danh sách Chiêu Anh các mà 70 nước Việt (có người ở Hà Tiên, có người từ Thuận Quảng, Gia Định), hoặc người Trung Hoa từ chính quốc sang (chủ yếu là hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến), vì hâm mộ thanh danh Chiêu Anh các, cảm mến phong lưu tài vận đất Hà Tiên mà tìm đến. Mặc dù khai sinh tại xứ sở Đàng Trong, nhưng nói như Đông Hồ thì “trong Chiêu Anh các người Tàu là chủ mà người Việt là khách” [60, tr. 49]. Dù được hình thành tương đối ngẫu nhiên về lực lượng sáng tác nhưng “đây vẫn là một bộ phận trong văn học Hán Nôm Việt Nam” [142, tr. 304] 1 . Trên thực tế, các yếu tố nghệ thuật Hoa Nam đã được tiếp thu một cách chủ động và có ý thức để tuyên truyền cho một Hà Tiên ở tây thùy viễn tái, một Hà Tiên dù cách bức về không gian - địa lý nhưng vẫn là một phần lãnh thổ của Việt Nam. Nếu như Hà Tiên thập vịnh “phản ánh văn chương về chặng đầu trong quá trình Việt hóa về mặt chính trị của con cháu các di thần phản Thanh phục Minh người Hoa ở Đàng Trong thế kỷ XVIII” [142, tr. 304] thì Minh Bột di ngư là một “tuyên ngôn Việt hóa” của Mạc Thiên Tích và lớp hậu duệ các di thần phản Thanh phục Minh Hoa Nam qua tỵ nạn chính trị ở Đàng Trong thế kỷ XVII – XVIII, khi mối quan hệ với không gian xã hội này đã thúc đẩy họ “chủ động và vĩnh viễn vùi chôn „tâm sự di thần‟” [142, tr. 305]. Tới đây, văn học Đàng Trong đã tiếp nhận thêm một nguồn lực quan trọng, giúp nó vừa duy trì được mối liên hệ với văn học viết truyền thống vừa tiếp thu thêm nhiều yếu tố “quốc tế” trong hoàn cảnh khu vực lúc ấy. Hết sức đặc biệt là, Chiêu Anh các không chỉ có sức ảnh hưởng trong sinh hoạt văn học Đàng Trong và trong một bộ phận văn nhân Trung Hoa - những người có ít nhiều liên hệ với nhau về vốn văn hóa, tri thức mà còn được rất nhiều nhà nho Đàng Ngoài tán thưởng, dù về mặt quan điểm chính trị, họ đứng ở “hai đầu chiến tuyến”, như: Lê Quý Đôn, Phạm Nguyễn Du (thế kỷ XVIII), Phan Huy Chú, Nguyễn Trọng Hợp (thế kỷ XIX) Để có được sức ảnh hưởng đó, chắc hẳn sáng tác của tao đàn này phải có một “điểm gặp gỡ” nào đó với tâm thế sáng tác và thưởng ngoạn văn chương của các thi nhân Đàng Ngoài; nói cách khác, lúc này, văn chương Đàng Trong nói chung và thi phẩm của Chiêu Anh các nói riêng, chắc chắn phải có những yếu tố vượt qua tính chất “địa phương” của một vùng văn học và hòa vào mệnh mạch chung của văn học không thấy thơ họa [xem thêm: Đông Hồ (1970), Văn học miền Nam, Văn học Hà Tiên, Chiêu Anh các – Hà Tiên thập cảnh khúc vịnh, Xuất bản Quình Lâm, Viện Văn nghệ - Hiên Biên khảo, Sài Gòn, tr. 58]. 1 Về việc sáng tác của Chiêu Anh các có được coi là văn học Việt hay không, xem thêm mục 4.1.2: “Mạc Thiên Tích, Chiêu Anh các và trung tâm văn học Hà Tiên”. 