Luận văn Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020

Các đối tượng tham gia xây dựng hoạt động du lịch sinh thái bao gồm: Các

nhà hoạch định chính sách; Các nhà điều hành du lịch; cá nhà quản lý lãnh thổ;

Hướng dẫn viên du lịch; Khách du lịch và cộng đồng địa phương. Họ là những

người phải quan tâm đến tất cả các thành phần của đa dạng sinh học – cơ sở để xây

dựng mô hình DLST bền vững.

Các nhà hoạch định chính sách: Là những người làm công tác quy hoạch, xây

dựng chính sách phát triển DLST trong các viện nghiên cứu.

Các nhà quản lý lãnh thổ: Học là những người có vai trò quyết định đối với sự

bảo tồn và phát triển của một khu DLST.

Các nhà điều hành DL: Họ là những người tổ chức, điều hành cụ thể hoạt động

DLST, họ trực tiếp xác định các phương thức tiến hành hoạt động, lựa chọn địa

diểm tổ chức DLST, xây dựng các chương trình DL phù hợp với các dịch vụ có thể

cung ứng trong điều kiện địa phương

pdf159 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.4, ta thấy: Tài nguyên du lịch nhân văn “Di tích lịch sử - văn hóa – lễ hội” được các chuyên gia đánh giá xếp hạng cao nhất trong 5 loại tài nguyên du lịch nhân văn tiêu biểu của tỉnh Bến Tre với số điểm trung bình ưu tiên là 1.45 điểm, thứ 2 là “Văn hóa nghệ thuật” (1.91 điểm), thứ ba là“Con người” (3.09 điểm), thứ ba là “Nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp” (3,91 điểm) và cuối cùng là “Ẩm thực” (4.64 điểm).Qua đó tùy theo thứ tựxếp hạng mà Bến Tre cần có chính sách ưu tiên khai thác, phát triển như việc đầu tiên cần làm trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, duy trì và phát huy các giá trị văn hóa lễ hội truyền thống để phục vụ phát triển du lịch. 2.2.2 Đánh giá về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSHT & CSVC KT) phục vụ du lịch sinh thái * Về cơ sở hạ tầng: Ngoài hệ thống giao thông, bưu chính viễn thông, cấp thoát nước, điện lực hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của tỉnh Bến Tre như đã nêu ở trên thì tỉnh còn đặc biệt chú trọng đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng 60 ưu tiên cho phục vụ phát triển du lịch sinh thái với nhiều công trình, hạng mục cụ thể như sau: Tổng kinh phí đầu tư cho dự án hạ tầng du lịch 113,48 tỉ đồng. Trong đó, chương trình mục tiêu quốc gia đầu tư tổng cộng 90,998 tỉ đồng, ngân sách địa phương 22,483 tỉ đồng, gồm các dự án: hạ tầng du lịch Cồn Phụng (4,6 tỉ đồng), hạ tầng du lịch Cái Mơn (11,398 tỉ đồng), hạ tầng du lịch Hưng Phong (26 tỉ đồng), hạ tầng du lịch các xã ven sông Tiền (25,1 tỉ đồng), dự án Bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre (32,383 tỉ đồng).Bên cạnh, thường xuyên giám sát, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa những cơ sở hạ tầng hiện có nhằm đáp ứng phục vụ tốt nhất. * Về cơ sở vật chất – kỹ thuật: Giai đoạn 2011 – 2015 tỉnh đã thu hút được 27 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là: 4.324 tỉ đồng. Tổng giá trị thực hiện dự án đến nay: 1.061 tỉ đồng. - Dự án đã hoàn thành: 08 dự án, tổng vốn đã thực hiện 471,5 tỉ đồng: Khách sạn Việt Úc, khách sạn Hoa Dừa, điểm du lịch Mekong – Hàm Luông, khách sạn Đông Nam Á 2, điểm du lịch Lan Vương 2, khu nghỉ dưỡng Mỹ An, Đồng Khởi Palace (Trung tâm Hội nghị, tiệc cưới), khách