MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ, đồ thị
Danh mục các ảnh tư liệu đề tài
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU . . . . 1
1. Tính cấp thiết của đề tài . . . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu. . . 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . . . 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. . 3
1.1. Một số hiểu biết chung về hội chứng tiêu chảy . . 3
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy . . 3
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy . . 4
1.1.3. Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy . . 8
1.1.4. M ột số đặc đi ểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy . . 10
1.1.5. Biện pháp phòng trị ti êu chảy cho l ợn . . 11
1.2. Một số nghiên cứu về vi khuẩn E. coli gây bệnh đường tiêu hoá. 14
1.2.1. Đặc điểm về hình thái cấu trúc . . 14
1.2.2. Đặc tính nuôi cấy sinh vật hoá học . . 16
1.2.3. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. Coli . . 18
1.2.4. Khả năng kháng kháng sinh của vi khuẩn E. Coli. 23
1.2.5. Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy . 25
1.3. Những nghiên cứu về vi khuẩn C. perfringens gây bệnh đường tiêu hoá . 26
- 6 -1.3.1. Đặc điểm hình th ái cấu trúc . . 27
1.3.2. Đặc tính nuôi cấy sinh vật hoá học . . 29
1.4. Tình hình gây dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh Hưng Yên . 33
1.4.1. Một số đặc điểm tụ nhiên ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy . 33
1.4.2. Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn . . 33
Chương 2. ĐỐI TưỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHưƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU . . 35
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu . . 35
2.2. Nội dung nghiên cứu . . . 35
2.3. Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu . . 36
2.4. Phương pháp nghiên cứu . . . 37
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ . . 37
2.4.2. Phương pháp thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn . 38
2.4.3. Phương pháp xác định số l ượng vi khuẩn . . 40
2.4.4. Phương pháp xác định serotyp kháng nguyên của vi khuẩn phân lập được . . . 40
2.4.5. Ph ươ ng pháp xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn phân lập đư ợc . 41
2.4.6. Phương pháp kiểm tra độc lực của vi khuẩn phân lập trên chuột bạch . 43
2.4.7. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các
chủng vi khuẩn phân lập được . . 44
2.4.8. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn . 45
2.4.9. Phương pháp sử lý số liệu . . . 45
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 47
3.1. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ s ơ sinh đến 60 ngày tuổi tại Hưng Yên . .
3.1.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện thuộc tỉnh H ưng Yên. . . 47
3.1.2. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ . 49
3.1.3. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo phương thức chăn nuôi . 52
- 7 -3.1.4. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi lợn . 55
3.1.5. Các triệu chứng ở lợn tiêu chảy . . 58
3.2. Nghiên cứu xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và C. perfringens
trong hộ i chứng tiêu chảy ở lợn từ s ơ sinh đến 60 ngày tuổi . 60
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli và C. perfringen từ phân lợn
bình thường và phân lợn tiêu chảy theo lứa tuổi . . 60
3.2.2. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli và C. perfringens từ các mẫu bệnh phẩm. . . 63
3.2.3. Mức độ biến động vi khuẩn E. coli và C. perfringens trong phân
lợn khoẻ và phân lợn tiêu chảy . . 65
3.2.4. Kết quả giám định đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn E. coli
và C. perfringens phân lập được . . 69
3.2.5 Kết quả xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn
E coli phân lập được từ lợn bệnh . . 71
3.2.6. Tỷ lệ các chủng vi khuẩn E.coli mang các yếu tố gây bệnh. 73
3.2.7. Kết quả xác định độc lực trên chuột bạch của một số chủng E. coli
phân lập được từ lợn bệnh . . . 75
3.2.8. Kết quả xác địn h khả năng mẫn cảm của kháng sinh với một số
chủng vi khuẩn E. coli và C. perfringens phân lập được từ lợn bệnh. 78
3.3. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho lợn . 81
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . . . 85
Kết luận . . . . 85
Đề nghị . . . . 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO . . . 88
PHỤ LỤC . . . .
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7059 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli, C. perfringens trong hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hưng Yên và thử nghiệm phác đồ điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YÊN
1.4.1. Một số đặc điểm tự nhiên ảnh hƣởng đến bệnh tiêu chảy của lợn
Hưng Yên là tỉnh đồng bằng thuộc vùng tả ngạn sông Hồng, cách thủ
đô Hà Nội 64 km về phía Tây, có vị trí địa lý tiếp giáp với 6 tỉnh thành trong
cả nước: Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây và Hà Nội.
- Nhiệt độ: theo số liệu thống kê cho thấy nhiệt độ trung bình trong tháng
là 24,7
o
C, thấp vào các tháng 1, 2 và 12, cao vào các tháng 6, 7, 8 hàng năm.
