LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC. iii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ . vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. vii
TÓM TẮT LUẬN VĂN. viii
MỞ ĐẦU .1
1. Tính cấp thiết của đề tài .1
2. Tình hình nghiên cứu.3
2.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .3
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .6
3.1. Mục đích nghiên cứu .6
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .6
4.1. Đối tượng nghiên cứu .6
4.2. Phạm vi nghiên cứu .6
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài.7
6. Kết cấu của luận văn .7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI.8
1.1. Khái niệm về vi phạm và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội .8
1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.8
1.1.2. Cấu thành của vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội .10
1.1.3. Phân loại vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội .14
1.1.4. Xử lý vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội .15
1.2. Các hình thức xử lý, truy cứutrách nhiệm đối với vi phạm pháp luật về bảo
hiểm xã hội.16
1.2.1. Các hình thức xử lý .16
97 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng BHXH được
đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực
lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế.
Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều
89 Luật BHXH 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 30 Thông tư
59/2015/TT-BLĐTBXH.Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày
01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các
khoản bổ sung khác.Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các
khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật
lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện
thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân
nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ
cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền
thưởng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp (bao gồm tiền thưởng lương
tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm) không làm căn
cứ để tính đóng BHXH.
Cụ thể:
Đối với khu vực Nhà nước:Chính phủ ban hành Nghị định số
204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, với các bảng lương, thang lương rất cụ
thể và chi tiết để áp dụng. Mỗi bảng lương có các ngạch bậc và điều kiện để được xếp
vào chức danh tương ứng; có thời gian giữ bậc, nâng lương... cụ thể tương ứng. Các
bậc lương được quy thành hệ số một cách thống nhất để dùng ra quyết định hoặc ký
hợp đồng lao động. Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính
35
bằng hệ số đó (bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương cơ sở
do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Theo đó, mức tiền lương, tiền công, các
khoản phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của những lao động này được quy
định rất rõ ràng theo bảng lương mà Nhà nước xây dựng theo từng thời kỳ với những
đặc điểm kinh tế, xã hội đặc trưng. Bởi vậy, vi phạm về không đóng BHXH đúng mức
quy định hầu như không xảy ra, nếu có chỉ xảy ra đối với đối tượng người lao động
làm việc theo chế độ hợp đồng.
Đối với khu vực ngoài Nhà nước: Chính phủ ban hành Nghị định số
49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật
lao động về tiền lương lương làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao
động là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thỏa thuận ghi trên
hợp đồng lao động của người lao động.
Mặt khác, tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện theo thang lương, bảng
lương do doanh nghiệp tự xây dựng theo từng thời kỳ, thực hiện mức lương tối thiểu
vùng áp dụng theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.
Có một thực tế là, hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp
hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế
quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ
quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì không có
hợp đồng lao động, sử dụng nhiều hợp đồng để đối phó cơ quan nhà nước. Mặt khác,
do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH,
mà không có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu vùng, dẫn
đến nếu doanh nghiệp buộc phải ký hợp đồng lao động thì cũng chỉký với mức lương
rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH theo quy
định. Một thực tế đặt ra đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các doanh nghiệp
tư nhân bóc lột cạn kiệt sức lao động của người lao động nhưng chỉ trả cho họ đồng
lương ít ỏi chủ yếu là hợp đồng do họ thỏa thuận chỉ nghĩ đến lợi nhuận của công ty
chứ không hề quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động.
Qua khảo sát tình hình tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
đang áp dụng trả lương và tính đóng BHXH tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn than và
Khoáng sản Việt Nam
36
Từ 01/2016, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng thang
lương, bảng lương làm cơ sở thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động, xây
dựng đơn giá tiền lương; thực hiện chế độ nâng ngạch, nâng bậc lương; đóng và
hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí công đoàn... thực hiện thống nhất
đối với các đơn vị trực thuộc (818/QĐ-TKV ngày 25/4/2016, Quyết định số
05/QĐ-TKV ngày 07/01/2017, Quyết định số 266/QĐ-TKV ngày 13/02/2018). Hệ
thống thang lương, bảng lương của TKV được thiết kế theo cận “min” do Nhà nước
quy định, tức là mức lương thấp nhất ghi trong hợp đồng lao động được tính bằng
mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm.
