Luận văn Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục vụ quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai

Trang

MỤC LỤC .3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.6

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ.7

MỞ ĐẦU.8

1. Tính cấp thiết của đề tài .8

2. Mục tiêu của đề tài .9

3. Nhiệm vụ nghiên cứu .9

4. Phương pháp nghiên cứu.9

5. Phạm vi nghiên cứu.9

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .10

7. Cơ sở dữ liệu, tài liệu phục vụ đề tài. 10

8. Cấu trúc của luận văn . 11

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS

PHỤC VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.12

1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS PHỤC VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ

HẠ TẦNG . 12

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 12

1.1.2. Nhu cầu về CSDL GIS trong công tác quản lý CSHT kinh tế xã hội . 14

1.1.3. Cơ sở dữ liệu địa lý - công cụ hữu hiệu hỗ trợ ra quyết định. 15

1.2. KHÁI QUÁT CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU XÂY

DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ. 18

1.2.1. Cơ sở khoa học về hệ thông tin địa lý. 18

1.2.2. Cơ sở dữ liệu địa lý . 21

1.2.3. Công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ, phân tích, xử lý thông tin . 22

1.2.4. Khả năng ứng dụng của GIS trong xây dựng CSDL địa lý cấp tỉnh phục vụ

công tác quản lý hành chính. 26

1.3. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN

ĐỊA LÝ .26

1.3.1. Phát triển và ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý trên thế giới . 26

1.3.2. Phát triển và ứng dụng GIS tại Việt nam . 27

1.3.3. Khái quát các công trình liên quan đến đề tài . 30

pdf117 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý phục vụ quản lý cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở vật chất văn hoá: Nhà văn hóa và khu thể thao xã. i) Nhà ở dân cư : Nhà, khối nhà, điểm dân cư đô thị, điểm dân cư nông thôn. k) Mạng lưới chợ: Các khu chợ, siêu thị, trung tâm thương mại. 2.3.2. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ sở hạ tầng - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển cơ sở hạ tầng dựa trên những phân tích đánh giá về chất lượng, và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến đời sống vật chất của con người. - Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về CSHT; ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của từng sở thuộc từng lĩnh vực quản lý khác nhau như sở giao thông, sở y tế, sở giáo dục - Ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. - Tổ chức bộ máy quản lý trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng - Tổ chức quản lý đảm bảo chất lượng công trình và kiểm định chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng, cải tạo nâng cấp công trình và lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng. - Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xây dựng. - Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động xây dựng. - Thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực CSHT. - Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ trong vấn đề quản lý cơ sở hạ tầng - Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý nguồn nhân lực cho hoạt động quản lý cơ sở hạ tầng. - Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển CSHT. - 46 - 2.4. THIẾT KẾ CSDL ĐỊA LÝ VỀ CSHT. Mô hình cấu trúc CSDL địa lý về CSHT cấp tỉnh được thiết kế như hình sau: CSDL địa lý về CSHT CSDL chuyên đề CSHT CSDL nền địa lý cấp tỉnh Hình 2.3. Mô hình cấu trúc CSDL địa lý về CSHT 2.4.1. Thiết kế CSDL nền địa lý a. Nội dung CSDL nền địa lý Nền địa lý cơ sở là khung để định vị nội dung