PHẦN MỞ ĐẦU.1
1. Lý do chọn đề tài.1
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài.3
4. Phương pháp nghiên cứu.3
5. Kết cấu của luận văn .3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9000 TRONG QUẢN LÝ HÀNH
CHÍNH NHÀ NƯỚC .5
1.1 Các khái niệm cơ bản.5
1.1.1 Khái niệm về chất lượng .5
1.1.2 Khái niệm về quản lý chất lượng .6
1.1.3 Khái niệm kiểm soát chất lượng .7
1.1.4 Khái niệm về đảm bảo chất lượng .8
1.1.5 Khái niệm về hệ thống quản lý chất lượng .9
1.1.6 Các nguyên tắc cơ bản về quản lý chất lượng.10
1.2 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000.12
1.2.1 Vài nét về tổ chức ISO (International Standards Organization).12
1.2.2 Lịch sử hình thành bộ tiêu chuẩn ISO 9000.13
1.2.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 .14
1.3 Áp dụng ISO 9000 trong quản lý hành chính công.20
1.3.1 Các yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng dịch vụ hành chính .20
1.3.2 Lý do cần phải áp dụng ISO 9000 cho hoạt động hành chính .21
1.3.3 Các bước áp dụng HTQLCL ISO 9000 cho hoạt động hành chính.22
1.3.4 Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000 đối với lĩnh vực hành chính .24
1.3.5 Những điều kiện để áp dụng thành công ISO 9000 cho dịch vụ hành chính.24
103 trang |
Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 611 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng iso 9001 : 2008 tại UBND huyện Trực ninh, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước về công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mai; xây dựng; phát
triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở;
hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường đô thị; công
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 31
viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị); giao thông; khoa học
và công nghệ.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện, tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về:
nông nghiệp; lâm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh
tế hộ; kinh tế trang trại nông thôn; kinh tế hợp tác xã nông- lâm- ngư nghiệp gắn
với ngành nghề, làng nghề, ở nông thôn.
- Phòng Nội vụ: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện tham mưu,
giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ
chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính;
chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà
nước; cán bộ, công chức xã, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ
nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
- Phòng Tư pháp: Là cơ quan chuyên môn của UBND huyện, tham mưu
giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác xây dựng
văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến,
giáo dục pháp luật, thi hành án dân sự, chứng thực, hộ tịch, trợ giúp pháp lý, hoà
giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác. Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn
trong lĩnh vực công tác tư pháp theo sự uỷ quyền của UBND huyện.
- Phòng Lao động- Thương binh& Xã hội: Là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND huyện, tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực lao động, người có công và Xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ,
quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện và theo quy định của pháp luật.
- Phòng Giáo dục- Đào tạo: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội
dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo
dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi
cử và cấp văn bằng, chứng chỉ, bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 32
- Thanh tra: Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có
chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý
nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh
tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật.
- Phòng Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên
khoáng sản; môi trường; khí tượng, thuỷ văn; đo đạc, bản đồ và biển (đối với
những địa phương có biển).
- Phòng Văn hoá và Thông tin: Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu
chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh;
báo chí; xuất bản.
- Phòng Y tế: Là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, có
chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y
tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc
phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo
hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
2.1.4 Kết quả hoạt động chung
Kể từ khi tái lập tháng 4 năm 1997 tới nay, hàng năm huyện Trực Ninh đều
hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, ngày càng ổn định và phát triển.
2.1.4.1 Về phát triển kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12% năm;
- Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông
nghiệp- thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp- xây dựng.
- Giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp tăng trên 5,6 lần.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 33
- Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm tăng trên 3,8 lần.
- Giá trị trên 1 ha canh tác tăng 2,6 lần so với các năm trước.
