Modul Trắc nghiệm
Ngoài việc giới thiệu khái quát nội dung modul trắc nghiệm, trang giao
diện modul này (hình 2.8) sẽcho phép sửdụng các chức năng hiện có trong
modulthông qua các biểu tượng và đường dẫn đến các trang chức năng như
làm bài trắc nghiệm, xem kết quả, tựsoạn đềvà làm bài, ; người học có thể
tìm các đềhiện có theo một lĩnh vực hoặc theo GV đểôn tập.
151 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1903 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xây dựng website hỗ trợ phương pháp dạy học theo vấn đề (Problem Based Learning) để dạy phần Mặt trời và các hành tinh cho sinh viên vật lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện các liên kết đến thông báo mới từ ban quản trị web, các “vấn đề“
học tập, phần đăng nhập đến tài khoản của GV và người quản trị.
- Phần cuối trang: thông tin về bản quyền và các liên kết đến trang bên
ngoài.
2.2.2. Modul chính PBL
Trang giao diện của modul PBL (hình 2.5) cũng tương tự như trang chủ
của WEB-PBL. Có ba nội dung: Phần giới thiệu tóm tắt về modul PBL và liên
kết để tìm “vấn đề” học tập theo lĩnh vực, theo bậc học và theo GV. Phần
này chúng tôi thiết kế sẵn cho tương lai với rất nhiều GV tham gia WEB-PBL
với nhiều bậc học và nhiều lĩnh vực. Do đó, việc truy xuất để tìm “vấn đề”
học tập theo nhu cầu cá nhân. Ví dụ: khi click vào lĩnh vực Thiên văn, sẽ hiện
ra trang như hình 2.6. Trang này liệt kê các “tiêu đề” của vấn đề học tập thuộc
lĩnh vực thiên văn. Nếu người dùng muốn chọn vấn đề học tập nào thì click
Hình 2.5: Trang chủ của modul PBL
chọn vào “tiêu đề” tương ứng, web sẽ hiện ra trang giới thiệu kĩ “vấn đề” ấy.
Hình 2.6: Trang “vấn đề” học tập chọn theo lĩnh vực (Thiên văn)
Tại trang “vấn đề” cụ thể này sẽ có nội dung mặc định là giới thiệu “vấn đề”
học tập. Từ đây, nếu cần, có thể sử dụng thanh menu phía trên liên kết với
Nhiệm vụ, Tiến trình, Đánh giá, Tổng kết. Các chức năng hỗ trợ khác nằm
trong các modul của WEB-PBL, sẽ được trình bày tiếp theo.
2.2.3. Modul Từ điển
Trang giao diện của modul Từ điển (hình 2.7) cũng có bố cục tương tự
như trang chủ của WEB-PBL. Nội dung chính trên trang chủ này (bên trái) là
giới thiệu modul từ điển và tra thuật ngữ với ba cách: nhập thuật ngữ trực
tiếp, tìm thuật ngữ theo chữ cái đầu của nó và tìm thuật ngữ theo tên GV
(người đưa ra “vấn đề” học tập). Cột bên trái cho phép người quản trị và GV
thay đổi, bổ sung các “vấn đề” mới (bài học PBL mới) và những thuật ngữ
cần thiết mới.
Hình 2.7 Trang chủ của modul từ điển
2.2.4. Modul Trắc nghiệm
Ngoài việc giới thiệu khái quát nội dung modul trắc nghiệm, trang giao
diện modul này (hình 2.8) sẽ cho phép sử dụng các chức năng hiện có trong
modul thông qua các biểu tượng và đường dẫn đến các trang chức năng như
làm bài trắc nghiệm, xem kết quả, tự soạn đề và làm bài,…; người học có thể
tìm các đề hiện có theo một lĩnh vực hoặc theo GV để ôn tập.
Hình 2.8: Trang giao diện của modul Trắc nghiệm
Bên trái có nội dung dành cho người quản lí và GV (đã đăng nhập) bổ
sung câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi cho “vấn đề” PBL mới và soạn đề kiểm tra.
Ví dụ: khi click chọn Soạn đề, trang soạn đề hiện ra như hình 2.9, người soạn
sẽ thao tác theo các chỉ dẫn trên đó. Khi đã điền đầy đủ thông tin, click vào
nút Tạo đề.