71 dân tộc, làm phong phú cho văn học dân tộc, thậm chí có những thành tựu tác động dội ngược lại văn học truyền thống. Ngoài Mạc Thiên Tích và nhóm Chiêu Anh các ở Hà Tiên, trong các nhóm người Hoa ở Đàng Trong trước năm 1755 cũng có những tác giả như Trần Thoại (mà theo Cao Tự Thanh, nhiều khả năng chính là Trần Đại Định – con Trần Thượng Xuyên) với một số bài thơ được Phạm Nguyễn Du trích trong Nam hành ký đắc tập. Nhân vật này tuy là Tổng binh, nhưng lại có phong cách rất tao nhân, và qua lời thơ trong Tự vấn, Tân trúc điếu đài, Túy khách ngâm, cũng có thể ít nhiều thấy được đời sống tâm tình của một số tướng lĩnh quý tộc kiêm thương nhân địa chủ người Hoa ở vùng Lục Châu trước khi Tây Sơn khởi nghĩa: tâm lý tự hào và thỏa mãn của những người khẳng định được vai trò xã hội của mình trong một không gian sống mới, một không gian xã hội không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa những người Hoa. Sau khi Tây Sơn khởi nghĩa (1771) và xác lập vương triều vào năm 1778, đồng thời quân Lê - Trịnh do Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy vượt sông Gianh, chiếm Phú Xuân (1774 - 1775), đánh đuổi tập đoàn chúa Nguyễn vào Gia Định, nhiều quan lại, tướng lĩnh và quân sĩ người Thuận Quảng đã chạy theo chúa Nguyễn Phước Thuần vào Nam. Cùng với đó, một số nhà nho, nhân dân tránh chiến tranh ở miền Trung cũng tìm vào sống ở khu vực Đồng Nai – Gia Định, vô hình trung góp phần vào sự phát triển văn hóa của địa phương. Tuy nhiên, cũng phải đến khi “Sơn hội Gia Định” được thành lập với các nhà thơ Chỉ Sơn Trịnh Hoài Đức, Nhữ Sơn Ngô Nhơn Tịnh, Kỳ Sơn Diệp Minh Phụng, Phục Sơn Vương Kế Sinh, Hối Sơn Huỳnh Ngọc Uẩn vào đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII, lực lượng trí thức ở địa phương mới chính thức tách ra như một tầng lớp riêng biệt với những sinh hoạt văn hóa – xã hội độc lập. Từ thời điểm này, văn học Hán Nôm ở Gia Định mới thực sự ra đời, với một lực lượng sáng tác - tầng lớp trí thức có khả năng cũng như nhu cầu sáng tác văn học viết. Nổi bật trong số đó là ba tên tuổi: Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Lê Quang Định, được người đời tôn xưng là “Gia Định tam gia” – ba văn nhân không chỉ sinh trưởng, thành danh ở Gia Định, mà còn là những người viết nhiều nhất về Gia Định, tái hiện, làm sống dậy tất cả hồn cốt, sinh khí của đất Gia Định. Cùng với những văn nhân khác như Huỳnh Ngọc Uẩn, Võ Trường Toản sáng tác của Gia Định tam gia đã góp phần vào việc đưa văn học Hán Nôm Gia Định hòa nhập vào với văn học dân tộc. 72 Đặc biệt là, trong các gương mặt văn nhân - văn hóa tiêu biểu của đất Gia Định thuở ấy, nổi bật lên nhiều tên tuổi là người gốc Minh hương như Võ Trường Toản - vị xử sĩ đã đào tạo được nhiều môn đồ tài năng như Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh, Huỳnh Ngọc Uẩn Toàn bộ thành viên trong nhóm Sơn hội đều là người Minh hương. Trong số ba nhân vật lỗi lạc - Gia Định tam gia, thì đã có tới hai người gốc Minh hương (Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhơn Tịnh). Cụ nội tổ Trịnh Hoài Đức đến miền Nam nước Việt từ đời chúa Nguyễn Phước Tần (1648 - 1687), lúc đầu ở Phú Xuân, sau chuyển vào Trấn Biên; đến đời Trịnh Hoài Đức thì chuyển về ngụ tại Phiên An (sau này là tỉnh Gia Định). Thế mà trong các nhà văn, nhà thơ thế kỷ XVII - XVIII ở Nam Bộ, “ít có người nào có vốn sống và hiểu biết phong phú về đất Đồng Nai, Gia Định như Trịnh Hoài Đức” [54, tr. 53]. Gia Định thành thông chí của ông