MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng trong luận văn
Danh mục các hình vẽ trong luận văn
Danh mục các đồ thị trong luận văn
MỞ ĐẦU .1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THIẾT KẾ THÍ NGHIỆM
MÔ PHỎNG TRONG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT
HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH .5
1.1. Đổi mới phương pháp dạy và học .5
1.1.1. Phương pháp dạy học .5
1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học . 10
1.1.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. 10
1.1.4. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực . 11
1.1.5. Định hướng cơ bản trong việc đổi mới PPDH với sự hỗ trợ của CNTT 13
1.1.6. Ưu điểm – hạn chế của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin . 15
1.2. Nội dung đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT. 17
1.2.1 Các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học vật lí ở trường THPT . 17
1.2.2. Công nghệ thông tin với dạy học Vật lí . 20
1.3. Sử dụng thí nghiệm mô phỏng trong dạy học vật lí . 23
1.3.1. Những vấn đề về thí nghiệm Vật lí . 23
1.3.2. Phương pháp dạy học bằng thí nghiệm . 25
1.3.3. Thí nghiệm mô phỏng . 281.3.4. Phương pháp soạn thảo tiến trình dạy học có sử dụng các mô hình thínghiệm . 34
1.3.5 Ưu điểm của thí nghiệm mô phỏng so với thí nghiệm thực . 35
1.3.6. Vai trò của thí nghiệm mô phỏng trong dạy học Vật lí . 37
1.4. Sử dụng chương trình EJS để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học vật lí ở
trường Trung học phổ thông . 38
1.5. Kết luận chương 1 . 40
Chương 2. SỬ DỤNG PHẦN MẾM EJS ĐỂ THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI
GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG
HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 .41
2.1. Nội dung kiến thức chương “Động học chất điểm” . 41
2.1.1 Chương “Động học chất điểm” Vật lí 10 cơ bản gồm các bài: . 41
2.1.2. Mục tiêu của chương về kiến thức . 45
2.1.3. Mục tiêu của chương về kĩ năng . 46
2.1.4. Mục tiêu của chương về thái độ . 46
2.2. Thực trạng khi DH chương “Động học chất điểm” tại trường THPT TrườngChinh . 46
2.2.1. Một vài nét về trường THPT Trường Chinh – Quận 12 . 46
2.2.2. Mục đích điều tra thực trạng học Vật lí tại trường . 47
2.2.3. Phương pháp điều tra . 48
2.2.4. Kết quả đều tra . 48
2.3. Hướng dẫn thiết kế thí nghiệm chương “Động học chất điểm” có sử dụng thí
nghiệm mô phỏng bằng chương trình EJS. 56
2.3.1. Mô tả mô hình . 57
2.3.2. Xây dựng mô hình toán học . 58
2.3.3. Xây dựng mô hình hình ảnh . 62
2.3.4. Tạo hình ảnh đồ thị . 71
2.4. Các TNMP được thiết kế bằng EJS cho chương “Động học chất điểm” Vật lí 10 74
2.5. Thiết kế một số giáo án có sử dụng TN mô phỏng bằng chương trình EJS . 752.5.1. Bài 3. . 75
2.5.2. Bài 4. . 87
2.6. Kết luận chương 2 . 96
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .97
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm . 97
3.2. Đối tượng và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm . 97
3.2.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm . 97
3.2.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm . 98
3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm . 98
3.3.1. Chọn mẫu thực nghiệm . 98
3.3.2. Quan sát giờ học . 99
3.3.3. Các bài kiểm tra . 99
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm . 99
3.4.1. Nhận xét về tiến trình dạy học . 99
3.4.2. Đánh giá kết quả học tập của học sinh .100
3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê .105
3.5. Kết luận chương 3 . 108
KẾT LUẬN . 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 111
141 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng một số mô hình vật lí bằng chương trình EJS (Easy java simulations) và sử dụng trong dạy học chương “động học chất điểm” Vật lí 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iện chương trình.
+ Ít phụ thuộc vào không gian: Các TN có thể thực hiện ngay trên lớp học,
trong giờ học ngoại khóa hoặc ở nhà Bất cứ nơi nào có thể đặt máy vi tính là ở đó
có thể làm TNMP. Đặc điểm này thúc đẩy việc tự học của GV và HS ở trường và ở
nhà, qua đó kiến thức và nhất là năng lực tự học được nâng lên, hạn chế lối dạy nhồi
nhét và lối học thụ động.