Bảng 2.2: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội hàng năm
Chỉ tiêu ĐV tính Kết quả
1. Chỉ tiêu kinh tế
1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
- Thu nhập bình quân đầu người
%
Tr. đồng
12
20
1.2. Cơ cấu kinh tế:
- Nông nghiệp-thuỷ sản % 31
- Công nghiệp-xây dựng % 37
- Dịch vụ % 32
1.3. Giá trị sản xuất NNTS (CĐ 94) Tỷ đồng 448
- Tốc độ tăng % 2,5
- Tổng sản lượng lương thực Tấn 101.400
- Giá trị thu nhập trờn 1 ha canh tác Tr. đồng 80
- Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Tấn 15.700
- Sản lượng thuỷ sản KT-NT Tấn 4.700
1.4. Cấp giấy CNQSDĐ khu dân cư Hộ 100
1.5. Giá trị sản xuất CN-TTCN
- Tốc độ tăng
Tỷ đồng
%
1.080
21,6
1.6. Giá trị hàng hoá xuất khẩu Tỷ đồng 140
1.7. Tổng thu ngân sách trên địa bàn
- Thu cân đối ngân sách
Tỷ đồng
Tỷ đồng
89,5
49.5
2. Chỉ tiêu xã hội
2.1. Giảm tỷ lệ sinh % 0,23
2.2. Học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 % 83
2.3. Giảm tỷ lệ hộ nghèo cũn % 7,5
2.4. Tạo việc làm mới
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo
Người
%
3.700
51
2.5. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD % 15
2.6. Tỷ lệ dân số dùng nước hợp vệ sinh % 97
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 34
2.1.4.2 Về phát triển văn hóa- xã hội
Chất lượng các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế tiếp tục ổn định và phát
triển. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hoàn thành xuất sắc
công tác quân sự quốc phòng địa phương hàng năm.
Bộ máy chính quyền các cấp từng bước được củng cố theo hướng tinh
gọn, hiệu quả; sự phối hợp với MTTQ và các đoàn thể thực hiện tốt các nhiệm
vụ chính trị của địa phương, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng chính
quyền trong sạch, vững mạnh.
Từ những thành tích và kết quả nêu trên, hàng năm Đảng bộ huyện Trực
Ninh đều đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh; nhiều tập thể, cá nhân được Chủ
tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh khen thưởng. Đặc biệt năm 2010
huyện Trực Ninh được Khối thi đua cấp huyện, Hội đồng thi đua khen thưởng suy
tôn tỉnh bình bầu là đơn vị dẫn đầu tỉnh, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi
đua xuất sắc; năm 2012 tiếp tục là đơn vị dẫn đầu tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ
và Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc.
2.2 Thực trạng hoạt động hành chính tại Văn phòng UBND huyện
2.2.1 Mối quan hệ giữa Văn phòng UBND huyện với các phòng, ban chuyên
môn thuộc UBND huyện
Theo cơ cấu tổ chức, Văn phòng UBND huyện thuộc UBND huyện, có
nhiệm vụ tham mưu, tổng hợp giúp lãnh đạo UBND huyện trong công tác quản
lý, điều hành mọi hoạt động của huyện.
Văn phòng UBND huyện là đầu mối tiếp nhận và phản hồi các thông tin
từ bên ngoài của UBND huyện. Do đó các hoạt động của Văn phòng huyện chịu
sự quản lý chặt chẽ từ lãnh đạo UBND huyện. Mọi thông tin phải được sàng lọc,
tổng hợp và đồng thời kèm theo các ý kiến tham mưu, đề xuất của Văn phòng
UBND huyện trước khi trình báo cáo với lãnh đạo UBND huyện.
Để thực hoàn thành tốt nhiệm vụ, Văn phòng UBND huyện phải thường
xuyên trao đổi thông tin, công văn, giấy tờ với các cơ quan, đơn vị trong và
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 35
ngoài huyện nhằm phục vụ giúp lãnh đạo UBND huyện chỉ đạo, điều hành
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
Mối quan hệ giữa các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện và Văn
phòng UBND huyện là mối quan hệ đồng cấp, mang tính chất phối hợp, vì vậy
để thực hiện các công việc một cách thuận lợi, ngoài việc nắm bắt các quy trình
thực hiện các công việc, các biểu mẫu của các phòng, ban chuyên môn trong
huyện, Văn phòng UBND huyện phải có hệ thống văn bản phù hợp, đồng bộ với
hệ thống văn bản của huyện, cách thức và quy trình thực hiện cũng phải tuân
theo các quy tắc chung của huyện.
