Luận văn Xây dựng E-Learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng

MỤC LỤC

Trang phụbìa

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các bảng, các biểu đồ

MỞ ĐẦU. 1

Chương 1. CƠSỞLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 5

1.1. Lịch sửvấn đềnghiên cứu . 5

1.1.1. Sựra đời của E-learning. 5

1.1.2. Tình hình phát triển và ứng dụng của E-learning . 6

1.1.3. Triển vọng của E-learning. 7

1.1.4. Các đềtài nghiên cứu vềE-leaning. 9

1.2. Cơsởlý luận về đổi mới phương pháp dạy học. 9

1.2.1. Học tập . 9

1.2.2. Học tập đổi mới . 10

1.3. E-learning. 13

1.3.1. Khái niệm E-learning . 13

1.3.2. Moodle. 14

1.3.3. E-learning một hình thức tổchức dạy học có hiệu quảbằng hoặc

cao hơn so với hình thức tổchức dạy học truyền thống . 17

1.4. Một vài nét vềtrường Cao đẳng Kỹthuật Cao Thắng . 22

Tóm tắt chương 1 . 24

Chương 2. XÂY DỰNG E-LEARNING CHƯƠNG “HÓA HỌC

VÀ DÒNG ĐIỆN” PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG.25

2.1. Tổng quan vềchương 9 “Hóa học và dòng điện” . 25

2.1.1. Mục tiêu. 25

2.1.2. Nội dung. 25

2.1.3. Hệthống bài tập trắc nghiệm . 26

2.2. Những qui tắc xây dựng chương trình E- learning môn HĐC . 38

2.2.1. Quy tắc 1 . 38

2.2.2. Quy tắc 2 . 38

2.2.3. Quy tắc 3 . 39

2.2.4. Quy tắc 4 . 41

2.3. Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC . 43

2.3.1. Xây dựng cấu trúc. 43

2.3.2. Xây dựng moodle bài giảng . 45

2.3.3. Xây dựng moodle diễn đàn trao đổi . 46

2.3.4. Xây dựng moodle kiểm tra, đánh giá . 48

2.3.5. Xây dựng moodle chats. 49

2.3.6. Xây dựng moodle đểtạo bài thi bằng Hot Potatoes. 50

2.4. Hoạt động dạy và học bằng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC. 51

2.4.1. Hoạt động của E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC . 51

2.4.2. Hoạt động của GV. 57

2.4.3. Hoạt động của SV . 57

Tóm tắt chương 2. 59

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯPHẠM.60

3.1. Mục đích thực nghiệm . 60

3.2. Nhiệm vụthực nghiệm . 60

3.3. Đối tượng thực nghiệm. 60

3.4. Tiến trình thực nghiệm . 61

3.4.1. Chuẩn bịthực nghiệm . 61

3.4.2. Tiến hành thực nghiệm. 61

3.4.3. Các phương pháp đánh giá kết quảthực nghiệm . 61

3.5. Kết quảthực nghiệm. 62

3.5.1. Kết quảcủa bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan . 62

3.5.2. Thống kê ý kiến đánh giá của SV vềchương trình E – learning. 63

3.6. Phân tích kết quảthực nghiệm.64

3.6.1. Phân tích định lượng . 64

3.6.2. Phân tích kết quảvềmặt định tính . 69

3.7. Một sốthành công của E-learning . 72

3.7.1. Thành công vềmặt hoạt động học tập . 72

3.7.2. Thành công vềmặt quản lý SV . 76

3.7.3. Thành công vềcác hoạt động trong khóa học. 78

Tóm tắt chương 3. 80

KẾT LUẬN. 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 85

PHỤLỤC . 89

pdf134 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1775 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng E-Learning chương hóa học và dòng điện phần hóa đại cương trường cao đẳng kỹ thuật Cao Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương 9 - Chọn “ Kiểm tra lần 1” để nhập câu hỏi và đề kiểm tra, chọn các thiết lập cho câu hỏi, sau đó đưa vào phần câu hỏi thêm vào. Hình 2.7 : Hình ảnh hướng dẫn tạo bài kiểm tra trắc nghiệm - Chọn lưu những thay đổi, hoàn thành việc tạo đề thi. 2.3.5. Xây dựng moodle chats - Chats là một hình thức trao đổi thông tin trong thời gian thực đồng bộ giữa các người dùng qua trang Web. Đây là một môđun rất quen thuộc