Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang

MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan.i

Lời cảm ơn .ii

Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt .iv

Mục lục.v

Danh mục các bảng . viii

Danh mục các hình, sơ đồ .ix

PHẦN MỞ ĐẦU.1

1. Lý do lựa chọn đề tài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

4. Phương pháp nghiên cứu.2

5. Kết cấu của luận văn .3

PHẦN THỨ HAI .4

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ HOẠCH

ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.4

1.1 Chiến lược kinh doanh .4

1.1.1 Khái niệm chiến lược kinh doanh .4

1.1.2 Phân loại chiến lược kinh doanh.5

1.1.3 Vai trò của chiến lược kinh doanh .7

1.2 Quản trị chiến lược.8

1.2.1 Khái niệm về quản trị chiến lược.8

1.2.2 Các lợi thế và hạn chế trong quản trị chiến lược kinh doanh.9

1.2.3 Các giai đoạn của quá trình quản trị chiến lược.10

1.3 Hoạch định chiến lược kinh doanh .13

1.3.1 Định nghĩa.13

1.3.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoạch định chiến lược kinh doanh.13

1.4 Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh.16

1.4.1 Xác định mục tiêu chiến lược .16

1.4.2 Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài .16

1.4.3 Phân tích đánh giá môi trường bên trong.19

1.4.4 Hình thành các phương án chiến lược.20

1.4.5 Các công cụ để xây dựng và lựa chọn chiến lược.20

1.4.6 Lựa chọn chiến lược phù hợp.25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH

DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC.26TIỀN GIANG.26

2.1 Tổng quan về Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang .26

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty.26

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty .27

2.1.3 Tình hình lao động .28

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm gần đây .29

2.2 Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh trong thời gian qua của Công ty

TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang .30

2.2.1 Tầm nhìn chiến lược .30

2.2.2 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh

doanh tại Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang .30

2.3 Nhận xét chung về công tác xây dựng chiến lược của công ty.38

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY

TNHH MTV CẤP NƯỚC TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2014-2025.40