Hình 2.9: Trang tạo đề kiểm tra
Sau khi tạo đề, trang thông báo chi tiết đề vừa tạo hiện ra như hình
2.10, trong đó mã đề tạo ra là ngẫu nhiên và số câu rút trích ra cũng ngẫu
Hình 2.10: Trang thông tin đề mới tạo
nhiên theo lĩnh vực và mức độ khó đã ấn định. Trang này cho phép làm thử,
xem kết quả… (xem phụ lục 4).
2.2.5. Modul Diễn đàn
Trang giao diện được thể hiện ở hình 2.11. Modul này tác giả sử dụng
mã nguồn mở phpBB (phiên bản 2007, tiếng việt). Để tham gia diễn đàn,
người dùng (SV, GV) phải đăng ký thành viên. Khi trở thành thành viên,
người dùng có thể tạo chủ đề thảo luận, gửi bài lên diễn đàn cũng như phản
biện ý kiến.
2.2.6. Modul Tài liệu
Hình 2.11:Trang giao diện của modul Diễn đàn
Trang giao diện của modul này (hình 2.12) chứa phần giới thiệu tóm tắt
chức năng của modul, cho phép tìm các tài liệu theo một lĩnh vực, theo tên
GV. Cột bên trái hiển thị nội dung tài liệu mới cập nhật.
Hình 2.12: Trang giao diện của modul Tài liệu
2.3.7. Modul Trợ giúp
Trang giao diện của Modul này sẽ hỗ trợ về PPDH nhằm khắc phục
những khó khăn mà người dùng gặp phải. Nội dung chính của trang giao diện
này giải đáp những Thắc mắc về dạy học PBL và về cách sử dụng WEB-PBL
Tuy nhiên trong giới hạn của một trang web tĩnh, tác giả chỉ thiết kế những
nội dung trả lời theo một số giới hạn những câu hỏi nhất định. Tác giả cũng
đã cân nhắc kĩ và phán đoán trước những khó khăn trong hai vấn đề trên của
người dùng. Có thể đây là yếu điểm của WEB-PBL. Để khắc phục vấn đề
này, trong quá trình giao tiếp với người học, tác giả sẽ thu lượm thêm nhiều
thắc mắc của người học và sẽ bổ sung vào modul trợ giúp (hình 2.13).
Hình 2.13 : Trang giao diện của modul Trợ giứp
2.3. QUY TRÌNH SỬ DỤNG WEB-PBL TRONG DẠY HỌC
2.3.1. Sơ đồ khối cho quy trình soạn thảo các vấn đề dạy học của GV
GV sử dụng PBL là người trước tiên cần phải nắm vững nguyên tắc sử
dụng WEB-PBL mà cụ thể là phải thông thạo các bước xây dựng “vấn đề” học
tập trên đó. Qui trình soạn thảo trên WEB-PBL là sự kế thừa qui trình thực hiện
PPDH PBL mà tác giả đã trình bày trong chương 1. Sơ đồ hình 2.14 biểu diễn
qui trình này. Có thể giải thích các công đoạn như sau:
1/ Xác định mục đích bài học PBL:
Mỗi bài học đều có thể có ba mục đích cơ bản, đó là: kiến thức thông
báo, kiến thức kĩ năng và tính hoạt động của người học. Tuy nhiên tỉ lệ về mức
độ của ba mục đích ấy đối với từng bài học là không giống nhau. Đối với một
bài học mà chỉ cần đạt mục đích kiến thức thông báo thôi thì có lẽ PBL sẽ là
phương pháp không đắc dụng lắm. Hơn nữa, trong một giáo trình, không phải
chỉ có một PPDH tối ưu và cũng không nên sử dụng chỉ một phương pháp cho
một giáo trình. Thế mạnh của PBL là ở chỗ người học tự thân vận động đi tìm
tri thức cho mình cho nên cần tìm những nội dung có thể phát huy được thế
mạnh của PBL để thiết kế dạy học. Vì vậy trong một giáo trình nên lựa chọn
nội dung học sao cho các mục đích thoả mãn ở mức độ cao để tổ chức dạy theo
PBL. Những bài chúng tôi chọn để thực nghiệm trong đề tài này, ngoài nội
dung rất thiết thực chúng còn đáp ứng được các kĩ năng tìm kiếm, kĩ năng hợp
tác và các hoạt động học tích cực khác.
