Năm 2000 là 190,003 (tr.đ), chiếm 50,1% tổng chi QLHC, năm 2001 là 175,751 (tr.đ) chiếm 49,7% tổng chi QLHC giảm 15,252 (tr.đ) và 0,4% so với năm 2000, năm 2002 là 169,547 (tr.đ) chiếm 49,06% tổng chi QLHC giảm 6,204 (tr.đ) và 0,64% so với năm 2001. Sở dĩ khoản chi này giảm bởi nhà trường đã có nhiều biện pháp làm giảm chi tiền điện, điện thoại, dụng cụ văn phòng,. Tuy tỷ trọng này có xu hướng giảm nhưng chúng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi QLHC. Cần phải giảm khoản chi này cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong những năm tới để giảm tổng chi QLHC nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
67 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Một số gíải pháp nhằm tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho SNĐT THCN & DN ở trường Trung học nghiệp vụ du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc chất lượng đào tạo THCN & DN của trường.
Đánh giá chung thực trạng đào tạo THCN & DN ở trường THNVDL HN
Vấn đề cơ bản của nhà trường hiện nay là sự bất cập giữa một bên là yêu cầu phát triển SNĐT THCN & DN với quy mô lớn, hiệu quả và chất lượng toàn diện đòi hỏi ngày càng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển KT-XH với một bên là ngành nghề đào tạo chưa phát triển mạnh và có kế hoạch hợp lý, cơ sở vật chất còn thiếu, nguồn lực đầu tư còn hạn chế, cơ chế tổ chức quản lý chưa phát huy hết hiệu lực, đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn bị tốt nhất để đáp ứng các yêu cầu mới cao hơn. Bên cạnh đó, những hạn chế chủ quan về nhận thức của các cấp các ngành và của xã hội cùng với những bất cập về quản lý và tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình đổi mới và phát triển đào tạo THCN & DN trong những năm qua đã làm cho mâu thuẫn đó thêm gay gắt, làm hạn chế những kết quả và thành tựu của nhà trường, chưa thực sự phát huy hết tiềm năng to lớn về mọi mặt của nhà trường trong công tác đào tạo THCN & DN.
2.4 Thực trạng quản lý chi TX NSNN cho SNĐT THCN & DN trường THNVDL HN thời gian qua.
2.4.1 Thực trạng đầu tư NSNN cho SNĐT THCN & DN ở trường THNVDL HN thời gian qua.
Thời gian qua, Trường THNVDL HN đã nhận nguồn vốn từ nsnn theo các nguồn được phản ánh trong bảng 2.3:
2.4.1.1 Nguồn kinh phí TW
Là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, hàng năm Nhà trường vẫn nhận từ nsnn khoản chi một phần chi thường xuyên mà trường không thể tự đảm bảo bao gồm: các khoản chi cho con người, chi giảng dạy học tập, chi QLHC, chi MS, SC và XS nhỏ thông qua Tổng Cục DL. BTC cấp uỷ quyền qua Tổng Cục DL phân bổ nguồn kinh phí TX NSNN cho trường.
Trường có được nguồn kinh phí này thông qua hình thức cấp phát HMKP thường xuyên trên cơ sở định mức chi TX nsnn cho đào tạo một học sinh THCN & DN trong một năm. Định mức chi thực tế cho chỉ tiêu một học sinh có ngân sách trong một năm đối với học sinh THCN là 3,6 triệu đồng, đối với học sinh học nghề là 4,5 triệu đồng.
Như vậy, thu từ nsnn của trường năm 2001 tăng 50,5 (tr.đ) so với năm 2000 chiếm 101,42%. Năm 2002 tăng 34,5 (tr.đ) so với năm 2001 đạt 100,96%. Số lượng và tỷ trọng chi TX NSNN tăng không nhiều thể hiện tính ổn định cao trong chi TX nsnn.
2.4.1.2 Nguồn học phí
Mặc dù từ lâu chính phủ là nhà cung cấp dịch vụ công duy nhất, sự thực về ngân sách eo hẹp, năng lực thực hiện thì hạn chế... làm cho việc xem xét các phương pháp mới nhằm đạt được mục tiêu cung cấp các dịch vụ công hợp lý trong đó có GD-ĐT phù hợp cả về gía cả dễ tiếp cận là cần thiết. Trong bối cảnh này phi tập trung và xã hội hoá hơn nữa dịch vụ công, thực hiện hiệu quả và chiến lược chính sách phí người sử dụng là tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân là điều nên làm. Học phí là một điển hình. Đây là khoản đóng góp của gia đình học sinh cùng với Nhà nước đảm bảo các hoạt động đào tạo nói chung và đào tạo THCN & DN nói riêng.
Học phí là khoản thu lớn mang tính ổn định và góp phần quan trọng vào việc đầu tư cho SNĐT THCN & DN. Căn cứ vào quyết định của hiệu trưởng nhà trường quy định mức thu học phí đối với từng hệ đào tạo trên cơ sở quy định hiện hành của nhà nước về mức thu học phí. Hiện nay thu học phí được để lại cho trường để đáp ứng nhu cầu chi của trường và cân đối với tổng nhu cầu chi, phần chênh lệch được Nhà nước cấp. Nguồn học phí để lại tại trường chi vẫn được quản lý theo MLNSNN. Thực chất đây là hình thức ghi thu ghi chi tại đơn vị dự toán nhằm giảm bớt khâu trong quá trình cấp phát kinh phí, tạo sự chủ động cho trường trong việc sử dụng kinh phí TX NSNN được cấp.
2.4.2 Thực trạng quản lý chi TX nsnn cho SNĐT THCN & DN ở trường thời gian qua.
2.4.2.1 Cơ chế quản lý chi TX nsnn cho SNĐT THCN & DN của trường.
Hiện nay việc cấp phát kinh phí cho SNĐT THCN & DN ở trường THNVDL HN thực hiện theo mô hình sau:
Bộ tàI chính
(vụ nsnn)
Tổng cục DL
KBNNTw
Trường THNVDL HN
KBNN Quận Cầu Giấy
(1)
(2A)
(2B)
(3)
Theo nguyên tắc trường THNVDL HN bắt buộc phải mở tài khoản tại KBNN. Vụ NSNN duyệt HMKP quý gửi Tổng cục DL và KBNNTƯ. Tổng cục DL phân phối HMKP cho trường THNVDL HN, thông báo cho trường đồng thới gửi KBNNTƯ. KBNNTƯ thông báo KBNN Quận Cầu Giấy Hà Nội nơI trường giao dịch. Việc cấp phát này giúp trường chủ động hơn trong việc quyết định và thực hiện các dự án nhằm phát huy cao độ hiệu quả của vốn đầu tư giảm tình trạng sử dụng sai lệch các nguồn vốn tạo điều kiện cho Tổng Cục DL và KBNN Quận Cầu Giấy trong công tác quản lý chi. Tổng cục DL cấp HMKP cho trường theo những khoản mục chi tương ứng với nhiệm vụ chi của Trường theo MLNSNN. Việc cấp phát được thực hiện bằng “Thông báo HMKP được duyệt”
Khi trường có nhu cầu chi tiêu, kế toán trường lập “Giấy rút HMKP”, Hiệu trưởng trường chuẩn chi và đem ra KBNN Quận Cầu Giấy để rút tiền. Tại KBNN Quận Cầu Giấy, cán bộ kho bạc tiến hành kiểm tra hồ sơ chứng từ nếu hợp pháp hợp lệ thì đối chiếu với “Thông báo HMKP được duyệt” nếu trùng khớp thì tiến hành cấp phát cho trường. Với mô hình phương thức cấp phát kinh phí cho SNĐT THCN & DN như trên đã đảm bảo thực hiện theo đúng Điều 29 (khoản 1, mục a) Luật NSNN năm 1998; đảm bảo thực hiện Điều 60 Luật NSNN năm 1998 về việc cấp phát kinh phí NSNN. Mặt khác đảm bảo việc cấp phát kinh phí nhanh chóng kịp thời tạo điều kiện cho Tổng Cục DL kiểm tra việc sử dụng kinh phí ở trường THNVDL HN, hơn nữa trường THNVDL HN biết được số tiền mình được cấp phát hàng quý, năm sẽ chủ động bố trí các khoản chi, có kế hoạch chi hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN.
2.4.2.2 Thực trạng quản lý
2.4.2.2.1 Khâu lập dự toán.
Căn cứ vào số thông báo về chỉ tiêu chi cho ĐT THCN & DN của BTC phân cho Tổng Cục DL, Tổng Cục DL tiến hành giao số kiểm tra cho trường về tổng chi, cơ cấu chi trong đó có phân theo hệ học.