trợ giúp rất thuận tiện để giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau giữa các thành viên và hiểu biết hơn về chủ đề đang được thảo luận. Giống Yahoo Mesenger hay Google Talk, moodle Chats chỉ cho phép trao đổi dưới dạng thuần văn bản không nhúng hình ảnh, âm thanh hay các định dạng file khác. - Tạo phòng chats + Từ menu “Thêm một hoạt động”, chọn “Chat”. + Đặt tên, viết nội dung, thiết lập các cài đặt: thời gian chats tiếp theo, lặp lại các phiên chát, lưu trữ các thông tin chats trước đó, có thể xem các phiên chats trước đó, xóa một phòng chats… + Lưu những thay đổi trên. Hình 2.8 : Hình ảnh hướng dẫn tạo phòng trao đổi trực tuyến 2.3.6. Xây dựng moodle để tạo bài thi bằng Hot Potatoes Thông thường, khi tạo một đề thi, giáo viên thường tạo trên máy tính cá nhân sau đó đưa lên một khóa học của Moodle. Điều đó là hợp lý đặc biệt trong môi trường Việt Nam khi điều kiện làm việc trên internet còn nhiều khó khăn. Do vậy Moodle Hot Potatoes là rất quan trọng. Moodle này giúp giáo viên cung cấp câu hỏi thi theo định dạng Hot Potatoes (đã được soạn thảo qua các chương trình chuyên dụng, miễn phí rất hiệu quả - Hot Potatoes Version 6.04). - Hot Potatoes gồm các môđun: + JQuiz: Dùng tạo các bài tập hỗ trợ bốn loại câu hỏi: Đa lựa chọn, câu hỏi trả lời ngắn, câu hỏi lai, câu hỏi nhiều câu trả lời. + JCloze: Gồm các bài tập điền vào chỗ trống. + JCross: Tạo trò chơi ô chữ. + JMix: Môđun dùng tạo các câu hỏi sắp xếp các từ, cụm từ lộn xộn thành một cụm từ, câu, đoạn theo yêu cầu. + JMatch: Tạo các bài tập gồm các câu hỏi so khớp hay sắp xếp các câu trả lời tương ứng với các câu hỏi. + The Masher: Công cụ để quản lý khi có số lượng lớn các bài thi và câu hỏi. - Các bước tạo đề thi từ Hot potatoes: + GV tạo các câu hỏi trong phần mềm Hot potatoes. + Vào menu “Thêm một hoạt động”, chọn “ Hot potatoes”. + Chọn “Chọn hoặc tải một file lên”. Hình 2.9 : Hình ảnh hướng dẫn tạo câu hỏi trắc nghiệm bằng Hot Potatoes 2.4. Hoạt động dạy và học bằng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC 2.4.1. Hoạt động của E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC Với khái niệm E-learning, phần lớn SV trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng còn chưa biết nên việc hướng dẫn kĩ càng và tạo ra được niềm hứng thú cho SV là điều rất cần thiết. Chúng tôi đã có 2 tờ hướng dẫn: - Giới thiệu về E-learning và các lợi ích khi học E-learning (Phụ lục 2). - Hướng dẫn cách đăng nhập, cách học tập và tra cứu tài liệu trên E-learning (Phụ lục 3).  Đăng kí - SV phải có một địa chỉ mail ( gmail hay yahoo). - Vào internet đánh địa chỉ www.hochanh.info. - Vào khu đăng nhập, nhấp vô “Đăng kí tài khoản”, sẽ mở ra trang đăng kí, SV điền đầy đủ thông tin như sau: Hình 2.10 : Hình ảnh đăng nhập tạo tài khoản + Tên đăng nhập là : mã số SV. + Mật khẩu là ngày tháng năm sinh (ví dụ : 15041990). + Sau khi nhập xong nhấp nút “Tạo tài khoản”. + Vào hộp mail của bạn, sẽ có 1 mail từ “hochanh.info”, bạn nhấp vô đường link. Hình 2.11 : Hình ảnh xác nhận địa chỉ mail. + Nhấp vô “ Các khóa học” + Bạn vào mục Hóa học\ Hóa học Đại cương + Máy hỏi bạn có muốn tham gia khóa học này không? Nhấp “Có”, Trang hóa học đại cương được mở ra, SV học bài 9. Hình 2.12 : Hình ảnh trang chủ E-learning HĐC khi đăng nhập đầu tiên  Đăng nhập - Nhập tên đăng nhập và mật khẩu ở phần bên trên góc phải. Chú ý Password phân biệt chữ hoa và chữ thường. - Sau khi đăng nhập, SV vô phần hóa học đại cương với