Luận văn Về nhân vật cuồng si của honoré de balzac qua một số tác phẩm đã dịch ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .3

LỜI CẢM ƠN .4

MỤC LỤC .5

DẪN NHẬP .9

1. Lý do chọn đề tài:.9

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (giới hạn đề tài) .10

3. Lịch sử vấn đề:.11

3.1 Hệ thống các ý kiến bàn về vấn đề liên quan đến đề tài: .11

3.2 Nhận xét:.21

4.Nhiệm vụ khoa học:.22

4.1.Mục đích nghiên cứu:.22

4.2.Đóng góp của luận văn:.22

4.2.1.Giá trị khoa học: .22

4.2.2.Giá trị thúc tiễn:.23

5.Phương pháp nghiên cứu:.23

6.Cấu trúc luận văn: .24

Chương 1: THỜI ĐẠI BALZAC VÀ BỘ BÁCH KHOA TOÀN THƯ XÃ HỘI

PHÁP NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX .25

1.1.Thời đại Balzac - Thời đại của Đồng tiền và Dục vong:.25

1.1.1.Thời đại xã hội "xây dựng tượng đài cho đồng tiền" .25

1.1.1.1.Những chính biến lịch sử củng cố quyền thống trị của giai cấp tư sản.25

1.1.1.2.Cách mạng tư sản thúc đẩy quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản. .27

