Dữ liệu về cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM được xây dựng trên cơ sở 4 nhóm thông tin chính là về
phân loại, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái và công dụng của chúng.
Nhóm thông tin về phân loại bao gồm thông tin về ngành thực vật, họ thực vật.
Nhóm thông tin về hình thái bao gồm thông tin về dạng sống, chiều cao, dạng tán, kết cấu, dạng
lá, màu lá, dạng hoa, màu hoa, mô tả chi tiết. Trong đó có những đặc trưng liên quan đến việc thiết
kế cây trồng đó là hình dạng của tán, kết cấu và màu sắc của lá và hoa.
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng sổ tay điện tử về cây xanh – hoa kiểng ở thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thiết kế sân vườn và quy hoạch cây xanh đô thị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyên gia, nhà quản lý của các công viên, khu vui chơi giải trí kết quả thu được như
sau:
Về cách thức tra cứu, quản lý thông tin về hoa cây cảnh (bao gồm thông tin về đặc điểm hình
thái, xuất xứ, công dụng và kỹ thuật chăm sóc..): 25 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng
1(96,15 %) dựa vào kinh nghiệm; 2 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng 1(7,69 %) tra cứu trên
các website, 5 trên tổng số 26 người ở nhóm đối tượng 1(19,23 %) tra cứu trên sách báo và các tài
liệu in và 4 trên tổng số 4 người thuộc 2 nhóm đối tượng 2 và 3 (100%) dựa vào kiến thức của các
chuyên gia, chuyên viên của từng bộ phận như khâu thiết kế, khâu chăm sóc bảo trì, khâu sản xuất
và tạo giống cây mới.
Về nhu cầu sử dụng sổ tay điện tử: 4 trên tổng số 4 người thuộc 2 nhóm đối tượng 2 và 3
(100%) và 10 trên tổng số 26 người thuộc nhóm đối tượng 1 (38,46 %) cho rằng việc sử dụng sổ tay
điện tử là rất cần thiết và 16 trên tổng số 26 người còn lại thuộc nhóm đối tượng 1 (61,54 %) cho
rằng việc sử dụng sổ tay điện tử là không cần thiết vì quy mô kinh doanh của họ nhỏ lẻ, chưa có
điều kiện để sử dụng.
Về các mảng thông tin cần có trong CSDL: ngoài những thông tin cơ bản như xuất xứ, các
đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chăm sóc, công dụng, cách bố trí phù hợp với cảnh quan còn
có các thông tin về phong thủy và vị thuốc cũng như giá cả của loài trên thị trường.
3.2. Thành phần loài thực vật được sử dụng trong CSDL
3.2.1. Thành phần loài theo các bậc phân loại
CSDL về cây xanh – hoa kiểng ở Tp.HCM chứa thông tin của 306 loài thực vật thuộc
216 chi, 90 họ và 4 ngành. Trong đó ngành Ngọc Lan Magnoliophyta chiếm số lượng lớn nhất
gồm 298 loài thuộc 210 chi, 84 họ. (Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Độ đa dạng về phân loại cây xanh hoa kiểng trong CSDL theo các
ngành thực vật
TÊN NGÀNH
Họ Chi Loài
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
PTERIDOPHYTA 2 2,22 2 0,92 2 0,65
CYCADOPHYTA 1 1,11 1 0,46 2 0,63
CONIFEROPHYTA 3 3,33 3 1,38 4 1,31
MAGNOLIOPHYTA 84 93,33 210 97,22 298 97,39
TỔNG CỘNG CÓ 90 216 306
