Môi trường tự nhiên: Thực hiện chủ đề nước (Lớp 2)

* T/C : “ Ông tượng”

Cô cho trẻ xem tranh vẽ về cảnh mưa to

- Bức tranh cô vẽ về gì ? ( Vẽ cảnh trời mưa)

- Các con thấy bức tranh vẽ mưa to hay mưa nhỏ ? ( Mưa to)

- Cô vẽ mưa to như thế nào ? ( Cô vẽ nét thẳng dài)

- Bầu trời khi có mưa có màu gì ?

Cô cho trẻ xem tranh vẽ cảnh mưa nhỏ

Cô hỏi tương tự như trên

- Cô vẽ mưa nhỏ như thế nào ( Cô vẽ nét thẳng ngắn)

- Cô cho trẻ cùng miêu tả những hạt nước mưa : (Mưa to lộp bộp, lộp bộp) và dùng ngón tay kéo nét dài từ trên xuống dưới hoặc mưa nhỏ ( Tí tách, tí tách), kéo những nét ngắn hơn.

-Khi gặp mưa thì chúng mình phải làm gì ?

“ Mặc áo mưa, che ô ”

* Cô vẽ mẫu:

Cô vừa vẽ vừa giải thích cách vẽ

- Cô cầm bút bằng tay phải ( Ba ngón tay : Ngón cái ngón tró và ngón giữa )

- Vẽ mưa nhỏ là những nét thẳng ngắn từ trên xuống dưới

- Vẽ mưa to là những nét thẳng dài từ trên xuống dưới

- Thấy cô tô màu cho bầu trời như thế nào?

* Trẻ thực hiện :

- Bây giờ chúng mình sẽ vẽ mưa rơi nhé

Cô hỏi trẻ cách ngồi và cho trẻ cầm bút giơ lên theo cách hướng dẫn của cô.

 

