MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan .i
Lời cảm ơn .ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Danh mục các chữ viết tắt .iv
Danh mục các bảng .v
Danh mục các sơ đồ .vi
Danh mục các biểu đồ .vii
Danh mục các hình . viii
Danh mục các phụ lục .ix
Mục lục .x
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu.3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3
Chương 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5
1.1. Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị .5
1.1.1. Chuỗi giá trị .5
1.1.1.1. Khái niệm về chuỗi giá trị.5
1.1.1.2. Các quan điểm về chuỗi giá trị .6
1.1.1.3. So sánh chuỗi giá trị và chuỗi cung .16
1.2. Vận dụng chuỗi giá trị để nghiên cứu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .19
1.2.1. Vai trò của lợi thế cạnh tranh trong hoạt động của doanh nghiệp và mối
quan hệ với chuỗi giá trị .19
1.2.2. Sử dụng chuỗi giá trị để tăng cường marketing tương tác .25
1.2.3. Sử dụng cách tiếp cận chuỗi giá trị để thiết lập một chiến lược cạnh tranh.27
1.2.3.1. Cạnh tranh trên thị trường.28
1.2.3.2. Các yêu cầu nâng cấp cần thiết để cạnh tranh .29
1.2.3.3. Lập chiến lược cạnh tranh bền vững.30
1.2.4. Thực tiễn sử dụng chuỗi giá trị để phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam .31
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH BIA HUẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU.34
2.1. Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu .34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.34
2.1.1.1. Vị trí địa lý .34
2.1.1.2. Thời tiết khí hậu .34
2.1.1.3. Nguồn nước.35
2.1.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Bia Huế từ điều kiện tự nhiên .36
2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội.36
2.1.2.1. Tình hình dân số lao động.36
2.1.2.2. Tình hình kinh tế khu vực .38
2.1.3. Tình hình hoạt động của công ty bia Huế.39
2.1.3.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển .39
2.1.3.3. Nhiệm vụ của công ty bia Huế [12] .42
2.1.3.4. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý tại công ty.43
2.1.3.5. Dây chuyền công nghệ và tổ chức dây chuyền sản xuất (Sơ đồ 2.2) .45
2.1.3.6. Đặc điểm và chủng loại sản phẩm của Công ty Bia Huế.47
2.1.3.7. Tình hình lao động .50
2.1.3.8. Tình hình về tài sản và nguồn vốn .52
2.1.3.9. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Bia Huế .55
2.2. Phương pháp nghiên cứu.55
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu sơ bộ .55
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu chính thức .56
2.2.2.1. Phương pháp định lượng.56
2.2.2.2. Phương pháp định tính .56
2.2.3. Phương pháp quan sát.56
2.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.56
2.2.5. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo .56
2.2.6. Phương pháp điều tra.57
2.2.6.1. Phương pháp điều tra bằng Anket.57
2.2.6.2. Phương pháp điều tra bằng trao đổi, đàm thoại .57
2.2.7. Phương pháp xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu .57
Chương 3
NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BIA HUẾ TỪ VIỆC
PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ BIA HUDA .58
3.1. Xác định chuỗi giá trị tổng quát của bia Huda.58
3.1.1. Các hoạt động hỗ trợ.58
3.1.1.1. Quy trình Công nghệ.58
3.1.1.2. Bộ phận hành chính (Sơ đồ 3.5) .64
3.1.1.3. Bộ phận nhân sự (Sơ đồ 3.6).66
3.1.1.4. Bộ phận cung ứng (Sơ đồ 3.7) .66
3.1.1.5. Bộ phận tài chính kế toán (Sơ đồ 3.8).67
3.1.2. Các hoạt động chính .68
3.1.2.1. Logistics đầu vào .68
3.1.2.2. Sản xuất.70
3.1.2.3. Logistics đầu ra .71
3.1.2.4. Bộ phận Sales & Marketing & PR.73
3.2. Nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty bia Huế từ việc phân tích chuỗi giá
trị bia Huda .76
3.2.1. Phân tích chuỗi giá trị bia Huda .76
3.2.1.1. Phân tích chi phí, lợi nhuận trên mỗi két bia Huda.76
3.2.1.2. Xây dựng chuỗi giá trị bia Huda trên cơ sở phân tích nguồn gốc tạo
ra lợi nhuận .85
3.2.1.3. Phân tích hệ thống phân phối các sản phẩm của Công ty.101
3.2.2. Những căn cứ để xây dựng các giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của
Công ty bia Huế .106
