CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI.1
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .2
1.2.1 Mục tiêu chung.2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.2
1.4.1 Giới hạn không gian nghiên cứu .2
1.4.2 Giới hạn thời gian nghiên cứu.2
1.4.3 Giới hạn nội dung nghiên cứu.2
1.4.4 Đối tượng nghiên cứu.2
1.5 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .3
1.5.1 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về phát triển dịch vụ logistics3
1.5.2 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chiến lược phát triển doanh
nghiệp.4
1.5.3 Đánh giá tổng quan tài liệu và xác định nội dung nghiên cứu.5
1.6 CẤU TRÚC LUẬN VĂN.6
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .7
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .7
2.1.1 Khái niệm cảng biển.7
2.1.2 Khái quát về dịch vụ logistics cảng biển.10
2.1.3 Mối quan hệ hữu cơ giữa cảng biển và dịch vụ logistics.18
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.20
2.2.1 Khái niệm chiến lược .20
2.2.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh .20
2.2.3 Quản trị chiến lược và các quá trình của quản trị chiến lược .21
118 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 506 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ Logistics của cảng Cần Thơ đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao thông đường
bộ, đường thủy nội địa và đường hàng hải kết nối với các cảng biển, cảng sông
trong vùng; cũng như các dự án nâng các cảng biển, cảng sông và đầu tư khu
logisitics phục vụ các cảng biển trong vùng cũng được quy hoạch nâng cấp.
3.3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CẢNG CẦN THƠ
3.3.1 Quá trình hình thành và phát triển
Cảng Cần Thơ nằm trên địa bàn TPCT, có vị trí nằm tại trung tâm của vùng
ĐBSCL, là trung tâm sản xuất nông thủy hải sản lớn nhất nước và cũng là thị
trường tiêu dùng lớn với hơn 18 triệu dân. Với vị trí thuận lợi, trong bán kính 200
km, Cảng có thể kết nối với các trung tâm sản xuất hàng hóa, các khu công nghiệp
và trung tâm tiêu dùng lớn của vùng thông qua hệ thống đường bộ và đường thủy
đan xen, chằng chịt; đồng thời, với khoảng cách khoảng 300 km, hàng hóa từ Cảng
Cần Thơ được dễ dàng vận tải bằng nhiều phương thức đến với các cảng đầu mối
xuất nhập khẩu quốc gia tại Cái Mép - Vũng Tàu và cảng Phnom Penh thông qua
các tuyến quốc lộ và sông Mekong.
Qua nhiều giai đoạn đầu tư phát triển, tiếp quản, sáp nhập đến nay Cảng Cần Thơ
là cảng lớn nhất khu vực ĐBSCL. Cảng có hai đơn vị thành viên là chi nhánh Cảng
Hoàng Diệu và chi nhánh Cảng Cái Cui được đầu tư tương đối hoàn thiện về cơ sở
hạ tầng với tổng diện tích cầu cảng là 667 m và tổng diện tích mặt bằng khoảng 30
42
ha, trang thiết bị xếp dỡ và kho bãi hiện đại nhất vùng, phục vụ sản lượng hàng hóa
thông qua cảng ước đạt 6,5 triệu tấn vào năm 2015 và 10 triệu tấn vào năm 2020.
Chi nhánh Cảng Hoàng Diệu được thành lập năm 1980 trên cơ sở tiếp nhận một
quân cảng cũ. Cảng Hoàng Diệu là cảng tổng hợp, nằm cách cửa biển Định An 65
hải lý, với 02 cầu cảng dài 302 m độ sâu - 12 m và 11 bến phao sâu - 15 m; tổng
diện tích mặt bằng 6,18 ha. Cảng có thể tiếp nhận tàu 20.000 DWT.
Chi nhánh Cảng Cái Cui được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, thành phố Cần
Thơ và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam phối hợp đầu tư xây dựng với mục tiêu
trở thành cảng tổng hợp kết hợp container quốc tế của vùng kể từ năm 2002, đến
nay đã hoàn thành giai đoạn 1 và bước đầu của giai đoạn 2; hiện đang tiếp tục kêu
gọi đầu tư hoàn thành giai đoạn 2. Cảng nằm cách cửa Định An 55 hải lý, tổng diện
tích mặt bằng 24,39 ha, chiều dài cầu 365 m, độ sâu bình quân – 14 m. Cảng có thể
tiếp nhận tàu 20.000 DWT.