Hình 3.1 Biểu đồ độ đa dạng về phân loại cây xanh hoa kiểng trong CSDL
theo các ngành thực vật
Riêng trong ngành Ngọc Lan, lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế với 192 loài
thuộc 142 chi và 59 họ so với 106 loài thuộc 68 chi, 25 họ của lớp Hành (Liliopsida) (Bảng
3.2)
Bảng 3.2 Độ đa dạng về phân loại cây xanh hoa kiểng của ngành Ngọc Lan
2.22 0.93 0.931.11 0.46 0.46
3.33 1.39 1.39
93.33 97.22 97.22
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Họ Chi Loài
PTERIDOPHYTA – NGÀNH DƯƠNG XỈ CYCADOPHYTA – NGÀNH TUẾ
CONIFEROPHYTA – NGÀNH THÔNG MAGNOLIOPHYTA – NGÀNH NGỌC LAN
LỚP
Họ Chi Loài
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
MAGNOLIOPSIDA –
LỚP NGỌC LAN
59 70,24 142 67,62 192 64,43
LILIOPSIDA – LỚP
HÀNH
25 29,76 68 32,38 106 35,57
Hình 3.2 Biểu đồ độ đa dạng về phân loại cây xanh hoa kiểng của ngành Ngọc Lan
Trong 90 họ thực vật có trong CSDL có 48 họ chỉ có 1 chi và 39 họ chỉ có 1 loài; họ
có nhiều chi nhất là họ Cau dừa (Palmae) với 15 chi; họ có nhiều loài nhất là họ Ráy
(Araceae) với 19 loài. (Bảng 3.3)
Bảng 3.3 Độ đa dạng về chi và loài trong các họ thực vật
STT HỌ THỰC VẬT SỐ CHI SỐ LOÀI
PTERIDOPHYTA - NGÀNH DƯƠNG XỈ
1 Aspleniaceae - Họ Can xỉ - Họ Tổ điểu 1 1
2 Polypodiaceae - Họ Cánh dơi 1 1
CYCADOPHYTA - NGÀNH TUẾ
3 Cycadaceae - Họ Tuế 1 2
70.24
67.62
64.43
29.76
32.38
35.57
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Họ Chi Loài
MAGNOLIOPSIDA – LỚP NGỌC LAN LILIOPSIDA – LỚP HÀNH
CONIFEROPHYTA - NGÀNH THÔNG
4 Araucariaceae - Họ Bách Tán 1 1
5 Cupressaceae - Họ Hoàng Đàn - Họ Bách 1 1
6 Podocarpaceae - Họ Thông tre 1 1
MAGNOLIOPHYTA - NGÀNH NGỌC LAN
MAGNOLIOPSIDA - LỚP NGỌC LAN
7 Acanthaceae - Họ Ô rô 9 11
8 Amaranthaceae - Họ Rau dền 4 7
9 Anacardiaceae - Họ Xoài 1 1
10 Annonaceae - Họ Na 2 2
11 Apocynaceae - Họ Trúc đào 10 13
12 Araliaceae - Họ Nhân sâm 2 4
13 Asclepiadaceae - Họ Thiên lý 1 1
14 Balsamiaceae – Họ Bóng nước 1 2
15 Bignoniaceae - Họ Núc nác 4 4
16 Bombacaceae - Họ Gạo 3 3
17 Boraginaceae - Họ Vòi voi 1 1
18 Cactaceae - Họ Xương rồng 14 17
19 Caesalpiniaceae - Họ Vang 6 8
20 Caricaceae - Họ Đu đủ 1 1
21 Caryophyllaceae - Họ Cẩm chướng 1 1
22 Casuarinaceae - Họ Phi lao 1 1
23 Combretaceae - Họ Bàng 2 3
24 Compositae – Họ Cúc 7 7
25 Convolvulaceae - Họ Bìm bìm - Họ Khoai lang 2 3
26 Crassulaceae - Họ Thuốc bỏng 3 8
27 Cucurbiataceae - Họ Bầu bí 1 1
28 Dipterocarpaceae - Họ Sao dầu 1 1
29 Ericaceae - Họ Đỗ quyên 1 1
30 Euphorbiaceae - Họ Thầu dầu 5 10
31 Fabaceae - Họ Đậu 2 2
32 Gesneriaceae – Họ Rau tai voi 2 2
33 Guttiferae – Họ Bứa – Họ Măng cụt 1 1
34 Labiatae - Họ Hoa môi 2 2
35 Lecythidaceae - Họ Lộc vừng 2 3
36 Lythraceae - Họ Tử vi - Họ Bằng lăng 3 5
37 Magnoliaceae - Họ Ngọc lan 1 1
38 Malpighiaceae - Họ Kim đồng 2 2
39 Malvaceae - Họ Bông 4 4
40 Melastomaceae - Họ Mua 1 1
41 Meliaceae - Họ Xoan 1 1
42 Mimosaceae – Họ Trinh Nữ 1 1
43 Moraceae - Họ Dâu tằm 3 6
44 Myrtaceae - Họ Sim 3 3
45 Nelumbonaceae - Họ Sen 1 1