- Số giờ nắng trung bình trong năm là: 1.413 giờ, cao vào tháng 5, 6, 7
và thấp vào tháng 1, 2, 3.
- Lượng mưa trung bình trong năm vào khoảng 1.070 mm, cao vào các
tháng 7, 8, 9 và thấp vào các tháng 1, 10, 11, 12. Số giờ mưa trong năm trung
bình là 1.296 giờ.
- Độ ẩm trung bình trong năm là 86%, sự chênh lệch ẩm độ giữa các
tháng trong năm là không lớn.
Đặc điểm địa hình và khí hậu ở tỉnh Hưng Yên có nền khí hậu thuận lợi
cho sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật, trong đó có tác động đáng kể đến
tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
1.4.2. Vài nét về tình hình dịch bệnh trên đàn lợn của tỉnh Hƣng Yên
Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn Hưng Yên những năm qua diễn biến
khá phức tạp và đã gây tổn thất khá lớn cho sự phát triển của ngành chăn
nuôi. Theo tổng hợp các báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên [3] trong
3 năm (từ năm 2005 đến năm 2007) cho thấy dịch bệnh trên đàn lợn:
- Trong năm 2005, đàn lợn thường mắc các bệnh chủ yếu là: bệnh tiêu
chảy, bệnh viêm phổi, bệnh phù đầu do E.coli ở lợn con, tụ huyết trùng, phó
thương hàn, dịch tả, bệnh đậu, cảm nóng v..v. Theo các báo cáo của trạm thú
y các huyện, thị xã tổng số lợn mắc bệnh là : 45.300 con, chiếm 7,5% so với
- 34 -
tổng đàn, đã chết và xử lý giết mổ là 7.718 con, chiếm 1,29% so với tổng đàn,
tăng 3.822 con so với năm 2004.
- Trong năm 2006, đàn lợn thường mắc bệnh nhiễm khuẩn thông
thường như: Hội chứng tiêu chảy, tiêu chảy do E. coli, Salmonella, cầu trùng,
viêm phổi do Mycoplasma. Các trường hợp mắc bệnh chủ yếu xảy ra ở những
hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, kém vệ sinh, mật độ nuôi không hợp lý..v..v..Trong năm
toàn tỉnh có 39.547 con lợn mắc bệnh, chết và xử lý giết mổ 5.203 con.
- Trong năm 2007, đàn lợn thường mắc các bệnh như: tiêu chảy, phù
đầu do E. coli, viêm phổi, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Toàn tỉnh có
32.891 lợn mắc bệnh, chết và xử lý giết mổ 1.385 con. Cuối tháng 3 năm
2007, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn đã xảy ra ở 59 xã với tổng
số lợn ốm là 6.132 con (trong đó có: 1.195 lợn nái và đực giống; 2.423 lợn
con theo mẹ và 2.514 lợn thịt); đã chết và xử lý giết mổ là: 1.246 con (trong
đó có: 221 nái và đực giống; 756 lợn con theo mẹ; 269 lợn thịt).
- 35 -
Chƣơng 2
ĐỐI TƢỢNG, NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Lợn từ sơ sinh ®Õn 60 ngày tuổi nuôi tại 1 số huyện của tỉnh Hưng
Yên
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: các trang trại, hộ gia đình tại các huyện Ân Thi,
Khoái Châu và thị xã Hưng Yên, thuộc tỉnh Hưng Yên.
- Địa điểm xét nghiệm mẫu: Bộ môn vi trùng, Viện Thú y Quốc gia.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
- Từ tháng 10/2007 đến tháng 4/2008
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở lợn từ sơ
sinh đến 60 ngày tuổi tại tỉnh Hƣng Yên
2.2.1.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại 3 huyện.
2.2.1.2. Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo ph•ơng thức chăn nuôi
2.2.1.3. Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi
2.2.1.4. Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ trong năm
2.2.1.5. Triệu chứng, bệnh tích của lợn tiêu chảy
2.2.2. Kết quả xác định vai trò của vi khuẩn E. coli và C. perfringens trong
hội chứng tiêu chảy ở lợn
2.2.2.1. Phân lập, xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn từ các mẫu bệnh phẩm và
phân lợn tiêu chảy
- 36 -
2.2.2.2. Xác định số lượng vi khuẩn E. coli và C. perfringens trong phân
lợn tiêu chảy và lợn bình thường
2.2.2.3. Giám định đặc tính sinh hoá của các chủng vi khuẩn phân lập được.
2.2.2.4. Xác định serotyp của các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được.
2.2.2.5. Xác định các yếu tố gây bệnh (độc tố và yếu tố bám dính) của các
chủng vi khuẩn E. coli phân lập được.