sạn Dừa. - Dự án vừa kinh doanh, vừa đầu tư: 04 dự án, tổng vốn đã thực hiện 438 tỉ đồng: điểm du lịch Forever Green Resort, điểm dừng chân du lịch An Khánh (thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn - Thương mại Lô Hội), trạm dừng chân Phú An Khang, điểm du lịch sinh thái Gia Thái. - Dự án đang thi công xây dựng chưa hoàn thành: Có 04 dự án, tổng vốn đã thực hiện 131 tỉ đồng: Điểm du lịch vườn chim Vàm Hồ; Điểm du lịch Cồn Nổi Thanh Tân, điểm du lịch Phú Bình, điểm du lịch Mekong Pearl. - Dự án đã có chủ trương đang lập thủ tục triển khai: 05 dự án, vốn đăng ký đầu tư 193 tỉ đồng: Bến tàu du lịch Rạch Miễu, khách sạn – Trung tâm hội nghị Coco, điểm du lịch Lan Vương 3, điểm du lịch Tường Hy. - Dự án tạm ngưng đầu tư: 01 dự án, vốn đăng ký 22 tỉ đồng, đã thực hiện 12 tỉ đồng: Khách sạn Hàm Long. 61 - Dự án thu hồi giấy phép đầu tư có 05 dự án: Khu du lịch biển Thới Thuận; trung tâm hội nghị, khách sạn (Huy Thuận); Khách sạn 4 sao Hoàng Ngọc; Resort Cồn Quy; điểm du lịch biển Thừa Đức. Ngoài ra, năm 2011 đến 2015 đã đầu tư mới 22 điểm du lịch nông thôn, nâng tổng số điểm du lịch toàn tỉnh hiện nay là 67 điểm. - Về cơ sở lưu trú du lịch: Đầu tư mới 27 cơ sở lưu trú du lịch với 662 phòng, chỉ tiêu năm 2015 tăng 7 cơ sở lưu trú với 442 phòng, nâng số cơ sở lưu trú hiện nay là 67 cơ sở với 1.360 phòng; nhiều dự án đầu tư khách sạn có qui mô khá, hiện đại được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng như khách sạn Việt Úc, Resort Forever Green, khách sạn Dừa, khách sạn Hoa Dừa,... Toàn tỉnh hiện có 01 khách sạn theo tiêu chuẩn 4 sao với 80 phòng, 03 khách sạn 3 sao với 199 phòng, 04 khách sạn 1 sao với 84 phòng; Ngoài ra, còn một số khách sạn về cơ sở vật chất đạt chuẩn sao nhưng về đội ngũ quản lý, người lao động trong khách sạn chưa đạt trình độ chuyên môn theo qui định nên chưa được công nhận, xếp hạng. - Về phương tiện vận chuyển khách du lịch: Toàn tỉnh hiện có 95 đò máy vận chuyển khách du lịch với 2.282 chỗ ngồi; Trong đó có 03 tàu phục vụ du khách nghỉ đêm trên sông. - Về cơ sở ăn uống có qui mô khá: Tăng 20 cơ sở với 7.150 chỗ ngồi, chỉ tiêu năm 2015 tăng 15 cơ sở với 5.450 chỗ ngồi, cơ sở ăn uống được phát triển nhiều nhưng để phục vụ khách du lịch còn nhiều hạn chế về chất lượng phục vụ. Toàn tỉnh hiện có 80 điểm, cửa hàng ăn uống có điều kiện phục vụ khách du lịch, với 19.700 chỗ ngồi. Nhìn chung, việc triển khai thực hiện dự án, tạo sản phẩm du lịch có bước tăng trưởng ổn định, một số dự án mới đầu tư có qui mô khá, đưa vào hoạt động có hiệu quả; Tạo cho ngành du lịch có sản phẩm du lịch chất lượng khá, đủ điều kiện phục vụ đối tượng khách du lịch có yêu cầu chất lượng cao, tổ chức các sự kiện, hội nghị cấp quốc gia. [Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015]. 