MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU . 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ HỮU QUAN. 7
1.1. Một số vấn đề về giới tính trong ngôn ngữ. 7
1.1.1. Bình diện ngữ âm. 7
1.1.2. Bình diện từ vựng . 8
1.1.3. Bình diện ngữ pháp. 12
1.1.4. Bình diện ngữ dụng. 14
1.2. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ. 17
1.3. Lí thuyết hội thoại. 20
1.3.1. Cấu trúc hội thoại. 20
1.3.2. Lí thuyết về lịch sự và quan hệ liên cá nhân trong hội thoại. 22
1.4. Hành vi chê . 25
1.4.1. Khái niệm chê và hành vi chê. 25
1.4.2. Các yếu tố giao tiếp chi phối hành vi chê. 27
1.4.3. Tham thoại hồi đáp hành vi chê. 29
1.5. Tiểu kết chương 1 . 31
Chương 2. YẾU TỐ GIỚI TRONG LỜI CHÊ CỦA SINH VIÊN
TẠI TP.HCM HIỆN NAY . 32
2.1. Kết quả thống kê các phát ngôn chê của sinh viên tại Tp.HCMhiện nay. 32
2.2. Yếu tố giới thể hiện qua mục đích và nội dung các phát ngôn chê
của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay. 34
2.2.1. Khảo sát mục đích của các phát ngôn chê. 342.2.2. Khảo sát nội dung các phát ngôn chê . 39
2.3. Yếu tố giới thể hiện ở biểu thức các phát ngôn chê của sinh viên
tại Tp.HCM hiện nay . 45
2.3.1. Phát ngôn chê trực tiếp và phát ngôn chê gián tiếp. 45
2.3.2. Yếu tố giới thể hiện qua các phát ngôn chê trực tiếp và phát
ngôn chê gián tiếp. 50
2.4. Các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức chê của
sinh viên tại Tp.HCM hiện nay. 54
2.5. Tiểu kết chương 2 . 57
Chương 3. YẾU TỐ GIỚI TRONG LỜI HỒI ĐÁP CHÊ CỦA SINH
VIÊN TẠI TP.HCM HIỆN NAY . 60
3.1. Kết quả thống kê các phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên tại
Tp.HCM hiện nay . 60
3.2. Yếu tố giới thể hiện qua nội dung các phát ngôn hồi đáp chê của
sinh viên tại Tp.HCM hiện nay. 62
3.2.1. Phát ngôn hồi đáp tích cực và phát ngôn hồi đáp tiêu cực. 62
3.2.2. Yếu tố giới thể hiện qua các phát ngôn hồi đáp chê tích cực vàtiêu cực. 66
3.3. Yếu tố giới thể hiện ở biểu thức các phát ngôn hồi đáp chê của
sinh viên tại Tp.HCM hiện nay. 70
3.4. Yếu tố giới thể hiện qua cách dùng từ xưng hô trong các biểu
thức chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay. 74
3.5. Các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức hồi đáp
chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay. 80
3.6. Tiểu kết chương 3 . 83
KẾT LUẬN. 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 89
123 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại TP.HCM), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội dung các phát ngôn chê
Sinh viên thường chê bai nhau với nhiều nội dung khác nhau. Chúng
tôi xếp nội dung các phát ngôn chê đã khảo sát được vào các nhóm như: chê
về tính tình/nết na, chê về ngoại hình, chê về sự đảm đang, chê về trí tuệ, và
chê những mặt khác.