3.2.2.1. Môi trường cạnh tranh .106
3.2.2.2. Mục tiêu, định hướng phát triển của Công ty bia Huế giai đoạn 2010-2015.109
3.2.2.3. Các lợi thế cạnh tranh của Công ty bia Huế rút ra được từ việc phân
tích chuỗi giá trị .110
3.2.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công tybia Huế.115
3.2.3.1. Các giải pháp về chính sách.115
3.2.3.2. Các giải pháp về kỹ thuật, công nghệ .116
3.2.3.3. Các giải pháp về phát triển thị trường.117
3.2.3.4. Các giải pháp về tổ chức nhân sự .120
3.2.3.5. Hoàn thiện hệ thống phân phối trên toàn quốc .121
3.2.3.6. Chú trọng hơn nữa vào công tác nghiên cứu và phát triển .122
3.2.3.7. Các giải pháp phát triển thị trường nước ngoài .122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .123
1. Kết luận .123
2. Kiến nghị .125
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO .127
138 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định lợi thế cạnh tranh của Công ty TNHH Bia Huế thông qua việc phân tích chuỗi giá trị bia Huda, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tải khác, các băng tải này sẽ đưa chai rửa sạch qua hệ thống đèn soi để
(Nguồn: Phòng kỹ thuật Công ty bia Huế)
Sơ đồ 3.4: Quy trình công nghệ ở phân xưởng chiết
Chai Máy rửa Máy chiết Thanh trùng
Dán nhãnBia thành phẩm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
64
thu hồi những chai còn bẩn và chai vỡ và tiếp tục đi qua máy chiết. Bia trong được
chiết vào chai bằng một thiết bị xoay tròn (mỗi vòng như vậy chiết được 42 chai) và
tiếp tục được đưa qua hệ thống đóng nắp chai. Trước khi đi qua hệ thống đóng nắp,
chai bia đã được sục CO2 (hoá lỏng) vào để tạo ga và đồng thời qua hệ thống bơm
nước nóng để đuổi hết O2 không khí ra ngoài nhằm diệt con men bia. Chai bia sau
khi đã được đóng nắp tiếp tục đi qua hệ thống thanh trùng. Hệ thống thanh trùng
gồm có nhiều ngăn, 2 ngăn lạnh rồi đến 2 ngăn nóng, tiếp theo là 2 ngăn lạnh, mỗi
ngăn như vậy có một nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ thấp nhất là 20 oC, nhiệt độ cao
nhất là 67 oC. Sở dĩ nhiệt độ lên xuống như vậy là để giảm độ thích nghi của con
men bia và nhiệt độ được giữ không quá 67 oC vì nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ này
thì sẽ tạo 1 áp suất lớn trong chai sẽ làm vỡ chai. Bia sau khi được thanh trùng tiếp
tục đi qua bộ phận dán nhãn và đưa vào két, các két đóng xong được đưa vào kho.
Bia ra lò có nhiệt độ khoảng 36 oC. Ở phân xưởng chiết trong 1 ca quá trình diễn ra
liên tục và hầu như là cơ khí hoàn toàn.
3.1.1.2. Bộ phận hành chính (Sơ đồ 3.5)
Trước đây, chức năng hành chính và chức năng nhân sự của Công ty bia Huế
chỉ do một bộ phận đảm nhận, đó là phòng Hành chính tổng hợp, đảm nhận tất cả
các nhiệm vụ liên quan đến tuyển dụng nhân sự, văn thư, hành chính Kể từ năm
2007, với quy mô lớn hơn trước rất nhiều, mô hình “hành chính tổng hợp” tỏ ra quá
tải và không còn phù hợp nữa, cần thiết phải tách riêng với các chức năng nhiệm vụ
chuyên biệt, rõ ràng.
Phòng Hành chính được thành lập với các chức năng, nhiệm vụ:
- Văn thư, lưu trữ các công văn, giấy tờ
- Lễ tân:
+ Tiếp đón khách đến làm việc tại Công ty, thông báo cho các bộ phận liên
quan biết để đón tiếp và làm việc với các đối tác.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
65
+ Nghe và trả lời các cuộc điện thoại từ bên ngoài gọi đến và nối máy cho
các bộ phận liên quan (chức năng như một tổng đài)
- Thư ký Tổng Giám đốc: Sắp xếp các cuộc hẹn làm việc của Tổng Giám đốc,
lưu trữ các tài liệu, văn thư giấy tờ.
- Tổ chức các sự kiện liên quan đến hoạt động của Công ty như Lễ khởi công
nhà máy mới, Họp mặt Công ty, hội nghị khách hàng, hội nghị cán bộ công
nhân viên chức... Tổ chức cho CBCNV đi du lịch hàng năm theo chính sách
của Công ty.
- Tổ chức quản lý chế độ ăn ca cho CBCNV
- Quản lý công nghệ thông tin (IT)
- Quản lý văn phòng, trang thiết bị văn phòng, xe con, điện nước phục vụ cho
mọi hoạt động của văn phòng Công ty và Công ty.
- Chăm lo sức khoẻ đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV
- Bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan và chỉ đạo công tác bảo vệ đối với các đơn vị.