46 Nyctaginaceae – Họ Hoa giấy 1 1
47 Nymphaeaceae - Họ Súng 2 4
48 Ochnaceae - Họ Lão mai - Họ Mai 1 2
49 Oleaceae - Họ Nhài 1 1
50 Oxalidaceae - Họ Khế - Họ Chua me đất 2 3
51 Piperaceae - Họ Hồ tiêu 1 1
52 Polygonaceae – Họ Rau răm 1 1
53 Portulacaceae - Họ Rau sam 1 3
54 Rosaceae - Họ Hoa hồng 1 2
55 Rubiaceae - Họ Cà phê 4 11
56 Rutaceae - Họ Cam 2 2
57 Sapotaceae - Họ Hồng xiêm 2 2
58 Scrophulariaceae - Họ Hoa mõm chó 1 1
59 Solanaceae - Họ Cà 2 2
60 Tiliaceae - Họ Đoạn 1 1
61 Turneraceae - Họ Đông hầu 1 1
62 Theaceae - Họ Chè - Họ Trà 1 1
63 Tropaeolaceae - Họ Địa liên - Họ Sen Cạn 1 1
64 Urticaceae - Họ Tầm ma 1 1
65 Verbenaceae - Họ Cỏ roi ngựa 3 4
MAGNOLIOPHYTA - NGÀNH NGỌC LAN
LILIOPSIDA - LỚP HÀNH
66 Agavaceae - Họ Thùa 2 5
67 Alliaceae - Họ Hành 1 1
68 Aloaceae - Họ Lô hội 2 2
69 Amaryllidaceae - Họ Thủy tiên - Họ Lan Huệ 4 5
70 Anthericaceae - Họ Lục thảo 1 3
71 Araceae - Họ Ráy 12 19
72 Asparagaceae - Họ Măng tây - Họ Thiên môn đông 2 2
73 Bromeliaceae - Họ Dứa 1 1
74 Cannaceae - Họ Chuối hoa 1 2
75 Commelinaceae - Họ Thài lài 1 3
76 Costaceae - Họ Mía dò 1 1
77 Cyperaceae - Họ Cói 1 1
78 Dracaenaceae - Họ Huyết giác 3 13
79 Gramineae - Họ Hòa thảo 3 5
80 Heliconiaceae - Họ Chuối pháo 1 3
81 Hypoxidaceae - Hô Cô Nốc 1 1
82 Limnocharitaceae - Họ Nê Thảo 1 1
83 Marantaceae - Họ Huỳnh tinh - Họ Dong 2 3
84 Musaceae - Họ Chuối 1 1
85 Orchidaceae - Họ Lan 6 12
86 Palmae - Họ Cau - Họ Cọ - Họ Cau dừa 15 16
87 Pandanaceae - Họ Dứa dại - Họ Dứa gai 1 1
88 Pontederiaceae - Họ Lục Bình 2 2
89 Strelitziaceae - Họ Thiên điểu - Họ Mỏ két 2 2
90 Zingiberaceae - Họ Gừng 1 1
Trong tổng số 216 chi, có 7 chi có 4 đến 8 loài chiếm 3,24 % tổng số chi nhưng chiếm
đến 11,44 % tổng số loài. Trong đó chi Dracaena có số loài nhiều nhất là 8 loài chiếm 2,61%
tổng số loài. (Bảng 3.4)
Bảng 3.4 Các chi có nhiều loài trong CSDL
Tên chi Số lượng loài Tỷ lệ %
Dracaena 8 2,61
Euphorbia 5 1,63
Ixora 5 1,63
Kalanchoe 5 1,63
Agave 4 1,31
Mussaenda 4 1,31
Sansevierra 4 1,31
3.2.2. Thành phần loài theo các nhóm công dụng
3.2.2.1. Các nhóm công dụng và đặc trưng của từng nhóm
Nhóm cây bóng mát bao gồm những cây thân gỗ, có tán che, được sử dụng
trong hoa viên để che bóng thuần túy ví dụ như các cây họ Sao dầu hoặc để che bóng
kết hợp với trang trí nhờ có dáng đặc biệt hay có hoa đẹp ví dụ như Bò cạp nước, Sứ
đại…
Nhóm cây làm bonsai là những cây gỗ dễ uốn nắn, tạo dáng, tạo thế để trồng
trong chậu.
Nhóm cây làm hàng rào bao gồm những cây dùng để tạo tường “xanh”, tạo ra
các phòng sinh hoạt ngoài trời, có tác dụng che chắn tầm nhìn, ví dụ như các loại tre
trúc hoặc dùng làm các rào ngăn, giới hạn lối đi hay để định hướng đường đi.
Nhóm cây làm viền bao gồm những cây bụi thấp được sử dụng để làm đường
viền trang trí cho các bồn hoa, tiểu đảo.
Nhóm cây phủ nền bao gồm những cây bụi thấp hoặc cỏ dùng làm chất liệu che
phủ chính cho bồn hoa, tiểu đảo. Nhóm này tạo nên các mảng màu sắc, kết cấu tiêu biểu
cho hoa viên.
