Đối với giáo viên vật lí việc nắm vững lịch sửvật lí sẽgiúp cho họcó
được phương pháp giảng dạy hiệu quảhơn. Đối với học sinh sẽgiúp cho các
emtăng thêm tình yêu khoa học, trân trọng những đóng góp quý báu của các
nhà khoa học cho nhân loại. Qua đó các em hình thành ước mơnghiên cứu
khoa học. Trong site này sẽtrình bày tiểu sửcủa các nhà bác học có liên
quan đến kiến thức của chương động lực học chất điểm và có sưu tầm những
câu chuyện lịch sửcủa các nhà bác học tiêu biểu cho nền vật lí hiện đại.
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2001 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng và sử dụng wibsite dạy học chương động lực học chất điểm lớp 10 trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h mặt trời và của
mặt trăng xung quanh trái đất là bức tranh tĩnh trong khi đó cần phải minh
họa bằng hình ảnh động.
Tương tự khi mô tả chuyển động của vệ tinh quanh trái đất trong bài lực
hướng tâm sẽ mất tính sinh động nếu như không có được hình ảnh động.
Thực trạng sử dụng CNTT trong dạy học chương động lực học chất
điểm
Việc sử dụng CNTT trong dạy học hiện nay đã được triển khai mạnh ở
khắp các trường học với nhiều hình thức và mức độ khác nhau nhưng hầu hết
là hình thức soạn giảng trên Microsoft PowerPoint. Chương động lực học
chất điểm cũng được nhiều giáo viên chú trọng nên có đầu tư bằng bài giảng
điện tử. Nhìn chung khả năng trình diễn thông tin chưa được sinh động, học
sinh chưa có chiều sâu về kiến thức, khả năng tự nghiên cứu để tìm kiếm tri
thức còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân là nguồn tư liệu để
multimedia hóa nội dung kiến thức còn nghèo nàn.
Hướng dẫn công việc ở nhà cho học sinh chưa được chú trọng nên
chưa phát huy tính tự lực, chủ động tìm kiếm tri thức.
2.2. Nội dung cơ bản của website dạy học chương “Động lực học chất
điểm”
Website dạy học chương động lực học chất điểm hy vọng sẽ khắc phục
phần nào khó khăn cho thực trạng trên. Khi xây dựng Website chúng tôi rất
quan tâm đến mục đích của Website là dạy học. Do đó giao diện không cầu
kỳ, các liên kết tiện lợi nhằm giúp học sinh và giáo viên truy cập nhanh
chóng đến một nội dung kiến thức. Khả năng trình diễn thông tin sinh động
và ấn tượng nhằm đạt được mục đích tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh.
2.2.1. Trang chủ
Trang chủ là trang đầu tiên của Website. Nội dung của trang này nhằm
giới thiệu và hướng dẫn sử dụng website. Từ Site này người đọc có thể tìm
đến bất cứ trong nào của Website theo mục đích sử dụng.
Hình 2.1. Site “Trang chủ Website dạy học chương động lực học chất điểm”
2.2.2. Bài giảng điện tử
Đây là một Site quan trọng trong Website vì nó được hiểu là toàn bộ
hoạt động giảng dạy của GV và của HS đã được chương trình hóa một cách
uyển chuyển, sinh động nhờ nguồn tư liệu: hình ảnh tĩnh, ảnh động, phim
videoclip, Flash.
Nội dung kiến thức đưa vào bài giảng điện tử trong webite:
- Đảm bảo tính chính xác.
- Đảm bảo tính hệ thống. Sự sắp xếp nội dung trình bày ở BGĐT đảm
bảo sự sắp xếp hợp lí có hệ thống theo trình tự nội dung kiến thức có tính kế
thừa từ đầu bài đến cuối bài, cấu trúc chặt chẽ có sự liên hệ, nội dung của
mục trước làm cơ sở cho mục sau và mức độ phức tạp độ khó cũng phải tăng
dần.