Với vị trí chiến lược như trên, Cảng Cần Thơ được Chính phủ Việt Nam quy
hoạch để xây dựng thành cảng biển lớn nhất của Chính phủ Việt Nam tại ĐBSCL,
là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) thuộc nhóm cảng biển số 6
trong 7 nhóm cảng biển quốc gia theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt
Nam đến năm 2020, định hướng đến 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại
Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2009 và được điều chỉnh tại
Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014. Trong đó, Cảng Cái Cui là
bến chính của Cảng Cần Thơ, được lựa chọn xây dựng thành bến tổng hợp kết hợp
container quốc tế của vùng ĐBSCL, nhằm phục vụ hoạt động vận tải hàng hóa xuất
nhập khẩu đóng container của vùng đến các cảng đầu mối quốc gia, Vương quốc
Campuchia và các nước tiểu vùng sông Mekong.
Trải qua 36 năm kể từ ngày thành lập cho đến nay, Cảng Cần Thơ đã trãi qua
nhiều chủ thể quản lý nhằm mục đích chuyển đổi phù hợp với cơ chế quản lý tạo
điều kiện cho Cảng phát triển trở thành cảng biển có quy mô lớn nhất ở vùng
ĐBSCL, từng bước hoàn thành các mục tiêu Nhà nước giao phó đáp ứng nhu cầu,
động lực phát triển kinh tế của vùng và khu vực hạ lưu sông Mekong.
43
Tháng 08/1980
Cảng Cần Thơ được thành lập trên cơ sở tiếp nhận một
quân cảng thuộc Tiểu đoàn 804, Trung đoàn 659, Quân
khu 9.
Từ 1980 – 1992
Cảng Cần Thơ là đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh Hậu Giang (nay là thành phố Cần Thơ).
Tháng 11/1992
Cảng Cần Thơ trở thành doanh nghiệp nhà nước trực
thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh Cần Thơ (nay là thành
phố Cần Thơ).
Tháng 09/1993
Cảng Cần Thơ được chuyển về Cục Hàng hải Việt Nam
quản lý.
Tháng 05/1998
Cảng Cần Thơ trở thành thành viên hạch toán độc lập trực
thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Năm 2002 Cảng Cái Cui được đầu tư xây dựng.
Tháng 07/2002
Cảng Cần Thơ trở thành đơn vị hoạch toán phụ thuộc
Cảng Sài Gòn.
Tháng 6/2006
Hoàn thành giai đoạn 1 Cảng Cái Cui và thành lập Công ty
Cảng Cái Cui trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần
Thơ.
Tháng 11/2006
Cảng Cần Thơ lại được trả về làm đơn vị hạch toán phụ
thuộc trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.
Năm 2007
Cảng Cái Cui được chuyển về trực thuộc Tổng công ty
Hàng hải Việt Nam.
Tháng 10/2013
Công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơ chính thức thành lập
trên cơ sở sáp nhập hai đơn vị thành viên là Cảng Cần Thơ
(cũ) và Cảng Cái Cui.
Tháng 4/2015
Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ chính thức thành lập trên
cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV Cảng Cần Thơ
(Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả)
44
Hình 3.2: Vị trí địa lý Cảng Cần Thơ
(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ (2016).)
45
3.3.2 Cơ cấu tổ chức Cảng Cần Thơ
Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức Cảng Cần Thơ
(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ 2016)
GHI CHÚ:
: Quan hệ kiểm soát
: Quan hệ phối hợp theo chức năng
: Quan hệ lãnh đạo
Phó Tổng
giám đốc
Phó Tổng
giám đốc
Phó Tổng
giám đốc
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
CÔNG TY LIÊN KẾT
CCT – THANH TUẤN
Phòng
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÁNH
Phòng
TÀI
CHÍNH
KẾ
TOÁN
Phòng
KINH
DOANH
KHAI
THÁC
Phòng
KTCN-
CT
CHI
NHÁNH-
CẢNG
HOÀNG
DIỆU
CHI
NHÁNH-
CẢNG
CÁI CUI
CHI
NHÁNH –
CTY
LOGISTICS
CẦN THƠ
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CẦN THƠ
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
46
3.3.3 Cơ sở vật chất và nguồn lực của Cảng Cần Thơ
3.3.3.1 Cơ sở vật chất hạ tầng
Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ nằm trong hệ thống Cảng Biển của ngành
Hàng Hải VN. Khả năng xếp dỡ đạt 10.000 tấn/ngày. Với lợi thế là Cảng biển quốc
tế với tổng diện tích 42,18 ha, có hệ thống Cầu cảng dài 667 m gồm 04 cầu tàu và
14 bến phao trải dài trên Sông Hậu. Hệ thống kho bãi hiện đại và lớn nhất so với
các Cảng trong khu vực gồm 15 kho với diện tích từ 450 m2 đến 3.200 m2 tổng diện
tích kho 26.493 m2 có khả năng lưu trữ 75.318/tấn hàng hóa. Hệ thống bãi chứa
hàng diện tích bãi mền 162.000 m2 và diện tích bãi bêtông 104.087 m2 cùng lúc có
thể tiếp nhận 207.870/tấn hàng hóa các loại. Ngoài 2 chi nhánh là Cảng Hoàng Diệu
và Cảng Cái Cui, Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ còn có thêm 3 trạm đại diện tại
Hòn chông-Kiên Giang, Vàm Cái Sắn - Cần Thơ và Duyên Hải - Trà Vinh.