62 2.2.3 Đánh giá chuyên gia về các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015 Biểu đồ 2.5: Đánh giá của chuyên gia về các yếu tố liên quan đến CSHT & CSVC KT phục vụ du lịch Qua biểu đồ 2.5, ta thấy: Thông qua các nhận định về các yếu tố liên quan đến cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. Hầu hết các chuyên gia đồng ý với 2 nhận định “Phương tiện vận chuyển mang đậm nét đặc tưng của địa phương” (4.72 điểm) và “Có rất ít điểm vui chơi giải trí” (4.36 điểm). Đồng thời đều không đồng tình với các nhận định “Hệ thống thông tin liên lạc còn hạn chế chưa hiện đại” (1.72 điểm), “Cơ sở lưu trú quy mô nhỏ, trang thiết bị thiếu đồng bộ, không hiện đại” (2.18 điểm), “Cơ sở ăn uống thiếu vệ sinh, không an toàn” (1.91 điểm). Điều này chứng tỏ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch hiện tại của Bến Tre khá đầy đủ về mặc số lượng và chất lượng đáp ứng khá tốt nhu cầu của du khách. Tuy nhiên hiện nay ở Bến Tre có rất ít điểm vui chơi giải trí vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng thêm các khu, điểm vui chơi giải trí để phục vụ nhu cầu của du khách. 63 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015 Biểu đồ 2.6: Đánh giá xếp hạng của chuyên gia về các yếu tố liên quan đến CSHT & CSVC KT phục vụ du lịch Từ kết quả ở biểu đồ 2.6, ta thấy: Yếu tố “Hệ thống thông tin liên lạc” được các chuyên gia đánh giá xếp hạng cao nhất trong 5 yểu tố với thang điểm ưu tiên trung bình là 1.45 điểm, thứ hai là “Các cơ sở vui chơi giải trí” (1.82 điểm), thứ ba là “Các cơ sở lưu trú” (3.09 điểm), thứ tư là “Các cơ sở ăn uống” (4.09 điểm) và cuối cùng là “Phương tiện vận chuyển” (4.55 điểm). Điều này chứng tỏ rằng để phát triển du lịch thì trước hết phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch mà ở đây hệ thống thông tin, liên lạc là hết sức cần thiết bên cạnh hệ thống điện, nước, đường giao thông. Qua đánh giá xếp hạng này có thể giúp Bến Tre có chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng trước và sau để phục vụ phát triển du lịch. 2.2.4 Đánh giá về nguồn nhân lực du lịch - Thời gian qua thực hiện Chỉ thị 09 – CT/TU về phát triển du lịch Bến Tre 2012 – 2015, tỉnh Bến Tre đã tiến hành đào tạo trong tỉnh về du lịch 1 lớp đại học với 31 học viên, 2 lớp cao đẳng với 48 học viên, 1 lớp trung cấp với 6 học viên, 1 lớp sơ cấp với 31 học viên và tổ chức 33 lớp tập huấn về nguồn nhân lực du lịch, du 64 lịch cộng đồng; nghiệp vụ phục vụ của thuyền trưởng, thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa phục vụ khách du lịch, có 1.350 học viên là cán bộ quản lý văn hóa, thể thao và du lịch các xã – phường – thị trấn, các doanh nghiệp du lịch, các cơ sở hoạt động du lịch, các cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống, các thuyền viên trên phương tiện vận chuyển khách du lịch thủy nội địa, xuồng chèo, tại các huyện, thành phố tham dự. Ngoài ra, thường xuyên cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về du lịch, kỹ năng xúc tiến du lịch.... do Bộ văn hóa, thể thao và du lịch, Tổng cục du lịch, Dự án Eu tổ chức. Tổ chức hội thảo Liên kết phát triển du lịch cụm duyên hải phía Đông ĐBSCL, tổ chức hội thi hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên các khu di tích văn hóa - lịch sử. - Các cơ sở kinh doanh du lịch mới đưa vào hoạt động đã thu hút 689 lao động làm việc, trong đó có 03 chuyên gia nước ngoài tham gia quản lý cơ sở kinh doanh du lịch (khách sạn Việt Úc, khách sạn Oasis - Kiwi, khu Forever Green Resort). Nguồn nhân lực du lịch đạt 4.780 người, tỉ lệ qua đào tạo chiếm 43%, chỉ tiêu năm 2015 đạt 4.730 trình độ lao động qua đào tạo chiếm 70%. [Báo cáo tổng kết thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 - 2015]. 