3.1 Phân tích môi trường kinh doanh.40

3.1.1 Môi trường bên ngoài.40

3.1.2 Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ công ty .57

3.2 Xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh cho Công ty TNHH MTV Cấp

nước Tiền Giang đến năm 2025.67

3.2.1 Xác định chiến lược qua phân tích SWOT .67

3.2.2 Lựa chọn các chiến lược thích hợp .70

3.3 Xác định chiến lược kinh doanh công ty .72

3.3.1 Xác định sứ mạng, tầm nhìn .72

3.3.2 Dự kiến các mục tiêu chủ yếu .72

3.3.3 Các biện pháp để thực hiện mục tiêu .72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.80

Danh mục các tài liệu tham khảo .83

Phụ lục.86

pdf100 trang | Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 - 2012 - Năm 2011 kế hoạch sản lượng tiêu thụ và lợi nhuận giảm đây là do năm này tập trung chủ đạo cho công tác đầu tư cải tại các tuyến ống để giảm thất thoát nước tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Số lượng khách hàng tăng thêm nhưng đây chỉ là khách hàng củ trước đây sử dụng nước Công ty qua hình thức tổ hợp (nhiều người sử dụng chung 1 hệ thống) nên khi Công ty đầu tư cải tạo ống thì họ tách ra sử dụng riêng. Vì vậy năm 2011 số lượng khách hàng có tăng thêm nhưng sản lượng nước tiêu thụ thì tăng rất ít. Dẫn đến không đạt chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ theo kế hoạch đề ra. Cũng chính vì lý do tập trung đầu tư cho công tác cải tạo các tuyến ống nên chi phí trong năm này tăng cao dẫn dến lợi nhuận giảm và không đạt theo kế hoạch đề ra. - Số lượng khách hàng được cung cấp nước sạch trên địa bàn từ hệ thống cấp nước của Công ty không ngừng tăng trong những năm qua. Để đạt được kết quả này, Công ty đã tập trung thực hiện việc phát triển nguồn cung cấp nước, phát triển hệ thống đường ống, cải tạo các tuyến ống và gắn mới đồng hồ nước. - Số lượng đồng hồ nước gắn mới được thể hiện qua nhiều mục đích khác nhau như: số lượng đồng hồ nước gắn mới của khách hàng, thay đồng hồ miễn phí định kỳ 5 năm, thay đồng hồ do lỗi kỹ thuật, đổi đồng hồ theo yêu cầu khách hàng Trên thực tế thì trung bình hàng tháng có khoảng 6.200 đồng hồ nước khách hàng (chiếm khoảng 7,5%) chỉ số tiêu thụ bằng 0 (không) khách hàng có đồng hồ nước nhưng không sử dụng. Trư ờng Đạ i họ c K i h tế H uế 35 - Theo Quy hoạch tổng thể tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, trên 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt. Muốn vậy, Công ty cần nỗ lực rất nhiều trong công tác mở rộng hệ thống đường ống, cải tạo các tuyến ống và gắn mới đồng hồ nước miễn phí cho khách hàng. Chính vì vậy, Công ty cần có chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình và nguồn lực huy động bên ngoài. Nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua luôn được có chiều hướng tích cực: Các chỉ tiêu thực hiện luôn tăng dần qua các năm; kinh doanh đạt lợi nhuận dương. Tuy nhiên, vẫn còn có những chỉ tiêu không hoàn thành kế hoạch đặt ra. Nguyên nhân chủ quan là kế hoạch đặt ra quá cao so với tình hình kinh doanh của công ty, công tác lập kế hoạch còn nhiều thiếu sót do không đầy đủ thông tin, công tác thực hiện kế hoạch gặp nhiều khó khăn và một phần cũng do sự yếu kém trong công tác quản lý Những nguyên nhân khách quan như là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nền kinh tế cũng có tác động không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Các yếu tố khác như thời tiết, nguồn nhân lực hạn hẹp cả về số lượng và chất lượng cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động tới việc hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, v.v 2.2.2.3 Đánh giá công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty Từ việc phân tích tình hình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty, có thể