Nhóm cây làm giàn bao gồm các loại cây thân bò hay dây leo sinh trưởng và
phát triển trên các giàn, các khung sườn hay bờ tường.
Nhóm cây nội thất bao gồm những cây được trồng trong nhà hay ở văn phòng
nhằm tạo mảng xanh và làm sạch không khí trong nhà.
Nhóm cây thủy sinh thường được sử dụng để trang trí ở bờ nước, trong các ao
hồ nhân tạo.
Nhóm cây trang trí bao gồm các loài có những đặc điểm đặc sắc về hình thái
được dùng để trang trí và làm điểm nhấn trong thiết kế hoa viên. Những cây trang trí có
thể được chia làm 4 nhóm nhỏ: nhóm có dáng đẹp, nhóm có lá đẹp,
nhóm có hoa đẹp và nhóm có quả đẹp.
3.2.2.2. Thành phần loài theo nhóm công dụng
Thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhóm công dụng được thể hiện ở
bảng 3.5 và hình 3.3. Trong đó nhóm cây trang trí nói chung có số lượng lớn nhất với
134 loài chiếm tỷ lệ 43,79 %, kế đến là nhóm cây bóng mát với 55 loài chiếm tỷ lệ
17,97 % và nhóm cây nội thất với 41 loài chiếm tỷ lệ 13,4 %.
Riêng trong nhóm cây trang trí thì cây trang trí nhờ có hoa đẹp có số lượng lớn
nhất với 68 loài kế đến là cây trang trí nhờ có lá đẹp với 40 loài.
Bảng 3.5 Thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo các nhóm công dụng
CÔNG DỤNG SỐ LƯỢNG LOÀI TỶ LỆ %
Cây bóng mát 55 17,97
Cây làm bonsai 4 1,31
Cây làm hàng rào 19 6,21
Cây làm viền 9 2,94
Cây phủ nền 20 6,54
Cây làm giàn 14 4,58
Cây nội thất 41 13,4
Cây thủy sinh 10 3,27
Cây trang trí nhờ có dáng đẹp 23 7,52
Cây trang trí nhờ có lá đẹp 40 13,07
Cây trang trí nhờ có hoa đẹp 68 22,22
Cây trang trí nhờ có quả đẹp 3 0,98
Hình 3.3 Biểu đồ thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo kết cấu
3.2.2.3. Thành phần loài theo kết cấu
Thành phần loài cây xanh – hoa kiểng theo kết cấu thể hiện ở bảng 3.6 và hình
3.4. Trong đó, cây loài có kết cấu thô có số lượng lớn nhất với 164 loài chiếm tỷ lệ
53,59 %.
Bảng 3.6 Thành phần loài cây xanh – hoa kiểng theo kết cấu
Loại kết cấu Số lượng loài Tỷ lệ %
Kết cấu thô 164 53,59
Kết cấu trung bình 80 26,14
Kết cấu mịn 62 20,26
55
4
19
9
20
14
41
10
23
40
68
3
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Cây
bóng
mát
Cây làm
bonsai
Cây làm
hàng
rào
Cây làm
viền
Cây phủ
nền
Cây làm
giàn
Cây nội
thất
Cây
thủy
sinh
Cây
trang
trí nhờ
có
dáng
đẹp
Cây
trang
trí nhờ
có lá
đẹp
Cây
trang
trí nhờ
có hoa
đẹp
Cây
trang
trí nhờ
có quả
đẹp
Hình 3.4 Biểu đồ thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo kết cấu
3.2.2.4. Thành phần loài theo các nhu cầu sinh thái
Xét theo nhu cầu sinh thái về ánh sáng, các loài cây xanh hoa kiểng trong
CSDL phần lớn là cây ưa sáng với 221 loài chiếm tỷ lệ 77,22 %. (Bảng 3.7) còn xét
theo nhu cầu sinh thái về nước thì chủ yếu là cây có nhu cầu nước trung bình với 188
loài chiếm tỷ lệ 61,44 % (Bảng 3.8).
Như vậy các loài cây xanh, hoa kiểng trong CSDL phần lớn là những loài dễ
chăm sóc, ít đòi hỏi những điều kiện chăm sóc đặc biệt.