- Phục vụ lễ tân cho hội nghị, tiếp khách và các hoạt động khác của Công ty.
- Quan hệ chặt chẽ với địa phương trong việc tham gia thực hiện các phong
trào và thực hiện trách nhiệm của Công ty đối với địa bàn khu vực.
- Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác quân sự, tự vệ....
Trưởng phòng
Hành chính
Văn thư Thư ký Ăn ca Đội xe IT
Sơ đồ 3.5: Bộ phận hành chính
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
66
3.1.1.3. Bộ phận nhân sự (Sơ đồ 3.6)
Từ khi được tách riêng, phòng nhân sự đảm nhận các chức năng nhiệm vụ:
- Quản lý, bố trí nhân sự, tham gia lập kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch
lao động... đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Lập kế hoạch và thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ và lao
động.
- Bảo đảm chế độ cho người lao động theo chế độ chính sách hiện hành như
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công tác phí
- Phối hợp với các đơn vị, phòng ban liên quan để soạn thảo các quy chế hoạt
động của Công ty và của các đơn vị.
3.1.1.4. Bộ phận cung ứng (Sơ đồ 3.7)
Được thành lập vào cuối năm 2008, phòng cung ứng đảm nhận chức năng
mua sắm nguyên vật liệu đầu vào, các vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh của
Công ty
Trưởng phòng
Nhân sự
Tiền lương Tuyển dụng, Đào tạo
Sơ đồ 3.6: Bộ phận nhân sự
Trưởng phòng
Cung ứng
Nguyên vật
liệu
Hàng
Quảng cáo
Vật tư văn
phòng
Sơ đồ 3.7: Bộ phận cung ứng
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
67
Căn cứ trên nhu cầu nguyên vật liệu hoặc vật tư của các bộ phận, phòng cung
ứng có nhiệm vụ đáp ứng với mức giá hợp lý, chất lượng và thời gian đảm bảo.
- Nguyên vật liệu đầu vào: Malt, gạo, houblon, két nhựa, vỏ chai thủy tinh
- Hàng quảng cáo: Ly, khay, xô đá, bút, mở bia
- Vật tư văn phòng: Giấy, máy photocopy, fax, kẹp giấy, ghim
3.1.1.5. Bộ phận tài chính kế toán (Sơ đồ 3.8)
Thực hiện các công việc liên quan đến sổ sách hạch toán kế toán, theo dõi
đầu vào, đầu ra, dòng tiền của toàn công ty.
Chức năng:
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo
đúng qui định của Nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán
- Theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của Công ty dưới mọi hình
thái và tham mưu cho Ban lãnh đạo các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc và Ban điều hành công ty về chế độ kế toán
và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng động,
hữu hiệu.
Sơ đồ 3.8: Bộ phận tài chính, kế toán
Quản lý
Tài chính KT
KT ngân
hàng
KT thanh
toán
KT
Phải thu
KT
Phải trả
KT
Tổng hợp
KT Doanh
thu, công
nợ
KT bán
hàng
KT chi phí,
Nguyên VL
Thủ quỹ Bộ phận
phân tích
tài chính
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
68
- Tham gia xây dựng Hệ thống Quản lý Chất lượng, Hệ thống Quản lý Môi
trường và Hệ thống Quản lý Trách nhiệm Xã hội.
Nhiệm vụ:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng
tài sản, vật tư, tiền vốn; quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
và sử dụng vốn của Công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi
tài chính, việc thu, nộp, thanh toán, kiểm tra, việc giữ gìn và sử dụng tài sản,
vật tư, tiền vốn; phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hiện tượng lãng phí,
vi phạm chế độ, qui định của Công ty.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận
liên quan khi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh
doanh, kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế tài chính, phục vụ công tác
lập và theo dõi kế hoạch. Cung cấp số liệu báo cáo cho các cơ quan hữu quan
theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho TGĐ và Ban điều hành Công ty.
3.1.2. Các hoạt động chính
3.1.2.1. Logistics đầu vào
Là tất cả các công việc chuẩn bị cho đầu vào của quá trình sản xuất. Bao
gồm việc mua sắm chuẩn bị nguyên vật liệu đầu vào, lưu kho, các phương tiện cần
thiết cho sản xuất Có thể chia thành các phần sau:
- Nguyên vật liệu đầu vào: Gồm các nguyên vật liệu chính malt, gạo, houblon
+ Malt: được nhập khẩu từ nước ngoài theo tiêu chuẩn và mô hình của tập
đoàn Carlsberg, Đan Mạch.
+ Gạo: Được mua từ các nhà cung cấp trong nước.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
69
Malt và gạo nhập về nhà máy được đưa vào kho lưu trữ.
+ Nước: Cả hai nhà máy bia (ở Phú Thượng và Phú Bài) đều lấy nguồn nước
từ nhà máy nước Vạn Niên – Huế.