rút ra những ưu điểm và hạn chế trong công tác này là: Ưu điểm: Về cơ bản quy trình lập kế hoạch ở Công ty bao gồm các bước cơ bản nhất trong một quy trình xây dựng kế hoạch thông thường, đáp ứng được yêu những cầu của công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp do đó đảm bảo tính khoa học và hiệu quả. Nhìn vào quy trình xây dựng kế hoạch chúng ta thấy đây là quy trình từ dưới lên: Bản dự thảo kế hoạch được bộ phận chức năng lập, sau đó gửi dự thảo này cho các chuyên viên và lãnh đạo có kinh nghiệm tham gia góp ý sao cho phù hợp với mục tiêu chung của Công ty và phù hợp với năng lực của các bộ phận này. Thông Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 36 thường kế hoạch ở Công ty, đặc biệt Công ty Nhà nước đều có quy trình từ trên xuống dưới (Lãnh đạo Công ty lập ra kế hoạch, sau đó giao cho các đơn vị cấp dưới thực hiện theo kế hoạch đó, không có sự tham gia của các bên trong việc lập kế hoạch). Có thể nói hiện nay quy trình lập kế hoạch của Công ty là từ dưới lên là quy trình đảm bảo tính khoa học. Quy trình này cho thấy sự tham gia của các bên trong việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp. Điều này thể hiện sự tiến bộ trong công tác xây dựng kế hoạch. Sự tham gia và phản hồi của nhiều bên giúp cho bản kế hoạch được chi tiết và phù hợp với năng lực của Công ty nói chung và các đơn vị phòng ban, xí nghiệp nói riêng. Các căn cứ của việc xây dựng kế hoạch được xác định khá rõ ràng và đầy đủ, làm cơ sở cho công tác xây dựng kế hoạch. Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch đơn giản và dễ hiểu, cho ta cái nhìn tổng quát về mục tiêu chung của Công ty trong năm kế hoạch. Trong quá trình thực hiện kế hoạch có sự theo dõi, phản hồi hàng tháng từ các đơn vị chức năng để có điều chỉnh và căn cứ lập kế hoạch tháng, quý tiếp theo, điều này giúp cho bản kế hoạch luôn được điều chỉnh liên tục, và rất linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. Kế hoạch hàng năm được phổ biến rộng rãi đến các phòng ban chức năng, cán bộ chủ chốt để mọi người hiểu rõ từng nội dung kế hoạch và định hướng mục tiêu của tổ chức, đồng thời phân chia trách nhiệm cho từng bộ phận chức năng và tạo sự phối hợp giữa chúng cho việc thực hiện được mục tiêu chung. Việc thiết lập kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch được quy trình hóa, vì vậy các bước công việc được quản lý chặt chẽ, đơn giản và tiết kiệm. Tuy nhiên công tác lập kế hoạch của Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang thời gian qua cũng còn các hạn chế: Trước hết, các căn cứ của Công ty tuy đã xác định rõ ràng và cụ thể nhưng thực sự là việc phân tích các căn cứ này chưa được tiến hành chi tiết, mà hầu như các chuyên viên chủ yếu chỉ dựa vào một số căn cứ chính. Các căn cứ chính đó là: Tình hình kinh doanh của năm trước, năng lực hiện tại của Công ty và các công Trư ờng Đạ i họ Kin h tế Hu ế 37 trình mà Công ty đang đảm nhận thực hiện. Còn yếu tố thị trường thực sự chưa được quan tâm đúng mức. Nếu so sánh với quy trình xây dựng kế hoạch trên lý thuyết thì quy trình xây dựng kế hoạch ở Công ty chưa có giai đoạn phân tích chiến lược. Vai trò của công tác này rất quan trọng. Phân tích chiến lược giúp cho Công ty chủ động nhận định tình hình, chủ động trước những diễn biến của môi trường bên ngoài và bên trong. Nó cũng giúp Công ty chủ động chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng trước những thay đổi bất thường. Ngoài ra, thời gian xây dựng kế hoạch thường chậm do hệ thống thông tin báo cáo chưa hoàn chỉnh. Chính vì công tác trao đổi, báo cáo thông tin giữa các phòng ban, xí nghiệp chưa thuận tiện nên làm chậm tiến độ của công tác lập kế hoạch dẫn đến ảnh hướng tới việc điều hành sản xuất. Công tác điều chỉnh