chuyên đề của CSDL, tạo điều kiện thuận lợi để định hướng và làm sáng tỏ các đặc điểm và quy luật phân bố của các hiện tượng nằm trong chuyên đề của cơ sở dữ liệu. Các yếu tố nền cơ sở địa lý bao gồm: Cơ sở đo đạc, địa giới hành chính, địa hình, thủy hệ, giao thông, dân cư, cơ sở hạ tầng, phủ bề mặt. Nền cơ sở địa lý được xây dựng từ bản đồ địa hình tỷ lệ phù hợp. Các yếu tố nội dung thể hiện trong CSDL nền địa lý bao gồm bao gồm 7 lớp: a) Lớp cơ sở toán học: Khung giới hạn phạm vi biểu thị, hệ thống lưới km, lưới kinh vĩ tuyến và các ghi chú, tỷ lệ b) Lớp thủy hệ: Các yếu tố thuộc nhóm này bao gồm hệ thống sông ngòi lớn, hệ thống sông ngòi nhỏ, hệ thống kênh mương, đê, bãi cát kèm theo ghi chú và các thuộc tính đặc trưng của các đối tượng c) Lớp địa hình: Thể hiện đặc trưng về dáng địa hình của khu vực bằng hệ thống các đường bình độ, điểm độ cao và các kiểu địa hình đặc biệt như khu vực núi đá vôi, casto... d) Lớp giao thông: Thể hiện mạng lưới giao thông trong vùng bao gồm các loại đường sắt, đường bộ, sân bay, bến bãi (ga, đường sắt, bến ô tô, bến phà...) và các thiết bị phụ thuộc cầu giao thông, cống giao thông. e) Lớp dân cư và các yếu tố địa vật khác: Biểu thị các vùng dân cư và các thuộc tính của vùng dân cư như tên gọi, kiểu dân cư (nông thôn, thành thị)... f) Lớp địa giới hành chính: Bao gồm đường biên giới quốc gia; địa giới hành chính các cấp xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã), tỉnh (thành phố); tên gọi và trung tâm hành chính các cấp. g) Lớp hiện trạng sử dụng đất: thể hiện các đường khoanh bao và mã của các loại đất khác nhau (khu dân cư, khu trồng cây nông nghiệp, khu nuôi trồng thủy sản...). - 47 - * Metadata: Ngoài ra, đi kèm với các tệp tin dữ liệu đều phải có metadata mô tả nội dung, chất lượng, nguồn gốc và những đặc điểm khác của dữ liệu. Nội dung của metadata phải thể hiện những thông tin chính như sau: - Thông tin cơ bản về bộ dữ liệu như tên, vùng phủ trùm, tính hiện thời, những quy định chung trong việc thu thập và sử dụng dữ liệu. - Thông tin về chất lượng dữ liệu: độ chính xác về định vị, độ tin cậy của các thông tin thuộc tính, mức độ đầy đủ, mức độ thống nhất, nguồn cung cấp và phương pháp tạo lập dữ liệu. - Thông tin về tổ chức dữ liệu không gian: nêu cơ chế được sử dụng để thể hiện dữ liệu không gian trong bộ dữ liệu, ví dụ: phương pháp trực tiếp để thể hiện dữ liệu không gian (raster hay vector), phương pháp gián tiếp (là các trường thuộc tính) và số lượng đối tượng có trong bộ dữ liệu. - Thông tin về tham chiếu địa lý: các thông số về lưới chiếu bản đồ, hệ toạ độ, độ cao. - Thông tin về các thực thể và các thuộc tính: nội dung của bộ dữ liệu, bao gồm cả kiểu thực thể (entity types) và các thuộc tính của chúng, kiểu và độ dài của các trường thuộc tính. - Thông tin về nguồn dữ liệu: phương pháp thu thập, tạo lập dữ liệu, các cơ quan cung cấp dữ liệu. Ví dụ: địa chỉ cơ quan cung cấp dữ liệu, khuôn dạng dữ liệu nguồn, phương tiện để cung cấp dữ liệu (qua CD-ROM hay qua mạng) v.v.. - Thông tin về chính metadata: ngày tạo và cập nhật metadata mới nhất; cá nhân hoặc cơ quan chịu trách nhiệm về các thông tin trong metadata. b. Cấu trúc các lớp nội dung trong CSDL nền địa lý Cấu trúc các lớp nội dung của CSDL nền địa lý được trình bày chi tiết trong phần Phụ lục 1. 