Căn cứ vào số đươc giao, Trường THNVDL HN lập dự toán gửi Tổng Cục DL xem xét, phê chuẩn. Dự toán này được lập theo quý, trong đó có chia ra tháng và theo các khoản, mục.
Với việc lập dự toán theo khoản, mục đảm bảo cho dự toán đúng với nhu cầu chi của từng mục, việc cấp phát kinh phí đúng với nhu cầu và chi tiết tránh việc sử dụng vốn sai mục đích, tạo điều kiện cho Tổng Cục DL trong việc kiểm tra và duyệt quyết toán của TrườngTHNVDL HN. Tuy nhiên công tác lập dự toán chi TX nsnn cho SNĐT THCN & DN vẫn chưa đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định.
2.4.2.2.2 Khâu chấp hành dự toán
Hàng năm, nguồn vốn đầu tư từ nsnn cho SNĐT THCN & DN đều có xu hướng tăng nhưng trong từng nhóm mục chi cụ thể tăng giảm như thế nào? qua nghiên cứu bảng số liệu sau ta sẽ làm rõ được vấn đề đó.
Căn cứ vào tính chất của khoản chi, chi TX NSNN cho SNĐT THCN & DN bao gồm:
Chi cho con người.
Chi giảng dạy học tập.
Chi quản lý hành chính(QLHC).
Chi mua sắm, sửa chữa và xây dựng nhỏ (MS, SC và XD nhỏ).
Cơ cấu chi TX NSNN cho SNĐT THCN & DN của trường THNVDL HN được thể hiện qua Bảng 2.4 sau:
Nhìn chung, mức chi TX nsnn cho snđt thcn & dn ở Trường thnvdl hn qua 3 năm có chiều hướng gia tăng. Mức chi thực tế ở các nhóm chi đều dựa trên cơ sở kế hoạch, hầu hết vượt và đúng kế hoạch, đặc biệt có nhóm chi đã giảm mức chi thực tế như chi QLHC. Điều này thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều của Đảng, Nhà nước, các cấp các ngành, của Tổng Cục DL đối với snđt THCn & DN ở trường thnvdl hn.
So với năm 2000, chi cho con người năm 2001 và năm 2002 đã tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối trong tổng chi TX nsnn cho snđt thcn & DN. Nếu so sánh mức độ thực hiện và hoàn thành kế hoạch thì mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2001 cao hơn năm 2000 (năm 2000 đạt 102,4%, năm 2001 đạt 104,3%), mức độ hoàn thành kế hoạch năm 2002 cao hơn năm 2001 (năm 2002 đạt 104,8%) là 0,5%. Mức chi cho con người năm 2001 và 2002 cao hơn năm 2000 là do số giáo viên năm 2001, 2002 tăng, do đó các mục lương, phụ cấp...tăng theo, theo Nghị định 77/2000 NĐCP ngày 15/12/2000 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu tăng từ 180.000 lên 210.000 do vậy làm cho tổng chi cho con người tăng. Tuy nhóm này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi TX nsnn cho snđt THCn & DN nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Số chi giảng dạy học tập năm 2002 so với năm 2001 và năm 2000 tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2000 mức độ thực hiện kế hoạch là 102,1% thì năm 2001 đạt 104,2%, năm 2002 đạt 104,7% trong đó tỷ trọng chi trong tổng chi TX nsnn cho snđt thcn & DN ngày càng tăng từ 21% năm 2000 lên 21,5% năm 2001 và 22% năm 2002. Tuy nhiên, tỷ trọng chi này còn thấp và mức độ tăng chi là không nhiều, trung bình mỗi năm tăng 0,5% chi TX nsnn đã ảnh hưởng và gây khó khăn trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo THCN & DN
Tỷ trọng chi QLHC trong tổng chi TX NSNN cho snđt thcn & DN năm 2001 giảm 1,94% so với năm 2000, năm 2002 giảm 2,2% so với năm 2000, và 0,26% so với năm 2001. Cho thấy trong những năm qua trường đã thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, đã hưởng ứng lời kêu gọi “ tiết kiệm, hiệu quả, chống xa hoa lãng phí nguồn vốn NSNN“ của Đảng và Nhà nước ta.