2.2.5 Đánh giá về điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến phát triển du lịch sinh thái - Về mặt kinh tế: Với hai thế mạnh của tỉnh là kinh tế vườn và kinh tế thủy sản hằng năm đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh nhà. Kim ngạch xuất khẩu hằng năm đều tăng trưởng ở mức ổn định. Lĩnh vực dịch vụ được chú trọng phát triển bên cạnh 2 lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp.Trong đó dịch vụ du lịch được đặc biệt chú trọng phát triển vì lợi ích lớn mà nó mang lại. Những quy hoạch, dự án được vạch ra nhằm mục đích khai thác phát triển du lịch ngày càng nhiều. - Về mặt xã hội: Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh tiếp tục giữ vững ổn định; lực lượng chức năng thường xuyên nắm tình hình, quản lý chặt chẻ. Điều này tạo điều 65 kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển nhất là loại hình du lịch sinh thái – một tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bến Tre. 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TỈNH BẾN TRE 2.3.1 Loại hình du lịch đang khai thác Bến Tre – mãnh đất hiền hòa, hiếu khách, cùng với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, môi trường thiên nhiên của rừng dừa, của những vườn cây ăn trái quanh năm, của những nét văn hóa miệt vườn còn nguyên sơ ở các cồn của tỉnh. Dựa trên nguồn tài nguyên như thế, hiện nay Bến Tre đang khai thác các loại hình du lịch khác nhau như: Du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch homestay. - Du lịch homestay: Hiện tại, ở tỉnh Bến Tre có hơn 10 điểm du lịch homestay đón khách tập trung ở các huyện Châu Thành, Chợ Lách, Tp. Bến Tre và Mỏ Cày Bắc. Loại hình này rất được khách quốc tế yêu thích, họ có dịp trải nghiệm thực tế cuộc sống của người dân, tự mình khám phá những nét đẹp dân dã của vùng nông thôn. Hiện nay, các công ty du lịch của Bến Tre cũng tập trung khai thác loại hình du lịch này và xem đây là một trong những chương trình tour du lịch chủ lực của mình. Nhìn chung, du lịch homestay đang dần chiếm được sự ưu ái và thu hút du khách nhất là du khách quốc tế, nhưng loại hình du lịch này chưa thực sự được khai thác triệt để ở Bến Tre, chủ yếu là các tour kết hợp homestay cùng với du lịch sinh thái, tham quan di tích lịch sử, thời gian lưu trú tại nhà dân ít. Bến Tre có tiềm năng rất lớn để đẩy mạnh phát triển du lịch homestay và thu hút khách du lịch nhiều hơn nữa đến với tỉnh trong thời gian tới. Bởi Bến Tre có đầy đủ tiềm năng về thiên nhiên cùng con người Bến Tre thân thiện và hiếu khách. Có thể thấy, đối với loại hình du lịch này cần có sự quan tâm chú trọng, chứ không thể làm một cách sơ sài. Du khách sẽ có ấn tượng đẹp và quay trở lại khi được đối xử như thượng khách nhưng cũng thân thiết như người thân trong gia đình, chính điều ấy mới làm du khách có cảm tình chứ không phải là sự xa hoa, sang trọng. Với những tiềm năng 66 của nét miệt vườn dân dã và định hướng đúng đắn của tỉnh thì trong thời gian tới, loại hình du lịch này sẽ càng hoàn thiện hơn, đáp ứng được những mong muốn cao hơn của du khách, nhất là du khách nước ngoài mong muốn tìm hiểu, khám phá nét văn hóa của đất và người Bến Tre.  