3.3.3.2 Nhân lực
Cảng Cần Thơ là một hệ thống đội ngũ nhân viên và lảnh đạo chuyên nghiệp
hóa, gồm nhiều thành viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong các công ty lớn, đầu
ngành. Mô hình vận hành hoạt động công ty được bố trí theo chiều ngang, làm gia
tăng sự thuận tiện trong việc vận hành cỗ máy kinh doanh và gia tăng sự phối hợp
thống nhất giữa các bộ phận trong công ty.
- Cơ cấu tổ chức: Tổng giám đốc, 03 phó tổng giám đốc, 04 phòng ban chức
năng và 03 công ty chi nhánh và 03 trạm đại diện.
- Về lao động: tổng số cán bộ công nhân viên hiện có là 205 người. Làm việc
theo Ca đáp ứng nhu cầu giải phóng hàng hóa cho khách hàng là 24/24 giờ/ngày.
+ Lao động có trình độ Thạc sĩ: 05 người
+ Lao động có trình độ Đại học: 47 người
+ Lao động có trình độ Kỹ sư: 24 người
+ Lao động có trình độ Cao đẳng: 06 người
+ Lao động có trình độ Trung cấp: 12 người
+ Công nhân kỹ thuật: 53 người
+ Công nhân lao động có tay nghề: 50 người
+ Lao động phổ thông: 08 người
47
3.3.3.3 Năng lực khai thác
Đơn vị đã tham gia thực hiện bốc xếp lắp đặt thiết bị, hàng hóa có giá trị lớn
nhanh chóng, an toàn cho các công trình trọng điểm quốc gia như: Bốc Xếp dầm
Cầu Cần Thơ , Bốc xếp thiết bị Nhà máy điện gió bạc liêu, Bốc xếp ống dẫn khí cho
Nhà Máy Khí Điện Đạm Cà Mau, Bốc xếp thiết bị Nhà Máy Nhiệt Điện Ô Môn,
cho thuê cần cẩu tham gia thi công dự án hầm thủ thiêm, cho thuê sàlan tham gia
dự án cầu long thành v.v.v Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn đơn vị luôn chủ
động đầu tư và tìm kiếm thị trương mới. Cảng Cần Thơ có mặt tại Campuchia để
bốc xếp hàng hóa.
Cảng còn trang bị các thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa
cồng kềnh hàng siêu trường, siêu trọng.
Bảng 3.2: Các thiết bị chuyên dùng của Cảng Cần Thơ
TT Tên thiết bị Số lượng Trọng tải làm việc
1 Cẩu Bờ Bánh Xích 12 25 Tấn → 250 Tấn
2 Cẩu Bờ Bánh Lốp 06 25 Tấn → 75 Tấn
3 Xe Đầu Kéo 08 30 Tấn
4 Xe Ben 02 15 Tấn
5 Xe Nâng 07 2,5 Tấn → 15 Tấn
6 Xe Chụp Container 02 15 Tấn → 45 Tấn
7 Xe Ủi 03 D2,D3
8 Xe Xúc 07 04 tấn – 6,5 tấn
9 Tàu Kéo 02 500 CV → 1500 CV
10 Sà lan BonTon 06 300 Tấn → 800 Tấn
11 Tàu Hút Bùn 01 1200m3/h
12 Cân điện tử 03 10 tấn – 80 tấn
13 Xe tự nâng hạ 01 42 tấn
(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ 2016).