- Vỏ chai thủy tinh: Được mua từ 2 nhà máy: Nhà máy chai thủy tinh San
Miguel ở Hải Phòng và 1 nhà máy ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Riêng với vỏ chai Festival, là loại chai đặc biệt màu ô liu các nhà máy ở Việt
Nam chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu trực tiếp từ Đan Mạch.
- Két nhựa: được đặt hàng từ các nhà máy tại TP HCM và Hải Phòng. Hiện
nay Công ty Bia Huế đang sử dụng 3 loại két nhựa: Két 20 chai màu đỏ dành
cho bia Huda 45cl, két 24 chai màu xanh chứa bia Huda 355ml và bia
Festival, két nhựa màu đỏ 24 chai chứa Huda Extra.
Vỏ chai và két nhựa (gọi chung là vỏ két) phục vụ cho quá trình sản xuất lấy
từ 2 nguồn chính: bổ sung mới và quay vòng từ thị trường.
Một phần quan trọng trong Logistics đầu vào là việc thu nhận vỏ két từ thị
trường. Đây là quá trình khá phức tạp, có thể mô tả sơ lược theo mô hình sau:
Vỏ két quay vòng theo chu trình: vỏ két chứa bia từ nhà máy đi ra thị trường,
sau khi bia được tiêu thụ, vỏ két rỗng được hệ thống phân phối thu gom và đưa về
nhà máy.
Vấn đề này cần phải có một hệ thống theo dõi quản lý. Hàng ngày, xe của
nhà phân phối chở vỏ két rỗng (gọi ngắn gọn là vỏ két, được hiểu là vỏ kẻt rỗng,
không chứa bia) về kho của Công ty, được bộ phận kiểm vỏ kiểm tra, loại bỏ những
vỏ chai không đúng quy định (là các loại vỏ không cùng loại, hoặc cùng loại nhưng
đã bị bể vở, không sử dụng được). Sau khi kiểm tra đúng số lượng và chất lượng, bộ
phận kiểm vỏ viết phiếu nhận vỏ và giao lại cho nhà phân phối.
Vỏ kétBia
Nhà máy Thị trường Nhà máy
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
70
Về nguyên tắc, vỏ chai là tài sản của Công ty bia Huế cho nhà phân phối (đại
lý) mượn để kinh doanh bia. Vỏ két là phương tiện rất quan trọng cho việc kinh
doanh bia của đại lý. Đại lý chịu trách nhiệm quản lý lượng vỏ Công ty cho mượn.
Trong kinh doanh bia, rất nhiều vấn đề xảy ra đối với vỏ két, đòi hỏi Công ty
phải liên tục theo dõi và quản lý chặt chẽ.
Các vấn đề có thể xảy ra:
- Thất thoát: quá trình phân phối diễn ra khá phức tạp, bia từ đại lý cấp 1 (C1)
có thể đi đến các đại lý thứ cấp là C2, hoặc C3 (Có nhiều nơi, hệ thống phân
phối có thể lên đến 4 cấp, từ C1 đến C4) trước khi đến điểm bán trực tiếp cho
người tiêu dùng. Hệ thống phân phối càng nhiều cấp thì vỏ két càng dễ thất
thoát. Có thể do người tiêu dùng làm bể, vỡ, có thể do điểm bán mang đi bán
chai bao, hoặc do lũ lụt trôi mất
- Thị trường chợ đen (black market), lượng vỏ két thất thoát trên thị trường
được con buôn mua lại, bán ngược trở lại cho đại lý theo giá thấp hơn giá đại
lý cược từ Công ty.
- Đại lý ghim vỏ két, không trả về Công ty trong những ngày cao điểm. Ví dụ:
trước những ngày lễ, Tết đại lý trữ vỏ để mua bia trữ với số lượng lớn.
Tất cả các vấn đề này đều có thể dẫn đến hậu quả là thiếu hụt vỏ két để sản xuất.
3.1.2.2. Sản xuất
Về cơ bản, quá trình sản xuất diễn ra theo quy trình tổng quát đã mô tả ở
phần trước. Ở đây chỉ mô tả sơ lược quy trình của khâu sau cùng – công đoạn chiết:
Chai bia rỗng được đưa vào máy rửa chai qua hệ thống băng chuyền tự động,
sau khi đã được rửa sạch và sấy khô, chai sạch theo băng chuyền đến vòi chiết bia
và đóng nắp chai ngay sau khi chiết. Chai bia đã đóng nắp được đưa vào máy thanh
trùng rồi sau đó được đưa qua máy dán nhãn rồi đóng vào két nhựa, chuyển ra kho
thành phẩm.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
71
Trong quy trình sản xuất bia, việc kiểm tra chất lượng đóng vai trò vô cùng
quan trọng. Kiểm tra chất lượng được thực hiện khá chặt chẽ theo quy trình tiêu
chuẩn của tập đoàn Carlsberg. Không phải đến khi tạo ra thành phẩm rồi thì bia mới
được kiểm tra chất lượng mà kiểm tra ngay tại mỗi công đoạn. Ví dụ, ngay từ khi
tạo thành dịch đường từ gạo và malt (ngay sau công đoạn nấu, trước công đoạn lên
men), dung dịch đưa được đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích các chỉ tiêu hóa
lý để có thể điều chỉnh kịp thời nếu chưa đạt các chỉ tiêu cần thiết; bia trước khi đi
vào thùng lắng được kiểm tra độ đục
3.1.2.3. Logistics đầu ra
Nếu hiểu logistics đầu vào là tất cả những chuẩn bị cần thiết cho việc tạo ra
sản phẩm cuối cùng thì logistics đầu ra là các công tác chuẩn bị để đưa sản phẩm đi
tiêu thụ.