Bảng 2.4. Bảng thống kê số lượng các phát ngôn chê của sinh viên một số
trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung chê
Nội dung
chê
Giới tính
Chê
tính
tình/
nết na
Chê
ngoại
hình
Chê cách
nói năng
Chê sự
đảm
đang
Chê về
trí tuệ
Chê
những
mặt
khác
Tổng
PNC
của nam
40
36.37%
17
15.46%
14
12.72%
6
5.46 %
14
12.72%
19
17.27%
110
100%
PNC
của nữ
61
43.57%
26
18.57%
13
9.29%
4
2.86%
11
7.85 %
25
17.86%
140
100%
40
36.37
15.46
12.72
5.46
12.72
17.27
43.57
18.57
9.29
2.86
7.85
17.86
0.%
5.%
10.%
15.%
20.%
25.%
30.%
35.%
40.%
45.%
50.%
chê tính tình chê ngoại
hình
chê ăn nói chê đảm đang chê trí tuệ chê mặt khác
phát ngôn chê của nam
phát ngôn chê của nữ
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các phát ngôn chê của sinh viên một số
trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung chê
Bảng 2.5. Bảng thống kê chi tiết số lượng các phát ngôn chê của sinh viên
một số trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung chê
Giới tính
Nội
dung chê
Nam chê nam Nam chê nữ Nữ chê nam Nữ chê nữ
Chê tính tình/
nết na
23
33.33%
17
41.46%
27
47.37%
34
40.96%
Chê
ngoại hình
13
18.84%
4
9.76%
7
12.28%
19
22.89%
Chê
cách nói năng
5
7.25%
9
21.95%
9
15.79%
4
4.82%
Chê
sự đảm đang
2
2.9%
4
9.76%
1
1.76%
3
3.62 %
Chê về
trí tuệ
11
15.94%
3
7.31%
3
5.26%
8
9.64%
Chê những
mặt khác
15
21.74%
4
9.76%
10
17.54%
15
18.07%
69
100%
41
100%
57
100%
83
100%
41
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ các phát ngôn chê của sinh viên
một số trường đại học tại Tp.HCM xét theo nội dung chê
Bảng 2.4 và biểu đồ 2.4 cho thấy, 36.37% số lượng phát ngôn chê của
sinh viên nam là chê về tính cách; 15.46% chê về ngoại hình; 12.72% chê
cách ăn nói; 12.72% chê về trí tuệ; 5.46% chê về đảm đang nội trợ và 17.27%
chê các yếu tố khác. Con số này ở sinh viên nữ lần lượt là 43.57%, 18.57%,
9.28%, 7.85%, 2.76% và 17.86%. Như vậy, khi chê, cả sinh viên nam và nữ
đều chú trọng đến vấn đề tính tính/nết na, sau đó mới đến các yếu tố khác như
ngoại hình, cách ăn nói, trí tuệ và các yếu tố khác.
Ngoài ra, theo bảng 2.5, số lượng phát ngôn chê về ngoại hình của sinh
viên nữ (18.57%) nhiều hơn số lượng phát ngôn chê về ngoại hình của sinh
viên nam (15.46%) chứng tỏ nữ giới chú trọng tới ngoại hình hơn. Đặc biệt,
42
sinh viên nữ dành 22.89% trong tổng số phát ngôn chê về sinh viên nữ khác
để chê các vấn đề thuộc ngoại hình. Trong khi đó, khi chê sinh viên nữ, sinh
viên nam chỉ dành 9.76% trong tổng số phát ngôn chê ấy để nói về ngoại hình.
Điều này cho thấy sinh viên nam thường khá “e dè” khi nói đến ngoại hình
của một cô gái, nhất là chê bai. Ngược lại, sinh viên nữ lại khá thoải mái trong
việc khen chê ngoại hình của nhau. Việc này là rất phù hợp với tâm lý thích
làm đẹp của phụ nữ.
Ví dụ:
(19) Mắt mày đẹp nhưng miệng không đẹp. Mai mốt trang điểm nhớ
nhấn mắt, đừng tô môi quá đậm.
(20) Dạo này da Thanh nhìn có vẻ xấu quá.
(21) Áo này ông mặc mấy tháng rồi?
Ngược lại, sinh viên nam hay để ý đến chuyện ăn nói. Bằng chứng là
tỷ lệ phát ngôn chê về cách ăn nói của sinh viên nam (12.72%) nhiều hơn sinh
viên nữ (9.28%). Đặc biệt là nam sinh viên thường hay chê cách ăn nói của nữ
sinh viên hơn chê các bạn cùng giới. Trong tổng số 57 phát ngôn chê dành
cho sinh viên nữ, họ dành ra 21.95% để chê cách ăn nói của sinh viên nữ,
trong khi đó con số này là 7.25% để chê cách ăn nói của sinh viên nam cùng
giới. Điều đó cho thấy, sinh viên nam rất chú trọng đến lời ăn tiếng nói của
người khác giới, họ không thích các cô gái ăn nói quá bạo dạn, mất lịch sự
hay thô lỗ. Ngược lại, nếu đó là một chàng trai thì họ lại khá “thoáng”. Có lẽ
đối với sinh viên nam nói riêng và mọi người nói chung, phụ nữ là phải nói
năng nhỏ nhẹ lịch sự, nếu không thì là bất bình thường và phải lên tiếng chê
trách. Còn nếu một người đàn ông ăn nói có thô lỗ chút thì cũng là đương
nhiên, không có gì phải phàn nàn hoặc có thể bỏ qua. Mặt khác, nếu một
chàng trai ăn nói quá nhỏ nhẹ từ tốn hoặc dài dòng lôi thôi thì cũng sẽ bị coi
là khác thường và bị lên án.
