Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm Định dự án đầu tư tín dụng trong hoạt động chovay tại sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam

 

 

CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG 1

I.Những lý luận về dự án đầu tư và thẩm định dự án đầu tư. 1

1. Khái niệm đầu tư. 1

2. Các đặc điểm cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển 2

3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư 3

4. Dự án đầu tư. 6

5.Thẩm định dự án đầu tư 7

6. Phương pháp thẩm định dự án đầu tư. 11

II.Thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại 14

1.Giới thiệu về ngân hàng thương mại. 14

3. Nội dung thẩm định dự án đầu tư tín dụng. 19

3.1. Thẩm định các điều kiện pháp lýcủa dự án. 19

3.2. Thẩm định sự cần thiết phải đầu tư. 19

3.3 Thẩm định dự án về phương diện thị trường. 20

3.4.Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật. 21

3.5.Thẩm định dự án về phương diện tổ chức. 22

3.7. Thẩm định về mặt kinh tế xã hội của dự án. 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 36

I. Khái quát chung về Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương việt nam 36

1. Giới thiệu chung 36

2. Khái quát về sở giao dịch I-NHCTVN. 36

2.1.Khái quát chung 36

2.2.Nghĩa vụ và quyền hạn. 37

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sở giao dịch I. 38

II. Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch

I- HCTVN . . .38

1. Tổng quan về nguồn vốn. 42

2. Hoạt động kinh doanh đối ngoại 44

III. Hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch I - NHCTVN. 47

IV. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tín dụng của Sở Giao Dịch I- NHCTVN. 50

1. Quy trình thẩm định. 50

2. Nội dung thẩm định 52

2.1. Thẩm định khách hàng vay vốn 52

2.2. Thẩm định dự án đầu tư bao gồm các bước như sau 56

2.3. Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay . 57

3. Ví dụ về thẩm định cho vay dài hạn theo dự án đầu tư. 58

4. Những nhận xết đánh giá về hoạt động thẩm định tín dụng đầu tư dự án tại sở giao dịch I- NHCTVN. 63

4.1. Những kết quả đạt được. 63

4.2. Những tồn tại trong công tác thẩm định. 64

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NHCTVN. 66

I.Định hướng hoạt động tín dụng của Sở Giao Dịch I- NHCTVN . 67

II. Định hướng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 67

III. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm Định dự án đầu tư tín dụng trong hoạt động chovay tại sở giao dịch I – NHCTVN. 68

1. Giải pháp về phương pháp thẩm định. 69

1.1. áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại 69

1.2. Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. 69

1.3. Tính lãi suất chiết khấu . 71

1.4. Vấn đề giá trị thời gian của tiền . 71

1.5. Tính toán dòng tiền của dự án. 72

1.6. Phân tích độ nhạy của dự án. 72

2. Giải pháp về thông tin. 73

3. Giải pháp về con người. 74

3.1. Về tuyển dụng cán bộ. 74

3.2 Về bố trí cán bộ. 74

3.3. Về vấn đề đãi ngộ. 75

3.4. Về bồi dưỡng đào tạo cán bộ. 75

4 . Giải pháp về tổ chức điều hành. 75

5. Giải pháp về trang thiết bị kỹ thuật. 76

IV. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tín dụng tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Công Thương Việt Nam. 76