Qua thanh tra, kiểm tra một số đơn vị thuộc Tập đoàn Than và Khoáng sản
Việt Nam thì các đơn vị đã thực hiện ký kết hợp đồng với người lao động theo đúng
tiền lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương do Tập đoàn đã xây dựng.
Tuy nhiên qua kiểm tra bảng thanh toán tiền lương thực trả cho người lao động thì các
đơn vị không sử dụng thang lương, bảng lương của Tập đoàn để trả lương mà đơn vị
trả lương cho người lao động trên cơ sở chức danh, năng suất lao động (sản phẩm),
mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo Quy chế quản lý lao động, tiền lương của từng đơn
vị xây dựng (độc lập với hệ thống thang lương, bảng lương của Tập đoàn).
Tiền lương thực lĩnh (lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác) của người
lao động bao gồm:
* Lương:
+ Lương theo sản phẩm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chức danh
+ Lương khuyến khích an toàn
+ Lương K3 + Trực:
+ Lương học + họp + quân sự:
+ Lương lễ, phép:
* Các khoản phụ cấp:
+ Phụ cấp tự vệ + PCCC:
+ Phụ cấp phụ nữ:
+ Phụ cấp công đoàn
+ Phụ cấp đoàn thanh niên
+ Phụ cấp an toàn vệ sinh viên
37
* Các khoản bổ sung khác:
+ Tiền ăn ca:
+ Tiền độc hại:
+ Tiền thưởng:
- Tiền lương thực tế đơn vị trả cho người lao động cao hơn nhiều so với tiền
lương đóng BHXH, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo công ty (Giám đốc, Phó Giám
đốc, Trưởng phòng...), Quản đốc, Phó Quản đốc, Tổ trưởng tổ sản xuất.
Quỹ lương thực tế trả cho người lao động tại thời điểm tháng 12/2017 và tháng
12/2018 cao hơn 2 lần đối với các đơn vị khai thác than hầm lò (Công ty than Quang
Hanh); cao hơn 1,5 lần đối với các đơn vị khai thác mỏ lộ thiên (Công ty CP than Hà
Tu, Công ty CP than Cao Sơn) so với quỹ lương tham gia BHXH. Cụ thể:
Bảng 2.2 So sánh quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của
03 đơn vị trong năm 2017 và năm 2018 với quỹ lương thực tế đơn vị trả cho
người lao động
Đơn vị: tỉ đồng
TT Nội dung
Năm
2017
Năm
2018
I Công ty CP than Hà Tu – Vinacomin
1 Tổng quỹ lương đóng BHXH 125 156
2 Tổng số tiền phải đóng theo quỹ lương đóng BHXH 40 8
3
Tổng quỹ lương theo thu nhập thực tế (gồm: lương
sản phẩm, phụ cấp lương, thưởng và các khoản bổ
sung khác )
192 241
4
Chênh lệch quỹ lương thực tế với quỹ lương đóng
BHXH
1,54 1,55
II Công ty than Quang Hanh – TKV
1 Tổng quỹ lương đóng BHXH 198 210
2 Tổng số tiền phải đóng theo quỹ lương đóng BHXH 63 66
38
3
Tổng thu nhập thực tế (gồm: lương sản phẩm, phụ
cấp lương, thưởng và các khoản bổ sung khác ) 486 510
4
Chênh lệch quỹ lương thực tế với quỹ lương đóng
BHXH
2,44 2,45
III Công ty CP than Cao Sơn – Vinacomin
1 Tổng quỹ lương đóng BHXH 161 154
2 Tổng số tiền phải đóng theo quỹ lương đóng BHXH 52 63
3
Tổng quỹ lương theo thu nhập thực tế (gồm: lương
sản phẩm, phụ cấp lương)
194 231
4
Chênh lệch quỹ lương thực tế và quỹ lương đóng
đóng BHXH
1,2 1,5
Nguồn: quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của 03 đơn vị trong năm
2017 và năm 2018 của công ty Than Hà Tu; Công ty Quang Hanh –TKV; Công ty CP Cao
Sơn - Vinacomin
39
Bảng 2.3: So sánh về mức đóng BHXH bình quân và mức thu nhập bình quân
(tính trên 1 lao động)
Đơn vị: nghìn đồng
Nội dung
Thấp nhất Cao nhất Bình quân
Mức
đóng
Tiền
lương
Mức
đóng
Tiền
lương
Mức
đóng
Tiền
lương
Năm 2017 (Tháng 12/2017)
Hà Tu 3.730 3.666 8.605 27.700 5.107 7.325
Cao Sơn 3.555 3.501 9.032 19.503 4.830 6.015
Quang Hanh 3.851 4.121 9.032 31.806 4.982 11.392
Năm 2018 (Tháng 12/2018)
Hà Tu 3.966 4.863 9.149 22.800 5.351 7.911
Cao Sơn 3.675 4.302 9.604 25.777 5.102 8.635
Quang Hanh 3.851 4.100. 9.604 33.982 5.076 12.283
Nguồn: quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của 03 đơn vị trong năm
2017 và năm 2018 của công ty Than Hà Tu; Công ty Quang Hanh –TKV; Công ty CP Cao
Sơn - Vinacomin
Như vậy, có thể nói việc quy định về tiền lương làm căn cứ đóngBHXH
từ01/01/2018 trở đi là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác tuy
nhiên đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:
Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực
tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH là mức lương ghi
trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp của từng người lao động, không có
điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp xây dựng mức
lương cao hơn tiền lương vùng theo quy định đồng thời xây dựng các khoản phụ cấp
không phải đóng BHXH trả người lao động để trốn đống BHXH.
Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật BHXH tại các đơn vị trong việc đăng
ký mức tiền lương,tiền công làm căn cứ trích nộp BHXH hàng tháng của các đơn vị
sử dụng lao động ngày càng phức tạp. Trong khi đó cơ quan BHXH chỉ có thể thanh
tra, kiểm tra được bảng lương thực tế tại đơn vị theo Bảng lương hợp thức hóa chứng
40
từ và chứng từ hợp pháp tại đơn vị. Bên cạnh đó, hầu hết các đơn vị đều lách luật bằng
cách chia nhỏ lương thành các khoản phụ cấp khác nhau như: tiền thưởng sáng kiến,
phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đi lại, phụ cấp điện thoại, hỗ trợ nuôi con nhỏ để trốn đóng
các khoản phụ cấp phải trích nộp cho quỹ BHXH như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp tay
nghề, phụ cấp lưu động..
2.1.3. Vi phạm phương thức đóng bảo hiểm xã hội
Với phương thức và mức đóng BHXH như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng
tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngay sau khi thanh
toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết quyết
toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý,
theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời
khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị sử dụng lao trong
khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, còn đối với
các đơn vị ngoài khu vực Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến
tình trạng nợ BHXH.
Nợ chậm đóng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn
số tiền phải đóng BHXH bình quân 1 tháng) được tập trung chủ yếu ở các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và một số doanh nghiệp nhà nước do các đơn vị này không
thực hiện việc nộp BHXH theo tháng mà nộp theo quý.Nợ tồn đọng (số tiền đơn vị sử
dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình quân của 3
tháng), chủ yếu thuộc các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn sắp xếp, cổ
phần hóa theo quy định tại Nghị định 41/CP.
Theo số liệu thống kê nợ của BHXH tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2016 đến năm
2018 như sau:
41
Bảng 2.4: Thống kê số tiền nợ đọng BHXH giai đoạn 2016-2018
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Số đơn vị nợ
Số tiền nợ
Tổng cộng
Nợ BHXH Nợ BHYT Nợ BHTN
2016 816 110,5 9,5 16,7 136,8
2017 780 83,9 7,4 15,4 106,7
2018 793 82,3 6,9 15,3 104,5
Nguồn: Báo cáo các năm của BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 2.2. Thống kê số tiền nợ đọng BHXH giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Báo cáo các năm của BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018
Thực tế số liệu cho thấy, số đơn vị nợ đọng và số tiền nợ đọng BHXH,
BHYT,BHTN qua 3 năm có chiều hướng giảm.Trong năm 2018 có tổng số 793 đơn
vị nợ kéo dài BHXH với tổng số nợ là 105 tỷ/5.002 tỷ đồng - số tiền BHXH Việt Nam
giao cho BHXH thu BHXH trong năm 2018 chiếm 2.1% chỉ tiêu thu BHXH của tỉnh
Quảng Ninh. So với năm 2016có 816 đơn vị nợ,số nợ đọng với số tiền 136/3.959 tỉ
đồng chiếm 3,4% số kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Số nợ, tỷ lệ nợ trên địa bàn tỉnh
có chiều hướng giảm đi do việc thực hiện công tác quản lý thu tại các cơ quan BHXH
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
2016 2017 2018
Số đơn vị nợ BHXH Số tiền nợ BHXH
42
tỉnh được thực hiện tốt hơn nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân
tỉnh, sự phối kết hợp giữa Sở lao động thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh,
Công an tỉnh trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Đặc biệt do ngành BHXH được thêm
chức năng Thanh tra chuyên ngành nên đã chủ động thanh tra các đơn vị vi phạm và
sử phạt hành vi vi phạm trong công tác thu nộp, nợ đọng BHXH.