doc6 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2982 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường tự nhiên: Thực hiện chủ đề nước (Lớp 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN : THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ NƯỚC 1/ YÊU CẦU : - Nhận biết một số đặc điểm của nước, nguồn nước sinh hoạt - Biết được một số ích lợi của nước đối với con người, cây cối, con vật. - Biết bảo vệ nguồn nước sạch. 2/ NỘI DUNG : - Các nguồn nước, nước giếng khơi, nước máy, nước ao hồ. - Con người, cây cối, các con vật đều cần nước để sống, và phát triển. - Ích lợi của nước. Nước để ăn, uống tắm giặt lau chùi… - Tưới cây, nơi sống của một số con vật…. - Bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước sạch trong khi sử dụng. 3/ MẠNG HOẠT ĐỘNG : VĂN HỌC MTXQ TẠO HÌNH THỂ DỤC NƯỚC ÂM NHẠC TOÁN - Cho tôi đi làm mưa với - Đếm số ca nước, so sánh nhiều ít - Nghe hát “ Mưa rơi” - Đong nước. - TCÂN : “ Mưa to, mưa nhỏ” - Vẽ mưa rơi - Bật qua suối, Bật ô - Trò chuyện về nguồn nước - Nói các câu đố về nước, nước ngọt - Quan sát thực tế xem tranh ảnh nguồn nước cam. nước đối với đời sống con người, cây cối - Cho trẻ kể, trẻ nhìn thấy nước ở đâu - Quan sát tranh ảnh và trò chuyện về một - Chuyện “ Cóc kiện trời” số phương tiện giao thông trên nước. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TUẦN NỘI DUNG MỤC ĐÍCH Y/ CẦU PHƯƠNG PHÁP & HÌNH THỨC TỔ/C THỂ DỤC SÁNG -Trẻ tham gia tập thể dục sáng 100% - Trẻ có thói quen tâp thể dục sáng, qua đó rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ. a/ Khởi động : Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân đi, chạy…. b/ Trọng động : * Bài tập phát triển chung: HÔ HẤP : Trẻ hai tay đưa lên miệng và thổi mạnh để được những quả bóng to. TAY : Trẻ hai tay đưa thẳng lên cao và hạ xuống BỤNG : Trẻ đứng quay người sang hai bên, không xê dịch chân CHÂN : Trẻ ngồi xổm, lưng thẳng BẬT : Trẻ bật tại chỗ bằng hai chân c/ Hồi tĩnh : - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng. THỨ 2 : THỂ DỤC TẠO HÌNH - Bật qua suối - Vẽ mưa rơi THỨ 3 : MTXQ - Trò chuyện về nguồn nước THỨ 4 : VĂN HỌC - Chuyện “ Cóc kiện trời” THỨ 5 : TOÁN - Đếm số ca nước đổ vào chai THỨ 6 : ÂM NHẠC - Cho tôi đi làm mưa với - Nghe hát “ Mưa rơi” HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Chơi đong nước - Quan sát cây - Làm quen các bài thơ, bài hát HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Hoạt động góc - Hướng dẫn trò chơi mới - Tô vở toán - Tô vở tạo hình HOẠT ĐỘNG GÓC GÓC XÂY DỰNG GÓC PHÂN VAI GÓC NGHỆ THUẬT GÓC HỌC TẬP - Trẻ biết thể hiện được vai chơi của mình và hứng thú chơi ở các góc - Biết lựa chọn vật liệu để xây dựng bãi tắm. Bố cục khuôn viên hợp lý. - Trẻ hứng thú với góc chơi, biết chế biến các món ăn, bán các thực phẩm… - Trẻ biết sắp xếp gọn gàng…. - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ, tô màu các nguồn nước, vẽ mưa. - Trẻ có kỹ năng giở sách xem tranh ảnh về các nguồn nước. - Biết được íc lợi và tác dụng của nước * Chuẩn bị : - Đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trẻ chơi như : Khối nhựa, cây cỏ, hoa, dù… * Cách tiến hành : Ổn định : Cho trẻ hát bài “ Mưa rơi” - Hát xong cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm - Hôm qua các con chơi gì ở các góc ? - Ở góc xây dựng có đồ chơi gì mới? - Với những đồ chơi đó các con sẽ xây gì ? Cho trẻ nhận vai chơi và về các góc chơi Xây dựng bài tắm có dù, ghế đá, cây… - Bố cục khuôn viên đẹp. * Chuẩn bị : Đồ bán hàng như : Dầu ăn, nước mắm…. Các đồ dùng nấu ăn như : Xoong, nồi, bát… * Trẻ nhận vai chơi và về các góc chơi chế biến các món ăn hằng ngày… - Góc bán hàng bán các loại nước giải khát, dầu gội, sữa… - Sắp xếp gọn gàng vệ sinh sạch sẽ. * Chuẩn bị : Giấy bút, đất nặn, bảng * Trẻ về góc vẽ mưa - Tô màu tranh các nguồn nước - Trẻ biết tô màu đẹp bố cục hợp lý. * Chuẩn bị : Tranh ảnh sách báo về các nguồn nước - Trẻ nhận vai chơi và về góc xem tranh ảnh về nguồn nước - Trẻ biết giở sách đúng chiều KẾ HOẠCH NGÀY NỘI DUNG MỤC ĐÍCH Y/C PHƯƠNG PHÁP & HÌNH THỨC TỔ/C THỨ 2 : 29/03 HĐC : THỂ DỤC Bật qua suối Tiết 2 : Tạo hình Vẽ mưa rơi. HĐNT : Vẽ theo ý thích. TCVĐ : Trốn mưa Hoạt động chiều Làm quen bài thơ “Mưa và bé” Nêu gương cuối ngày THỨ 3 : 30/3 MTXQ Trò chuyện với trẻ về nguồn nước. HĐNT: Đọc chuyện Hồ nước và Mây. TCVĐ : “ Bơi thyền” HĐC : Hướng dẫn trẻ tô vở tạo hình THỨ 4 : 1/4 VĂN HỌC Chuyện “ Cóc kiện trời” HĐNT : Làm quen bài hát . Tập rửa mặt TCVĐ : Chơi tự do Hoạt động chiều : Hướng dẫn trò chơi mới Nêu gương cuối ngày. THỨ 5: 2/4 HĐC : TOÁN Đếm số ca nước đổ vào chai HĐNT : Chăm sóc tưới cây. TCVĐ : “ Trời nắng, Trời mưa” Hoạt động chiều. hoạt động góc Nêu gương cuối ngày THỨ 6 : 2/4 HĐC : Âm nhạc. Cho tôi đi làm mưa với HĐNT : Quan sát tranh về biển TCVĐ Chuyền bóng Chơi tự do HĐC : Lao động làm vệ sinh Nêu gương cuối tuần Trẻ tập bài tập phát triển chung đúng , đẹp. trẻ biết tên bài tập và biết cách bật xa Rèn luyện kỹ năng bật xa, Trẻ biết nhún bật và kết hợp nhịp nhàng giữa tay và chân. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động Trẻ biết sổ thẳng những nét thẳng dài và những nét thẳng ngắn từ trên xuống dưới. Mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về thời tiết - Trẻ biết ngồi đúng tư thế và biết cách cầm bút vẽ nét thẳng dài, thẳng ngắn để tạo thành mưa. Giáo dục trẻ khi gặp mưa thì phải mặc áo mưa, che ô.. Trẻ sử dụng các kỹ năng đã học để vẽ nên sản phẩm đẹp. Phát triển óc tư duy sáng tạo cho trẻ. Trẻ hứng thú chơi đúng luật. Trẻ biết tên bào thơ, hiểu nội dung bài thơ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trẻ biết nhận xét về mình, về bạn, biết sửa chữa và cố gắng vươn lên Trẻ nhận biết tính chất của nước : Không mùi, không màu, không vị biết tác dụng và sự cần thiết của nước đối với con người, cây cối động vật. Bước đầu hình thành kỹ năng hoạt động theo nhóm Trẻ biết dùng ngôn ngữ để nói lên hiểu biết của mình về nước Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, không làm bẩn nguồn nước sạch Trả lời được một số câu hỏi của cô. Biế được tác dụng của nước -Trẻ hứng thú chơi đúng cách, đúng luật. Trẻ biết cầm bút vẽ và tô màu bức tranh. Rèn luyện cách cầm bút và kỹ năng tô màu cho trẻ - Trẻ biết tên chuyện, tên nhân vật. - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, thông qua câu chuyện giáo dục trẻ biết bảo vệ nguồn nước, ích lợi của nước đối với đời sống con người… - Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, nhận được giai điệu của bài hát, biết hát theo cô Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi. Trẻ chơi theo ý thích Trẻ nắm được luật chơi cách chơi và hứng thú chơi. Qua đó rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ - Trẻ biết học tập gương tốt của bạn Trẻ đếm