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm Định dự án đầu tư tín dụng trong hoạt động chovay tại sở giao dịch I – Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu tư,,.. Phương pháp 3: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố tác động đến chỉ tiêu hiệu quả tàI chính để đánh giá độ an toàn của dự án.h.Phân tích khả năng rủi ro của dự án. d.11. Phân tích khả năng rủi ro. Hoạt động đầu tư chịu tác động của nhiều yếu tố rủi ro như: sự thay đổi của cơ chế chính sách, biến động của thị trường, thiên tai, chiến tranh… Vì vậy khi tiến hành thẩm định cần xem xét các yếu tố rủi ro có thể xảy ra từ đó có các biện pháp phòng ngừa . Có nhiều biện pháp phòng ngừa tuỳ thuộc vào tính chất của các loại rủi ro có thể xảy ra. Để đề ra các biện pháp cần tính toán các chỉ tiêu phản ánh rủi ro của dự án như sau: Phương pháp toán xác suất: cho phép lượng hoá các biến số ở tương lai trong điều kiện bất định của các biến cố, đặc biệt là trong trường hợp sự xuất hiện của bất kỳ biến cố nào khác. Bằng việc tính toán kỳ vọng toán của các biến cố chủ đầu tư có thể cân nhắc để lựa chọn phương án tối ưu trong số các phương án có thể có. Ta gọi qi là xác suất biến cố i, pi là giá trị của biến cố i = 1 hay 100% thì kỳ vọng toán ( EV) là : EV= EV có thể hiểu là thế cân bằng tin cậy hoặc mức độ trung bình của giá trị biến cố. Phương pháp tính tỷ suất chiết khấu có điều chỉnh theo độ rủi ro: Tổng lợi nhuận cuả cả đời dự án, lợi nhuận bình quân năm, thời hạn thu hồi vốn đầu tư, hệ số hoàn vốn nội bộ.. Hệ số chiết khấu có điều chỉnh theo độ rủi ro được tính như sau: =* 100% Trong đó: (%) là tỷ suất chiết khấu của dự án đã điều chỉnh theo độ rủi ro. (%) là tỷ suất chiết khấu giới hạn. q(%) là xác suất rủi ro. 3.7. Thẩm định về mặt kinh tế xã hội của dự án. Thông qua các chỉ tiêu so sánh các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được với các đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra để thấy được tác động của dự án đối với nền kinh tế. Từ đó có phương án sử dụng các nguồn lực sẵn có của quốc gia một cách tốt nhất. Những so sánh này có thể xem xét một cách định tính như: tăng thu ngoại tệ, mức gia tăng việc làm, tăng thu ngân sách… Chương II Thực trạng về công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tín dụng tại sở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam I. Khái quát chung về Sở giao dịch I - Ngân hàng công thương việt nam 1. Giới thiệu chung Ngân hàng Công thương việt nam được thành lập theo quyết định số 402/CT 14/11/1990 của chủ tịch hội đồng bộ trưởng và được thống đốc ngân hàng nhà nước ký quyết định số 285/ QĐ- NH5 ‚ ngày 21/6/1996 về việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hoạch toán kinh doanh, hệ thống NHVN chuyển từ mô hình một cấp sang mô hình hai cấp. Cùng với sự ra đời của bốn ngân hàng chuyên doanh:Ngân hàng ngoại thương việt nam, ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam, ngân hàng nông nghiệp việt nam thì từ 1/7/1988 ngân hàng công thương việt nam đã ra đời và bắt đầu đi vào hoạt động. Ngân hàng công thương việt nam là một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu ở việt nam đóng góp một phần đáng kể cho việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế của đảng và nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ góp phần kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2. Khái quát về sở giao dịch I-NHCTVN. 