Tại Công ty Bia Huế, có 3 bộ phận cơ bản:
- Bộ phận Kho: Nhiệm vụ chính của bộ phận này là sắp xếp, bảo quản, luân
chuyển hàng hóa và xuất hàng theo hóa đơn kiêm phiếu xuất kho.
Có thể hình dung có 2 “đầu vào” cho kho: Bia và Vỏ két. Bia sau khi sản
xuất được nhập vào kho và Vỏ két sau khi thu từ thị trường về được nhập
vào kho. 2 “đầu vào” này đều phải được theo dõi chặt chẽ qua hệ thống sổ
sách, phiếu
“Đầu ra” của kho là bia xuất ra thị trường.
- Bộ phận tiếp nhận đơn đặt hàng và xuất hóa đơn bán hàng: Căn cứ trên các đơn
đặt hàng của các nhà phân phối trên toàn quốc để xuất hóa đơn bán hàng.
Hình thức tiếp nhận đơn đặt hàng tại Công ty Bia Huế khá đơn giản:
Đối với các Đại lý (nhà phân phối) ở xa Công ty: khi có nhu cầu đặt hàng sẽ
đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền (nếu có tài khoản sẳn tại ngân hàng), hoặc gửi
tiền qua ngân hàng, bưu điện. Sau đó, chuyển Fax lệnh chuyển tiền (hoặc giấy
chứng nhận gửi tiền của ngân hàng, bưu điện), kèm với số lượng, chủng loại hàng
cần mua về Công ty bia Huế.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
72
Đối với các đại lý ở ngay tại Huế: Chỉ một số ít các đại lý tại Huế thực hiện
giao dịch qua ngân hàng, hầu hết mang tiền mặt đến nộp tại thủ quỹ và nhận phiếu
thu, đồng thời, trực tiếp đặt hàng với số lượng và chủng loại cần thiết tại Công ty.
- Điều hành vận tải: Bộ phận này chỉ do một nhân viên phụ trách.
Căn cứ trên số lượng hàng cần vận chuyển, cự ly vận chuyển và tải trọng của
xe, nhân viên điều hành vận chuyển sẽ điều xe hợp lý.
Xe tham gia Công tác vận tải bia ra thị trường của Công ty Bia Huế có thể
chia thành 3 nhóm:
+ Xe của Công ty bia Huế: Gồm có 6 chiếc, 5 chiếc tải trọng 7,5 tấn và 1
chiếc tải trọng 6 tấn
+ Thuê từ Công ty vận tải: Công ty bia Huế thực hiện hợp đồng thường
xuyên với một Công ty dịch vụ vận tải ở Huế để chở bia cho các thị trường.
Công ty này có trên 35 chiếc xe, trong đó có đến 30 chiếc là thường xuyên
vận tải bia cho Công ty bia Huế.
Ngoài ra, tùy thuộc vào từng giai đoạn và nhu cầu cụ thể, Công ty có thể hợp
đồng thêm với các Công ty khác.
+ Sử dụng ngay xe của đại lý để vận chuyển bia ra thị trường và trả tiền vận
chuyển cho đại lý tính trên đơn giá đồng/tấn/km. Số lượng này ước tính trên
50 chiếc.
(Chính sách bán hàng của Công ty bia Huế kể từ khi thành lập cho đến nay là
hổ trợ vận chuyển đến tận kho của đại lý. Do vậy, trong trường hợp đại lý tự
sử dụng xe của mình để vận chuyển, Công ty bia Huế trả tiền vận chuyển căn
cứ trên đơn giá đã quy định)
Bộ phận điều hành vận tải chỉ cần quan tâm đến 2 nhóm đầu tiên, còn nhóm
thứ ba thì do cơ bản là đại lý tự điều hành, các bộ phận của Công ty chỉ có
nhiệm vụ theo dõi và quản lý.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
73
3.1.2.4. Bộ phận Sales & Marketing & PR
Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc làm thế nào để sản phẩm
được tiêu thụ ngày càng nhiều trên thị trường, quy mô ngày càng lớn, thị trường
ngày càng mở rộng và tất nhiên là nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng của mọi doanh
nghiệp: Lợi nhuận ngày càng cao.