- Nội dung cô đọng, câu hỏi để dẫn dắt học sinh tìm kiếm tri thức rõ
nghĩa để cho học sinh dễ hình thành hoạt động học tập của mình.
Hình 2.2.Site “Bài giảng điện tử ”
2.2.3. Giáo án
Trong site này có giáo án của 8 bài trong chương động lực học chất
điểm nhằm để giúp giáo viên tham khảo tiến trình dạy học. Giáo án được coi
như một “kịch bản” về những hoạt động của HS dưới sự điều khiển của GV.
Một giáo án đổi mới được tiến hành theo quy trình sau:
Lượng hóa các mục tiêu kiến thức và kỹ năng.
Chia hoạt động thành những đơn vị kiến thức.
Hoạch định các hoạt động học tập của HS thích hợp cho việc nắm bắt
từng đơn vị kiến thức nói trên.
Tìm những hình thức học tập phù hợp với mỗi đơn vị kiến thức.
Hoạch định các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ của GV tương ứng với
mỗi hoạt động học tập của HS.
Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động.
Xác định các điều kiện cần chuẩn bị cho các tiết học.
Hình 2.3.Site “Giáo án ”
2.2.4. Kiến thức trọng tâm
Trong Site này trình bày kiến thức trọng tâm của mỗi bài. Đây là phần
cốt lõi của nội dung từng bài học.
Hình 2.4.Site “Kiến thức trọng tâm ”
Hình 2.5.Site “Kiến thức trọng tâm bài ba định luật Niu Tơn ”
2.2.5. Thông tin bổ sung
Site này giúp học sinh mở rộng, đào sâu kiến thức sau khi đã học bài
mới. Nội dung bám sát sách giáo viên Vật lí 10 THPT.
Hình 2.6.Site “Thông tin bổ sung”
Hình 2.7.Site “lực hướng tâm trong phần thông tin bổ sung”
2.2.6. Câu hỏi
Một số câu hỏi lí thuyết nhằm giúp học sinh kiểm tra việc nắm
kiến thức cơ bản của mình. Một số câu hỏi nâng cao nhằm giúp các em vận
dụng những tri thức và kỹ năng đã lĩnh hội để giải thích những vấn đề liên
quan đến thực tiễn.
Hình 2.8.Site “Câu hỏi”
Hình 2.9.Site “Câu hỏi bài chuyển động ném ngang”
2.2.7. Bài tập
Trong Site này gồm các bài tập định lượng cho từng bài học giúp cho
học sinh luyện tập nhằm rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo.
Hình 2.10.Site “Bài tập ”
Hình 2.11.Site “Bài tập: Lực ma sát ”
2.2.8. Ôn tập
Site này giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
sau khi đã học hết chương động lực học chất điểm. Trong site này gồm có 3
phần cho học sinh ôn tập: Ôn tập lí thuyết; ôn tập bài tập tự luận; ôn tập bài
tập trắc nghiệm.
Hình 2.12.Site “Ôn tập ”
Hình 2.13.Site “Ôn tập:bài tập trắc nghiệm ”
2.2.9. Tự kiểm tra
Tương ứng với mỗi bài học lí thuyết bài tập trắc nghiệm được xây
dựng gồm 2 phần:Trắc nghiệm ở sách giáo khoa và trắc nghiệm nâng cao.
Site này có tác dụng giúp học sinh tự kiểm tra kiến thức, kỹ năng vận dụng
khi làm việc với nội dung mới. Học sinh cũng có thể kiểm tra ngay khi vừa
mới học xong bài mới ở tại lớp để củng cố kiến thức, cũng có thể về nhà làm
lại bài để rèn luyện kỹ năng vận dụng hoặc để củng cố trình độ xuất phát
trước khi học bài mới. Đây là điểm mạnh của Website, nó cho phép học sinh
tự kiểm tra kiến thức của mình một cách nhanh chóng ở mọi lúc, mọi nơi. Từ
đó học sinh lập tức khắc phục những yếu điểm của mình. Với phần mềm trắc
nghiệm này sẽ giúp học sinh tăng cường khả năng tự học.