password (mật khẩu là 888). - Nhấp vô “Ghi danh tôi trong khóa học này”. Hình 2.13 : Hình ảnh trang truy cập mật mã môn học  Đọc và nghiên cứu tài liệu - SV kéo xuống bài 9 thấy như hình bên - Nhấp vô biểu tượng file word (W), flie powerpoint để đọc hoặc tải về. (Chú ý một số SV không có máy thì nên chọn máy ở trường, nếu bạn chọn quán net thì phải chọn những quán có môi trường học tập. Vì 1 số quán chỉ dành cho chơi game, không có cài chương trình Word và powerpoint nên SV không xem được.) - Click (nhấp) vô open để xem trực tiếp hoặc click vô save để lưu. Hình 2.14 : Hình ảnh tải tài liệu - Đối với file powerpoint (là dạng file trình diễn) + Coi trực tiếp : click chuột sau mỗi trang, khi không coi nữa thì quay về trang đầu bằng cách nhấp vô nút “ back” bên trái. + Nếu save (lưu) về nhà xem thì khi mở ra, nhấn F5 để xem, không xem nữa thì nhấp phím “Esc”.  Làm bài trắc nghiệm - SV click vô bài kiểm tra 1, hiện ra hình bên. - Click vô “Bắt đầu kiểm tra”. Hình 2.15 : Hình ảnh làm bài kiểm tra - SV làm 1 bài kiểm tra, có thể nhiều lần. Sau mỗi lần, đều có kết quả. - SV nên làm cho đến khi có kết quả tốt nhất. - Khi coi đáp án, có ghi rõ : dấu X đỏ lớn là đúng, dấu X màu xanh là đáp án của SV. Mọi thắc mắc về đáp án, SV lên diễn đàn hỏi. - Nếu làm lại bài, click vô “Thực hiện lại bài làm”. Nếu đã đạt, vào ô chuyển tới, cửa sổ đổ xuống, chọn mục cần tìm.  Tham gia diễn dàn trao đổi - SV click vô diễn đàn tin tức. Ở đây có 2 phần: + Nếu bạn có bất cứ một đóng góp hay một tư liệu gì mới, SV có thể tự tạo diễn đàn, bằng cách click vào “ Thêm một chủ đề thảo luận mới”. Hình 2.16 : Hình ảnh tham gia viết bài cho diễn dàn + Nếu muốn trả lời chủ đề mà GV đã đưa ra thì nhấp vào tiêu đề “Vỏ đồ hộp làm bằng gì?”, sau đó click vô phúc đáp và tiếp tục viết bài. SV có thể thu thập tài liệu ở trên mạng hay bất cứ ở đâu, viết thành bài, ở dạng file word thì cuối bài phúc đáp có Browse, SV dẫn đường link đến bài trả lời của SV đã có sẵn trong máy. Sau đó click “ Gửi bài viết lên diễn dàn”. Hình 2.17 : Hình ảnh hướng dẫn cách gửi bài  Tham gia buổi trao đổi trực tuyến: - SV click vào mục trao đổi trực tuyến. - SV click vào “ kích vào đây để vào phòng chat”. - SV thấy như hình 2.18. Nếu bạn nào không đánh được Tiếng Việt thì không đánh dấu nhưng tốt nhất là đánh dấu GV sẽ hiểu chính xác hơn. Hình 2.18 : Hình ảnh hướng dẫn trao đổi trực tuyến 2.4.2. Hoạt động của GV E-learning tạo môi trường giảng dạy mới cho GV, cung cấp công cụ cho GV soạn giảng, tổ chức lớp học, quản lý SV, hướng dẫn SV tham gia thảo luận nhóm, cung cấp tài liệu giảng dạy, cung cấp khả năng cập nhật nhanh các kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy…Nhưng vấn đề kiểm soát lớp học sẽ đặt nặng trên vai GV, nhiều kỹ năng E-learning cần tiếp tục được nghiên cứu đầy đủ hơn. Chính vì vậy, E-learning đã đáp ứng những tiêu chí giáo dục mới mà từ trước tới nay chưa từng có: Có thể học mọi nơi, học mọi lúc, học theo sở thích, và học suốt đời. Đúng theo quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, GV là người dẫn dắt SV, tạo tình huống cho SV giải quyết. GV giảng dạy bằng E-learning phải làm những công việc sau: - Tạo ra các chuyên đề thảo luận trên mục “Diễn đàn”. - Chia nhóm, thông báo công việc của từng nhóm, giờ online của GV đối với từng nhóm để giải đáp các thắc mắc của các bạn qua hộp chat trực tiếp. - Theo dõi các hoạt động của SV thông qua bảng báo các chi tiết từ chương trình như tải tài liệu, làm bài kiểm tra, viết bài cho “Diễn đàn”, tham gia trao đổi trực tuyến... - Trả lời tất cả thắc mắc của SV trên diễn đàn, hộp mail, hộp chát, tin nhắn… - Giúp đỡ SV gặp khó khăn về các kĩ thuật tin học, phòng máy vi tính… - Nhận bài tiểu luận từ nhóm trưởng của các nhóm, đánh giá thông báo điểm. - Chủ trì mọi hoạt động trên website. 