kế hoạch chỉ đơn thuần là điều chỉnh về mục tiêu của kế hoạch mà chưa chú trọng điều chỉnh về tổ chức, phân công nhiệm vụ, bố trí các nguồn lực. Đây là biện pháp nên tiến hành cuối cùng khi không còn cách nào khác. Nếu Công ty tiến hành điều chỉnh các hoạt động, phân bổ các nguồn lực cho hợp lý thì vẫn có thể đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra mà không cần phải điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch. Do vậy mà khi có những thay đổi từ phía môi trường tác động tới khả năng thực thi của kế hoạch thì Công ty có thể tiến hành điều chỉnh từ trong nội bộ trước khi điều chỉnh các chỉ tiêu kế hoạch. Bên cạnh ưu điểm là đơn giản và dễ tiến hành, các phương pháp này thường mất thời gian để xây dựng và do đó chậm so với nhu cầu của sản xuất, kinh doanh. Thực vậy, số lượng công trình mà Công ty thực hiện rất lớn, do vậy công tác thống kê quả là không đơn giản, tốn không hề ít thời gian. Cũng do không sử dụng phương pháp chuyên môn nào phục vụ cho việc lập kế hoạch nên chưa đảm bảo tính chính xác và phù hợp của các chỉ tiêu kế hoạch. Các phương pháp khá đơn giản nên chưa đảm bảo tính khái quát của các chỉ tiêu. Tóm lại: Với những ưu điểm và hạn chế trên đã tác động mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của Công ty giai đoạn 2010 – 2012. Để có thể khắc phục được Tr ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 38 các hạn chế và phát huy các ưu điểm trong công tác lập kế hoạch của Công ty, đồng thời đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững, cho phép công ty không những phản ứng linh hoạt mà còn chủ động quyết định số phận của mình trong môi trường cạnh tranh ngày càng cao thì việc hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp là một việc vô cùng cấp thiết của Công ty. 2.3 Nhận xét chung về công tác xây dựng chiến lược của công ty Từ thực tiễn công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty, chúng tôi xin rút ra một số nhận xét sau: - Nhận thức chung về quản trị chiến lược còn rất hạn chế từ khâu thiết lập, triển khai, đánh giá các kế hoạch chiến lược thiếu khoa học, không có tính hệ thống và thật sự vấn đề xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp chưa được coi trọng. Mục tiêu nhiệm vụ được xác lập 5 năm, nhưng kế hoạch chiến lược theo đó hiện chưa có, chỉ được xây dựng kế hoạch cho từng năm một, vì vậy việc thu thập, xử lý thông tin và dự báo tầm dài hạn chưa quan tâm đúng mức. - Hệ thống mục tiêu không được hoạch định một cách dài hạn, việc đánh giá một cách toàn diện lợi ích và mong muốn của các bên hữu quan chưa được thực hiện đúng mức. Vì vậy giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên chưa thật rõ ràng. Điều này dẫn đến làm suy yếu động cơ và sử dụng các tài nguyên kém hiệu quả. - Hệ thống thu thập, phân tích, xử lý thông tin từ môi trường chưa được tổ chức thường xuyên và thiếu chuyên nghiệp. Chưa tập trung đầu tư nhân sự và phương tiện cho công tác này; Thông tin từ đối thủ, từ khách hàng, thông tin dự báo thiếu cập nhật và tiến hành phân tích, xử lý kịp thời dẫn đến các quyết định quản trị kém hiệu quả. Công ty mới chỉ xây dựng được các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân mà chưa có các chỉ tiêu cụ thể về mở rộng phát triển tuyến ống, phát triển khách hàng tại những địa bàn cụ thể. Công ty có nêu lên về đầu tư đổi mới công nghệ kết hợp với đào tạo cán bộ, đảng viên, đội ngũ công nhân kỹ thuật vững về chính trị, giỏi về chuyên môn nhưng không có kế hoạch cụ thể. Tương tự công ty có kế hoạch nâng cao vai trò phục vụ nhân dân trên lĩnh vực cung cấp nước máy nhưng không có kế hoạch rõ ràng. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 39 - Phương pháp hoạch định chiến lược chưa khoa học, các công cụ, các mô hình chưa được vận dụng đúng đắn dẫn đến việc xây dựng, lựa chọn triển khai đánh giá chiến lược thiếu cơ sở khoa học, định hướng chiến lược phát triển không rõ ràng, hiệu quả sử dụng các nguồn lực không cao mặc dù có nhiều điểm mạnh cơ bản, có nhiều cơ hội lớn. Những phân tích trên cho thấy cần thiết phải xây dựng một chiến lược kinh doanh làm cơ sở định hướng cho các hoạt động của toàn Công ty nhằm khai thác có hiệu quả các tài nguyên sẵn có, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đảm bảo sự phát triển bền vững. Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 40 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV CẤP NƯỚC TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2014-2025 3.1 Phân tích môi trường kinh doanh Để xây dựng chiến lược kinh doanh cho một công ty, việc phân tích môi trường kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua phân tích môi trường kinh doanh sẽ giúp công ty nhận ra được những cơ hội và thách thức cho hoạt động kinh doanh. Đối với lĩnh vực kinh doanh nước sạch, các yếu tố môi trường kinh doanh gồm: 3.1.1 Môi trường bên ngoài 3.1.1.1 Môi trường vĩ mô a. Môi trường kinh tế Bảng 3.1: Tăng trưởng GDP trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ĐVT: % Ngành 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 4,7 4,7 5,8 6,5 5,0 5,6 6,8 5,8 Công nghiệp và xây dựng 22,1 21,6 29,0 16,0 15,4 17,1 16,4 16,5 Dịch vụ 13,2 13,6 12,4 13,5 09,5 11,1 10,0 9,5 Bình quân chung 10,7 11,1 13,0 11,3 9,2 10,6 11,9 11,8 Nguồn: Niên giám thống kê – Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang Tốc độ tăng trưởng của tỉnh Tiền Giang cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước và phát triển một cách toàn diện và cân đối. Tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2005-2012 đạt trung bình 11,2% (trong đó Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,61%; Công nghiệp và xây dựng chiếm 19,26%; Dịch vụ chiếm 11,26%). Đây là mức tăng rất ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và là mức tăng khá cao so với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và dịch vụ của tỉnh trong những năm qua nhờ chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích các thành phần kinh tế của Tỉnh. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 41 Hiện tại, tỉnh Tiền Giang có 7 khu công nghiệp, trong năm 2012 thu hút 5 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 183,3 triệu USD, diện tích cho thuê là 31,09 ha, cấp giấy chứng nhận đầu tư 5 dự án và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư 22 dự án với số vốn tăng thêm là 50,3 triệu USD. Tính đến cuối năm 2012, tỉnh có 69 dự án đang hoạt động, trong đó có 38 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư 998,2 triệu USD và 4051,3 tỷ đồng. Có 4 cụm công nghiệp đã được triển khai xây dựng hạ tầng, thu hút được 84 dự án thứ cấp (trong đó có 5 dự án FDI) với tổng số vốn đầu tư 1.910,5 tỷ đồng, có 73 dự án chiếm 86,9% đi vào hoạt động, thu hút trên 11.000 lao động. Sự gia tăng các dự án đầu tư nước ngoài đã làm gia tăng thêm số lượng các DN sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau: Bảng 3.2: Các DN đầu tư nước ngoài tại KCN Mỹ Tho – Tiền Giang Stt Tên Công ty Diện tích (ha) Ngành, nghề kinh doanh Công suất (tấn/năm) Vốn đăng ký đầu tư (USD) Lao động Nước ngoài Trong nước 1 Cty TNHH VBL Tiền Giang 5,1400 Chế biến nước giải khát các loại 65 triệu lít 126.427.383 155 2 Chi nhánh Cty CP Chăn nuôi CPVN TG (ThaiLand) 5,0000 Sản xuất thức ăn chăn nuôi 360.000 11.450.000 4 172 3 Cty TNHH BaDaViNa(KoRea) 0,5100 Chế biến thủy hải sản xuất khẩu 1.500 680.000 1 50 4 Cty TNHH Nam Of London(EngLand) 2,6849 May mặc âu phục nữ xuất khẩu 2.500.000 4.959.340 2 1.345 5 