Tuy nhiên, Các hành vi vi phạm pháp luật BHXH trong việc thực hiện việc
trích nộp riêng tiền BHXH cho người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động vẫn
còn các đơn vị trây ỳ không nộp BHXH. Cụ thể như:Năm 2016:Số tiền nợ đọng
BHXH là: 21 tỷ đồng; Số tiền nợ kéo dài: 87 tỷ đồng; Số tiền nợ khó thu: 28 tỉ đồng.
Năm 2018: Số tiền nợ đọng BHXH là: 16 tỷ đồng; Số tiền nợ kéo dài: 60 tỷ đồng; Số
tiền nợ khó thu: 29 tỉ đồng.Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH thời gian qua được
lý giải ở một số nguyên nhân. Cụ thể, nhận thức của một số chủ sử dụng lao động,
người lao động về chính sách BHXH còn hạn chế, người lao động chưa mạnh dạn đấu
tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong quan lý
đơn vị, doanh nghiệp; quản lý lao động, quản lý đối tượng thuộc diện tham
gia BHXH; cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý nhà nước và BHXH, trong thanh,
tra kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, BHYT đối với các
doanh nghiệp còn hạn chế, không thường xuyên. Bên cạnh đó, nhiều nơi chưa có tổ
chức công đoàn hoặc có tổ chức công đoàn nhưng chưa mạnh dạn bảo vệ quyền lợi về
BHXH cho người lao động. Ngoài ra, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều
doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều
doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc đăng ký ngừng hoạt động. Công tác xử lý hình
sự có hiệu lực từ 01/01/2018 tuy nhiên đến ngày 15/8/2019 mới có Nghị Quyết của
Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn thực hiện.
Việc không trích nộp tiền BHXH hàng tháng cho người lao động dẫn đến
nhiều hệ lụy, đặc biệt là đối với người lao động như: người lao động không thể chốt sổ
BHXH đến thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng và cộng nối thời gian tham
gia BHXH khi chuyển đến đơn vị khác do đơn vị cũ vẫn nợ đọng tiền BHXH; người
lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ BHTN khi chấm dứt hợp đồng lao động tại
đơn vị cũ mà chưa tìm được việc làm; người lao động bị ốm đau, thai sảnthì không
được cơ quan BHXH chi trả các chế độ ngắn hạn và dài hạn theo quy định; người lao
43
động không được gia hạn thẻ BHYT để khám chữa bệnh
Như vậy, hành vi nợ đọng BHXH là một trong những hành vi vi phạm của chủ
sử dụng lao động cố ý không trích nộp tiền BHXH cho người lao động. Hệ quả không
phải ảnh hưởng trực tiếp đến chủ sử dụng lao động mà trực tiếp lên người lao động
khi tham gia BHXH. Bởi vậy, cần thiết phải sử lý triệt để hành vi này không chỉ xử
phạt hành chính mà cần phải khởi tố hình sự nếu có dấu hiệu vi phạm.
2.1.4. Vi phạm trong việc lập hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
2.1.4.1. Lập hồ sơ khống để đề nghị hưởng chế độ ốm đau, cụ thể là việc sử dụng giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Theo quy định người lao động nghỉ ốm phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ
quan y tế sẽ được thanh toán BHXH. Vì vậy nhiều công nhân và đơn vị sử dụng lao
động đã lợi dụng các quy định về việc thanh toán tiền BHXH, dù nghỉ việc riêng,
không bị ốm cũng hợp thức hóa chứng từ bằng việc xin giấy nghỉ ốm khống của các
cơ sở y tế hoặc cá biệt mua giấy nghỉ hưởng BHXH giả và đề nghị với cơ quan
BHXH thanh toán 75% tiền lương đóng BHXH.
Điều 20 Thông tư 56/BYT Bộ Y tế quy định nguyên tắc cấp giấy chứng nhận
nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đáp ứng các yêu cầu sau quy định tại điều 20 của
TT 56 [21].