1.1.1.3.Đồng vàng thống trị xã hội. .29

pdf170 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Về nhân vật cuồng si của honoré de balzac qua một số tác phẩm đã dịch ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tất nhiên, những bước chân đi qua sẽ để lại những dấu vết. Những dấu vết mà người ta bắt gặp trong bộ Tấn trò đời của Balzac là những vết bùn làm 76 loang lỗ bề mặt đẹp đẽ của Paris. Riêng Miếng da lừa thuộc phần Nghiên cứu triết lý, hầu hết các tác phẩm có nhân vật cuồng si mà tác giả luận văn lựa chọn đều thuộc phần Nghiên cứu phong tục. Tuy nằm rải rác ở các phần Những cảnh đời Paris (Vinh và nhục của những người kỹ nữ); Những cảnh đời tư (Gobseck, Lão Goriot); Những cảnh đời tỉnh lẻ (Ảo tưởng tiêu tan) nhưng bối cảnh của các tác phẩm phần nhiều là Paris và đời sống của giới thượng lưu (trừ Eugénie Grandet). Paris là xứ sở của các nhà văn, nhà tư tưởng, nhà thơ có cơ hội thể hiện tài năng của mình, "chỉ nơi đây danh vọng mới được vun xới"[6, 200]. "Paris là một thành phố mà tất cả những người có nghị lực mọc lên như cây hoang cỏ dại mọc lên trên đất nước Pháp, lấy làm nơi ước hẹn; ở đây lúc nhúc những kẻ có tài vô gia cư, những người có cái gan làm bất cứ chuyện gì, kể cả làm giàu... "[8 ,30]. Paris là nơi "con người nào cũng có ổ của nó, mà tâm hồn nào cũng tiếp thu được cái gì hợp với nó"[6, 201]. Nơi ấy là nơi hội tụ của lạc thú, của một cuộc sống dễ dãi, đầy đủ, hoa lệ. Với những kẻ thích hưởng thụ thì "Paris mãi mãi sẽ là tổ quốc yêu quý nhất! Tổ quốc của vui chơi, tự do, của trí tuệ, của gái đẹp, của bầy tôi xấu, của rượu nho, và ở đó không bao giờ cảm thấy gõ mạnh chiếc quyền trượng vì người ta ở gần những kẻ cầm nó trong tay"[10, 55]. Nhưng Paris cũng là vực thẳm khôn cùng từ chính sự cám dỗ phù hoa của nó, "bên dưới tất cả những đẹp đẽ, thơ mộng đó quằn quại những con người, những dục vọng và những điều tất yếu". Hy vọng, vỡ mộng, tự sát là con đường của vô số kẻ bị Paris cuốn hút về phía nó để rồi cũng bị chính nó làm cho bị tan loãng đi. Raphaẽl -nhân vật trong Miếng da lừa- khi quyết định chọn cái chết để giải thoát cho cuộc sống ngột ngạt của mình cũng bị dằn vặt bởi những suy nghĩ về thực tế cuộc sống ấy. Anh nhận ra "Có biết bao tài năng trai trẻ bị giam hãm trong một gian gác xép, tàn úa đi và tiểu ma vì thiếu một người bạn, thiếu một người đàn bà an ủi, ở giữa hàng triệu người, trước mặt một đám đông ngán vì tiền bạc và đâm ra chán chường...Giữa quyên sinh và niềm hy vọng tràn trề đã kêu gọi một thanh niên tới Paris chỉ duy trời biết đã có bao nhiêu tư tưởng va chạm, bao nhiêu thơ văn bị bỏ rơi, bao nhiêu thất vọng và tiếng kêu nghẹn ngào, bao nhiêu mưu toan vô hiệu và bao nhiêu kiệt tác bị sa sẩy"[10, 20-21].Từ kinh nghiệm sống, tên tù vượt ngục Vautrin lại thấy "Paris giống như một khu rừng của tân thế giới. Trong đó lúc nhúc tới hai mươi bộ tộc dã man(...) họ sống bằng các sản phẩm của các tầng lớp xã hội" [4, 134]. Ở nơi ấy xã hội sẽ chào nhìn, khoản đãi đón tiếp tử tế những anh nào trở vế mà túi săn nặng trĩu. 77 Và nói theo cách của Gobseck "người ta không từ chối cái gì đối với kẻ nào buộc, mở túi tiền"[3, 357]. Và biện luận theo kiểu của Foedora "thế mà, bằng tiền chúng ta vẫn có thể tạo nên chung quanh chúng ta những tình cảm cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta" để trả lời cho Valentin khi anh vẽ ra một tương lai cô độc trống trải, buồn thảm bởi tính cách của nàng. Còn giới thượng lưu trong sáng tác của Balzac qua cái nhìn của Rastignac "như một biển bùn nêu một người dún chân vào đây thì hắn sẽ bị ngập tới tận