+ Với kỹ thuật cao, TN giống như thật, tính thân thiện của các TNMP được
thiết kế ngày càng phù hợp với người sử dụng, do đó đạt hiệu quả sư phạm cao.
+ Chuẩn bị nhanh, khâu bảo quản thiết bị TNMP là không cần đặt ra vì nó
không có thực.
+ Có khả năng tương tác với người dùng.
+ Giúp GV và HS tự chủ về thời gian, tiến hành các TN một cách chủ động và
rất tiện lợi trong quá trình tự học của HS vì không phải vào phòng TN.
+ TNMP có tính trực quan, dễ quan sát nên hiệu quả sư phạm cao, có thể khắc
phục được những nhược điểm của TN truyền thống.
+ Việc sử dụng TNMP tỏ ra rất có hiệu quả trong các điều kiện thiếu trang
thiết bị TN; các thiết bị TN đắt tiền, dễ hỏng, các thiết bị nguy hiểm như điện thế
cao, phóng xạ; các TN mà rất khó thực hiện thành công.
Đối với GV, TNMP có thể sử dụng trong các giai đoạn khác nhau của quá
trình DH. Trong đó TNMP có tác dụng tạo ra các tình huống có vấn đề. Đối với HS,
TNMP tạo được hứng thú trong quá trình học tập. Qua TN, HS quan sát được các
37
hiện tượng VL thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu của các em.
1.3.6. Vai trò của thí nghiệm mô phỏng trong dạy học Vật lí [23]
Vật lí là môn khoa học thực nghiệm, do đó hầu hết các kiến thức vật lí đều
được rút ra từ những quan sát và TN. Vì vậy, trong DH vật lí ở trường phổ thông,
DH bằng TN là một phương pháp rất quan trọng, có tác dụng to lớn trong việc
chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng, của HS. Tuy nhiên, một thực trạng về TN vật lí ở phổ
thông: thiết bị TN được cung cấp nhiều nhưng không đồng bộ, các thiết bị TN chất
lượng kém, bị hư hỏng trong vận chuyển, bảo quản, bên cạnh đó không có các thiết
bị dự trữ để thay thế nên khi tiến hành TN thường cho kết quả không chính xác. Vì
vậy làm TNMP là một nhiệm vụ rất cần thiết cho DH môn vật lí:
- Cung cấp các dữ kiện của nhận thức cảm tính cho việc phát hiện vấn đề, cho
việc xây dựng các tri thức khoa học, cho việc xác định những nhu cầu, nhiệm vụ và
phương hướng phát triển của VL, cho việc vận dụng những tri thức VL vào thực
tiễn đời sống và cho việc kiểm tra tính đúng đắn của các kiến thức VL được xây
dựng.
- TNMP cung cấp các dữ kiện cho việc phát hiện vấn đề: Nhiều hiện tượng
VL không diễn ra trực tiếp trong lớp học và không thể quan sát được trong tự nhiên.
Do đó, các mô hình VL sẽ làm nổi rõ những hiện tượng đó và từ đó làm nảy sinh
vấn đề cần nghiên cứu cho HS.
- TNMP cung cấp các dữ kiện cho việc xây dựng các kiến thức vật lí: Có
nhiều phương pháp nghiên cứu VL, tức là các phương pháp xây dựng các kiến thức
VL. Trong tất cả các phương pháp đó đều phải sử dụng đến việc quan sát các hiện
tượng tự nhiên hoặc làm TNVL để thu thập dữ kiện. Tuy nhiên việc quan sát và TN
đều có nhiều khó khăn trong DH và khó khả thi, vì vậy, giải pháp thay thế chúng
bằng các mô hình mô phỏng là khả thi và có hiệu quả.
- TNMP kích thích hứng thú học tập: HS chỉ thực sự hứng thú khi muốn tìm
hiểu các kiến thức và thấy vai trò của kiến thức với thực tiễn. Để có được điều đó,
có thể sử dụng các mô hình mô phỏng VL như một phương pháp hay và hiệu quả
- TNMP tăng tính trực quan: Nhờ đó HS yêu thích học tập hơn, tránh được
38
nhàm chán, các kiến thức được hiểu sâu, nhớ nhanh và bền vữngChính các mô
hình VL đã làm được điều này.