2.1.Khái quát chung Sở giao dịch I-NHCTVN là một chi nhánh trực thuộc ngân hàng công thương việt nam, là thành viên hạch toán phụ thuộc của ngân hàng công thương việt nam, được thành lập theo quyết định 134 HĐQT về việc sắp xếp lại tổ chức và hoạt động của sở giao dịch I. Lịch sử hình thành của sở giao dịch I như sau: Tháng 4/1988 đến tháng 4/1993: Sở giao dịch mang tên ngân hàng công thương Hà Nội. Tháng 4/1993 đến tháng 12/1998 : Hội sở chính NHCTVN. Tháng 1/1999 đến nay: Mang tên sở giao dịch I –NHCTVN. Trong hệ thống thành viên của NHCTVN sở giao dịch I luôn đứng đầu về mọi mặt: Nguồn vốn, số vốn huy động, hoạt đông kinh doanh. Sở giao dịch I là đơn vị luôn có nguồn vốn lớn trong hệ thống NHCTVN thường chiếm 20%toàn hệ thống, là đơn vị có hạch toán lớn nhất. Đây còn là đầu mối của các chi nhánh, là nơi đầu tiên nhận quyết định, chỉ thị, thực hiện thí điểm các chính sách, chủ trương mới của NHCTVN. 2.2.Nghĩa vụ và quyền hạn. Nghĩa vụ. -Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển phát triển vốn và các nguồn lực của ngân hàng công thương việt nam. -Tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh đảm bảo an toàn hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước. Thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật và của NHCTVN. Quyền hạn Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân cư trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ. Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của ngân hàng nhà nước và quyết định của NHCTVN. Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế như thanh toán nhờ thu,thư tín dụng L/C, thông báo L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của NHCTVN. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng: Thanh toán, chuyển tiền trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán séc …. Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán và các ấn chỉ quan trọng, đảm bảo chi trả tiền mặt ngân phiếu thanh toán chính xác kịp thời. Thực hiện các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, quản lý tiền vốn các dự án đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng. Theo dõi kiểm tra kho ấn chỉ của NHCTVN, đảm bảo xuất kho ấn chỉ quan trọng cho các chi nhánh của ngân hàng công thương phía bắc. Đầu tư dưới hình thức hùn vốn, liên doanh mua cổ phần, mua tài sản và các hình thức đầu tư khác vào các doanh nghiệp và tổ chức tín dụng tài chính khác 2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành sở giao dịch I. Hiện nay sở giao dịch I có 9 phòng nghiệp vụ, một phòng giao dịch và một tổ nghiệp vụ bảo hiểm hoạt động theo nhiệm vụ chức năng riêng dưới sự chỉ đạo điều hành của ban giám đốc gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Số cán bộ theo thống kê của phòng tổ chức là 279 người trong đó 70% có trình độ đại học và cao đẳng. a. Phòng nguồn vốn – cân đối tổng hợp. Tổ chức huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư bằng tiền VNĐ và ngoại tệ theo hướng dẫn của tổng giám đốc NHCTVN. Trực tiếp điều hành lao động tại các quỹ tiết kiếm của sở giao dịch I, đảm bảo an toàn tuyệt đối tài sản tiền bạc của cơ quan và của nhà nước tại quỹ tiết kiệm theo đúng chế độ hiện hành của tổng giám đốc NHCTVN. Lập kế hoạch kinh doanh tổng hợp, phân tích báo cáo mọi tình hình hoạt động của sở giao dịch I theo yêu cầu của giám đốc sở giao dịch I, giám đốc ngân hàng nhà nước Hà Nội, tổng giám đốc NHCTVN. Tổng hợp báo cáo các vấn đề liên quan đến công tác thi đua khen thưởng của sở giao dịch I theo đúng cơ chế hiện hành của tổng giám đốc NHCTVN. b. Phòng kinh doanh -Thực hiện cho vay thu nợ ngân hàng, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo đúng cơ chế tín dụng của ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của NHCTVN. -Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho các doanh nghiệp tham gia dự thầu thực hiện hợp đồng, than toán mua hàng trả chậm theo đúng hướng dẫn của NHCT VN Chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá theo