cổ"[8,295]. Bộ mặt thật của xã hội thượng lưu cũng qua cái nhìn của nhân vật này "luật pháp và luân lý đều bất lực đối với bọn giàu có và chàng thấy sự giàu sang là Ultima ratio mundi (cái lý cuối cùng của đời)"[5, 103]. Nàng Esther cay đắng nhận ra rằng "cái xã hội, nó cúi mình trước Tiền bạc và Vinh quang, lại không muốn cúi mình trước hạnh phúc hay đức hạnh" [7, 415]. Ở đó là chốn văn minh nhưng cũng là nơi chứa chấp không biết bao nhiêu sự hư đốn, sự đồi bại. Sống trong cái xã hội mà "sự thắng lợi là tất cả, đó là cái chìa khoá của quyền lực" [4, 102] là những con người mà giới nào cũng có cái xấu xa không cần giấu giếm: phụ nữ thì "đồi bại", đàn ông thì "kiêu sa khốn nạn” thanh niên thì ''đớn hèn", ở nơi ấy muốn tồn tại phải tuân theo tất cả những tập quán xã hội và phải thay đổi bộ mặt của mình, “phải giết người để khỏi bị người giết, lừa người để khỏi bị người lừa, y như trên chiến trường vậy”[3, 145] Nếu muốn tồn tại ở đó thì phải biết vất bỏ lương tâm, trái tim, phải đeo mặt nạ, phải gạt gẫm người đời một cách tàn nhẫn. Ở nơi đó "những tấm lòng cao quý khó lòng thọ được trong cõi đời này"[4, 307]. Đâu đâu trong xã hội ấy cũng thấy những "âm mưu ám toán kinh người", cũng thấy "mối lợi chồm chỗm khắp các xó xỉnh". Vì vậy, dần dần tâm hồn con người bị những chuyện giao dịch làm cho vấy bẩn, nhỏ hẹp lại, tư tưởng cao thượng bị han rỉ, tính cách phải thay đổi, tài năng bị mai một và lòng tin khó lòng còn tồn tại. Sống trong môi trường ấy con người buộc lòng phải dối trá, phải vụ lợi, đố kỵ, tàn nhẫn, vô tâm và sẵn sàng từ bỏ cái gọi là phẩm giá. Tất cả chỉ còn lại ở hình thức. Đàn bà phải xa hoa, hào nhoáng; đàn ông phải giàu có đủ để bao một ả nhân tình; thanh niên phải có một bà phu nhân, một chiếc xe ngựa lộng lẫy và một cái mũ đẹp. Tất cả đều say mùi phù hoa và tràn trề dục vọng. Đặt trong bối cảnh xã hội như vậy, các nhân vật cuồng si của Balzac với bản chất, tính cách đã phân tích có một mối liên hệ chặt chẽ với môi trường xã hội bởi lẽ "sự hư đốn trong xã hội mang những màu sắc của mọi môi trường nó nảy nở"[3,55]. Cũng trong Lời nói đầu của bộ Tấn trò đời Balzac cho rằng những giống loài xã hội cũng giống như những giống loài động 78 vật, nhưng giữa hai giống loài này khác nhau ở chỗ "con người có xu hướng biểu hiện phong tục, tư duy, và cuộc sống của mình qua tất cả những gì nó làm cho thích ứng với những nhu cầu của nó" [3, 35] và con người "phải biến đổi tuy theo trình độ văn minh"[3, 37], trong khi con vật ở thời đại nào cũng giống nhau. Quy luật tương tác của xã hội biểu hiện ở chỗ thời đại nào sẽ đào luyện nên con người tương ứng với đặc trưng thời đại đó. Con người là sản phẩm của xã hội mà đạo đức, tình cảm, tâm lý là các phương diện trực tiếp chịu sự tương tác với môi trường. Balzac đã có được cái nhìn biện chứng về quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa vật chất sống lên tinh thần, giữa khí hậu, môi trường, phong tục tập quán và cá nhân con người. Xuất phát từ cái nhìn có tính chất xã hội, hình tượng các nhân vật cuồng si của Balzac trong bộ Tấn trò đời có một giá trị hiện thực rất lớn. 2.3.2.Nhân vật cuồng si - đặc sản của xã hội "vàng thay kiếm". Quá trình tích lũy nguyên thuỷ tư bản ở Pháp diên ra từ thê kỷ XVII đến đầu thế kỷ XIX đã đi đến giai đoạn "đẫm máu". Đặc điểm lịch sử thời kỳ tích lũy tư bản làm cho bọn tư sản khát vàng, hung ác, hiểm độc có thêm một nét tính cách thứ hai: tham lam, bần tiện, luôn vắt óc suy nghĩ, chất chiu từng đồng nhỏ để làm giàu. Keo kiệt và gian tham trở thành một yếu tố trong tính cách xã hội của giai cấp tư sản. Từ đó