Kết luận: TNMP có các đặc trưng là tạo cái nhìn tổng quan về kiến thức, tiếp
cận với vấn đề thực tế, tạo ngữ cảnh, thay đổi các biến số và tuân theo các quy luật
tương tác. Việc sử dụng các mô phỏng trong DH có những ưu điểm nổi bật là đông
đảo HS có thể dễ dàng tham gia, giá thành hạ, độ an toàn cao, dễ dàng chuyển giao,
làm giảm các rủi ro và căng thẳng, khuyến khích tinh thần xã hội hoá và hợp tác,
điều chỉnh việc học thực tế hơn để đạt hiệu quả học tập cao nhất và biến điều không
thể thành có thể.
1.4. Sử dụng chương trình EJS để thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học vật
lí ở trường Trung học phổ thông [24]
Easy Java Simulations (EJS) là một phần mềm (chương trình) miễn phí để
thiết kế mã nguồn mở và phát triển Java. Với EJS, nhiệm vụ tạo ra một TNMP
tương tác là rất đơn giản và không phải lập trình. Easy Java Simulations được viết
bằng ngôn ngữ Java, chủ yếu là cho mục đích giảng dạy và học tập.
Hiện nay, có rất nhiều chương trình giúp GV tạo ra các TNMP. Điều làm cho
EJS khác với hầu hết các sản phẩm khác là tuy không được thiết kế để làm đơn giản
hơn cho người sử dụng, nhưng EJS được tạo ra bởi các GV và các khoa học nghiên
cứu ứng dụng cho GV và HS, nên EJS được sử dụng như một công cụ sư phạm đắc
lực. Với nó, các GV có thể yêu cầu làm theo hướng dẫn hoặc HS có thể tự tạo ra
một mô hình TN của mình. EJS là một phần mềm được thiết kế cho việc sử dụng ở
mức độ khái niệm cao, sử dụng một tập hợp các công cụ đơn giản, yêu cầu máy tính
tự động thực hiện tất cả các thao tác cần thiết khác, dễ dàng tự động hóa nhiệm vụ.
Đặc biệt, EJS tạo ra các ứng dụng Java nền tảng độc lập, hoặc các applet có thể
được chạy trên bất kỳ trình duyệt Web nào.
Với EJS, người sử dụng sẽ dễ dàng tạo ra một TNMP. Đó là vì, phần lớn công
việc lập trình được thức hiện bằng các thao tác lựa chọn menu và nhấp chuột, do
các lập trình viên đã mã hóa tự động các lệnh.
Một lý do nữa cho việc lựa chọn chương trình EJS cho luận văn này là chúng
39
tôi thấy được nền tảng độc lập của nó, thấy được thư viện đồ họa tiêu chuẩn linh
hoạt, thấy được hiệu suất sử dụng tốt và miễn phí. Sự phổ biến của ngôn ngữ Java
và tính chất mã nguồn mở của nó đảm bảo rằng EJS sẽ tiếp tục phát triển. Người
dùng EJS có thể tận dụng một bộ sưu tập lớn các thư viện Java của bên thứ ba, bao
gồm cả những lập trình để tính toán số và các biểu tượng trực quan. Java cũng
tương đối đơn giản để tìm hiểu, đặc biệt là các mã Java mà chúng ta sẽ cần để mô
phỏng các mô hình TN VL.
Tóm lại, EJS có thể được sử dụng với các chức năng sau.
− Phát triển một nguyên mẫu của một ứng dụng để thử nghiệm một ý tưởng
hoặc thuật toán.
− Tạo ra các giao diện người dùng mà không cần lập trình.
− Tạo ra các mô hình có cấu trúc và thuật toán có thể được kiểm tra và hiểu
được mà không cần lập trình.
− Khuyến khích GV để tạo ra các mô phỏng của mình.
− Nhanh chóng xuất thành file được phân phối như các applet hoặc là như
một chương trình độc lập.
− Tạo ra một gói dữ liệu có chứa nhiều chương trình và các tài liệu liên quan
đến chương trình.
40
1.5. Kết luận chương 1
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu những cơ sở lí luận của PPDH theo hướng
tích cực của HS trong DHVL ở trường phổ thông, chúng tôi nhận thấy đổi mới
PPDH này là xu thế tất yếu của GD và thiết kế GAĐT có sử dụng TNMP là một
trong những phương pháp phát huy tốt tính tích cực, chủ động của HS, có thể đáp
ứng các nội dung đổi mới PPDH vật lí ở trường THPT.