Cty TNHH Royal Foods (ThaiLand) 3,0000 Chế biến thủy hải sản xuất khẩu 26.250 13.000.000 3 730 6 Cty TNHH TC.Union Việt Nam (ThaiLan) 1,1630 Sản xuất bột cá, cá viên, dầu cá và chiết xuất da cá. 53.865 6.000.000 150 7 CN Cty TNHH Uni- President VN TG(TaiWan) 4,9165 Sản xuất thức ăn thủy sản 156.000 25.387.103 6 220 8 Cty TNHH Hùng Vương Mascato (liên doanh với HongKong) Chế biến thủy hải sản xuất khẩu 7500 1.428.571 424 Cộng 22,414 189.332.397 16 3.246 Nguồn: Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Tiền Giang Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 42 Với sự gia tăng số lượng các doanh nghiệp trong thời gian qua đã làm cho nhu cầu sử dụng nước sạch tăng nhanh. Đây chính là cơ hội để Công ty có thể mở rộng hoạt động kinh doanh. Thu nhập bình quân đầu người cũng có tác động đến việc sử dụng nước sạch cho sinh hoạt. Đơn vị tính: Ngàn đồng/người/tháng 479,9 633,1 955,9 1.312,7 1.583,9 0,0 500,0 1.000,0 1.500,0 2.000,0 2004 2006 2008 2010 2011 Nguồn: Niên giám thống kê – Cục Thống kê tỉnh Tiền Giang Biểu đồ 3.1: Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Xu hướng tăng giảm của thu nhập thực tế bình quân đầu người cũng ảnh hưởng lớn đến việc chi dùng của người dân cho nước sinh hoạt, không chỉ trực tiếp cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày mà chủ yếu cho các tiện ích thêm trong cuộc sống (sử dụng máy giặt, bồn tắm, .). GDP bình quân đầu người tăng từ 650 nghìn đồng tháng năm 2005 lên 1.312,7 nghìn đồng năm 2010 và dự kiến năm 2013 là 3.183,3 nghìn đồng. - Tốc độ đô thị hóa Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ trong Tỉnh, theo Quyết định Số 17/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 22 tháng 01 năm 2009 Về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020, mạng lưới đô thị của tỉnh phát triển nhanh chóng. Tỷ lệ đô thị hóa từ 26% năm 2010 sẽ tăng lên 37% vào năm 2020. Để đạt được tốc độ đô thị hóa như trên, Tiền Giang dự kiến sẽ đưa thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II sẽ trở thành đô thị loại Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 43 I cấp tỉnh, thị xã Gò Công - đô thị loại IV sẽ trở thành đô thị loại III, thị trấn Cai Lậy - đô thị loại IV (năm 2010) và đô thị loại III (năm 2020); thị trấn Cái Bè, Tân Hiệp đô thị loại loại V trở thành đô thị loại IV; các thị trấn còn lại là đô thị loại V. Sự phát triển của hệ thống đô thị sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt. - Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế Ngày nay, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng có nhiều nước tham gia với các mức độ khác nhau. Vì vậy, dù muốn hay không thì quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế sẽ có ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Toàn cầu hóa sẽ giúp cho đất nước có cơ hội tranh thủ điều kiện về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng đồng thời, cũng đưa đất nước ta đứng trước những thử thách trong quá trình bảo vệ lợi ích của quốc gia và tìm biện pháp hạn chế các nhược điểm mà quá trình toàn cầu hóa mang lại. Cụ thể đối với ngành cấp nước, việc hội nhập đã đem đến cho các doanh nghiệp cấp nước cơ hội tiếp cận những nguồn vốn có chi phí thấp, các khoản tài trợ về vốn, về công nghệ, về kinh nghiệm quản lý. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang đang thực hiện các dự án như: Xây dựng nhà máy nước mặt Bình Đức nguồn vốn vay từ Chính Phủ Pháp, ghi nhận chỉ số đồng hồ nước qua thiết bị đọc số cầm tay, GIS (hệ thống thông tin địa lý), ... Hội nhập còn ảnh hưởng một cách gián tiếp đến ngành nước thông qua việc phát triển kinh tế xã hội làm nhu cầu tiêu thụ nước sạch tăng nhanh. b. Môi trường chính trị và pháp luật Ngành sản xuất và cung cấp nước phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố chính trị và pháp luật. Vì nước sạch là sản phẩm thiết yếu nên chính phủ luôn có các quan điểm, đường lối, chính sách định hướng cho sự phát triển của Ngành. Ngày 11/07/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, trong đó quy định hoạt động sản xuất và tiêu thụ nước sạch là hoạt động kinh doanh chịu sự kiểm soát của Nhà nước. Trư ờ g Đạ i họ c K inh tế H uế 44 Là ngành sản xuất và cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống, ngành cấp nước được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là của nhân dân. Công luận, báo chí và người dân cũng rất quan tâm. Tỷ lệ bài báo liên quan đến lĩnh vực cấp nước luôn ở nhóm đầu. Sự quan tâm của Nhà nước đến các doanh nghiệp cấp nước chủ yếu được thể hiện trong quá trình kiểm soát chất lượng và giá, đặc biệt là giá bán. Chủ trương Xã hội hoá dịch vụ cấp nước sạch đã được lãnh đạo tỉnh đề ra từ nhiều năm nay. Để cụ thể hoá chủ trương này, năm 1998 tỉnh Tiền Giang bắt đầu thực hiện công tác quản lý, khai thác tài nguyên nước bằng hệ thống văn bản pháp quy. Mở đầu là chỉ thị số 16/CT-UB ngày 20 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quy định về việc tổ chức quản lý nước sinh hoạt nông thôn, trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư cấp nước sinh hoạt nông thôn, cho phép chuyển đổi mô hình quản lý phù hợp theo sự đồng ý của người sử dụng. Ngày 8/9/1998 Ủy ban nhân dân ban hành tiếp quyết định số 2420 về việc quy định quản lý, khai thác và kinh doanh nước sinh hoạt nông thôn, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành phần tham gia đầu tư khai thác kinh doanh nước sạch, các biện pháp chế tài khi vi phạm. Đồng thời Ủy ban nhân dân Tỉnh còn chủ trương cho Ủy ban nhân dân huyện, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân các xã tổ chức phổ biến rộng rãi các chính sách của tỉnh, phối hợp với các ban ngành của tỉnh hướng dẫn nhân dân, tổ chức đầu tư tham gia đầu tư sinh hoạt nông thôn, đẩy mạnh xã hội hóa cấp nước sinh hoạt nông thôn, tận dụng khai thác nguồn nước mặt, tiết kiệm nguồn nước ngầm bằng cách khác thác hết công suất hiện có. c. Môi trường văn hóa - Trình độ dân trí Theo báo cáo đánh giá sơ bộ chiến lược phát triển Giáo dục 2001-2010, tỉnh Tiền Giang đã hoàn thành công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Số năm đi học trung bình của cả nước đạt 7,3. Trư ờ Đạ i họ c K inh tế H uế 45 Chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta trong bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã tăng từ 0,456 (xếp hạng thứ 121) lên 0,682 (xếp hạng thứ 101/174). Trình độ dân trí tăng làm cho nhận thức của xã hội thay đổi, yêu cầu và đòi hỏi đối với dịch vụ thiết yếu như nước sạch sẽ ngày càng khắt khe hơn. - Tập quán sử dụng nước giếng của người dân Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, nguồn nước ngầm có thể khai thác trên toàn tỉnh khoảng 2.300.000 m3/ngày, là nguồn nước lớn để góp phần giải quyết nhu cầu dùng nước cho mục đích sinh hoạt của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, do trên địa bàn tỉnh có nguồn nước mặt với trữ lượng lớn, vì vậy nên hạn chế việc khai thác nước ngầm. Nguồn nước ngầm chỉ nên xem như là một nguồn dự trữ chiến lược. Điều này phù hợp với chủ trương của Ủy ban nhân tỉnh trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất. Bên cạnh, việc khai thác nước ngầm của các trạm cấp nước thuộc Công ty TNHH MTV Cấp nước Nông thôn Tiền Giang quản lý, còn có một khối lượng lớn các giếng khoan nhỏ ở các hộ gia đình và tổ hợp tác tư nhân. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện nay trên địa bàn tỉnh khai thác tập trung tại 3 tầng chứa nước như Pliocen giữa, Pliocen dưới, Miocen trên với tổng lượng khai thác là 135.577 m 3/ngày. Mặc dù, mức nước ngầm khai thác chưa vượt quá trữ lượng khai thác an toàn nhưng đây là nguồn tài nguyên chậm phục hồi, nếu khai thác không theo qui hoạch, vấn đề suy thoái nguồn nước ngầm là khó tránh khỏi. Để hạn chế khách hàng sử dụng song song hai nguồn nước: nguồn nước công ty cung cấp và nguồn nước từ giếng khoan nhỏ của hộ gia đình nhằm quản lý tài nguyên nước và tránh gây ô nhiễm cho các tầng chứa nước, ngày 01 tháng 12 năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang có Quyết định số 3432/QĐ-UBND về việc “Phê duyệt Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”. Theo Quyết định trên, những khu vực chưa có hệ thống cấp nước mặt (hoặc nước mặt không thể sử dụng được) việc xem xét nhu cầu sử dụng nước dưới đất phải được cơ quan có Trư ờng Đạ i họ c K inh tế H uế 46 thẩm quyền cho phép mới được thực hiện. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi khả năng cung cấp nước sạch của các hệ thống cấp nước đô thị chưa thể phủ hết được toàn bộ diện tích thì các giếng nhỏ này góp phần giải quyết khó khăn về nước cho nhân dân. d. Yếu tố dân số Theo thông báo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang năm 2012 (Cục thống kê Tiền Giang), dân số trung bình năm 2012 là 1.690.118 người, mật độ dân số 674 người/km2, là tỉnh có mật độ cao nhất các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (mật độ chung toàn vùng là 424 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số năm 2012 là 10%. Khu vực thành thị chiếm 14,7% (248.910 người), khu vực nông thôn chiếm 85,3% (1.441.208 người). Dự báo dân số tỉnh Tiền Giang đến năm 2024 là 1.791,4 nghìn người, đến năm 2029 là 1.818,7 nghìn người, đến năm 2034 là 1.835,3 nghìn người (theo dự báo dân số Việt Nam 2009-2034, Tổng cục Thống kê). Tốc độ tăng dân số cao tác động rất mạnh đến các hoạt động cung cấp nước sạch, khi dân số tăng thì nhu cầu sử dụng nước sạch cũng tăng. e. Các yếu tố khoa học công nghệ Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển với tốc độ nhanh đã tác động tới tất cả các lĩnh vực. Thời gian giữa các phát minh khoa học công nghệ và áp dụng vào thực tiễn giảm. Kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân.Vì vậy, khoa học công nghệ đã trở thành động lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Đối với ngành cấp nước, sự phát triển của khoa học công nghệ vừa đem đến cơ hội cho ngành vừa đem đến thánh thức từ phía người tiêu dùng qua việc đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn.  Cơ hội + Tiếp cận những công nghệ xử lý nước hiện đại, xử lý nước thô chất lượng thấp thành nước chất lượng cao với chi phí ngày càng rẻ. + Tiếp cận những trang thiết bị hiện đại giúp việc sản xuất, kinh doanh ngày càng hiệu quả hơn. Trư ờ g Đạ i họ c K inh ế H uế 47 + Tiếp cận những nguyên vật liệu, máy móc tiên tiến giúp thi công hệ thống cấp nước nhanh chóng, hiệu quả.  Thách thức + Người tiêu dùng tiếp cận ngày càng nhanh, càng chính xác các thông tin kỹ thuật của ngành, qua đó đòi hỏi chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn. + Mở ra cơ hội gia nhập ngành cho các đối thủ cạnh tranh khác (xét riêng yếu tố kỹ thuật). f. Các yếu tố điều kiện tự nhiên Việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm nước sạch phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên thông qua lượng và chất nguồn nước thô mà ngành xử lý. Về nguyên tắc chất lượng nước thô dù có xấu thế nào thì cũng có công nghệ xử lý thành nước đạt tiêu chuẩn sinh hoạt, vấn đề là hiệu quả đối với doanh nghiệp và khả năng chấp nhận về mặt chi phí của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_chien_luoc_kinh_doanh_cua_cong_ty_tnhh_mtv_cap_nuoc_tien_giang_9845_1912401.pdf
Tài liệu liên quan