mới có Félix Grandet và Van Gobseck. Tuy vậy, chỉ có thời đại Balzac mới có những kẻ yêu tiền như Grandet và Gobseck. Không phải đến thế kỉ XIX việc lên án đồng tiền mới được Balzac đưa vào tác phẩm. Sheakespeare đã từng lên án đồng tiền một cách gay gắt, gọi nó là "con điếm chung của cả loài người", Molière cũng phê phán nó không kém qua nhân vật Harpagon. Thế nhưng đồng tiền chỉ làm cho nhân vật của Molière trở thành lố bịch, nực cười còn đồng tiền của Balzac đã làm cho Grandet được kính phục, trở thành "anh hùng", là "nhà ái quốc", tài sản của lão là "niềm kiêu hãnh ái quốc", mọi hành động của ông ta từ ngôn ngữ, điệu bộ, y phục ...đều trở thành "khuôn vàng thước ngọc cho mọi người". Tính tham lam của Harpagon làm cho người đọc cười còn sự tham lam và keo kiệt của Grandet làm cho người ta khiếp sợ. Tính tham lam ở Grandet đã nâng lên từ mức độ si mê đến cuồng si. Sở dĩ nhân vật của Balzac khác các nhân vật trước ông là vì đồng tiền thời Balzac đã qua quá trình manh nha đê đến giai đoạn có thể "trở thành đòn bầy của quyền lực xã hội". Chính Harpagon đã đặt cơ sở cho Grandet, Gobseck, Nucingen của Balzac. 79 Nếu Grandet là điển hình của tầng lớp tư sản kiêm địa chủ với những cánh đồng nho hái ra tiền thời cách mạng, thì Gobseck là đại diện cho "khoảng hơn mười người có quyền lực ở Paris", những tên tư sản làm nghề cho vay nặng lãi. Hai nhân vật tiểu biểu cho hai tính cách đặc thù của giai cấp tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã được xác lập và củng cố. Tính cách ấy có điều kiện phát triển trở thành cuồng si nhờ ở bối cảnh xã hội bên ngoài tác động. Mặc dù Gobseck chỉ là hình ảnh của những kẻ gom nhặt tư bản, chưa phải là những tay xoay sở, những trùm xỏ như Nucingen nhưng đó là hình tượng mở đầu cho rất nhiều hình tượng khác trong sáng tác của các nhà văn hiện thực như trong Tiền của Zola, Bộ ba ham muốn của Theodore Dreiser...Gobseck là điển hình cho giai đoạn đầu của sự tích lũy tư bản nhưng cũng là lúc thế giới tư bản đã bộc lộ nhiều ác thú trong sự thống trị của nó. Gobseck có nhiều tương đồng với nhân vật nam tước già trong vở bi kịch Lão kỵ sỹ keo kiệt của Puskin. Những nhân vật này đã "phụng sự một cách cuồng nhiệt và mê đắm người chủ sai khiến nó là đồng vàng"[67,199]. Không riêng gì hai nhân vật này, tất cả các nhân vật cuồng si của Balzac đều là sản phẩm của một xã hội quá coi trọng đồng tiền. Có kẻ yêu tiền vì tiền, có kẻ yêu tiền do bản chất keo kiệt, có kẻ yêu tiền vì thấy tiền là động cơ duy nhất giúp họ đạt được danh vọng. Tính cách của lão Goriot chỉ được nảy nở ở trong hoàn cảnh bị những đứa con phụ bỏ. Nếu chúng yêu ông với lòng chân thật chứ không phải yêu vì ông có nhiều tài sản thì ắt hẳn không có cơ hội để cho tình cảm được phát triển mạnh mẽ như thế. Thường thì người ta đi tìm những thứ người ta không có được. Sự khao khát dẫn dắt hành động dấn thân vào cuộc săn tìm, Lão Goriot dồn toàn bộ năng lực, ý chí để tìm một thứ tình cảm mà nó bao gồm cả tình phu- thê, tình phụ tử và dục vọng đối với cuộc sống xa hoá, đàng điếm của giới thượng lưu. Yêu vợ, vợ chết; yêu con, con phụ bỏ; bước chân vào giới thượng lưu bị giới thượng lưu câm cửa. Tính cách cuồng si ây ngày càng được củng cố và phát triển trên một cơ sở xã hội cụ thể. Chính trong xã hội mà quyền tư hữu là một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm và nguyên lý "hết tiền hết tình" của xã hội tư sản trở thành mốt thời thượng đã nảy sinh ra một thứ tình cha con mang tính chất tư hữu như Goriot và tình yêu con cái đối với cha như hai bà phu nhân bất hiếu. Thứ tình yêu sùng bái