2/ Chọn vấn đề DH
Khi có mục
đích của bài học
rồi tức là đã chọn
được nội dung học,
GV có thể tìm
kiếm. lựa chọn
“Vấn đề” qua thực
tế, qua báo chí (để
có “tiêu đề” kích
thích trí tò mò của
SV. Cần chú ý,
“vấn đề” được
chọn phải là một
“vấn đề tốt” tức là
toả mãn năm yêu
cầu như đã trình
bày ở mục 1.5.2
(chương 1). Đây là
khâu quan trọng
nhất, mở đầu cho sự thành công của PPDH.
CHỌN VẤN ĐỀ HỌC
XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ
CHO NGƯỜI HỌC
THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
NHẬP LIỆU VÀO CÁC
MODUL TƯƠNG ỨNG
ĐÁNH GIÁ,
ĐIỀU CHỈNH
Quy trình soạn thảo “vấn đề” trên WEB-PBL
TÌM NGUỒN
TÀI LIỆU
XÂY DỰNG CHUẨN
ĐÁNH GIÁ
THIẾT KẾ
TRỢ GIÚP
THIẾT KẾ
TỪ ĐIỂN
XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH BÀI HỌC PBL
(Về nội dung và phương pháp)
“CHẠY” THỬ
Hình 2.14. Quy trình soạn thảo “vấn đề”
Trong khi chọn “tiêu đề” thì đồng thời cũng tìm tài liệu và ghi lại các từ
chuyên môn mới, khó để làm từ điển. Hai hoạt động này sẽ hỗ trợ cho nhau.
Các tài liệu bao gồm: sách, tạp chí, đĩa CD hoặc DVD, các địa chỉ thư viện,
website và những file có nội dung liên quan dưới dạng Word hoặc PowerPoint.
Mọi thông tin đều được ghi lại chính xác để nhập vào WEB-PBL
3/ Xác định nhiệm vụ cho người học
Các nhiệm vụ cơ bản cần xác định cho mỗi bài học:
- Nhóm tự lập kế hoạch, phân công công việc và thời hạn hoàn thành
từng công đoạn trong nhóm
- Đánh giá cá nhân và đánh giá trong nhóm
- Nội dung, hình thức và thời hạn trình bày báo cáo.
4/ Thiết kế tiến trình
Thực ra ở giai đoạn này, GV thiết kế các đường dẫn riêng, ngoài những
đường dẫn có sẵn trong WEB-PBL: tìm tài liệu, trợ giúp..
5/ Xây dựng chuẩn đánh giá
Tuỳ theo mục đích đã được xác định của bài học, GV xây dựng thang
đánh giá quá trình học tập của SV cho mỗi “vấn đề”. Các tiêu chuẩn này sẽ
được thảo luận trước khi giao “vấn đề” cho SV. Đây sẽ là chuẩn chung để GV
đánh giá SV và SV căn cứ vào đó tự đánh giá quá trình học tập của mình.
6/ Nhập dữ liệu vào WEB-PBL
Muốn làm điều này, trước hết GV phải đăng nhập để được đưa dữ liệu
vào và sửa chữa trong đó. Khi hoàn thành từng khâu ở trên, GV ghi lại và nhập
vào các trang tương ứng với chức năng như đã giới thiệu ở mục 2.2.
Đối với những GV đã thực hiện nhiều lần và thuần thục với WEB-PBL
có thể soạn thảo trực tiếp theo mẫu của website hoặc chuẩn bị sẳn trên MS
Words, sau đó copy và dán vào các trang tương ứng. Các bước thêm (hoặc cập
nhật) nội dung trên WEB-PBL diễn ra theo 4 bước (xem phụ lục 6 – Phần
Hướng dẫn sử dụng dành cho GV).
7/ “Chạy” thử
Dù là GV đã quen dùng WEB-PBL song hoàn tất nhập liệu đều phải qua
bước này. Các công việc cần làm khi chạy thử:
- Kiểm tra các liên kết
- Kiểm tra từng câu chữ của “tiêu đề” xem “vấn đề” đưa ra có đáp ứng
các yêu cầu về nội dung, tính kích thích...
- Kiểm tra các yêu cầu trong tiến trình và tính giới hạn của “vấn đề”
- Kiểm tra thật kĩ các câu hỏi trắc nghiệm
- Kiểm tra văn phạm, lỗi chính tả...
8/ Đánh giá, điều chỉnh
So sánh với mục đích đã đặt ra ban đầu để đánh giá toàn bộ bài học đã
chuẩn bị. Việc điều chỉnh chủ yếu ở khâu chuẩn đánh giá và trang trợ giúp (có
thể bổ sung hoặc bỏ bớt trợ giúp).