Thực hiện chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-
2020 của Chính phủ. UBND huyện Trực Ninh đã triển khai xây dựng hệ thống
quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008; bước đầu xây dựng và thực
hiện thí điểm hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại
Văn phòng UBND huyện là quá trình từ việc quán triệt và bám sát mục tiêu cải
cách hành chính của UBND huyện để xác định mục tiêu, nội dung, kế hoạch
thực hiện cải cách hành chính của Văn phòng UBND huyện; đặc biệt là tổ chức
thực hiện mục tiêu của kế hoạch hành động cải cách hành chính của UBND
huyện giai đoạn 2011- 2020.
Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 tại Văn phòng UBND huyện gồm các nhóm công việc hành chính
Dựa trên đặc thù công việc và mối liên hệ với các phòng, ban chuyên môn
trong huyện; các công việc hành chính của Văn phòng UBND huyện được chia
thành 03 nhóm công việc chính, như sau:
* Nhóm 1: Nhóm công việc hành chính:
- Giải quyết công văn đi, đến
- Văn thư, lưu trữ; kiểm soát các văn bản ban của UBND huyện
* Nhóm 2: Nhóm công việc tổng hợp, biên tập.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 36
- Tham mưu, soạn thảo các văn bản chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
UBND huyện.
- Xây dựng các báo cáo tháng, quý, 6 tháng và cả năm về tình hình kinh
tế- xã hội trên địa bàn huyện.
* Nhóm 3: Nhóm quản lý điều hành Trung tâm giao dịch "Một cửa"
Giải quyết các công việc giao dịch từ Trung tâm giao dịch "Một Cửa"
2.2.2 Cách thức thực hiện các nhóm công việc hiện nay
2.2.2.1 Nhóm 1: Nhóm công việc hành chính
- Giải quyết công văn đi, đến:
Quy trình thực hiện: Công văn, giấy tờ được tiếp nhận từ các cá nhân, tổ
chức, sau khi được phân loại chuyển đến lãnh đạo Văn phòng UBND huyện. Tại
đây công chức phụ trách (Chuyên viên giúp việc cho lãnh đạo Văn phòng UBND
huyện) đề xuất tham mưu, dự thảo văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND huyện,
với sự kiểm duyệt của lãnh đạo Văn phòng. Tiếp theo văn bản sẽ được trình, báo
cáo với lãnh đạo UBND huyện cho ý kiến chỉ đạo hoặc phê duyệt; công văn sẽ
được gửi lại cho bộ phận văn thư lưu và chuyển đến các cơ quan, cá nhân để tổ
chức thực hiện.
Quy trình thực hiện công việc này được tóm tắt theo sơ đồ dưới đây:
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình giải quyết công văn đi, đến
(6)
(6)
(5) (4)
(3) (2)
(1)
BỘ PHẬN VĂN THƯ
Tiếp nhận và phân
loại, xử lý công văn
LÃNH ĐẠO VĂN
PHÒNG
Soạn thảo ý kiến
tham mưu, đề xuất
LÃNH ĐẠO UBND
HUYỆN
Cho ý kiến chỉ đạo
hoặc duyệt CV trả
lời
CÁC TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
Công văn, giấy tờ,
thư từ...
CÁC PHÒNG BAN
CHUYÊN MÔN
Nhận, trả lời và xử
lý tiếp công văn
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 37
Cách thức quản lý lưu trữ: Công văn đến sau khi đã xử lý sẽ được xếp vào
tập hồ sơ công văn đến. Công văn đi sau khi được lãnh đạo UBND huyện phê
duyệt sẽ được phô tô và bản chính sẽ được lưu lại 1 bản vào tập hồ sơ công văn
đi. Công văn đến và công văn đi sẽ được phân loại theo nội dung ví dụ: Quyết
định, Thông báo, công văn, đơn, thưvà được lưu trữ theo thứ tự thời gian.
