Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho sinh viên. Gia đình là
nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu
mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay
do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải
miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho
con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm
đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết
cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho sinh viên, mỗi gia đình
cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống,
làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm
cao đẹp cho thế hệ con cháu.
Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo
dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường
hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị
kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo
đức, lối sống cho sinh viên.
Sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri
thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Sinh viên lại là
người đã có trình độ nhận thức nhất định vì vậy họ tiếp cận với những thông tin
khoa học rất nhạy bén. Tuy vậy họ đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và
mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Đòi hỏi các tổ chức, đoàn thể, các ban
ngành trong nhà trường và xã hội cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận
lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền,
đoàn thể, và nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường cần
tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp sinh viên, rèn5
luyện sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương,
nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những
biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của sinh viên.
7 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp cơ bản để nâng cao văn hóa lối sống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Một số giải pháp cơ bản để nâng cao văn hóa lối sống cho sinh viên
trong giai đoạn hiện nay
Ths. Nguyễn Thị Tùng
Bộ môn LLCT
Thanh niên sinh viên là lực lượng đông đảo, chiếm trên 1/3 dân số và trên
1/2 lực lượng lao động xã hội, có vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi đánh giá
về vai trò của thanh niên đã nhấn mạnh: “Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do
các thanh niên”1. Trong Di chúc thiêng liêng, một lần nữa Người căn dặn: “Đảng
phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng họ thành những người kế tục sự nghiệp cách
mạng vừa hồng vừa chuyên. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc
làm rất quan trọng và rất cần thiết”2. Kế thừa và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ
Chí Minh, Đảng ta khẳng định: “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân
tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội"3.
Hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO). Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế
giới. Cơ cấu xã hội cũng đang trong quá trình biến đổi. Phân hoá giàu nghèo,
phân tầng xã hội diễn ra phức tạp. Tình hình trên đã và đang tác động đến thanh
niên sinh viên về ý thức chính trị, tâm trạng, đạo đức lối sống v.v Quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở cửa, hội nhập kinh tế thế giới đang
làm cho những tác động đó ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng hơn đến lối sống của
thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng.
1 Hồ Chí Minh toàn tập, tập5, tr.186
2 Hồ Chí Minh toàn tập, tập12, tr.136
3 Hồ Chí Minh toàn tập, tập5,
2
Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường, những thách thức của hội nhập
kinh tế thế giới, đặc biệt những âm mưu thủ đoạn nham hiểm của các thế lực thù
địch đang tác động mạnh mẽ đến thanh niên. Đặc biệt là nhhững thông tin xấu,
độc hại lan truyền trên in-tơ-nét, những âm mưu và hành động chống phá của các
thế lực thù địch; mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, vị kỷ, cùng sự
tha hóa, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên đã và đang tác động tiêu
cực trong giới trẻ, khiến cho không ít người chạy theo lối sống thực dụng, sa ngã,
hư hỏng, xa rời các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc , có thái độ thờ ơ, bàng
quan trước các sự kiện kinh tế, chính trị của đất nước. Một số thanh niên mơ hồ
về bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù.
Hiện nay là đã xuất hiện một bộ phận thanh niên sinh viên tôn thờ chủ
nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chạy theo lợi ích vật chất, coi đồng tiền là trên hết, xa
hoa, lãng phí, lười lao động, và thiếu ý thức rèn luyện, không dám đấu tranh với
cái sai, thờ ơ vô cảm, vị kỷ... càng nhiều hơn. Cá biệt có một số sinh viên sống bê
tha, không chịu học tập, buông tha bản thân, dần dần đánh mất chính mình, sống
chìm đắm trong thế giới ảo, không chịu phấn đấu, tốn tiền cho những danh tiếng
ảo. Ví dụ như vấn đề các hot girl trên mạng, các game thủ võ lâm truyền kỳ. . .đã
được lên tiếng gần đây.
Một số sinh viên do được sự nuông chiều của gia đình, quen đòi hỏi hưởng
thụ, ích kỹ, ỷ lại, ít quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, bà con hàng xóm, ít chăm
lo công việc gia đình, cộng đồng xã hội. Số sinh viên này cũng dễ rơi vào tình
trạng bị bạn bè rũ rê đi theo con đường xấu, vi phạm vào các tệ nạn xã hội như
ma túy, cờ bạc, vi phạm pháp luật, đua xe trái phép.... Nhiều vụ án được khám
phá trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ phạm tội trong thanh niên có chiều
hướng gia tăng. Khi đất nước mở cửa giao lưu với thế giới thì những luồng văn
hóa, những giá trị khác lạ, trong đó, có những văn hóa đi ngược với thuần phong,
mỹ tục của dân tộc cũng đã tràn vào và tác động không nhỏ đến lối sống của
thanh niên sinh viên.