quá quắt của Goriot cũng chính là sản phẩm của môi trường mà mối quan hệ giữa hai giai cấp tư sản và quý tộc đã đi đến con đường thù hận nhưng phải thoả hiệp. Hai đứa con gái của lão đại diện cho hai thứ quyền lực trong xã hội. Chúng tranh giành nhau, thù hằn nhau nhưng chúng vẫn là chị em với nhau. Chúng cần tiền cho mục đích riêng của 80 mình. Bà bá tước vợ ông quý tộc cân tiền cho cuộc sống hoáng phí của giai cấp, cần tiền để cung phụng một thanh niên hư đốn sở khanh; bà nam tước vợ nhà tư bản cần tiền để làm đòn bẩy được bước vào giới thượng lưu quý tộc. Chúng bám víu ông già cho đến lúc ông phải bán cả lợi tức chung thân rồi thản nhiên "vứt bỏ ông lại bên đường". Ông yêu hai đứa con gái ông bởi vì ông muốn mình có mặt ở cả hai cuộc sống ấy. Ông sùng bái chúng vì ông thích được theo chúng để được có mặt ở những nơi chúng đến. Ông vui vẻ hớn hở khi đưa tiền cho Delphine sắm cái áo lộng lẫy để dự dạ hội ở nhà bà De Bauseans vì ông thèm khát cái sang trọng của giới quý tộc. Goriot đã chết trong sự chờ đợi đau đớn, khát khao được gặp mặt các con. Bi kịch của nhân vật không chỉ là bi kịch người cha mà còn là "mâu thuẫn bi đát giữa cái cao cả và cái ghê tởm trong mối tình chung, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ khi nó còn là nó, nhưng hết sức khả ố và rùng rợn khi nó bị môi trường tư bản chủ nghĩa tha hoá, biến thành cái gì trái ngược"[47, 85]. Lucien và Raphaẽl là hai con người tiểu biểu cho cả thê hệ thanh niên lúc bây giờ. Nêu ở vào lúc mà tài năng được coi trọng thì chác hắn Lucien trở thành một nhà thơ danh tiếng, Raphaẽl sẽ trở thành triết gia. Nếu như ở vào lúc mà người ta đê cao sự đoan chính của một phụ nữ có chông thì chác hắn lóp thanh niên không dễ dàng sa lầy vào vũng bùn của sự đồi bại, khó có cơ hội được học những bài học ứng xử từ các bà mệnh phụ phu nhân quyền quý. Nếu không có các buổi tối xa hoa, hoáng phí, phê phơn của bọn quý tộc ăn bám, bất tài, lười biếng quen nết hoáng đàng và của bọn tư sản dư tiền quen nét phung phí, thì chắc hẳn ham muốn được bước chân vào những nơi ấy không thể là tất cả ý nghĩa cuộc đời như những nhân vật trong truyện. Sự sa đọa nhân cách của hai nhân vật này là con đường tất yếu nếu họ muốn tồn tại. Họ muốn leo lên những bậc thang của xã hội tư sản - quý tộc mà đồng tiền đang làm "hoàng đế "nhưng khốn thay họ lại sinh ra trong kiếp nghèo nàn. Trong khi đó "bát cứ ai, trừ khỉ sình ra giàu có, đêu phải qua cải gọi là bước bỉ cực của họ"'[ó, 465]. Nhưng hầu hết họ đều yếu đuối không vượt được cái rào cản ấy dễ dàng. Họ muốn giữ cho tâm hồn thanh cao thì cũng đi đến kết cục là bị đẩy đến cuộc sống bị cô lập, như Daniel D'Arthez hoặc bị bủa vây, bị đôn ép đến mức phải từ bỏ tất cả tham vọng, quay về sống âm thầm an phận như David Séchard, như Z.Marcas. Những tâm hồn trong trắng ban đầu nếu kết hợp với tính cách nhu nhược như Lucien hoặc Valentin mà không từ bỏ được thói hãnh tiến khi thất bại thì kết cục sẽ vùi thân vĩnh viên 81 trong vũng bùn mà họ lỡ bước chân vào. Ta cũng bát gặp một thanh niên chập chững vào đời trong quán trọ tồi tàn của bà Vauquer là Rastignac, tuy vậy, Eugène đã có thể vượt qua được sự cám dỗ của Vautrin, lựa chọn cho mình hướng đi một cách khôn ngoan, sáng suốt và cơ hội. Eugène de Rastignac rỏ những giọt nước mắt cuối cùng trên mộ ông cụ Goriot, giơ tay thách thức xã hội và bước những bước đi chậm chạp mà chác chăn. Có điều, mặc dù anh ta ngoi lên được một địa vị cao, tức là tồn tại được thì phải đi đến chờ bại hoại tinh thần, đạo đức, sa đọa nhân phẩm. Tấn bi kịch của Raphael và Lucien là tấn bi kịch