2.2.2.6. Xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli và C. Perfringens
phân lập được trên chuột bạch.
2.2.2.7. Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.
Coli và C. Perfringens phân lập được.
2.2.3. Thử nghiệm phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn
2.3. NGUYÊN LIỆU DÙNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Mẫu bệnh phẩm
- Mẫu bệnh phẩm là phủ tạng gồm: gan, lách, ruột của lợn từ sơ sinh
đến 60 ngày tuổi mắc bệnh tiêu chảy vừa chết hoặc sắp chết.
- Mẫu phân lợn tiêu chảy được lấy bằng tăm bông vô trùng ngoáy
sâu vào trực tràng.
2.3.2. Các loại môi trƣờng, hoá chất
- Các loại môi trường dùng cho phân lập, nuôi cấy vi khuẩn đường
ruột, bao gồm: thạch máu, thạch MacConkey, nước thịt BHI, nước thịt
thường, nước thịt pepton, và các loại môi trường đường Glucose, Lactose,
Mannitol... do hãng Oxoid của Anh sản xuất.
- Các loại giấy tẩm kháng sinh của hãng Oxoid (Anh).
- Kháng huyết thanh chuẩn của Úc dùng định typ vi khuẩn E. coli phân
lập được
- 37 -
- Các hoá chất và dụng cụ phòng thí nghiệm khác dùng trong nghiên
cứu vi khuẩn.
2.3.3. Động vật thí nghiệm
- Chuột bạch khoẻ mạnh, có trọng lượng trung bình 18 - 20 g/con.
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu dịch tễ
Sử dụng phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả (Descriptive study)
dịch tễ học phân tích (Analytic study) và dịch tễ học thực nghiệm (Nguyễn
Nh• Thanh, 2001 [61], Nguyễn Văn Thiện, 1997 [54]).
2.4.1.1. Chọn mẫu điều tra
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên, mẫu chùm nhiều bậc. Chọn
ngẫu nhiên mỗi huyện 3 xã; mỗi xã ngẫu nhiên chọn 3 thôn; trong thôn điều
tra các hộ chăn nuôi lợn sinh sản và lợn thịt.
- Số huyện được điều tra: 3; số xã là: 9; số thôn, khu là: 27.
- Số lần điều tra: 4 lần theo các mùa trong năm 2007.
- Số hộ: 1.637 hộ.
- Số lợn được điều tra: 36.599 con.
2.4.1.2. Phương pháp thực hiện
- Trực tiếp quan sát để phát hiện lợn tiêu chảy. Những lợn phân lỏng
được coi là bị tiêu chảy (loại trừ những lợn bị bệnh truyền nhiễm có triệu
chứng tiêu chảy).
- Phỏng vấn chủ hộ chăn nuôi về những thông tin cần thiết.
- Thông tin điều tra được ghi vào các phiếu điều tra.
2.4.1.3. Nội dung điều tra, theo dõi
- Số lợn mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại các hộ, các trang trại
chăn nuôi.
- Các triệu chứng thường gặp ở lợn mắc tiêu chảy.
- 38 -
- Các bệnh tích ở lợn mắc tiêu chảy khi tiến hành mổ khám, lấy mẫu
bệnh phẩm.
- Phương thức chăn nuôi và việc thực hiện vệ sinh chuồng trại.
2.4.1.4. Các chỉ tiêu theo dõi trong dịch tễ
Số lợn tiêu chảy
- Tỷ lệ lợn tiêu chảy (%) = x 100
Tổng số lợn điều tra
Số lợn tiêu chảy theo từng độ tuổi
- Tỷ lệ lợn tiêu chảy theo độ tuổi (%) = x 100
Tổng số lợn điều tra
Số lợn chết do tiêu chảy
- Tỷ lệ lợn chết do tiêu chảy (%) = x 100
Tổng số lợn mắc tiêu chảy
2.4.2. Thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn
2.4.2.1. Thu thập mẫu
- Mẫu phân phân lập vi khuẩn: Dùng tăm bông vô trùng ngoáy sâu
vào trực tràng lợn mắc tiêu chảy và chưa dùng thuốc (kháng sinh) điều trị.
Khi toàn bộ tăm bông thấm ướt phân lợn, lấy ra, cho ngay vào týp, vặn
chặt, ghi ký hiệu mẫu.
- Mẫu phân để đếm số lượng vi khuẩn: lấy khoảng 2-3 g phân từ hậu
môn của các lợn mắc tiêu chảy vào 1 túi nilon sạch, ghi ký hiệu mẫu
- 39 -
- Mẫu bệnh phẩm gồm: lách, gan, chất chứa ruột non của lợn tiêu
chảy.