là một trong những cuốn sách dư địa chí lớn của nước ta thời trung đại, cho biết nhiều điều lý thú và bổ ích về lịch sử, đất nước và con người Đồng Nai, Gia Định xưa. Thối thực truy biên 1 có 127 bài thơ thì có tới 30 bài viết về Gia Định 2 ... Ngô Nhơn Tịnh người gốc Quảng Tây, tổ phụ chạy trốn triều Mãn Thanh, sang cư trú ở Gia Định. Vì đã coi Việt Nam là tổ quốc của mình nên khi đi sứ Trung Hoa, ông vẫn luôn đau đáu một nỗi niềm nhớ nước thương nhà: “Thân tại cõi Bắc, lòng ở nước Nam/ Nước chảy về biển Đông, trăng lặn phía Tây; Nước sông chảy kiệt liệt người xa quê/ Mai núi nở hết lòng nhớ vườn cũ” [41, tr. 15]; căng cắng hoài bão “báo quốc”: “Báo quốc đan tâm tận/ Tư hương bạch phát tân” (Báo quốc hết lòng son/ Nhớ quê thêm tóc bạc) [41, tr. 437] Điều đó một lần nữa chứng tỏ, những người Minh hương đã thực sự vượt thoát ra khỏi tâm sự “di thần”, hòa nhập vào cuộc sống của người dân bản xứ. Nơi đây cũng đã trở thành quê hương, thành tổ quốc, thành một phần hồn thiêng liêng trong tâm khảm họ. Thế nên mới có chuyện Mạc Thiên Tích thậm chí đã quên cả lý tưởng “nghĩa bất thần Thanh” của tiên quân Mạc Cửu, mà tâu với Duệ tông Phước Thuần tình nguyện xin qua Quảng Đông cầu viện nhà Thanh giúp quân tiêu diệt Tây Sơn, thu hồi cương thổ. Rõ ràng, lần tiếp nhận các yếu tố Trung Hoa này đã khác về chất so với thời Bắc thuộc. Thay vì tiếp nhận một cách bị động, không tự nguyện, người Việt ở Đàng Trong thời kỳ này đã 1 Một phần trong Cấn Trai thi tập. Phần này được viết vào thời kỳ Trịnh Hoài Đức phiêu bạt nhiều nơi (1782 – 1801), là sáng tác thuộc vào “văn học Đàng Trong”. 2 Theo thống kê của Hoài Anh trong sách Gia Định tam gia, Biên dịch - chú giải: Hoài Anh, Hiệu đính – giới thiệu: TS. Huỳnh Văn Tới, Bùi Quang Huy, NXB Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai, 2005, tr. 43. 73 tích lũy được nhiều kinh nghiệm phát triển văn hóa hơn, và có lẽ, chính những kinh nghiệm này giúp họ nhất hóa chứ không đồng hóa các yếu tố văn hóa bên ngoài đưa tới. Như vậy là đến thời điểm cuối thế kỷ XVIII, văn học Đàng Ngoài đã có sự hiện diện của cả ba loại hình tác giả - nhà nho là nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử, khác với Đàng Trong chỉ có sự góp mặt của nhà nho hành đạo và nhà nho ẩn dật. Nếu như việc vắng bóng đội ngũ nhà nho tài tử khiến cho văn học Đàng Trong thiếu đi nét phong lưu, tình tứ và khó đạt tới những thành tựu mang tinh thần nhân văn sâu sắc như ở Đàng Ngoài, thì sự xuất hiện của đội ngũ nhà nho gốc Minh hương tạo điều kiện cho văn học Đàng Trong tiếp nhận trực tiếp gần như đồng thời một số thành tựu từ Trung Hoa, giúp cho văn học Đàng Trong “rút ngắn cách biệt”, nhanh chóng hòa nhập vào với truyền thống dân tộc, thậm chí trên một số phương diện còn góp phần làm phong phú thêm cho truyền thống ấy. Dù có những khác biệt đó, nhưng nhìn tổng thể, có một điểm chung ở cả hai Đàng là văn chương của nhà nho hành đạo vẫn chiếm số lượng lớn và giữ vai trò quan trọng trong việc làm nên diện mạo của văn học vùng. Do vậy, chính những gặp gỡ, tương đồng và những sự khác biệt trong nguồn gốc, học