chung cho lớp thanh niên trong xã hội đang sùng bái con bê vàng. Phong hoá thời đại suy đồi mà thủ phạm không ai khác hơn chính là bọn quý tộc phong kiến và tư sản. Giai cấp quý tộc quen sống ăn bám nhưng lại ưa thích xa hoa. Còn tầng lớp nào bất tài, hoang phí và sa đọa hơn tầng lớp quý tộc vậy mà vẫn là lực lượng thống trị xã hội. Kết họp với một thể chế xã hội tư sản đã làm tan rã quan hệ gia đình "về phía chồng thì tạp hôn bừa bãi, về phía vợ thì ngoại tình lu bù"[36, 50], chưa có lúc nào bộ mặt văn hoá tinh thần lại khủng hoảng như lúc này ở Pháp. Ở hoàn cảnh đó, người ta mới thản nhiên nhìn một kẻ như Hulot d'Arvy tôn tại mà không phản đôi. Một khi người ta đã dùng tiền để "biến đức hạnh thành thói xấu, cũng như đề cao một số thói hư thành nết tốt"[6, 459] thì mới có thể biện minh cho hành động của nhân vật này. Chỉ khi đặt các nhân vật vào bối cảnh là Paris những năm đầu thế kỷ XIX thì mới thấy hết ý nghĩa của hình tượng. Trong cái bối cảnh mà đồng tiền "là động lực lớn lao của loài người, đặc biệt là lớp hạ lưu của xã hội nơi mà con người phải tính toán, cóp nhặt và dùng mưu mẹo mới sống nổi" [53, 11 phụ lục], các nhân vật cuồng si của Balzac có một giá trị rất lớn trong việc vạch ra những tệ lậu của xã hội quý tộc - tư sản. Qua các nhân vật đặc biệt là qua Félix Grandet, Gobseck và Charles Grandet uy lực của đồng tiền được đặt ra thật là ghê tởm, nó có thể trả con người trở lại bản tính sơ khai của nó, bản chất thú tính. Đồng tiền làm hư hỏng lớp thanh niên, làm rạn vỡ quan hệ gia đình giữa vợ-chồng, cha-con, anh-em, chủ-tớ...Đồng tiền đưa xã hội đi lên nhưng dẫn con người đi đến bờ vực thẳm. Bức tranh phong hoá Pháp thế kỷ XIX là "một bức tranh viền bùn", là "sự kinh tởm phủ đầy vàng ngọc", mà đằng sau cái vẻ hào nhoáng tráng lệ ây là những ngõ cụt của biết bao sô phận, biết bao cuộc đời. Thông qua các nhân vật cuồng si, Balzac không chỉ đề cập đến một thế giới nhốn nháo xung quanh đồng tiền mà công lao của Balzac còn là "người đầu tiên và là người mạnh dạn nhất trong việc chỉ ra 82 bằng hàng ngàn dẫn chứng cách bản thân tiến đã len lỏi vào những tình cảm cao thượng nhất, tế nhị nhất và phi vật chất nhất" [51,152]. Sự phê phán của Balzac về những ruỗng mục của xã hội quý tộc phong kiến đã đi ngược lại quan điểm chính trị của ông nhưng đó là cách Balzac thể hiện tính chân thực trong cái nhìn lịch sử của văn học. Giai cấp này đã đến hồi tự bản thân nó đi vào ngõ cụt từ những suy đồi về mặt văn hoá, phong tục một khi đồng tiền của tư sản đã bắt đầu chế ngự đời sống tinh thần của con người. Các nhà nghiên cứu đều tìm thấy những mâu thuẫn trong thế giới quan của nhà văn khi phản ánh hiện thực xã hội tư sản trong tác phẩm của mình. Bôrix Xuscôv cho rằng "Sự nghiên cứu xã hội với tinh thần phân tích đã đưa Balzac tới tư tưởng về sự thắng lợi tất yếu của giai cấp tư sản. Vì vậy, mặc dù căm ghét giai cấp tư sản với một tình cảm nung nấu mãnh liệt, mặc dù hét lòng thương cảm những người quý tộc thanh cao và tế nhị, chưa bị vấy bẩn máu trục lợi, ông vẫn buộc phải phản ánh sự tàn tạ của xã hội cũ, phải hát tiễn nó bài ca tử biệt, đưa tinh thần phê phán vào sự miêu tả tầng lớp quý tộc"[67, 216]. Ý kiến trên làm ta nhớ đến nhận xét của Engels trong bức thư gởi cho M. Hac-cơ-net: “Tác phẩm vĩ đại của ông là một bài thơ ai oán không dứt về cảnh tan rã không thể tránh khỏi của cái xã hội thượng lưu; tất cả thiện cảm của ông dành cho cái giai cấp đã bị đẩy đến chỗ diệt vong. Nhưng mặc dù thế, lời châm biếm của ông không bao giờ sâu cay, chua chát hơn là khi ông bắt chính những nhà quý tộc, những người đàn ông và những người đàn bà quý tộc mà ông có thiện cảm hơn cả phải hoạt động...”