Du lịch nghỉ dưỡng: Hiện nay, Bến Tre đang khai thác một số mô hình du lịch nghỉ dưỡng thu hút khách du lịch như: Khu Forevergreen Resort, khu nghỉ dưỡng Mỹ An, khu du lịch sinh thái vườn trái cây Phú An Khang... Khu nghỉ dưỡng Forever Green Resort thuộc huyện Châu Thành được xây dựng theo phong cách gần gũi với thiên nhiên nhưng với chất lượng đẳng cấp quốc tế. Ấn tượng đầu tiên khi đến resort là không khí trong lành mát mẻ.Forever Green Resort được đánh giá là khu du lịch  nghỉ dưỡng xanh quy mô lớn nhất và độc đáo nhất tại khu vực ĐBSCL, đồng thời là resort cao cấp đầu tiên của tỉnh Bến Tre. Nhìn chung, du lịch nghỉ dưỡng Bến Tre còn rất mờ nhạt, chỉ có một vài điểm nghỉ dưỡng cho du khách khi đến Bến Tre. Thiết nghĩ, Bến Tre vẫn có đủ tiềm năng để khai thác hơn nữa loại hình này.Ngoài các khu nghỉ dưỡng cao cấp, có thể tận dụng lợi thế sẵn có của Bến Tre – đó là những vườn dừa. Tại các vườn dừa có khả năng phục vụ du lịch, có thể hình thành các điểm nghỉ dưỡng với phong cách mộc mạc của làng quê nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn tiện nghi đầy đủ cho du khách. Nếu được như thế, khách du lịch sẽ vừa cảm nhận được sự trong lành, yên tĩnh lại vừa đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng. – Du lịch sinh thái: Du lịch sinh thái của tỉnh Bến Tre hiện nay chủ yếu được tổ chức theo hình thức chính là du lịch sông nước miệt vườn, du lịch sinh thái vườn cây ăn trái – hoa kiểng, du lịch sinh thái kết hợp trải nghiệm tham quan tìm hiểu làng nghề, du lịch cộng đồng, du lịch homestay. Hiện tại, toàn tỉnh có 47 điểm du lịch sinh thái đón khách du lịch trong nước và quốc tế, các điểm du lịch sinh thái tập trung nhiều ở các xã ven sông huyện Châu Thành như: Cồn Phụng, Cồn Quy, Tân Thạch, Tân Phú, Phú Túc, Quới An, Chợ Lách và TP.Bến Tre. Đến Bến Tre, du khách rất thích trải nghiệm du lịch miệt vườn trên xứ cù lao, tham quan Cồn Phụng, Cồn Quy, sân chim Vàm Hồ, hệ sinh thái rừng ngặp mặn huyện Bình Đại, huyện 67 Thạnh Phú, làng nghề cây giống, hoa kiểng Cái Mơn, xã Vĩnh Thành và những vườn cây ăn trái nổi tiếng cả nước ở Chợ Lách, Bến Tre Du khách được khám phá cuộc sống thường nhật của người nông dân xứ dừa, nghe đờn ca tài tử Nam Bộ, quay về với ký ức xa xưa một thời trên những chiếc xe ngựa chạy dọc trên con đường làng quê và cảm nhận được vẻ đẹp của sông nước Bến Tre qua những chiếc xuồng chèo len lỏi trong những con rạch dừa nước. Du lịch sinh thái Bến Tre hiện đang là địa chỉ đỏ của du khách mọi miền đất nước. Đặc biệt là du lịch sinh thái trải nghiệm với sông nước miệt vườn. Nhìn chung, du lịch sinh thái là loại hình chiếm ưu thế phát triển mạnh và thu hút được rất nhiều khách du lịch đến với Bến Tre. Đặc biệt, với điều kiện tự nhiên, sinh thái của tỉnh có thể khai thác hiệu quả du lịch sinh thái sông nước miệt vườn. Có thể thấy, du lịch sinh thái đang được khai thác với vai trò chủ lực trong ngành du lịch của tỉnh. Đây sẽ là loại hình tạo được sự khác biệt về diện mạo các khu du lịch sinh thái của Bến Tre so với các tỉnh ở ĐBSCL, khi Bến Tre có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái rất lớn từ cây dừa – nét đặc thù riêng của quê hương xứ dừa. – Du lịch làng nghề: Bến Tre với nhiều làng nghề truyền thống đang được khai thác và thu hút khách du lịch như: Nghề làm kẹo dừa, nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa ở Châu Thành, Mỏ Cày Nam, Giồng Trôm, làng nghề