43
Ví dụ:
(22) Con gái con đứa gì mà cái miệng như cái loa.
(23) Khiếp, có 2 đứa con gái mà như cái chợ!
(24) Đàn ông đàng ang gì mà dai như giẻ rách. Nói lẹ đi cha.
(25) Mày nói mà sợ tao nghe hả? Nói lớn lên coi!
Xét về mặt trí tuệ, sinh viên nam thường dành quan tâm đến vấn đề này
hơn sinh viên nữ. Cụ thể là họ dành ra 12.72% trong tổng số các phát ngôn
chê của mình để nói về những khiếm khuyết trí tuệ, thông minh. Trong khi đó,
sinh viên nữ ít khi nhắc tới đề tài này, chỉ có 7.85% trong tổng số các phát
ngôn chê của sinh viên nữ là nói đến chuyện trí tuệ. Ngoài ra, sinh viên nam
có xu hướng chê trí tuệ của những người cùng giới nhiều hơn là chê trí tuệ
của những người khác giới. Trong 69 phát ngôn chê sinh viên nam khác, phát
ngôn chê về trí tuệ chiếm 15.94% trong khi con số này dành cho nữ là 7.31%.
(ối với sinh viên nam, trí tuệ, sự thông minh là một vấn đề khá quan trọng.
Đối với người cùng giới, họ yêu cầu cao về mặt trí tuệ, sự hiểu biết nhưng lại
có yêu cầu không cao đối với người khác giới. Có lẽ trí tuệ, sự hiểu biết cũng
quan trọng với sinh viên nam như ngoại hình quan trọng với sinh viên nữ. Bởi
vì có câu: “Trai tham sắc, gái tham tài”. Trí tuệ với nam giới và sắc đẹp với
nữ giới là những vũ khí quan trọng để thu hút người khác phái.
Ví dụ:
(26) Đã không có tài thì khiêm tốn chút cho người ta thương. Đằng
này
(27) Ngu thì cho chết. Tui đã bảo phải đọc quyển ấy cơ mà.
(28) Nói quài mà không hiểu. Chưa thấy ai khó đào tạo như thằng này!
Chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng không thể không nhắc đến là phát ngôn
chê về sự đảm đang, khéo léo trong việc nhà, nội trợ. Ở khía cạnh này, sinh
viên nam lại lần nữa có số lượng phát ngôn chê nhiều hơn sinh viên nữ. Trong
44
110 phát ngôn chê của sinh viên nam, có 5.46% là dành cho phương diện
khéo léo, đảm đang trong khi tỷ lệ này ở sinh viên nữ là 2.86%. Thêm vào đó,
đối tượng bị sinh viên nam chê không khéo léo đảm đang thường xuyên là
sinh viên nữ. Họ không mấy khi chê bạn cùng giới là vụng về, là hậu đậu
nhưng lại có yêu cầu rất cao với người khác giới. Có lẽ cũng như việc ăn nói,
đối với sinh viên nam nói riêng và xã hội nói chung, đảm đang khéo léo là
phạm trù dành cho phụ nữ. Phụ nữ làm chuyện này không tốt thì sẽ bị chê,
còn nếu đàn ông mà có không biết thì cũng là đương nhiên, không sao cả.
Điểm đặc biệt trong thống kê mặt này chính là sinh viên nữ ít khi chê nhau
không đảm đang, tháo vát mà lại hay chê sinh viên nam vụng về, hậu đậu. Có
lẽ trong khía cạnh này, vì giỏi hơn nên sinh viên nữ thường hay lấy mình ra
làm “thước đo”, làm “mốc” và nhận thấy rằng nam giới chưa đạt “chuẩn”, cần
bị chê trách.
Ví dụ:
(29) Mai mà nấu chắc không ai dám ăn quá.
(30) Con gái mà không biết đi chợ thì thôi rồi.
(31) Bữa nay bán được bó rau này cho Tuấn thì bà bán rau về nhà làm
gà ăn mừng.
Chiếm tỷ lệ lớn nhất chính là các phát ngôn chê về mặt tính tình/nết na.
Tuy nhiên, về phương diện này, mối quan tâm của sinh viên nam và sinh viên
nữ thường khác nhau. Sinh viên nam thường chê các vấn đề liên quan đến
việc sinh viên nữ dữ dằn, cộc cằn, không nết na, thùy mị...
Ví dụ:
(32) Xấu chết bà mà còn kênh kiệu!
(33) Bộ tính ăn sập nhà hả trời!
(34) Phòng con gái gì mà lộn xộn thấy ớn!
(35) Bà nhìn lại mình coi, thời hiện đại thì con gái không phải nết na à?