2.3.2. Các hướng sử dụng WEB-PBL trong dạy học
- Hướng 1: Xen kẽ giảng dạy trực tiếp trên lớp và những bài theo PBL.
Trong một học phần, GV chủ động lựa chọn những kiến thức nào cần
phải giảng dạy trực tiếp trên lớp và những khối kiến thức nào có thể biên soạn
thành những “vấn đề” học tập theo PBL để các nhóm thực hiện. Thông
thường những kiến thức nền tản, có tính nguyên lý, những suy luận và công
cụ toán học,… là những kiến thức khó, GV cần tổ chức trao đổi trên lớp (giờ
lý thuyết) nhằm trang bị cho SV những tri thức ban đầu, công cụ cần thiết để
họ có thể hoàn thành các vấn đề học tập phía sau. Những kiến thức liên quan
nhiều đến tìm hiểu hiện tượng trong tự nhiên, trong thức tế, những kiến thức
nghiên cứu định tính nhiều hơn định lượng, kiến thức thực hành v..v..đòi hỏi
SV phải tìm kiếm, thảo luận nhiều đồng thời dễ gây cảm hứng cho họ, rất phù
hợp với kiểu bài học PBL thiết kế trên WEB-PBL.
Môn thiên văn có nhiều đặc điểm phù hợp cho việc sử dụng PBL bởi vì
nội dung hấp dẫn, có nhiều tài liệu để thạm khảo (sách, dĩa, internet), gắn
nhiều với đời sống con người. Điều thú vị là môn học này rất trừu tượng
nhưng lại rất thực tế, dễ làm người học say mê.
- Hướng II. Sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các chương trình quản lí học
tập (elearning) như Moodle, Claroline,…. Hướng sử dụng này là hình thức
người học học thông qua trên mạng internet là chính và thường áp dụng cho
hình thức đào tạo từ xa, hệ vừa học và vừa làm. GV phát triển những vấn đề
học tập rồi đưa vào WEB-PBL và tổ chức quản lí học tập trên các chương
trình quản lí học tập,…. Nhờ có các chỉ dẫn, sắp xếp các vấn đề của WEB-
PBL học viên sẽ thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hoàn
toàn độc lập. Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi GV phải có kỹ năng ứng dụng
công nghệ trong dạy học và học viên cũng phải có tính tự giác và tự lực cao
trong học tập.
Chúng tôi thực hiện đề tài của mình theo hướng thứ nhất.
2.3.3. Tiến trình dạy học với WEB-PBL theo hướng I
Tiến trình chung cho thực hiện PBL đã được trình bày ở chương 1 (xem
mục 1.5.3 và sơ đồ 1.6). Vì đến đây chúng tôi đã có phương tiện hỗ trợ là
WEB-PBL nên chúng tôi lặp lại qui trình ấy để nhấn mạnh công cụ hỗ trợ.
Trước khi vào tiến trình, GV sẽ trình chiếu và giới thiệu WEB-PBL
(chủ yếu là trang chủ). Phần nghiên cứu kĩ WEB-PBL sẽ dành cho SV tự
nghiên cứu thêm sau đó.
- Giai đoạn 1: Tổ chức nhóm và giao nhiệm vụ dưới hình thức trình
chiếu modul PBL - Giới thiệu “Tiêu đề”, nhiệm vụ của các nhóm và những
qui ước trao đổi giữa SV và GV. Cần dành một thời gian trao đổi với SV về
những vấn đề về thủ tục làm việc.
- Giai đoạn 2: Các nhóm hoạt động. Việc quản lí công việc được nhóm
trưởng. Các thành viên tham gia vạch kế hoạch cụ thể, phân chia nhiệm vụ cá
nhân, thời gian hoàn thành, họp nhóm giữa kì và cuối kì để hoàn thành báo
cáo. Trong thời gian tìm kiếm cá nhân, các thành viên có thể trao đổi thông
tin với nhau, trao đổi với giáo viên thông qua modul Diễn đàn hoặc e-mail.
Sự theo dõi của GV là thường xuyên để đánh giá tính tích cực của các nhóm
hoặc cá nhân.
- Giai đoạn 3: Tổ chức báo cáo để đánh giá tổng kết, bổ sung, chính xác
hoá kiến thức cho SV. Đánh giá vấn đề học tập thuộc về cả GV và SV. SV
tham gia tự đánh giá quá trình học tập của mình và của bạn trong nhóm.