được số ca nước đổ vào chai. Biết so sánh nước giữa cốc và chai. trẻ biết kể tên một số phương tiện giao thông chạy dưới nước. - Trẻ biết chăm sóc cây, tưới nước cho cây. - Nhận thấy sự thay đổi của cây hoa trong bồn. - Trẻ hứng thú chơi, chơi đúng luật. - Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình. - Tạo ra sản phẩm đẹp. Chơi đoàn kết , biết sắp xếp gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ. - Trẻ biết nhận xét về mình về bạn.. - Qua đó trẻ biết phấn đấu vươn lên. - Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, biết tên bài hát. - Hát đúng lời thể hiện được âm điệu nhịp điệu của bài hát, và vận động nhịp nhàng theo bài hát. Thông qua bài hát trẻ biết được ích lợi của nước. - Trẻ chú ý quan sát nêu lên được cảnh biển vào mùa hè. - Trẻ biết luật chơi và hứng thú chơi. - Trẻ chơi vui vẻ. - Trẻ có ý thức làm vệ sinh. - Sắp xếp lại đồ dùng, đồ chơi gọn gàng. - Rèn luyện cho trẻ có thói quen giữ gìn vệ sinh chung - Trẻ nhận xét về mình qua buổi nêu gương, trẻ biết phấn đấu và vươn lên 1. Chuẩn bị : Sân tập sạch sẽ, vẽ 2 vạch cách nhau 30cm làm suối 2. Hướng dẫn : Ổn định : Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì? Mưa từ đâu mà có Khi trời mưa các con thấy thế nào ? Các con nhìn thấy nước ở đâu ? Ao, Hồ,Biển nước dùng để làm gì? Để ăn uống sinh hoạt hằng ngày, để tưới cây.. - Trời mưa to quá, nước chảy thành con suối rồi chắn ngang đường, cô chỉ vào con suối nhỏ cô vẽ dưới sàn thì chúng ta sẽ đi qua con suối bằng cách nào ? - Cô cháu mình cùng thống nhất chọn cách nhảy qua suối để về nhà nhé. - Nhưng để nhảy được qua suối thì chùng mình phải khởi động trước khi nhảy nhé a/ Khởi động : Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân b/ Trọng động : TAY : Hai tay đưa thẳng lên cao BỤNG : Quay người sang hai bên CHÂN : Cây cao, cỏ thấp BẬT : Bật tại chỗ * Vận đông cơ bản : “ Bật qua suối” - Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang cách nhau 4m - Cô giới thiệu tên vận động Phía trước cô là “ suối nước nhỏ” . Bây giờ cô sẽ bật qua suối nước này nhé. * Cô làm mẫu : Lần 1: Không giải thích Lần 2 : Kết hợp giải thích rõ ràng *Tư thế chuẩn bị : Khi hô “ Chuẩn bị” cô đứng chụm chân sát vạch xuất phát, mặt hướng về phía trước, hai tay đưa ra phía trước, lưng thẳng người thẳng - Khi hô “ bật” Cô nhún chân đồng thời đưa tay ra sau lấy đà bật thạt xa về phía trước sao cho qua suối nước, chạm đất nhẹ nhàng mà không chạm vạch, 2 tay dưa ra phía trước để giữ thăng bằng, từ từ đứng thẳng lên đi về cuối hàng. - Lần 3 : Cô thực hiện kết hợp giải thích ngắn gọn gọi 1 trẻ khá lên thực hiện 1 lần * Trẻ thực hiện : Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần cô chú ý sửa sai cho trẻ * Củng cố: Cô hỏi trẻ các con vừa tập bài gì? Cô mời 1-2 trẻ lên thực hiện lại. * Trò chơi vận động: “ Trốn mưa” Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, tổ chức cho trẻ chơi c/ Hồi tĩnh : Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng 1. Chuẩn bị : Vở bút màu, tranh mẫu. 2. Hướng dẫn : Ổn định : Cho trẻ đọc bài thơ “ Mưa” Đọc xong cô hỏi trẻcác con vừa đọc bài thơ gì? Khi trời mưa các con thấy nước ở đâu? Vậy nước dùng để làm gì ? Nhờ có nước mà con người sống và sinh hoạt hàng ngày, cây cối được xanh tốt. Mưa nhiều sẽ dẫn đến lụt lội, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu…. * T/C : “ Ông tượng” Cô cho trẻ xem tranh