2.2.2.2 Nhóm 2: Nhóm công việc tổng hợp, biên tập
- Tham mưu, soạn thảo các văn bản chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
UBND huyện.
- Tổng hợp, xây dựng các báo cáo tháng, quý, 6 tháng và năm của UBND
huyện về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
+ Quy trình thực hiện: Theo quy chế hoạt động của UBND huyện, vào
chiều thứ năm hàng tuần và ngày 20 hàng tháng, ngày 15 tháng cuối quý, ngày
31/10 hàng năm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị gửi báo cáo định kỳ tuần, tháng,
hàng quí, 6 tháng và năm về UBND huyện; báo cáo phải đánh giá được tình hình
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng theo từng
ngành, lĩnh vực trong quá trình thực hiện, nêu được những tồn tại, vướng mắc và
những kiến nghị, đề xuất, phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới.
Bộ phận văn thư thuộc Văn phòng tiếp nhận các báo cáo và tập hợp lại
thành một bộ hồ sơ báo cáo chung, chuyển cho chuyên viên tổng hợp của Văn
phòng UBND huyện.
Chuyên viên của Văn phòng được phân công tiếp nhận, nghiên cứu, tổng
hợp xây dựng báo cáo so sánh, đối chiếu với yêu cầu và chương trình công tác
nhiệm vụ của tháng, quý, 6 tháng, cả năm đã đề ra để đánh giá tình hình thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng do các cơ quan, đơn vị báo
cáo. Chuyên viên theo dõi lĩnh vực tổng hợp báo cáo lĩnh vực phụ trách.
Bộ phận tổng hợp (chuyên viên tổng hợp) tổng hợp thành báo cáo chung về tình
hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của huyện theo từng tuần, tháng,
quý, 6 tháng, cả năm chuyển, báo cáo lãnh đạo Văn phòng kiểm tra, kiểm duyệt.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 38
Lãnh đạo Văn phòng kiểm tra, nếu thấy cần phải bổ sung, chỉnh sửa lãnh
đạo Văn phòng sửa trực tiếp vào dự thảo báo cáo.
Sau đó Lãnh đạo Văn phòng báo cáo với lãnh đạo UBND huyện xin ý
kiến, chỉnh sửa và phê duyệt (đối với báo cáo 6 tháng, cả năm thực hiện quy
trình phê duyệt thông qua lấy ý kiến của các thành viên UBND huyện- quy chế
hoạt động của UBND huyện).
Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch UBND huyện ký ban hành báo cáo, Văn
phòng chịu trách nhiệm in, gửi báo cáo theo quy định.
+ Cách thức quản lý:
Báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng, cả năm về tình hình phát triển kinh tế-
xã hội của các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn và báo cáo tổng hợp
của toàn huyện được lưu tại bộ phận văn thư của Văn phòng UBND huyện.
- Xây dựng chương trình, lịch làm việc tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm cho
lãnh đạo UBND huyện.
+ Quy trình thực hiện:
Vào cuối mỗi tháng, quý, 6 tháng, năm căn cứ vào các kế hoạch triển khai
thực hiện nhiệm vụ chính trọng tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa...và chương trình
triển khai thực hiện nhiệm vụ tại các phòng chuyên môn và các đơn vị trong huyện.
Chuyên viên tổng hợp giúp Chánh Văn phòng UBND huyện dự thảo chương trình,
lịch công tác hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm cho lãnh đạo UBND huyện. Bản
kế hoạch này sau khi được sự kiểm duyệt trực tiếp của Chánh Văn phòng, sẽ được
trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt và được chỉnh sửa, phát hành, đăng tải trên
trên thông tin điện tử của huyện và lại bộ phận văn thư theo quy định.