Việc tổ chức cho HS hoạt động theo các PPDH tích cực hướng HS đến việc tự
tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập có ý
nghĩa thực tiễn. Từ đó HS chiếm lĩnh được các kiến thức VL, đồng thời phát triển
các kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn. Ngoài ra, cơ sở lí luận cũng
chứng tỏ rằng việc sử dụng bài giảng điện tử giúp tăng cường yếu tố trực quan trong
DH, giúp GV tiết kiệm thời gian thuyết giảng và dành thời gian này để GD những
phẩm chất đạo đức cho HS thông qua những câu chuyện về lịch sử phát minh,
những liên hệ thực tế; HS có thể tư duy tốt hơn và yêu thích môn học.
Ngày nay, máy vi tính có vai trò rất quan trọng trong DHVL, bởi lẽ, trong điều
kiện cơ sở vật chất hiện nay ở các trường phổ thông và thời gian một tiết học là 45
phút thì việc tiến hành TN còn gặp nhiều khó khăn. Do đó các TNMP trong bài
giảng điện tử có thể thay thế một phần các TN thật khi không thể thực hiện TN thật
được. Thông qua việc xây dựng các TNMP, GV có thể kích thích hứng thú, tính tích
cực học tập của HS. Các TNMP có thể ứng dụng trong các giai đoạn khác nhau của
quá trình DH.
Trong chương 1 của luận văn, chúng tôi đã nghiên cứu việc sử dụng việc ứng
dụng CNTT và sử dụng TNMP trong DH vật lí ở trường THPT và việc sử dụng
phần mềm EJS để thiết kế các mô hình thí nghiệm trong DH vật lí ở trường THPT.
Easy Java Simulations (EJS) là phần mềm thiết kế các mô hình TN chưa thật
phổ biến hiện nay nhưng ta có thể sử dụng phần mềm này để tạo các tác phẩm đồ
họa hoặc những đoạn hoạt hình từ đơn giản đến phức tạp. Với ưu điểm này, chúng
ta có thể ứng dụng phần mềm trong việc tạo ra các TNMP, sau đó lồng ghép vào bài
giảng được thiết kế trên Power Point, làm tăng hiệu quả GD của bài giảng điện tử.
41
Chương 2. SỬ DỤNG PHẦN MẾM EJS ĐỂ THIẾT KẾ
MỘT SỐ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC
CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM”
VẬT LÍ 10
2.1. Nội dung kiến thức chương “Động học chất điểm”
2.1.1 Chương “Động học chất điểm” Vật lí 10 cơ bản gồm các bài: [25]
• Chuyển động cơ
• Chuyển động thẳng đều
• Chuyển động thẳng biến đổi đều
• Sự rơi tự do
• Chuyển động tròn đều.
• Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc.
• Sai số trong TN thực hành
• Thực hành: Xác định gia tốc rơi tự do
Nội dung kiến thức của chương “Động học chất điểm” Vật lí 10 được mô tả
thông qua bảng tóm tắt nội dung (Bảng 2.1) và sơ đồ kiến thức.
42
Bảng 2.1. Tóm tắt nội dung của chương
BÀI NỘI DUNG
Chuyển động cơ
Chuyển động cơ. Chất điểm. Quỹ đạo
Cách xác định vị trí của vật trong không gian
Cách xác định thời gian trong chuyển động
Hệ quy chiếu
Chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng đều. Tốc độ trung bình. Quãng
đường trong chuyển động thẳng đều
Phương trình chuyển động thẳng đều
Đồ thị của chuyển động thẳng đều
Chuyển động thẳng biến
đổi đều
Vận tốc tức thời
Chuyển động thẳng biến đổi đều
Gia tốc của chuyển động biến đổi đều
Vận tốc, quãng đường của chuyển động thẳng biến
đổi đều
Phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều
Sự rơi của các vật trong không khí
Sự rơi tự do Sự rơi tự do
Đặc điểm của chuyển động rơi tự do
Chuyển động tròn đều Chuyển động tròn đều
43
Tốc độ dài và tốc độ góc
Chu kì và tần số
Gia tốc hướng tâm
Tính tương đối của chuyển
động.
Công thức cộng vận tốc
Tính tương đối của quỹ đạo
Tính tương đối của chuyển động
Công thức cộng vận tốc
Sai số của phép đo các đại
lượng vật lí
Phép đo các đại lượng vật lí. Đơn vị đo
Sai số phép đo
Thực hành: Khảo sát
chuyển động rơi tự do.