2.4. CHUẨN BỊ MỘT SỐ BÀI HỌC THIÊN VĂN TRÊN WEB-PBL
SV ngành sư phạm Vật lí Trường ĐH An Giang học môn Thiên văn dựa
trên giáo trình của Phạm Viết Trinh. Vì vậy các bài học PBL của chúng tôi
soạn cho đợt TNSP này cũng dựa trên nội dung giáo trình ấy. Nội dung cơ
bản của giáo trình này được viết thành đề cương ở phụ lục 12.
Dựa vào các một số đặc điểm nội dung để chọn “vấn đề” học tập (như ở
Hướng 1 có nói), chúng tôi cho SV học theo PBL phần nội dung “Mặt trời và
các hành tinh”. Bảng dưới đây là cụ thể hoá 5 “vấn đề” học tập trong môn
Thiên văn.
Vấn đề: Ngắm bình minh trên quê hương An giang, mô tả và
giải thích chuyển động của bầu trời
Số lượng: 05 SV Thời gian: 03 tuần (Từ…….đến……)
Ghi chú
của GV
Mục
đích
Nghiên cứu luận điểm của Copernicus để giải
thích bản chất một số hiện tượng bầu trời nhật động
quan sát được bằng mắt thường.
Giới
thiệu
“vấn đề”
* Nội dung: Từ ngàn đời, mỗi
ngày khi mọi người thức dậy,
chuẩn bị cho ngày mới bắt đầu
và ta chào buổi sáng với ánh
bình minh thật đẹp. Chắc hẳn,
ai cũng biết mặt trời mọc ở
phía Đông và lặn ở phía Tây.
Vào ban đêm, hầu như toàn bộ
bầu trời sao cũng “quay” cùng
chiều với mặt trời. Phải chăng
hằng ngày Mặt trời và các sao chuyển động xung
quanh trái đất chúng ta một vòng từ Đông sang Tây?
Hãy tưởng tượng các bạn là những nhà Thiên văn
đang nghiên cứu hiện tượng mọc lặn của Mặt trời và
các sao tại An Giang để hoàn thành công trình
Trình chiếu
trang chủ
của WEB-
PBL.
nghiên cứu về chuyển động của bầu trời.
*Tổ chức: Nhóm, nhóm trưởng,…
3. Nhiệm
vụ
* Nội dung:
- Quan sát vị trí mọc, lặn của Mặt trời và một số
ngôi sao sáng trên bầu trời ban đêm trong 3 tuần
(mỗi tuần một ngày, 2 lần: chiều tối và sáng sớm) rồi
tìm cách lí giải bản chất của những sự mọc lặn này
(nghiên cứu tài liệu).
- Tìm hiểu khái niệm chiều “từ Đông sang Tây” và
ngược lại.
- Các đặc điểm chuyển động nhìn thấy của các thiên
thể khác ngoài 2 đối tượng đã đề cập.
- Nghiên cứu và vận dụng thuyết nhật tâm
Copernicus để giải thích hiện tượng liên quan, chứng
tỏ Trái đất quay xung quanh Mặt trời.
- So sánh mô hình địa tâm và mô hình Copernicus về
sự phù hợp với các đặc điểm nhìn thấy
- Tìm minh chứng cho sự tự quay của Trái đất.
*Tổ chức: Hướng dẫn lập kế hoạch, thời hạn, hình
hình thức báo cáo (trước toàn lớp)
(Ghi chú
GV)
…………
…………
…………
…………
4. Tiến
trình
- Họp nhóm: Phân công nhiệm vụ cho thành viên theo
các nhiệm vụ cụ thể trên (nhóm trưởng thống nhất với
thành viên)về lí thuyết (thuyết Copernicus)
- Nhóm thống nhất thời gian quan sát quan sát Mặt
trời (khoảng 30 phút mỗi lần – lúc mọc và trước lúc
lặn), trao đổi về sự “đi” của Mặt trời trong một
khoảng thời gian. Thực chất là gì?
- Cá nhân tìm và nghiên cứu tài liệu theo phân công
- Họp nhóm giữa kì trình bày nghiên cứu cá nhân,
thống nhất, phân công người trình bày (viết, vẽ, sẵm
vai…).
- Làm việc cá nhân (tự chỉnh sửa, nghiên cứu thêm
theo góp ý
- Họp nhóm chuẩn bị báo cáo.