- Tất cả các mẫu, sau khi lấy đều được bảo quản trong điều kiện lạnh
4
o
C theo quy trình bảo quản mẫu của Bộ môn Vi trùng, Viện thú Y và được
vận chuyển ngay đến phòng thí nghiệm để tiến hành các xét nghiệm tiếp theo.
2.4.2.2. Phân lập và giám định vi khuẩn
Các phương pháp nuôi cấy và giám định vi khuẩn được thực hiện
theo quy trình nghiên cứu thường quy của Bộ môn Vi trùng, Viện Thú Y.
- 40 -
Lactose + Lactose -
Oxidase âm tính
Thạch máu
Thạch MacConkey
Thạch máu
yếm khí
E. coli
K. pneumoniae
Enterobacter aerogenes
Salmonella
Edwardsiella
Proteus
Thạch DHL
Thạch BG
Nước thịt PBW
Thạch DHL
Thạch BG
37oC/24-
48h/hiếu khí
37oC/24-
48h/hiếu khí
Salmonella
R/Y/H2S+
Mọc trên thạch MacConkey
Trực khuẩn Gram âm
KL đen trên DHL
KL đỏ trên BG
Enterobacteriaceae
TSI
Dung huyết
Trực khuẩn Gram dương
37oC/24-48h/
yếm khí
C. perfringens
Lên men đường Lên men đường
Lên men
đường
Mẫu (phủ tạng, phân, chất chứa)
- 41 -
Sơ đồ 2.1: Quy trình phân lập vi khuẩn đƣờng ruột
(Bộ môn Vi trùng - Viện Thú Y)
2.4.3. Xác định số lƣợng vi khuẩn E. coli và C. perfringens trong 1 g phân
của lợn tiêu chảy hoặc bình thƣờng
Mẫu là 1 g phân của lợn bị tiêu chảy hoặc bình thường, được pha
loãng trong dung dịch PBS thành các nồng độ 10
-1
, 10
-2
, …, 10
-8
. Lấy 0,1
ml dung dịch ở các nồng độ đã pha loãng 10
-6
, 10
-7
, 10
-8
nhỏ và dàn đều
trên bề mặt thạch MacConkey, và thạch yếm khí. Bồi dưỡng ở 37
o
C trong
điều kiện hiếu khí hoặc yếm khí trong vòng 24 giờ. Mỗi nồng độ pha loãng
dùng 3 đĩa thạch. Đếm số khuẩn lạc E. coli và C. perfringens mọc trên đĩa
thạch, rồi tính trung bình cho mỗi nồng độ.
Số lượng vi khuẩn được tính theo công thức:
X = 10 x a x b
Trong đó:
X: là tổng số lượng vi khuẩn có trong 1 g phân hoặc chất chứa.
a: là số lượng vi khuẩn trung bình của 1 nồng độ pha loãng.
b: là hệ số pha loãng mẫu
Hệ số 10: vì cấy 0,1 ml
2.4.4. Xác định serotyp kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn E. coli phân
lập đƣợc bằng phản ứng ngƣng kết nhanh trên phiến kính
Vi khuẩn E. coli có nhiều serotyp O khác nhau, do vậy bước quan
trọng đầu tiên là xác định được nhóm serotyp O, sau đó tiến hành các phản
ứng ngưng kết với các kháng huyết thanh đơn giá trong nhóm cần xác
định. Những nguyên liệu cơ bản cho việc xác định serotyp gồm:
+ Các chủng E. coli cần định typ được giữ trên thạch máu.
- 42 -
+ Các kháng huyết thanh O chuẩn (đa giá và đơn giá).
* Phương pháp tiến hành phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính như
sau:
Nhỏ lên 2 đầu lam kính sạch, mỗi đầu một giọt nước muối sinh lý,
dùng que cấy vô trùng lấy khuẩn lạc E. coli cần xác định trên môi trường
thạch máu trộn đều với 2 giọt nước muối sinh lý thành huyễn dịch vi
khuẩn. Nhỏ một giọt kháng huyết thanh chuẩn vào một bên huyễn dịch và
một giọt nước muối sinh lý vào bên huyễn dịch còn lại (Đối chứng). Nếu
có phản ứng ngưng kết sẽ xuất hiện sau 1 phút.
+ Phản ứng dương tính khi hình thành ngưng kết giữa kháng nguyên
là vi khuẩn với kháng huyết thanh, tạo thành những hạt nhỏ trắng lấm tấm,
huyễn dịch tách ra làm 2 phần là các hạt ngưng kết và phần nước trong.