vẽ về cảnh mưa to - Bức tranh cô vẽ về gì ? ( Vẽ cảnh trời mưa) - Các con thấy bức tranh vẽ mưa to hay mưa nhỏ ? ( Mưa to) - Cô vẽ mưa to như thế nào ? ( Cô vẽ nét thẳng dài) - Bầu trời khi có mưa có màu gì ? Cô cho trẻ xem tranh vẽ cảnh mưa nhỏ Cô hỏi tương tự như trên - Cô vẽ mưa nhỏ như thế nào ( Cô vẽ nét thẳng ngắn) - Cô cho trẻ cùng miêu tả những hạt nước mưa : (Mưa to lộp bộp, lộp bộp) và dùng ngón tay kéo nét dài từ trên xuống dưới hoặc mưa nhỏ ( Tí tách, tí tách), kéo những nét ngắn hơn. -Khi gặp mưa thì chúng mình phải làm gì ? “ Mặc áo mưa, che ô…” * Cô vẽ mẫu: Cô vừa vẽ vừa giải thích cách vẽ - Cô cầm bút bằng tay phải ( Ba ngón tay : Ngón cái ngón tró và ngón giữa ) - Vẽ mưa nhỏ là những nét thẳng ngắn từ trên xuống dưới - Vẽ mưa to là những nét thẳng dài từ trên xuống dưới - Thấy cô tô màu cho bầu trời như thế nào? * Trẻ thực hiện : - Bây giờ chúng mình sẽ vẽ mưa rơi nhé Cô hỏi trẻ cách ngồi và cho trẻ cầm bút giơ lên theo cách hướng dẫn của cô. Cô bao quát gợi ý cho trẻ vẽ cách tô màu sáng tạo. * Nhận xét sản phẩm : Cho trẻ nhận xét bài vẽ của mình và của các bạn Cô nhận xét bài vẽ của trẻ. Động viên khen ngợi trẻ. * Kết thúc cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”. HĐCĐ : Vẽ theo ý thích Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân, cho trẻ ra chỗ địa điểm đã chọn trước Cho trẻ chơi trò chơi “ trời mưa” Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ điểm Sau đó gợi hỏi trẻ xem thích vẽ gì ? Kỹ năng vẽ như thế nào ? gọi 3 trẻ đứng lên trả lời câu hỏi của cô. Cho trẻ thực hiện cô bao quát giúp trẻ Động viên khuyến khích trẻ vẽ. * Nhận xét sản phẩm. Cô nói rõ cách chơi, luật chơi tổ chức cho trẻ chơi * Chơi tự do : Cô quan sát trẻ chơi an toàn 1. Chuẩn bị: Tranh thơ 2. Hướng dẫn: Ổn định : cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” Hỏi trẻ các con vừa hát bài gì? Cô cùng trẻ đàm thoại về chủ điểm. Giời thiệu tên bài thơ, tên tác giả. Cô đọc lần 1 Đọc lần 2 kèm tranh Hỏi trẻ cô vừa cô vừa đọc cho các nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác? Trích dẫn giảng nội dung đàm thoại. Mời tổ nhóm cá nhân đọc. Cô động viên khuyến khích trẻ đọc thơ theo cô. *Nêu gương cuối ngày: - Cô và trẻ cùng trò chuyện về công việc trong ngày. Nhận xét bạn nào được nhiều hoa trên bình cờ, vì sao bạn được nhiều hoa. Tuyên dương trẻ, động viên những trẻ chưa ngoan và cố gắng hơn, cho trẻ thay hoa cắm cờ 1. Chuẩn bị : Tranh, đĩa.. 2. Hướng dẫn: Ổn định Cô và trẻ cùng đọc về thời tiết: “Nghe vẻ nghe ve Nghe vè thời tiết Trời gì nóng thế Nóng đổ mồ hôi Con người mệt mỏi Cây cối héo khô Súc vật lê la Không còn sức sống?” Cô cho trẻ xem tranh cảnh hạn hán. - Các con thấy trời nóng và thiếu nước nên cảnh vật ở đây như thế nào? Cô cho trẻ cùng đọc: “Cầu trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cày Lấy đầy bát cơm”. Cô đưa tranh vẽ cảnh sau khi có mưa, cây cối xanh tươi, các con vật đang uống nước. Cho trẻ nhận xét cảnh vật sau khi có mưa: - Các con thấy sau khi có mưa cảnh vật như thế nào? - Vậy để biết được nước cần thiết đối với con người, Cây cối cũng như động vật như thé nào thì hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về sự cần thiết của nước nhé! * Đối với con người Cô mời trẻ uống nước Mở nhạc “Cho tôi đi làm mưa với” - Uống nước vào các con thấy thế nào? - Nước là một loại chất không màu, không mùi, không vị Cô