vấn, vị thế, tâm lý, lý tưởng của nhà nho hành đạo ở hai Đàng sẽ quy định, một cách căn bản, sự thống nhất và khác biệt trong văn học mỗi vùng, dù không thể phủ nhận, chất “hành đạo” ở Đàng Trong dường như thuần phác hơn, “chân thành” hơn! 3.3. Tƣơng quan với văn học Đàng Ngoài: nhìn từ phƣơng diện nội dung phản ánh 3.3.1. Đề vịnh thiên nhiên Trong hệ thống chủ đề - đề tài của văn chương hai Đàng, nổi bật một hiện tượng chung là sự chiếm lĩnh của những thi phẩm đề vịnh, đặc biệt là đề vịnh thiên nhiên. Nếu như Đàng Trong có Tư Dung vãn, chùm thơ Quảng Ngãi thập nhị cảnh, Hà Tiên quốc âm thập vịnh, Lư Khê ngư bạc (chữ Nôm), Ải lĩnh xuân vân, Thiên Mụ hiểu chung, Hà Trung yên vũ, Hà Tiên thập vịnh, Thụ Đức hiên tứ cảnh, Cẩm đường xuân khúc, Vịnh “thiếu nữ phong” (chữ Hán) thì Đàng Ngoài cũng có Ngã ba Hạc phú, Sứ trình tân truyện, Khâm định Thăng bình bách vịnh, Càn Nguyên ngự chế thi tập (chữ Nôm), thơ chữ Hán của Ngô Thì Ức, Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Tông Quai, Nguyễn Huy Oánh Cảm hứng tụng ca, tự hào về văn vật, 74 cảnh quan đất nước và cuộc sống thái bình, ổn định đương thời là nét chung trong các sáng tác thuộc chủ đề này. Khâm định Thăng bình bách vịnh (Trịnh Căn), ngoài số thơ đề vịnh danh lam thắng tích và khí hậu ra, còn khoảng 50 bài thơ phẩm bình các sự vật thường gặp trong phủ chúa cung vua như nghiên mực, bút viết, thanh gươm, cây cung, quân cờ, con voi, chiến thuyền, cây mai Bài nào cũng nhằm ngợi ca triều đại, công tích và ân huệ trị dân của bản thân. Càn Nguyên ngự chế thi tập (Trịnh Doanh) có 8 bài thơ ngụ hứng (ký hứng) như thưởng xuân, ngắm trăng, vịnh chùa Phao Sơn, chùa Phả Lại; 14 bài vịnh phong cảnh các nơi (tỉnh nhương ký thắng) như Sài Sơn, Hiến Doanh, Địch Lộng, Thần Phù; 4 bài vịnh phong cảnh ở kinh thành (kỳ điện ký thắng) như Bồ Đề, Tây Long, chùa Tường Khánh Nếu như thơ ca đề vịnh thiên nhiên Đàng Trong chủ yếu nở rộ ở thế kỷ XVIII thì chủ đề này lại luôn thường trực trong thơ ca Đàng Ngoài. Đặc biệt trong các tập thơ đi sứ của Nguyễn Quý Đức, Nguyễn Tiến Sách, Nguyễn Mậu Áng, Đinh Nho Hoàn, Nguyễn Tông Quai, tình cảm mến yêu với cảnh sắc, con người, quê hương, đất nước luôn được bộc lộ một cách thiết tha, trìu mến. Thiên nhiên trong văn chương Đàng Ngoài đẹp vẻ yên ả, bình dị của một vùng thôn dã truyền thống, ở đó có những người dân lam lũ nhưng tinh thần luôn thư thái, có những thú vui quê kiểng, ân tình: “Hàng ngày vác bừa đi cuốc xới ruộng hoang, Luôn luôn gặp người cày ruộng và ông già thôn quê. Khi gặp nhau chỉ nói chuyện làm ruộng, trồng dâu, Ân cần bàn tính đến ngày mưa tạnh. Vào khoảng tháng bảy tháng tám là mùa cua béo, Con trẻ bắt cua vội mang về nhà. Gọi trẻ đi nướng cua mua rượu mới nấu, Rót một chén uống rất lấy làm hả hê. Khi say rồi, nằm khểnh ở cửa sổ bên nam, Thỉnh thoảng có gió mát lướt ngoài song cửa” (Tiêu dao ngâm - Ngô Thì Ức) [131, tr. 367] Cảnh sắc mang vẻ mỹ lệ của từ chương truyền thống, đẹp nhưng đôi khi khuôn mẫu bởi tứ thơ quen thuộc, có lúc tao nhã nhưng cũng có lúc trầm buồn, như cái vẻ huyền mặc của một vùng đất cổ: 75 “Sụt