+ Cách thức quản lý:
Chương trình, lịch làm việc hàng tuần, tháng, quý, 6 tháng, năm sau khi
được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt sẽ được lưu vào tập công văn đi thuộc bộ
phận văn thư và bộ phận tổng hợp thuộc Văn phòng.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 39
2.2.2.3 Nhóm 3: Nhóm quản lý điều hành trung tâm giao dịch "Một cửa"
- Cách thức thực hiên:
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận hồ sơ của các cá nhân, tổ
chức. Sau khi tiếp nhận, tiến hành sắp xếp phân loại theo các lĩnh vực ..., hồ sơ
sẽ được chuyển về các phòng chuyên môn của huyện xem xét, giải quyết theo
lĩnh vực và quy định. Sau khi hoàn thành hồ sơ sẽ được chuyển lại cho bộ tới
lãnh đạo Văn phòng UBND huyện thông qua bộ phận văn thư, tại đây lãnh đạo
Văn phòng sẽ soạn thảo ý kiến tham mưu đề xuất cho lãnh đạo UBND huyện.
Tiếp theo hồ sơ sẽ được chuyển lại cho Trung tâm giao dịch một cửa để gửi trả
lời cho các tổ chức, cá nhân.
- Cách thức quản lý:
Công văn giấy tờ, hồ sơ đến sẽ được lưu tại công văn đến tại Trung tâm
giao dịch "Một cửa", các phòng chuyên môn. Hồ sơ trả lời cho các tổ chức, cá
nhân sẽ được công văn đi lưu tại các phòng ban chuyên môn, bộ phận văn thư
thuộc Văn phòng UBND và tại Trung tâm giao dịch "Một cửa".
2.2.3 Những hạn chế trong quản lý hành chính tại Văn phòng UBND huyện
Qua phần miêu tả cách thức thực hiện các nhóm công việc hành chính tại
Văn phòng UBND huyện cho thấy mặc dù các công việc đã được thực hiện theo
các quy trình riêng nhưng vẫn tồn tại nhiều thiếu sót và bất cập, cụ thể như sau:
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 40
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình giải quyết công văn, hồ sơ tiếp nhận từ
Trung tâm giao dịch" Một cửa"
2.2.3.1 Nhóm công việc hành chính
- Mặc dù các công văn đi, đến của UBND huyện đều được lưu vào các tập
hồ sơ công văn đi và công văn đến của Văn phòng UBND huyện nhưng do chưa
có sổ quản lý công văn đi, đến trong ngày nên vẫn xảy ra tình trạng thất lạc công
văn hoặc quên công văn do công văn được lấy về nhưng nhân viên bận nhiều
việc chưa có thời gian xử lý ngay. Điều này dẫn đến tình trạng một số công việc
không được báo cáo với lãnh đạo UBND huyện để giải quyết kịp thời, đến khi
tìm/nhớ đến công văn thì hạn nộp công văn đã hết hoặc sắp hết gây áp lực cho
lãnh đạo, công chức.
Ví dụ: Các báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội
của các cơ quan, đơn vị nộp về UBND huyện hàng tháng chưa có sổ quản lý
công văn đến dẫn đến nên đã xảy ra tình trạng thất lạc.
(9)
(8)
(8)
(7)
(6) (5)
(4)
(3)
(2)
(1)
BỘ PHẬN VĂN THƯ
Tiếp nhận, lưu trữ
và chuyển
BAN LÃNH ĐẠO
VĂN PHÒNG
Soạn thảo ý kiến
tham mưu đề xuất
BAN LÃNH ĐẠO
HUYỆN
Cho ý kiến chỉ đạo
hoặc Phê duyệt
CÁC TỔ CHỨC, CÁ
NHÂN
Hồ sơ giấy tờ...