cho trẻ nhắc lại - Nước mà chúng ta uống đó gọi là nước gì? Nước sạch Cô giới thiệu : có các loại nước sạch như : Nước đun sôi để nguội, nước khoáng, nước ngọt, Nước suối …là nước sạch uống được. Cô cho trẻ xem tranh về nước sông, nước biển, nước máy và hỏi trẻ: - Ngoài nước sạch uống được con còn biết nước gì nữa? Nước sông, nước biển, nước máy… Cô cho trẻ xem tranh bé đang tắm, bé đang rửa tay. - Vậy hằng ngày các con dùng nước để làm gì? Để tắm, rửa tay, tưới cây, giặt quần áo, để nấu ăn… *Đối với cây cối - Nước rất cần cho con người, ngoài ra nước cũng rất cần thiết cho cây cối đấy các con ạ! - Cô có 2 chậu hoa các con quan sát xem 2 chậu hoa này như thế nào? Một chậu hoa tươi và một chậu hoa bị héo - vì sao lại như thế? Một cây được tưới nước, một cây không được tưới nước. - Nếu ta trồng cây mà không tưới nước thì cây sẽ như thế nào? Cây sẽ khô héo và chết Cô mời 1 trẻ lên tưới nước cho cây khô héo - Khi nhà con có trồng cây thì con phải làm gì? ( Phải thường xuyên tưới nước cho cây) * Đối với con vật Cô đọc vè đố bé: “ Nghe vẻ nghe ve Nghe vè cô đố Cô đố con gì Có vẩy có vây Không sống trên cạn Mà bơi dưới hồ Cô cho trẻ xem tranh cá bơi trong hồ. - Nếu không có nước thì cá sẽ ra sao? ( Cá không sống được, không bơi được…) - Ngoài cá ra còn có các con vật nào sống cần có nước nữa các con ( Trẻ kể theo hiểu biết của trẻ) - Ngoài các con vật sống dưới nước các con trâu bò, gà, vịt… cũng cần có nước nữa đấy các con ạ, nếu không có nước các con vật đó sẽ mệt mỏi và chết. - Để có đủ nước sinh hoạt thì các con phải làm gì? ( Tiết kiệm nước, không đổ nước bừa bãi..) - Để giữ gìn nguồn nước sạch thì con phải làm gì ? ( Không vứt rác bừa bãi xuống sông ao hồ, biển…) - Nước rất cần thiết cho cơ thể con người, kể cả động vật cũng như thực vật. Nếu không có nước thì mọi vật, mọi người sẽ chết. * Trò chơi : Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Chọn theo yêu cầu của cô” Cô nêu yêu cầu : Trẻ biết chọn những giọt nước đặt vào các bức tranh vẽ hoạt động cần có nước. Cô chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm có 1 rổ đựng các giọt nước bằng giấy, trẻ sẽ lấy giọt nước đặt vào tranh mà trẻ nghĩ hoạt động đó cần có nước. * Kết thúc : Cô cho trẻ chơi với nước theo nhóm Nhóm 1 : Cô cho trẻ khua 2 tay vào chậu nước và nói “ Nước mát quá ! Nước mát quá!” Nhóm 2 : Chơi thả thuyền giấy, lá. Trong khi cho trẻ chơi, kết hợp nghe bài hát “ Em đi chơi thuyền” Nhóm 3 : Cho trẻ chơi đong nước từ chậu đổ vào xô, bình nhựa. Nhóm 4 : Cô cùng trẻ tưới cây bằng bình nhựa. HĐCĐ : Đọc chuyện “ Hồ nước và mây” Cho trẻ ra sân tới chỗ đã chọn. trẻ ngồi xưng quanh cô cùng trẻ chơi trò chơi “ Trời mưa” Hởi trẻ các con vừa chơi trò chơi gì? Khi mưa rơi xuống các con thấy nước ở đâu? nước dùng để làm gì? Cô giới thiệu tên chuyện, đọc cho trẻ nghe 2 lần hỏi trẻ cô vừa đọc cho trẻ nghe câu chuyện gì? Khi nghe…… hồ nước nói gì? nắng to nước ở trong ao hồ như thể nào thiếu nước sẽ như thế nào * Cô giới thiệu tên trò chơi, nói rõ cách chơi, luật chơi Tổ chức cho trẻ cả lớp cùng chơi * Cô bao quát động viên trẻ chơi * Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn. 1. Chuẩn bị : Vở, bút màu. 2. Hướng dẫn : Ổn định : Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với” Hỏi trẻ các con vừa hát bài gì ? Mưa từ đâu mà có? Nhờ có mưa mà cây cối, con người và các con vật được sinh sống đấy ? Cô