Hình 2.14.Site “Tự kiểm tra ”
Hình 2.15.Site “Tự kiểm tra: tổng hợp và phân tích lực ”
2.2.10. Thư viện
Gồm thư viện ảnh tĩnh, thư viện ảnh động, thư viện phim videoclip,
thư viện Flash. Các nguồn tư liệu này được chụp trực tiếp từ thí nghiệm thật
hoặc được tạo ra từ phần mềm Flash hoặc được lấy từ Website trên Internet
rồi biên tập lại.
Thư viện này dùng làm tư liệu cho giáo viên tham khảo để thiết kế bài
giảng của mình được sinh động.
Hình 2.16.Site “Thư viện ”
Hình 2.17.Site “Thư viện: ảnh động ”
Hình 2.18.Site “Thư viện: Flash ”
Hình 2.19.Site “Thư viện: videoclip ”
2.2.11. Vật lí vui
Site này sẽ trình bày các thí nghiệm vui, các kiến thức đố vui và các
ứng dụng vật lí, rất gần gũi trong đời sống. Nội dung của site này sẽ hỗ trợ
cho giáo viên thêm kiến thức phong phú để khi giảng dạy. Đối với học sinh
vừa là thư giãn sau những giờ học căng thẳng vừa là mở rộng, đào sâu kiến
thức và đặc biệt là giúp các em thêm hứng thú học vật lí, yêu thích tìm tòi
khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức vào đời sống.
Hình 2.20.Site “Vật lí vui ”
2.2.12. Liên kết
Trang này chứa một số link đến các trang vật lí trong nước và trên thế
giới.
Hình 2.21. Site “Liên kết”
2.2.13. Trao đổi và góp ý
Trong site này cung cấp một liên kết tới địa chỉ email của tác giả,
người sử dụng có thể coi đó như diễn đàn trao đổi ý kiến, đăng nhập các
thông tin cần thiết, soạn thảo các nội dung cần trao đổi với tác giả qua hộp
thư thoại trong site.
Hình 2.22. Site “Trao đổi và góp ý”
2.1.14. Lịch sử vật lí
Đối với giáo viên vật lí việc nắm vững lịch sử vật lí sẽ giúp cho họ có
được phương pháp giảng dạy hiệu quả hơn. Đối với học sinh sẽ giúp cho các
em tăng thêm tình yêu khoa học, trân trọng những đóng góp quý báu của các
nhà khoa học cho nhân loại. Qua đó các em hình thành ước mơ nghiên cứu
khoa học. Trong site này sẽ trình bày tiểu sử của các nhà bác học có liên
quan đến kiến thức của chương động lực học chất điểm và có sưu tầm những
câu chuyện lịch sử của các nhà bác học tiêu biểu cho nền vật lí hiện đại.
Hình 2.23. Site “Lịch sử vật lí”
2.3. Xây dựng tiến trình dạy học của chương “Động lực học chất điểm”
bằng website dạy học
Bài 2: BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa quán tính, ba định luật Niu Tơn, định nghĩa của
khối lượng và nêu được tính chất của khối lượng.
- Viết được công thức của định luật II, định luật III Niu Tơn và của trọng lực.
- Nêu được đặc điểm của lực và phản lực.
1.2. Kỹ năng
- Vận dụng định luật I Niu Tơn và quán tính để giải thích một số hiện tượng
vật lí.
- Chỉ ra được đặc điểm của lực và phản lực. Phân biệt cặp lực này với cặp lực
cân bằng.
- Vận dụng phối hợp định luật II và III Niu Tơn để giải các bài tập.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
- Website dạy học cài đặt trên máy chủ.