Bảng 3.7 Thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhu cầu về ánh sáng
Loại thực vật theo nhu cầu về ánh sáng Số lượng loài Tỷ lệ %
Cây ưa sáng 221 77,22
Cây ưa sáng bán phần 63 20,59
Cây ưa bóng 22 7,19
Kết cấu thô
164
53.59%Kết cấu trung bình
80
26.14%
Kết cấu mịn
62
20.26%
Hình 3.5 Biểu đồ thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhu cầu về ánh sáng
Bảng 3.8 Thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhu cầu về nước
Loại nhu cầu về nước Số lượng loài Tỷ lệ %
Cây ưa khô hạn 30 9,8
Cây có nhu cầu nước trung bình 188 61,44
Cây ưa ẩm 79 25,82
Cây sống trong nước 9 2,94
Cây ưa sáng
221
72.22%
Cây ưa sáng
bán phần
63
20.59%
Cây ưa
bóng
22
7.19%
Hình 3.6 Biểu đồ thành phần loài cây xanh hoa kiểng theo nhu cầu về nước
3.3. Kết quả xây dựng CSDL cây xanh hoa kiểng – Cấu trúc mục tin của CSDL
Dữ liệu về cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM được xây dựng trên cơ sở 4 nhóm thông tin chính là về
phân loại, đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh thái và công dụng của chúng.
Nhóm thông tin về phân loại bao gồm thông tin về ngành thực vật, họ thực vật.
Nhóm thông tin về hình thái bao gồm thông tin về dạng sống, chiều cao, dạng tán, kết cấu, dạng
lá, màu lá, dạng hoa, màu hoa, mô tả chi tiết. Trong đó có những đặc trưng liên quan đến việc thiết
kế cây trồng đó là hình dạng của tán, kết cấu và màu sắc của lá và hoa.
- Dạng sống bao gồm: cây gỗ, cây bụi, cây thảo (cỏ), dây leo, cây mọng nước, cây thủy sinh,
cây phụ sinh.
- Chiều cao cây được phân chia theo tiêu chuẩn định lượng thể hiện ở bảng 3.9.
Bảng 3.9 Tiêu chuẩn định lượng chiều cao cây
Loại cây Chiều cao
Cây gỗ lớn > 20 m
Cây gỗ nhỡ 10 - 20 m
Cây gỗ nhỏ < 10 m
Cây bụi lớn > 4 m
Cây ưa khô
hạn
30
9.80%
Cây có nhu cầu
nước trung bình
188
61.44%
Cây ưa ẩm
79
25.82%
Cây sống trong
nước
9
2.94%
Cây bụi nhỡ 1 – 4 m
Cây bụi nhỏ < 1 m
Cỏ cao > 1m
Cỏ vừa 0,2 – 1 m
Cỏ thấp < 0,2 m
- Về dạng tán, đối với cây gỗ có 8 loại dạng tán như: dạng bầu dục, dạng cột, dạng hình tháp,
dạng bình hoa, dạng tròn, dạng hình nón, dạng rũ, dạng lùm bụi. Đối với cây bụi hay cỏ có 5 loại
dạng tán như: dạng cột, dạng hình vòm, dạng hình tháp, dạng tròn, dạng trải rộng.
- Về kết cấu gồm 3 dạng: kết cấu mịn, kết cấu trung bình và kết cấu thô.
- Về dạng lá bao gồm các đặc điểm như kiểu lá (đơn hay kép), hình dạng phiến lá, mép lá, gân
lá, …
- Về màu lá, ngoài đặc điểm về màu sắc còn có đặc điểm về độ đậm nhạt, độ bóng mờ của lá.
- Về dạng hoa bao gồm các đặc điểm hoa đơn độc hay mọc thành cụm, số lượng hoa, kích thước
của hoa.
- Về màu sắc hoa bao gồm màu sắc của hoa hay màu sắc của các thành phần nổi bật khác như lá
bắc, lá đài,…
Nhóm thông tin về đặc điểm sinh thái bao gồm thông tin về mùa ra hoa, nhu cầu về ánh sáng
và nhu cầu về nước của loài.
- Nhu cầu về ánh sáng gồm 3 loại: cây ưa sáng, cây ưa sáng bán phần và cây ưa bóng.
- Nhu cầu về nước gồm 4 loại: cây ưa khô hạn, cây có nhu cầu nước trung bình, cây ưa ẩm và
cây sống trong nước.
Nhóm thông tin về công dụng được chia làm 12 loại bao gồm: cây bóng mát; cây làm bonsai;
cây làm hàng rào; cây phủ nền; cây làm viền; cây làm giàn; cây nội thất; cây thủy sinh; cây trang trí
nhờ có dáng đẹp, lá đẹp, hoa đẹp và quả đẹp.
Ngoài ra còn có mục thông tin cho biết nguồn gốc xuất xứ của loài.