quy định của thống đốc ngân hàng nhà nước và tổng giám đốc NHCTVN. Nghiên cứu đề xuất, biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạt động kinh doanh tại sở, phản ánh kịp thời những vấn đề nghiệp vụ mới phát sinh để báo cáo với tổng giám đốc NHCT xem xét giải quyết. Phân tích hợp đồng kinh doanh của khách hàng vay vốn tại sở, cung cấp kịp thời, có chất lượng các báo cáo thông tin về công tác tín dụng cho lãnh đạo sở giao dịch I và các cơ quan hữu quan theo quy định của tổng giám đốc NHCTVN. Làm một số việc khác do giám đốc sở giao dịch I giao. c.Phòng kế toán tài chính Thực hiện mở tài khoản và giao dịch với khách hàng theo đúng quy định của thống đốc ngân hàng nhà nước và tổng giám đốc NHCTVN. Hạch toán kịp thời, chính xác mọi biến động về vốn tài sản của khách hàng và ngân hàng tại sở. Thực hiện công tác than toán qua ngân hàng đối với các đơn vị tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và cá nhân kịp thời chính xác. Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán theo đúng quy định các hồ sơ vay vốn của khách hàng, phối hợp với phòng kinh doanh để thu lợi kịp thời, đúng chế độ các món đã cho vay. Tính và thu lãi cho vay, phí dịch vụ trả lãi tiền gửi cho khách hàng đầy đủ kịp thời đúng chế độ quy định. Tổ chức hạch toán kế toán, mua bán ngoại tệ bằng VNĐ, kế toán quản lý tài sản cố định, công cụ lao động, kho ấn chỉ, chi tiêu nội bộ theo đúng quy định của nhà nước và hướng dẫn của tổng giám đốc NHCTVN. Tham mưu cho giám đốc trích lập, hạch toán sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng phù hợp với chế độ của nhà nước và quy định của tổng giám đốc NHCTVN. Lập các báo biểu kế toán tài chính cung cấp số liệu liên quan theo đúng quy định của ngân hàng nhà nước và NHCT VN. d. Phòng kinh doanh đối ngoại. Xây dựng giá mua, bán và thực hiện mua bán ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, cá nhân, tổ chức tín dụng theo quy định của nhà nước và hướng dẫn của NHCTVN. Hạch toán kịp thời chính xác các nghiệp vụ than toán mua bán chuyển đổi các loại ngoại tệ phát sinh tại sở giao dịch I. Tiếp nhận và xử lý hạch toán kế toán theo đúng quy định các hồ sơ vay vốn bằng ngoại tệ của khách hàng phối hợp với phòng kinh doanh để thu nợ thu lãi kịp thời. Thực hiện nghiệp vụ than toán quốc tế và làm các dịch vụ ngân hàng đối ngoại theo thông lệ quốc tế và hướng dẫn của tổng giám đốc NHCTVN. Lập các báo biểu kế toán, báo cáo nghiệp vụ và cung cấp số liệu liên quan theo yêu cầu của giám đốc sở giao dịch I và các quy định của tổng giám đốc NHCTVN. e. Phòng tổ chức cán bộ lao động, tiền lương Nghiên cứu đề xuất với giám đốc phương án sắp xếp bộ máy tổ chức của sở giao dịch I theo đúng quy chế. Tuyển dụng lao động điều động bố trí cán bộ vào các vị trí công tác phù hợp với năng lực phẩm chất cán bộ và ý cầu nhiệm vụ kinh doanh. Lập quy hoạch cán bộ lãnh đạo về sở phối hợp với các phòng đào tạo bồi dưỡng cán bộ bằng quy hoạch Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho giám đốc về kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương theo quý, năm; giải quyết kịp thời về quyền lợi tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chính sách khác do cán bộ theo đúng quy định của giám đốc và của ngành. f. Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ Thực hiện kiểm tra, kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh tại sở giao dịch I báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm toán với giám đốc sở I và tổng giám đốc NHCTVN.Và kiến nghị những vấn đề cần bổ sung sửa đổi về cơ chê. Làm cầu nối tiếp các đoàn kiểm tra, kiểm toán làm việc tại sở giao dịch I. Giúp giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại của khách hàng và của cán bộ nhân viên sở giao dịch I theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo do tổng giám đốc NHCTVN quy định. h. Phòng ngân quỹ Thực hiện thu chi tiền mặt ngân phiếu kịp thời chính xác Tổ chức điểu chuyển tiền giữa quỹ nghiệp vụ sở giao dịch I và NHNN thành phố Hà Nội.An toàn đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu chi tại sở giao dịch I. - Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định về an toàn kho quỹ. Thực hiện bảo quản nhập xuất các loại ấn chỉ quan trọng và quản lý các hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố theo đúng chế độ quy định. Thực hiện mua tiền mặt, thu đổi séc du lịch thanh toán visa. Thực hiện chi tiếp quỹ, giao nhận tiền mặt, ngân phiếu thanh toán với các quỹ tiết kiệm an toàn chính xác. g. Phòng điện toán Triển khai và phát triển các phần mềm ứng dụng của NHCTVN về khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động kinh doanh của sở giao dịch. Cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho ban giám đốc và các phòng nhiệm vụ để điều hành kinh doanh có hiệu quả Đảm bảo an toàn bí mật về số liệu, thông tin về hợp đồng kinh doanh của sở giao dịch I theo đúng quy định của NHNN, NHCTVN. l. Phòng hành chính Thực hiện mua sắm toàn bộ trang thiết bị làm việc phục vụ hoạt động kinh doanh theo dõi quản lý,bảo dưỡng sửa chữa tài sản công cụ lao động, phối hợp với phòng kề toán tài chính lập kế hoạch mua sắm, sữa chữa tài sản, công cụ lao động theo đúng quy định của nhà nước và NHCTVN.Tổ chức công tác văn thư lưu trữ theo đúng quy định của nhà nước và NHCTVN. Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, xây dựng nội quy bảo vệ cơ quan. II. Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- NHCTVN. 1. Tổng quan về nguồn vốn. Tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục. Tổng nguồn vốn huy động đến ngày 31/12/2002 đạt 14605 tỷ đồng ( bao gồm tiền VNĐ và ngoại tệ quý ) tăng 3018 tỷ đồng,đạt tốc độ tăng 26% so với ngày 31/12/2001 và chiếm tỷ trọng 20% tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống NHCTVN. Trong đó tiền gửi ngoại tệ (quy VNĐ) đạt 2671 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,3% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi VNĐ đạt 11934 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 81,7%. Tình hình huy động vốn của sở giao dịch I-NHCTVN Từ năm 1999-2001- 1999 2000 2001 Chỉ tiêu Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng(%) Tổng N vốn huy động 7.779 9.262 11.587 I. Phân theo đối tượng 1. Tiền gửi DN 4.979 64 6.256 67,5 8.113 70 1.2.: - VNĐ - N tệ quy VNĐ 4.947 32 99 6.256 21 99,6 8.066 47 99,4 1.3. K kỳ hạn Có kỳ hạn 4.119 860 82,7 5.190 1.066 83 6.829 1.284 84,2 2. Tiền gửi dân cư 2.563 33 2.977 32 3.409 29,4 2.1. - VNĐ - T tệ quy VNĐ 816 1.747 31,8 68,2 700 2.277 23,5 76,5 810 2.599 24 76 2.2. K kỳ hạn - Có kỳ hạn 46 2.517 98,2 46 2.930 98.5 73 3.336 97,8 3. Tiền gửi khác 237 3 30 64.849 II. Phân theo loại TG - VNĐ 6.001 77,2 6.943 75 8.940 77 - N tệ quy VNĐ 1.778 22,8 2.391 25 2.647 23 III. Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 4.165 53,5 5.236 56,5 6.903 59.6 - Có kỳ hạn 3.614 46,5 4.026 43,5 4.684 40.4 Năm 2002 sở giao dịch I đã đạt được Về kết cấu nguồn vốn: -Tiền gửi của dân cư đạt 3.728 tỷ đồng, tăng 319 tỷ đồng so với đầu năm và chiếm tỷ trọng 25,5% tổng nguồn vốn . -Tiền gửi của doanh nghiệp đạt 10.817 tỷ đồng,tăng 2.647 tỷ đồng so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 74% tổng nguồn vốn. Tiền gửi không kỳ hạn đạt 9.518 tỷ đồng, tăng 2.690 tỷ đồng so với đầu năm chiếm tỷ trọng 65,17% tổng nguồn vốn. Tiền gửi có kỳ hạn đạt 5.087 tỷ đồng tăng 327 tỷ đồng so với đầu năm Năm 2002, với tình trạng khan hiếm tiền