Với phản ứng ngưng kết xảy ra nhanh, rõ rệt thì được đánh giá mức ++++.
Tuỳ theo khả năng ngưng kết để có thể đánh giá mức ngưng kết ở các mức
độ khác nhau +, ++, +++.
+ Phản ứng là âm tính khi hỗn dịch vi khuẩn với kháng huyết thanh
đục đều như bên đối chứng.
* Với những chủng có ngưng kết với kháng huyết thanh nhóm, tiếp
tục thực hiện như vậy với các kháng huyết thanh đơn giá thuộc nhóm để xác
định rõ từng serotyp. Trong trường hợp các chủng có hiện tượng ngưng kết
chéo với nhiều nhóm hoặc ngưng kết với nhiều đơn giá khác nhau, thì phải
pha loãng kháng huyết thanh theo cấp số 2, kết quả sẽ lấy ngưng kết ở cấp
số pha loãng cao nhất.
2.4.5. Phƣơng pháp xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập đƣợc
2.4.5.1. Xác định khả năng dung huyết
- 43 -
Vi khuẩn E. coli phân lập được cấy trực tiếp lên môi trường thạch máu
cừu, bồi dưỡng ở 37
o
C/24 giờ. Căn cứ vào mức độ dung huyết để đánh giá
kiểu dung huyết:
- Dung huyết là dạng dung huyết mờ, không hoàn toàn.
- Dung huyết là dạng dung huyết trong hoàn toàn.
- Không dung huyết hay dung huyết .
2.4.5.2. Xác định các yếu tố gây bệnh (độc tố và yếu tố bám dính) của vi khuẩn:
bằng phản ứng PCR (Polymerase Chain Reaction).
* Cách tiến hành:
- DNA mẫu: Khuẩn lạc vi khuẩn E. coli mọc trên môi trường thạch máu ở
37
o
C/24h.
- Hỗn hợp phản ứng PCR: gồm
Primers: 1 l mỗi loại
Dung dịch đệm (5X): 5.0 l
Enzyme (Taq polymerase): 0.05 l
Nước khử ion vừa đủ để đạt được thể tích cuối cùng là 25 l cho 1
phản ứng.
- Chu trình của phản ứng PCR: Phản ứng PCR là một chuỗi gồm nhiều
chu kỳ (cycle) nối tiếp nhau. Mỗi chu kỳ gồm 3 bước và được thực hiện trong
máy nhân gen tự động Perkin Elmer, theo sơ đồ sau:
Loại yếu tố
gây bệnh cần
xác ®Þnh
Chu trình
thứ nhất
30 chu trình tiếp theo
Chu trình
cuối
Biến tính
(
o
C/phút)
Biến tính
(
o
C/phút)
Gắn mồi
(
o
C/phút)
Tổng hợp
(
o
C/phút)
Tổng hợp
(
o
C/phút)
- 44 -
STa, STb, LT, F4 94/5 94/1 55/1 72/1 72/7
VT2e, F18 94/5 94/1 50/1 72/1 72/7
- Chạy điện di: Sản phẩm PCR thu được sau chu trình phản ứng được
nhuộm bằng chất nhuộm nhỏ mẫu (loading dye) với mẫu theo tỷ lệ 1: 5. Sau
khi nhuộm, sản phẩm PCR được chạy điện di trên thạch agarose 2% trong
dung dịch đệm TAE (Tris - agartate - EDTA) với hiệu điện thế 100V trong
vòng 40 phút. Đây là cách để cho các đoạn acid nucleic hiển thị trực tiếp.
Phương pháp này dựa trên nguyên lý là các phân tử acid nucleic trong môi
trường pH trung tính thì tích điện âm nhờ các nhóm phốt phát nằm trên khung
phosphodiester của các sợi nucleic. Khi đặt chúng vào điện trường, các phân
tử acid nucleic sẽ chuyển dịch về cực dương. Khi tiến hành phân tích trên
thạch agarose, các phân tử acid nucleic tùy theo kích thước sẽ chuyển dịch với
tốc độ khác nhau: loại phân tử có kích thước lớn chạy chậm, loại có kích
thước bé chuyển dịch nhanh hơn.
- Nhuộm: Gel thạch sau khi chạy điện di được nhuộm màu bằng chất
nhuộm màu huỳnh quang ethidium bromide (BEt 1l/ml) trong vòng 15 phút.
BEt là một loại chất nhuộm huỳnh quang, phân tử của nó chui vào liên kết
giữa các bazơ. Vị trí cố định của các nhóm có khoảng cách gần với bazơ, tạo
ra một lượng huỳnh quang lớn hơn rất nhiều so với các phân tử BEt tự do.