Xây dựng lối sống đẹp, lành mạnh cho thanh niên sinh viên là một
công việc cốt lõi của việc hình thành phát triển nhân cách con người mới, đáp
ứng với điều kiện mới. Nó đòi hỏi vai trò của các thành viên trong cộng đồng xã
3
hội( nhà trường, gia đình và các đoàn thể) tham gia đóng góp vào công tác giáo
dục đào tạo, vai trò học tập, tự rèn luyện của chính thanh niên. Do đó hơn lúc
nào, Đảng và chính quyền đoàn thể, Đoàn thanh niên và nhà trường phải tiến
hành đồng bộ những giải pháp cần thiết để rèn luyện lối sống lành mạnh cho
sinh viên.
Thứ nhất,, thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống
trong sạch, lành mạnh cho sinh viên.
Đây là giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, hình thành nhân cách con người
mới xã hội chủ nghĩa cho sinh viên, vì đạo đức là “gốc của người cách mạng”.
Trước hết cần quan tâm giáo dục những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nhằm xây dựng cho sinh viên thế
giới quan, phương pháp luận đúng đắn để giải quyết những vấn đề do thực tiễn
đặt ra. Chú trọng giáo dục làm cho sinh viên nhận thức đúng các giá trị chân,
thiện, mỹ, những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nhà trường, gia đình,
các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải
thường xuyên quan tâm bồi dưỡng cho thanh niên những tình cảm cao đẹp về tình
yêu quê hương, đất nước: “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, “thương
người như thể thương thân”, quên mình vì nghĩa lớn Từ đó hình thành cho họ
lối sống trong sạch, lành mạnh, những hành vi đạo đức trong sáng phù hợp với
các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại.
Để việc giáo dục bồi dưỡng có hiệu quả, cần tổ chức tốt các phong trào
hành động cách mạng của sinh viên mà tiêu biểu là phong trào: “Thanh niên lập
nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, “Thanh niên tình nguyện”, “Chiến dịch mùa hè
xanh”Bên cạnh đó, cần phải duy trì và mở rộng các hoạt động nêu gương, biểu
dương các điển hình tiên tiến, phải thức tỉnh sinh viên bằng những tấm gương cụ
thể trong cuộc sống để hướng các em đến những hành vi và cách sống tích cực.
Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong
việc giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho sinh viên.
4
Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của
các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống
cho thanh niên, hình thành phẩm chất cao đẹp của con người mới XHCN.
Trước hết gia đình là nơi lưu giữ các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, là môi trường đầu tiên hình thành đạo đức cho sinh viên. Gia đình là
nơi mà tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương con người được truyền từ thế
hệ này sang thế hệ khác. Do đó trong gia đình, ông bà, cha mẹ phải thật sự mẫu
mực, làm gương về đạo đức, yêu thương, chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ. Hiện nay
do sức ép về lao động, việc làm khiến cho không ít các bậc làm cha, làm mẹ mải
miết mưu sinh hoặc chỉ lo làm giàu mà thiếu quan tâm việc giáo dục đạo đức cho
con cái, hoặc khoán trắng cho nhà trường và xã hội. Nhiều khi con cái vi phạm
đạo đức hoặc vi phạm pháp luật mà cha mẹ không hề hay biết, hoặc không biết
cách ngăn chặn, phòng ngừa. Để giáo dục đạo đức cho sinh viên, mỗi gia đình
cần giữ gìn đạo đức, nề nếp gia phong, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống,
làm cho các giá trị đó ngày càng toả sáng, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm
cao đẹp cho thế hệ con cháu.
Nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy nghề mà còn là nơi dạy người. Giáo
dục lý tưởng, đạo lý làm người là nội dung giáo dục hàng đầu trong nhà trường
hiện nay và phải đặc biệt coi trọng. Một số nhà trường mới chỉ quan tâm trang bị
kiến thức chuyên môn, tay nghề mà xem nhẹ hoặc thiếu quan tâm giáo dục đạo
đức, lối sống cho sinh viên.
Sinh viên ngày nay đang sống trong thời kỳ bùng nổ thông tin, kinh tế tri
thức phát triển mạnh mẽ, giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng. Sinh viên lại là
người đã có trình độ nhận thức nhất định vì vậy họ tiếp cận với những thông tin
khoa học rất nhạy bén. Tuy vậy họ đã và đang chịu ảnh hưởng cả mặt tích cực và
mặt tiêu cực từ môi trường kinh tế, xã hội. Đòi hỏi các tổ chức, đoàn thể, các ban
ngành trong nhà trường và xã hội cần quan tâm định hướng tạo môi trường thuận
lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện, trưởng thành. Cấp uỷ đảng, chính quyền,
đoàn thể, và nhất là Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường cần
tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng để thu hút, tập hợp sinh viên, rèn
5
luyện sinh viên theo các chuẩn mực đạo đức cách mạng. Kịp thời biểu dương,
nhân rộng cách làm hay và kiên quyết uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, những
biểu hiện lệch chuẩn trong đạo đức, lối sống của sinh viên.