Xác định gia tốc rơi tự do
Cơ sở lý thuyết
Giới thiệu dụng cụ đo
Lắp ráp thí nghiệm
Tiến hành thí nghiệm
Báo cáo thực hành
44
Sơ đồ cấu trúc chương “Động học chất điểm”
xác định
biểu diễn bằng
chọn
cho biết
phụ thuộc
cần có
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Cách xác định vị trí của chất
điểm chuyển động
Đồng hồ
Thước đo
độ dài
Hệ tọa độ
Vật mốc (gốc)
Chiều dương
Tọa độ ban đầu xo
Gia tốc a
Hình dạng
quỹ đạo
Thẳng
Cong
Tròn
Phương trình
chuyển động
x(xo,vo,a,t)
Đồ thị
x(t); v(t)
Trạng thái người
quan sát
Tính thương đối của
chuyển động
Công thức cộng vận tốc
Hệ quy chiếu
xác định
Vận tốc
ban đầu vo
Tính chất chuyển
động
45
2.1.2. Mục tiêu của chương về kiến thức [26], [27], [28]
- Hiểu được các định nghĩa về chuyển động cơ, quỹ đạo, cách xác định vị trí
của một vật. Phân biệt được thời gian và thời điểm, hệ tọa độ và hệ quy chiếu.
- Hiểu rõ các đại lượng đặc trưng cho chuyển động: vận tốc, gia tốc.
- Ghi nhớ được các định nghĩa của chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng
biến đổi đều, từ đó có thể tìm được phương trình chuyển động là phương trình biểu
diễn toạ độ theo thời gian và phương trình của vận tốc theo thời gian.
- Biết cách ứng dụng các phương trình và các công thức liên quan giữa toạ độ,
vận tốc, gia tốc và thời gian trong những bài toán về chuyển động thẳng đều và
chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Hiểu được nguyên nhân gây ra chuyển động nhanh chậm của vật trong không
khí. Nắm được thế nào là rơi tự do, đặc điểm và các công thức của chuyển động rơi
tự do.
- Hiểu rõ các đại lượng đặc trưng cho chuyển động tròn đều: tốc độ dài, tốc độ
góc, chu kì, tần số và mối liên quan giữa chúng, vận dụng để giải một số bài toán
đơn giản về chuyển động tròn đều.
- Hiểu rõ vật chuyển động tròn đều bao giờ cũng có gia tốc. Đó là gia tốc
hướng theo bán kính vào tâm đường tròn.
- Hiểu được chuyển động có tính tương đối hay vận tốc và quỹ đạo có tính
tương đối.
- Hiểu rõ các khái niệm vận tốc tuyệt đối, vận tốc tương đối, vận tốc kéo theo
và công thức cộng vận tốc.
- Nắm được qui trình thực hiện một TN đơn giản của VL, biết cách đo các đại
lượng cơ bản là xác định toạ độ và thời điểm tương ứng của một vật chuyển động
thẳng; bước đầu biết cách xử lí các kết quả đo lường bằng đồ thị và tính số.
46
2.1.3. Mục tiêu của chương về kĩ năng
- Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ qui chiếu cho
trước.
- Thiết lập được phương trình chuyển động trong chuyển động thẳng đều và
chuyển động thẳng biến đổi đều từ đó giải được các bài tập về hai vật gặp nhau,
khoảng cách giữa hai vật
- Vẽ được đồ thị tọa độ của hai chuyển động thẳng đều cùng chiều, ngược
chiều. Dựa vào đồ thị tọa độ xác định vị trí, thời điểm gặp nhau.
- Vận dụng được phương trình chuyển động và các công thức liên hệ giữa độ
dời, vận tốc, gia tốc.
- Vẽ được đồ thị vận tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều và xác định
được các đặc điểm của chuyển động dựa vào đồ thị này.
- Giải được các bài tập về chuyển động tròn đều.
- Giải được bài tập về cộng hai vận tốc cùng phương và có phương vuông góc.
- Xác định được các sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo trực tiếp
và gián tiếp.
- Xác định được gia tốc của chuyển động nhanh dần đều bằng TN.
2.1.4. Mục tiêu của chương về thái độ
- Từ những hình ảnh trực quan sinh động và những ví dụ gắn liền với cuộc
sống hằng ngày, HS sẽ dễ dàng tiếp thu bài và tham gia tích cực vào giờ học. Đồng
thời HS cũng yêu thích môn vật lí, thích nghiên cứu, tìm tòi và thấy được vật lí gắn
liền với cuộc sống của chúng ta.
- Có tinh thần hợp tác trong học tập.
- Tăng cường khả năng quan sát, nhận xét, giải thích hiện tượng.