2.4.3. Hoạt động của SV E-learning hỗ trợ SV học tập một cách linh động và tích cực. E- learning cho phép làm việc và học tập trực tuyến, nghiên cứu và làm các bài tập, thi trắc nghiệm. E-learning là một môi trường mới, là cơ hội cho sinh viên, hỗ trợ học tập tại trường hoặc ở nhà hoặc ở cơ quan. E-learning là cách dễ nhất giúp SV tự chủ trong học tập và thực hiện những cam kết học tập của bản thân với thời gian và nỗ lực của họ. SV tìm kiếm thông tin trên hệ thống về môn học của mình, download các nguồn tài nguyên được cung cấp, chia sẻ tài nguyên với nhau trên mạng, tham gia vào việc thảo luận của lớp, chia sẽ việc học của mình với bạn bè và trao đổi ý tưởng với bạn cùng lớp. E-learning tạo môi trường học tập cộng tác giúp cải thiện các khuyết điểm mà các phương pháp truyền thống mang lại, đặc biệt là SV sẽ tự tin hơn khi phát biểu ý kiến của mình (khắc phục được nhược điểm của hình thức tổ chức dạy học truyền thống). Với E-learning chương “Hóa học và dòng điện”, SV phải làm những công việc sau: - SV truy cập bất kì giờ nào khi có thời gian. - SV đọc, tải tài liệu, xem các bài giảng, làm bài tập trực tuyến, tham gia viết bài gửi bài lên. - SV có thắc mắc sẽ vô diễn đàn hỏi. Khi tìm tài liệu có thể tìm trên mạng, có thể tham khảo sách trên thư viện, báo chí. - Tham gia đầy đủ các công việc GV giao. Tóm tắt chương 2 Trong chương 2, chúng tôi đã làm được các công việc sau: - Tổng quan chương 9 “Hóa học và dòng điện” về mục tiêu, nội dung và hệ thống bài tập trắc nghiệm. - Xây dựng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC dựa trên 4 quy tắc: + Quy tắc 1 : Người xây dựng phải có quan điểm đúng về cấu trúc hệ thống của chương trình E-learning. + Quy tắc 2 : Về xây dựng phần nội dung. + Quy tắc 3 : Về xây dựng phần hoạt động học. + Quy tắc 4 : Về quản lý khóa học. - Xây dựng cấu trúc của toàn bộ E-learning đầy đủ và chặt chẽ. Xây dựng các moodle bài giảng, diễn đàn trao đổi, kiểm tra, đánh giá, chats, tạo bài thi bằng Hot Potatoes - Hoạt động dạy và học bằng E-learning chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC rất đa dạng và phong phú. Các hoạt động gồm có đăng kí, đăng nhập, đọc, tải và nghiên cứu tài liệu, làm bài trắc nghiệm, tham gia diễn dàn trao đổi, tham gia buổi trao đổi trực tuyến. - Các hoạt động của GV và SV trên E-learning. Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm Nhằm xác định tính khả thi và hiệu quả của chương trình E-Learning chương “Hóa học và dòng điện” theo mục đích yêu cầu mà đề tài đã đề ra. 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm - Tiến hành dạy học chương “Hóa học và dòng điện” phần HĐC ở trường Cao Đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. - Chúng tôi giảng dạy 3 lớp theo hình thức tổ chức dạy học truyền thống và 3 lớp theo hình thức tổ chức dạy học E-learning. Sau khi kết thúc chương, cả hai hình thức chúng tôi tiến hành cho làm cùng một bài kiểm tra trắc nghiệm. - Dựa trên kết quả thực nghiệm, đánh giá hiệu quả của chương trình này. 3.3. Đối tượng thực nghiệm Đối tượng thực nghiệm là SV trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. Chúng tôi chọn 6 lớp