Luận văn Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn dưới tác động của thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình

Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ, sau khi thu hồi đất lực lượng này đã tăng

lên rất nhanh (từ 3,65% đến 20,92%) với 90 người (tốc độ tăng 473,68%). Cụ thể,

trước thu hồi đất số lao động tham gia vào lĩnh vực này không nhiều chỉ 3.65% với

19 người nhưng sau khi thu hồi đất tỷ lệ này tăng lên 20,29% với 109 người. Trong

đó, phần lớn là lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ chuyển sang. Đây là

số lao động đã có tay nghề, kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực này nên họ có

nhiều thuận lợi hơn để tách hẳn khỏi nghề nông. Một số lao động chuyển sang buôn

bán, kinh doanh nhỏ lẻ, mua đi bán lại vì đây là công việc đòi hỏi vốn đầu tư ít,

không đòi hỏi phải qua đào tạo. Số lao động này rất ít quan tâm đến vấn đề đào tạo

nghề vì sợ tốn tiền, trong khi đó vấn đề tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo

nghề cũng rất khó khăn. Nhiều hộ gia đình đã chấp nhận vay vốn đề kinh doanh, kết

quả điều tra cho thấy có hơn 75% các hộ gia đình vay vốn cho sản xuất kinh doanh.

Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng có thể nói khả năng ổn định về việc làm và

thu nhập của nhóm này là rất cao. Qua phân tích trên ta thấy xu hướng chuyển đổi

ngành nghề của người dân có chiều hướng tốt, giải quyết được những khó khăn

thách thức trước tình hình đặt ra.