Năm 2001 và năm 2002 tỷ trọng chi TX NSNN cho MS, SC và XD nhỏ có xu hướng giảm mạnh từ 20% năm 2000 xuống còn 17,8% năm 2002. Chính điều này đã không đáp ứng nhu cầu đảm bảo cơ sở vật chất trường lớp, phương tiện giảng dạy... của nhà trường.
Như vậy, cả 3 năm 2000, 2001 và 2002 các nhóm mục chi đều được nhà trường thực hiện vượt kế hoạch đề ra (năm 2000: 102,6%, năm 2001: 104,2%, năm 2002: 105%) và có chiều hướng gia tăng. Có được kết quả đó là do có sự quan tâm, lãnh đạo của Nhà nước, của Tổng Cục DL và sự nỗ lực của bản thân nhà trường trong việc khắc phục tình trạng thiếu nguồn kinh phí cho sự phát triển snđt thcn & DN.
để hiểu rõ thêm về thực trạng chi TX nsnn cho snđt thcn & DN và những nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi tỷ trọng của các nhóm, mục chi ta đi xem xét cụ thể từng nhóm mục chi.
Chi cho con người:
Chi cho con người là khoản chi nhằm duy trì hoạt động bình thường của hệ thống giáo dục mà trực tiếp là đời sống của cán bộ giáo viên. Trong cơ cấu chi snđt thcn & DN, đây là nhóm chi đóng vai trò quan trọng nhất, giúp con người tái tạo lại sức lao động của mình, bao gồm: chi lương, phụ cấp, BHXH, BHYT, chi tiền thưởng, phúc lợi tập thể,...
Nghề dạy học là nghề lao động của trí óc, đòi hỏi người thầy phải có nghệ thuật sáng tạo và tâm huyết với nghề nghiệp, có niềm say mê, tận tụy nghiên cứu để truyền đạt lại cho các thế hệ học sinh niềm ham mê học tập của mình. Đồng thời, người thầy luôn là tấm gương sáng trong cuộc sống để học trò noi theo. Muốn vậy, cần tạo điều kiện để người thầy trút bỏ lo toan cuộc sống hàng ngày. Do đó, tăng khoản chi cho con người, đặc biệt là chi lương, tiền thưởng là cần thiết.
Tình hình chi TX NSNN cho con người đối với snđt thcn & DN ở trường THNVDL HN trong những năm qua được thể hiện qua Bảng 2.5sau:
Nhìn chung các mục chi trong nhóm chi cho con người đều thực hiện đúng và vượt kế hoạch. Cụ thể: Năm 2000 tăng 58,025 (tr.đ) đạt 102,4% kế hoạch. Năm 2001 tăng 106,478 (tr.đ) đạt 104,3% kế hoạch. Năm 2002 tăng 123,496 (tr.đ) đạt 104,8% kế hoạch. Phần chênh lệch tăng thêm chủ yếu là tăng lương và số giáo viên tăng thêm (lương tối thiểu tăng từ 180.000 lên 210.000 đ).
Thực tế khoản chi cho con người năm nào cũng cao hơn kế hoạch nhưng vẫn chưa đảm bảo được cuộc sống giáo viên. Bởi vậy, giáo viên vẫn chưa yên tâm công tác.
Mục chi lương:
Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi TX NSNN cho con người (năm 2000 là 51%, năm 2001 là 51,1%, năm 2002 là 53% ). Sự biến động của mục chi này phụ thuộc vào số lượng cán bộ giáo viên và số tiền mà cán bộ giáo viên được hưởng theo chế độ chính sách.
Năm 2001 và 2002 số chi lương đã tăng cả về số tuyệt đối và tỷ trọng so với năm 2000. Cụ thể: trong tổng chi TX NSNN cho con người, năm 2000 số chi lương chiếm 51,2%. Năm 2001 chiếm 52,2% tăng 1% so với tỷ trọng chi năm 2000. Năm 2002 số chi lương chiếm 53,4% tăng 1,2% so với tỷ trọng chi lương năm 2000. Nguyên nhân là do có sự gia tăng đội ngũ giáo viên (năm 2001 có giáo viên có 248 cán bộ, giáo viên, tăng 6,4% so với năm 2000 (năm 2000 có 232 cán bộ giáo viên), năm 2002 có 266 cán bộ giáo viên, tăng 7,3% so với năm 2001). Mặt khác, do mức lương tối thiểu tăng từ 180.000 lên 210.000đ (theo Nghị định 77/2000 NĐ-CP ngày 15-12-2000 của Chính phủ). Do vậy, chi lương năm 2001 đã tăng thêm 106,97 (tr.đ) so với năm 2000, chi lương năm 2002 đã tăng thêm 113,627 (tr.đ) so với năm 2001 nhưng cũng chưa đảm bảo và nâng cao mức sống cho người giáo viên. Một thực trạng đáng lo ngại là với số giáo viên như vậy vẫn thiếu giáo viên ở một số bộ môn bên cạnh vấn đề thừa biên chế. Điều đó gây lãng phí vốn nsnn và giảm hiệu quả vốn chi cho lĩnh vực này.