CÁC PHÒNG BAN
CHUYÊN MÔN
Nhận, trả lời
TTGD MỘT CỬA
Tiếp nhận và phân
loại, xử lý hồ sơ
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 41
Hình 2.4: Hình minh họa cho việc thất lạc công văn, báo cáo
Việc lưu trữ công văn đi, đến được sắp xếp theo phân loại và theo thứ tự
thời gian, khi cần tìm có thể thấy ngay. Tuy nhiên Văn phòng UBND huyện
chưa quản lý được các công văn một cách chi tiết, cụ thể vì không có bảng theo
dõi tổng hợp bên ngoài tập hồ sơ lưu trữ công văn đi, đến.
2.2.3.2 Nhóm 2: Nhóm công việc tổng hợp, biên tập.
- Tham mưu, soạn thảo các văn bản chỉ đạo, điều hành và xây dựng báo
cáo tháng, quý, 6 tháng, cả năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh
tế- xã hội của huyện.
Đối với nhóm công việc này hiện nay Văn phòng UBND huyện đã tham
mưu cho lãnh đạo UBND huyện xây dựng được một quy trình làm việc tương
đối hoàn thiện (quy chế làm việc của UBND huyện). Các mốc thời gian bắt đầu
và kết thúc từng công đoạn của quy trình đầy đủ và rõ ràng; điều này đảm bảo
được thời gian các báo cáo được hoàn thành kịp tiến độ theo yêu cầu. Tuy nhiên
UBND huyện chưa xây dựng được hệ thống biểu mẫu quy chuẩn ứng với từng
công đoạn, dẫn đến các đơn vị gửi báo cáo theo các mẫu khác nhau (các chỉ tiêu,
số liệu của các đơn vị sắp xếp không cùng trình tự, nhiều chỉ tiêu bị thiếu...) điều
này gây rất nhiều khó khăn cho việc tổng hợp thành dự thảo của chuyên viên
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 42
tổng hợp của Văn phòng UBND huyện làm tăng thời gian hoàn thiện dự thảo
báo cáo và báo cáo chính thức.
Hình 2.5: Minh họa cho mẫu báo cáo khác nhau
- Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác tuần, tháng, quý, 6 tháng, cả
năm cho lãnh đạo UBND huyện.
Hiện nay, UBND huyện đã có căn cứ để thực hiện công việc nhưng chưa
xây dựng thành quy trình rõ ràng. Chưa quy định rõ thời gian gửi kế hoạch làm
việc của các phòng ban cho bộ phận tổng hợp thuộc Văn phòng. Chưa có biểu
mẫu cụ thể điều này gây khó khăn cho chuyên viên tổng hợp khi tiến hành soạn
thảo kế hoạch, chương trình công tác cho lãnh đạo UBND huyện.
2.2.3.3 Nhóm 3: Quản lý điều hành Trung tâm giao dịch "Một cửa"
Tổ chức, công dân có nhu cầu giải quyết công việc trực tiếp liên hệ với
Trung tâm giao dịch “Một cửa” của huyện.
- Đối với các loại công việc theo quy định giải quyết trong ngày làm việc
không giải quyết ngay, trả kết quả cho tổ chức, cá nhân, thu phí, lệ phí theo quy
định của pháp luật.
- Đối với công việc có thời gian thực hiện, sau khi kiểm tra hồ sơ đã hợp
lệ theo quy định, công chức tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả.
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 43
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể cho tổ chức,
công dân để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh.
+ Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm chuyển hồ sơ của tổ chức,
công dân đến phòng chuyên môn có liên quan để giải quyết.
+ Phòng chuyên môn thẩm định, xử lý hồ sơ của tổ chức, công dân do
công chức của Trung tâm chuyển đến, trình lãnh đạo phòng ký và chuyển trả kết
quả giải quyết hoặc hồ sơ liên quan đến trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan,
đơn vị khác thì phòng chuyên môn trực tiếp giải quyết hồ sơ chủ động phối hợp
với các cơ quan, đơn vị có liên quan cùng xử lý.
Sau khi nhận hồ sơ đã giải quyết từ phòng chuyên môn, công chức Trung
tâm trả kết quả cho tổ chức, công dân theo đúng thời gian đã hẹn, thu phí, lệ phí
theo quy định.