2.4.2. Thiết kế CSDL chuyên đề CSHT Trên cơ sở nghiên cứu quy định chức năng nhiệm vụ quản lý hành chính về cơ sở hạ tầng cấp tỉnh. CSDL chuyên đề về cơ sở hạ tầng được đề xuất như sau: a. Nội dung CSDL chuyên đề CSHT - Thể hiện những thông tin chung về ngành CSHT theo các đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện. - Thể hiện vị trí và các thông tin của các yếu tố CSHT như: Hệ thống giao thông, hệ thống cấp điện, hệ thống thủy lợi, hệ thống trường học, hạ tầng thông tin liên lạc, hạ tầng công nghệ thông tin. - Các cơ quan quản lý của các ngành thuộc lĩnh vực CSHT. - 48 - b. Cấu trúc các lớp nội dung trong CSDL chuyên đề cơ sở hạ tầng Cấu trúc các lớp nội dung của CSDL chuyên đề CSHT được trình bày chi tiết trong phần Phụ lục 2. - 49 - CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU PHỤC VỤ QUẢN LÝ CƠ SỞ HẠ TẦNG TỈNH LÀO CAI 3.1. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN 3.1.1. Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu: [21] Tỉnh Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, có diện tích tự nhiên là 8.057 km2, nằm ở phía Bắc-Tây Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 296km theo đường sắt và 345km theo đường bộ. Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Lai Châu; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203km đường biên giới. Địa hình Lào Cao khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng, có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxipăng – nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m... Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124 km), sông Nậm Mu (có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km). Khí hậu: Lào Cai có nhiều vùng khí hậu, trong đó có 2 vùng đặc trưng: nhiệt đới và ôn đới. Khí hậu Lào Cai chia 2 mùa khá rõ: mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3), mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 9). Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 220C - 240C. Độ ẩm trung bình năm > 80%; Lượng mưa trung bình năm > 1 700 mm. Thổ nhưỡng: Đất có độ phì rất cao, màu mỡ, đa dạng bao gồm 10 nhóm, 30 loại đất, phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có hơn 2000 loài thực vật, 442 Loại chim, thú, bò sát, ếch nhái. Trong đó có 60 loại động vật chỉ tìm thấy ở Lào Cai, 9 loại thực vật chỉ tìm thấy ở Sa Pa. Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý hiếm ở nước ta). 3.1.2. Xã hội: Dân số năm 2010: 626.200 người (thành thị: 12,21%, nông thôn: 87,79%), mật độ dân số 93 người/km2, (theo Niên giám thống kê năm 2010). Dân tộc: Có 27 dân tộc; Dân tộc Kinh chiếm 33%; dân tộc thiểu số chiếm 67%, trong đó: Mông: 20,8%, Tày: 13,7%, Dao: 12,5%, Thái: 8,7%, còn lại là các dân tộc khác; có những dân tộc đặc biệt ít người: La Ha, La Chí, Bố Y, Sán Dìu, Sán Chay, Kơ Ho. Vì vậy bản sắc dân tộc Lào Cai rất đa dạng và phong phú. [21] - 50 - Đơn vị hành chính: Có 1 thị xã (thị xã Lào Cai) và 9 huyện (Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai, Văn Bàn, Than Uyên, Bảo Yên, Bảo Thắng) với 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 152 xã vùng cao. Tỉnh Lào Cai được chia làm 3 khu vực: - Khu vực I: Gồm các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi. Chủ yếu là các xã ở vùng thấp, gần trung tâm các huyện, thị xã, giao thông và các dịch vụ xã hội thuận lợi. - Khu vực II: Bao gồm các xã có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn, phần lớn các xã này nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại tương đối khó khăn; các dịch vụ xã hội đã được đáp ứng tương đối tốt. - Khu vực III: Gồm các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, chủ yếu các xã ở vùng sâu, vùng biên giới, xa các trung tâm huyện, thị xã; địa hình bị chia cắt mạnh, giao thông đi lại còn rất khó khăn; các dịch vụ xã hội còn hạn chế. 3.1.3. Cơ sở hạ tầng chủ yếu a. Giao thông: Với 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình trong hơn 10 năm qua kể từ khi tái lập tỉnh, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông. * Đường bộ: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài trên 400 km; 8 tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đông đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi. - Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai phía hữu ngạn sông Hồng đang được triển khai xây dựng, theo tiến độ đến 2012 hoàn thành đi vào khai thác, với chiều dài 264km, điềm nối với đường cao tốc Côn Minh – Hà Khẩu giai đoạn 1 qua cầu đường bộ biên giới khu Thương mại – Công nghiệp Kim Thành (Lào Cai); Dự án sử dụng vốn ODA của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm trong chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông (GMS). - Đến nay, Lào Cai đã có đường ô tô đến trung tâm tất cả các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh. - 51 - * Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày đêm. Theo kế hoạch năm 2009 tuyến đường này sẽ được cải tạo nâng cấp, sử dụng vốn của ADB, hoàn thành vào năm 2011. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm. * Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn. Đường sông Lào Cai chưa thực sự phát triển mạnh mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều sông lớn như sông Hồng dài 130 km (trong đó nội địa có 75 km và chung biên giới với Trung Quốc khoảng 55 km). Tuy nhiên do có nhiều ghềnh thác chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế. * Đường hàng không: Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2015. Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã có quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung Quốc. Những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt Hiệp định vận tải đã ký kết... b. Hạ tầng điện - nước: - Hạ tầng mạng lưới điện: 9/9 huyện, thành phố; 164 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia. 75% hộ dân được sử dụng điện lướt. Tiềm năng thuỷ điện của Lào Cai khoảng 11.000MW; đã cho phép đầu tư 68 công trình với tổng công suất 889MW, dự kiến đến 2010 sẽ phát điện khoảng 700MW. Ngoài ra từ năm 2010, ngành Điện lực Việt Nam đã hoàn thành đấu nối đường dây 220 KV Yên Bái - Lào Cai - Hà Khẩu để nhập khẩu điện từ Vân Nam (Trung Quốc) với nhu cầu sản lượng khoản 300MW đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư trước mắt cũng như lâu dài. [21] - Hạ tầng mạng lưới cấp thoát nước: Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch tại thành phố Lào Cai và hầu hết các huyện, cùng với hệ thống giếng khoan đang cung cấp nước sạch cho 69% dân số toàn tỉnh. c. Hạ tầng thông tin liên lạc: - Hạ tầng bưu chính: Tính đến 30/9/2010, có 227 điểm phục vụ, trong đó: có 25 Bưu cục, 127/144 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 125 đại lý bưu điện, 100% trung tâm huyện, thành phố có báo đến trong ngày. Bán kính phục vụ bình quân 2,7km/điểm phục vụ; bình quân số dân được phục vụ là 2.143 người/điểm phục vụ (đạt 97% chỉ tiêu đến năm 2010). [21] - 52 - - Hạ tầng viễn thông: So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay trên toàn mạng có 57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn Vi ba, 170 trạm BTS. Mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân (đạt 100% chỉ tiêu đến năm 2010). Thuê bao Internet đạt trên 11.900 thuê bao trong đó thuê bao băng rộng đạt 5.672 thuê bao. Theo hướng dẫn về hệ số quy đổi của Bộ Tthông tin và Truyền thông mật độ sử dụng Internet của tỉnh Lào Cai đạt 10,5/100 dân. [21] d. Hạ tầng công nghệ thông tin: Hạ tầng Công nghệ thông tin được phát triển ổn định. Dự án mạng LAN đô thị với quy mô và công nghệ hiện đại đang trong quá trình xây lắp, năm 2010 đã hoàn thành giai đoạn đầu dự án, đảm bảo nhu cầu sử dụng của các cơ quan khi đi chuyển về khu hành chính mới. Sau khi hoàn thành giai đoạn II đảm bảo tỉnh Lào Cai sẽ có một hạ tầng truyền dẫn đáp ứng được nhu cầu đến 2020 và có khả năng mở rông cho các giai đoạn tiếp theo. Việc phát triển hạ tầng CNTT tại các sở, ban, ngành đã được chú trọng đầu tư, kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý, điều hành. Đến nay đã có 42/59 cơ quan nhà nước có mạng LAN; tỷ lệ máy tính kết nối Internet chiếm hơn 60%. Chỉ số ICT Index năm 2010 của Lào Cai xếp thứ 16/63 tỉnh thành, trở thành "sao" về chính phủ điện tử. - Cổng giao tiếp điện tử ở địa chỉ: là kênh thông tin chính thức của tỉnh Lào Cai trên môi trường mạng. e. Giáo dục và đào tạo: Có 161 trường mẫu giáo, 229 trường tiểu học, 7 trường phổ thông cơ sở, 186 trường trung học cơ sở, 22 trường trung học phổ thông, 2 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 1 trường Trung học Kinh tế Kỹ thuật, 1 trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật và Du lịch, 1 Trường trung học Y tế, 1 Trường Cao đẳng Sư phạm. f. Y tế: 100% số xã, phường, thị trấn có Trạm xá và cán bộ y tế. Có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện và 36 phòng khám đa khoa khu vực với 2.180 giường điều trị. 3.1.4. Tiềm năng và lợi thế phát triển: a. Tiềm năng phát triển công nghiệp: Lào Cai là một tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản. Có 35 loại khoáng sản khác nhau với trên 150 điểm mỏ có giá trị công nghiệp. Trong đó có nhiều loại khoáng sản quý, có chất lượng cao và trữ lượng lớn như: Apatít, đồng, sắt, graphít, đất hiếm và nguyên liệu cho gốm sứ, thủy tinh... Ngoài ra, Lào Cai còn có nguồn tài nguyên rừng rất phong phú và đa dạng, là cơ sở để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản. - 53 - b. Tiềm năng phát triển nông - lâm nghiệp: Tổng diện tích tự nhiên: 638.388,59 ha, trong đó đất nông nghiệp: 76.930 ha; đất lâm nghiệp: 307.573 ha (chiếm 67%), đất có rừng chiếm 35,8% diện tích đất tự nhiên. Tổng trữ lượng tài nguyên rừng năm 2010 gồm: Gỗ khoảng 17.244.000 m3; tre, nứa, vầu khoảng 207.512.000 m3 và nhiều loại lâm sản quý hiếm khác. Hiện còn 408.326 ha đất trống chưa sử dụng. Cùng với khí hậu tạo nên đa dạng sinh học đặc trưng cho cả ôn đới và nhiệt đới. [21] Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) với hệ sinh thái tự nhiên rất phong phú (có trên 2.000 loài thực vật, trên 400 loài chim, thú, bò sát, rất nhiều loại động, thực vật đặc biệt quý hiếm, có kho tàng quỹ gien thực vật quý hiếm chiếm 50% số loài thực vật quý hiếm của Việt Nam). Lào Cai có nhiều vùng khí hậu khác nhau, có đất đai phì nhiêu, rất thích hợp cho việc phát triển các loại rau, hoa, quả nhiệt đới và ôn đới. c. Lợi thế về phát triển thương mại: Cặp Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hải Phòng, là cửa ngõ lớn và thuận lợi nhất để phát triển thương mại, du lịch giữa Việt Nam với vùng Tây Nam Trung Quốc (bao gồm 11 tỉnh, thành phố, diện tích hơn 5 triệu km2 và dân số hơn 380 triệu người); là con đường ngắn nhất, thuận tiện nhất từ tỉnh Vân Nam, vùng Tây Nam Trung Quốc ra cảng Hải Phòng và nối với vùng Đông Nam Á. Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai hội tụ đủ các loại hình vận tải: đường sắt, đường bộ, đường sông và tương lai sẽ có cả đường hàng không. Là cửa khẩu Quốc tế duy nhất của Việt Nam có vị trí nằm ngay trong lòng thị xã tỉnh lỵ có hệ thống hạ tầng và dịch vụ khá phát triển. Hiện nay, cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đã và đang được tập trung xây dựng thành cửa khẩu văn minh, hiện đại, đủ điều kiện để trở thành nơi trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và các nước ASEAN, từng bước chuẩn bị cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai chủ yếu gồm: Hàng nông sản, thuỷ, hải sản, hoa quả tươi (của vùng đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ); hàng hoá tiêu dùng (bột giặt, đồ nhựa, dày dép, cà phê, hạt điều, bánh kẹo các loại); nguyên liệu (cao su, sắn khô, gỗ rừng trồng), quặng các loại.... Hàng nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu gồm: Máy móc thiết bị, quặng nguyên liệu, vật tư kim khí, hoá chất; các loại giống cây trồng năng suất cao. Để khuyến khích phát triển Thương mại, Du lịch với vùng Tây - Nam Trung Quốc, Chính phủ cho phép tỉnh Lào Cai thành lập khu Kinh tế cửa khẩu Lào Cai và được hưởng 1 số chính sách ưu đãi đặc biệt. - 54 - Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai gồm: - Các phường: Lào Cai, Cốc Lếu, Duyên Hải, Phố Mới, Kim Tân và xã Vạn Hoà, Đồng Tuyển thuộc Thị xã Lào Cai. - Thôn Na Mo xã Bản Phiệt thuộc huyện Bảo Thắng - Xã Mường Khương thuộc huyện Mường Khương d. Lợi thế về phát triển du lịch: Lào Cai có tiềm năng lớn để phát triển ngành du lịch với các loại hình: Nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi, văn hoá. Thiên nhiên ban tặng cho Lào Cai nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng gắn với các địa danh: Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, Mường Khương... Trong đó, khu du lịch Sa Pa rất nổi tiếng trong nước và quốc tế, một trong các trọng điểm của du lịch Quốc gia. Là một trong những vùng du lịch trọng điểm của các tỉnh miền núi phía Bắc, với nhiều điểm du lịch hấp dẫn du khách, Lào Cai đã đón lượng khách du lịch ước đạt trên 970.000 lượt trong năm 2011. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai, tổng lượng khách du lịch đến tỉnh này trong năm 2011 ước đạt 970.000 lượt khách, bằng 109% so với kế hoạch năm 2011 và tăng trên 9% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, khách quốc tế đến Lào Cai ước đạt trên 439.600 lượt; khách nội địa đạt gần 530.000 lượt, đạt 106% so kế hoạch năm 2011 và tăng 6,0% so với cùng kỳ năm 2010. [21] Trong 11 tháng của năm 2011, ngành du lịch tỉnh Lào Cai đạt doanh thu trên 1.272 tỷ đồng, tăng 66% so cùng kỳ năm 2010 và lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt trên 909.000 lượt người, trong đó có trên 407.000 lượt khách quốc tế. Ước tính cả năm 2011, ngành du lịch tỉnh Lào Cai sẽ đạt tổng doanh thu 1.356 tỷ đồng, tăng 81% so cả năm 2010. Đây là năm Lào Cai có doanh thu cao nhất từ hoạt động du lịch và lượng du khách đến với địa phương cũng cao nhất từ trước đến nay.Sa Pa tròn 100 năm tuổi. [21] 3.1.5. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành tỉnh Lào Cai Lào Cai là một trong những tỉnh triển khai mạnh mẽ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước. Đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong phát thanh truyền hình, bưu chính viễn thông và trong quản lý kinh tế – xã hội ở tất cả các ngành các cấp. Tỉnh đã khai trương trang thông tin thương mại điện tử, đang xây dựng cổng giao tiếp điện tử Lào Cai – PORTAL với địa chỉ trên mạng laocai.gov.vn. Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở Lào Cai trong những năm qua có bước tiến nhảy vọt, phục vụ tích cực cho quản lý và phát triển kinh tế – xã hội. - 55 - Một trong những thành công lớn nhất của ngành thông tin và truyền thông trong năm 2010 là việc tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng thành công mô hình điểm theo Quyết định số 43/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh đưa vào sử dụng 04 phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin trên địa bàn toàn tỉnh gồm: Hệ thống giao ban trực tuyến; phần mềm quản lý văn bản hồ sơ công việc; hệ thống thư điện tử; hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 với 43 dịch vụ; hệ thống Cổng thông tin điện tử, Cổng thông tin tác nghiệp. Hiện