Phụ cấp lương:
Là mục chi chiếm tỷ trọng thứ hai sau lương bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp làm thêm giờ..Đời sống giáo viên sẽ thực sự khó khăn nếu chỉ dựa vào lương chính. Do đó, để hỗ trợ thêm cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của cán bộ, giáo viên, Đảng và Nhà nước ta đã có chính sách tăng phụ cấp đặc biệt của ngành, tăng phụ cấp khu vực góp phần nâng cao mức sống của giáo viên. Mặt khác, bản thân các giáo viên cũng nỗ lực phấn đấu dạy vượt giờ theo quy định của Nhà nước nhằm tăng thu nhập và củng cố, tăng cường kiến thức cho học sinh.
Trong tổng chi TX NSNN cho con người, năm 2000: mức chi phụ cấp đạt 105,7% kế hoạch, chiếm 22,5%; Năm 2001 đạt 100,5% kế hoạch, chiếm 21,2%; Năm 2002: mức chi phụ cấp đạt 100,6% kế hoạch đề ra và chiếm 19% tổng chi TX NSNN cho con người. Như vậy, số chi phụ cấp năm 2001và 2002 tuy tăng về số tuyệt đối nhưng giảm tỷ trọng so với năm 2000. do số giáo viên tăng và mức lương tối thiểu tăng.
Các khoản đóng góp:
Là mục chi góp phần ổn định đời sống giáo viên khi ốm đau, gặp khó khăn, bao gồm: chi BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, các khoản đóng góp khác,... Cả 3 năm 2000, 2001 và năm 2002 mục chi này đều vượt kế hoạch đề ra về số tuyệt đối và số tương đối. Mục chi này năm 2001đạt 104,7% tăng 4,4% so với năm 2000 và chiếm 10% tổng chi cho con người; Năm 2002 đạt 104,8% tăng 0,1% so với năm 2001 chiếm 10,1% tổng chi TX NSNN cho con người. Mục chi này tăng là do số lượng giáo viên tăng, mức lương tối thiểu tăng.
Tiền thưởng:
Là khoản chi nhằm tạo ra động lực nhằm khuyến khích các cán bộ, giáo viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, góp phần tạo ra niềm say mê nghề nghiệp cho giáo viên, nâng cao thêm chất lượng giảng dạy.
Trong tổng chi TX NSNN cho con người năm 2000 chi tiền thưởng là 143,592 (tr.đ) đúng kế hoạch và chiếm 5,8%; Năm 2001 tăng 10,646 (tr.đ) so với kế hoạch, chiếm 5,8%; Năm 2002: chi tiền thưởng vượt kế hoạch 12,802 (tr.đ) và chiếm 6,2% tổng chi TX NSNN con người, tăng 0,4% so với năm 2000 đã khuyến khích lòng yêu nghề, sự sáng tạo của giáo viên.
Phúc lợi tập thể:
Đây là mục chi nhằm hỗ trợ cho giáo viên tiền tàu xe, nghỉ phép năm. Cả 3 năm 2000, năm 2001 và năm 2002 khoản chi này đều thực hiện đúng và vượt kế hoạch đặt ra. Năm 2001, phúc lợi tập thể tăng 4,920 (tr.đ) so với năm 2000. Năm 2002, phúc lợi tập thể tăng 10,620 (tr.đ) so với năm 2001.
Trước tình hình số giáo viên tăng lên việc tăng mục chi phúc lợi tập thể là hợp lý. Do vậy, trong những năm tới cần phải tiếp tục duy trì khoản chi này cả về số tuyệt đối và tương đối.