Để làm được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ của 3 bộ phận Sales,
Marketing & PR với các chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Bộ phận Sales (Bán hàng)
Là lực lượng tương tác trực tiếp với thị trường với nhiệm vụ chính là thực
hiện và điều phối các hoạt động hỗ trợ bán hàng diễn ra hàng ngày.
Đây là lực lượng có số lượng đông nhất trong 3 bộ phận. Bộ phận này được
phân thành nhiều cấp. Đứng đầu là Quản lý bán hàng, đến các quản lý miền. Dưới
quản lý miền là các quản lý vùng, rồi đến Sales Rep (đại diện bán hàng) với các
chức năng nhiệm vụ khác nhau.
- Quản lý bán hàng (Sales Manager): Chịu trách nhiệm quản lý chung tất cả
các hoạt động bán hàng trên toàn quốc. Phối hợp với các bộ phận khác để
đảm bảo thực hiện đúng và thành công các mục tiêu chiến lược của Công ty.
Báo cáo trực tiếp cho quản lý bán hàng là các quản lý miền.
- Quản lý miền: Mỗi quản lý miền phụ trách chung các hoạt động diễn ra trên
“miền” thị trường phụ trách. “Miền” là các khu vực thị trường có đặc điểm
gần giống nhau, thông thường bao gồm nhiều “vùng”, trường hợp cá biệt chỉ
có 1 “vùng”. Hiện tại Công ty bia Huế có 5 quản lý miền phụ trách 5 khu vực
thị trường trọng điểm:
+ Khu vực Thừa Thiên Huế: Do thị trường Huế là phức tạp nhất, lại chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tất cả các thị trường trên toàn quốc về doanh số bán ,
nên cần có 1 quản lý miền.
+ Khu vực Quảng Trị, Quảng Bình.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
74
+ Khu vực Hà Tĩnh, Nghệ An.
+ Khu vực Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khanh Hòa.
+ Khu vực Tây Nguyên (bao gồm Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng)
Ngoài ra, có rất nhiều các thị trường khác của Công ty Bia Huế không bố trí
quản lý miền do tính chất, đặc thù riêng (ví dụ như Đà Nẵng, Quảng Nam,
TP Hồ Chí Minh, Hà Nội)
- Quản lý vùng: Là người báo cáo trực tiếp cho quản lý miền, mỗi quản lý
vùng đảm nhận 1 thị trường nhất định. Ví dụ: Các tỉnh từ Nghệ An đến
Khánh Hòa, mỗi tỉnh đều có 1 quản lý vùng của Công ty bia Huế.
Một số các thị trường chưa có quản lý vùng do quy mô thị trường còn nhỏ,
việc phát triển hệ thống phân phối, xây dựng thương hiệu còn chưa được tập
trung (ví dụ như: Hà Nội, Nam Định, Ninh Thuận, Bình Phước, TP HCM)
- Sales Rep (đại diện bán hàng): Dưới quản lý vùng là Sales Rep. Tùy theo
quy mô, tính chất công việc của mỗi thị trường mà có nhiều hay ít Sales Rep.
Bộ phận Marketing
Nhiệm vụ của bộ phận này là xây dựng hình ảnh, phát triển thương hiệu của
Công ty nói chung và của các sản phẩm nói riêng.
Quá trình xây dựng thương hiệu tại Công ty bia Huế được mô tả bằng mô
hình ống thương hiệu (Brand Funnel) gồm có 5 giai đoạn:
Điểm khởi đầu của mô hình ống phát triển thương hiệu là xây dựng nhận biết
của khách hàng về thương hiệu, về sản phẩm, mức độ nhận biết càng cao, rõ nét thì
khả năng thành công cho bước thứ hai càng lớn.
Khi mức độ nhận biết về sản phẩm đủ lớn (có thể nhìn thấy qua quảng cáo,
giới thiệu, hoặc nghe người khác nói, hoặc nhìn thấy trực tiếp), khách hàng sẽ cân
Cân nhắcNhận biết Dùng thử Dùng lại Trung thànhĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
Ê
́ HU
Ế
75
nhắc liệu có nên dùng thử sản phẩm hay không (nếu thấy trực tiếp), hoặc tìm mua
sản phẩm (nếu không thấy trực tiếp).
Sau khi khách hàng dùng thử sản phẩm, có thể có 2 khả năng xảy ra:
- Khả năng thứ nhất: Thấy ngon, đẹp, xứng đáng với số tiền bỏ ra Khách
hàng sẽ yêu thích sản phẩm và lần sau lại tìm đến với sản phẩm.