- Đọc kết quả: bằng cách quan sát dưới ánh đèn UV (300nm) và chụp
ảnh bằng hệ thống GelDoc. Trên ảnh chụp nền đen, các đoạn axit nucleic hiện
lên ở dạng băng màu trắng và có thể chụp ảnh được và ghi nhận lại. Kích
thước các băng DNA được so sánh với DNA chuẩn (DNA marker), được cho
vào cùng lúc với sản phẩm PCR ở một giếng riêng biệt, cạnh các giếng dùng
phát hiện các sản phẩm PCR. Nhờ chỉ thị dây chuyền này mà người ta có thể
xác định được độ dài của đoạn sản phẩm PCR.
- 45 -
2.4.6. Kiểm tra độc lực của các chủng vi khuẩn phân lập trên chuột bạch
Để xác định độc lực của các vi khuẩn gây bệnh, có thể thực hiện
bằng phương pháp tiêm truyền qua động vật thí nghiệm. Các bước thực
hiện như sau: Canh trùng BHI/37
o
C/24 giờ đối với vi khuẩn E. coli và chất
dịch đã qua lọc của nước thịt gan yếm khí/37
o
C/24 giờ đối với vi khuẩn C.
perfringens được tiêm vào phúc xoang cho các chuột bạch khỏe mạnh.
Mỗi chủng dùng 2 chuột. Theo dõi thời gian chuột chết, số chuột chết
trong vòng 7 ngày. Căn cứ vào số lượng chuột chết, giờ chuột chết bình
quân của mỗi lô để đánh giá độc lực của vi khuẩn. Mổ khám, phân lập vi
khuẩn từ máu tim của các chuột chết.
2.4.7. Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn
phân lập đƣợc
Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân lập
được kiểm tra bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch và đánh giá kết
quả theo Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về các tiêu chuẩn lâm sàng phòng thí
nghiệm (NCCLS) (1999) [82].
* Phương pháp tiến hành như sau:
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh
theo NCCLS (1999)
Kháng sinh
Vòng vô khuẩn (đƣờng kính mm)
Kháng
Mẫn cảm
trung bình
Mẫn cảm
Trimethoprim-Sulphamethoxazole < 10 11 - 15 ≥16
Streptomycin < 11 12 - 14 15
Gentamicin < 12 13 - 17 18
- 46 -
Neomycin < 12 13 - 14 15
Cephalothin (KF 30) < 14 15 - 17 18
Amikacin (AK30) < 14 15 - 16 17
Apramycin (APR 15) < 10 11 - 14 15
Ceftiofur (EFT 30) < 17 18 - 20 21
Lincospectinomycin < 10 11 - 13 14
Enrofloxacin (Batril) < 16 17 - 19 20
Ampicillin < 11 12 - 14 15
Tetracyclin < 14 15 - 18 19
- Bước 1: Chuẩn bị môi trường thạch đĩa Muller Hinton.
- Bước 2: Các chủng vi khuẩn được nuôi cấy trong môi trường thạch
máu ở 37
o
C. Lấy 1 khuẩn lạc, hoà vào 1,5 ml nước sinh lý để đạt được độ
đục 0,5 trong dãy so màu McFarland. Dùng tăm bông vô trùng, tẩm dung
dịch đã pha loãng và dàn đều lên thạch đĩa Muller Hinton.
- Bước 3: Dùng máy tự động đặt các khoanh giấy tẩm kháng sinh
của hãng Oxoid (Anh) lên mặt đĩa thạch.
- Bước 4: Bồi dưỡng đĩa thạch ở 37
o
C/18 - 24 giờ. Đọc kết quả bằng
cách đo đường kính vòng vô khuẩn và so sánh với bảng chuẩn để đánh giá
mức độ mẫn cảm hay kháng kháng sinh của chủng vi khuẩn kiểm tra.
2.4.8. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho lợn
Từ kết quả xác định khả năng mẫn cảm kháng sinh của các chủng vi
khuẩn phân lập được, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn một số phác đồ để
điều trị thử nghiệm cho các lợn bị tiêu chảy. Để đánh giá được hiệu quả
- 47 -
một cách khách quan, các phác đồ được thực hiện có sự đồng đều tương
đối về các tiêu chí cơ bản sau:
- Số lợn tiêu chảy ở cùng một địa phương được phân ra làm 2 lô
tương ứng với 2 phác đồ điều trị bệnh.
- Số lần và ngày điều trị bệnh được dùng đồng đều trong các phác
đồ.