Học bổng và trợ cấp xã hội:
Khoản chi này được sử dụng để khuyến khích học sinh đạt kết quả cao trong học tập và trợ cấp học sinh vượt khó học tập tốt… Trong 3 năm khoản chi này thực hiện đúng kế hoạch và có xu hướng tăng lên về số tuyệt đối và tương đối:
Năm 2000: chi đúng kế hoạch 153,495 (tr.đ) chiếm 6,2% tổng chi TX NSNN cho con người. Năm 2001: chi vượt kế hoạch 13,653 (tr.đ) chiếm 6,3% tổng chi TX NSNN cho con người, tăng 4,3% so với năm 2000. Năm 2002 chi 129,424 (tr.đ) vượt kế hoạch 8,501 (tr.đ) chiếm 6,5% tổng chi TX NSNN cho con người, tăng 0,1% so với năm 2001. Khoản chi này tăng do nhà trường đã trú trọng tới công tác khen thưởng khuyến khích học sinh học tập nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Nhìn chung, khoản chi cho con người đã phần nào đáp ứng được đời sống cán bộ, giáo viên. Muốn nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, muốn phát triển quy mô đào tạo nhà trường trong những năm tới thì cần phải tăng cường đầu tư cho SNĐT THCN & DN một cách đồng bộ. Trước hết là nhóm chi cho con người. Mặt khác, cần phải sắp xếp lại biên chế cho hợp lý có chính sách chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với giáo viên đặc biệt là các giáo viên dạy có hoàn cảnh khó khăn. Hơn thế nữa cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng Cục DL, Bộ GD-ĐT với KBNN, Ban tổ chức chính quyền... trong việc thẩm tra dự toán, biên chế hàng năm.
Chi giảng dạy, học tập:
Nhóm này sử dụng cho việc mua tài liệu, sách giáo khoa đồ dùng dạy học.... giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên được thiết thực và sâu sắc hơn. Nhóm chi này phần nhiều phục thuộc vào cơ sở vật chất quy mô và cấp học của từng trường.
Thực hiện chủ trương học đi đôi với hành, tăng cường dạy nghề, ngoại ngữ tin học cho học sinh tiếp cận những tiến bộ khoa học công nghệ mới, nhà trường đã không ngừng đầu tư mua sắm tài liệu, đồ dùng học tập phục vụ giảng dạy và học tập thông qua các khoản chi về giảng dạy học tập.
Tình hình chi TX NSNN cho giảng dạy, học tập đối với SNĐT THCN & DN ở trường THNVDL HN được phản ánh ở Bảng 2.6 sau:
Cả 3 năm 2000, 2001 và năm 2002 đều thực hiện vượt kế hoạch nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của khoản chi này, qua đây phản ánh việc lập kế hoạch nhóm chi này chưa bám sát nhu cầu thực tế.
Hiện nay vẫn còn một số bộ môn đang trong tình trạng thiếu sách giáo khoa, thiếu dụng cụ thực hành, thiếu tài liệu tham khảo...dẫn đến tình trạng học chay, giáo viên chỉ dạy trong phạm vi sách giáo khoa, việc học thiếu sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành dẫn đến việc đánh giá chất lượng học sinh chỉ trên cơ sở lý thuyết.
Do số chi cho giảng dạy học tập thấp nên với số lượng cung ứng như hiện nay chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của các bộ môn. Việc giảm tỷ trọng khoản chi này trong tổng chi TX NSNN cho SNĐT THCN & DN của trường là do ngân sách còn hạn hẹp. Tỷ trọng nhóm chi này chiếm 21% đến 22% trong tổng chi TX NSNN cho SNĐT THCN & DN của trường là còn khá thấp chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo. Trong những năm tới, cần phải nâng tỷ trọng nhóm chi này để đáp ứng nhu cầu sách giáo khoa cần có, nơi thực hành, phương thiện giảng dạy và học tập tốt hơn.... góp phần xoá bỏ tình trạng học chay, lý thuyết xa rời thực hành.
Chi quản lý hành chính:
Nhóm chi này bao gồm các mục chi: hội nghị phí (chi cho các hội nghị giáo dục, sơ kết, tổng kết đầu năm, cuối năm, hội thảo khoa học về giáo dục...); công tác phí (phụ cấp đi đường, phụ cấp lưu trú...); công vụ phí ( chi cho sổ sách, mẫu biểu, điện, nước, điện thoại...).