2.3 So sánh hệ thống văn bản của Văn phòng UBND huyện Trực Ninh với
các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000
Kết quả so sánh thực trạng cách thức triển khai các hoạt động chức năng
tại Văn phòng UBND huyện Trực Ninh với yêu cầu của HTQLCL ISO
9001:2008 được tổng hợp trong bảng 2.3
Bảng 2.3: So sách hiện trạng thực hiện hoạt động chức năng tại Văn phòng
UBND huyện Trực Ninh với yêu cầu HTQLCL ISO 9001:2008
Tên
công
việc
Hiện trạng tại
Văn phòng
UBND huyện
Các yêu cầu của hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2008 Đề xuất
Nhóm 1
công
việc
hành
chính
1. Giải
- Văn phòng đã
xây dựng được các
quy trình giải
quyết nhóm công
việc này nhưng
chưa đầy đủ, chưa
1. Hệ thống quản lý chất lượng:
Yêu cầu chung: Tổ chức phải xây
dựng, lập văn bản, thực hiện, duy
trì hệ thống quản lý chất lượng và
thường xuyên nâng cao hiệu lực
của hệ thống theo các yêu cầu của
- Hoàn thiện
quy trình đã
có
- Xây dựng
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 44
Tên
công
việc
Hiện trạng tại
Văn phòng
UBND huyện
Các yêu cầu của hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2008 Đề xuất
quyết
công văn
đi, đến
2. Văn
thư lưu
trữ
Nhóm 2
công
việc tổng
hợp,
biên tập
1. Tham
mưu,
soạn
thảo các
văn bản
chỉ đạo
điều
có các văn bản quy
định về việc thực
hiện, các công việc
chỉ được thực hiện
theo thói quen của
công chức Văn
phòng.
- Chưa có các biểu
mẫu, văn bản
hướng dẫn để hỗ
trợ việc thực hiện
các quy trình
- Văn phòng
không xây dựng
các văn bản công
bố vế chính sách
chất lượng và mục
tiêu chất lượng
cũng như sổ tay
chất lượng
tiêu chuẩn. Tổ chức phải:
- Xác định các quá trình cần thiết
trong hệ thống quản lý chất lượng
và áp dụng chúng trong toàn bộ tổ
chức.
- Xác định trình tự và mối tương
tác của các quá trình này.
- Xác định các chuẩn mực và
phương pháp cần thiết để đảm bảo
vận hành và kiểm soát các quá
trình này có hiệu lực
- Đảm bảo sẵn có các nguồn lực và
thông tin cần thiết để hỗ trợ việc
vận hành và kiểm soát các quy
trình này có hiệu lực
- Theo dõi, đo lường khi thích hợp
và phân tích các quá trình
- thực hiện các hành động cần thiết
để đạt được kết quả dự định và cải
tiến liên lục các quá trình này
Yêu cầu về hệ thống tài liệu
Các tài liệu của hệ thống quản lý
chất lượng phải bao gồm:
- Các văn bản công bố về chính
sách chất lượng và mục tiêu chất
các văn bản
hướng dẫn
thực hiện
các quy
trình, các
biểu mẫu
phục vụ cho
việc quản lý
Luận văn Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh 2011- 2013
Nguyễn Thanh Tùng- Nam Định CHQTKD BÁCH KHOA 2011- 2013 45
Tên
công
việc
Hiện trạng tại
Văn phòng
UBND huyện
Các yêu cầu của hệ thống quản
lý chất lượng ISO 9001:2008 Đề xuất
hành của
lãnh đạo
UBND
huyện 2.
Xây
dựng các
báo cáo
tháng,
quý, 6
tháng, cả
năm về
tình hình
thực
hiện các
chỉ tiêu
kinh tế,
xã hội,
an ninh-
quốc
phòng
của
huyện
Nhóm 3:
quản lý
điều
- Các văn bản do
Văn phòng phát
hành đều tuân thủ
các quy định
chung của nhà
nước và của huyện
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 000000272001_4185_1951695.pdf