- Đánh giá hiệu quả của các phác đồ điều trị căn cứ vào sự ổn định
dần trạng thái phân, tình trạng ăn, uống... sau 4 - 7 ngày, kể từ khi dùng
thuốc.
2.4.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp nghiên cứu trong chăn
nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [58], sử dụng phần mềm của
chương trình Excel.
Các tham số cơ bản:
- Giá trị trung bình :
+ Trường hợp mẫu < 30:
n
x
X
i
(với n từ 1 đến i).
+ Trường hợp mẫu > 30 :
n
S
KAX i0
- Độ lệch tiêu chuẩn :
1
)( 2
n
xx
xS
- Sai số của số trung bình:
+ Trường hợp mẫu < 30:
1
n
s
m x
x
+ Trường hợp mẫu > 30:
n
S
m x
x
- 48 -
- Tính sai số cho tính trạng định tính:
n
qp
mm qp
.
(với q = 1 - p).
- So sánh sự sai khác giữa các lô thí nghiệm:
2
2
2
1
21
xx
TN
mm
XX
t
- 49 -
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN TỪ
SƠ SINH ĐẾN 60 NGÀY TUỔI TẠI HƢNG YÊN
3.1.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện thuộc tỉnh
Hƣng Yên
Lợn trong giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi, các hệ cơ quan trong
cơ thể của lợn chưa hoàn thiện. Hệ tiêu hoá chưa có men Pepsin, khả năng tiết
dịch vị chậm nên rất dễ bị nhiễm khuẩn qua đường tiêu hoá. Khả năng điều
tiết thân nhiệt kém do lớp mỡ duới da còn mỏng, nên lợn con rất dễ bị tác
động bởi các yếu tố nhiệt độ và ẩm độ. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, lúc mới
đẻ ra trong huyết thanh lợn hầu như chưa có kháng thể, lượng kháng thể được
tăng nhanh khi lợn con được bú sữa đầu, nên khả năng miễn dịch của lợn con
là thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào lượng kháng thể nhận được từ mẹ qua
sữa đầu.
Các yếu tố khí hậu, thời tiết, điều kiện chuồng trại, kỹ thuật, chăm sóc,
nuôi dưỡng, chất lượng thức ăn của lợn mẹ là các yếu tố stress tác động vào
nhóm lợn ở lứa tuổi này.
Để đánh giá được tình hình tiêu chảy ở lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi
nuôi tại Hưng Yên, chúng tôi đã phối hợp với trạm thú y chọn 2 huyện và 1
thị xã. Trong mỗi huyện, chọn 3 xã có chăn nuôi lợn nái sinh sản (qui mô gia
đình và trang trại) điều tra tình hình tiêu chảy của lợn từ sơ sinh đến 60 ngày
tuổi. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1 và minh họa ở biểu đồ 3.1 .
- 50 -
Bảng 3.1. Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện
HuyÖn
Tổng số lợn
điều tra (con)
Tỷ lệ lợn tiêu chảy
Tỷ lệ lợn chết do
tiêu chảy
Số lƣợng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số lƣợng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Ân Thi 9.753 2.973 30,48 186 6,25
Thị xã Hưng Yên 11.861 3.981 33,60 181 5,54
Khoái Châu 14.985 4.136 27,60 196 4,73
Tính chung 36.599 11.090 30,30 563 5,07
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ lợn tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số huyện
Héi chøng tiêu chảy ở lợn sơ sinh đến 60 ngày tuổi xuất hiện ở tất cả
các huyện, thị xã trên địa bàn của tỉnh Hưng Yên. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn từ sơ
sinh đến 60 ngày tuổi mắc bệnh là khá cao, trung bình là 30,30% và ít nhiều
có sự chênh lệch giữa các huyện. Trong đó, nơi có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy cao
nhất là Thị xã Hưng Yên với tỷ lệ là 33,60% và thấp nhất là tại huyện Khoái
0
5
10
15
20
25
30
35
Ân Thi Thị xã Hưng
Yên
Khoái Châu
30.48
33.6
27.6
6.25 5.54 4.73
Huyện
Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ lợn tiêu chảy
Tỷ lệ lợn chết do
tiêu chảy
- 51 -
Châu (27,60%). Tại huyện Ân Thi, là nơi có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn ở thị
xã Hưng Yên, nhưng lại là nơi có tỷ lệ chết do tiêu chảy là cao nhất 6.25%.
Do Ân Thi là một vùng trũng, chuồng trại chật hẹp, ẩm thấp, có tập quán chăn
nuôi còn nghèo nàn lạc hậu, chăn nuôi chưa đưa vào qui mô trang trại, họ chỉ
chăn nuôi với hình thức nhỏ lẻ nên khi lợn bị mắc bệnh tiêu chảy thì thường
bị nặng và dẫn đến chết, nên tỷ lệ chết ở đây là cao hơn so với huyện Khoái
Châu và Thị xã Hưng Yên.