Ba là, phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống
của sinh viên.
Sinh viên là lớp người trẻ, khoẻ, có nhiệt tình cách mạng, nhạy cảm với cái
mới, cái tiến bộ. Phát huy vai trò của sinh viên trong tự học tập, tự tu dưỡng đạo
đức lối sống là biện pháp quan trọng giúp họ nhanh chóng tiến bộ, trưởng thành.
Đó còn là điều kiện quyết định kết quả rèn luyện của mỗi cá nhân. Trước hết phải
hình thành cho sinh viên nhu cầu, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho
mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định
mình. Cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên phấn đấu, rèn luyện; đồng thời
phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả, định hướng phấn đấu cho
sinh viên. Quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của sinh viên về vật chất,
tinh thần; giao nhiệm vụ phù hợp với sở trường, năng khiếu đặc điểm tâm, sinh lý
của họ sẽ tạo điều kiện tốt để sinh viên rèn luyện đạo đức, lối sống. Mỗi sinh viên
phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có
hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi người tự giác rèn
luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những
biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình hại người. Sinh viên
cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị
chân, thiện, mỹ; vượt qua mọi khó khăn gian khổ như Bác Hồ đã dạy: “gian nan
rèn luyện mới thành công”.
Thứ tư, xây dựng môi trường, sân chơi lành mạnh cho sinh viên..
Với sinh viên, việc xây dựng môi trường xã hội, môi trường văn hóa giáo
dục có một ý nghĩa thiết thực. Thông qua các hoạt động sinh hoạt câu lạc bộ dưới
nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hấp dẫn và đáp úng nhu cầu sở thích của
sinh viên sẽ giúp các em hình thành kỹ năng sống và sự mạnh dạn hơn trong giao
tiếp. Nên tập hợp, thu hút họ vào các hoạt động bổ ích, thiết thực như câu lạc bộ
nghiên cứu khoa học, nữ sinh thanh lịch, các hội thi khoa học trẻ, tìm hiểu về
6
truyền thống dân tộc và các mạng, hoạt động văn hóa thể thao, mà nổi bật như:"
Rung chuông vàng", các hoạt động từ thiện,..., thông qua đây nhằm xã hội hóa
giáo dục, cá thể hóa nhân cách lối sống của sinh viên.
Cần phải đổi mới cách tổ chức và phương thức tiến hành sao cho mọi hoạt
động, mọi phong trào ngày càng thiết thực, gần gũi với cuộc sống của sinh viên:
trẻ trung , sinh động, học thức và văn hóa đúng hình ảnh thực thế giới tinh thần
của tuổi trẻ.
Thực hiện tốt một số giải pháp xây dựng lối sống đạo đức cho sinh viên
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế thế giới là góp phần
đào tạo, giáo dục thế hệ sinh viên vừa "hồng", vừa "chuyên", là những chủ nhân
tương lai đưa nước nhà vững bước tiến cùng các dân tộc tiên tiến, xứng đáng với
mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, sinh viên có nhiều
cơ hội để thực hiện ước mơ, khát vọng của mình, đồng thời cũng đứng trước
những thách thức mới. Xây dựng lối sống văn minh, hiện đại, thấm nhuần sâu sắc
đạo đức truyền thống dân tộc sẽ góp phần tạo nên bản lĩnh của sinh viên, giúp họ
vượt qua những khó khăn, thực hiện lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
Sự nghiệp đổi mới còn nhiều khó khăn và thách thức ở trước mắt, mỗi sinh
viên chúng ta hãy biết kế thừa những truyền thống hào hùng của lớp thanh niên đi
trước và dân tộc, hãy vì mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh" mà sinh viên tự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, trở
thành những người có ích cho xã hội.
Cuối cùng tôi xin mượn lời của nhà sử học Mỹ, Bà I. StenSon để thay cho
lời kết của mình:" Một số đông người đã tha hóa chạy theo cuộc sống hưởng thụ
vật chất, bất chấp cả nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc
sống thì nhân loại lại hướng về tấm gương sáng ngời nhân cách Hồ Chí Minh,
một tấm gương cho mọi thế hệ tiếp nối".
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.
7
2. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.
3. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.
4. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, 2000.
5. GS Đặng Xuân Kỳ, Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người,
Nxb Chính trị quốc gia, HN,2005
6. Lê Xuân Vũ, Trong ánh sáng tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, Nxb Văn học,
HN, 2003.
7.Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung
ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, HN,1998.
8. Lương Gia Ban, Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại
hóa. Nxb Chính trị quốc gia, HN 2000.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_giai_phap_co_ban_de_nang_cao_van_hoa_loi_song_cho_sin.pdf