Trong quá trình giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động, cơ quan BHXH đã
phối hợp với Công an tỉnh Quảng Ninh xác minh đã phát hiện 6 trường hợp sử dụng giấy
chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội giả: Nguyễn Thị Hồng - nhân viên khách
sạn Hạ Long Palace; Nguyễn Thị kim Thoa - nhân viên Công ty TNHH Duy Dũng yến
thành; Vũ Thị Nhung nhân viên Công ty cổ phần than Núi Béo; Trần Thị Thơm nhân
viên Công ty than Núi Béo; Trần Ngọc Thạch nhân viên viên Xí nghiệp vận tải xếp dỡ
công ty cổ phần vật tư – TKV; Trần Thị Ngoan Công ty TNHH SUMIDENCO Việt
Nam. Hiện nay Công an tỉnh Quảng Ninh đã khởi tố bắt tạm giam để điều tra về tội làm
giả giấy chứng nhận hưởng BHXH.
Qua kiểm tra công tác chi trả các chế độ ngắn hạn tại các đơn vị, Đoàn kiểm
tra đã phát hiện ra sai phạm trong việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
của y tế của đơn vị. Lỗi thuộc về người sử dụng lao động khi cấp giấy nghỉ ốm sai
44
quy định, cấp trùng với ngày công đi làm và sai phạm trong việc cố ý lập danh sách
đề nghị cơ quan BHXH duyệt chi các chế độ nghỉ ốm trên. Sau khi kiểm tra chứng
từ gốc tại đơn vị, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định thu hồi số tiền chi sai
chế độ năm 2016:10 triệu đồng; năm 2017: 327 triệu đồng; năm 2018: 40 triệu
đồng.
2.1.4.2. Gửi đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản
Theo quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật BHXH năm 2014 quy định điều kiện
để được hưởng chế độ Thai sản cụ thể như sau: Lao động nữ sinh con; Lao động nữ
mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới
06 tháng tuổi, phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12
tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Lao động nữ sinh conđã đóng bảo
hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo
chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã
hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Quy định chi tiết về chế độ thai sảnvới mục đích đảm bảo quyền lợi cho người
lao động, tuy nhiên cũng tạo kẽ hở cho người lao động, người sử dụng lao động trong
việc nhận các lao động gửi đóng (không làm việc), đặc biệt là các lao động nữ đang
mang thai đủ thời gian 3 hoặc 6 tháng đóng BHXH để được hưởng chế độ thai sản.
Qua công tác kiểm tra việc chi trả các chế độ ngắn hạn tại các đơn vị sử dụng
lao động trên địa bàn tỉnh Quảng ninh, các hành vi vi phạm trong việc gửi đóng
BHXH và nhận gửi đóng BHXH đang diễn ra hết sức phức tạp.
Một trong những cách thức phát hiện ra sai phạm dễ dàng nhất đó là sau 6
tháng kể từ khi các đơn vị báo tăng cho các Lao động này, hết thời gian nghỉ Thai sản
lại thấy báo giảm do các Lao động này chấm dứt hợp đồng Lao động.
2.1.4.3. Vi phạm trong việc chi trả, lập hồ sơ gian lận các chế độ dài hạn
Thực tiễn công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo, trong
năm 2016, 2017 BHXH tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện ra hành vi lập hồ sơ, sổ BHXH
giả để hưởng chế độ hưu trí tại BHXH Thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh. Tại
đây, cán bộ BHXH thành phố Hạ Long đã thực hiện các hành vi trái với quy định của
Luật BHXH về quy trình thu, cấp sổ BHXH và giải quyết chế độ hưu trí cho người lao
45
động. Qua kiểm tra và thẩm định lại sổ BHXH của các người lao động đã nghỉ hưu, cơ
quan BHXH tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện ra những sai phạm sau:
Người lao động đã nghỉ hưu nhưng khi kiểm tra lại số sổ BHXH của người lao
động trên phần mềm quản lý thu, sổ thẻ của cơ quan BHXH thì quá trình thực đóng
BHXH ít hơn so với tờ rời đã được cấp. Sai phạm này được thực hiện do cán bộ thu
của BHXH thành phố Hạ Long quản lý đơn vị đó nhập khống quá trình tham gia
BHXH để cấp tờ rời BHXH sau đó xóa dữ liệu trên phần mềm quản lý.