Với tỷ lệ mắc bệnh và chết cao như vậy cho thấy mức độ thiệt hại về
kinh tế do bệnh gây ra cho chăn nuôi lợn nái sinh sản là rất nghiêm trọng và
viÖc tìm các biện pháp phòng chống có hiệu quả bệnh này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, tỷ lệ chết do tiêu chảy phụ thuộc vào ngày tuổi mắc bệnh,
sự theo dõi can thiệp và phát hiện kịp thời với thể bệnh của con vật.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu
của tác giả Nguyễn Thị Nội (1985)[28] điều tra ở một số tỉnh miền Bắc thấy
tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, lên tíi 95,4%.
Cù Hữu Phú và cs (2003)[40] qua tiến hành điều tra tình hình lợn con
giai đoạn còn đang bú sữa mẹ tại 05 trại chăn nuôi lợn sinh sản ở một số tỉnh
miền Bắc Việt Nam cho thấy lợn bị mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là
28,36% và tỷ lệ lợn chết so với tổng số lợn điều tra là 4,45%. Theo Nguyễn
Thị Ngữ (2005)[33] tại Hà Tây, lợn từ lứa tuổi 1- 60 ngày tuổi, tỷ lệ bị bệnh
là 38,61%, tỷ lệ chết do tiêu chảy là 5,36%. Sự khác nhau về tỷ lệ lợn mắc
bệnh và chết do tiêu chảy ở các huyện, thị xã trong nghiên cứu này ít nhiều có
sự sai khác, có thể do thời điểm điều tra khác nhau, điều kiện, phương thức
chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh ở mỗi vùng khác nhau.
3.1.2. Tỷ lệ lợn m¾c tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ
Bệnh tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó tổ hợp các yếu
tố khí hậu (nhiệt độ và độ ẩm không khí) đóng 1 vai trò quan trọng. Do đó
việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố trên và bệnh này có ý nghĩa lớn
trong công tác phòng chống bệnh.
- 52 -
Nhiệt độ lạnh và độ ẩm là yếu tố mẫn cảm quan trọng của lợn con theo
mẹ, yếu tố stress này làm giảm sức đề kháng của lợn với các bệnh, kể cả E.
coli. Độ ẩm không khí cao làm tăng sự lan truyền của các vi khuẩn gây bệnh.
Để làm rõ ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ của các mùa trong năm 2007 đến
tình hình mắc bệnh tiêu chảy của lợn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã tiến hành điều tra tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết
do mùa vụ, kết quả được trình bày ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2.
Bảng 3.2: Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ
Mùa vụ
Tổng số lợn điều
tra (con)
Tỷ lệ lợn mắc
tiêu chảy
Tỷ lệ lợn chết do
tiêu chảy
Số lƣợng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số lƣợng
(con)
Tỷ lệ
(%)
Xu©n 7.819 1.719 21,98 173 10,06
HÌ 8.125 3.078 37,88 121 3,93
Thu 10.096 1.558 15,43 143 9,17
Đông 10.559 4.735 44,88 126 2,66
Tính chung 36.599 11.090 30,30 563 5,07
Biểu đổ 3.2: Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy và chết theo mùa vụ
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Xuân Hè Thu Đông
21.98
37.88
15.43
44.88
10.06
3.93
9.17
2.66
Mùa
T
ỷ
lệ
(
%
)
Tỷ lệ lợn mắc
tiêu chảy
Tỷ lệ lợn chết do
tiêu chảy
- 53 -
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy:
- Tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy cao nhất là vào vụ đông (44,88%), cao hơn tỷ
lệ chung là 1,48 lần (44,88% so với 30,30%) và thấp nhất vào vụ thu
(15,43%), thấp hơn tỷ lệ chung là 1,96 lần (30,30% so với 15,43%).
- Mùa xuân, khi thời tiết có những thay đổi mạnh, nhiệt độ thấp và sự
chênh lệch giữa ngày và đêm cao (5-10
o
C), về đêm nhiệt độ xuống rất thấp,
ban ngày trời âm u, số giờ nắng ít, mưa phùn kéo dài làm cho độ ẩm luôn luôn
cao. Số lợn bị tiêu chảy trong thời gian này là rất cao (1.719 con), chiếm tỷ lệ
21,98% với tỷ lệ chết là cao nhất (10,06%) so với các mùa còn lại.
- Tỷ lệ mắc bệnh th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV08_NL_CN_LTH.pdf