sùi bóng ngả tịch dương, Bên trời cái nhạn pha sương bay về. Thớt thưa bến liễu làng hòe, Vàng gieo đẫy lá bạc khoe đầy cành. Tiếng thu xào xạc trên xanh, Một đèn hãy tỏ ba canh chưa nằm” (Sứ trình tân truyện - Nguyễn Tông Quai) [131, tr. 391] Trái lại, ở Đàng Trong, ngoài một số bài đề vịnh theo âm hưởng tụng ca của văn học cung đình (như những bài đề vịnh của các danh thần phủ chúa), hình tượng thiên nhiên gây ấn tượng bởi vẻ đẹp mỹ lệ, tươi mới, sung mãn sức trẻ: “Viễn viễn thương lang hàm tịch chiếu Lư Khê yên lý xuất ngư đăng Hoành ba yểm ánh bạc cô đĩnh, Lạc nguyệt sâm si phù tráo tăng” (Dòng nước xanh xa xa ngậm ánh nắng tàn Trong làn khói ở Rạch Vược đèn chài ló dạng Sóng ngang gợn gợn thuyền lẻ ghé bến Trăng soi thấp thoáng lưới chài bang bạc) (Lư Khê ngư bạc - Mạc Thiên Tích) [131, tr. 708] “Hồ lô hỏa thấp ngưng yên trọng, Thạch thất nhân hàn tích nhứ đa Xuất trục tương giao năng ngũ thái Quang phù thần võ định sơn hà” (Lửa ẩm hồ lô nên đọng khói Rét nằm nhà đá phải chồng bông Vượt ra cửa động thành năm vẻ Sáng rực hào quang định núi sông) (Thạch động thôn vân - Nguyễn Cư Trinh) [38, tr. 310] Trong đó, hình ảnh con người luôn hiển hiện và điểm xuyết cho bức tranh thiên nhiên ấy bằng những nhịp điệu cuộc sống thường nhật. Như hoạt cảnh nhóm chợ dưới bóng đa, tiều phu ra quán mua rượu, nông phu đi xem bói, trai tráng giữ gìn làng xóm trong thơ Trịnh Hoài Đức: 76 “Thúy ái sơn bình chướng thủy hương Dung âm tế phế thị triền lương Điền cầm liệp thú sung Tùng tứ Tì hiện cô ngư mãn Trúc phường. Mãi tửu tiều quy cô điếm tịch, Chiêm niên nông phản bốc đình hoang. Chu xa hạnh miễn ưu cường đạo, Lâm tẩu anh hùng nhậm chức phương” (Núi xanh biếc như bình phong chắn ngang vùng nước, Bóng đa che rợp, chợ búa mát mẻ thay. Chim muông được, chợ Tùng bày bán đầy rẫy, Đăng đó nhiều cá hến, phố Trúc hàng dãy bán ngổn ngang. Các bác tiều mua rượu xong đã về hết, quán rượu lại vắng, Mấy nhà nông đi bói đã trở lại nhà rồi, đình thầy bói bỏ không. Không xảy ra trộm cắp, xe thuyền đi lại khỏi lo âu, Vì đã có các anh hùng địa phương giữ tròn chức vụ) (Ngư Tân sơn thị) [41, tr. 182 - 183] Ngay trong Tư Dung vãn, một thiên nhiên được mô tả trên nền những điển tích, điển cố dày đặc nhưng vẫn lưu giữ những cảm xúc tươi mới về cuộc sống, nơi con người sẽ hòa mình trong nhịp sống thanh bình nhưng không kém phần rộn rã với đủ cả ngư tiều canh mục, nơi hứa hẹn cho sự đâm trổ của những tài năng sẽ góp phần làm cho cuộc sống ấy trở nên tốt đẹp hơn bội phần: “Gió đưa thoảng nực mùi nhang Người tiên đất ngọc, phong quang ưa nhìn Có nơi vịnh nguyệt bá thuyền Kim ngâm thảnh thót, chuông chiền đỉnh đang Là nơi từ vũ nghiêm trang, Trung trinh hai chữ, lửa hương muôn đời Đông tây đều khách vãng lai Rước ai nọ quán, đưa ai nọ đò Am ta kiệt lập non Vu Đêm khuya chuông gióng gọi chùa Ba Viên Dập dìu buồm xuống thuyền lên 77 Cánh hồng lướt gió, khách tiên nghiêng hồ” (Đào Duy Từ) [131, tr. 45] Cách nhìn đó của Đào Duy Từ khác hẳn với các bậc tiền nhân, chỉ coi địa danh này như vị trí chiến lược quan trọng, là cửa ải “núi dựng vực sâu”, “trời cao sóng vỗ” (Tư Dung hải môn lữ thứ - Lê Thánh Tông, thế kỷ XV), hoàn toàn không có sự hòa nhịp giữa non nước hữu tình và cuộc sống con người. Ẩn sau những bức tranh phong cảnh mỹ lệ ấy, có thể thấy rõ tâm lý lạc quan, tự hào của người cầm bút. Ải lĩnh xuân vân ghi lại niềm kiêu hãnh của Hiển tông Phước Châu trước quang cảnh non sông hùng tráng dưới quyền mình trị vì, đồng thời thể hiện mong mỏi về một xã hội Đàng Trong ấm no, hạnh phúc: “Việt Nam hiểm ải thử sơn điên Hình thế hồn như Thục đạo thiên Duy nguyện hải phong xuy tác vũ, Chính nghi thiên lý nhuận tang điền” (Phương Nam ải hiểm một mình ngươi Đường Thục cheo leo cũng thế thôi Chỉ mong gió biển làm mưa ngọt, Ruộng vườn ngàn dặm thảy xanh tươi) [142, tr. 308 - 309] Mạc Thiên Tích ca tụng cảnh tượng thái bình thịnh trị, nhân dân no đủ, thảnh thơi, nhàn hạ: “Ruộng đâu là chốn dân này Để khi gỏi rượu đến ngày nắng mưa Ba sào trưa hãy còn nghỉ khỏe Toại tấc lòng già trẻ đều no” (Hà Tiên thập cảnh) [72, tr. 394] với tâm lý thỏa mãn, tự hào của một người dựng nghiệp, có công xây dựng, mở mang kinh tế, văn hóa ở địa phương: “Một tay vững đặt giang san Danh phong Kim Dữ, tước ban Lan Đào” (Hà Tiên thập cảnh) [72, tr. 395] 78 Tuần phủ Nguyễn Cư Trinh nhìn núi Long Đầu ở Quảng Ngãi mà liên tưởng đến câu “Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân” (Rồng bay trên trời, được thấy bậc đại nhân) trong Kinh Dịch, nhân đó bộc lộ mong muốn tôi hiền chúa sáng: “Hỏi thử khi nào bay đặng nổi? Thấy tin người lớn thỏa lòng trông.” (Long Đầu hí thủy) [131, tr. 666] Nhìn thanh kiếm mà ước ao trị quốc an dân: “Mỗi bạn nhân nghiêm hoành tái ngoại, Hoàn đồng Cẩn Tín thượng ban đầu. Bàng nhân nhược vấn quy tang sự Thả đãi Đào Lâm phóng tận ngưu 1 ” (Thường theo cả hai mặt nhân và nghiêm, chắn ở ngoài ải, Lại cùng chức Cẩn Tín đứng ở đầu ban Người ngoài nếu hỏi về việc trở về ẩn náu Hãy đợi Đào Lâm thả hết trâu đã) (Kiếm) [131, tr. 655] Tương tự thế, nhiều tác giả Đàng Ngoài cũng ngợi ca sự thái hòa, công tích cai trị của các chúa Trịnh. Âm hưởng đó đặc biệt mạnh mẽ trong sáng tác của chúa tôi họ Trịnh – một sự tiếp nối “ngoạn mục” dòng văn chương cung đình đã từng phát triển dưới thời Hồng Đức. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng, mặc dù trong cụm thơ viết về phong vật đất nước của Trịnh Căn, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm có những bài khá thành công, uy nghi, đĩnh đạc, nhưng căn bản vẫn khó sánh kịp lối thơ này thời Hồng Đức. Đáng chú ý là do bị chi phối bởi âm hưởng tụng ca nên nhiều bài mang sắc thái tô hồng hiện thực. Chẳng hạn, Ngã ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân khi ghi lại cảnh ngã ba Hạc vừa xinh vừa lạ ở ngay vùng đất xưa của dân tộc, cũng đồng thời miêu tả một xã hội no đủ, thái bình, hòa lạc, không ai lầm than, đói khổ, còn nhà vua thì yên vị vững vàng trên ngôi báu: “Nay mừng: Vận mở tam dương Tộ yên chín vạc, 1 Tứ thơ xuất phát từ câu “Vũ thành nãi yển vũ tu văn, quy mã vu Hoa Sơn chi dương, phóng ngưu vu Đào Lâm chi dã” (Bèn dẹp việc võ, sửa việc văn, cho ngựa về sườn núi Hoa Sơn, thả trâu ở