- Các thiết bị máy tính, Projector.
- Phiếu học tập.
2.2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức đã học về cân bằng lực và quán tính.
- Ôn lại qui tắc tổng hợp hai lực đồng quy.
Phiếu học tập Bài: BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN ( tiết 1)
1. Có nhất thiết phải có lực thì chuyển động mới được duy trì không?
2. Qua thí nghiệm lịch sử Gali lê, rút ra nhận xét?
3. Nêu nội dung định luật 1 Niu tơn.
4. Quán tính là gì?
5. Nêu 3 ví dụ để chứng tỏ quán tính là thủ phạm của tai nạn giao thông?
Trong các ví dụ đó nêu cách phòng chống tai nạn
6. Phát biểu và viết định luật II Niu Tơn
7. Qua nội dung định luật 2 Niu Tơn khối lượng còn có ý nghĩa nào
Phiếu học tập Bài: BA ĐỊNH LUẬT NIU TƠN ( tiết 2)
1. Trọng lực là gì? Công thức của trọng lực
2. Công thức và định luật 3 Niu Tơn?
3. Lực có thể xuất hiện đơn lẻ? Tìm ví dụ để minh họa
4. Lực và phản lực có cân bằng?Tìm ví dụ để minh họa
5. Đặc điểm của lực và phản lực
3. Tiến trình dạy học
+ Học sinh nghiên cứu Website dạy học chương: “Động lực học chất
điểm”để thảo luận ghi trên phiếu học tập.
+ Sau mỗi hoạt động giáo viên tổng kết, rút ra chính xác kiến thức của mỗi
đơn vị kiến thức.
+ Trong thời gian hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có nhiệm vụ
giám sát, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh đặc biệt là học sinh cá
biệt.
Tổ chức các hoạt động dạy học: tiết 1 bài ba định luật Niu Tơn
Hoạt động 1 (7 phút). Tìm hiểu thí nghiệm lịch sử của Galilê
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh quan sát thí nghiệm ảo
của Galilê trên Website để thảo
luận ghi trên phiếu học tập.
( hoạt động giữa HS- HS là hoạt động
cặp)
Học sinh thảo luận nhóm (4 em) để
rút ra nhận xét
Yêu cầu học sinh làm việc
theo cặp
Nêu câu hỏi:
- Có nhất thiết phải có lực thì
chuyển động mới được duy
trì không.
Qua thí nghiệm lịch sử Gali
lê, rút ra nhận xét ?
Giáo viên tổng kết nêu kết
luận
Hoạt động 2 (6 phút). Tìm hiểu Định luật 1 Niu Tơn
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Nghiên cứu nội dung định luật
1 để ghi vắn tắt vào phiếu học
tập( hoạt động cá nhân)
Minh họa và giải thích cho học
sinh hiểu sâu về định luật I Niu
Tơn ( ở đâu thì vật không chịu
lực nào tác dụng)
Hoạt động 3 (10 phút). Ôn tập và tìm hiểu khái niệm quán tính
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Nghiên cứu các phim video trong
bài giảng trên Website để tìm hiểu
quán tính ( hoạt động cặp)
Hoạt động nhóm: thảo luận rồi ghi
trên phiếu học tập.
Nêu câu hỏi:
- Quán tính là gì?
- Nêu 3 ví dụ về quán tính.
Nêu 3 ví dụ để chứng tỏ quán
tính là thủ phạm của tai nạn
giao thông? Trong các ví dụ đó
nêu cách phòng chống tai nạn
Hoạt động 4 (10 phút). Tìm hiểu và vận dụng định luật 2 Niu Tơn
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Thảo luận cặp rồi trả lời các câu
hỏi ghi trên phiếu học tập
Hoạt động nhóm: thảo luận tự đề
xuất một ví dụ một vật chịu nhiều
lực tác dụng rồi từ đó tìm hợp lực
Nêu câu hỏi:
- Phát biểu về gia tốc của vật?