đồng kéo dài, chịu sức ép cạnh tranh quyết liệt giữa các Ngân hàng, trong khi lãi suất huy động vốn VNĐ của NHCT ban hành thấp hơn nhiều so với các NHTM khác, lãi suất tiền gửi ngoại tệ tiếp tục giảm…., tình hình đó đã tác động trực tiếp vào công tác huy động vốn của sở giao dịch I. Đánh giá đúng thực trạng trên. Sở giao dịch I đã triển khai kịp thời nhiều hình thức huy động vốn với lãi suất phù hợp theo từng thời kỳ như trái phiếu NHCT; kỳ phiếu; tiết kiệm dự thưởng; khai thác tối đa nguồn tiền gửi than toán của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Tiếp tục củng cố, nâng cấp và mở rộng các màng lưới huy động vốn, trong năm đã mở thêm 02 quỹ tiết kiệm mới. Bằng nhiều biện pháp thiết thực để đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ công nghệ mới, và đặc biệt là quan tâm đến việc đổi mới phong cách giao dịch và phương pháp dịch vụ, đổi mới lề lối làm việc và tác phong giao tiếp với khách hàng. Điển hình là quỹ tiết kiệm số 05 có số dư tiền gửi 3200 tỷ đồng với hơn 36.000 tài khoản khách hàng thường xuyên giao dịch nên cường độ lao động hàng ngày rất cao, nhưng với thái độ mềm mỏng chu đáo CBNV quỹ 05 luôn làm hài lòng khách hàng. Năm 2002 sở giao dịch I có thêm 710 khách hàng là đơn vị, cá nhân đến mở tài khoản giao dịch gửi tiền, vay tiền, và hàng nghìn tài khoản gửi tiền tiết kiệm, mở 1510 tài khoản ATM . Mở mới 40 hợp đồng bảo hiểm với tổng trị giá 500 triệu đồng. Với nguồn vốn dồi dào, sở giao dịch I không những chủ động đáp ứng đầy đủ vốn để cho vay, đầu tư và tham gia đồng tài trợ những dự án lớn, mà còn điều chuyển một khối lượng vốn lớn về NHCTVN để cho vay phát triển kinh tế đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước. 2. Hoạt động kinh doanh đối ngoại Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2002 có nhiều thuận lợi, tỷ giá ngoại tệ tương đối ổn định, cả năm chỉ tăng khoảng 2,1%, thấp xa so với tốc độ tăng của năm 2001 là 3,8%. Trong năm đã mua được 380 triệu USD với doanh số mua bán ngoại tệ tăng trên 17% so với năm 2001. Với lượng ngoại tệ dồi dào, sở giao dịch I đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn và thanh toán của các doanh nghiệp xuất nhaap khẩu tại sở và một số đơn vị thuộc hệ thống NHCT VN. Trong năm đã phát triển thêm dịch vụ chuyển tiền nhanh của western Union, làm phong phú thêm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Nghiệp vụ thanh toán Quốc tế: Doanh số thanh toán XNKtăng 14%, trong đó : kim ngạch toán hàng nhập đạt 113 triệu USD, tăng 10%; hàng xuất đạt 3,6triệu USD, tăng 20%. Cụ thể như sau: *L/Cnhập: -Mở 643 L/C nhập khẩu, trị giá 73.577.821 USD -Thanh toán 888 L/C, trị giá 55.916.339 USD *L/Cxuất: -Thông báo 28 món, trị giá 3.217.841 USD -Thanh toán 25 món, trị giá 3.428.830 USD Các hoạt động khác như nhờ thu, than toán tự động, thanh toán thẻ VISACARD đều tăng trưởng mạnh. Kết quả hoạt động kinh doanh đối ngoại và than toán quốc tế đã thu lợi nhuận trên tỷ đồng, tăng 36,5% so năm 2001, chiếm 4,1% trong tổng lợi nhuận của sở. Năm 2002, sở giao dịch I còn là đơn vị đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ TTQT mới như: dịch vụ chuyển tiền nhanh của western Union; thử nghiệm thành công mang toán IBS và hiện nay đã triển khai thực hiện trong quan hệ thống NHCTVN. Thông qua các hoạt động cho vay; thanh toán L/C XNK hàng hoá ; cung ứng ngoại tệ ; bảo lãnh … Hoạt động kinh doanh đối ngoại của sở giao dịch I đã khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới, hội nhập phát triển của ngành ngân hàng nói chung và của sở giao dịch I nói riêng. Công tác hành chính quản trị Công tác hành chính quản trị đã góp phần tích cực đảm bảo hoạt động của cơ quan được an toàn thông suốt đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu phát sinh mới về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc trong cơ quan. Tiến hành cải tạo, sửa chữa khang trang sạch đẹp trụ sở chính và các điểm huy động vốn, phối hợp chặt chẽ với các phòng nghiệp vụ trong công tác quảng cáo, tuyên truyền. Các hoạt động bảo vệ, áp tải tiền an toàn, đúng chế độ quy đinh. Y tế chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ chu đáo, trong năm đã tổ chức khám sức khoẻ toàn diện cho 100%CBNV, tạo niềm phấn khởi yên tâm công tác. Kết quả kinh doanh năm 2002 -Tổng thu nhập:629 tỷ đồng. Trong đó: Thu lãi cho vay : 120tỷ 478 triệu đồng. -Tổng chi phí 488tỷ 430 triệu đồng. Trong đó: chi trả lãi tiền gửi : 432tỷ 790 triệu đồng. -Lợi nhuận hạch toán nội bộ: 140tỷ 877 triệu đồng, vượt 22,8% so với năm 2001và vượt 17,3 kế hoạch lợi nhuận được giao. Với kết quả lợi nhuận đạt được trên, sở giao dịch I tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của mình trong HĐKD của hệ thống NHCTVN. Khẳng định sự phát triển đồng đều, toàn diện, có hiệu qủa trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh. Thể hiện sự đoàn kết nhất trí cao của Đảng uỷ và Ban lãnh đạo sở giao dịch I trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạtđộng kinh doanh và sự phấn đấu nỗ lực của toàn thể CBCNV sở giao dịch I, với quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh công tác kinh doanh, hoạt động của các tổ chức đoàn thể cũng phát triển mạnh mẽ như văn nghệ; TDTT; quân dân tự vệ; phong trào đền ơn đáp nghĩa … thường xuyên được duy trì với nội dụng phong phú và thiết thực, đã đạt được nhiều giải thưởng trong đợt hội thảo do NHCT VNtổ chức với các bộ môn cầu lông, bóng bàn, cờ tướng. Các phong trào thi tìm hiểu bộ luật ngân hàng luật hình sự: luật phòng chống tệ nạn xã hội …đã được động đảo CBNV tham gia. Tạo nên khí thế thi đua sôi nổi và đoàn kết trong cơ quan, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển . hoạt động của tổ chức Đảng ; công đoàn; đoàn thành niên .nhiều năm liền được công nhân là đơn vị trong sạch vững mạnh xuất sắc. III. Hoạt động tín dụng tại Sở Giao Dịch I - NHCTVN. Tính đến ngày 31/12/2002, tổng dư nợ cho vay và đầu tư của sở giao dịch I đạt 2.806 tỷ đồng, trong đó dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.060 tỷ đồng,tăng 563 tỷ đồng so với năm 2001, đạt tốc độ tăng là 37,37%. Kết cấu dư nợ cho vay nền kinh tế: Dư nợ ngắn hạn đạt: 772 tỷ đồng, tăng 279 tỷ đồng, tốc độ tăng62,5% và chiếm40% tổng dư nợ. Dư nợ trung và dài hạn đạt1.234 tỷ đồng, tăng246 tỷ đồng, tốc độ tăng27,7% và chiếm tỷ trọng 59,9% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay kinh tế quốc doanh đạt 1.736 tỷ đồng, tăng 381 tỷ đồng, tốc độ tăng là 28% chiếm tỷ trọng 84,3% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay kinh tế ngoài quốc doanh đạt 324 tỷ đồng, tăng 182 tỷ đồng, tốc độ tăng 128,2% và chiếm tỷ trọng 15,7% tổng dư nơ. Kết quả trên đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của sở giao dịch I. Với quan điểm và định hướng đã xác định là: Tiếp cận để mở rộng cho vay đối với mọi đối tượng khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, đi đôi với việc kết hợp chặt chẽ giữa củng cố bạn hàng truyền thống và đẩy mạnh thu hút khách hàng mới,năm 2002 sở giao dịch I đã đạt được tốc độ tăng trưởng dư nợ cao, vượt 37,7% so với 31/12/2001. Để tăng cường đầu tư, cho vay. Sở giao dịch I đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi cụ thể đối với từng khách hàng truyền thống như ưu đãi về lãi suất, phí dịch vụ, đồng thời tăng cường tiếp thị, chọn lựa và xây dựng mối quan hệ bạn hàng với những khách hàng mới hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tiêu biểu là: -Cho vay Dự án đuôi hơi Phú mỹ 245.6 tỷ đồng. Cho vay nhập thiết bị nâng cấp đường dây trạm điện miền Bắc miền trung . Cho vay Dự án 5 đầu máy Dieset của Xí nghiệp liên hợp vận tải Đường sắt khu vực I để phục vụ vận tải 25,5 tỷ đồng. Cho vay dự án đầu tư mở rộng Bưu cục Tây Nam Hà Nội 10 tỷ đồng. Bên cạnh cho vay trung, dài hạn nhằm thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước. Sở giao dịch I còn quan tâm cho vay bổ sung nguồn vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại- dịch vụ, luôn bám sát để nắm bắt nhu cầu vay vốn của các đối tượng khách hàng cũng như những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp để cùng nhau giải quyết, đảm bảo an toàn – hiệu quả tiền vay, điển hình như: -Công ty vật tư xuất nhập khẩu hoá chất tăng 18 tỷ đồng. -Công ty dược phẩm TWI tăng 7,3 tỷ đồng. -Công ty thực phẩm Hà Nội tăng 4,4 tỷ đồng. Với chính sách khách hàng thích hợp, sở giao dịch I không những giữ vững được khách hàng truyền thống mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới, hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trong năm 2002, đã có 17 kh ách hàng tư nhân đến vay vốn, do đó dư nợ tăng thêm hàng trăm tỷ đồng, tiêu biểu là một số đơn vị sau: Liên hiệp đường sắt Việt nam, dư nợ 65 tỷ đồng. Công ty tài chính dệt may, dư nợ 34,7 tỷ đồng. Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Sơn lâm, dư nợ 4,8 tỷ đồng Bên cạnh hình thức tín dụng cho vay là chủ yếu, sở giao dịch I còn mở rộng cấp tín dụng thông qua hình thức tài trợ uỷ thác và dịch vụ bảo lãnh (bảo lãnh L/Ctrả chậm và bảo lãnh trong nước), góp phần tao điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong hoạt động sản xuất kinh daonh. Năm 2002, đã thực hiện cho vay sinh viên, cho vay tiêu dùng đối với cán bộ CNV, tổng số cho vay được 447 món với trị giá gần 3 tỷ đồng, vì vậy đã góp phần khắc phục khó khăn ổn định cuộc sống của người lao động, sinh viên yên tâm học tập, đồng thời làm phong phú các hình thức tín dụng trong cạnh tranh, hội nhập và phát triển. Hoạt động tín dụng của sở giao dịch –NHCTVN1999-2001 như sau- Chất lượng tín dụng: Đi đôi với việc mở rộng đầu tư cho vay, sở giao dịch I luôn quan tâm tới chất lượng tín dụng.Bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy trình tín dụng. Sở giao dịch I còn đặc biệt chú trọng tới khâu thẩm định dự án vay vốn, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Định kỳ hàng tháng, hàng quý rà soát phân tích chất lượng các khoản nợ vay, trên cơ sở đó để kịp thời điều chỉnh hướng đầu tư đảm bảo đúng hướng nhằm hạn chế rủi ro. Bám sát chương trình xử lý nợ tồn đọng,cơ cấu lại nợ, giãn nợ theo chủ trương của NHNN VN ban hành và các văn bản hướng dẫn của NHCTVN, đồng thời tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp kiên quyết nhằm thu nợ khó đòi. Kết quả trong năm 2002 không phát sinh nợ quá hạn từ món vay mới, đồng thời đã thu được 2,1 tỷ nợ quá hạn khó đòi cũ , giảm tỷ lệ nợ quá hạn từ 3,6% tại thời điểm 31/12/2001 xuống còn 3% trên tổng dư nợ ở thời điểm 31/12/2002. Như vậy có thể thấy rằng chất lượng tín dụng đã có những thay đổi rõ rệt, tổng doanh số cho vay tăng lên rõ rệt. Điều này cho thấy ảnh hưởng to lớn của công tác thẩm định đến chất lượng tín dụng mà hơn cả là hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng ngày càng cao.Tổng dư nợ của ngành công nghiệp và ngành giao thông vận tải tăng lên rõ rệt cả tiền VNĐ và ngoại tệ. Dư nợ trong hạn và dư nợ quá hạn đều có xu hướng giảm. Tổng doanh số thu nợ năm 2002 gần gấp đôi năm 1999, số vốn của Ngân hàng được lưu chuyển một cách linh hoạt.Tuy nhiên vấn đề bức xúc là nợ tồn đọng của các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0087.doc
Tài liệu liên quan