3.3.4 Thông tin về chi nhánh
3.3.4.1 Cảng Hoàng Diệu
Cảng Hoàng Diệu được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 2013, là Chi nhánh
trực thuộc Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ. Là Doanh nghiệp Nhà Nước đã có từ
những năm 1980 được Nhà Nước công nhận là Cảng Biển quốc tế và được Nhà
48
Nước tặng huy chương lao động hạng 2 và huy chương lao động hạng 3. Cảng
Hoàng Diệu là một trong các cảng biển lớn cả nước.
Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ
- Vị trí Cảng: 10003 Vĩ Bắc, 1050 Kinh Đông
- Điểm lấy hoa tiêu: 9029 Vĩ Bắc, 10603’50” Kinh Đông
- Địa Chỉ: Số 27 Lê Hồng Phong, phường Trà An, quận Bình Thủy, thành phố
Cần Thơ.
- Điện thoại: + 84 710 384 1252, + 84 710 384 1937. Fax: +84 710 384 2642.
- Email: hoangdieuport@gmail.com.
- Luồng vào Cảng cuối hạ lưu sông Mê Kông. Chiều dài luồng vào Cảng 65
hải lý, độ sâu bình quân -15 m độ sâu cửa biển Định An - 7,5m chế độ thủy triều
bán nhật triều chênh lệch 03 - 04 m
- Năng lực cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phương tiện xếp dỡ : Cầu cảng dài
302 m độ sâu 12 m. Bến phao 11 bến sâu - 15 m.
- Tổng diện tích mặt bằng 6.18 ha. Trong đó kho 13.037 m2 , Bãi 26.077 m2 ,
Bãi chứa container 10.098 m2.
- Trang thiết bị : Cẩu bờ, Cẩu nổi, Cẩu khung, Cẩu thục, Xe nâng, Đầu kéo,
Xe chụp container, Xe tự nâng container, Tàu lai và các thiết bị chuyên dùng
khác,
3.3.4.2 Cảng Cái Cui
Cảng Cái Cui được thành lập vào ngày 20 tháng 11 năm 2013, là Chi nhánh
trực thuộc Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ. Cảng Cái Cui tiền thân được thành lập
vào ngày 06/06/2006 theo Quyết định 1434/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân
TPCT. Đây là trung tâm đầu mối giao thông quan trọng của cả vùng châu thổ rộng
lớn, thuận lợi cho việc vận tải hàng hóa đường thủy lẫn đường bộ. Với công nghệ
tiên tiến, thiết bị hiện đại, lực lượng lao động trẻ, chuyên nghiệp, sự phát triển của
Cảng Cái Cui sẽ là một minh chứng thành công cho sự đầu tư Cảng biển nước sâu
tại khu vực ĐBSCL.
Cảng Cái Cui có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ Cảng biển linh
hoạt thông qua mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy kết nối với ICD trong
và ngoài khu vực.
Trong vùng quản lý hàng hải của Cảng vụ Hàng hải Cần Thơ
- Vị trí Cảng: 9059’6.28”N Vĩ Bắc, 105050’7.98E Kinh Đông
49
- Trạm hoa tiêu Định An: 9030’23”2N Vĩ Bắc, 106030’26”E Kinh Đông.
- Địa chỉ: Số 2 Khu vực Phú Thắng, phường Tân Phú, quận Cái Răng, thành
phố Cần Thơ.
- Điện thoại: +84 710 391 7935, +84 710 391 7393. Fax: +84 710 391 7394.
- Khoảng cách từ trạm hoa tiêu đến Cảng: 55 hải lý.
- Luồng vào Cảng cuối hạ lưu sông Mê Kông. Chiều dài luồng vào Cảng 55
hải lý, độ sâu bình quân - 14 m độ sâu cửa biển Định An - 7,5 m chế độ thủy triều
bán nhật triều chênh lệch 03 - 04 m, Kích cỡ tàu lớn nhất có thể tiếp nhận 20.000
DWT, Công suất tàu lai 500 cv - 1500 cv, Sức giữ trụ neo 100 tấn, có báo hiệu hàng
hải cho tàu chạy đêm.
- Tổng diện tích 23/37 ha, Chiều dài cầu 365 m, cầu cân 80 tấn, kho hàng tổng
hợp: 12.904 m2, kho ngoại quan: 500 m2, Bãi container: 10.000 m2, Bãi hàng tổng
hợp: 36.762 m2, Bãi & Kho tiếp nhận hàng hóa 5T/m2, Bến Phao 02 Bến.