pdf114 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn dưới tác động của thu hồi đất trong quá trình đô thị hóa ở thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ninh Đông (với 44,2 ha). Sau đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp của các xã điều tra bị thu hồi là 70,92 ha (chiếm 30,3%), chủ yếu thu hồi ở xã Bảo Ninh (46,02 ha) và Đồng Sơn (24,9 ha). Ngoài việc thu hồi đất nông nghiệp và lâm nghiệp còn một phần rất nhỏ là đất nuôi trồng thuỷ sản, tỷ lệ thu hồi không đáng kể (8,17 ha, chiếm 3,49%), chủ yếu ở phường Đức Ninh Đông và Phú Hải. Tổng diện tích đất thu hồi của 5 xã phường điều tra Đất SXNN Đất LN Đất THS HÌNH 2.2: CƠ CẤU DIỆN TÍCH ĐẤT THU HỒI CỦA 5 XÃ PHƯỜNG ĐIỀU TRA Từ thực trạng thu hồi đất của các đơn vị điều tra trên địa bàn thành phố Đồng Hới, ta có thể nhận xét như sau: Thu hồi đất phục vụ cho quá trình đô thị hoá đã làm cho diện tích đất đai của các xã phường bị giảm đi một cách đáng kể. Sự biến động này sẽ tác động đến thu nhập, đời sống và việc làm của các hộ gia đình có đất bị thu hồi. Thực trạng này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có những chính sách thích hợp sau khi quy hoạch sử dụng đất, hạn chế tối đa việc thu hồi đất cho đô thị hoá ở những vùng sản xuất nông nghiệp có hiệu quả nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. 67%24% 9% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 53 BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH THU HỒI ĐẤT CỦA 5 XÃ PHƯỜNG 3 NĂM 2007-2009 ĐVT: ha Xã, phường Tổng diện tích đất tự nhiên Chia ra Tổng DT đất bị thu hồi Trong đó % DT đất bị thu hồi so với Đất nông lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất nông lâm nghiệp Đất SXNN Đất rừng SX và phòng hộ Đất nuôi trồng THS DT đất tự nhiên của xã DT đất bị thu hồi toàn TPTổng số Đất SXNN Tổng số Đất SX NN 1. Xã Bảo Ninh 1633,85 864,6 91,9 450,8 36,5 318,4 46,02 0 46,02 2,82 14,73 2. Phường Đồng Sơn 1965,91 1.576,0 202,74 373,2 40,8 16,8 95,03 70,13 24,9 4,83 30,42 3. Phường Đức Ninh Đông 276,73 175,8 129,9 98,9 20,8 2,0 46,77 44,2 0 2,57 16,9 14,97 4. Phường Đồng Phú 381,43 207,2 109,94 154,3 27,6 20,0 21,28 21,28 0 5,58 6,81 5. Phường Phú Hải 307,21 144,5 66,65 159,7 15,3 3,00 25 19,4 0 5,6 8,13 8,01 Tổng cộng 4.565,1 2.968,1 601,13 1.236,9 141 360,2 234,1 155,01 70,92 8,17 5,13 74,94 Nguồn: Báo cáo của 5 xã phường điều tra năm 2010 53 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 54 2.3.3. Số hộ bị thu hồi đất Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của các xã phường điều tra tương đối lớn do đó số hộ bị thu hồi đất bị ảnh hưởng không nhỏ. Để thấy rõ hơn những ảnh hưởng của thu hồi đất đến các hộ trên địa bàn 5 xã phường của thành phố Đồng Hới, ta xem xét bảng số liệu 2.8: BẢNG 2.8: SỐ HỘ BỊ THU HỒI ĐẤT CỦA 5 XÃ PHƯỜNG ĐIỀU TRA Xã, Phường Tổng số hộ Số hộ bị thu hồi đất % số hộ bị thu hồi đất Trong đó Thuần nông NN kiêm Nn Ngành nghề 1. Xã Bảo Ninh 2.007 28 1,4 17 7 4 2. Phường Đồng Sơn 2,275 128 5,63 88 24 16 3. Phường Đức Ninh Đông 2.027 175 8,63 115 34 26 4. Phường Đồng Phú 2.878 102 3,54 57 25 20 5. Phường Phú Hải 1.286 35 2,72 25 6 4 Tổng cộng 10.473 468 4,47 302 96 70 Nguồn: Báo cáo của 5 xã phường điều tra năm 2010 Nhìn vào bảng số liệu chúng ta có thể thấy, số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất trên 5 xã phường là tương đối nhiều. Phường Đức Ninh Đông có số hộ bị thu hồi đất nhiều nhất với 175 hộ chiếm 8,63% tổng số hộ của phường; trong đó, số hộ thuần nông là 115 hộ (chiếm 65,7% số hộ bị thu hồi đất), nông nghiệp kiêm ngành nghề 34 hộ (chiếm 19,4% số hộ bị thu hồi đất) và ngành nghề chiếm 14,9% với 26 hộ bị thu hồi. Đơn vị có số hộ ảnh hưởng do thu hồi đất ít nhất là xã Bảo Ninh với 28 hộ chiếm 1,4% tổng số hộ của xã. Sở dĩ như vậy là vì việc thu hồi đất của xã Bảo Ninh chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ do UBND xã quản lý. Phường Đồng Sơn là một trong những địa bàn có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất tương đối lớn, với 128 hộ chiếm 5,63% tổng số hộ của xã. Trong đó, số hộ thuần nông là 88 hộ (chiếm 68,75% số hộ bị thu hồi đất), nông nghiệp kiêm ngành nghề chiếm 18,75% và còn lại là ngành nghề với 16 hộ. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 55 Để thấy rõ hơn cơ cấu ngành nghề của các hộ điều tra, ta xem xét hình 2.3. Cơ cấu số hộ thu hồi đất của 5 xã phường Thuần nông NN kiêm nghề Ngành nghề HÌNH 2.3: CƠ CẤU SỐ HỘ THU HỒI ĐẤT CỦA 5 XÃ PHƯỜNG ĐIỀU TRA Như vậy, số hộ thu hồi đất trong 5 xã phường đa số là thuần nông với 302 hộ chiếm 64%, số hộ ngành nghề chiếm 15% với 70 hộ và nông nghiệp kiêm ngành nghề với 96 hộ chiếm 21%. Tỷ trọng các hộ thuần nông bị thu hồi đất lớn là một trong những khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm do khả năng về vốn hạn chế; trình độ VH - CM thấp, khả năng thích ứng với ngành nghề mới khó khăn 2.3.4. Cơ cấu việc làm của 5 xã phường điều tra trước và sau thu hồi đất Quá trình đô thị hoá cùng với nó là thu hồi đất nông nghiệp diễn ra sẽ tác động đầu tiên đến việc làm của người lao động, họ phải từ bỏ công việc, ngành nghề quen thuộc của mình để đi tìm một nghề mới. Đây là một quá trình lâu dài và nhiều thách thức. Cơ cấu việc làm của 5 xã phường đã có những thay đổi nhất định. Để hiểu rõ hơn về cơ cấu việc làm của 5 xã phường chúng ta xem xét bảng 2.8 như sau: Số lượng lao động của 5 xã phường điều tra có tốc độ tăng khá cao. Nếu năm 2007, tổng số lao động của 5 xã là 20.680 lao động đến năm 2009 đã tăng lên 22.184 lao động, bình quân mỗi năm tăng 500 lao động. Trong cơ cấu lao động, số lao động không có việc làm trước thu hồi đất chiếm tỷ lệ 26,62%. Sau thu hồi đất đã tăng lên đến 28,61%. Đây là một chiều hướng không tốt đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội của thành phố nói chung và các đơn vị điều tra nói riêng. Sơ dĩ như vậy là vì: khi đất nông nghiệp bị thu hồi, một số lao động không còn đất để sản xuất, họ rất khó khăn trong việc chuyển đổi ngành nghề 15% 64% 21% ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 56 và tìm kiếm việc làm thích hợp (do tuổi cao, trình độ thấp, kinh tế khó khăn); một số đối tượng lao động khác sống buông thả, không có nhu cầu tìm kiếm việc làm và không thích làm việc. Đây là một con số đáng báo động đối với chính quyền địa phương để có các chính sách, các biện pháp giải quyết việc làm cho người lao động (kể cả đối tượng lao động bị thu hồi đất và những đối tượng không thu hồi đất nhưng không có ý thức lao động). Trong đó đáng báo động nhất là đối với xã Bảo Ninh, số lượng lao động không có việc làm rất lớn, chiếm 47,06% trong tổng số lao động của xã với 2.397 người. Xét đến sự thay đổi của lao động giữa các ngành nghề năm 2007 và 2009. Xu hướng chung, lao động nông nghiệp có xu hướng giảm, các lao động ngành nghề phi nông nghiệp có xu hướng tăng. Đây là xu hướng biến động tích cực của quá trình thu hồi đất. Xem xét cụ thể với từng ngành nghề số liệu bảng 2.9 cho thấy: Lao động nông nghiệp trước thu hồi đất chiếm tỷ lệ 15,25% giảm xuống 13,19% sau thu hồi đất. Trong đó phường Đức Ninh Đông có tỷ trọng lao động thuần nông chiếm tỷ lệ khá cao 59,73%. Số lượng lao động ngành CN-TTCN có số lượng tăng nhiều nhất, tốc độ tăng nhanh nhất (từ 2.233 người năm 2007 và năm 2009 là 2.849 người, tốc độ tăng 27,6%). Trong số 3 ngành NN, CN-TTCN và TM-DV thì ngành TM-DV vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2007 chiếm 15,48% và năm 2009 chiếm 16,04%). Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình CNH - HĐH và đô thị hoá. Số lượng lao động khác tăng từ 6.173 người năm 2007 lên 6.605 người năm 2009, tuy nhiên cơ cấu lao động khác trong tổng số lao động không thay đổi (gần 30%), sự tăng lên này chủ yếu là do lao động năm 2009 tăng so với năm 2007. Qua phân tích tình hình lao động của 5 xã phường được điều tra tại thành phố Đồng Hới, chúng ta thấy rằng song song với việc thu hồi đất cho đô thị hoá thì đa số lao động nông nghiệp chuyển đổi ngành nghề và chuyển sang làm việc các ngành phi nông nghiệp. Bên cạnh đó việc thu hồi đất cũng kéo theo tình trạng không có việc làm của lao động tăng lên. Như vậy cùng với quá trình thu hồi đất, cần phải làm tốt các giải pháp để giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất. ĐA ̣I H ỌC KI H T Ế H UÊ ́ 57 BẢNG 2.9: CƠ CẤU VIỆC LÀM CỦA 5 XÃ, PHƯỜNG ĐIỀU TRA NĂM 2007 VÀ 2009 Thời điểm Ngành nghề Xã Bảo Ninh Phường Đồng Sơn Phường Đức Ninh Đông Phường Đồng Phú Phường Phú Hải Tổng hợp 5 xã, phường LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % LĐ % Năm 2007 Tổng LĐ 5.039 100 5.283 100 2.748 100 5.192 100 2.418 100 20.680 100 1. Lao động có việc làm 2.823 56,02 3.598 68,11 2.366 86,10 4.241 81,68 1.734 71,71 14.762 73,38 - NN 230 4,56 380 7,19 1.850 67,32 368 7,09 326 13,49 3.154 15,25 - CN, TTCN 316 6,27 1.240 23,48 117 4,26 375 7,22 185 7,65 2.233 10,80 - DV 748 14,84 495 9,37 211 7,68 1.420 27,35 328 13,56 3.202 15,48 - LĐ khác 1.529 30.35 1.483 28,07 188 6,84 2.078 40,02 895 37,01 6.173 29,85 2. LĐ không có việc làm 2.216 43,98 1.685 31,89 382 13,90 951 18,32 684 28,29 5.918 26,62 Năm 2009 Tổng LĐ 5.094 100 5.589 100 2.930 100 5.575 100 2.996 100 22.184 100 1. Lao động có việc làm 2.697 52,94 3.867 69,19 2.512 85,74 4.576 82,09 2.287 76,33 15.939 71,84 - NN 210 4,12 351 6,28 1.750 59,73 329 5,90 286 9,55 2.926 13,19 - CN, TTCN 324 6,36 1.367 24,46 123 4,20 395 7,09 640 21,36 2.849 12,84 - DV 426 8,36 601 10,75 411 14,03 1.723 30,91 398 13,28 3.559 16,04 - LĐ khác 1.737 34,10 1,548 27,70 228 7,78 2.129 38,19 963 32,14 6.605 29,77 2. LĐ không có việc làm 2.397 47,06 1.722 30,81 418 14,26 999 17,91 709 23,67 6.245 28,16 Nguồn: Phòng thống kê thành phố Đồng Hới năm 201057 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 58 BIỂU ĐỒ 2.1: CƠ CẤU VIỆC LÀM CỦA LAO ĐỘNG Ở 5 XÃ, PHƯỜNG ĐIỀU TRA NĂM 2007 VÀ 2009 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 X.Bảo Ninh P.Đồng Sơn P.Đức Ninh Đông P.Đồng Phú P.Phú Hải LĐ có việc làm LĐ không có việc làm 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 X.Bảo Ninh P.Đồng Sơn P.Đức Ninh Đông P.Đồng Phú P.Phú Hải LĐ có việc làm LĐ không có việc làm 2007 2009 58 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 59 2.4. Thực trạng thu hồi đất của các hộ điều tra và ảnh hưởng của nó đến việc làm và thu nhập của lao động 2.4.1. Khái quát chung về các hộ điều tra Qua số liệu điều tra tại 145 hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại 5 xã phường cho chúng ta thấy rằng các chỉ tiêu như: bình quân lao động trên hộ, độ tuổi, giới tính của 3 nhóm hộ là tương đương nhau. Số lao động bình quân ở các nhóm hộ điều tra xấp xỉ 3,6 lao động/hộ; số lao động trong độ tuổi từ 15 - 35 tuổi và lao động trên 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao, trên 41% và trên 40% tổng số lao động. Như vậy tỷ trọng giữa số lao động già và lao động trẻ tại các hộ điều tra là xấp xỉ ngang nhau, điều này cũng có phần thuận lợi trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, số lao động già có kinh nghiệm và chịu khó trong sản xuất, số lao động trẻ có sức khoẻ, sự bền bỉ trong lao động. Tuy nhiên theo kết quả diều tra