2.2. Thực trạng khi DH chương “Động học chất điểm” tại trường THPT
Trường Chinh
2.2.1. Một vài nét về trường THPT Trường Chinh – Quận 12
a. Về cơ sở vật chất:
47
Trường THPT Trường Chinh tuy mới được thành lập năm 2003 nhưng được
trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, cụ thể: 42 phòng học có trang bị máy
chiếu, 4 Phòng Thí Nghiệm Lý-Hóa-Sinh, 1 thư viện có kết nối internet để HS truy
cập tài liệu, và có đầy đủ diện tích cho sân sinh hoạt, sân thể dục thể thao, sân chơi.
b. Tình hình dạy và họcVật lí của GV và HS tại trường
Trường THPT Trường Chinh nằm ở quận 12, một quận ngoại thành của Thành
phố Hồ Chí Minh. Đa số HS thuộc con em gia đình nông dân, công nhân hay lao
động tự do nên nhìn chung còn nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập.
Ngoài ra điểm tuyển sinh của HS đầu cấp còn thấp (từ 23 điểm đến 27 điểm) nên
năng lực học tập của HS còn hạn chế. Đây là một khó khăn lớn trong quá trình dạy
học, hơn nữa, sự bất cập trong chương trình DH (nội dung kiến thức thì nhiều
nhưng thời gian quy định trong phân phối chương trình thì quá ít) khiến cho hoạt
động giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của nhà trường đã được
chú trọng và trang bị tương đối đầy đủ. Đầu năm học 2013-2014, nhà trường đã
mạnh dạn đầu từ 34 phòng học có trang bị máy chiếu để phù hợp với xu thế công
nghệ hóa GD, tạo điều kiện cho GV sử dụng GAĐT, tăng tính trực quan, kích thích
được sự hứng thú học tập của HS
Với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy môn VL, đồng thời tạo điều
kiện tiếp cận được một phương pháp học tập hiện đại, chúng tôi đã quyết định xây
dựng bộ TNMP bằng phần mềm EJS. Với các TNMP này, HS có thể quan sát bài
học trực quan, hiểu rõ được bản chất các hiện tượng quá trình, học tập chủ động,
phát huy tính tích cực sáng tạo của bản thân. Từ đó HS sẽ yêu thích bộ môn hơn, có
điều kiện phát triển các kĩ năng học và làm việc và cũng chính là mục đích lâu dài
của ngành GD.
2.2.2. Mục đích điều tra thực trạng học Vật lí tại trường
Từ tình hình cơ sở vật chất của nhà trường, từ chất lượng của HS, chúng tôi đã
tiến hành tìm hiểu và thu thập một số thông tin về thực tế DH chương “Động học
chất điểm” ở trường THPT Thạnh Lộc và trường THPT Trường Chinh, quận 12,
48
TP. HCM. Kết quả, chúng tôi đã thu thập một số thông tin sau:
- Những hiểu biết chung của GV về GAĐT, về TNMP cũng như khả năng sử
dụng các chương trình thiết kế TNMP.
- Tình hình tổ chức hoạt động nhận thức cho HS khi DH chương động học
chất điểm.
- Khả năng ứng dụng CNTT nói chung và GAĐT nói riêng trong quá trình
DHVL.
2.2.3. Phương pháp điều tra
Để đạt được mục đích điều tra nêu trên và tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi
khi DH chương “Động học chất điểm” chúng tôi đã tiến hành các công việc sau:
- Điều tra GV: dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, dự giờ, tham khảo giáo
án. Chúng tôi tiến hành điều tra 9 GV dạy vật lí của trường THPT Trường Chinh và
6 GV dạy vật lí của trường THPT Thạnh Lộc, 5 GV dạy Vật lí của trường Võ
Trường Toản, 5 Giáo sinh thực tập Vật lí tại trường THPT Trường Chinh, quận 12,
TP. HCM
+ Tổng số phiếu phát ra: 25
+ Tổng số phiếu thu được: 25
- Điều tra HS: dùng phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp. Chúng tôi tiến hành điều
tra 163 HS của trường THPT Trường Chinh, quận 12, TP. HCM
+ Tổng số phiếu phát ra: 163
+ Tổng số phiếu thu được: 160
2.2.4. Kết quả đều tra
Sau khi nghiên cứu và phân tích phiếu điều tra, chúng tôi lập bảng điều tra
thực trạng sử dụng CNTT, GAĐT vào việc dạy và học của GV, HS của trường
THPT Trường Chinh như sau:
49
Bảng 2.2. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT, GAĐT của GV
Nội dung điều tra Số
lượng
Tỉ lệ
%
1. Trường thầy (cô) có đủ
phòng máy chiếu và thiết bị
máy móc khác phục vụ cho
nhu cầu giảng dạy và học tập?