45
Còn sinh viên nữ lại có xu hướng chê sinh viên nam trong việc không
đáng tin cậy, không quả quyết, chậm chạp, nhút nhát, keo kiệt, không nghiêm
túc, không ga lăng, gia trưởng...
Ví dụ:
(36) Kẹo vừa vừa thôi cha.
(37) Con trai gì mà tính toán chi li với con gái thấy sợ!
(38) Thời nào rồi mà Nam còn có tư tưởng phong kiến ấy?
(39) Đàn ông gì mà việc nhỏ thế cũng không quyết được.
2.3. Yếu tố giới thể hiện ở biểu thức các phát ngôn chê của sinh viên tại
Tp.HCM hiện nay
2.3.1. Phát ngôn chê trực tiếp và phát ngôn chê gián tiếp
Cũng như một số hành vi ngôn ngữ khác, chê thường có một kiểu cấu
trúc nhất định. Phát ngôn của hành vi chê thường có lõi là một biểu thức ngữ
vi và xung quanh lõi ấy là một hoặc một số thành phần mở rộng có tác dụng
đi kèm với biểu thức ngữ vi nhằm củng cố hiệu lực ở lời cho phát ngôn.
Biểu thức ngữ vi chê là những công thức nói năng mà khi nói nó ra là ta
nhằm thực hiện một hành động ở lời chê. Căn cứ vào cách thức biểu thị nội
dung chê, có thể chia ra thành biểu thức chê trực tiếp và biểu thức chê gián
tiếp.
Có thể nhận ra các phát ngôn chê nhờ các kiểu kết cấu đặc trưng (cấu
trúc các từ ngữ), các từ ngữ đặc thù (mỗi hành vi ngôn ngữ thường có những
từ ngữ làm dấu hiệu riêng), và các động từ ngữ vi. Chúng được gọi là các dấu
hiệu ngữ dụng đánh dấu lực ở lời. Sau đây, chúng tôi sẽ đi trình bày một số
dạng biểu thức chê thường gặp:
2.3.1.1. Phát ngôn chê trực tiếp
Phát ngôn chê trực tiếp có thể chia ra thành 2 dạng là: phát ngôn chê
tường minh (có sử dụng động từ ngữ vi chê) và phát ngôn chê không tường
46
minh (không sử dụng động từ ngữ vi chê, có thể gọi ngắn gọn là phát ngôn
chê nguyên cấp).
- Phát ngôn chê tường minh
Công thức khái quát của một phát ngôn chê tường minh ở dạng đầy đủ
là:
SP1 + ĐTNVC + SP2 + NDMĐC
trong đó SP1 là người nói – người thực hiện hành vi chê ở ngôi thứ nhất;
ĐTNVC là động từ ngữ vi biểu thị hành vi chê; SP2 là người tiếp nhận, đối
tượng chê và chứng kiến hành vi chê; còn NDMĐC là nội dung mệnh đề nêu
nội dung chê.
SP1 trong phát ngôn chê tường minh là chủ thể của hành vi chê, là
người nêu ra mệnh đề chê để chê SP2. SP1 trong phát ngôn chê tường minh
luôn ở ngôi thứ nhất, SP1 có thể là số ít hoặc số nhiều như: tao, tôi, tớ, mình,
ta hoặc chúng tôi, chúng tao, chúng tớ...
Động từ ngữ vi chê nằm trong số những động từ biểu thị hành vi chê,
thuộc nhóm các động từ nói năng trong tiếng Việt. Chúng là những động từ
biểu thị hành vi chê và có thể sử dụng với chức năng ngữ vi. Nghĩa là người
nói đồng thời thực hiện ngay hành vi ở lời chê mà động từ biểu thị. Các động
từ nói năng biểu thị hành vi chê trong tiếng Việt có khá nhiều nhưng trong số
đó chỉ có một số động từ có thể sử dụng với chức năng ngữ vi, đó là các động
từ: phê bình, phê phán, lên án, khiển trách, cảnh cáo, nhắc nhở, chê Tùy
thuộc vào ngữ cảnh giao tiếp, tùy theo mức độ, tính chất của nội dung vấn đề
chê mà SP1 sử dụng động từ nào trong số các động từ ngữ vi biểu thị hành vi
chê.
Trong phát ngôn chê tường minh, người tiếp nhận chê cũng chính là đối
tượng của hành vi chê và luôn ở ngôi thứ hai. Nếu thay vị trí của SP2 bằng
một ngôi thứ ba nào đó thì động từ ngữ vi chê sẽ bị mất hiệu lực ngữ vi và
47
phát ngôn chê tường minh sẽ chuyển thành một biểu thức ngữ vi ở lời miêu tả
hoặc thông báo, trần thuật.