thì trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ văn hoá của đối tượng lao động này thấp, điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nghiệp và việc làm của họ. Để thấy rõ các đặc trưng cơ bản của lao động ở các hộ điều tra, qua đó đánh giá khả năng vận động, thích ứng của họ trước những ảnh hưởng của việc thu hồi đất. Kết quả phân tích ở bảng 2.10 cho thấy: Về giới tính: có một nhận xét chung ở cả 3 nhóm hộ điều tra là tỷ lệ lao động nữ cao hơn tỷ lệ lao động nam. Đây cũng là nhân tố tác động làm thay đổi tỷ trọng nghề nghiệp sau khi thu hồi đất. Khi tỷ lệ lao động nữ cao thì số lao động tham gia vào các ngành thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nhẹ có xu hướng tăng lên. Mặt khác, lao động nữ cao cũng ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm việc làm của lao động vì hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nam cao hơn (vì liên quan đến các chế độ chính sách của lao động nữ) nên tỷ lệ thất nghiệp từ lao động nữ sẽ tăng lên. Về độ tuổi: Đây là chỉ tiêu phản ánh kinh nghiệm, sức khoẻ, tính năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng với môi trường khi có sự thay đổi. Qua bảng số liệu ta thấy độ tuổi của các nhóm hộ có thể chia thành 2 nhóm: nhóm có độ tuổi từ 15 - 35 và nhóm có độ tuổi từ 36 - 60. Nhìn chung qua 3 nhóm hộ điều tra, phần lớn lao động trong độ tuổi từ 36 - 60 chiếm tỷ lệ cao hơn, cụ thể: nhóm I là 58,4% tổng số ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 60 lao động, nhóm II là 56,3% và nhóm III là 56,9%. Đây là nhóm lao động có nhiều kinh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp, tư duy nghề nông tốt, chịu khó trong sản xuất, tuy nhiên sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong nâng cao trình độ, khó sáng tạo, khó có khả năng thích ứng trước những ảnh hưởng của việc thu hồi đất cho đô thị hoá. Đây là điểm bất lợi đối với lao động thành phố khi chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống sau khi bị thu hồi ruộng đất. Họ có thể làm thêm theo kiểu lao động tự do như: lao động nam thì đi làm theo kiểu “ai kêu gì làm đó”, phụ nề, bốc vác, chạy xe thồ, thợ xâylao động nữ thì mở rộng chăn nuôi, buôn bán nhỏ lẻ, hoặc có thể là phụ nề, tận dụng diện tích trong vườn để trồng rau màunói chung là thu nhập không cao, việc làm khá bấp bênh. BẢNG 2.10: TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA Chỉ tiêu ĐVT Nhóm I Nhóm II Nhóm III Tổng cộng SL % SL % SL % SL % 1. Tổng số hộ Hộ 50 52 43 145 2. Tổng số lao động LĐ 173 100 190 100 158 100 521 100 Lao động phân theo giới tính - Nam LĐ 86 49,7 86 45,3 73 46,2 245 47 - Nữ LĐ 87 50,3 104 54,7 85 53,8 276 53 Lao động phân theo lứa tuổi 15 - 25 LĐ 34 19,7 37 19,5 30 19,0 101 19,4 26 - 35 LĐ 38 21,9 46 24,2 38 24,1 122 23,4 36 - 45 LĐ 20 11,6 30 15,8 16 10,1 66 12,7 46 - 60 LĐ 81 46,8 77 40,5 74 46,8 232 44,5 Lao động bình quân hộ LĐ 3,6 3,5 3,8 3,6 3. Diện tích đất - Diện tích đất thu hồi Sào/hộ 1,35 31,9 2,27 56,3 3,11 85,2 2,19 55 - Diện tích đất còn lại Sào/hộ 2,88 68,1 1,76 43,7 0,54 14,8 1,79 45 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 61 Đối với lao động có độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi, tỷ lệ không cao hơn so với nhóm có độ tuổi từ 36 đến 60 tuổi nhưng tỷ lệ đạt được từ 41% đến 44%. Có thể nói đây là nhóm lao động có sức khoẻ, có tính sáng tạo, có khả năng đào tạo để nâng cao trình độ, là lực lượng lao động có khả năng thích ứng tốt trước những ảnh hưởng của việc thu hồi đất cho đô thị hoá. Đây được xem là điểm thuận lợi cho việc chuyển đổi ngành nghề, ổn định cuộc sống của hộ gia đình khi có đất bị thu hồi. Tuy nhiên thiếu kinh nghiệm và tư duy trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất thu hồi bình quân của các nhóm hộ điều tra 2,19 sào/hộ (chiếm 55% tổng diện tích đất của hộ), diện tích đất còn lại dùng cho sản xuất 1,79 sào/hộ (chiếm 45%); trong đó: nhóm hộ I bị thu hồi bình quân hộ là 1,35 sào (tỷ lệ thu hồi 31,9%), nhóm hộ II diện tích thu hồi bình quân 2,27 sào/hộ (tỷ lệ thu hồi 56,3%), nhóm hộ III có diện tích đất bị thu hồi 3,11 sào/hộ (tỷ lệ thu hồi 85,2%) 2.4.2. Tình hình thu hồi đất của các hộ Đất đai là yếu tố quan trọng và không thể thay thế, nó tham gia vào tất cả các quá trình sản xuất vật chất của xã hội, tuỳ từng ngành cụ thể mà vai trò của đất đai có sự khác biệt. Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, đất đai không chỉ tham gia với tư cách là một yếu tố mà là một yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, nó là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được. Vì vậy, khi người nông dân bị mất đất mặc nhiên trở thành người thất nghiệp. Việc làm và giải quyết việc làm cho người nông dân trở thành vấn đề bức xúc nhất của quá trình thu hồi đất. Thực tế thu hồi đất ở thành phố Đồng Hới cho thấy, đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị hoá, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi, công cộng chủ yếu là đất nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi. Như vậy người bị mất đất chủ yếu là nông dân. Quá trình thu hồi đất ở thành phố Đồng Hới nói chung và tại 5 xã phường điều tra nói riêng đã được thực hiện một khoảng thời gian khá dài, đất sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình lần lượt thay đổi và giảm dần qua các năm. Do đặc điểm của quá trình thu hồi đất diễn ra không đồng bộ, đất đai của các hộ gia đình bị thu hồi theo từng dự án đầu tư nên đất bị thu hồi dần ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 62 không phải thu hồi một lần, điều đó cho thấy thu hồi đất sẽ có những ảnh hưởng khác nhau về việc làm và thu nhập của người dân. Bảng số liệu 2.11 cho thấy tình hình đất nông nghiệp của các hộ nông dân tại thời điểm điều tra sau thu hồi đất như sau: Diện tích đất nông nghiệp sau khi thu hồi giảm mạnh, tổng diện tích đất nông nghiệp bình quân hộ trước thu hồi đất 1991,7 m2 và còn lại 890 m2 sau thu hồi đất, giảm 55,3%. Xét từng đối tượng thu hồi đất; đối với nhóm hộ I diện tích trước thu hồi đất bình quân hộ 2113,3 m2 và còn lại 1438,7 m2 sau thu hồi đất, tỷ lệ thu hồi 31,9%; nhóm hộ II tỷ lệ thu hồi 56,3%; nhóm hộ III tỷ lệ thu hồi đất là 85,2%. Tính bình quân mỗi hộ gia đình bị thu hồi 1101,7 m2. Đây là một con số không nhỏ đối với các hộ chuyên sản xuất và sống phụ thuộc vào nông nghiệp, gây khó khăn về việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trong quá trình sản xuất. BẢNG 2.11: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA CÁC HỘ TRƯỚC VÀ SAU THU HỒI ĐẤT ĐVT: m2/hộ Nhóm hộ Diện tích trước thu hồi Diện tích sau thu hồi Diện tích bị thu hồi M2 % Nhóm I 2113,3 1438,7 674,6 31,9 Nhóm II 2013,9 880,6 1.133,3 56,3 Nhóm III 1921,4 261,9 1.659,5 85,2 Bình quân 1991,7 890 1.101,7 55,3 Nguồn: số liệu điều tra năm 2011 Khi các hộ dân bị mất đất, không có nguồn đất bổ sung cho sản xuất thì vấn đề thu nhập, việc làm và đời sống của người dân bị ảnh hưởng. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, vấn đề đô thị hoá luôn liên tục được diễn ra để mở rộng quy mô thành phố Đồng Hới, xây dựng thành phố đô thị loại 2 thì việc thu hồi đất (đất sản xuất nông nghiệp) lại không thể không tránh khỏi và làm cho diện tích đất nông nghiệp sẽ tiếp tục giảm và số hộ dân ở trong vùng quy hoạch bị ảnh hưởng ngày càng tăng. Do vậy, chính quyền địa phương cần lưu ý khi quy hoạch các khu công ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 63 nghiệp, khu đô thịđồng thời cần phải có những biện pháp, chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến người dân có đất bị thu hồi như hỗ trợ về vốn, công nghệ về giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giúp người dân sử dụng một cách hợp lý diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, tăng năng suất đất đai cũng như khuyến khích phát triển các ngành nghề trong lĩnh vực nông nghiệp. 