[36,386]. 2.3.3.Nhân vật cuồng si - sản phẩm của "căn bệnh thời đại": Thế kỷ XIX mở ra một thời kỳ hiện đại, đồng thời nó tước đoạt của con người niềm tin vào cuộc sống. Nỗi đau thế kỷ là nỗi đau "vỡ mộng" mà các cuộc cách mạng tư sản mang đến. Hơn ai hết, văn nghệ sĩ là những người cảm nhận sâu sắc nhất bi kịch này. Ta bắt gặp một René - con người thừa bị ruồng bỏ của Chateaubriand, một Onhêghin sống thừa thải, vô dụng của Puskin, một Julien Sorel vùng vẫy tìm lối thoát của Stendhal, một Emma Bovary phản kháng tìm hạnh phúc bên ngoài hôn nhân trong tác phẩm của Flaubert, một Lucien Chardon loay hoay tìm đất sống trong sáng tác của Balzac. Tất cả họ đều ở lứa tuôi thanh niên, vừa đặt chân vào ngưỡng cửa cuộc đời và vấp ngã, Khi đứng trước một guồng máy xã hội đang quay cuồng trong cơn lốc xoáy, bao nhiêu ảo vọng của cuộc sống tươi đẹp tan vỡ. Loại người đó trong Tấn 83 trò đời đông vô số: Lousteau, Derville, Lucien, Raphaẽl, Rastignac, Charles Grandet, Émile,... có kẻ thành đạt, có kẻ bị quật ngã, có kẻ sống lay lắt bằng những mánh khoe, những thủ đoạn kịp thời. Trong tầng lớp đó, "phân đông là đói khát, đang trườn bò qua những đường ngầm lầy lội để bỏ túi một ân huệ hoặc một bước thăng quan"[53, 21](phụ lục). Họ đổ xô về Paris khi vừa bước chân ra khỏi gia đình với ảo tưởng làm nên danh vọng. "Từ ba mươi hai phía của hoa hồng gió, họ chạy tới Paris, như những người cách mạng trong Đại quân; giày họ bị rách trên đường đi; bụi đường dính vào quần áo họ và cổ họng họ bị một nỗi khát hưởng thụ đốt cháy"[66, 125]. Làm sao để tồn tại khi mà tất cả bọn họ đều vây lấy Paris? Paris đâu thể có đủ chừng ấy việc làm cho chừng ấy con người. Thế là phải giành giật, phải chiếm đoạt, phải lao vào những cuộc vật lộn kinh khủng, phải tận lực chiến đấu để khỏi bị bỏ rơi. Tất cả họ đã bị dục vọng nung nấu một ý chí quyết phải thành công. Các cuộc vật lộn đê hèn giữa người với người đó làm chán nản, làm bại hoại tinh thần. Không có quyền lựa chọn, họ chỉ còn cách đi theo mũi tên đã phóng mà nay đã mất hút trong địa ngục. Cái giọng chua chát mỉa mai của tay nhà báo có tiếng Etienne Lousteau trong Ảo tưởng tiêu tan xuất phát từ "mối tuyệt vọng của một kẻ bị đày đọa không thể rời khỏi địa ngục được nữa"[6,260] Được đào luyện trong môi trường xã hội tư sản - quý tộc đang hồi ruỗng mục, đám thanh niên bị tiêm nọc độc của sự hư hỏng. Họ trở nên "đớn hèn"- cái tính cách mà thời Trùng hưng đã tròng thêm vào cổ họ. Họ có mọi ưu điểm và những ưu điểm ấy đã được chuyển thể sang một hình thái khác: "Vốn chuyên cần, đảm thanh niên xinh tươi đó khao khát quyền lực và vui thú; vốn tính nghệ sĩ, họ đòi hỏi tiền bạc; vốn nhàn rỗi, họ ưa kích động những dục vọng của họ; bất kể thế nào, họ muốn có một chổ đứng, thế mà chính trị chẳng để cho họ một chổ nào" [6, 426] Thế nhưng cái xã hội ấy lại luôn luôn rắp tâm đẩy họ vào con đường bế tắc vì chính cái vẻ hào hoa tráng lệ của nó. Nó làm "thức dậy lòng tham vọng của họ ngay từ lúc mới vào đời. Nó lột hết ở thanh niên vẻ đáng yêu và làm hư hỏng những tình cảm rộng rãi để xen vào đó mọi thứ tính toán"[6, 74]. Chính vì xã hội ngày nay hầu như chiếm lĩnh những quyền hành của cá nhân cho nên bắt buộc họ phải đấu tranh với xã hội. Nhưng họ làm sao chống lại nổi xã hội. Họ lại bị chi phối bởi "một quy luật bề ngoài xem ra không giải thích được nhĩmg nguyên do là ở chính tuổi trẻ của họ, ở chổ họ lao vào khoai lạc một cách điên cuồng"[8, 184]. 