- Trang thiết bị: Cẩu bờ, Cẩu nổi, Cẩu khung, Cẩu thục, Xe nâng, Đầu kéo, Xe
chụp container, Xe tự nâng container, Tàu lai và các thiết bị chuyên dùng khác,
3.3.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Cần Thơ giai đoạn
2013 - 2015
3.3.5.1 Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng
Hàng hóa lưu thông qua cảng trong năm 2014 chủ yếu là hàng nội địa chiếm tỷ
trọng 90,39%, hàng xuất nhập khẩu qua cảng chỉ chiếm sản lượng thấp. Sản lượng
container qua cảng có sự tăng trưởng mạnh tăng 71,53% so với năm 2013 tuy nhiên
vẫn còn khá thấp. Điều này do các yếu tố khách quan như sự hạn chế mớn nước tại
luồng Định An nên tàu biển trọng tải lớn không vào được Cảng làm hàng; các khu
công nghiệp xung quanh cảng phát triển rất chậm, hệ thống hạ tầng giao thông kết
nối cảng với các khu công nghiệp, trung tâm sản xuất trong vùng khá yếu hoặc đang
được đầu tư nâng cấp; sự cạnh tranh quyết liệt, chiếm lĩnh thị trường của các nhà
dịch vụ logistics chuyên nghiệp trong vùng trong khi dịch vụ logistics của cảng vẫn
còn hạn chế. Cảng chưa được đầu tư đồng bộ các phương tiện bốc xếp container
chuyên nghiệp để tối ưu hóa năng suất bốc xếp hàng container.
Sản lượng năm 2015 đạt 2.933.948 tấn; đạt 107,79% kế hoạch năm và tăng
24,10% so với năm 2014. Trong đó, container đạt 25.649 Teus; đạt 98,65% chỉ tiêu
kế hoạch năm 2015. Các mặt hàng xuất nhập khẩu bốc xếp qua cảng năm 2015
giảm so với cùng kỳ năm 2014; hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu lần lượt đạt
59,55% và 44,16% chỉ tiêu kế hoạch năm 2015; Riêng hàng container xuất nhập
50
khẩu đạt 2.725 Teus, tăng 72,03% so với năm 2014, bằng 53,4% kế hoạch xuất
khẩu và 85,6% kế hoạch nhập khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gỗ dăm,
dầu động thực vật và bột cá; các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ tròn và thiết bị.
Các mặt hàng nội địa qua cảng năm 2015 tăng mạnh, đạt 118,9% kế hoạch năm
2015 và tăng 24,10% so với năm 2014. Các mặt hàng xuất nội địa chủ yếu là gạo và
cám; trong khi đó, clinker, cát đá xây dựng, cám và thiết bị là các mặt hàng nhập
nội địa chủ yếu.
Bảng 3.3: Sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Cần Thơ, 2013 - 2015
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2013
Năm
2014
Năm
2015
So sánh % với
14/13 15/14
Sản lượng hàng hóa thông
qua
Tấn TQ 1.531.928 2.364.132 2.933.948 154,32 124,10
Hàng xuất khẩu Tấn TQ 124.111 114.052 94.748 91,90 83,07
Hàng nhập khẩu Tấn TQ 104.021 113.150 123.093 108,78 108,79
Hàng nội địa Tấn TQ 1.303.796 2.136.930 2.716.107 163,90 127,10
Sản lượng container qua
cảng
TEU 10.898 18.693 25.649 171,53
137,21
Container có hàng TEU 5.406 9.218 13.014 170,51 141,18
Container không hàng TEU 5.492 9.475 12.635 172,52 133,35
(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ.)
3.3.5.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2013 - 2015
Năm 2014, cùng với những khó khăn khách quan chung của tình hình kinh tế xã
hội năm 2014. Dù đơn vị rất nỗ lực để ổn định sản xuất, bảo đảm đời sống và việc
làm của người lao động nhưng chỉ tiêu lợi nhuận vẫn không thể hoàn thành, chỉ đạt
12,80% so với kế hoạch. Nền kinh tế dần dần được phục hồi sau cuộc khủng hoảng
kinh tế kéo dài, người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng các yếu phẩm cũng như dịch vụ
cần thiết cho cuộc sống, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ngày càng nhiều dẫn
đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa tăng, góp phần nâng cao giá, chi phí của
dịch vụ tăng.