- Khả năng thứ hai: Không thỏa mãn (có thể có nhiều lý do: Không đúng với
những gì đã nghe thấy từ quảng cáo, hình ảnh không đẹp, chất lượng không
tốt) sẽ không hình thành ý định tiếp tục sử dụng sản phẩm.
Trường hợp tiếp tục sử dụng sản phẩm, lâu dần tạo thành thói quen, sở thích
riêng (trong uống bia gọi là “gu”). Nếu như có nhiều sự lựa chọn tương đồng mà
khách hàng vẫn chỉ sử dụng sản phẩm yêu thích của mình thì lúc đó xem như đạt
đến mục tiêu cuối cùng của xây dựng thương hiệu, đó chính là lòng trung thành của
người tiêu dùng đối với thương hiệu, với sản phẩm.
Với mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu, bộ phận Marketing của
Công ty bia Huế được chia thành 2 nhóm chính với các chức năng nhiệm vụ
khác nhau:
- Nhóm thương hiệu (Brand team): Xây dựng và phát triển thương hiệu thông
qua các hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm. Thực hiện các công việc
liên quan đến hình ảnh như thiết kế, làm phim quảng cáo; thực hiện các
quảng cáo trong nhà, ngoài trời
- Nhóm Marketing hổ trợ bán hàng (Trade Marketing): Thực hiện các hoạt
động xây dựng thương hiệu liên quan trực tiếp đến bán hàng như các chương
trình khuyến mãi bật nắp trúng thưởng, các chương trình hỗ trợ bán hàng
thực hiện trực tiếp ngay trên thị trường; tổ chức thực hiện các hội chợ thương
mại, các chương trình xúc tiến sản phẩm
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
76
Bộ phận Quan hệ công chúng (PR: Public Relations)
Về mặt lý thuyết, PR có chức năng theo dõi mối quan hệ giữa Công ty và các
bên có có quyền lợi liên quan nhưng trong thực tế, PR thường tập trung vào các mối
quan hệ với cộng đồng, chính quyền, các tổ chức thứ ba như môi trường
Sự khác nhau cơ bản giữa chức năng của PR và các chức năng truyền thông
khác của Marketing là PR đánh bóng hình ảnh của cả một doanh nghiệp, một tổ chức,
trong khi các chức năng khác lại thúc đẩy một sản phẩm hay một dịch vụ cụ thể.
Tại Công ty bia Huế, vai trò của PR là hỗ trợ trực tiếp cho xây dựng và phát
triển thương hiệu thông qua các hoạt động mang tính cộng đồng. Ví dụ như hoạt
động tài trợ cho đội bóng Huda Huế, tài trợ cho Festival Huế; thực hiện các hoạt
động khác như xây nhà tình nghĩa, đóng góp và xây dựng quỹ hỗ trợ bệnh nhân
nghèo
Hoạt động PR của Công ty bia Huế mặc dù chưa thật sự chuyên nghiệp
nhưng khá phù hợp với thị trường, được xã hội đánh giá cao, do đó có tác động tích
cực đến hình ảnh thương hiệu.
3.2. Nâng cao lợi thế cạnh tranh của Công ty bia Huế từ việc phân tích
chuỗi giá trị bia Huda
3.2.1. Phân tích chuỗi giá trị bia Huda
3.2.1.1. Phân tích chi phí, lợi nhuận trên mỗi két bia Huda
Hiện tại, sản lượng của bia Huda chai 45cl chiếm đến trên 80% tổng sản
lượng bán ra tất cả các sản phẩm của Công ty bia Huế, cho nên, có thể lấy loại bia
này làm đại diện để phân tích chi phí, lợi nhuận.
Nếu xem xét chuỗi giá trị theo cách liệt kê các chi phí cần thiết để tạo ra sản
phẩm và đưa sản phẩm ra thị trường thì có thể chia thành 2 chuỗi liên kết với nhau:
- Chuỗi sản xuất: Bắt đầu từ quá trình thu mua nguyên vật liệu đầu vào của nhà
máy cho đến khi bia thành phẩm được vận chuyển đến kho của đại lý cấp 1.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
77
- Chuỗi phân phối: Tính từ đại lý cấp 1 đến người tiêu dùng cuối cùng.