3.4. Kết quả xây dựng sổ tay điện tử để tra cứu thông tin thực vật hỗ trợ thiết kế cảnh quan,
thiết kế hoa viên
3.4.1. Mục tiêu của sổ tay điện tử
Lưu trữ và quản lý CSDL một cách có kiểm soát vì người dùng sổ tay điện tử không
thao tác trực tiếp trên các bảng lưu trữ dữ liệu mà đều thông qua các biểu mẫu (form). Những
thông tin khi được thêm mới hay sửa đổi trong CSDL đều được kiểm tra
bằng các câu lệnh (code) tránh làm sai lệch nguồn dữ liệu ban đầu.
Thiết kế những biểu mẫu tra cứu theo 4 nhóm thông tin: về phân loại, đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh thái, công dụng. Những biểu mẫu này được liên kết với các báo cáo cho
phép người dùng truy xuất dữ liệu theo kết quả tra cứu ra màn hình hay dưới dạng in ấn.
3.4.2. Cấu trúc của sổ tay điện tử
3.4.2.1. Bảng dữ liệu
Sổ tay điện tử bao gồm 8 bảng dữ liệu để mã hóa và lưu trữ các thông tin về
thực vật.
Bảng danh mục ngành thực vật gồm 5 cột thông tin: mã ngành, tên ngành Việt
Nam, tên ngành latin, số lượng họ theo từng ngành, số lượng loài theo từng ngành.
Bảng danh mục họ thực vật gồm 4 cột thông tin: mã họ thực vật, tên họ thực vật
việt nam, tên họ thực vật latin, số lượng loài theo từng họ.
Bảng danh mục dạng sống gồm 3 cột thông tin: mã dạng sống, tên dạng sống,
số loài thực vật theo dạng sống.
Bảng danh mục công dụng gồm 3 cột thông tin: mã công dụng, tên công dụng,
số loài thực vật theo công dụng.
Bảng danh mục kết cấu gồm 3 cột thông tin: mã kết cấu, tên kết cấu, số loài
thực vật theo kết cấu.
Bảng danh mục các nhu cầu sinh thái về ánh sáng gồm 3 cột thông tin: mã nhu
cầu về ánh sáng, tên nhu cầu về ánh sáng, số loài thực vật theo nhu cầu về ánh sáng.
Bảng danh mục các nhu cầu sinh thái về nước gồm 3 cột thông tin: mã nhu cầu
về nước, tên nhu cầu về nước, số loài thực vật theo nhu cầu về nước.
Bảng danh mục loài thực vật gồm 33 cột với 18 mục thông tin thuộc 4 nhóm
được liên kết chặt chẽ với các bảng dữ liệu khác.
3.4.2.2. Truy vấn (Querry)
Gồm 19 cặp truy vấn mỗi cặp gồm 1 truy vấn tạo bảng (make table querry) và 1
truy vấn cập nhật (update querry) giúp CSDL tự động cập nhật mỗi khi có sự tạo mới
hay thay đổi thông tin trong CSDL. Các mục thông tin được cập nhật bao gồm:
Số lượng họ theo ngành thực vật.
Số lượng loài theo ngành thực vật.
Số lượng loài theo họ thực vật.
Số lượng loài theo dạng sống.
Số lượng loài theo công dụng.
Số lượng loài theo kết cấu.
Số lượng loài theo nhu cầu về ánh sáng.
Số lượng loài theo nhu cầu về nước.
3.4.2.3. Biểu mẫu (Form)
Gồm 3 biểu mẫu để nhập dữ liệu cho các bảng danh mục ngành thực vật, danh
mục họ thực vật, danh mục loài thực vật và 12 biểu mẫu để tra cứu dữ liệu như: tra cứu
theo ngành thực vật, tra cứu theo họ thực vật, tra cứu theo tên loài, tra cứu theo dạng
sống, tra cứu theo kết cấu, tra cứu theo nhu cầu về ánh sáng, tra cứu theo nhu cầu về
nước, tra cứu theo công dụng, tra cứu theo công dụng và họ thực vật, tra cứu theo công
dụng và kết cấu, tra cứu theo công dụng và các đặc điểm sinh thái, tra cứu tổng hợp.