Giúp đỡ học sinh còn yếu.
Học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến
thức
Giáo viên tổng kết về định luật
2 Niu tơn và nhấn mạnh từng ý
có trong định luật
Hoạt động 5(10phút). Tìm hiểu định nghĩa và tính chất của khối lượng
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hoạt động học sinh thảo luận
theo cặp
Câu hỏi:
- Qua nội dung định luật 2 Niu
Tơn khối lượng còn có ý nghĩa
nào
- Tính chất của khối lượng
Hoạt động 6(10phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh tái hiện kiến thức ngay
sau giờ học bằng cách trả lời các
câu hỏi củng cố.
Giúp đỡ học sinh còn yếu
Hoạt động 7 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Ghi nhớ lời nhắc của GV Giao nhiệm vụ về nhà:
- Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài
ba định luật Niu Tơn để ôn lại bài cũ
- Nghiên cứu Site BGĐT: Ba Định
luật Niu Tơn để chuẩn bị bài mới.
Tổ chức các hoạt động dạy học: tiết 2 bài ba định luật Niu Tơn
Hoạt động 1 (7 phút). Ôn tập và tìm hiểu khái niệm về trọng lực, trọng
lượng
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh hoạt động theo cặp
nghiên cứu Website để thảo
luận ghi trên phiếu học tập.
Yêu cầu học sinh làm việc theo
cặp .
Nêu câu hỏi:
- Trọng lực là gì?
- Công thức của trọng lực
Giáo viên tổng kết nêu nội
dung chính
Hoạt động 2 (6 phút). Tìm hiểu sự tương tác giữa các vật
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Nghiên cứu các phim video trong
bài giảng trên Website để tìm hiểu
sự tương tác giữa các vật ( hoạt
động cặp)
Cho thêm các ví dụ ( hoạt động cá
nhân)
Giáo viên tổng kết sau hoạt động
của học sinh:
Tương tác có tính tương hỗ.
Giúp đỡ học sinh cá biệt.
Hoạt động 3(10 phút). Tìm hiểu định luật 3 Niu Tơn
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hoạt động theo cặp để thảo luận
ghi trên phiếu học tập
Nêu câu hỏi
Công thức và định luật 3 Niu
Tơn?
Hoạt động 4(10 phút). Tìm hiểu đặc điểm của lực và phản lực
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Quan sát các hình ảnh của búa
đóng đinh và liên hệ thực tế để trả
lời các câu hỏi ghi trong phiếu học
tập ( Hoạt động cặp)
Tự đề xuất một ví dụ về lực và
phản lực ( Thảo luận nhóm ghi
trên phiếu học tập)
Nêu câu hỏi
- Lực có thể xuất hiện đơn lẻ?
- Lực và phản lực có cân bằng?
- Đặc điểm của lực và phản lực.
Giáo viên tổng kết và nêu kết luận
Hoạt động 5 (10 phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến
thức trên site: “ Tự kiểm tra của
bài Ba định luật Niu Tơn”
Giúp đỡ học sinh còn yếu
Hoạt động 6 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Ghi nhớ lời nhắc của GV Giao nhiệm vụ về nhà:
- Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài
ba định luật Niu Tơn để ôn lại bài cũ
- Nghiên cứu Site BGĐT: Lực hấp
dẫn để chuẩn bị bài mới.
Bài 3: LỰC HẤP DẪN. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của lực hấp
dẫn
- Thiết lập được tính công thức của sự rơi tự do.
1.2. Kỹ năng
- Giải thích được một cách định tính sự rơi tự do và chuyển động của các
hành tinh, vệ tinh bằng lực hấp dẫn.
- Vận dụng được công thức của lực hấp dẫn để giải các bài tập đơn giản.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
- Website dạy học cài đặt trên máy chủ.
- Các thiết bị máy tính, Projector.
- Phiếu học tập.