a. Chuỗi sản xuất:
Chi phí, lợi nhuận thực tế tính trên mỗi két bia chai Huda 45cl được mô tả ở
bảng sau (Bảng 3.1)
Bảng 3.1: Phân tích chi phí và lợi nhuận trên mỗi két bia Huda
Doanh thu gộp Đồng/két Tỷ lệ (%)
Giá bán 97.000,00 -
Giá bán - 10%VAT 88.181,82 -
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (27.366,77) -
- Hoa hồng (1.763,64) -
Doanh thu thuần (*) 59.051,41 100,00
1. Chi phí sản xuất (COGS) (26.981,59) 45,69
-Nguyên vật liệu (13.569,66) 22,98
-Bao bì (4.168,69) 7,06
-Phụ gia (3.609,23) 6,11
-Nhân công (1.530,00) 2,59
-Khấu hao (3.195,00) 5,41
-Phụ tùng thay thế (639,00) 1,08
-Chi phí khác (270,00) 0,46
Lãi gộp 32.069,83
2. Chi phí thương hiệu (3.780,00) 6,40
3. Chi phí hoạt động (15.210,00) 25,76
Phân phối (vận tải) (3.915,00) 6,63
Hành chính (4.095,00) 6,93
Bán hàng (7.200,00) 12,19
4. Lợi nhuận trước thuế (EBIT) trên mỗi két 13.079,83 22,15
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty bia Huế)
(*) Doanh thu thuần = Chi phí sản xuất (COGS) + Chi phí thương hiệu + Chi phí
hoạt động + EBIT trên mỗi két
Nhận xét:
Sau khi trừ đi thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt (SST) và hoa
hồng, doanh thu thuần chia ra làm 4 nhóm lớn: Chi phí sản xuất (COGS: Cost of
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
78
Good Sold), Chi phí thương hiệu, Chi phí hoạt động và phần còn lại là Lãi trước
thuế thu nhập và lãi ngân hàng (EBIT: Earn Before Interest, Tax)
Trong đó, chi phí sản xuất chiếm tỷ trọng lớn nhất (46%), tiếp đó là chi phí
hoạt động (26%), chi phí thương hiệu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất (6%).
Biểu đồ PL3.1 trong phụ lục 3 cho thấy chi phí sản xuất của Công ty bia Huế
là thấp nhất so với các nhà máy bia thuộc tập đoàn Carlsberg nằm trong khu vực
Đông Dương.
Để theo dõi chặt chẽ chi phí nhằm đưa ra các biện pháp hiệu chỉnh kịp thời
khi cần thiết trong quá trình sản xuất, tập đoàn bia Carlsberg thường xuyên lập các
báo cáo chi phí chi tiết gửi cho các nhà máy. Theo báo cáo này, cả hai nhà máy của
Công ty bia Huế tại Phú Bài và Phú Thượng đều luôn đạt mức chi phí sản xuất thấp.
Với kinh nghiệm trên 160 năm sản xuất bia, tập đoàn Carlsberg rất có kinh
nghiệm trong việc quản lý hiệu quả chi phí sản xuất. Từ đó có thể khẳng định quy
trình sản xuất tại Công ty bia Huế được quản lý rất tốt, điều này góp phần lớn tạo
nên lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí.
Mức chi phí sản xuất thấp đạt được một phần nhờ vào hiệu suất hoạt động
được mô tả ở biểu đồ PL3.2 trong phụ lục 3.
Chuỗi sản xuất này mặc dù chủ yếu bao gồm các hoạt động sản xuất từ phía
nhà máy nhưng đồng thời cũng chứa một phần của phân phối, thể hiện qua các chi
phí vận tải, chi phí bán hàng
b. Chuỗi phân phối:
Nghiên cứu chuỗi phân phối thông qua các cấp trong hệ thống, (để đơn giản,
ở đây chỉ xét đến cấp 2 là cấp phổ biến nhất trong hệ thống)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
79
Bảng 3.2: Phân tích lợi nhuận của các cấp trong hệ thống phân phối
Giá mua vào, bán ra (VND/Két) VND/Két Giá bán cho ngườitiêu dùng (VND/Chai)
Giá mua vào của đại lý cấp 1 (C1) 97.000
Lợi nhuận của C1 3.000
Giá mua vào của đại lý cấp 2 (C2) 100.000
Lợi nhuận của C2 2.000
Giá mua vào của điểm bán 102.000
Giá bán ra của điểm bán 120.000 6.000
Lợi nhuận của điểm bán 18.000
Tổng lợi nhuận của hệ thống phân phối
(C1, C2, điếm bán) 23.000
(Nguồn: Tự xử lý)
Nhận xét:
Trong chuỗi này, các hoạt động phát sinh chi phí của cấp 1 và cấp 2 là tương
tự nhau, bao gồm các hoạt động cơ bản: Lưu kho, vận chuyển, thu hồi vỏ két, công
nợ Tuy nhiên, mức chi phí ở mỗi cấp là khác nhau.
Mức lợi nhuận tính trên đầu két là lớn nhất ở điểm bán là cấp cuối cùng. Tuy
nhiên, số lượng bán ra thường là ít hơn nhiều so với các cấp ở trên. Đồng thời, khác
với các cấp ở tầng trên của hệ thống phân phối, điểm bán thường
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xac_dinh_loi_the_canh_tranh_cua_cong_ty_tnhh_bia_hue_thong_qua_viec_phan_tich_chuoi_gia_tri_bia_huda.pdf