* Tài liệu:
- Giáo trình (Phạm Viết Trinh): chương 1 (§1 - 6);
chương 2 (§15-18) và chương V (§33-35)
*Từ điển:
-Chiều
chuyển
động của
Trái đất
quanh Mặt
trời
- Chiều nhật
động (từ
Đông sang
Tây)
- Chiều tự
quay của
Trái đất
- Chuyển
động giật
lùi (nhuyển
- SGKVL 10 (nâng cao), bài “Các ĐL Kepler”
* Các website:
mie/hethongcopernic.htm
động nút)
- Mặt trời
- Nhật động
- Thuyết
nhật tâm
(của
Copernicus)
- Trái đất
*Kế hoạch:
Hẹn thời
gian hoàn
thành “vấn
để”:…
5. Đánh giá
- Trình bày bài báo cáo theo qui định
- Thang và phiếu đánh giá có trong WEB-PBL
Trình bày
và giới
thiệu tham
khảo trên
WEB-PBL
6. Tổng kết Báo cáo trước lớp và đánh gíá
GV chính
xác hoá một
số khái
niệm, giải
thích lại cho
rõ
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 tập trung vào việc xây dựng và giới thiệu website hỗ trợ cho
PBL (WEB-PBL) nói chung và vận dụng nó vào dạy một số nội dung Thiên
văn. Sau khi giải thích các modul của WEB-PBL, chúng tôi trình bày qui trình
chuẩn bị và nhập dữ liệu để GV có thể vận dụng cho công việc của mình (dạy
Thiên văn theo PBL trên WEB-PBL).
Phần cuối chương, chúng tôi chuẩn bị nội dung cho thực nghiệm sư
phạm, cụ thể là soạn 5 bài dạy (chúng tôi để ở đây 1 bài còn 4 bài khác để ở
phụ lục 12) theo PBL trên WEB-PBL.
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ CHO TNSP
3.1.1. Mục đích của cuộc TNSP
Thực nghiệm sư phạm (TNSP) được tiến hành với mục đích kiểm tra,
đánh giá giả thuyết khoa học “Nếu xây dựng một website chuyên biệt hỗ trợ
việc dạy học môn thiên văn học theo phương pháp PBL thì sẽ phát huy tính
tích cực, năng động và sáng tạo của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng
trong đào tạo giáo viên vật lí ở trường sư phạm”, đồng thời có thể khẳng định
tính khả thi để triển khai đề tài trong điều kiện hiện tại của các trường đại học
sư phạm.
Cụ thể là trả lời các câu hỏi sau:
1. WEB-PBL được xây dựng có thích hợp cho GV và SV trong việc
dạy và học theo vấn đề hay không?
2. Mức độ SV tự xây dựng một kiến thức dưới hình thức một “vấn đề”
học tập (đủ, chính xác) khi họ sử dụng WEB-PBL trong hoạt động tìm kiếm,
giải quyết vấn đề như thế nào?
3. PPDH theo vấn đề có thật sự phát huy được tính tích cực và sáng
tạo của sinh viên hay không?
4. Kĩ năng sử dụng các phương tiện kĩ thuật của SV tiến bộ như thế
nào trong việc trình bày kết quả học tập?
3.1.2. Giới thiệu khái quát các công việc TNSP
TNSP được tiến hành đối với SV lớp DH6L của trường Đại học An
Giang. Chúng tôi chọn lớp DH6L vì đây là lớp duy nhất tại trường đang học
môn Thiên văn học. Theo phân phối giảng dạy, môn Thiên văn học được bố
trí vào học kỳ I năm thứ IV. Do là năm cuối nên việc sử dụng máy tính, khai
thác internet cũng như kĩ năng làm việc nhóm của SV có thể đáp ứng được
những yêu cầu cơ bản của TNSP.
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sau khi học xong các giờ lý thuyết
chương VIII (Giáo trình Thiên văn học của Phạm Viết Trinh).
Do TNSP được tổ chức ở một lớp trong trường ĐH theo chương trình
Thiên văn (như đã trình bày ở 2 chương trước) và tính đặc thù của PPDH
PBL, chúng tôi tổ chức TNSP cho đề tài như sau:
- GV bộ môn sẽ dạy Thiên văn theo lịch trình bình thường của trường.