2.2 Học sinh
- Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực
Phiếu học tập
1. Lực hấp dẫn? Lực hấp dẫn tác dụng như thế nào?
2. Dự đoán xem độ lớn của lực hấp dẫn có thể phụ thuộc vào những yếu
tố nào và phụ thuộc như thế nào?
3. Viết công thức của lực hấp dẫn
4. Nhận xét G và liên hệ thực tế
5. Nêu rõ trường hợp áp dụng công thức vừa viết
6. Trọng lực?
7. Viết biểu thức của g trong trường hợp tổng quát và trong trường hợp
h R
3. Tiến trình dạy học
+ Học sinh nghiên cứu Website dạy học chương: “Động lực học chất
điểm”để thảo luận ghi trên phiếu học tập.
+ Sau mỗi hoạt động giáo viên tổng kết, rút ra chính xác kiến thức của mỗi
đơn vị kiến thức.
+ Trong thời gian hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có nhiệm vụ
giám sát, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh đặc biệt là học sinh cá
biệt.
Tổ chức các hoạt động dạy học: bài Định luật vạn vật hấp dẫn
Hoạt động 1 (7 phút). Tìm hiểu về lực hấp dẫn
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh quan sát hình động:
cái hộp rơi; chuyển động của
mặt trăng quanh trái đất; chuyển
động của trái đất quanh mặt trời
để trả lời ghi trong phiếu học
tập.
( hoạt động giữa HS- HS là hoạt
động cặp)
Yêu cầu học sinh làm việc
theo cặp
Nêu câu hỏi:
- Lực hấp dẫn? Lực hấp dẫn tác
dụng như thế nào?
Sau hoạt động của HS, GV
kể chuyện lịch sử của Niu Tơn.
Giáo viên tổng kết nêu kết
luận:
Mọi vật đều hút nhau bằng lực
hấp dẫn. Lực hấp dẫn tác dụng
qua khoảng không gian giữa các
vật
Hoạt động 2 (8 phút). Tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh nghiên cứu nội dung
định luật trong Website để trả
lời các câu hỏi ghi trên phiếu
học tập (hoạt động nhóm)
Nêu câu hỏi:
Dự đoán xem độ lớn của lực hấp
dẫn có thể phụ thuộc vào những
yếu tố nào và phụ thuộc như thế
nào?
Giáo viên tổng kết nêu ý chính
Hoạt động 3 (10 phút). Viết công thức lực hấp dẫn
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hoạt động cá nhân. Viết, hiểu và
thuộc công thức của lực hấp dẫn
Nêu câu hỏi:
- Viết công thức
- Nhận xét G và liên hệ thực tế
- Nêu rõ trường hợp áp dụng công
thức vừa viết
Giáo viên tổng kết sau hoạt
động của HS và nêu ý chính
Hoạt động 4 (8 phút). Nghiên cứu về sự rơi tự do trên cơ sở định luật
vạn vật hấp dẫn
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Thảo luận cặp rồi trả lời các câu
hỏi ghi trên phiếu học tập
Nêu câu hỏi:
- Trọng lực?
- Viết biểu thức của g trong trường
hợp tổng quát và trong trường hợp
h R
Giúp đỡ học sinh còn yếu.
Giáo viên tổng kết nêu ý chính
Hoạt động 5 (10 phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến
thức trên site: “ Tự kiểm tra của bài
Lực hấp dẫn”
Giúp đỡ học sinh cá biệt
Hoạt động 6 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Ghi nhớ lời nhắc của GV Giao nhiệm vụ về nhà:
- Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài
Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp
dẫn để ôn lại kiến thức đã học
- Nghiên cứu Site BGĐT: Lực đàn
hồi để chuẩn bị bài mới.
Bài 7: BÀI TOÁN VỀ CHUYỂN ĐỘNG NÉM NGANG
1. Mục tiêu
1.1. Kiến thức
- Diễn đạt được các khái niệm: phân tích chuyển động, chuyển động thành
phần.