SP2 trong phát ngôn chê tường minh có thể là một cá nhân, số ít và
cũng có thể là số nhiều. Trong phát ngôn chê tường minh, SP2 rất ít khi vắng
mặt (trừ trường hợp SP2 đã xuất hiện ở trước đó trong tham thoại chê). Xét về
mặt thể diện, khi hành vi chê được thực hiện bằng phát ngôn chê tường minh
thì thể diện của SP2 thường bị tổn hại nặng nề, nhất là trường hợp ngữ cảnh
chê mang tính quy thức. Tuy nhiên, SP2 cũng có những lợi ích nhất định khi
bị chê, đó là: SP2 sẽ nhận ra được những điểm yếu hoặc chưa tốt của mình để
không tái diễn, giúp SP2 trưởng thành hơn trong công việc, trong cuộc sống.
Có điều lợi ích tiềm ẩn này không phải bao giờ cũng được SP2 nhận ra một
cách dễ dàng, hơn nữa, trong trường hợp SP1 đưa ra hành vi chê không kèm
với điều kiện chân thành là mong muốn SP2 sẽ làm tốt hơn mà với mục đích
hạ thấp uy tín, giảm giá trị của SP2, làm cho SP2 không còn có cơ hội sửa
chữa khuyết điểm thì mặt tổn hại thể diện sẽ lấn át lợi ích vốn tiềm ẩn kia.
Nội dung mệnh đề của hành vi chê trong phát ngôn chê tường minh là
phần chứa những thông tin về những hành động, việc làm, thái độ của SP2 mà
theo quan điểm của SP1 thì những hành động, việc làm, thái độ đó không
đúng, không tốt, không phù hợp hoặc chưa thỏa đáng. Nội dung mệnh đề
trong phát ngôn chê tường minh xuất hiện sau SP2.
Khác với một số phát ngôn chê tường minh của một số hành vi ở lời
khác như cam kết, xin phép, cảm thán... (người tiếp nhận hành vi chê có thể
không trùng với chủ thể), trong phát ngôn chê tường minh, SP2 là người tiếp
nhận, là đối tượng của hành vi mà động từ ngữ vi biểu thị, đồng thời là chủ
thể của hành động, trạng thái nêu ra trong nội dung mệnh đề chê.
Ví dụ:
(40) Tôi không tin ông nữa đâu, ông toàn thất hứa thôi.
48
(41) Tao thấy mày kén quá, con Tuyết cũng được mà.
(42) Tao không ngờ mày ác thế đấy.
- Phát ngôn chê nguyên cấp
Phát ngôn chê nguyên cấp là những phát ngôn chê không chứa động từ
ngữ vi chê mà vẫn có khả năng thực hiện hiệu lực ở lời chê.
Có thể khái quát công thức chung của phát ngôn chê nguyên cấp là:
X + V
trong đó, X là đối tượng bị chê – chủ ngữ của nội dung mệnh đề chê do SP1
nói ra; V là cụm từ biểu thị nội dung chê: đó là những đặc điểm, tính chất,
hành động, việc làm, thái độ của một người/vật/việc nào đó mà theo SP1 là
chưa tốt, chưa đạt chuẩn hoặc không phù hợp.
X của phát ngôn chê nguyên cấp biểu hiện đối tượng chê. Đối tượng
chê có thể là người, là vật hoặc là việc thuộc ngôi thứ nhất, thứ hai hoặc thứ
ba nào đó. X trong mỗi trường hợp có thể khác nhau.
V trong công thức của phát ngôn chê nguyên cấp bao giờ cũng biểu
hiện ý nghĩa đánh giá tiêu cực (đánh giá xấu) về sự vật đã nêu ở X.
Ví dụ:
(43) Trai trẻ gì mà mà nói năng cứ như ông già.
(44) Mày ăn nói cứ như thằng điên.
Đặc biệt, trong các phát ngôn chê nguyên cấp mà chúng tôi khảo sát
được, đối với hành vi chê người khác giới, sinh viên nam và nữ thường có xu
hướng nêu cả giới tính của người bị chê ra trong biểu thức ngữ vi chê. Đối với
đối tượng bị chê là nam giới, mở đầu biểu thức chê sẽ là "Đàn ông đàng
ang". Ngược lại, nếu đối tượng bị chê là nữ giới, mở đầu biểu thức chê lại
là "Con gái con đứa". Kiểu chê này được dùng nhiều nhất là khi nội dung
phát ngôn chê là về tính tình/nết na của đối tượng bị chê. Khi đó, người thực
hiện hành vi phát ngôn chê SP1 cảm thấy những thuộc tính bị chê của SP2 là
49
không phù hợp, khác biệt với những chuẩn mực mà xã hội quan niệm hoặc
đặt ra cho giới tính của SP2.