cánh đồng Đào Lâm) trong Kinh Thư, ý chỉ cuộc sống yên bình, hết loạn lạc. 79 Trên lọ phải vén quần vua Tống, gia sức anh quyền; Dưới cũng vui vỗ bụng trời Nghiêu, xướng ca canh tạc” [131, tr. 534 - 535] Điều này trái với lời lẽ của chính ông trong bài Khải dâng lên chúa Trịnh Sâm xin giải oan cho những người bị oan ức, khoan thứ cho những người bị thiếu thuế chồng chất: “để dân khỏi đau khổ may ra có thể thu phục được lòng người mà báo đáp được tội lỗi mà trời quở trách” 1 . Do vậy, khác biệt cơ bản trong âm hưởng văn chương hai Đàng, đó là: Đàng Trong là một vùng đất mới, sự phát triển kinh tế đang có chiều hướng thuận lợi, năng động hơn; lại thêm việc khai khẩn các vùng đất mới, từ Thuận Quảng vào Nam cho đến tận Hà Tiên, và việc mở rộng giao thương với nước ngoài, tạo ra một lề lối hoạt động kinh tế và phát triển xã hội có nhiều khía cạnh cởi mở và tích cực hơn so với Đàng Ngoài; niềm tự hào, sự lạc quan, tin tưởng là trạng thái có thực trong tâm thế của văn nhân nơi đây. Trái ngược với Đàng Ngoài, kinh tế khó khăn, chiến tranh, đói kém, loạn lạc, chính quyền suy yếu, lại thêm cái thực tế rành rành đã có ngôi vua còn thêm phủ chúa nên “vận mở tam dương, tộ yên chín vạc” thực chất chỉ là một cách tô hồng hiện thực theo quan điểm chính thống của giai cấp thống trị, thậm chí có phần khoa trương, tự đắc (như cách nói của Trịnh Căn: “Đức ví giang hà nhuần chốn chốn/ Công tày nhật nguyệt sáng đời đời” [131, tr. 113], “Nhờ phúc trùng trùng so địa hậu/ Tưởng ơn dặc dặc sánh thiên trường” [131, tr. 109]). Tất nhiên, không thể phủ nhận đây là một xu thế gần như hiển nhiên của mọi nền văn học. Bởi bất kỳ một chế độ độc tài, chuyên chế nào, đến một thời điểm nhất định, khi đã tìm được cảm giác yên ổn về “hồng đồ”, “thịnh thế”, thì đều tất yếu xuất hiện bộ phận văn chương tụng ca. Bộ phận này sống rất dai, thậm chí đến “thớ lợ”, và sinh ra sáo ngữ, ra việc “tô hồng” thực tại. Một bộ phận văn chương Đàng Ngoài thời kỳ đó trở nên kém chân thực, một phần vì lý do đó. 3.3.2. Tố cáo hiện thực Đến giai đoạn cuối thế kỷ XVIII, khi mà chính quyền Đàng Trong bắt đầu suy yếu, nội loạn, bè phái tranh giành, văn chương hai Đàng đã tìm được tiếng nói chung trong những tác phẩm tố cáo hiện thực. 1 Việt sử thông giám cương mục; dẫn theo: Đinh Gia Khánh - Bùi Duy Tân - Mai Cao Chương (2002), Văn học Việt Nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII), NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 534. 80 Đàng Trong có Hoài Nam khúc của Hoàng Quang, Văn tế tướng sĩ trận vong của Nguyễn Văn Thành và đặc biệt là Phong trúc tập của Ngô Thế Lân ghi lại những ký ức buồn thương của một thời đói khổ và loạn lạc. Bài Văn tế tướng sĩ trận vong khắc họa hình tượng người tử sĩ với sự “điêu linh”, thiệt thòi thân phận: “Nằm gai nếm mật, chung nỗi ân ưu Mở suối bắt cầu, riêng phần lao khổ. Trước từng trải Xiêm La, Cao Miên về Gia Định, mới dần ra Khánh, Thuận, đã mấy phen sơn phong hải lê, trời Cao, Quang soi tờ tấm kiên trinh. Rồi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf02050004795_3212_2002886.pdf
Tài liệu liên quan