- Viết được các phương trình của hai chuyển động thành phần của chuyển
động ném ngang.
- Nêu được một vài đặc điểm quan trọng nhất của chuyển động ném ngang
1.2. Kỹ năng
- Biết chọn hệ tọa độ thích hợp nhất cho việc phân tích chuyển động ném
ngang thành chuyển động thành hai thành phần.
- Biết áp dụng định luật II Niu Tơn để lập các phương trình cho hai chuyển
động thành phần của chuyển động ném ngang.
- Biết cách tổng hợp hai chuyển động thành phần để được chuyển động của
vật.
- Vẽ đựơc một cách định tính quỹ đạo parabol của một vật bị ném ngang.
2. Chuẩn bị
2.1. Giáo viên
- Website dạy học cài đặt trên máy chủ.
- Các thiết bị máy tính, Projector.
- Phiếu học tập.
2.2. Học sinh
- Ôn lại kiến thức về sự rơi tự do và trọng lực
Phiếu học tập
1. Áp dụng định luật 2 Niu Tơn theo mỗi trục tọa độ để tìm các gia tốc ax,
ay của hai chuyển động thành phần. Kết hợp với điều kiện ban đầu về
vận tốc xác định tính chất của mỗi chuyển động thành phần.
2. Để xác định quỹ đạo căn cứ vào?
3. Lập công thức thời gian chuyển động và tầm ném xa
3. Tiến trình dạy học
+ Học sinh nghiên cứu Website dạy học chương: “Động lực học chất
điểm”để thảo luận ghi trên phiếu học tập.
+ Sau mỗi hoạt động giáo viên tổng kết, rút ra chính xác kiến thức của mỗi
đơn vị kiến thức.
+ Trong thời gian hoạt động học tập của học sinh, giáo viên có nhiệm vụ
giám sát, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh đặc biệt là học sinh cá
biệt.
Tổ chức các hoạt động dạy học bài chuyển động ném ngang
Hoạt động 1 (3 phút). Tạo tình huống học tập
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh quan sát các video để
nhận ra đâu là chuyển động ném
ngang.
Yêu cầu học sinh làm việc theo
cặp
Hoạt động 2 (10 phút). Khảo sát chuyển động ném ngang
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh nghiên cứu bài giảng
của Website để trả lời các câu
hỏi ghi trên phiếu học tập (hoạt
động nhóm)
Nêu câu hỏi:
- Áp dụng định luật 2 Niu Tơn
theo mỗi trục tọa độ để tìm các gia
tốc ax, ay của hai chuyển động
thành phần
- Kết hợp với điều kiện ban đầu về
vận tốc xác định tính chất của mỗi
chuyển động thành phần.
Giúp đỡ học sinh cá biệt.
Giáo viên tổng kết nêu ý
chính
Hoạt động 3 (15 phút). Xác định chuyển động của vật
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Hoạt động cá nhân. Quan sát
phần mềm minh họa để xác định
định tính dạng của quỹ đạo.
Hoạt động cặp. Định hướng và
thiết lập phương trình quỹ đạo,
thời gian chuyển động, tầm ném
xa.
Nêu câu hỏi:
- Để xác định quỹ đạo căn cứ vào?
- Lập công thức thời gian chuyển
động và tầm ném xa
- Giáo viên giúp đỡ học sinh hoạt
động
Giáo viên tổng kết sau hoạt động
của HS và nêu ý chính
Hoạt động 4 (10 phút). Tìm hiểu thí nghiệm kiểm chứng
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Quan sát phim video để rút ra
nhận xét
Giáo viên tổng kết sau hoạt
động học tập của giáo viên và
rút ra kết luận: Thời gian
chuyển động ném ngang bằng
thời gian rơi tự do.