2.1.4.4. Vi phạm trong việc giả mạo người hưởng để hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm
xã hội một lần
Thực tế tại Quảng Ninhnhiều người lao động không muốn chờ đến tuổi nghỉ
hưu mà muốn được hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau khỉ nghỉ việc. Hoặc có
những trường hợp không đủ điều kiện để được hưởng lương hưu sau khi nghỉ việc
nên muốn được lĩnh bảo hiểm xã hội một lần. Có những người lao động và đóng
bảo hiểm xã hội được ít năm thì không đi làm nữa nên cũng muốn được lĩnh bảo
hiểm xã hội một lần.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, người tham gia đủ
điều kiện hưởng BHXH 1 lần trong các trường hợp quy định tại Nghị định 115/2015
[15]. Hồ sơ hưởng BHXH 1 lần: Sổ BHXH, đơn đề nghị hưởng Trợ cấp BHXH 1 lần,
CMTND, giấy ủy quyền của người có sổ BHXH khi không trực tiếp đến làm thủ tục.
Trong quá trình thực hiện một số đối tượng đã lấy sổ BHXH từ các đơn vị sử
dụng lao động lập hồ sơ giả người hưởng để hưởng trợ cấp BHXH một lần như: lập
giấy ủy quyền giả, lấy chứng minh thư của người có sổ BHXHthay ảnh của đối
tượngvào để thực hiện hành vi vi phạm.
2.2. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
2.2.1. Xử lý kỷ luật cán bộ viên chức sai phạm
Trong 2 năm 2017, 2018 BHXH tỉnh Quảng Ninh đã sử lý kỷ luật 3 cán bộ
viên chức đã cố ý vi phạm chức trách nhiệm vụ được giao, làm trái quy định của
ngành, trong đó cảnh cáo 01 cán bộ và buộc thôi việc 2 cán bộ. Việc phát hiện và
cương quyết xử lý sai phạm làm trái quy định của ngành để hưởng lợi vừa là biện
46
pháp răn đe cho những sai phạm trên, vừa là biện pháp tuyên truyền cho người dân
hiểu được các chế độ chính sách BHXH, tin tưởng vào chính sách an sinh xã hội của
Nhà nước khi tham gia BHXH.
2.2.2. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính
Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là chức
năng, nhiệm vụ mới của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 7 và Điều
13 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, được hướng dẫn thực hiện tại Nghị định
số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ. Hoạt động thanh tra chuyên
ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chính thức được ngành Bảo hiểm
xã hội triển khai thực hiện kể từ tháng 6/2016.
Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội là nghiệp vụ rất quan trọng, góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm thất nghiệp, là một nhân tố quan trọng đảm bảo thực thi chính sách, pháp luật.
Thông qua hoạt động thanh tra chuyên ngành để phát hiện những sơ hở trong công tác
quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
các biện pháp khắc phục, góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách về an sinh xã
hội.Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp thường phát hiện trong quá trình thanh tra, buộc phải xử phạt đó là: Người sử
dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ
người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất
nghiệp; đóng không đúng mức quy định; đóng không đủ số người thuộc diện tham gia.
Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
thất nghiệp mà người sử dụng lao động ít chú ý đến như: Không lập hồ sơ tham gia
bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;
không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Đoàn thanh tra); sử dụng Quỹ
bảo hiểm xã hội sai mục đích, tức là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thu tiền đóng bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động nhưng không nộp vào Quỹ bảo
47
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, sử
dụng vào mục đích khác...
Từ năm 2016-2018, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra
và thu hồi số tiền BHXH, BHYT cụ thể như sau:
Bảng 2.5: Số liệu tổng hợp các đơn vị vi phạm và số tiền thu hồicác năm từ 2016 -
2018
Đơn vị: Triệu đồng
TT Nội dung 2016 2017 2018
1
Số tiền đã truy thu tiền
BHXH, BHYT, BHTN
64 2.204 4.418
2
Số tiền đã thu hồi chi sai
chế độ ngắn hạn
10 327 40
3 Tổng số tiền đã thoái thu 0 152 264
Nguồn: Báo cáo công tác Thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo các năm của
BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018
Biểu đồ 2.3. Số liệu tổng hợp các đơn vị vi phạm và số tiền thu hồicác năm từ
2016 – 2018
Nguồn: Báo cáo công tác Thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo các năm của
BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
35
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_xu_ly_vi_pham_phap_luat_ve_bao_hiem_xa_hoi_tren_dia.pdf