3.4.2.4. Báo cáo (Report)
Gồm 6 biểu đồ và 14 báo cáo cho phép người dùng sổ tay điện tử truy xuất dữ
liệu dưới dạng xem trên màn hình hay in ấn. Các biểu đồ và báo cáo bao gồm:
Biểu đồ số lượng loài theo phân loại
Biểu đồ số lượng loài theo công dụng
Biểu đồ số lượng loài theo dạng sống
Biểu đố số lượng loài theo kết cấu
Biểu đồ số lượng loài theo nhu cầu về ánh sáng
Biểu đồ số lượng loài theo nhu cầu về nước
Danh mục họ theo ngành thực vật
Danh mục loài theo ngành và họ thực vật (sắp xếp theo hệ thống phân loại của
Brummitt)
Danh mục loài theo dạng sống
Danh mục loài theo kết cấu
Danh mục loài theo nhu cầu về ánh sáng
Danh mục loài theo nhu cầu về nước
Danh mục loài theo công dụng
Danh mục loài theo công dụng và họ thực vật
Danh mục loài theo công dụng và kết cấu
Danh mục loài theo công dụng và các đặc điểm sinh thái
Danh mục loài theo công dụng và các đặc điểm khác
Danh mục loài theo chi tiết loài
Danh mục loài theo chi tiết loài theo công dụng
Ngoài hệ thống các bảng dữ liệu, truy vấn, biểu mẫu, báo cáo liên quan trực
tiếp đến thông tin về cây xanh hoa kiểng ở Tp.HCM còn có những thành phần phụ khác
nhằm phục vụ cho việc quản lý, bảo mật dữ liệu cũng như hỗ trợ cho người sử dụng sổ
tay điện tử gồm:
Bảng lưu trữ thông tin người sử dụng sổ tay điện tử
Biểu mẫu đăng ký tài khoản
Biểu mẫu đổi mật khẩu cho tài khoản
Màn hình giao diện chính
Màn hình giới thiệu phần mềm
Màn hình đăng nhập
Màn hình xem và in báo cáo
Hướng dẫn nhập liệu
Hướng dẫn tra cứu
Hỗ trợ nén dữ liệu và sao lưu phục hồi dữ liệu
3.4.3. Hướng dẫn sử dụng sổ tay điện tử
3.4.3.1. Một số yêu cầu cơ bản
Để phần mềm vận hành được thì hệ thống máy tính phải có cài đặt Access 2003
hoặc Access 2007 của Microsoft và toàn bộ thư mục CSDL_CXCC_TPHCM phải được
chép vào ổ đĩa D.
3.4.3.2. Hướng dẫn đăng nhập
Khi người dùng mở tập tin CSDL_CXCC_TPHCM.mdb, một cửa sổ màn hình
chính sẽ xuất hiện cùng với một màn hình yêu cầu người dùng đăng nhập mới xem
được CSDL. (Hình 3.7)
Hình 3.7 Màn hình đăng nhập vào CSDL
Người dùng phải nhập thông tin về họ tên người dùng mật khẩu rồi nhấp nút
đăng nhập để xác nhận thông tin. Họ tên người dùng được mặc định ban đầu là “user”,
mật khẩu là “user”.
Sau khi đăng nhập thành công, màn hình giới thiệu về
CSDL sẽ xuất hiện, người dùng có thể đọc những thông tin cơ bản về CSDL tại đây.
Sau khi đóng màn hình giới thiệu, người dùng sẽ vào màn hình chính và bắt đầu
thao tác nhập liệu, tra cứu hay truy xuất dữ liệu.
3.4.3.3. Hướng dẫn tra cứu
3.4.3.3.1. Tra cứu theo phân loại
Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các họ và loài thực vật có
trong CSDL theo ngành thực vật, chọn mục tra cứu thông tin trên thanh công cụ, sau đó
chọn mục nhóm thông tin về phân loại rồi chọn tra cứu theo ngành thực vật (Hình 3.8).
Màn hình sẽ xuất hiện một biểu mẫu với cấu trúc gồm một ô tùy chọn cho phép người
dùng chọn một trong những ngành có trong CSDL; một ô thể hiện số lượng họ và một ô
thể hiện số lượng loài trong ngành; bên dưới là danh sách cụ thể những họ và loài thực
vật của ngành được chọn (Hình 3.9).
Hình 3.8 Hướng dẫn tra cứu theo ngành thực vật
Hình 3.9 Biểu mẫu tra cứu theo ngành thực vật
Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo trên biểu mẫu
để truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng một báo cáo về số lượng họ
và loài trong ngành vừa chọn (Hình 3.10).
Hình 3.10 Mẫu báo cáo danh mục họ thực vật theo ngành
Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo chi tiết trên biểu mẫu để truy xuất
dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng một báo cáo cụ thể các họ và loài thực vật
trong ngành vừa chọn được sắp xếp theo hệ thống phân loại của Brummitt (Hình 3.11).