dệt chiếu ở Nhơn Thạnh – Tp. Bến Tre, An Hiệp – Châu Thành hay Thành Thới B – Mỏ Cày Nam, làng nghề hoa kiểng, cây giống Cái Mơn và các xã của huyện Chợ Lách, làng nghề bó chổi cọng dừa ở xã Mỹ An – Thạnh Phú, làng nghề đan đát Phước Tuy, làng nghề tiểu thủ công nghiệp Phú Lễ – Ba Tri, làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc Nhìn chung, Bến Tre là tỉnh có một tiềm năng du lịch làng nghề rất lớn bởi có một hệ thống các nghề, làng nghề với lịch sử hình thành và phát triển lâu đời gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của đất nước, của dân tộc qua hàng nghìn năm lịch sử mang đậm nét văn hóa của dân tộc, của địa phương như làng nghề bánh tráng Mỹ Lồng có thâm niên hơn 100 năm. 68 Tuy nhiên, các tour du lịch làng nghề hiện nay chưa được khai thác tri ệt để cả về nội dung và hình thức, mới chỉ dừng lại ở tham quan và tới xem làng. Việc khai thác du lịch làng nghề mới chỉ dừng lại ở khía cạnh là nơi sản xuất ra các sản phẩm nổi tiếng được bi ết đến trên thị trường mà chưa được khai thác ở khía cạnh không gian văn hóa. Khách du lịch chưa chọn đến thăm làng nghề như một tour thực sự. Để du lịch làng nghề tương xứng tầm với tiềm năng cần có sự quan tâm nghiên cứu kỹ càng, để khai thác đạt hiệu quả du lịch. – Du lịch văn hoá – lịch sử: Hiện nay, các di tích – lịch sử thu hút khách du lịch nhiều nhất là: Di tích Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu, Khu tưởng niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định, di tích Mộ Võ Trường Toản, di tích Mộ Phan Thanh Giản, di tích căn cứ khu Sài Gòn – Gia Định, đình Phú Lễ, đình Bình Hòa, nhà cổ Hương Liêm. Đây là những điểm đến hấp dẫn cho du khách khám phá loại hình du lịch văn hóa – lịch sử. Với tiềm năng to lớn từ hệ thống di tích – lịch sử du lịch Bến Tre đang phát triển mạnh loại hình du lịch về nguồn, tham quan di tích – lịch sử hay kết hợp cùng du lịch sinh thái. Nhìn chung, du lịch văn hoá – lịch sử ở Bến Tre là một trong các loại hình chiếm ưu thế phát triển ở Bến Tre. Tuy nhiên, các dịch vụ tại các điểm tham quan nhìn chung chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của du khách. Nhìn tổng thể, Bến Tre đa dạng với nhiều loại hình du lịch nhưng loại hình du lịch tập trung khai thác chủ yếu và chiếm ưu thế phát triển mạnh vẫn là du lịch sông nước miệt vườn và du lịch tham quan di tích văn – hóa lịch sử. Tuy nhiên, đối với với du lịch sinh thái Bến Tre chỉ mới phát triển du lịch sông nước miệt vườn, còn các loại hình như dã ngoại, câu cá, quan sát chim là các loại hình mà Bến Tre có điều kiện, tiềm năng nhưng vẫn chưa được quan tâm và khai thác đúng mức. Vì vậy, cần đa dạng loại hình du lịch này để đa dạng hóa sản phẩm, tạo sức hút mạnh hơn đối với du khách. Còn đối với loại hình du lịch văn – hóa lịch sử với hệ thống các di tích nên được khai thác hiệu quả hơn, để không gây ra sự nhàm chán cho du khách, đưa thêm các di tích và các tour du lịch, tạo ấn phẩm, tài liệu để du khách tìm hiểu. Đối với các loại hình du lịch khác như: Du lịch homestay, du lịch làng 69 nghề, du lịch nghỉ dưỡng nếu được khai thác đúng mức sẽ phát triển không thua gì loại hình du lịch sinh thái và du lịch tham quan văn hóa – lịch sử. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến tiềm năng về du lịch biển của Bến Tre với bãi biển phù sa Thừa Đức, huyện Bình Đại và biển Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú... vẫn còn giữ nguyên nét nguyên sơ, tự nhiên. Tại các bãi biển này hiện nay đã có khách du lịch nhưng vẫn còn nằm ở dạng tiềm năng nhiều, một khi được khai thác một cách hợp lý, tạo được sức hút cho du khách sẽ càng làm phong phú thêm các loại hình du lịch của Bến Tre. Bến Tre với nhiều loại hình du lịch là vậy, nhưng loại hình du lịch vẫn được du khách thích nhất là du lịch sông nước miệt vườn, du lịch làng nghề và du lịch homestay. Trong đó, loại hình du lịch sông nước miệt vườn vẫn được ưu tiên phát triển một cách bền vững. 2.3.2 Sản phẩm du lịch sinh thái Để đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh Bến Tre trong thời gian qua, tác giả tiến hành thiết lập bảng câu hỏi và phỏng vấn khách ở các điểm, khu du lịch sinh thái nổi bậc như: Cồn Phụng, An Khánh, Phú Túc, Cồn Quy. Số lượng mẫu quan sát là 202 trong đó khách nội địa là 151 (74,75%) và quốc tế là 51 (25,25%). Mẫu chọn theo phương pháp thuận tiện. Các thông tin đề tài thu thập như: Giới tính, trình độ văn hóa, thu nhập, nghề nghiệp, du khách biết đến DLST tỉnh Bến Tre qua đâu, phương tiện du lịch, thời gian lưu trú,... Ngoài ra còn tham khảo ý kiến đóng góp của du khách để phát triển DLST ở tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.(Xem phụ lục 1) Sau đây là một số thông tin quan trọng về kết quả điều tra du khách như sau: 70 2.3.2.1Giới tính Bảng 2.9: Phân loại giới tính Du khách Giới Tính Tần số (DK) Tỉ Lệ% Nữ 102 50,5 Nam 100 49,5 Tổng 202 100 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015. Qua bảng kết quả thống kê được ở bảng 2.9, cho thấy: Về giới tính, theo kết quả thống kê thì trong tổng số 202 du khách thì có 102 du khách nữ chiếm 50,5% và 100 du khách nam chiếm 49,5%. Tỷ lệ này tương đối phù hợp với đối tượng nghiên cứu tỷ lệ giới tính nam, nữ được khảo sát không có sự chênh lệch nhiều.Chứng tỏ có sự không có sự phân biệt giới tính trong việc đi du lịch. 2.3.2.2 Trình độ học vấn Bảng 2.10: Trình độ học vấn của Du khách Trình độ văn hóa Tần Số (DK) Tỉ Lệ (%) Cấp 1 0 0 Cấp 2 1 0,5 Cấp 3 24 11,9 Trung cấp 26 12,9 Cao đẳng 18 8,9 Đại học 112 55,4 Sau Đại học 21 10,4 Tổng 202 100 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015. Kết quả phân tích ởbảng 2.10, cho thấy: Trình độ học vấn của du khách tương đối cao, cụ thể như sau: 71 - Trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 87,6% , trong đó trình độ cao đẳng đại, học chiếm 64,3%, chứng minh du khách khi tham gia DLST là những du khách có trình độ cao. - Trình độ từ cấp 3 trở xuống chiếm tỉ lệ tương đối thấp chỉ 12,4%, trong đó không có trình độ cấp 1. Thông qua bảng phân tích này những nhà làm du lịch sẽ đưa ra những định hướng và chiến lược phù hợp. 2.3.2.3 Nghề nghiệp Bảng 2.11: Nghề nghiệp của Du khách Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015 Qua bảng 2.11, cho thấy: Khách đi DLST Bến Tre chủ yếu là học sinh, sinh viên 54%, kế đến là viên chức nhà nước chiếm 17,3%, công nhân lao động phổ thông chiếm 16,3%, nội trợ không đi làm là 3%, nhà doanh nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp nhất chỉ 1,5%, còn lại là 7,9%. Qua kết quả điều tra này sẽ giúp