đã có 35 sở, ngành, UBND huyện, thành phố được tập huấn và đưa vào sử dụng phần mềm quản lý văn bản - hồ sơ công việc. 53% trong tổng số gần 7.000 cán bộ công chức của tỉnh đã sử dụng thư điện tử để trao đổi việc công. RGần 40 sở, ban, ngành, các huyện, thành phố tham gia cung cấp thông tin và đối thoại trực tuyến với các tổ chức, công dân trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai. Với trình độ ứng dụng công nghệ thông tin tại tỉnh và hạ tầng thông tin, tin học tại các sở, ban, ngành và huyện thị của Lào Cai nói chung và khá thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng GIS trong công tác quản lý hành chính. 3.2. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG CSDL ĐỊA LÝ Trên cơ sở nghiên cứu các công nghệ xây dựng CSDL thông dụng hiện nay với những mặt mạnh, mặt yếu đã được đề cập trong chương I cũng như hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Văn phòng UBND tỉnh Lào Cai. Do đó, giải pháp công nghệ cho việc xây dựng CSDL địa lý về cơ sở hạ tầng tỉnh Lào Cai được lựa chọn như sau: 3.2.1. Lựa chọn Công nghệ nhập liệu - Công nghệ số hoá và hiện chỉnh bản đồ Phần mềm Microstation của hãng Bentley, Mapping Office và MGE của hãng Intergraph chạy trên hệ điều hành phổ biến. Phần mềm này được sử dụng để số hoá, cập nhật dữ liệu. 3.2.2. Lựa chọn công nghệ xây dựng cơ sở dữ liệu, lưu trữ, xử lý thông tin Phần mềm ArcGIS: Phần mềm này được sử dụng xây dựng CSDL nền địa lý phục vụ cho phát triển các ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (HTTTĐL) trong môi trường ArcGIS. Các chức năng chính được sử dụng từ các phần mềm là: - ArcMap cung cấp các công cụ phân tích, biên tập và trình bày dữ liệu. - ArcCatalog được sử dụng để tổ chức và quản lý các loại dữ liệu nền thuộc các khuôn dạng khác nhau bao gồm tệp tin coverage của ArcInfo, *.shp của ArcView, các tệp tin thông tin thuộc tính *.dbf, các tệp tin *.dgn (của Microstation), *.DWG (của AutoCAD). Ngoài ra, ArcCatalog còn hỗ trợ: Tạo các thư mục lưu trữ dữ liệu. tạo, hiển thị và quản lý metadata; xác định, xuất và nhập các giản đồ và các thiết kế; tìm kiếm và lướt dữ liệu HTTTĐL trong mạng nội bộ và trên internet.. - 56 - - ArcToolbox cung cấp các công cụ hỗ xử lý, phân tích, chuyển đổi khuôn dạng dữ liệu, chuyển đổi hệ quy chiếu cho các bộ dữ liệu. - ModelBuider là phần mềm hỗ trợ xây dựng mô hình quy trình các bước công nghệ cần thực hiện trong quá trình xử lý dữ liệu bao gồm các công cụ, các tập lệnh và dữ liệu. - ArcSDE được sử dụng để quản lý dữ liệu tập trung trong quá trình xây dựng CSDL nền địa lý. 3.2.3. Các phần mềm khác * Phần mềm dùng để chuyển đổi dữ liệu giữa các phần mềm khác nhau: - FME là phần mềm chuyển đổi dữ liệu địa lý của công ty phần mềm Safe (Canada). - FME Workbench: là thành phần dùng để chuyển đổi trực quan nhất của FME. - FME Universal Viewer:dùng để hiển thị nhanh nhất tất cả các dữ liệu mà FME hỗ trợ. Hiển thị dữ liệu trước khi chuyển đổi và sau khi chuyển đổi. * Bộ phần mềm Microsoft Office 2003 của hãng MicroSoft được sử dụng thường xuyên trong từng công việc cụ thể: Bộ phần mềm Microsoft Office 2003 của hãng Microsoft được sử dụng thường xuyên trong từng công việc cụ thể: - Microsoft Word dùng để soạn thảo các văn bản, đọc, khảo sát thông tin. - Microsoft Exel dùng để tính toán các số liệu thống kê. - Microsoft Access dùng để tạo các CSDL thông tin thuộc tính cho các đối tượng nội dung. - Phần mềm SPSS dùng để phân tích thành phần chính cho bài toán vận dụng cơ sở dữ liệu hạ tầng phân tích mối quan hệ giữa yếu tố dân cư tới CSHT. - 57 - 3.3. XÂY DỰNG CSDL

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluanvan_phamthivietha_2011_0722_1869468.pdf
Tài liệu liên quan