làm thực ngiệm, chia thành 3 cặp TN – ĐC. Theo phân công giảng dạy của trường, tác giả dạy 3 lớp, 3 lớp còn lại do cô Vũ Thị Ngọc Mai – GV môn HĐC khoa Giáo dục đại cương trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng. Lớp Sĩ số GV giảng dạy TN1 CNKTĐTVTA 39 Nguyễn Phúc Hậu ĐC1 CNKTĐTC 43 Vũ Thị Ngọc Mai TN2 CNKTĐTVTB 35 Nguyễn Phúc Hậu ĐC2 CNKTĐTB 36 Vũ Thị Ngọc Mai TN3 CNKTĐTVTBC 31 Nguyễn Phúc Hậu ĐC3 CNKTĐTA 35 Vũ Thị Ngọc Mai 3.4. Tiến trình thực nghiệm 3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm - Phát tài liệu cho SV giới thiệu chi tiết về E-leaning (Phụ lục 2). - Phát tài liệu hướng dẫn học tập bằng E-leaning (Phụ lục 3). - Tổ chức buổi nói chuyện về E-leaning và giải đáp thắc mắc. - Soạn đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan chương “Hóa học và dòng điện” (Phụ lục 4). - Soạn phiếu khảo sát nhận xét, đánh giá về chương trình E-learning HĐC (Phụ lục 6). - Chúng tôi đưa E-learning lên mạng online trong trường học trực tuyến tại địa chỉ www.hochanh.info với sự quản lí của thầy Nguyễn Tấn Đại*. 3.4.2. Tiến hành thực nghiệm - Các lớp đối chứng tiến hành dạy chương “ Hóa học và dòng điện” theo hình thức tổ chức dạy học truyền thống. - Các lớp thực nghiệm: Tiến hành giảng dạy chương “ Hóa học và dòng điện” hoàn toàn bằng E-learning. SV học theo phiếu hướng dẫn của GV, mọi giải đáp thắc mắc sẽ được GV giải đáp qua E-learning. Sau khi học, SV làm ba bài kiểm tra trắc nghiệm trực tiếp trên trang web. - GV cho 6 lớp làm cùng một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan 30 phút. - Phát phiếu khảo sát nhận xét - đánh giá E-learning cho SV lớp thực nghiệm. 3.4.3. Các phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm - Dùng Excel để vẽ đồ thị. * Thạc sĩ sinh lý thực vật (Sinh lý vi tảo) - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP. HCM, 2007. - Thạc sĩ khoa học giáo dục (Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy và đào tạo - UTICEF) thuộc Đại học Strasbourg, Pháp, 2007. - Thạc sĩ phương pháp giảng dạy (Giảng dạy khoa học bằng tiếng Pháp) - Đại học Maine, Pháp, 2001. - Dùng phần mềm thống kê Statgraphics Plus để tính và phân tích kết quả + Tính điểm trung bình . .i i i i i f x n x x f n   + Phương sai 1 )( 1 2 2      n xx S n i i + Độ lệch chuẩn 2.( ) 1 i in x xs n    + Hệ số biến thiên %100. x SV  + Đại lượng kiểm định      TB-TN TB-ÑC 2 2 X - XT = ( 1) ( 1)1 1( ) 2 TN TN ÑC ÑC TN ÑC TN TN n S n S n n n n + Vẽ đồ thị đường lũy tích 3.5. Kết quả thực nghiệm 3.5.1. Kết quả của bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan Bảng 3.1: Bảng phân phối điểm kiểm tra Số SV đạt điểm xi Lớp Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 36 0 0 0 0 0 4 14 12 4 1 1 ĐC1 38 0 0 0 1 1 12 13 6 4 1 0 TN2 35 0 0 0 0 0 4 13 11 6 1 0 ĐC2 36 0 0 0 0 2 11 10 7 6 0 0 TN3 34 0 0 0 0 0 1 12 7 12 1 1 ĐC3 35 0 0 0 0 1 8 10 6 9 1 0 3.5.2. Thống kê ý kiến đánh giá của SV về chương trình E – learning + Các tiêu chí đánh giá Tiêu chí 1: Giao diện thân thiện, rõ ràng. Tiêu chí 2: Bố cục chặt chẽ, hợp lý, khoa học. Tiêu chí 3: Sử dụng dễ dàng. Tiêu chí 4: Hệ thống bài giảng đủ, dễ hiểu. Tiêu chí 5: Các bài giảng minh họa, mô phỏng, mô hình…trực quan, sinh động, lôi cuốn. Tiêu chí 6: Tư liệu tham khảo phong phú. Tiêu chí 7: Tư liệu tham khảo có tính thông tin, thực tế. Tiêu chí 8: Tổ chức đa dạng các hoạt động học tập. Tiêu chí 9: Phù hợp với SV. Tiêu chí 10: Khả năng tương tác giữa SV – GV. Tiêu chí 11: Tính