Nhóm chi này không mang tính quyết định và liên quan trực tiếp đến kết quả hoạt động đào tạo, nhưng lại không thể thiếu đòi hỏi phải chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và quản lý chúng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Tình hình chi TX NSNN cho QLHC đối với SNĐT THCN & DN của trường THNVDL HN thể hiện qua Bảng 2.7 sau:
Nhìn tổng quát, chi QLHC 3 năm qua đều thực hiện theo đúng kế hoạch và có xu hướng giảm dần cả số tương đối và số tuyệt đối. Nguyên nhân là nhà trường đã thực hành tiết kiệm và công tác lập kế hoạch ở nhóm chi này sát với nhu cầu thực tế. Cụ thể: năm 2000 chi QLHC là 379,248 (tr.đ) chiếm 8% tổng chi TX NSNN cho SNĐT THCN & DN ở trường nhưng năm 2001 chi QLHC là 353,624 (tr.đ) chiếm 7,5% giảm 25,624 (tr.đ) và 0,5% so với năm 2000, năm 2002 chi QLHC là 341,828 (tr.đ) chiếm 7,2% tổng chi TX NSNN cho SNĐT THCN & DN ở trường giảm 11,796% và 0,3% so với năm 2001.
Hội nghị phí:
Đang giảm dần cả về tỷ trọng và số tuyệt đối, cụ thể năm 2000 là 58,025 (tr.đ) chiếm 15.3% tổng chi QLHC, năm 2001 là 51,629 (tr.đ) chiếm 14,6% tổng chi QLHC giảm 6,396 (tr.đ) và 0,7% so với năm 2000, năm 2002 là 47,514 (tr.đ) chiếm 13,9% tổng chi QLHC giảm 4,115 (tr.đ) và 0,7% so với năm 2001. Đây là điều đáng hoan nghênh bởi phản ánh việc tiết kiệm đối với khoản chi này đã được quán triệt.
Để sử dụng khoản chi này tiết kiệm, hiệu quả cần làm tốt công tác lập dự toán chi TX nsnn sao cho sát thực, hợp lý. Mặt khác, việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo phải dựa trên quan điểm gọn nhẹ, đơn giản, lấy chất lượng làm chính, nên ưu tiên việc sử dụng kinh phí cho các cuộc hội thảo chuyên môn, câu lạc bộ sinh hoạt chuyên đề,... nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và học tập.
Công tác phí:
So với dự toán, cả 3 năm đều thực hiện đúng dự toán nhưng có chiều hướng gia tăng về tỷ trọng số tương đối nhưng lại giảm số tuyệt đối. Cụ thể: năm 2000 là 131,22(tr.đ) chiếm 34,6% tổng chi QLHC, năm 2001 là 126,244 (tr.đ) chiếm 35,7% giảm 4,976 (tr.đ) và tăng 1,1% so với năm 2000, năm 2002 là 124,767(tr.đ) chiếm 36,5% giảm 1,477 (tr.đ) và tăng 0,8% so với năm 2001. Trong đào tạo nhóm chi này không đáng kể nhưng thực tế nó lại chiếm tỷ trọng không nhỏ làm cho tổng chi giảm theo.
Đây là khoản chi mang tính chất gián tiếp, vì vậy cần cắt giảm khoản chi này cả về số tuyệt đối và tỷ trọng, để dành kinh phí cho các khoản chi khác góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN. Muốn vậy, đối với công tác quản lý mục chi này cần phải làm tốt ở cả 2 khâu: lập dự toán và quản lý chi. Việc lập dự toán phải căn cứ vào tình hình thực tế, căn cứ vào các chính sách, chế độ liên quan để đảm bảo tính chính xác, sát thực... Đồng thời, quy định cụ thể các chế độ đối với cán bộ đi công tác tránh việc chi tiêu bừa bãi gây lãng phí NSNN.
Công vụ phí:
Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng chi so với năm trước giảm, nhưng chúng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi QLHC. Cụ thể:
Năm 2000 là 190,003 (tr.đ), chiếm 50,1% tổng chi QLHC, năm 2001 là 175,751 (tr.đ) chiếm 49,7% tổng chi QLHC giảm 15,252 (tr.đ) và 0,4% so với năm 2000, năm 2002 là 169,547 (tr.đ) chiếm 49,06% tổng chi QLHC giảm 6,204 (tr.đ) và 0,64% so với năm 2001. Sở dĩ khoản chi này giảm bởi nhà trường đã có nhiều biện pháp làm giảm chi tiền điện, điện thoại, dụng cụ văn phòng,... Tuy tỷ trọng này có xu hướng giảm nhưng chúng vẫn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi QLHC. Cần phải giảm khoản chi này cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong những năm tới để giảm tổng chi QLHC nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tóm lại, trước tình hình chi TX NSNN cho SNĐT THCN & DN ở trường còn hạn hẹp, chi QLHC cần phải được cắt giảm hơn nữa đặc biệt là khoản chi công vụ phí nhằm dành vốn cho các nhóm, mục chi khác có ý nghĩa hơn.