Hoạt động 5 (10 phút). Vận dụng kiến thức củng cố trong bài
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Học sinh tự củng cố, kiểm tra kiến
thức trên site: “ Tự kiểm tra của bài
chuyển động ném ngang”
Giúp đỡ học sinh hoạt động
Hoạt động 6 (2 phút). Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của HS Hoạt động của GV
Ghi nhớ lời nhắc của GV Giao nhiệm vụ về nhà:
- Sử dụng Site: BT,CH,TKT của bài
chuyển động ném ngang để ôn lại
kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng
vận dụng.
2.4. Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu những đặc điểm, nội dung, mục tiêu của chương
“Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT; thực trạng dạy học chương
“Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT; cơ sở lí luận dạy học theo hướng
tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, tôi đã tiến hành xây dựng và
sử dụng Website dạy học. Những kết quả được trình bày trong chương cụ thể
là:
Phân tích nội dung, đặc điểm của chương “ Động lực học chất điểm”
Vật lí 10 THPT từ đó đưa ra mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng mà
học sinh cần đạt được.
Phân tích thuận lợi và khó khăn của GV và HS khi học chương động
lực học chất điểm
Xây dựng Website dạy học với tất cả 14 site:Trang chủ, bài giảng điện
tử, giáo án, kiến thức trọng tâm, thông tin bổ sung, câu hỏi, bài tập, ôn
tập, tự kiểm tra, thư viện, vật lí vui, liên kết, trao đổi và góp ý, lịch sử
các nhà vật lí. Mỗi site sẽ có ý nghĩa riêng trong đó site bài giảng điện
tử, site tự kiểm tra, site câu hỏi, site bài tập có tác động trực tiếp đến
mỗi bài học giúp các em nghiên cứu bài mới tại lớp và tại nhà, ôn tập
bài cũ ở nhà. Site ôn tập giúp các em hệ thống hóa kiến thức và rèn
luyện kỹ năng vận dụng sau khi đã học hết chương.
Xây dựng tiến trình dạy học cho từng bài cụ thể theo hướng tích cực
hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
Với sự đầu tư công phu trong thiết kế, dung lượng kiến thức được tích
hợp trong Website phong phú, phương thức truyền tải thông tin trên các
trang sinh động và ấn tượng giúp tăng cường tính trực quan, tạo điều kiện
về mặt thời gian để HS hoạt động nhiều hơn từ đó góp phần phát huy tính
tích cực, tự lực của HS trong học tập.
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm
Là nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài: “Nếu được thiết kế
và sử dụng hợp lí website vào trong dạy học vật lí thì sẽ tích cực hóa hoạt
động nhận thức của học sinh trong học tập, nâng cao chất lựơng giảng dạy ở
trường THPT”.
Cụ thể trả lời các câu hỏi sau:
Website dạy học có tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
hay không?
Chất lượng của việc lĩnh hội tri thức vật lí của HS học tập bằng
phương tiện dạy học Website có cao hơn quá trình học tập khi
không sử dụng Website không?
3.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
TNSP được tiến hành tại trường THPT Đoàn kết Đồng Nai. Lí do:
- Trường được trang bị các phòng máy dạy học với các thiết bị đủ
điều kiện để triển khai dạy học bằng website.
- Chất lượng đầu vào của học sinh khối 10 năm 2007 – 2008 được
nhà trường biên chế theo các lớp tương đối đồng đều, rất thuận lợi cho
việc thực nghiệm sư phạm
3.2.2. Nội dung của thực nghiệm sư phạm
Trong quá trình TNSP chúng tôi tiến hành các nhiệm vụ sau:
Tổ chức dạy học chương Động lực học chất điểm cho các lớp đối chứng
và thực nghiệm
- Với các lớp TN: dạy bằng Website tại phòng máy nối mạng cục bộ của
trường THPT Đoàn Kết.
- Với các lớp ĐC: Sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, các tiết dạy
được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của các lớp
thực nghiệm và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xaydungvasudungwebsiteda.pdf