Chúng tôi thống nhất sẽ thực nghiệm và so sánh mức độ nhận thức, các kỹ
năng học tập của SV ở giữa giáo trình (thay bài kiểm tra giữ kỳ) bởi hai loại
bài tập: Tiểu luận (nhóm ĐC), bài tập tình huống PBL (nhóm TN).
- Thời gian SV làm tiểu luận hoặc bài tập tình huống là 3 tuần.
- Kết quả TNSP sẽ được đánh giá thông qua kết quả bài làm, phân tích
các bảng trả lời, kết hợp với các kết quả quan sát SV trong quá trình làm việc
của họ (cả hai đối tượng).
3.1.3. Công tác chuẩn bị cho TNSP
- Chia nhóm: Lớp học có 56 sinh viên, chúng tôi chia tất cả ra thành 11
nhóm. Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 5 nhóm làm “các nhóm thực nghiệm”, 6
nhóm còn lại là những nhóm đối chứng. Các nhóm đối chứng sẽ có bài tập
nhóm cho bởi giáo viên dạy môn Thiên văn. Các nhóm thực nghiệm sẽ làm
các đề tài theo PBL. Các nhóm tự chọn ra nhóm trưởng và thư ký.
- Trao đổi với GV giảng dạy học phần Thiên văn:
. Tìm hiểu các đề tài tiểu luận sẽ giao cho lớp ĐC
. Giới thiệu mục đích, nhiệm vụ, nội dung các “vấn đề” sẽ dạy theo
PBL và kế hoạch TNSP.
. Cách đánh giá bài làm của cả hai nhóm
3.2. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ
3.2.1. Các công việc chính đã làm trong TNSP
- Các nhóm TN nhận đề tài theo phương pháp PBL đồng thời với các
nhóm ĐC nhận đề tài tiểu luận. (Tên các đề tài của các nhóm để ở phụ lục
11). Sau đó, các nhóm tự chỉ đạo các hoạt động của nhóm mình cho đến khi
hoàn thành báo cáo.
- Tác giả và GV bộ môn dự một số buổi làm việc nhóm của cả hai loại
nhóm học tập, ghi chép và đánh giá sự làm việc của các nhóm.
- Tác giả giải đáp trực tiếp hoặc phản hồi các thông tin trên WEB-PBL.
- Tác giả và GV bộ môn dự các buổi báo cáo kết quả của các nhóm TN
và nhóm ĐC để đánh giá chất lượng về nội dung cũng như các kĩ năng của
SV theo tiêu chí đã định.
Để tiện cho việc đánh giá, từ các tiêu chí này chúng tôi cụ thể hóa thành
thang đánh giá và phiếu cho điểm. Tuy nhiên, không phải tiêu chí nào SV
cũng có thể tham gia đánh giá, chính vì vậy, chúng tôi thiết kế hai thang đánh
giá cho GV và SV riêng. SV chủ yếu tham gia đánh giá thông qua buổi báo
cáo của các nhóm trên lớp (xem các tiêu chí ở phụ lục 2).
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào bản báo cáo của SV thì sẽ không đánh giá
được toàn diện chất lượng bên trong của phương pháp PBL. Một số kiểu đánh
giá khác hỗ trợ cho đánh giá tổng hợp là:
- SV (ĐC và TN) đánh giá lẫn nhau (Theo thang đánh giá và phiếu cho
điểm ở phụ lục 2)
- Đánh giá quá trình học tập SV, GV có nhật ký theo dõi các hoạt động
của nhóm SV cả trên thực tế và trên mạng.
- Đánh giá thông qua các bảng trả lời của SV.
Những đánh giá này chúng tôi sẽ phân tích phần sau.
3.2.2. Đánh giá kết quả học tập thông qua các báo cáo của các nhóm
Chúng tôi tổ chức bốn buổi báo cáo cho cả nhóm TN và ĐC. Nhìn
chung, các nhóm đều đáp ứng yêu cầu của bài tập giữa kỳ. Tuy nhiên, nhóm
TN hoàn thành công việc có chất lượng hơn so với nhóm ĐC. Nội dung khoa
học của các nhóm TN được trình bày tập trung, các mục sắp xếp logic, hình
ảnh minh họa sinh động và đảm bảo các yêu cầu về thời gian hơn nhóm ĐC.
Trong quá trình báo cáo, các nhóm TN cũng thể hiện các kĩ năng nhóm khoa
học hơn các nhóm ĐC, các công việc như: người báo cáo, người điều khiển
máy tính, các thành viên tham gia giải đáp… phối hợp khá nhịp nhàng. Trong
khi đó, những vấn đề này ở nhóm ĐC thể hiện chậm chạp, có nhóm báo cáo
theo kiểu độc thoại không thể hiện có sự hỗ trợ của các thành viên.