ích cho những nhà làm du lịch sẽ có những chiến lược phù hợp để lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu nhằm đem lại nguồn thu từ du lịch cao nhất. Nghề Nghiệp Tần số (DK) Tỉ Lệ (%) Viên chức nhà nước 35 17,3 Nhà doanh Nghiệp 3 1,5 Công nhân lao động phổ thông 33 16,3 Học sinh, sinh viên 109 54 Nội trợ, không đi làm 6 3 Khác 16 7,9 Tổng 202 100 72 2.3.2.4 Thu nhập Bảng 2.12: Thu nhập của du khách Thu nhập bình quân/ tháng Tần số (DK) Tỉ lệ (%) Dưới 4 triệu 90 44,6 4 đến 7 triệu 25 12,4 7 đến 10 triệu 32 15,8 Trên 10 triệu 55 27,2 Tổng 202 100 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015 Qua bảng 2.12, ta thấy: Thu nhập bình quân/tháng của du khách dưới 4 triệu chiếm tỉ lệ cao nhất 44,6% vì đa số DK đi DLST chủ yếu là HS, SV nên thu nhập chưa cao còn phụ thuộc vào gia đình. Thu nhập bình quân/tháng từ 4 – 7 triệu chiếm 15,8%, từ 7 – 10 triệu chiếm 15,8% và từ 10 triệu trở lên chiếm 27,2 %. Nhìn chung mức thu nhập có sự chênh lệch nhưng không đáng kể, vì vậy những nhà làm du lịch nên có những chiến lược giá, sản phẩm, tour đa dạng và phong phú nhằm đem doanh thu cho công ty DL nói riêng và tỉnh Bến Tre nói chung. 2.3.2.5 Mục đích đi du lịch sinh thái Bảng 2.13: Mục đích chuyến đi của Du khách Mục đích đi du lịch Tần Số (DK) Tỉ Lệ % DL thuần túy 119 58,9 Thăm người thân, bạn bè 9 4,5 Học tập, nghiên cứu 46 22,7 Kinh doanh 7 3,5 Đi công tác 4 2 Khác 17 8,4 Tổng 202 100 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015 73 Qua bảng 2.13, ta thấy: Mục đích đi du lịch của DK chủ yếu là DL thuần túy chiếm 58,5% trong tổng số DK được điều tra, ngoài ra mục đích học tập nghiên cứu cũng khá cao chiếm 22,7%, còn lại lần lượt là kinh doanh 3,5%, thăm người thân, bạn bè 4,5%, công tác 2%, mục đích khác là 8,4%. Nhìn chung tham quan nghỉ dưỡng là mục đích cao nhất của du khách khi tham gia DLST vì vậy các công ty lữ hành phải có chiến lược phát triển tour cho phù hợp để mang lại hiệu quả trong kinh doanh du lịch. 2.3.2.6 Số lần đi du lịch sinh thái ở Bến Tre Bảng 2.14: Số lần du khách đến DLST tỉnh Bến Tre Số lần đi DL Tần số (DK) Tỉ lệ (%) Lần 1 98 48,5 2 – 4 lần 57 28,2 5 – 7 lần 5 2,5 Trên 7 lần 42 2,8 Tổng 202 100 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015. Qua bảng 2.14, ta thấy: Số lần du khách đến Bế Tre lần đầu chiếm khá cao 48,5% trong tổng số du khách được phỏng vấn, khách đến Bến Tre lần thứ 2 – 4 lần chiếm 28,2%, lần 5 – 7 lần chỉ chiếm 2,5% và trên 7 lần là 20,8%. Qua đây ta có thể thấy du lịch Bến Tre phần nào đã đáp ứng được sự mong đợi của du khách nên đã giữ chân được du khách, du khách đã có quay trở lại Bến Tre, đây là một tín hiệu tích cực với ngành du lịch tỉnh nhà. 74 2.3.2.7 Thời gian du lịch tại BếnTre Bảng 2.15: Số ngày lưu trú của du khách Thời gian ở lại Tần Số (DK) Tỉ lệ (%) Trong ngày 118 58,4 1 ngày, 1 đêm 47 23,3 Nhiều hơn 1 ngày, 1 đêm 37 18,3 Tổng 202 100 Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2015. Qua bảng 2.15, ta thấy: Thời gian ở lại của du khách (DK) trong ngày là 58,4% . Thời gian DK ở lại 1 ngày, 1 đêm là 23,3%, nhiều hơn 1 ngày, 1 đêm là 18,3%. Ta có thể thấy khách đến

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_xay_dung_chien_luoc_san_pham_du_lich_sinh_thai_tinh.pdf
Tài liệu liên quan