- Có đầy đủ, hoàn chỉnh
- Có đầy đủ, đáp ứng phần lớn.
- Còn sơ sài.
- Chưa được trang bị.
15
8
2
0
60
32
8
0
2. Thầy (cô) sử dụng công
nghệ thông tin bao nhiêu phần
bài giảng?
- Từ 75% đến 100%.
- Từ 50% đến 75%.
- Từ 25% đến 50%.
- Từ 0% đến 25%.
2
13
7
3
8
52
28
12
3.Quý Thầy (Cô) thường sử
dụng máy vi tính và các phần
mềm dạy học để:
- Thiết kế bài giảng điện tử
- Thiết kế các thí nghiệm mô
phỏng
- Soạn giáo án
- Ý kiến khác
7
4
14
0
28
16
56
0
4. Quý thầy (cô) có thường
xuyên biên soạn và giảng dạy
bằng giáo án điện tử không?
- Rất thường xuyên.
- Thường xuyên.
- Thỉnh thoảng.
- Không sử dụng.
5
10
12
0
20
40
48
0
5. Thầy (cô) thường sử dụng
những phần mềm nào để soạn
giáo án điện tử?
- Powepoint
- Violet
- CourseLab
- Phần mềm khác:..
23
2
0
0
92
4
0
0
6. Thầy (cô) đã từng sử dụng
thí nghiệm mô phỏng nào vào
trong bài dạy chưa?
- Đã từng sử dụng
- Chưa bao giờ
25
0
100
0
50
7. Thí ngiệm mô phỏng mà
quý thầy (cô) sử dụng trong
dạy học thường được lấy từ:
- Mạng Internet
- Tự thiết kế bằng các chương
trình thiết kế thí nghiệm mô
phỏng.
- Nguồn thư viện giáo án của
đồng nghiệp
- Nguồn khác:
19
5
1
0
76
20
4
0
8. Sự quan tâm của nhà trường
như thế nào về việc thầy (cô)
ứng dụng tin học vào việc dạy
học?
- Luôn động viên, khuyến khích.
- Có cũng được, không có cũng
được.
- Không quan tâm đến việc này.
16
8
1
64
32
4
9. Thầy (cô) có những thuận
lợi gì khi áp dụng CNTT vào
việc dạy học của mình?
.
- Trường có phòng máy chiếu
đầy đủ.
- Có sự quan tâm, động viên và
hướng dẫn tận tình của nhà
trường.
- Nội dung về bài dạy trên mạng
internet phong phú.
- Có nhiều phần mềm dạy học
đơn giản và hiệu quả.
- CNTT ngày càng được phổ
biến rộng rãi hơn
9
12
22
14
20
36
48
88
56
80
10. Thầy (cô) có những khó
khăn gì khi áp dụng CNTT
vào việc dạy học bằng giáo án
điện tử của mình?
- Phòng máy chiếu còn hạn chế,
đăng kí phòng khó khăn.
- Trường chưa quan tâm đến việc
áp dụng CNTT vào dạy học.
- Trình độ tin học của một số GV
còn hạn chế.
7
4
16
28
16
64
51
- Việc áp dụng CNTT còn theo
phong trào, chưa được hướng
dẫn và học tập một cách bài bản
để mang lại hiệu cao trong dạy
học.
2 8
11. Thầy (cô) thường sử dụng
phương pháp dạy học nào
trong việc dạy học?
- Phương pháp thuyết trình.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp trực quan
2
15
0
4
4
8
60
0
16
16
12. Thầy (cô) có cảm thấy
việc ứng dụng CNTT vào dạy
học nói riêng và xây dựng thí
nghiệm mô phỏng hỗ trợ quá
trình dạy học bằng giáo án
điện tử là cần thiết không?
- Rất cần thiết.
- Cần thiết.
- Không cần thiết.
- Không có ý kiến.
8
12
5
0
32
48
20
0
13. Ý kiến của thầy (cô) về
các kiến thức trong chương
“Động học chất điểm”
- Trừu tượng, khó hiểu
- Bình thường, vừa sức
- Dễ hiểu
- Ý kiến khác:
2
17
6
0
8
68
24
0
14. Tác dụng của sử dụng thí
nghiệm mô phỏng quá trình
dạy học chương này:
- Tạo hứng thú, tích cực trong
học tập của HS
- Giúp HS có thể quan sát các thí
nghiệm không thể thực hiện hay
khó quan sát trong thực tế
- Nâng cao chất lượng dạy học
- Chỉ có tác dụng thay thế phấn
viết bảng
- Ý kiến khác:..