84 Lucien và Raphaẽl cũng như bao chàng thanh niên khác, đến Paris bằng cái đầu ngẩng cao kiêu hãnh, bằng một tham vọng đạt được một địa vị nào đó. Cái dòng họ Rubempré lôi Lucien vào cuộc một cách ngu đần. Cái ảo ảnh phù hoa mà Foedora đại diện làm Raphaẽl mệt sức. “Paris -gái đẹp - tiền tài- danh vọng” là những thứ có sức hút mãnh liệt đối với thanh niên. Dục vọng tràn trề trong trang sách của Balzac, ở bất kỳ một nhân vật nào, nhưng thật kinh khủng khi dục vọng được hình thành và chất chứa trong lòng những người hãnh tiến! Ở đó, ham muốn trở nên sục sôi, mãnh liệt, đủ sức để điều khiển lí trí, làm mụ mẫm tinh thần và tan rã những xúc cảm tinh thần. Hình như những cố gắng của những chàng trai hãnh tiến này vẫn không sao giúp họ vươn đến đỉnh cao của ham muốn. Với kẻ khác, người ta có thể chờ đợi một cơ hội khác, riêng với nhân vật cuồng si - những kẻ nghèo hãnh tiến- thì nếu không đạt được cái họ cần có nghĩa là cuộc đời họ đã kết thúc. Bởi lẽ "nếu như tình cờ người "cuồng si độc ý" để cho bị quyến rũ, nếu anh ta từ bỏ dục vọng thân thiết của mình cho một dục vọng khác, anh ta là người bỏ đi" [66, 133]. Vậy thì, nêu có kẻ nào đó, sẵn sàng trao cho họ chiếc phao hoặc một chiếc thang để đi thẳng đến đích mà không nhọc sức, họ cũng không ngần ngại giao nộp linh hồn cho kẻ đó. Phương thức "bán linh hồn cho quỷ sứ" được Balzac khai thác triệt để khi xây dựng các nhân vật thanh niên hãnh tiến. Tuy vậy, Balzac đã lý giải vấn đề không phải đơn thuần dựa vào các tình tiết kỳ ảo như miếng da lừa hay sự giàu có bất ngờ bí ẩn của Vautrin trong lốt linh mục Carlos Herrera đủ để tạo nên một cuộc sống sung túc, vương giả cho Raphaẽl hoặc Lucien. Balzac lý giải dục vọng của các nhân vật này trong việc tìm cho nó những căn nguyên xã hội. Nó được sinh ra trong hoàn cảnh xã hội cụ thể, sinh động. Balzac đã phân tích quá trình hình thành dục vọng ở nhân vật Lucien như một sự phát triển tự nhiên của tính cách trong môi trường xã hội mới. Ban đầu khi mới đến Paris, sau sự vơ mộng trước thực tế xã hội thượng lưu và sự trở mặt của bà Bargeton, được gặp Daniel D'Arthez và những người bạn trong nhóm nghiên cứu ở Phố Bốn - gió với tấm lòng hào hiệp của những người không có lòng vị kỷ, hắn đeo bám lấy họ như "một bệnh kinh niên". Thế nhưng khi gặp Lousteau, được biết đến uy lực của báo chí, hắn đã chộp lấy tờ báo một cách thiếu suy nghĩ. Từ đó, hắn bắt đầu bước chân vào giới thượng lưu, bắt đầu tiếp thu những bài học kinh khủng, thấy rằng "mọi cái đều được giải quyết bằng đồng tiền". Hắn tận mắt chứng kiến "những lên voi xuống chó, những phản bội và truy hoan, vinh và nhục..."[6, 296]. Đầu óc và trái tim hắn bị cái quả lắc lớn là Đồng tiền nện nhịp liên hồi"[6, 85 297]. Thế là hắn quyết tâm làm giàu bằng cái nghề làm báo. Khi được cô đào hát Coralie say mê, hắn nghĩ "đây là bữa tiệc thịnh soạn đầu tiên của ta, cuộc hành lạc đầu tiên của ta trong lòng một xã hội kì lạ, tại sao ta chăng nếm thử một lần những khoái lạc khét tiếng mà bọn vua chúa thế kỉ trước đó đổ xô vào cuộc sống dâm ô"(tr.307). Từ đó hắn lại được nếm mùi xa xỉ trong cuộc sống buông tuồng phóng túng của giới báo chí- ca nữ, vậy là trong ham muốn của hắn có thêm thèm khát mới "Phải đâu con người khao khát hưởng thụ và khao khát cảm giác, ...,nản lòng vì nghèo khố, bị giày vò vì sự cấm dục miễn cưởng, mệt mỏi vì đời sống khắc khổ ở phố Cluny, ....,phải đâu con người đó lại rút lui trước yến tiệc linh đình kia"(tr.323). Bước dần vào vũng bùn của giới ăn chơi hắn bị thói xa hoá cám dỗ, bị miếng ăn n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_01_23_1293719740_0848_1869306.pdf
Tài liệu liên quan