Trong năm 2015, sản lượng thông qua của các mặt hàng truyền thống như gạo,
clinker, cám, cát đá xây dựng, tăng trưởng mạnh; ngoài ra Công ty đã thu hút
được một số mặt hàng có lợi nhuận cao như các mặt hàng thiết bị, container về
làm hàng tại các bến cảng và cho thuê một số phương tiện để tham gia các công
trình dự án trong vùng; qua đó đã góp phần tạo doanh thu và lợi nhuận cao cho đơn
vị. Doanh thu trong năm 2015 đạt 131,8 tỷ đồng tăng trưởng 41,64% so với năm
51
2014 và đạt 120,38% kế hoạch năm 2015. Trong đó phần doanh thu của Công ty cổ
phần Cảng Cần Thơ từ tháng 04 – tháng 12 năm 2015 đạt 100,206 tỷ đồng. Lợi
nhuận trong năm 2015: lỗ 8,872 tỷ đồng (Chỉ tiêu lợi nhuận cả năm 2015 của Cảng
Cần Thơ được tính trên cơ sở kết hợp kết quả tài chính của Công ty TNHH MTV
Cảng Cần Thơ tại thời điểm hết quý I/2015 và Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ trong
9 tháng cuối năm 2015). Trong đó phần doanh thu của Công ty cổ phần Cảng Cần
Thơ từ tháng 04 đến tháng 12 năm 2015 đạt 100,206 tỷ đồng; Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cảng Cần Thơ trong 9 tháng cuối năm
2015 là: lãi 5,347 tỷ đồng, vượt 143 triệu đồng so với kế hoạch cả năm 2015; Lợi
nhuận trước thuế đạt 1.077 triệu đồng.
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động kinh doanh Cảng Cần Thơ, 2013 - 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
1. Tổng doanh thu 64.493 93.051 131.801
2. Tổng chi phí 68.678 87.399 140.673
3. Lợi nhuận (4.185) 101 (8.872)
(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ.)
Để hiểu rõ hơn về doanh thu của cảng phân theo loại hình dịch vụ cũng như tỷ
trọng mà các ngành dịch vụ đóng góp vào doanh thu của cảng ta đi vào phân tích
hình 3.4.
Hình 3.4: Tỷ trọng doanh thu của Cảng Cần Thơ phân theo loại hình dịch vụ
(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ)
52
Qua hình 3.4 biểu đồ doanh thu của Cảng Cần Thơ phân theo loại hình dịch vụ
năm 2014 và năm 2015 nhìn chung ta thấy tỉ trọng của ngành dịch vụ logistics (hoạt
động bốc xếp hàng hóa; hoạt động khai thác kho bãi; hoạt động khai thác cầu, bến)
tại cảng chiếm hơn 70% trong tổng doanh thu của cảng. Điều này chứng tỏ hoạt
động kinh doanh dịch vụ logistics đóng vai trò quan trọng và có tác động không nhỏ
đến doanh thu của cảng.
Doanh thu của ngành dịch vụ logistics năm 2015 tăng trưởng trong là nhờ sản
lượng hàng hóa thông qua bến tăng trưởng tốt, vượt bậc tại Cảng Cái Cui, sự triển
khai mạnh của các dự án nhà máy tại KCN Sông Hậu và thu hút được các chủ hàng
có lượng hàng hóa luân chuyển cao đến thuê kho, bãi tại cảng. Các mặt hàng chủ
yếu là mỡ cá và gỗ dăm xuất khẩu, hàng container, thiết bị, cát đá xây dựng nội
địa,; trong đó, hàng container, cát đá xây dựng, thiết bị có sự tăng trưởng mạnh
đóng góp chính vào mức tăng hàng hóa qua cảng. Ngoài ra, Cảng đã tiếp nhận được
các tàu nhập khẩu thiết bị (loại tàu từ 8.000-11.000 dwt) phục vụ các dự án trong
vùng trong quý IV năm 2015; tại Vàm Cái Sắn, sản lượng hàng hóa tại Vàm Cái
Sắn năm 2015 tăng trưởng mạnh so với năm 2014. Các mặt hàng chủ yếu là gỗ lóng
nhập khẩu, hàng gạo xuất nội và hàng clinker nhập nội.