17
22
19
0
0
68
88
76
0
0
52
Bảng 2.3. Kết quả điều tra thực trạng sử dụng CNTT của học sinh
Nội dung điều tra Số
lượng
TL
%
1. Trường em được trang bị phòng
học có máy chiếu không?
- Có đầy đủ, hoàn chỉnh.
- Có tương đối đầy đủ, đáp
ứng một phần nhu cầu học
tập.
- Còn sơ sài.
- Chưa được trang bị.
123
24
3
10
77
15
2
6
2. Các em thường được thầy cô
giảng dạy bằng giáo án điện tử
không?
- Rất thường xuyên.
- Thường xuyên.
- Thỉnh thoảng.
- Không sử dụng.
0
35
121
4
0
22
76
2
3. Đối với các bài học có thí
nghiệm các Thầy (Cô) thường:
- Làm thí nghiệm cho các em
quan sát
- Chỉ giới thiệu sơ qua thí
nghiệm
- Cho các em tiến hành thí
nghiệm
- Sử dụng thí nghiệm thí
nghiệm mô phỏng trong bài
giảng điện tử.
26
67
8
59
16
42
5
37
4. Trên trường, thầy (cô) của em
có sử dụng phần mềm Vật lí nào
để mô tả các thí nghiệm mô phỏng
trong dạy học không?
- Có
- Không.
126
34
79
21
5. Theo em, việc ứng dụng CNTT
có cần thiết không? có ảnh hưởng
- Rất nhiều
- Nhiều.
43
68
27
43
53
tích cực đến kết quả học tập hay
không?
- Ít.
- Không ảnh hưởng.
36
13
22
8
6. Em thích thí nghiệm vật lí được
thể hiện dưới hình thức nào?
- Thực nghiệm
- Thí nghiệm mô phỏng được
thiết kế bằng các chương
trình.
- Sách giáo khoa
- Cho xem video
41
63
4
52
26
39
2
33
7. Mức độ tiếp thu kiến thức và
khả năng làm bài tập của các em
khi KHÔNG được học chương
này bằng giáo án điện tử có thí
nghiệm mô phỏng.
- 10% - 30%
- 31% - 70%
- 71% - 100%
- Ý kiến khác: không đánh
giá rõ được.
53
67
18
22
33
42
11
14
8.Mức độ tiếp thu kiến thức và
khả năng làm bài tập của các em
khi CÓ được học chương này
bằng giáo án điện tử có thí
nghiệm mô phỏng.
- 10% - 30%
- 31% - 70%
- 71% - 100%
- Ý kiến khác
15
127
18
0
9
79
12
0
9. Em cảm thấy các kiến thức
trong chương “Động học chất
điểm” này?
- Trừu tượng, khó hiểu
- Bình thường, vừa sức
- Dễ hiểu
- Ý kiến khác:
23
95
43
0
14
59
27
0
10. Các em thường sử dụng máy
vi tính vào việc gì?
- Phục vụ nhu cầu giải trí
- Phục vụ nhu cầu học tập
103
57
64
36
11. Các em đã sử dụng máy tính
vào việc học tập Vật lí chưa?
- Thường xuyên
- Thi thoảng
- Rất ít
- Chưa bao giờ
6
17
89
48
4
11
55
30
54
Sau khi tiến hành phát phiếu điều tra cho GV và HS, chúng tôi tiến hành thu
lại và tổng hợp các ý kiến, chúng tôi có một số nhận xét sơ bộ như sau:
a) Về phương pháp giảng dạy của giáo viên
• Đa số GV đều cho rằng ứng dụng CNTT vào DH là rất cần thiết (88%) đặc
biệt là thiết kế được các TNMP vào tiết dạy (80%), những tiết dạy có ứng dụng
CNTT làm tăng hứng thú nơi HS và được HS ghi nhận là ảnh hưởng tích cực tới kết
quả học tập (70%), GV dễ truyền đạt kiến thức, vì vậy các GV (76%) đồng ý rằng
CNTT đã góp phần vào việc nâng cao chất lượng DH môn Vật lí.
• Tuy nhiên, GV cũng gặp phải một số khó khăn như kĩ năng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_11_11_1033772084_0656_1871608.pdf