2.4.3. Biến động việc làm của lao động trước và sau thu hồi đất Việc làm của người lao động sẽ bị tác động nếu quá trình thu hồi đất diễn ra và đây là yếu tố chịu sự tác động trước tiên, người lao động có thể sẽ từ bỏ công việc, ngành nghề quen thuộc của mình để tìm kiếm một ngành nghề mới. Đây là một quá trình lâu dài và cũng đầy thách thức với nhiều yếu tố tác động như vốn đầu tư, độ tuổi, sức khoẻ, trình độ chuyên môn kỹ thuậtnên không phải lao động nào cũng tìm được nghề mới ổn định và có mức thu nhập khá. Tuy nhiên, để ổn định cuộc sống bản thân mỗi lao động phải tự thích nghi với hoàn cảnh mới, điều kiện mới và cơ chế mới, tìm ra chiến lược sinh kế mới với ngành nghề công việc mới, miễn sao tạo ra nguồn thu nhập, đảm bảo sự tồn tại của bản thân và gia đình. Kết quả điều tra về việc làm của lao động có đất bị thu hồi cho thấy: Thứ nhất: Tỷ lệ lao động có việc làm sau thu hồi đất có xu hướng giảm xuống, trước thu hồi đất lao động có việc làm chiếm tỷ lệ 95,2%, sau thu hồi đất 88,48%. Ngược lại, lao động không có việc làm có xu hướng tăng lên từ 4,8% lên 11,52%; trong đó nhóm hộ có tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất là nhóm III từ 9 người tăng lên 24 người sau thu hồi; tiếp đến là nhóm II tăng 11 người và nhóm I tăng 9 người. Nguyên nhân chủ yếu là do bên cạnh các hộ gia đình đã thích nghi với hoàn cảnh mới, chủ động đi tìm cho mình một công việc để có thu nhập ổn định cuộc sống thì vẫn còn tồn tại nhiều lao động không thể tìm được việc làm do nhiều yếu tố như: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn - kỹ thuật, độ tuổi, sức khoẻ, kinh tếhọ gặp rất nhiều khó khăn khi bị thu hồi đất nông nghiệp; ngoài ra cũng có một số bộ phận lao động lứa tuổi từ 15 đến 25 không có ý thức tìm kiếm việc làm, muốn hưởng thụ, không thích được lao động, lơ là với công việc, họ không muốn đào tạo ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 64 nghề và tự tìm kiếm việc làm. Kết quả điều tra cho thấy có gần 10% số lao động không có nhu cầu tìm kiếm việc làm và đào tạo nghề. Để giải quyết được điều đó, trước hết đòi hỏi sự nỗ lực từ bản thân người lao động, sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền các cấp. Thứ hai: Sự chuyển đổi ngành nghề của lao động trước và sau thu hồi đất. Tại thời điểm trước thu hồi, công việc của những lao động trong các hộ gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp chiếm 80,99%, các ngành nghề khác chiếm tỷ lệ nhỏ; tuy nhiên sau khi thu hồi đất, tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp giảm đáng kể, các ngành nghề khác tăng lên tương đối, đặc biệt ngành thương mại dịch vụ. Đây là tiền đề tốt để các lao động có thể chuyển đổi ngành nghề khi thu hồi đất xảy ra. Qua điều tra cho thấy, khi quá trình đô thị hoá diễn ra, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi ngày càng tăng, các lao động bắt đầu có sự chuyển dịch ngành nghề để thích nghi với điều kiện sống cụ thể sự chuyển dịch ngành nghề như sau: Số lao động thuần nông giảm xuống và hiện tại còn 39,35% với 205 lao động; trong đó, giảm nhiều nhất là nhóm III (tốc độ giảm 59,2%). Hoạt động sản xuất chính của lao động này chủ yếu là trồng lúa nước, trồng rau màu, chăn nuôi gà, lợn. Sở dĩ số lao động này vẫn duy trì nghề nông là vì:Thứ nhất, diện tích đất