Ví dụ:
(45) Đàn ông đàng ang gì mà dai như giẻ rách. Nói lẹ đi cha.
(46) Con gái con đứa gì mà ăn nói thấy ghê.
2.3.1.2. Phát ngôn chê gián tiếp:
Có thể khái quát các phát ngôn chê gián tiếp trong số 250 phát ngôn
chê mà chúng tôi thu thập được thành một số dạng thức như sau:
- Chê gián tiếp bằng cách nói tránh
Chê gián tiếp bằng nói tránh nghĩa là không nói thẳng, trực tiếp nội
dung chê bằng những tính từ đánh giá với ý nghĩa xấu.
Ví dụ:
(47) Bà là con gái mà còn có tư tưởng ấy bảo sao con trai không trọng
nam khinh nữ.
- Chê gián tiếp bằng cách nói mỉa
Nói mỉa là một phương thức tu từ học "chuyển tên gọi từ một biểu vật
này sang một biểu vật khác, dựa vào sự đối lập giữa cách đánh giá tốt, được
diễn đạt một cách hiển minh với cách đánh giá ngụ ý xấu theo nghĩa hàm ẩn
đối với biểu vật’’ [32, 80].
Chê gián tiếp bằng nói mỉa nghĩa là trong lời đánh giá xấu về một
người, vật, việc nào đó có ý nghĩa trực tiếp, ý nghĩa bề mặt không phù hợp
với bản chất của biểu vật, còn nghĩa hàm ẩn thì lại nói lên thực chất của vấn
đề.
Ví dụ:
(48) Mày tưởng mày khôn lắm đấy hử?
- Chê gián tiếp bằng cách đặt câu hỏi
Về hình thức, những phát ngôn này là những biểu thức ở lời hỏi, nhưng
50
xét về nội dung phát ngôn thì chúng không còn hiệu lực ở lời hỏi. Người nói
không chờ đợi ở người nghe một câu trả lời vào nội dung lời hỏi mà chỉ bày
tỏ thái độ, ý kiến của mình và chờ đợi thái độ, phản ứng của người nghe trước
ý kiến đó.
Ví dụ:
(49) Sinh viên gì mà ăn mặc như xe ôm thế hả ông kia?
- Chê gián tiếp dưới dạng khuyên
Sử dụng hành vi chê dưới dạng biểu thức khuyên có thể áp dụng cho
mọi đối tượng ở những vị thế khác nhau. Chê bằng lời khuyên có tác dụng
làm cho người bị chê cảm thấy người chê tỏ ra quan tâm đến mình và muốn
những điều tốt đẹp cho mình.
Ví dụ:
(50) Thà mày ở vậy luôn đi chứ ai lại đi dính tới thằng đó.
- Chê gián tiếp dưới dạng chửi, mắng
Trong biểu thức chê gián tiếp dạng chửi, mắng, X thường là những sai
phạm gây cho SP1 tổn thất lớn hoặc làm SP1 rất tức giận, bất bình. Đối tượng
chê có thể là SP2 hoặc ngôi thứ ba nào đó mà SP1 không có cảm tình hoặc
quan hệ ngang giữa hai người đang ở tình trạng rất xấu.
Ví dụ:
(51) Mẹ kiếp, bạn bè khốn nạn thế đấy!