cho trẻ xem tranh và hướng dẫn trẻ cách vẽ và tô màu bức tranh Trẻ thực hiện cô bao quát giúp trẻ tô màu đẹp, hài hoà bức tranh. * Nhận xét tuyên dương cho trẻ cắm hoa. 1. Chuẩn bị : Tranh chuyện, mô hình rối 2. Hướng dẫn : Ổn định : Cho trẻ chơi trò chơi “ Trời nắng, trời mưa” - Hỏi trẻ các con vừa chơi trò chơi gì? - Khi mưa xuống các con thấy nước ở đâu ? - Vậy nước dùng để làm gì ? - Các con ạ, nước rất cần thiết đối với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, cây cối xanh tốt cũng nhờ có nước. Nếu thiếu nước thí con người, các con vật đều khát nước… - Cô giới thiệu tên chuyện. - Cô kể lần 1 : Không kèm tranh - Kể lần 2 : Kèm theo tranh rối * Trích dẫn giảng nội dung đàm thoại - Cô hỏi trẻ : Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì ? - Trong câu chuyện có những nhận vật nào - Cô kể từ đầu….trời đâu có thấu vì các con vật….lại chết. - Vì sao cóc lại kiện trời ? - Một hôm…các con vật… - Các con vật đã xử trí thông minh như thế nào khi gặp ngọc hoàng sai bầy gà ra mổ cóc - Bầy chó toán lính… - Ngọc Hoàng nói gì khi cóc và các bạn ra về? - Mọi người đặt câu hát gì về cóc? * Giáo dục trẻ : * Chơi trò chơi : Nghe giọng nói đoán tên nhân vật * Nhận xét tuyên dương cho trẻ cắm hoa. HĐC : Làm quen bài hát “ Tập rửa mặt” Cô dặn dò trẻ trước lúc ra sân. Cho trẻ ngồi xung quanh cô, trẻ chơi trò chơi “ Uống nước chanh” Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm. Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả, cô hát 2 lần cho trẻ nghe. Cô bắt nhịp cho cả lớp hát theo cô hai lần Nhóm nam + nữ hát. Cô giới thiệu tên trò chơi, nói rõ luật chơi và cách chơi. Tổ chức cho trẻ cả lớp cùng chơi động viên khuyến khích trẻ chơi. * Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi an toàn 1. Chuẩn bị : Nước + Chai 2. Hướng dẫn : Cho trẻ hát bài cho tôi đi làm mưa với Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm Cho trẻ đứng thành 3 tổ. Mỗi tổ 1 chai không, đặt cách vị trí đứng của trẻ 3 m. Một xô đựng nước và 1 ca nhỏ. Khi có hiệu lệnh trẻ đứng đầu hàng cầm co múc nước đi, hoặc chạy đến đổ vào chai sau đó chạy về đưa ca cho bạn kế tiếp lên thực hiện tương tự. Sau thời gian qui định tổ nào đổ vào chai được nhiều thì tổ đó thắng. Cô bao quát động viên trẻ. * Nêu gương cuối ngày. Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan” Cho trẻ nhận xét. Trẻ lên cắm cờ thay hoa 1.Chuẩn bị: Mỗi trẻ 1 ca nhựa, 1 chai. 2.Hướng dẫn: Ổn định cho trẻ chơi trò chơi :“Uống nước chanh” Hỏi trẻ vừa chơi trò chơi gì? Thế các con thường thấy nước ở đâu? Ở biển, ao hồ, sông… Vậy nước dùng để làm gì? Nước dùng để sinh hoạt hàng ngày, nhờ có nước mà cây cối xanh tốt… Khi sử dụng các con phải biết tiết kiệm, giữ gìn nguồn nước luôn sạch sẽ. Cho trẻ ngồi theo nhóm. trẻ đong nước vào chai và đếm xem chai của mình đựng được bao nhiêu ca nước. Cô nói kết quả của từng chai hỏi trẻ nào có kết quả giống cô thì đưa lên. Hỏi trẻ chai và cốc cái nào đựng được nhiều nước hơn. Chai to thì đựng được nhiều nước hơn. Chai đựng được 1 ca nước, chai đựng được hai ca nước. Vậy chai nào to hơn? Vì sao? Cô hỏi từng trẻ và cho trẻ kiểm tra lại. Các con nước rất cần thiết đối với cuộc sống con người, sự sống của các con vật. Có 1 số phương tiện cũng cần có nước thì mới hoạt động được đó là phương tiện gì? Các con hãy chọn cho mình 1 phương tiện giao thông trên nước để chơi thả trên nước… Cho