bị thu hồi không đáng kể nên họ tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình; thứ hai, đây là những lao động tâm huyết với nghề nông, họ tiếp tục sản xuất với diện tích đất canh tác còn lại và có thể thuê, đấu thêm diện tích của những hộ xung quanh hoặc của các hợp tác xã; thứ ba, đây thường là những lao động có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; thứ tư, những người lao động này có độ tuổi cao khó có thể chuyển đổi ngành nghề. Theo kết quả điều tra cho thấy hầu hết các hộ gia đình chọn nghề cũ là do còn một phần đất, họ bằng lòng với nghề cũ và nghề truyền thống của gia đình. Về số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng nhanh sau thu hồi đất, tăng 378,26% so với trước khi thu hồi đất; trong đó nhóm có tốc độ tăng cao nhất là nhóm III (520%). Nguyên nhân chính chủ yếu là sau khi thu hồi đất, đa số lao động thuần nông vẫn tiếp tục canh tác trên phần đất ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 65 còn lại, nhưng diện tích này không lớn, thu nhập không đủ đảm bảo đời sống gia đình, buộc họ phải tìm kiếm thêm việc làm. Lao động nam vừa tham gia sản xuất nông nghiệp vừa làm các nghề như phụ nề, thợ xây, chạy xe thồ, bốc vác, làm mộc mỹ nghệlao động nữ trên 35 tuổi vừa chăn nuôi vừa buôn bán các sản phẩm nông nghiệp do gia đình làm ra và một số hoạt động buôn bán nhỏ. Đối với lao động từ 25 đến 35 tuổi trên địa bàn chủ yếu họ chuyển đổi nghề sau thu hồi đất. Hầu hết các lao động trong độ tuổi này chuyển sang làm nghề cơ khí, gò hàn và một số nghề thủ công khác. Kết quả sau thu hồi đất nông nghiệp lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh từ 4,41% lên 21,11%, tăng lên 87 người. Về lĩnh vực thương mại - dịch vụ, sau khi thu hồi đất lực lượng này đã tăng lên rất nhanh (từ 3,65% đến 20,92%) với 90 người (tốc độ tăng 473,68%). Cụ thể, trước thu hồi đất số lao động tham gia vào lĩnh vực này không nhiều chỉ 3.65% với 19 người nhưng sau khi thu hồi đất tỷ lệ này tăng lên 20,29% với 109 người. Trong đó, phần lớn là lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề dịch vụ chuyển sang. Đây là số lao động đã có tay nghề, kinh nghiệm hoạt động trên lĩnh vực này nên họ có nhiều thuận lợi hơn để tách hẳn khỏi nghề nông. Một số lao động chuyển sang buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ, mua đi bán lại vì đây là công việc đòi hỏi vốn đầu tư ít, không đòi hỏi phải qua đào tạo. Số lao động này rất ít quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề vì sợ tốn tiền, trong khi đó vấn đề tìm kiếm việc làm sau khi được đào tạo nghề cũng rất khó khăn. Nhiều hộ gia đình đã chấp nhận vay vốn đề kinh doanh, kết quả điều tra cho thấy có hơn 75% các hộ gia đình vay vốn cho sản xuất kinh doanh. Mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng có thể nói khả năng ổn định về việc làm và thu nhập của nhóm này là rất cao. Qua phân tích trên ta thấy xu hướng chuyển đổi ngành nghề của người dân có chiều hướng tốt, giải quyết được những khó khăn thách thức trước tình hình đặt ra. Lao động tham gia vào các lĩnh vực khác chủ yếu là cán bộ, công nhân viên chức ở các cơ quan xí nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp. Số lao động trong lĩnh vực này có xu hướng tăng so với trước thu hồi đất tăng 15,63%, lao động này phần lớn là ở trong độ tuổi từ 15 đến 35 tuổi. Đây là lực lượng lao động có trình độ ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 chuyên môn kỹ thuật, có mức thu nhập khá cao, công việc rất ổn định. Số lao động này tăng lên chủ yếu là do họ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviec_lam_va_thu_nhap_cua_lao_dong_nong_thon_duoi_tac_dong_cua_thu_hoi_dat_trong_qua_trinh_do_thi_hoa.pdf
Tài liệu liên quan