2.3.2. Yếu tố giới thể hiện qua các phát ngôn chê trực tiếp và phát
ngôn chê gián tiếp
Bảng 2.6. Bảng thống kê số lượng phát ngôn chê trực tiếp – gián tiếp
của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Phát ngôn chê trực tiếp Phát ngôn chê gián tiếp Tổng
131
52.4%
119
47.6%
250
100%
51
52.4%
47.6%
30.%
35.%
40.%
45.%
50.%
55.%
PNC trực tiếp PNC gián tiếp
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ phát ngôn chê trực tiếp – gián tiếp
của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Bảng 2.7. Bảng thống kê chi tiết số lượng phát ngôn chê trực tiếp – gián
tiếp của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Phát ngôn chê của nam Phát ngôn chê của nữ
PNC trực tiếp PNC gián tiếp PNC trực tiếp PNC gián tiếp
Nam
chê
nam
Nam
chê
nữ
Nam
chê
nam
Nam
chê
nữ
Nữ
chê
nam
Nữ
chê
nữ
Nữ
chê
nam
Nữ
chê
nữ
39
35.45%
22
20%
23
20.91%
26
23.64%
23
16.43%
47
35.56%
34
24.29%
36
25.71%
Tổng Tổng Tổng Tổng
61/110
55.45%
49/110
44.55%
70/140
50%
70/140
50%
52
55.45%
50%
44.55%
50%
0.%
10.%
20.%
30.%
40.%
50.%
60.%
PNC của nam PNC của nữ
PNC trực tiếp
PNC gián tiếp
Biểu đồ 2.7. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ phát ngôn chê trực tiếp – gián
tiếp của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Biểu đồ 2.8. Biểu đồ thể hiện chi tiết tỷ lệ phát ngôn chê trực tiếp – gián
tiếp của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
53
Theo kết quả thống kê ở bảng 2.6, phát ngôn chê trực tiếp xuất hiện với
tần số 131/250, chiếm tỷ lệ 52.4%, phát ngôn chê gián tiếp xuất hiện với tần
số 119/250, chiếm tỷ lệ 47.6%. Như vậy, có thể thấy được phát ngôn chê trực
tiếp nhiều hơn phát ngôn chê gián tiếp. Điều này cho thấy sinh viên một số
trường đại học tại Tp.HCM có xu hướng bộc lộ thẳng thắn những gì không
thích, chưa hài lòng đối với người, vật, việc...
Mặt khác, căn cứ vào biểu đồ 2.7, số lượng phát ngôn chê trực tiếp của
sinh viên nam là 61/110 phát ngôn, chiếm 55.45% trên tổng số phát ngôn chê
của sinh viên nam. Còn ở sinh viên nữ, số lượng phát ngôn chê trực tiếp và
gián tiếp là tương đương nhau, chiếm 50% trên tổng số lượng phát ngôn chê
của sinh viên nữ. Điều này cho thấy thấy được sinh viên nam thường phát
ngôn chê trực tiếp nhiều hơn sinh viên nữ. Đó có thể là do nam giới thường
bộc trực, thẳng thắn hơn, còn nữ giới thì ít nhiều cũng có vẻ vòng vo, do dự.
Phân tích kỹ hơn dựa vào biểu đồ 2.8, chúng tôi còn nhận thấy được
khi chê người cùng giới, cả sinh viên nam và nữ đều có xu hướng chê trực
tiếp, còn khi chê người khác giới, xu hướng chê gián tiếp lại phát triển hơn.
Cụ thể là sinh viên nam sử dụng phát ngôn chê trực tiếp nhiều nhất để khi chê
sinh viên nam (35.45%), và dùng nó ít nhất để chê sinh viên nữ (20%). Tương
tự, sinh viên nữ cũng thường chê sinh viên nữ trực tiếp (35.56%) và rất ít khi
trực tiếp chê sinh viên nam (16.43%). Ngoài ra, trong các phát ngôn chê gián
tiếp, sinh viên nữ thường có xu hướng chê bằng cách nói tránh hoặc là chê
dưới hình thức khuyên răn còn sinh viên nam lại hay chọn cách nói mỉa mai
hoặc chê bằng cách đặt câu hỏi.
Ta có thể lí giải điều này bằng lí luận phép lịch sự và quan hệ liên cá
nhân. Quan hệ giữa nữ – nữ là gần gũi, khăng khít nhất. Điều đó tạo nên tâm
lý thoải mái, cởi mở hơn nên nữ giới thường chọn cách trực tiếp để chê lẫn
nhau. Quan hệ nữ – nam thường là quan hệ xa cách nhất. Và khi chê một
54
người không có quan hệ thân thiết, không quá gần gũi với mình thì phải cần
dùng tới phép lịch sự. Do đó, hình thức chê gián tiếp là thích hợp nhất. Về
phần sinh viên nam thường sử dụng phát ngôn chê trực tiếp hơn sinh viên nữ,
đó là vì nam giới thường là những người được cho là mạnh bạo, thích thể hiện
ý tưởng một cách thẳng thắn và ngắn gọn. Phát ngôn chê trực tiếp phù hợp
với những yêu cầu trên. Ngược lại, phụ nữ thường được coi là những người
khéo léo, ý nhị trong giao tiếp, thích ăn nói vòng vo, rào đón; đặc biệt là trong
những vấn đề tế nhị như chê bai thì họ càng có xu hướng phát ngôn gián tiếp.
Điều này là phù hợp với tâm lí của nam và nữ trong xã hội.