Hoạt động kinh doanh các dịch vụ hàng hải khác bao gồm nhiều dịch vụ nhỏ lẻ
phục vụ cho tàu thuyền nhưng tỷ trọng doanh thu của dịch vụ này chiếm tỷ trọng
thấp trong tổng doanh thu và có sự giảm sút từ 27,81% năm 2014 giảm còn 22,73%
năm 2015.
Tóm lại hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics có vai trò rất quan trọng và là
ngành chủ lực để phát triển cảng. Việc chú trọng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh
dịch vụ logistics là một nhiệm vụ quan trọng, nó không đơn giản là việc đẩy mạnh
kinh doanh của cảng mà còn là việc thực thi nhiệm vụ theo đúng chiến lược của
Chính phủ đề ra trong thời gian tới.
3.3.6 Thực trạng kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ
Là một cảng lớn - cảng trung tâm của vùng ĐBSCL, Cảng Cần Thơ nhận thức
được vai trò cũng như nhiệm vụ của mình trong việc đẩy mạnh cơ cấu phát triển
kinh tế của cả vùng, luôn ra sức phấn đấu lấy mục tiêu của Chính phủ đề ra cho
cảng “cảng biển có công suất bốc xếp, vận chuyển hàng hóa lớn nhất miền Tây” là
mục tiêu phát triển. Muốn làm được điều đó cảng phải đẩy mạnh việc phát triển
kinh doanh dịch vụ logistics bởi vì bốc xếp, cho thuê kho bãi và vận chuyển là
những hoạt động chủ yếu nằm trong chuỗi dịch vụ logistics.
Có một thực tế phải nhìn nhận rằng mặc dù đã xuất hiện khá lâu ở Việt Nam
nhưng cụm từ “logistics” hay “dịch vụ logistics” vẫn còn khá mới mẻ đối với nhiều
53
người, hầu như chỉ có những chuyên gia trong ngành và những người có liên quan
đến ngành này mới biết. Vì thế đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này
nói chung và Cảng Cần Thơ nói riêng, hoạt động này chỉ nằm ở giai đoạn mới phát
triển.
Tính đến nay, Cảng Cần Thơ đã thực hiện được nhiều hợp đồng lớn nhỏ có giá trị
cung cấp dịch vụ logistics cho khách hàng trong và ngoài khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Tuy nhiên, cũng giống như đa phần các cảng và công ty kinh doanh dịch
vụ logistics khác trên cả nước, hoạt động cung ứng dịch vụ này tại Cảng Cần Thơ
chưa hình thành một chuỗi các dịch vụ mà chỉ dừng lại ở vai trò cung ứng một số
hoạt động đơn lẽ trong chuỗi dịch vụ logistics như: bốc xếp, dịch vụ kho bãi, cho
thuê phương tiện vận tải, ở cấp độ 2PL.
Trong những năm qua, Cảng đã cung ứng dịch vụ logistics cho một số khách
hàng lớn như:
- Đã ký kết hợp đồng hợp tác khai thác tuyến container vận chuyển hàng hóa từ
Camphuchia thông qua Cảng Cái Cui đến khu vực Cảng Cái Mép Vũng Tàu với
Cảng Phnom Penh dần dần thành lập Công ty Liên doanh khai thác với Cảng
Phnom Penh.
- Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Cái Cui giai đoạn 2. Tổng mức đầu tư
là 1200 tỷ đồng trong đó chi phí xây dựng là 800 tỷ và chi phí thiết bị 400 tỷ nguồn
vốn tự huy động của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.
- Dự án đầu tư xây dựng khu hậu cần Logistics - Cảng Cái Cui với tổng kinh
phí đầu tư 600 tỷ đồng chia làm hai giai đoạn. giai đoạn 1 xây dựng 16 ha là 260 tỷ
đồng, giai đoạn hai hoàn thiện 37 ha 340 tỷ đồng thời gian thực hiện 2009 - 2015.
Các nhóm ngành dịch vụ logistic theo phương thức 2PL mà cảng đang hoạt động
bao gồm những dịch vụ chủ yếu trong chuỗi logistics đó là những dịch vụ như: bốc
xếp hàng hóa; khai thác kho, bãi; khai thác cầu, bến.
54
Bảng 3.5: Kết quả kinh doanh dịch vụ logistics tại Cảng Cần Thơ, 2014 - 2015
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015
6 tháng
đầu 2015
6 tháng
đầu 2016
1. Bốc xếp hàng hóa 52.821 76.663 39.321 29.300
2. Khai thác kho, bãi 12.675 15.474 7.665 7.616
3. Khai thác cầu, bến 1.679 2.269 1.359 131
(Nguồn: Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ.)