khoa học, hiện đại, kĩ thuật. Tiêu chí 12: Quản lý SV, theo dõi, đánh giá. Tiêu chí 13: Giúp SV phát triển khả năng tin học, dùng internet, tiếp cận KH-KT. Tiêu chí 14: Nâng cấp, mở rộng, lưu trữ. Tiêu chí 15: Tiện dụng. Tiêu chí 16: Hiệu quả đào tạo. Tiêu chí 17: Kinh tế. + Các mức độ đánh giá (1) : chưa tốt (2) : trung bình (3) : khá tốt (4) : tốt (5) : rất tốt Bảng 3.2 : Bảng thống kê ý kiến đánh giá của SV về E-learning Mức độ đánh giá Tiêu chí 1 2 3 4 5 Số phiếu Điểm TC Điểm TB Tiêu chí 1 0 2 86 13 4 105 334 3.18 Tiêu chí 2 0 5 71 24 5 105 365 3.29 Tiêu chí 3 0 0 74 16 15 105 361 3.43 Tiêu chí 4 0 1 7 89 8 105 419 3.99 Tiêu chí 5 0 3 5 88 9 105 418 3.98 Tiêu chí 6 0 24 70 10 1 105 303 2.88 Tiêu chí 7 1 15 78 9 2 105 311 2.96 Tiêu chí 8 1 19 80 10 5 105 344 3.28 Tiêu chí 9 2 4 63 26 10 105 353 3.36 Tiêu chí 10 0 8 66 10 21 105 359 3.42 Tiêu chí 11 0 0 7 83 15 105 428 4.08 Tiêu chí 12 0 0 2 15 88 105 506 4.82 Tiêu chí 13 0 0 0 10 95 105 515 4.90 Tiêu chí 14 0 1 4 3 97 105 511 4.86 Tiêu chí 15 3 24 63 8 7 105 307 2.92 Tiêu chí 16 0 0 2 88 15 105 433 4.12 Tiêu chí 17 3 5 76 11 10 105 335 3.19 3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm 3.6.1. Phân tích định lượng Về kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan Sau khi thống kê và tính toán, chúng tôi thu được kết quả: Bảng 3.3 : Bảng thống kê tỉ lệ phần trăm điểm xi trở xuống % số SV đạt điểm xi trở xuống Lớp Sĩ số 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 36 0 0 0 0 0 11.1 47.4 83.2 94.4 97.2 100 ĐC1 38 0 0 0 2.6 5.3 36.8 71.1 86.8 97.4 100 100 TN2 35 0 0 0 0 0 11.4 48.6 80.0 97.1 100 100 ĐC2 36 0 0 0 0 5.6 36.1 63.9 80.6 100 100 100 TN3 34 0 0 0 0 0 2.9 38.2 58.8 94.1 97.2 100 ĐC3 35 0 0 0 0 2.9 25.7 54.3 71.4 97.1 100 100 Từ số liệu ở bảng 3.1 và bảng 3.3, tính được các tham số đặc trưng thống kê trong bảng 3.4 Bảng 3.4 : Bảng các tham số thống kê đặc trưng Lớp XTB S2 S V TN1 6.64 2.82 1.68 25.30 ĐC1 6.00 3.00 1.73 28.83 TN2 6.63 2.81 1.68 25.34 ĐC2 6.11 2.98 1.73 28.31 TN3 7.09 2.75 1.66 23.41 ĐC3 6.49 2.91 1.71 26.35 Bảng 3.5 : Bảng thống kê Tkđ của 3 cặp lớp TN- ĐC T TN 1 – ĐC 1 TN 2 – ĐC 2 TN 3 – ĐC 3 Tkđ T1 = 3.07 T2 = 2.67 T3 = 2.78 T α, k α = 0.05 T1α, k = 2.17 ( k = 81) T2α, k = 2.02 ( k = 69) T3α, k = 2.02 ( k = 70) Căn cứ vào số liệu thu được sau xử lý thông kê, chúng tôi rút ra những kết luận sau: - Kết quả các tham số ở bảng 3.4 + XTBTN > XTBĐC : Điểm trung bình cộng của lớp TN đều cao hơn lớp ĐC, như vậy kết quả kiểm tra TN tốt hơn lớp ĐC. + Hệ số biến thiên VTN < VĐC : Mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn, từ đó rút ra trình độ lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC. - Với số liệu ở bảng có mức ý nghĩa α = 0.05, Tkđ của cặp TN-ĐC lớn hơn Tα, k. Điều này chứng tỏ sự khác nhau giữa các giá trị điểm trung bình ở lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa, kết luận chất lượng học tập của lớp TN tốt hơn lớp ĐC. Xét đồ thị đường lũy tích của các lớp TN – ĐC Từ số liệu ở bảng 3.3 , chúng tôi tiến hành vẽ đồ thị đường lũy tích của 3 cặp lớp TN – ĐC. 