trẻ chọn rồi cùng chơi. *Nhận xét tuyên dương cho trẻ lên cắm hoa. - HĐCĐ : Chăm sóc tưới cây. Ổn định : Cho trẻ hát bài “ cho tôi đi làm mưa với “ Trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm. Sau đó cô dặn dò trẻ lúc ra sân, ra tới chỗ đã chọn hỏi trẻ. - Đây là cây gì ? Hoa gì đây? Vì sao cây hoa này bị héo vậy chúng ta phải làm gì để cây xanh tốt… - Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây. Cách tưới nước cho cây. Cô bao quát giúp đỡ trẻ giáo dục trẻ chăm sóc bảo vệ cây. Cô nói rõ cách chơi, luật chơi. tổ chức cho trẻ chơi và bao quát trẻ. Động viên khuyến khích trẻ. * Chơi tự do: Cô bao quát trẻ chơi an toàn. 1. Chuẩn bị : Đồ dùng đồ chơi ở các góc. 2. Hướng dẫn : - Cô cho trẻ đọc bài thơ “ Mưa” Sâu đó cô trò chuyện cùng trẻ về chủ điểm. trẻ nhận vai chơi và về góc chơi Cô bao quát trẻ chơi. Nhắc nhở trẻ bố cục khuôn viên hợp lý… * Nhận xét sau khi chơi. - Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan” - Cho trẻ nhận xét xem mình có mấy bông hoa. Vì sao? Cô nhận xét cho trẻ lên cắm cờ thay hoa. 1. Chuẩn bị : Băng đĩa 2. Hướng dẫn : * T/C : Về đám mây xấu xí. - Hàng ngày chúng ta muốn sạch sè thơm tho, muốn ăn uống tắm giặt phải cần đến gì ? Nếu con người, cây cối con vật không có nước thì sẽ như thế nào? - Vào những ngày hè nóng nực, oi bức có những trận mưa rào rất mát mẻ, làm cho con người, cây cối con vật cây cối xanh tốt hơn. nhạc sĩ đã sáng tác bài hát “ Cho tôi đi làm mưa với” Các con lắng nghe cô hát. Cô hát cho trẻ nghe lần1 Cô hát cho trẻ nghe lần 2. - Cô bắt nhịp cho trẻ cả lớp hát 2-3 lần, tổ nhóm luân phiên nhau hát. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ. * Nghe hát: Mưa rơi. - Những hạt mưa rơi tí tách sẽ có ích gì, cô mời các con lắng nghe bài hát “ Mưa rơi” Hát lần 1. lần 2 thể hiện điệu bộ minh hoạ. *TCÂ N : “Ai đoán giỏi” - Cô nêu tên trò chơi, luật chơi, cách chơi. Cô tổ chức cho nhiều trẻ lên chơi, ai đoán giỏi sẽ được tặng quà. - Kết thúc cho cả lớp hát lại bài “cho tôi đi làm mưa với” 1. Hoạt động chủ đích : - Cô gợi hỏi trẻ và những ngày nóng nực, oi bức bố mẹ thường đưa con đi chơi đâu cho mát. Cho 2-3 trẻ kể. - Vậy hôm nay cô cho các con xem một số tranh về biển nhé. - Các con thấy cảnh ở trên biển như thế nào? - Vì sao họ phải ra biển để làm gì? - Cho trẻ quan sát và đàm thoại cùng trẻ. - Giáo dục trẻ đi biển phải có bố mẹ đi cùng không đi tắm biển một mình sẽ xảy ra điều không hay. 2.Trò chơi vận động - Cô nêu luật chơi, cách chơi, cô chia trẻ thành 3 đội khác nhau, phát bóng cho 3 bạn đứng đầu hàng.Khi có hiệu lệnh thì bạn thứ nhất chuyền cho bạn thứ 2 và cứ thế cho đến hết hàng. - Sau mỗi lần chơi cô phân thắng thua. 3.Chơi tự do: - Cô cho trẻ chơi với các đồ chơi trong sân trường( cô bao quát trẻ) 1.Chuẩn bị : Nước, sọt rác. 2.Hướng dẫn: Ổn định cho trẻ hát bài Sau đó cô gợi hỏi trẻ : Các con ơi hằng ngày muốn chơi đồ chơi sạch sẽ thì chúng ta phải làm gì nào? Cô phân công cho trẻ làm vệ sinh theo 3 tổ. Cô bao quát giúp trẻ làm sạch sẽ Làm vệ sinh xong cô cho trẻ làm vệ sinh cá nhân Cô bao quát giúp trẻ * Nhận xét tuyên dương trẻ * Chuẩn bị : Hoa bé ngoan Cô cho trẻ hát bài hoa bé ngoan Cho trẻ nhận xét, kiểm tra lại bình cờ Cô nhận xét khái quát Tặng bé ngoan cho trẻ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMôi trường tự nhiên thực hiện chủ đề nước cho học sinh lớp 2.doc
Tài liệu liên quan