Chi mua sắm sửa chữa và xây dựng nhỏ:
Đây là khoản chi nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị nên có vai trò khá quan trọng ảnh hưởng đến công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh. Khoản chi này tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường, khi hoạt động đào tạo càng phát triển thì nhu cầu về cơ sở vật chất đòi hỏi càng cao. Mức độ khoản chi này phụ thuộc trang thiết bị nhà cửa, trường lớp của nhà trường và từng trường hợp cụ thể. Tình hình chi TX NSNN cho MS, SC và XD nhỏ của SNĐT THCN & DN ở trường THNVDLHN được phản ánh qua Bảng 2.8:
Tình hình thực hiện khoản chi này đều vượt kế hoạch nhưng có xu hướng giảm về tỷ trọng chi trong tổng chi TX nsnn cho SNĐT THCN&DN của trường. Điều đó cho thấy chưa có sự quan tâm đúng mức trong việc tăng cường cơ sở vật chất cho SNĐT THCN&DN của trường. Cụ thể: Năm 2000: số chi là 984,149( tr.đ) vượt kế hoạch là 36,029 (tr.đ) đạt 103,8% kế hoạch, chiếm 20% tổng chi TX NSNN; Năm 2001 số chi là 984,479( tr.đ) vượt kế hoạch là 46,880 (tr.đ) đạt 105% kế hoạch, chiếm 19,5%% tổng chi TX NSNN giảm 0,5% so với năm 2000; Năm 2002 số chi là 909,879( tr.đ) vượt kế hoạch là 45,796 (tr.đ) đạt 105,3% kế hoạch, chiếm 17,,8%% tổng chi TX NSNN giảm 1,7% so với năm 2001.
Như vậy khoản chi này tuy có tăng nhưng chiếm tỷ trọng không nhiều lại có xu hướng giảm nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Cần bố trí các khoản chi cho hợp lý nhằm dành vốn cho chi MS, SC và XD nhỏ.
Chi mua sắm:
Năm 2000: chi mua sắm là 445,819 (tr.đ) đạt 102,7% kế hoạch và chiếm 45,3% tổng chi MS, SC và XD nhỏ.
Năm 2001: chi mua sắm là 435,140 (tr.đ) đạt 103,59% kế hoạch và chiếm 44,2% tổng chi MS, SC và XD nhỏ.
Năm 2002: chi mua sắm là 348,484 (tr.đ) đạt 91,66% kế hoạch và chiếm 38,3% tổng chi MS, SC và XD nhỏ.
Như vậy mức chi mua sắm năm 2001 giảm 10,679 (tr.đ) và 0,89% so với năm 2000, năm 2002 giảm 86,656 (tr.đ) và 5,9% so với năm 2001. Có mức giảm này là do nhà trường thực hiện việc không trang bị những thiết bị, đồ dùng đắt tiền cho các phòng ban bộ phận như máy điều hoà, tủ lạnh... nên khoản chi này giảm. Trên thực tế nhu cầu mua sắm các thiết bị, đồ dùng thiết yếu của các trường cũng như toàn ngành là rất cao, bởi vậy trong những năm tới cần phải tăng khoản chi này hơn nữa nhằm trang bị các thiết bị, đồ dùng để đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện cho sự phát triển của nhà trường.
Chi sửa chữa và xây dựng nhỏ:
Cả 3 năm mục chi này đều vượt kế hoạch và có chiều hướng gia tăng. Năm 2000 chi 538,330 (tr.đ), vượt kế hoạch 24,448 (tr.đ), chiếm 54,7% tổng chi MS, SC và XD nhỏ . Năm 2001 chi 549,339 (tr.đ) vượt kế hoạch 31,785 (tr.đ) đạt 106,14% kế hoạch, chiếm 55,8% tổng chi MS, SC và XD nhỏ. Năm 2002 chi 561,396 (tr.đ) vượt kế hoạch 77,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0178.doc