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Điểm Xi % S V đạ t đ iểm X i t rở x uố ng TN1 ĐC1 Hình 3.1: Đồ thị đường lũy tích của lớp TN1 – ĐC1 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Điểm Xi % S V đạ t đ iểm X i t rở x uố ng TN2 ĐC2 Hình 3.2: Đồ thị đường lũy tích của lớp TN2 – ĐC2 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Điểm Xi % S V đạ t đ iểm X i t rở x uố ng TN3 ĐC3 Hình 3.3: Đồ thị đường lũy tích của lớp TN3 – ĐC3 Quan sát đồ thị đường lũy tích của cả 3 lớp TN và ĐC, chúng tôi nhận thấy đường lũy tích của các lớp TN luôn nằm bên phải đường lũy tích của các lớp ĐC. Điều này chứng tỏ các lớp TN có kết quả học tập cao hơn các lớp ĐC. Dùng phần mềm thống kê Statgraphics Plus xác định được mức độ tin cậy của kết quả: Mức độ tin cậy kết quả của lớp thực nghiệm là trên 90%, lớp đối chứng là 90% (Phụ lục 7). - Đường màu tím: khoảng dự đoán - Đường màu cam: khoảng tin cậy - Đường màu xanh : đường phù hợp. Hình 3.4 : Kết quả phân tích lớp đối chứng - Đường màu tím: khoảng dự đoán - Đường màu cam: khoảng tin cậy - Đường màu xanh : đường phù hợp. Hình 3.5 : Kết quả phân tích lớp thực nghiệm 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 2 4 6 8 10 12 Điểm x % S V đạ t t ỉ lệ đi ểm x %ĐC %TN Hình 3.6 : Đồ thị phần trăm điểm số của lớp thực nghiệm và đối chứng Đồ thị biểu thị phần trăm số điểm của lớp TN cao hơn lớp đối ĐC trong khoảng 6-9 điểm, tức là mức điểm đạt trung bình cao hơn, ít điểm kém và nhiều điểm cao. 3.6.2. Phân tích kết quả về mặt định tính - Thông qua việc phân tích các đồ thị cho thấy việc học tập của SV theo E-learning có kết quả tốt hơn hẳn việc dạy theo hình thức tổ chức học tập truyền thống. - Hầu hết các tiêu chí của E-learning được đánh giá khá tốt. - Tiêu chí 4,11,12,13,14 được đánh giá cao: hệ thống bài giảng đầy đủ, dễ hiểu, phương pháp hiện đại, quả lý SV tốt, giúp SV phát triển khả năng tin học, dùng internet, tiếp cận KH-KT và có khả năng nâng cấp, mở rộng, lưu trữ. Đặc biệt với tiêu chí 13 đạt rất cao, đây là một trong những thành công lớn của chương trình. Bước đầu có tới 73% SV dùng internet cho việc giải trí, 16% SV chưa bao giờ dùng internet và chỉ có 11% SV dùng internet thành thạo. Sau khóa học này, SV có cơ hội cải thiện kiến thức về tin học, khả năng lướt web rất nhiều. - Tiêu chí 6, 7 chưa tốt lắm : E-learning cần đầu tư thêm phần tư liệu phong phú hơn và có tính thời sự hơn. - Tiêu chí 15 còn thấp không phải do phương pháp dạy bằng E-Learning không kinh tế mà do tình hình SV còn khó khăn về nhiều mặt. Theo số liệu khảo sát thì 38% SV còn khó khăn về tài chính, 37% SV khó khăn vế cơ sở vật chất khi tham gia chương trình này. - Với khái niệm E-leaning, SV còn nhiều mới lạ. Theo kết quả khảo sát có 18% SV chưa nghe đến khái niệm này bao giờ, 65% SV đã có nghe nhưng chưa bao giờ tham gia, 17% SV đã có lần tham gia nhưng chưa được học chính thức. Với tiêu chí 16, hiệu quả đào tạo cũng khá cao chứng tỏ đã có sự nổ lực rất nhiều của cả GV và SV. Với việc phân tích kết quả về mặt định tính và định lượng, chúng tôi rút ra một số kết luận: - E-learning góp phần nâng cao chất lượng trong công tác giáo dục và đào tạo: + E-learning là một loại hình đào tạo năng động. Nội dung thông tin mang tính thời đại, thực tế, không phải là những thông tin cũ hoặc “những thông tin ít phổ biến”. + E-learning là loại hình đào tạo tiết kiệm thời gian. E-learning cho phép SV có thể học với tốc độ hiệu quả nhanh nhất có thể. Loại hình đào tạo E-learning tự học giúp cho SV ghi nhớ kiến thức nhanh hơn thông qua tính tương tác của nó, cho phép SV tăng tốc độ học thông qua các công cụ học tập mà các em đã quen thuộc và tiếp nhận những công cụ học tập mà ít sử dụng nhất. + SV học bằng E-learning tự kiểm soát tốc độ học, công cụ học tập, địa điểm học cũng như khối lượng kiến thức mà các em muốn thu nhận, SV được tự