Hình 3.11 Mẫu báo cáo danh mục họ và loài thực vật theo ngành được sắp xếp theo
hệ thống của Brummitt
Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các loài cây xanh hoa kiểng
có trong CSDL theo họ thực vật, chọn mục tra cứu thông tin trên thanh công cụ, sau đó
chọn mục nhóm thông tin về phân loại rồi chọn tra cứu theo họ thực vật. (Hình 3.12).
Màn hình sẽ xuất hiện một biểu mẫu với cấu trúc gồm một ô tùy chọn cho phép người
dùng chọn một trong những họ thực vật có trong CSDL; một ô thể hiện số lượng loài
trong họ; bên dưới là danh sách cụ thể những loài thực vật của họ
được chọn (Hình 3.13).
Hình 3.12 Hướng dẫn tra cứu theo họ thực vật
Hình 3.13 Biểu mẫu tra cứu theo họ thực vật
Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo trên biểu mẫu để truy xuất dữ liệu
ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng báo cáo về số lượng loài và danh sách các loài
trong họ vừa chọn (Hình 3.14).
Hình 3.14 Mẫu báo cáo danh mục loài thực vật theo họ
3.4.3.3.2. Tra cứu theo công dụng
Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các loài
cây xanh hoa kiểng có trong CSDL theo các nhóm công dụng, chọn mục tra cứu thông
tin trên thanh công cụ, sau đó chọn mục nhóm thông tin về công dụng rồi chọn 1 trong
4 kiểu tra cứu để tra cứu thông tin về loài theo công dụng một cách độc lập hoặc tra cứu
công dụng kết hợp với các tiêu chuẩn khác như họ thực vật, kết cấu hay các đặc điểm
sinh thái (Hình 3.15).
Hình 3.15 Hướng dẫn tra cứu theo công dụng
Màn hình sẽ xuất hiện một biểu mẫu với cấu trúc gồm 1 ô tùy chọn cho phép người
dùng chọn 1 trong những nhóm công dụng trong CSDL; 1 ô thể hiện số lượng loài
thuộc nhóm công dụng đó; bên dưới là danh sách cụ thể những loài thực vật của nhóm
công dụng vừa chọn (Hình 3.16).
Hình 3.16 Biểu mẫu tra cứu theo công dụng
Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo trên biểu mẫu để truy xuất dữ liệu
ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng báo cáo về số lượng loài và danh sách các loài
theo công dụng vừa chọn (Hình 3.17).
Hình 3.17 Mẫu báo cáo danh mục loài thực vật theo công dụng
Người dùng có thể nhấp chọn nút xem hay in báo cáo chi tiết trên biểu mẫu để truy xuất
dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy dưới dạng báo cáo số lượng loài và danh sách các loài
cây xanh hoa kiểng thuộc nhóm công dụng vừa chọn mà trong đó mỗi loài đều được mô
tả đầy đủ các đặc điểm về phân loại, hình thái, sinh thái… (Hình 3.18)
Hình 3.18 Một phần mẫu báo cáo danh mục chi tiết loài thực vật theo công dụng
3.4.3.3.3. Tra cứu theo các đặc điểm hình thái
Để tra cứu thông tin về số lượng cũng như danh mục cụ thể các loài cây xanh hoa kiểng
có trong CSDL theo các đặc điểm hình thái, người dùng có thể chọn 1 trong 3 kiểu tra
cứu như tra cứu theo công dụng, tra cứu theo dạng sống hay tra cứu tổng hợp (Hình
3.19).
Hình 3.19 Hướng dẫn tra cứu theo các đặc điểm hình thái
Nếu chọn tra cứu theo dạng sống hay tra cứu theo kết cấu, màn hình sẽ xuất hiện một
biểu mẫu với cấu trúc gồm một ô tùy chọn cho phép người dùng chọn một trong những
loại dạng sống (hoặc 1 trong 3 kiểu kết cấu) có trong CSDL; một ô thể hiện số lượng
loài thuộc dạng sống hoặc kết cấu đó; bên dưới là danh sách cụ thể
những loài thực vật thuộc dạng sống hay kết cấu vừa chọn (Hình 3.20).
Hình 3.20 Biểu mẫu tra cứu theo kết cấu
Khi truy xuất dữ liệu ra màn hình hay in ra giấy, người dùng sẽ nhận được báo cáo có
mẫu như hình 3.21.
Hình 3.21 Một phần mẫu báo cáo danh mục chi tiết loài thực vật theo kết cấu
Nếu chọn kiểu tra cứu tổng hợp, màn hình sẽ xuất hiện biểu mẫu có cấu trúc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVSHSTH009.pdf