Những điều này được xác nhận thông qua việc đánh giá của SV, GV
dựa trên bảng tiêu chí và phiếu khảo sát SV.Chúng tôi thống nhất tiêu chí, tỉ
lệ điểm giữa việc tự đánh giá của SV và kết quả đánh giá độc lập của GV.
Tổng hợp các kết quả đánh giá của SV và của GV sau khi quy đổi thành điểm
thông thường (thang điểm 10 như quy định hiện hành). Đầu tiên, chúng tôi
xin chọn xử lí kết quả của các nhóm theo đánh giá từ phía SV.
Qua phân tích thống kê với các tiêu chí, chúng tôi có các thông số
thống kê của nhóm TN và ĐC ở bảng 3.1.
1/ Về nội dung khoa học của bản báo cáo:
Sản phẩm cuối cùng của các nhóm là các báo cáo nội dung mà họ đạt
được trên lớp trước sự phản biện của GV và các nhóm khác. Kết quả thu được
thể hiện ở bảng 3.2 về phân bố tần suất điểm và biểu đồ phân phối điểm hình
3.1. Chúng tôi nhận thấy cả nhóm TN và nhóm ĐC đều phân bố điểm trong
phạm vi từ 8 đến 9 điểm, nhưng từ bảng 3.1 ta thấy độ lệch chuẩn (Std.
Deviation) của nhóm TN (0.1986) nhỏ hơn nhóm ĐC (0.2929) và điểm trung
bình (Mean) của nhóm TN là 8.712 và ĐC là 8.280. Điều này chứng tỏ, ở tiêu
chí này, điểm của nhóm ĐC không tập trung bằng nhóm TN và nhóm TN có
xu hướng lệch về phía điểm cao hơn nhóm ĐC.
PHAN NHOM N Mean
Std.
Deviation
Std.
Error
Mean
SU DUNG CN Thuc nghiem 26 8.792 .1937 .0380
Doi chung 30 8.440 .5475 .1000
HOAT DONG Thuc nghiem 26 8.735 .1522 .0298
Doi chung 30 8.363 .4165 .0760
SAN PHAM Thuc nghiem 26 8.712 .1986 .0390
Doi chung 30 8.280 .2929 .0535
DIEM CONG Thuc nghiem 26 .896 .4103 .0805
Doi chung 30 .787 .2569 .0469
TONG CONG Thuc nghiem 26 9.045 .2259 .0443
Doi chung 30 8.623 .3645 .0666
Bảng 3.1. Số liệu các thông số thống kê của nhóm TN và nhóm ĐC do SV đánh giá
Lại nhóm Frequency Percent Valid
Percent
Cumulative
Percent
Thuc
nghiem
Valid 8.5 6 23.1 23.1 23.1
8.6 10 38.5 38.5 61.5
8.9 5 19.2 19.2 80.8
9.0 5 19.2 19.2 100.0
Total 26 100.0 100.0
Doi chung Valid 8.0 5 16.7 16.7 16.7
8.1 14 46.7 46.7 63.3
8.5 6 20.0 20.0 83.3
8.8 5 16.7 16.7 100.0
Total 30 100.0 100.0
Bảng 3.2: Phân bố tần suất điểm cho Nội dung
Từ cột giá trị của điểm và cột tần suất cho ta biểu đồ phân bố tần suất như
ở hình 3.1.
Biểu đồ phân phối điểm Sản phẩm
SAN PHAM
9.08.98.68.5
Fre
que
ncy
10
8
6
4
2
0
SAN PHAM
PHAN NHOM: Thuc nghiem
SAN PHAM
8.88.58.18.0
Fre
qu
enc
y
12.5
10.0
7.5
5.0
2.5
0.0
SAN PHAM
PHAN NHOM: Doi chung
Hình 3.1: Biểu đồ phân phối điểm Nội dung
Từ biểu đồ hình 3.1 ta nhận thấy, điểm trung bình của nhóm TN và ĐC không
chênh lệch nhiều nhưng nhóm TN có xu hướng lệch về phía điểm cao hơn.
Điều này cho thấy, kiến thức khoa học của các nhóm là xê xít nhưng chất
l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVLPPDH030.pdf