mình quyết định cách thức thu nhận kiến thức, kĩ năng và khả năng phù hợp với phong cách học của chính mình. + Không phụ thuộc vào khoảng cách, có thể học ở bất cứ nơi nào có máy tính và internet. + E-learning có khả năng tổ chức học tập cho một lượng lớn SV mà không tốn kém như khi tổ chức các lớp học tuyền thống. + Giảng dạy bằng E-learning dễ gây được hứng thú học tập ở SV nhờ các đa phương tiện và các diễn đàn trao đổi sôi nổi và thú vị. - Với những lợi ích trên, cùng với việc giảng dạy bằng chương trình E-learning cũng phù hợp với bốn trụ cột giáo dục của thế giới: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống. Do vậy, việc ứng dụng E-learning trong giảng dạy và đào tạo là rất cần thiết. - Moodle là một phần mềm quản lý học tập mã nguồn mở rất mạnh, phù hợp cho việc xây dựng E-learning. Nếu tận dụng mọi chức năng của moodle một cách linh hoạt, có thể đạt được hiệu quả rất cao trong giáo dục đào tạo. - Hiện nay, với sự phát triển khá mạnh của E-learning đã có rất nhiều trang web có chất lượng sẵn sàng cho GV đăng kí mở lớp học trực tuyến với sự hỗ trợ nhiệt tình của ban quản trị. Nhưng việc xây dựng một chương trình E-learning hoàn chỉnh, phù hợp với đặc trưng môn học, trình độ SV, chương trình đào tạo mỗi trường khác nhau đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Một cá nhân GV khó có thể đảm nhận hết tất cả. Vì vậy các GV trong khoa nên cùng nhau đóng góp và xây dựng sẽ có một chương trình E-learning tốt. - Với nhiều khó khăn và mới lạ, SV đã cùng GV nỗ lực hết sức tiếp cận phương pháp học hiện đại và đã thu được kết quả học tập khá tốt. Nếu xét về mặt các điều kiện để học bằng E-learning thì SV trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng còn thiếu thốn rất nhiều về vật chất, chất lượng đầu vào SV còn hạn chế thì kết quả này là một kết quả rất cao. - Việc giảng dạy này đã giúp các rèn luyện khả năng tự học cao, tiếp cận kỹ thuật hiện đại và hầu hết các SV vô cùng hứng thú với chương trình này. - E-learning là một kho tàng mở, nếu chúng tôi nâng cấp đầu tư cho ngày càng hoàn thiện, sinh động hơn thì chắc chắn kết quả đạt được rất cao. 3.7. Một số thành công của E-learning 3.7.1. Thành công về mặt hoạt động học tập - E-learning đã cung cấp hệ thống 7 bài giảng, 9 bài tập trắc nghiệm khách quan, rất nhiều tài liệu, tài nguyên đầy đủ, phong phú, đa dạng. Hình 3.7 : Danh mục các bài giảng, tài nguyên - Tình hình SV làm các bài kiểm tra : SV tham gia khá đầy đủ, điểm tương đối cao đó là nhờ vào sự đầu tư suy nghĩ, tự học, tự mày mò nghiên cứu của SV. Hình 3.8 : Số lượng SV làm bài kiểm tra - Bài kiểm tra lần 1 có 145 lần kiểm tra, số SV đạt điểm 9-10 là 76/105 , số học viên đạt điểm 8 – dưới 9 là 5/105. Hình 3.9 : Số lượng SV làm bài kiểm tra đợt 1 Hình 3.10 : Phần trăm điểm bài kiểm tra đợt 1 - Bài kiểm tra lần 2 có 144 lần kiểm tra, số SV đạt điểm 9-10 là 60/105 , số học viên đạt điểm 8 – dưới 9 là 7/105. Hình 3.11 : Số lượng SV làm bài kiểm tra đợt 2 Hình 3.12 : Phần trăm điểm bài kiểm tra đợt 2 - Bài kiểm tra lần 3 có 131 lần kiểm tra, số SV đạt điểm 9-10 là 72/105 , số học viên đạt điểm 8 – dưới 9 là 2/105. Hình 3.13 : Số lượng SV làm bài kiểm tra đợt 3 Hình 3.14 : Phần trăm điểm bài kiểm tra đợt 3 - Một đặc điểm rất nổi trội là E-learning có các bài kiểm tra trực tuyến, SV có thể tự rèn luyện, SV có thể làm nhiều lần cho đến khi đạt yêu cầu và quan sát được điểm củ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVHHPPDH037.pdf