Mặt khác, theo một vài số liệu thống kê ở các đối tượng khác, tỷ lệ các
sử dụng phát ngôn gián tiếp trong hành vi chê còn có thể cao hơn nữa vì hành
vi chê là hành vi hết sức tế nhị đối với người Việt. Tuy nhiên, đối với luận
văn này, đối tượng khảo sát là sinh viên - những người trẻ tuổi và có quan hệ
khá khăng khít nhau. Đối tượng sinh viên là những người năng động, không
quá câu nệ trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Bởi thế cho nên, tỷ lệ sử dụng
phát ngôn chê trực tiếp ở họ có cao hơn so với những đối tượng khác trong xã
hội.
2.4. Các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức chê của sinh
viên tại Tp.HCM hiện nay
Các yếu tố tăng cường có một vai trò đáng kể trong việc biểu hiện sự
khác biệt về giới tính trong các phát ngôn chê – hồi đáp chê của sinh viên.
Các yếu tố này có thể là tiếng chửi, tiếng than, các từ tình thái... Việc sử dụng
các yếu tố tăng cường này có tác dụng tăng thêm cảm xúc và sắc thái ý nghĩa
cho các phát ngôn. Vì thế mà cả nam và nữ sinh viên đều thường xuyên sử
dụng loại phương tiện này.
Sau đây là bảng thống kê tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong
250 phát ngôn chê mà chúng tôi đã khảo sát được:
55
Bảng 2.8. Bảng thống kê tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong
các phát ngôn chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Phát ngôn của nam Phát ngôn của nữ Tổng
35
44.87%
43
55.13%
78
100%
44.87%
55.13%
0.%
10.%
20.%
30.%
40.%
50.%
60.%
phát ngôn của nam phát ngôn của nữ
Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện tần số sử dụng các yếu tố tăng cường
trong các phát ngôn chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Theo số liệu ở bảng 2.8, trong phát ngôn chê đã khảo sát, các yếu tố
tăng cường xuất hiện 78 lần. Trong đó, số lần xuất hiện trong các phát ngôn
chê của sinh viên nam là 35, chiếm 44.87%; số lần xuất hiện trong các phát
ngôn của sinh viên nữ là 43 lần, chiếm 55.13%. Như vậy, có thể thấy tần số
sử dụng các yếu tố tăng cường trong các phát ngôn chê của sinh viên nam nữ
các trường đại học tại Tp.HCM là khá cao, cứ khoảng 3 câu là sử dụng yếu tố
tăng cường. Thêm vào đó, có nhiều câu các yếu tố tăng cường xuất hiện hơn
một lần. Ngoài ra, biểu đồ 2.9 còn cho thấy tần số sử dụng các yếu tố tăng
56
cường của sinh viên nữ là nhiều hơn sinh viên nam. Ở sinh viên nữ là 55.13%,
cao hơn 10.26% so với sinh viên nam (44.87%). Điều này cho thấy, sinh viên
nữ là những người giàu cảm xúc và dễ dàng bộc lộ cảm xúc hơn sinh viên
nam.
Các yếu tố tăng cường này có thể là tiếng chửi, tiếng than, các từ tình
thái...
Ví dụ:
(52) SP1: Lên lầu mượn cái mic thôi mà đi cả buổi, lề mề như đàn bà.
SP2: Mẹ, mày ngon thì đi đi cho nhanh!
(53) SP1: Mẹ kiếp, bạn bè khốn nạn thế đấy!
SP2: Vậy là tử tế lắm rồi đó mày.
Ở ví dụ (52) và (53), yếu tố tăng cường được sử dụng là những tiếng
chửi như “mẹ”, “mẹ kiếp”. Các từ này thể hiện cảm xúc bực bội cùng cực của
người nói nhưng phần nào có chứa sự thô tục nên tần số xuất hiện của nhóm
từ này khá thấp. Ngoài ra, trong các phát ngôn chê đã được khảo sát, còn có
các từ chửi thường gặp như: đồ chó, đồ điên, đồ quỷ sứ, con mẹ mày...
(54) SP1: Má ơi, óc thẩm mĩ của mày ghê quá!
SP2: Mày không hiểu được óc nghệ thuật của vĩ nhân đâu.
(55) SP1: Khổ quá, tui đã nói với ông là đừng ki bo thế.
SP2: Ki bo gì đâu. Tiêu tiền đúng chỗ thôi mà.
Ở ví dụ (54), (55), yếu tố tăng cường được sử dụng là các từ có tính
chất than thở, than vãn như “má ơi”, “khổ quá”. Các từ này có khả năng bộc
lộ cảm xúc của người nói khá cao, thường thể hiện sự bất lực của người nói
trước sự việc được nói đến. Ngoài ra, trong các phát ngôn chê đã được khảo
sát, còn có các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_06_23_4322093776_7474_1871576.pdf