Năm 2014, chỉ tiêu doanh thu hoàn thành vượt 16,31% kế hoạch. Doanh thu hoạt
động khai thác cảng vẫn giữ ổn định so với năm 2013, tháng 10 năm 2014 Chi
nhánh Vinalines Cần Thơ giải thể và sát nhập nhân sự đơn vị này về Cảng Cần Thơ
đã thúc đẩy dịch vụ logistics của Cảng phát triển, tạo doanh thu đáng kể cho đơn vị;
Bên cạnh đó, trong năm 2014 giá nhiên liệu liên tục giảm làm giảm chi phí bốc xếp,
tăng doanh thu trên tấn bốc xếp so với năm 2013; mặt khác, các dịch vụ làm công
trình ngoài tăng tạo thêm doanh thu cho đơn vị như: Bốc xếp Clinker tại Hòn
Chông, Kiên Giang, bốc xếp và lắp đặt thiết bị cho nhà máy Lee & Man Hậu Giang,
thiết bị điện gió Bạc Liêu,
Năm 2015 sản lượng hàng hóa thông qua bến tăng trưởng tốt ở Cảng Cái Cui,
vượt bậc trong năm qua nhờ sự triển khai mạnh của các dự án nhà máy tại KCN
Sông Hậu và thu hút được các chủ hàng có lượng hàng hóa luân chuyển cao đến
thuê kho, bãi tại cảng. Các mặt hàng chủ yếu là mỡ cá và gỗ dăm xuất khẩu, hàng
container, thiết bị, cát đá xây dựng nội địa,; trong đó, hàng container, cát đá xây
dựng, thiết bị có sự tăng trưởng mạnh đóng góp chính vào mức tăng hàng hóa qua
cảng. Ngoài ra, Cảng đã tiếp nhận được các tàu nhập khẩu thiết bị (loại tàu từ
8.000-11.000 dwt) phục vụ các dự án trong vùng trong quý IV năm 2015. Các mặt
hàng khác sản lượng ổn định.
Hoạt động tại bến Hoàng Diệu cơ bản ổn định; các mặt hàng tăng trưởng chính
là: cám, sắt thép, sắt phế liệu, cát đá xây dựng, đường và thiết bị; các mặt hàng khác
sản lượng ổn định.
Tại Vàm Cái Sắn: Sản lượng hàng hóa tại Vàm Cái Sắn năm 2015 tăng trưởng
mạnh so với năm 2014. Các mặt hàng chủ yếu là gỗ lóng nhập khẩu, hàng gạo xuất
nội và hàng clinker nhập nội; trong đó, sản lượng gạo tăng 32,67%, sản lượng
clinker tăng 48,66%; tuy nhiên sản lượng gỗ lóng ước giảm khoảng 25%.
55
Tại các bến liên kết: Tại bến huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh: doanh thu cho
thuê bến hàng năm vẫn ổn định. Tại các bến KCN Trà Nóc, KCN Sông Hậu: sản
lượng rất thấp do hạ tầng các bến còn hạn chế trong việc tiếp nhận phương tiện tải
trọng lớn; ngoài ra, lượng hàng hóa không nhiều, chủ yếu là hàng thiết bị phục vụ
các dự án, cát đá xây dựng, mang tính đột biến trong từng thời điểm; do đó, cảng
chủ yếu hợp tác khai thác, đưa phương tiện vào làm hàng khi có hàng về bến.
So sánh giai đoạn 6 tháng đầu năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 ta thấy doanh
thu có sự sụt giảm đáng kể ở dịch vụ bốc xếp hàng hóa và khai thác cầu, bến.
Doanh thu dịch vụ logistics 6 tháng đầu năm 2016 đạt 51,01 tỷ đồng giảm 24,6%
tương đương so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do tại Vàm Cái Sắn
trong 6 tháng đầu năm 2016 có sự suy giảm hoạt động xuất khẩu gạo tiểu ngạch và
các nhà máy xi măng cũng giảm sản lượng sản xuất; ngoài ra, sự cạnh tranh của các
cảng An Giang, Bảo Mai và Tân Cảng Thốt Nốt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xay_dung_chien_luoc_phat_trien_dich_vu_logistics_cu.pdf